1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn đổi mới PP giảng dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5 theo mô hình trường học mới VNEN

33 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,47 MB

Nội dung

Tên sáng kiến: Đổi mới phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5 theo mô hình trường học mới Việt Nam VNEN.. Trong hoạt động giáo dục thể chất bài thể dục phát triển chung

Trang 1

học mới Việt Nam (VNEN).

Môn: Hoạt động giáo dục thể chất

Năm học 2014 - 2015

Trang 2

Phần 1

Thông tin chung về sáng kiến

1 Tên sáng kiến: Đổi mới phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5 theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN).

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Một số biện pháp dạy giúp nâng caochất lượng thự hiện động tác bài thể dục phát triển chung lớp 5 theo mô hìnhVNEN

3 Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thùy Dung Nữ

Ngày tháng năm sinh: 1/2/1985

Trình độ chuyên môn: Đại học

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên thể dục trường Tiểu học Bến Tắm.Điện thoại: 072.494.858

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học Bến Tắm

5.Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Bến Tắm

Địa chỉ: Trường Tiểu học Bến Tắm thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương

Điện thoại : 03203 887 038

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

6.1 Đối với dụng cụ và sân tập: Tăng cường kênh hình để mô tả các độngtác khó Sân bãi cần đủ theo tiêu chuẩn dụng cụ tập luyện: Đủ các dụng cụ cầnthiết và phải đúng theo tiêu chuẩn

6 2 Đối với giáo viên: Nắm vững các nội dung, yêu cầu, phương pháptập bài thể dục phát triển chung lớp 5 Nhiệt tình tâm huyết với chuyên môn,thành thạo trong việc làm mẫu và có năng lực sư phạm

6.3 Đối với học sinh: Hứng thú học tập bộ môn, tích cực học tập rènluyện thân thể

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2013 - 2014

HỌ TÊN TÁC GIẢ

Nguyễn Thùy Dung .

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ÁP DỤNG

SÁNG KIẾN

Trang 3

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Giáo dục Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản toàn diện, nhằm đápứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Để thựchiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉđạo đổi mới giáo dục tiểu học Sau khi nghiên cứu mô hình trường học mới doUNESCO và Ngân hàng thế giới giới thiệu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạonhận thấy những nhân tố của mô hình trường học mới đã có ở Việt Nam, nhữngyếu tố tích cực của mô hình trường học mới phù hợp với định hướng đổi mớicủa giáo dục Việt Nam nên đã quyết định triển khai mô hình trường học mới tạiViệt Nam

Dự án triển khai thí điểm mô hình trường học tại Việt Nam được Bộ Giáodục triển khai thí điểm tại trường Tiểu học nơi tôi công tác là trường duy nhấttrên địa bàn tỉnh được tham gia dự án Dự án thực hiện được gần 4 năm, cónhiều nội dung của mô hình đã được vận dụng song nội dung tổ chức dạy họchoạt động giáo dục thể chất theo mô hình VNEN được triển khai tới lớp 5 nămhọc 2014 - 2015

Trong hoạt động giáo dục thể chất bài thể dục phát triển chung lớp 5 giúpcho học sinh rèn luyện các tư thế cơ bản, thông qua đó giúp cho các em khắcphục được những tư thế lệch lạc của cơ thể do điều kiện di truyền, ngoại cảnhtác động Để làm được điều đó, yêu cầu người giáo viên cần phải có các biệnpháp dạy học hợp lí, khoa học, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao Phươngpháp dạy học thì rất đa dạng và phong phú Nhưng phải sử dụng nó như thế nào

để đạt mục tiêu giáo dục đề ra là vấn đề cần quan tâm Qua thực tế giảng dạy bàithể dục phát tiển chung lớp 5 nhiều năm, tôi đã tìm hiểu và đã sử dụng có hiệuquả các biện pháp dạy học nâng cao chất lượng thực hiện động tác cho học sinh

Đó là sáng kiến: “Đổi mới phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5 theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) Sáng kiến này

đưa ra một số biện pháp dạy học hoạt động giáo dục thể chất theo mô hìnhVNEN

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:

Từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 1 năm 2015 dự án mô hình trường họcmới áp dụng cho tất cả học sinh khối 5 của nhà trường tôi đã áp dụng thành côngmang lại kết quả hữu hiệu nhất cho học sinh khi thực hiện bài thể dục phát triểnchung

3, Nội dung sáng kiến:

3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

Sáng kiến đưa ra hệ thống phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất bàithể dục phát triển chung lớp 5 theo mô hình trường học mới VNEN

Từ phương pháp dạy học truyền thống học sinh là người thụ động tiếp thulĩnh hội kiến thức sang phương pháp mới VNEN học sinh là người chủ động, tự

Trang 4

giác, tích cực tự làm việc với sách, tranh ảnh, có sự tương tác với bạn dưới sựhướng dẫn giáo viên khi cần thiết Qua các trải nghiệm từng tiết học tự trao đổi,

tư duy, nắm được kiến thức một cách chắc chắn và bền vững

3.2 Khả năng áp dụng của sáng kiến.

Sáng kiến: Đổi mới phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5 theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) Giúp học sinh

rèn luyện các tư thế cơ bản, thông qua đó giúp cho các em khắc phục đượcnhững tư thế lệch lạc của cơ thể

Thông qua hoạt động giáo dục thể chất theo mô hình này các em được nhậnxét đánh giá lẫn nhau, được đề xuất ý kiến với thầy cô, cha mẹ, nhà trường, bạn

bè thông qua các hoạt động tương tác Từ đó các em có thái độ học tập nghiêmtúc hơn, hứng thú hơn có nhiều cơ hội độc lập suy nghĩ, bộc lộ ý kiến Kĩ nănggiao tiếp của học sinh được nâng lên rõ rệt, các em sẽ tự tin, tự quản hơn

4 Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến:

Sau thời gian áp dụng sáng kiến “Đổi mới phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5 theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)” đã có nhiều giáo viên trong và ngoài thị xã tới dự giờ học tập đã đánh

giá cao, ghi nhận sự cố gắng và hướng đi đúng đắn của nhà trường theo mô hìnhnày Cụ thể các kĩ năng của học sinh trở nên thuần thục và linh hoạt, các độngtác thể dục đã dứt khoát, kĩ thuật khá chuẩn mực Học sinh vui vẻ, phấn khởi,tích cực tập luyện, các em có cơ hội được khẳng định mình trước tập thể, nângcao được khả năng vận động của chính mình, tạo sự ham mê học tập, yêu thíchgiờ học Giờ học thực sự là nhu cầu, là niềm vui của học sinh, từ đó chất lượngtiết học được nâng lên rõ rệt

5 Đề xuất, kiến nghị:

Sáng kiến “Đổi mới phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5 theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)” cần được áp

dụng rộng rãi cho học sinh lớp 5 trên địa bàn toàn tỉnh

Các trường trong thị xã cần mạnh dạn hơn, tích cực chỉ đạo việc nhânrộng số lượng các trường tham gia mô hình trường học mới vì đây chính là cơ

sở, tiền đề cho việc đổi mới căn bản, toàn diện chương trình giáo dục đào tạo màNghị quyết số 29 -NQ/TW ngày 04/11/2013 BCH TW Đảng khóa XI đã đề ra

Trang 5

Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho học sinh, phát triển các tố chất về thểlực, tiếp tục hình thành thói quen thường xuyên luyện tập thể dục thể thao Trang bị cho học sinh một số hiểu biết những kỹ năng cơ bản về đội hìnhđội ngũ, về thể dục rèn luyện thân thể và kĩ năng vận động cơ bản, củng cố thêmvốn kĩ năng vận động cần thiết thường gặp trong đời sống hàng ngày như: đi,chạy, nhảy, ném, mang, vác Được phù hợp với khả năng, đặc điểm tâm sinh lýcủa lứa tuổi.

Giáo dục và rèn luyện cho các em có được nề nếp luyện tập thể dục thểthao có được ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nếp sống vui tươi lành mạnh, cótính kỉ luật cao trong luyện tập là việc làm hết sức quan trọng Mô hình trườnghọc mới VNEN trong hoạt động giáo dục thể chất đề cao tính tích cực tự họccủa học sinh, lấy học sinh là trung tâm của các hoạt động giáo dục

Học sinh tự học với sách, tranh ảnh, có sự tương tác với bạn, nhóm bạn ( với sự hướng dẫn của giáo viên khi cần thiết)

Mô hình hướng tới chuyển các hoạt động giáo dục trong nhà trường thànhcác hoạt động tự giáo dục cho học sinh; đổi mới hoạt động sư phạm, tổ chức vàhướng dẫn học sinh tự học, tăng cường liên hệ và ứng dụng kiến thức vào thựctế; đổi mới đánh giá, chú trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh; cha mẹhọc sinh, cộng đồng là nhân tố tham gia giáo dục học sinh

Mô hình trường học mới trong hoạt động thể dục hướng tới giáo dục toàn diệnthể hiện ở ba nội dung:

Hình thành cho học sinh những kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu chương trìnhhoạt động giáo dục thể chất là cơ sở cho sự phát triển nhân cách của mỗi conngười

Hình thành và phát triển những năng lực cơ bản cho học sinh: khả năng tựphục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề

Hình thành các phẩm chất cơ bản của học sinh: Lễ phép, kính trọng thầy

cô, người lớn, đoàn kết yêu quý bạn bè; tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;trung thực, kỉ luật; chăm học, chăm làm yêu thích nghệ thuật, thể thao

Vì đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học các em còn nhỏ khảnăng ghi nhớ động tác, tư duy động tác còn chậm, còn ham chơi Hơn nữa bàitập thể dục phát triển chung hơi khô khan không thu hút sự tập trung chú ý của

các em chính vì vậy tôi đã tìm tòi nghiên cứu sáng kiến “Đổi mới phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5 theo mô hình VNEN” nhằm

góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất nói chung và chấtlượng bài thể dục phát triển chung lớp 5 nói riêng

Trang 6

Trong hoạt động giáo dục thể chất nội dung bài thể dục phát triển chung lớp

5 gồm 8 động tác: Vươn thở, Tay, Chân, Vặn mình, Toàn thân, Thăng bằng,Nhảy và Điều hòa Bài thể dục này giúp học sinh rèn luyện các tư thế cơ bản,thông qua đó giúp cho các em khắc phục được những tư thế lệch lạc của cơ thể

do điều kiện ngoại cảnh tác động Do đó giáo viên cần chú ý uốn nắn sửa chữanhững tư thế còn sai lệch cho học sinh Cần có biện pháp dạy học thích hợp đểnâng cao chất lượng thực hiện động tác đó là chuẩn nhịp điệu, đều và đẹp hơn Nội dung kĩ thuật của bài thể dục tương đối đơn giản, nhưng phải tập đúng,tập thường xuyên mới thành thói quen tốt, cho nên khi giảng dạy chú ý đúngbiên độ và nhịp điệu, ôn tập thường xuyên và vận dụng vào những hoạt độngthường ngày, không được làm qua loa, đại khái dễ thành thói quen xấu cho họcsinh Dạy phối hợp với các nội dung khác để giờ học thêm sinh động, hấp dẫn vàhiệu quả hơn

Trong quá trình tập bài thể dục học sinh thực hiện chất lượng kĩ thật độngtác chưa cao thể hiện ở các việc cụ thể sau:

- Không thực hiện đúng phương hướng, biên độ động tác, các động tác giơtay lên cao các em không đưa tay lên hết biên độ hoặc co tay, cúi đầu

- Không thực hiện động tác hít vào và thở ra hoặc nhịp hô nhanh quá các

em không thực hiện kịp…

Trong năm học vừa qua, nhận thấy được tầm quan trọng của bài thể dụcphát triển chung với học sinh, tôi đã tích cực áp dụng các biện pháp dạy học theohướng đổi mới theo mô hình VNEN hình thức tổ chức lên lớp khoa học, hợp lý,học sinh tích cực, tự khai thác và làm chủ kiến thức và khi áp dụng tôi thấy sángkiến mang lại lợi ích thiết thực:

+ Học sinh thực hiện các động tác của bài thể dục tốt hơn: Học sinh thựchiện đúng động tác, đúng phương hướng biên độ và đúng nhịp điệu của bài.Nhìn một cách tổng quát tôi thấy các em thực hiện đều, có nhịp điệu và đẹp hơn

so với cách dạy cũ

+ Học sinh làm chủ được giờ học, có sự tăng tiến về sức khoẻ, thể lực.+ Nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong tập luyện Rèn luyệntác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, nếp sống lành mạnh, thói quen tự giác rèn luyện

Trang 7

+ Cụ thể hoá tiết dạy, có phương pháp giảng dạy thích hợp phù hợp vớitừng tiết, từng nội dung cụ thể, phù hợp với khả năng vận động của học sinhtránh được lượng vận động quá ít hoặc quá nhiều cũng như nội dung không cầnthiết trong từng tiết học cụ thể.

+ Đặc biệt học theo mô hình VNEN này học sinh có khả năng làm cán sựtốt, các em có thể điều hành cả lớp hay từng tổ, nhóm tập luyện, tự tổ chức thiđua và có thể nhận xét đánh giá các đội một cách thành thạo Làm cho các em tựtin hơn trong giao tiếp biết đặt câu hỏi và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cánsự…

Làm tốt được những yêu cầu trên giáo viên là người hướng dẫn học sinhnắm được kiến thức với lượng vận động cần và đủ của tiết học Qua đó hìnhthành ở học sinh sự đam mê, hưng phấn trong tập luyện, nâng cao khả năng tựhọc, tự bồi dưỡng và thể hiện khả năng của mình trong tập thể, góp phần đổimới phương pháp giáo dục, giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh trong thờiđại mới

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi viết sáng kiến “Đổi mới phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5 theo mô hình VNEN” để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý.

2 Mục đích đối tượng nghiên cứu.

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Tìm ra những phương pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học

và đổi mới phương pháp dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5 theo mô hình trườnghọc mới Việt Nam

- Phát triển và bồi dưỡng tư duy sáng tạo của học sinh, nâng cao tính tíchcực tự giác chủ động trong luyện tập, phát huy các tố chất thể lực của học sinh

- Hình thành và phát triển cho học sinh việc tổ chức, điều khiển hoạt độngtrong tiết hoạt động giáo dục thể chất

- Xây dựng và góp phần hình thành nhân cách, rèn luyện đạo đức cho họcsinh

- Giáo viên điều chỉnh lượng vận động, yêu cầu, nội dung từng tiết phùhợp với khả năng của học sinh, nâng cao chất lượng giờ hoạt động giáo dục thểchất

Tạo hứng thú, lòng ham mê học tập, sự tự tin và nâng cao kĩ năng sốngcho học sinh trong nhà trường

Phát hiện bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu thực hiện tốt các độngtác trong bài thể dục để xây dựng đội tuyển Aerobic nhà trường tham gia hội thicác cấp

2.2 Đối tượng nghiên cứu.

- Là học sinh khối lớp 5 bậc tiểu học

3 Phương pháp nghiên cứu .

Trang 8

3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận.

3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp đọc

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tàiliệu

- Phương pháp tập luyện

- Phương pháp đối chứng

- Phương pháp quan sát, sửa sai

- Phương pháp toàn bộ (hoàn chỉnh)

- Phương pháp phân chia

- Phương pháp tổng hợp, thống kê

- Phương pháp trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp

4 Phạm vi, thời gian thực hiện.

4.1 Phạm vi đề tài.

Trong phạm vi sáng kiến này tôi chú trọng đi sâu nghiên cứu tìm hiểu cácphương pháp dạy học theo mô hình VNEN giúp học sinh nâng cao chất lượngbài thể dục phát triển chung lớp 5

4.2 Thời gian áp dụng đề tài.

Sáng kiến này tôi đã áp dụng từ tháng 9 năm học 2014 đến tháng 1 năm

Trang 9

Kết quả khảo sát học kì I năm học 2013 – 2014 như sau:

Lớp Sĩ số

Kết quảHoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

1 Thực hiện động tác Học sinh nhớ tên và thực hiện 8 động tác của bài

thể dục nhưng có em còn quên… không nhớ đúngthứ tự của động tác

2 Khẩu lệnh hô Thực hiện điều khiển chưa tự tin, thị phạm chưa

đẹp, động tác chưa hết biên độ Khẩu lệnh tậphợp chưa đúng, cán sự điều khiển hô chưa to,chưa đúng nhịp điệu, chưa dứt khoát, còn saichính tả

3 Các phương án phát

triển chung

Các tư thế đứng, gập thân, chuyển trọng tâm, kếthợp với tư thế của tay chưa đẹp, còn tay cao, taythấp, bàn tay và các ngón tay còn thả lỏng…

4 Tổ chức trọng tài Trọng tài chưa mạnh rạn trong khâu tổ chức,

chưa biết cách tuyên dương, động viên khích lệcác đội, chưa gây được hứng thú trong quá trìnhthi đua trình diễn

5 Sửa sai Các em chưa biết cách sửa lỗi sai và uốn nắn

8 Phong cách tập

luyện, biểu diễn

Phong cách biểu diễn chưa tự tin, còn căng thẳng,

uể oải…

Trang 10

9 Thực hiện hoạt động

ứng dụng

Chưa biết ứng dụng các động tác của bài thể dụctập hàng ngày để rèn sức khỏe và vận dụng vàocác hoạt động hàng ngày sao cho hiệu quả

4.3.2.2 Về phía phụ huynh.

- Một số cha, mẹ học sinh còn coi đây là hoạt động thể chất là môn phụ,chưa quan tâm nhiều đến dụng cụ trang bị giờ học cho con em mình như : Giầy,quần, áo thể dục, mũ

4.3.2.3 Về cơ sở vật chất.

- Chưa đáp ứng được nhu cầu học tập theo phương pháp mới như: chưa cónhiều tranh ảnh minh họa khi tổ chức học nhóm theo mô hình (VNEN) tài liệuhọc tập cung cấp chưa kịp thời, sân tập chưa đủ diện tích, chưa có nhà đa năng

để học sinh học bài thể dục có nền nhạc để các em tập luyên hứng thú hơn…

Từ những thực trạng nêu trên, tôi đã quyết định viết sáng kiến “Đổi mới phương pháp giảng dạy bài thể dục phát triển chung lớp 5 theo mô hình VNEN”

5 Nội dung.

5.1 Nội dung bài thể dục phát triển chung lớp 5

Bài thể dục phát triển chung lớp 5 gồm 8 động tác:

Trang 11

Nhịp 1 2 3 4Nhịp 5,6,7,8 tương tự nhưng đổi chân.

Hình 2: Động tác tay

5.1.3 Động tác chân

Nhịp 1 2 3 4Nhịp 5,6,7,8 tương tự nhưng đổi chân

Trang 12

5.1.5 Động tác toàn thân.

Nhịp 1 2 3 4Nhịp 5,6,7,8 tương tự nhưng đổi bên

Hình 5: Động tác toàn thân

5.1.6 Động tác thăng bằng.

Nhịp 1 2 3 4Nhịp 5,6,7,8 tương tự nhưng đổi chân

Hình 6: Động tác thăng bằng

5.1.7 Động tác nhảy.

Nhịp 1 2 3 4

Trang 13

Giáo viên tổ chức chia lớp thành 3 hay nhiều nhóm có đặt tên nhóm ( Sơn

Ca, Vành Khuyên, Sáo nâu…) tùy thuộc sĩ số của lớp học để hoạt động sao chohiệu quả

- Khi dạy một động tác mới giáo viên nêu tên động tác

Trang 14

- Gọi các trưởng nhóm lên lấy đồ dùng và nhận nhiệm vụ về triển khai chonhóm mình.

- Giáo viên phân công vị trí của các nhóm

- Nhóm trưởng định hướng cho cả nhóm cùng thảo luận đi tới thống nhấtthực hiện động tác theo tranh, giáo viên đi hướng dẫn và sửa sai cho các nhóm.Nếu học sinh thực hiện được động tác thì giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm tổchức ôn tập

Nếu nhóm nào chưa thực hiện đúng động tác thì học sinh giơ thẻ cứu trợ( thẻ đỏ, giáo viên xuống nhóm đó hướng dẫn, làm mẫu hoàn chỉnh động tác sau

đó vừa làm mẫu vừa phân tích động tác rồi cho học sinh luyện tập theo

Các bước tiến hành dạy bài thể dục theo mô hình VNEN.

Bước 1: Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ và lấy tranh về cho nhóm.

Bước 2: Đọc tài liệu ( Tranh, phiếu bài tập….)

Bước 3: Học sinh quan sát thảo luận nhóm và thực hiện động tác theo

tranh ( Nếu cần trợ giúp của giáo viên giơ thẻ yêu cầu giáo viên tới hướng dẫn)

Hình 9: Học động tác mới theo mô hình VNEN

Bước 4: Học sinh ôn tập động tác theo nhóm dưới sự điều khiển của cán

sự tổ, nhóm trưởng sửa sai cho bạn, giáo viên quan sát sửa sai cho các nhóm

Hình 10: Học sinh ôn tập động theo mô hình VNEN

Bước 5: Tổ chức thi đua giữa các nhóm.

Trang 15

Hình 11: Thi đua theo cặp đôi Hình 12: Thi đua theo nhóm

Bước 6: Các nhóm quan sát nhận xét, đánh giá.

Bước 7: Vận dụng hoạt động ứng dụng ( Hướng dẫn các em cách tập bài

thể dục vào thời gian nào, vận dụng vào cuộc sống hàng ngày để mang lại hiệu

5.3.1 Chuẩn bị.

5.3.1.1 Tìm hiểu tình hình học sinh.

Ngay từ đầu năm nhà trường có kế hoạch với trạm y tế địa phương kiểmtra toàn bộ sức khoẻ học sinh Đặc biệt chú ý đến tình hình sức khỏe của họcsinh trong giờ học, bệnh mãn tính ( Thiểu năng trí tuệ, tim, khuyết tật…)

Trước giờ dạy, cần nắm chắc những diễn biến sức khoẻ, hoạt động học tập,lao động, sinh hoạt, kết quả của bài trước, những thay đổi tổ chức học tập,những vấn đề chung của cả lớp và của những em cá biệt, từ đó kịp thời điềuchỉnh kế hoạch, nội dung, hình thức, phương pháp lên lớp

5.3.1.2 Nghiên cứu tài liệu chuyên môn, tham khảo sách giáo viên…

Không ngừng nghiên cứu tài liệu chuyên môn nghiệp vụ mang tính chấtkhoa học và lí luận nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về chương trình, cấphọc và bậc học, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với đối tượng học sinh tại trườngmình

Nghiên cứu các tài liệu về sự phát triển tâm sinh lí lứa tuổi học sinh bậctiểu học để có cách nhìn nhận đúng đắn, từ đó tìm ra phương pháp giáo dục phùhợp, hiệu quả

Nắm vững đặc điểm, yêu cầu của nội dung giảng dạy như: Yêu cầu kỹthuật từng động tác, độ khó, khối lượng vận động, thứ tự trước sau của động tác,mối liên hệ giữa các động tác, mối liện hệ giữa các nội dung, …dự kiến nhữngsai sót có thể xảy ra ở học sinh để kịp thời sử lý Định ra lượng vận động chotừng nội dung và cả giờ học, tìm cách tổ chức, động viên học sinh tập luyện

Trang 16

như: Dấu cô khen, phần quà ý nghĩa cho hoạt động thể chất ( quả cầu, dây nhảy,vợt cầu lông.…)

5.3.1.3 Học tập bồi dưỡng chuyên môn, dự giờ học hỏi.

Không ngừng học tập trau dồi kiến thức chuyên môn thông qua các nộidung học tập, bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn thường kì do các cấp tổ chức.Bản thân mỗi giáo viên cần áp dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của trườngmình

Tích cực dự giờ, học hỏi, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp, nhất là nhữngđồng nghiệp có kiến thức, chuyên môn vững vàng, tham dự các đợt tập huấn dophòng giáo dục tổ chức Ghi chép tích luỹ những kinh nghiệm học tập được từbạn bè đồng nghiệp và qua các phương tiện thông tin đại chúng Trong trườngthường xuyên dự giờ các giáo viên dạy các môn khác để học hỏi thêm vềphương pháp tổ chức các hoạt động, cách sử dụng đồ dùng, cách xử lí tìnhhuống sư phạm…theo mô hình VNEN

5.3.1.4 Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, tận dụng điều kiện sân bãi của trường để dạy học.

Giáo viên có kế hoạch mua dụng cụ tập luyện ngay từ đầu năm học đểmua đủ tranh ảnh, chuẩn bị sân bãi, dụng cụ cho chu đáo và phân công học sinhchuẩn bị đồ dùng của học sinh Giáo viên phải chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng ngay

từ đầu tuần để đảm bảo đầy đủ khi lên lớp Đặc biệt chú ý khâu an toàn trongkhi luyện tập

Bố trí đội hình luyện tập cần tránh hướng gió, hướng ánh nắng đối diệnvới mặt học sinh, nơi có không khí thoáng mát, cách xa những nơi có nhữnghoạt động dễ làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em

Dụng cụ tập luyện như: còi, nhạc, tranh ảnh trực quan, giá cheo tranh …cần phải chuẩn bị đầy đủ, chu đáo

Học sinh phải chuẩn bị tốt về tinh thần tư tưởng, tổ chức kỷ luật, trangphục tập luyện phù hợp với môn thể dục có đủ giày thể thao

5.3.1.5 Lập kế hoạch dạy học và soạn bài dạy:

Xây dựng kế hoạch dạy học rất cần thiết cho mỗi hoạt động giáo dục.Giáo viên lên kế hoạch từ đầu năm, nghiên cứu chương trình, xem những bàinào, phần nào để lựa chọn ra những phương pháp dạy học hợp lý Điều đó sẽgiúp cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học một cách thường xuyên vàchủ động thực hiện nghiêm túc kế hoạch đặt ra

Bài dạy cần soạn trước ít nhất ba ngày để có sự chuẩn bị đồ dùng và nhắcnhở học sinh những nội dung cần thiết Ngay từ khi soạn bài, chuẩn bị cho bàilên lớp giáo viên phải tính đến khâu tổ chức luyện tập thực sự khoa học, thể hiện

ở những nội dung sau:

- Bài soạn phải xác định được đúng mục tiêu giáo dục toàn diện về kiến

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w