Với khả năng và điều kiện của bản thân, tôi tập trung nghiên cứu xây dựng nộidung và cách tiến hành tổ chức tiết sinh hoạt lớp, tạo được sự mới mẻ, tránh lặp đi lặplại một vài nội dung n
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU
I 1 Lý do chọn đề tài.
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đứctốt, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành bồi dưỡng nhân cách và phẩm chất năng lựccông dân đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Những con người có nhân cách như Luật Giáo dục chỉ ra là do nền giáo dục, docác nhà trường góp phần hình thành, đó là thế hệ trẻ Việt Nam, chủ nhân tương lai củađất nước, là thế hệ có đủ tài đức “ Vừa hồng, vừa chuyên” đảm trách sứ mệnh xâydựng thành công chủ nghĩa xã hội Bác Hồ đã dạy “ Người có đức mà không có tàilàm việc gì cũng khó Người có tài mà không có đức thì vô dụng”, giáo dục là phải bồidưỡng được đức, cái vốn quý của con người Đạo đức là mặt cốt lõi của nhân cách, nóchi phối mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội và thiênnhiên Để hình thành và phát triển nhân cách thì phải hình thành và rèn luyện cácphẩm chất đạo đức Việc giáo dục đạo đức là trách nhiệm của toàn xã hội mà nhàtrường giữ vai trò trọng trách
Hơn ai hết, là một giáo viên nhiều năm được phân công chủ nhiệm và giảng dạylớp 4, tôi nhận thức được việc cung cấp cho các em kiến thức trong sách Hướng dẫnhọc là rất quan trọng, làm nền tảng để các em học lên các lớp trên Nhưng điều quantrọng hơn nữa là phải có biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phù hợp để
Trang 2nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu của xã hội Xuất phát từ những lý do khách
quan và chủ quan trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Thực hành kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 qua tiết sinh hoạt lớp theo mô hình trường học mới”.
I 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu của đề tài là tìm ra cách thức tổ chức một tiết sinh hoạt lớp cuối tuần nhẹnhàng, thoải mái nhưng đạt hiệu quả cao Trên cơ sở những theo dõi, đánh giá của độingũ cán bộ lớp, học sinh có những hiểu biết cần thiết về tập thể, về vai trò và nhiệm vụcủa bản thân trong việc đóng góp xây dựng tập thể Nâng cao tính tích cực tự giáctrong các hoạt động tập thể, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm trước tậpthể, có ý thức hợp tác, phê bình và tự phê bình
Mặt khác, mục tiêu của đề tài này còn tạo ra một sân chơi gần gũi, thiết thực vàhữu ích để cho các em thể hiện năng khiếu của mình Qua đó, giúp các em nhận thứctốt hơn về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày thông qua biểu diễn các tròchơi, đố vui để học, thi văn nghệ, chuyện kể, thơ ca,… Cũng từ đó, giúp cho tâm hồncác em đẹp hơn, hồn nhiên hơn, từ đó có niềm tin vào cuộc sống và nghị lực trong họctập Song hành với sự phát triển về tâm hồn, các kĩ năng sống về xây dựng tập thể, về
tự quản, kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năngđánh giá và tự đánh giá của các em cũng được hình thành và phát triển một cách tựnhiên, phong phú và bền vững hơn
Trang 3I 3 Đối tượng nghiên cứu.
Lớp 4A (năm học 2014 – 2015) trường TH Lê Hồng Phong, huyện Krông Ana,tỉnh Đăk Lăk
I 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
Với khả năng và điều kiện của bản thân, tôi tập trung nghiên cứu xây dựng nộidung và cách tiến hành tổ chức tiết sinh hoạt lớp, tạo được sự mới mẻ, tránh lặp đi lặplại một vài nội dung nhằm tạo được hứng thú tham gia của học sinh góp phần nâng caohiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 4A, trường TH Lê Hồng Phong, xãEaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
I 5 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu văn bản, chỉ thị,nghị quyết, sách báo,… có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu, sàng lọc thôngtin, tập hợp những vấn đề cơ bản làm cơ sở vững chắc cho đề tài, hỗ trợ cho quá trìnhlàm đề tài Tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ liên quan
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát cử chỉ, hành vi, thái độ của học sinh khi tổchức hay tham gia các hoạt động NGLL
+ Phương pháp bằng phiếu hỏi: Tìm hiểu thực trạng, nhận thức của hoạt độnggiáo dục đạo đức, kĩ năng sống qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm cho học sinh và các lựclượng tham gia giáo dục
Trang 4+ Phương pháp tọa đàm: Trò chuyện, trao đổi với học sinh, giáo viên và phụhuynh để đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi và hạnh kiểm của học sinh từ đó đánhgiá các biện pháp tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm và ảnh hưởng của nó đến việc hìnhthành nhân cách học sinh.
II PHẦN NỘI DUNG
II 1 Cơ sở lý luận
Thực hiện nghị quyết 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộgiáo dục và đào tạo Về việc phát động phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thânthiện học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, trong đó nộidung : Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh
Căn cứ nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 của ngành, của trường về việc chú trọng:Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Đây là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội,các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ năngsống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ đểtrang bị cho các em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để bước vào đời tự tin hơn
Vì vậy người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục củanhà trường, của lớp Chính vì thế mỗi giáo viên không chỉ trang bị cho mình kiến thứcvững vàng, chuyên môn giỏi mà đòi hỏi phải có năng lực tổ chức, điều khiển mọi hoạtđộng của lớp, trong đó vai trò quan trọng là công tác chủ nhiệm lớp Muốn làm tốtcông việc này người giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh tổ chức tốt tiết sinh hoạt
Trang 5lớp Có như vậy mới giúp các em nhận ra điểm mạnh của từng bạn để học tập và pháthuy, đồng thời giúp các em nhận ra những mặt chưa tốt của mình và của bạn để sửachữa, khắc phục Từ đó, tạo cơ hội cho các em học tập và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.Muốn làm được điều đó, giờ sinh hoạt lớp phải tiến hành như thế nào để đạt hiệu quảcao nhất, bản thân tôi luôn trăn trở trong suốt năm tháng làm công tác chủ nhiệm củamình.
Để thực hiện mục tiêu trên, tôi thiết nghĩ người giáo viên cũng như người làmvườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệmgần như người trồng cây, chăm sóc vun trồng cây giống Người làm việc không thểcầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nảy mầm Chonên, bản thân là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục các emtrở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp
mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: "Nghề dạy học là nghề cao
quý nhất trong tất cả các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo".
Trang 6Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhàtrường, sự giúp đỡ của đồng nghiệp và cộng đồng, sự quan tâm giúp đỡ của Hội cha
mẹ học sinh lớp 4A
Bản thân là một giáo viên trẻ, nhiệt huyết, sáng tạo, năng động, kiên trì trongviệc tìm tòi nội dung và cách thức tổ chức tiết sinh hoạt lớp Có sự thấu hiểu mongmuốn của từng thành viên trong mọi hoạt động, luôn học hỏi, biết lắng nghe sự góp ýxây dựng của Lãnh đạo nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh
Học sinh đã được thực hiện theo mô hình trường học mới từ các lớp trước nêncác em có ý thức học tập, biết vâng lời, sinh sống trên cùng một địa bàn Các em gắn
bó, coi lớp học là ngôi nhà thứ hai của mình nên có thái độ tích cực và hợp tác Có kĩnăng vận dụng kiến thức học được vào thực tế cuộc sống
* Khó khăn.
Học sinh một số em còn rụt rè, nhút nhát, một vài em còn có tính ỉ lại, chưachăm học và tham gia phong trào của lớp một cách miễn cưỡng
Một vài gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà đông con, bố mẹ đi làm ăn xa các
em phải ở với người thân nên thiếu đi sự quan tâm của cha mẹ
Cơ sở vật chất của trường, của lớp chưa đáp ứng mô hình trường học mới: Sĩ sốlớp đông, phòng học còn hẹp, khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động vui chơi vàhoạt động học tập của các nhóm học sinh
Đây là mô hình trường học mới được thử nghiệm nên bản thân tôi còn vừa làm,vừa học hỏi và vừa rút kinh nghiệm
Trang 7b Thành công, hạn chế.
* Thành công.
Sau những giờ sinh hoạt lớp, tôi nhận thấy các em có tiến bộ hơn rõ rệt Các kĩnăng sống cần thiết được hình thành: Cơ bản các em rất ngoan, luôn tự hoàn thành cácnhiệm vụ học tập trên lớp mà các nhóm trưởng giao, hoàn thành bài vở ở nhà, nề nếptốt, lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ, chấp hành tốt mọi nội quy của trường của lớp
đề ra, không còn đối tượng học sinh cá biệt Các em nhiệt tình giúp nhau trong học tập
để cùng tiến bộ, chia sẻ và hợp tác trong mọi công việc chung của lớp một cách tựgiác
Tiết sinh hoạt lớp đa dạng, phong phú về hình thức tổ chức, nội dung luôn mới
mẻ và cập nhật những vấn đề mà lứa tuổi các em quan tâm nên bản thân các em rấtthích thú và hào hứng tham gia các hoạt động của tiết sinh hoạt lớp
Làm tốt công tác chủ nhiệm nên bản thân tôi nhận được sự hưởng ứng và nhiệttình giúp đỡ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, sự ủng hộ của đồng nghiệp, sự góp
ý chân thành của Ban giám hiệu nên các tiết sinh hoạt lớp ngày càng có hiệu quả hơn
* Hạn chế
Hạn chế biểu hiện rõ nhất là: các em mắc lỗi ngại đến giờ sinh hoạt lớp Khi xâydựng nội dung, chương trình và cách thức tổ chức các tiết sinh hoạt lớp một cách bàibản có sự đầu tư thì học sinh một vài em chưa quen với quy trình sinh hoạt bằng nhiềuhình thức, đa dạng phong phú, mang tính cộng đồng và sáng tạo nên còn lơ là, với tinhthần trách nhiệm chưa cao
Trang 8Một số tiết do chưa chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt nên chưa gây được sự cuốnhút với học sinh.
Cộng đồng khi được mời cùng tham gia tiết sinh hoạt còn e ngại
Thời gian đầu Ban hội đồng tự quản chưa biết cách tự chủ trì nên chưa phát huyhết năng lực sáng tạo và tính tích cực của các bạn
c Mặt mạnh, mặt yếu.
* Mặt mạnh.
Bản thân tôi được tham gia lớp tập huấn ở các cấp về vai trò của công tác chủnhiệm lớp nói chung về các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng nên đã họchỏi, tìm tòi, nghiên cứu Và tìm hiểu thực tế từ đồng nghiệp của đơn vị mình công tác
và trường bạn để có thêm kinh nghiệm cho kế hoạch thiết kế các tiết sinh hoạt lớp ởlớp 4 nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo mô hình trường học mới tại đơn
vị mình
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được PGD mờichuyên gia là thầy cô của trường Cao đẳng về tập huấn từ nhiều năm trước Mới đâynhất là buổi tập huấn của Sở GD&ĐT tổ chức do Tiến sĩ Bùi VănTrực đứng lớp đãcung cấp cho giáo viên một số nội dung và kĩ năng cần thiết về phương pháp tổ chứccác hoạt động giáo dục kĩ năng sống dưới sân cờ Giáo viên chủ nhiệm có thể dựa vàonhững tài liệu này để xây dựng nội dung riêng phù hợp với tình hình thực tế lớp mình
Bước vào đầu năm học, trường tôi đã tổ chức một buổi tham luận về tác dụngcủa việc tổ chức tốt, có hiệu quả tiết sinh hoạt lớp trong giáo dục học sinh, liên quan
Trang 9đến xây dựng môi trường học tập thân thiện Giáo viên được trao đổi chia sẻ nhữngkhó khăn, thu thập thêm kinh nghiệm, những ý kiến sáng tạo, các biện pháp đã tổ chứcmang lại hiệu quả Lãnh đạo nhà trường nhận xét, gợi ý một số cách tổ chức có tínhgiáo dục giúp giáo viên tham khảo, lựa chọn Nhà trường đã tổ chức chuyên đề về sinhhoạt tập thể, thường xuyên có sự trao đổi của cụm trường,
Học sinh đã có những kĩ năng cần thiết trong việc tự quản lớp học cũng nhưđiều khiển các bạn trong lớp, trong nhóm làm việc mà giáo viên chỉ là người hướngdẫn, gợi ý đúng theo yêu cầu của mô hình trường học mới
* Mặt yếu.
Trong những năm qua, mặc dù tiết sinh hoạt cuối tuần đã được thực thi mộtcách ổn định ở các trường Tiểu học Tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng đúng mứcđến các hình thức tổ chức Việc dự giờ thao giảng rút kinh nghiệm chưa mang tính phổbiến Thời gian đầu tôi còn lúng túng, chưa có giải pháp hữu hiệu, chưa có tài liệu haygiáo án mẫu để vận dụng vì vậy nội dung sinh hoạt còn cứng nhắc, khô khan về hìnhthức làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán Bản thân tôi phải vừa học, vừa làm, vừalàm vừa rút kinh nghiệm nên hiệu quả công việc đôi khi còn chưa cao
Học sinh một số em lúc đầu chưa tự giác và nhiệt tình hưởng ứng Còn tìnhtrạng làm việc riêng, nói chuyện gây ồn ào
Một vài phụ huynh khi được mời tham gia tiết sinh hoạt lớp theo mô hìnhtrường học mới chưa hiểu hết bản chất của tiết học nên nghĩ con mình được tham giavui chơi nhiều ảnh hưởng đến thời gian học kiến thức
Trang 10d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Cách thức tổ chức giờ sinh hoạt còn máy móc Nội dung khô cứng, lặp đi lặplại, không thực sự gắn với nhu cầu của các em Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớpđơn điệu, nhàm chán, không gây hứng thú Giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi,thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em Giờ sinh hoạt đơnđiệu chỉ là lúc kể tội của một số học sinh chưa ngoan (sẽ chẳng thay đổi được gì ởnhững học sinh này nếu chưa có giải pháp phù hợp) Giáo viên chưa hiểu kĩ tâm lítừng học sinh
Học sinh chưa ý thức cao trong việc sửa lỗi và nhận lỗi Những phần tử tích cựcchưa có sự ảnh hưởng đến các bạn trong lớp Một vài em chưa nhiệt tình trong cáchoạt động phong trào được tổ chức ở tiết sinh hoạt lớp
Đa số phụ huynh đã thực sự quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con.Bên cạnh đó còn một vài phụ huynh chưa quan tâm đúng mức tới việc học tập và giáodục con em mình, còn hoàn toàn ỉ lại cho giáo viên nên chất lượng giáo dục hai mặtchưa cao, chưa phát huy được sự hợp tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội
Về phía nhà trường, đã chú trọng công tác chuyên đề, thao hội giảng về hoạtđộng ngoài giờ lên lớp Tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng đúng mức đến các hìnhthức tổ chức Việc dự giờ thao giảng rút kinh nghiệm chưa mang tính phổ biến
Do đó, để tiết sinh hoạt lớp mang lại hiệu quả cao nhất, cần tiến hành một sốgiải pháp, bằng những biện pháp cụ thể
Trang 11e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Đây là một đề tài đơn giản, dễ áp dụng nhằm tạo cho học sinh một sân chơi bổích, phát huy tính tự giác, tính tích cực Đặc biệt phát huy được năng lực sở trường củamỗi cá nhân học sinh và phát huy tinh thần phê và tự phê cao Góp phần thúc đẩyphong trào thi đua của trường, của lớp Đẩy mạnh phong trào sinh hoạt văn nghệ củalớp, và phong trào “Trường học thân thiện học sinh tích cực” tạo cho học sinh thóiquen sinh hoạt tập thể vui tươi lành mạnh, thông qua tiết sinh hoạt giúp tình thầy tròxích lại gần nhau hơn, tạo cho các em sự tự tin, có cảm giác được chia sẻ và bày tỏnhững điều em muốn nói Đây cũng là đề tài giúp giáo viên có cơ hội nghiên cứu, tổchức các hoạt động dạy học phong phú, đa dạng, hiệu quả hơn, đồng thời giáo dụcđược ý nghĩa các ngày chủ điểm trong năm, giúp các em tham gia học tập và sinh hoạtmột cách hứng thú, nhiệt tình, sôi nổi, và đôi khi sự động viên tinh thần của giáo viênđối với học sinh trong giờ sinh hoạt lớp cũng có thể là món quà tinh thần quý giá có ýnghĩa sâu sắc, lâu dài, giúp các em phát triển và tiến bộ
Trong những năm gần đây, toàn Ngành đã chú trọng đến công tác đổi mới nộidung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhưng vẫn chưa đáp ứng đượcnhu cầu phát triển mà xã hội đặt ra Một bộ phận không nhỏ giáo viên còn chú trọngvào việc trang bị kiến thức cho học sinh mà xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng tổ chức, kĩnăng thực hành cho học sinh Còn một số quan điểm lệch lạc chỉ nên tập trung vàoviệc học các môn học chính thức trong chương trình mà xem nhẹ công tác giáo dụccho các em ý thức công dân, tinh thần đoàn kết và các kĩ năng sống thông qua các hoạt
Trang 12động giáo dục ngoài giờ lên lớp Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều học sinh rụt rè,nhút nhát trước đám đông Các em không thể trình bày được những ý kiến của mìnhtrước tập thể Có em còn không dám đứng trước lớp để trình bày một bài hát, kể mộtcâu chuyện hoặc trình bày một vấn đề mà mình quan tâm, nhất là đối với các em làhọc sinh người dân tộc thiểu số Tuy nhiên, không phải các em không biết, không phảicác em không muốn, cũng không phải các em không thích mà nguyên nhân chính làcác em chưa được chỉ dẫn, chưa được trải nghiệm, chưa được rèn luyện,…Vấn đềđược đặt ra là: môn học nào giúp cho các em có được những trải nghiệm đó và ai làngười đưa các em vào các hoạt động đó để các em rèn luyện ?
Thực tế đã cho thấy, nếu học sinh chỉ quan tâm vào việc học tập các môn chínhthức mà không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào văn hóa văn nghệ,thể dục thể thao thì các em sẽ thiếu linh hoạt, thiếu tự tin khi đứng trước đám đônghoặc đứng trước lớp để trình bày một bài hát hay một vấn đề nào đó Và ngược lại nếuđược tham gia tốt các phong trào thì các em sẽ xử lí vấn đề nhanh nhẹn hơn, mạnh dạnhơn, tự tin hơn Thông qua các hoạt động đó, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể cũngđược hình thành và vun đắp Như vậy, có thể khẳng định rằng: môn học giúp cho các
em xóa bỏ tính rụt rè, nhút nhát; rèn luyện tính mạnh dạn, sự tự tin đó chính là hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp mà tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là một trong những nộidung quan trọng thực hiện điều đó Người giáo viên chủ nhiệm chính là người cố vấngiúp cho các em tham gia vào các hoạt động của tiết sinh hoạt lớp để rèn luyện các kĩnăng cơ bản, cần thiết cho mình
Trang 13Như vậy, hoạt động tập thể cuối tuần là một trong những nội dung quan trọnggóp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Vàcần được tổ chức một cách thường xuyên, hiệu quả Muốn thế, cần có sự chuẩn bị chuđáo của giáo viên và phải trải qua quá trình luyện tập thì mới có được kết quả nhưmong muốn.
Vì vậy mỗi giáo viên hãy cố gắng để trong mỗi tiết học ở trường phổ thông nóichung, tiết sinh hoạt lớp nói riêng học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiềuhơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đườngchiếm lĩnh nội dung học tập
II 3 Giải pháp, biện pháp
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Tất cả vì học sinh thân yêu, vì mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảngdạy hai mặt cho học sinh Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản
để học sinh tiếp tục học lên những lớp trên Học sinh tìm được niềm vui ở đó, tìmđược sự tin tưởng, tìm được tình bạn trong sáng, tình thầy trò cảm động Nơi các emđược ươm mầm, được chăm sóc và yêu thương
Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thànhbằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò -trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung
Trang 14học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ,khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới Bài học vậndụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy giáo để đào tạo nhữngcon người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội Hình thành và phát triển ởhọc sinh các kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữacác sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộcsống Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắnđối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích tính ham hiểu biết khoa học của họcsinh, lòng tự hào dân tộc, Phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương lai xứngđáng với lịch sử của dân tộc Tiết sinh hoạt lớp còn với mục đích giúp các em từngbước hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học.
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b 1 Xác định yêu cầu cơ bản của tiết sinh hoạt lớp.
- Đánh giá kết quả các hoạt động trong tuần về mọi mặt bao gồm: học tập, thực
hiện nội quy nhà trường, các phong trào thi đua, vấn đề kỉ luật, các sự kiện, sự việc cóliên quan đến tinh thần và ý thức phấn đấu của cá nhân, nhóm và lớp
- Tổ chức đăng kí thi đua giữa các nhóm học sinh, giữa các thành viên trong lớptheo một chủ đề nào đó
- Tiến hành sơ kết, tổng kết thi đua sau một tuần, một tháng, sau một đợt thi đuahoặc sau một học kì
Trang 15- Sinh hoạt theo chủ đề thường gắn với các ngày kỉ niệm lớn, gắn với các sựkiện chính trị, văn hóa, xã hội ở trong nước và trên thế giới, những sự kiện của địaphương, của nhà trường hay của tập thể lớp.
- Các hoạt động văn hóa nghệ thuật: biểu diễn văn nghệ, vui chơi giải trí, thi đốvui,…
b 2 Tiến trình thực hiện một tiết sinh hoạt lớp.
A Hoạt động cơ bản
1 Ổn định tổ chức
Phần này có thể hướng dẫn để các em sắp xếp lại bàn ghế cho phù hợp với nộidung của tiết sinh hoạt hay các hoạt động khác như: dân vũ, trò chơi khởi động, hát,…Tuy nhiên cần tạo ra một không khí thân thiện, vui vẻ và cởi mở gây hứng khởi choHS
2 Giáo viên thông báo nội dung chính tiến hành trong tiết sinh hoạt
3 Đánh giá kết quả các hoạt động trong tuần
- Chủ tịch hội đồng tự quản ( CTHĐTQ) điều khiển lớp làm việc:
+ Các nhóm trưởng tự nhận xét về nhóm mình
+ Lần lượt các ban tự quản nhận xét về phần việc được phân công phụ trách.+ CTHĐTQ đánh giá chung các mặt hoạt động trong tuần dựa trên cở sở theodõi của các nhóm trưởng, ban tự quản và đưa ra nhận xét của bản thân
4 Giáo viên chủ nhiệm đánh giá nhận xét
+ Những nội dung, yêu cầu lớn triển khai trong tuần học trước
Trang 16+ Nhận xét đánh giá các mặt tuần học đã qua.
Căn cứ theo kết quả đánh giá của các nhóm trưởng, ban tự quản, CTHĐTQ vàkết quả quan sát, theo dõi của mình thông qua các giờ trực tiếp giảng dạy để đưa ra kếtluận cuối cùng Trên cơ sở đó, giáo viên yêu cầu học sinh bình chọn cá nhân xuất sắctrong tuần để tập thể tuyên dương và nhẹ nhàng khuyên bảo các cá nhân có nhữngthiếu sót trong học tập và rèn luyện (dựa trên sự tiến bộ của HS ở ba mặt: kiến thức, kĩnăng và thái độ)
Công tác tuyên dương học sinh cần được tiến hành trong không khí trang trọng.Bằng cách cho các em được tuyên dương bước lên phía trước để tất cả các bạn cùngnhìn thấy và cho cả lớp vỗ tay tán thưởng Công tác nhắc nhở khuyết điểm cần đượctiến hành một cách nhẹ nhàng, tránh nặng nề gây ức chế cho học sinh Vì vậy giáoviên chỉ cần nêu ra khuyết điểm, chỉ ra hướng khắc phục và tỏ rõ ý tin tưởng vào sựphấn đấu của các em
+ Triển khai công việc tuần học tới
Giáo viên cần chuẩn bị nội dung đầy đủ, chi tiết, rõ ràng Đồng thời giao tráchnhiệm cụ thể cho từng cá nhân phụ trách Sau đó tổ chức đăng kí thi đua giữa cácnhóm, giữa các thành viên trong lớp theo một chủ đề nào đó
Đáng lưu ý trong hoạt động này là lấy ý kiến của các thành viên trong lớp bằngviệc biểu quyết và đồng thuận về nội dung hoạt động đã triển khai Tránh tình trạnggiáo viên triển khai còn học sinh chỉ biết thực hiện Có như thế thì kế hoạch mới mangtính toàn diện, thể hiện sự đồng thuận cao, thực hiện nội dung kế hoạch được thuận lợi