Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương xã hội hoá công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, mục tiêu chung là "Phấn đấu để mọi người dân được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe b
Trang 1PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU
giá trị đó, bởi quy luật “Sinh, lão, bệnh, tử” không ai có thể tránh khỏi Do vậy khi
bị ốm đau, bệnh tật cần phải dùng thuốc để chữa bệnh, nhưng dùng thuốc như thế nào cho có hiệu quả thì không phải ai cũng hiểu được Việc sử dụng thuốc cần phải
có một đội ngũ thầy thuốc giỏi, chuyên sâu về nghiệp vụ mới hiểu rõ được tính năng, tác dụng của thuốc và sử dụng một cách an toàn, hợp lý, có hiệu quả, bởi vì
nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương xã hội hoá công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, mục tiêu chung là "Phấn đấu để mọi người dân được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về tinh thần giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi”
Đông Anh là một Huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô
Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các Tỉnh phía Bắc Diện tích tự nhiên là 18.230 ha, tổng số dân 416.031 trong đó có 374.666 nhân khẩu thường trú và 41.365 nhân khẩu tạm
trú (số liệu tháng 9/2014)
Năm 2015, trên địa bàn huyện Đông Anh có 286 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập, trong đó có 232 cơ sở hành nghề dược và 54 cơ sở hành nghề y phân bố trên 24 xã, thị trấn Công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y dược ngoài
Trang 2công lập do đó cũng gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, nhiều cơ sở hoạt động ngoài giờ hành chính, nhân lực, vật lực đảm bảo cho công tác quản lý hành nghề y, dược ngoài công lập còn yếu và thiếu
Hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập đã góp phần đẩy mạnh xã hội hoá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; người dân có điều kiện chọn lựa cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở bán thuốc phù hợp với từng loại bệnh và khả năng kinh tế của mình; tạo điều kiện cho người bệnh phát hiện bệnh tật sớm, có thuốc điều trị đúng và được chữa bệnh, chăm sóc và theo dõi thường xuyên, kịp thời; góp phần giảm tải trong các bệnh viện công lập Sự phát triển các
cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập cũng là động lực thúc đẩy các cơ sở công lập phải có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn về chất lượng phục vụ, nâng cao trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động y dược ngoài công lập vẫn còn bộc lộ một số mặt tiêu cực như: hành nghề y, dược không có bằng cấp chuyên môn, không có chứng chỉ và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề , khiến cho người bệnh không biết là họ đang sử dụng loại thuốc gì, nguy hiểm nhất
là người bán cũng không biết được tác dụng và chỉ định của loại thuốc mà mình đem bán Trong đó, các dịch vụ hành nghề y ngoài công lập ngày càng tăng về số lượng, quy mô dịch vụ cũng lớn hơn, các hình thức tổ chức loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú Cùng với đó, việc theo dõi, điều hành và quản lý các hoạt động hành nghề y ngoài công lập trở nên phức tạp và cấp thiết Là một chuyên viên tham mưu quản lý Nhà nước về hành nghề y dược ngoài công lập tại Phòng y tế huyện,
tôi quyết định chọn đề tài tiểu luận: “ Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề y ngoài công lập’’ trên địa bàn huyện Đông Anh, Thành phố
Hà Nội để làm tiểu luận cuối khóa Lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch Chuyên viên năm 2015 do Sở Nội vụ Thành phố Hà Nội tổ chức
2 Mục tiêu
Trang 3Tiểu luận được thực hiện nhằm hai mục tiêu lớn sau:
- Rèn kỹ năng nghiên cứu, vận dụng văn bản pháp luật vào thực tiễn công việc quản lý Nhà nước
- Làm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác quản lý Nhà nước về hành nghề
y, ngoài công lập
3 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận này sử dụng phương pháp hồi cứu, phân tích
4 Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận này được thực hiện dựa trên công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hành nghề y dược ngoài công lập trên địa bàn huyện Đông Anh
5 Bố cục
PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Bố cục 3
PHẦN II NỘI DUNG 5
1 Mô tả tình huống 5
2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống 7
3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống 9
3.1 Phân tích nguyên nhân: 9
3.2 Hậu quả của tình huống: 10
4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống 10
4.1 Xây dựng phương án: 10
5 Lập kế hoạch tổ chức phương án đã lựa chọn 12
5.1 Lập kế hoạch: 12
Trang 45.2 Tổ chức thực hiện: 13
5.3 Kết quả: 15
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
1 Kết luận 21
2 Kiến nghị 21
2.1 Đối với Bộ Y tế: 21
2.2 Đối với Sở Y tế 22
2.3 Đối với các đối tượng hành nghề y dược ngoài công lập: 22
Trang 5PHẦN II NỘI DUNG
1 Mô tả tình huống
Sáng ngày 10/7/2015, tôi đang tổng hợp báo cáo xã hàng tháng thì Bác Thu - Trưởng phòng gọi tổ Hành nghề y dược (gồm tôi và đồng chí Nguyễn Thành Công) sang phòng khách Trong phòng lúc này ngoài Bác Thu còn có 2 đồng chí nam khác, sau khi nghe giới thiệu tôi được biết đây là anh Nam và anh Khôi - 2 phóng viên của tờ báo Sức khoẻ Nhân dân Chào hỏi xong, chúng tôi ngồi xuống và họ bắt đầu trình bày Sự việc như sau: ngày 9/7/2015, một phụ nữ đến toà soạn báo Sức khoẻ Nhân dân muốn gặp mặt nhà báo để trình bày sự vụ, rất nhanh chóng toà soạn
đã cử ngay đồng chí Khôi tiếp Với vẻ mặt bức xúc không giấu nổi lo lắng nhưng giọng nói lại khá bình tĩnh, chị ấy tự giới thiệu là Trịnh Thị Thanh Loan, đang là nhân viên Ngân hàng BIDV chi nhánh tại Quận Hai Bà Trưng Chị Loan có một con trai tên là Dũng học lớp 3 trường Tiểu học Hai Bà Trưng Con trai chị vốn lười
ăn lại ham chơi nên người khá còi, bởi vậy nhân dịp nghỉ hè chị muốn bồi dưỡng
để con tăng cân, nhưng chị không muốn dùng thuốc tây mà dùng thuốc nam từ thiên nhiên cho lành Bà nội cháu cũng lo cho đứa cháu đích tôn nên cũng hỏi thăm người quen thì được chỉ dẫn đến một thầy lang ở Đông Anh Chiều lòng mẹ chồng, chị đưa con đến phòng chẩn trị y học dân tộc của thầy lang Nguyễn Đình Chung tại
xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội Lúc ấy, phòng khám đang có 7- 8 bệnh nhân ngồi chờ, thầy Chung khoảng 50 tuổi Đến lượt 2 mẹ con chị, thầy Chung khám xong cho thuốc dùng cho 1 tháng nhưng chị muốn cho con dùng thử 2 tuần Thầy có vẻ phật lòng nhưng vẫn đồng ý Thuốc thầy cho gồm 2 gói thuốc bột màu xanh rêu to bằng lòng bàn tay, bên ngoài chỉ có một nhãn in dòng chữ “Thuốc Bổ Tỳ”, dặn mỗi ngày cho cháu uống 2 lần với ít nước, trước khi ăn, một gói phải dùng hết trong một tuần Mỗi gói thuốc giá 50.000 đồng Chị cảm ơn thầy rồi đưa con
về
Về nhà, chị nếm thử thuốc thấy vị hơi hơi mặn không khó uống lắm nên chị cũng cố ép con uống Sang đến tuần thứ hai, chị khá ngạc nhiên thấy con trai ăn
Trang 6khoẻ hơn hẳn, mặt mũi có vẻ phúng phính hơn nhiều Mẹ chồng chị mừng lắm, giục chị hết tuần này phải đi mua thêm thuốc ngay
Hai mẹ con chị đi mua thêm đợt thuốc mới, hôm ấy khá đông bệnh nhân Đến lượt mẹ con chị vào khám, vừa nhận ra bệnh nhân, thầy Chung đã niềm nở, nói không cần khám lại, mà từ sau cũng không cần đem cháu tới làm gì, chỉ cần chị đến lấy thuốc là được Thầy Chung hỏi chị có muốn lấy thuốc dùng 2 tháng luôn không, chị nói muốn lấy trước 1 tháng rồi quay lại lấy thêm
Sau khi dùng thuốc cho tuần thứ 3, cháu Dũng đã tăng được 3kg, nhưng chị cảm thấy có chỗ không đúng Cháu mập lên nhưng không cân đối, bụng và mặt cháu nhìn mập hẳn lên, nhưng tay chân dường như không thay đổi so với trước, cháu cũng không hoạt bát như trước mà có vẻ mệt mỏi, không hay chạy nhảy nghịch ngợm như trước mà cứ ngồi xem tivi cả ngày dù đang nghỉ hè Lại nghĩ tới cách khám của thầy Chung vừa rồi, chị Loan cảm thấy không an tâm nên kể với các chị đồng nghiệp ở Ngân hàng Mấy chị đồng nghiệp tìm cho chị Loan các thông tin trên báo mạng về việc một số thầy lang hay trộn thuốc tây với thuốc nam, thuốc bắc
và khuyên chị nên tìm hiểu kỹ thuốc đang cho con dùng Chị Loan lo lắng nên đọc rất kỹ các bài báo này và quyết định tạm ngưng thuốc đồng thời mang số thuốc còn lại đến Viện kiểm nghiệm Trung ương để kiểm nghiệm Kết quả kiểm nghiệm khiến chị rất bất ngờ, trong thuốc Bổ Tỳ của thầy Chung có Dexamethason với hàm lượng 2,86mg/100mg bột Chị đưa con đến Bệnh viện Bạch Mai khám thì bác sĩ cho hay cháu Dũng đang bị Hội chứng Cushing, là một tác dụng không mong muốn rất thường gặp khi sử dụng corticoid dài ngày Vô cùng bức xúc, chị quyết định đưa chuyện này lên báo kèm theo một đơn Thư kêu cứu và phiếu kiểm nghiệm thuốc tìm corticoid
Nghe xong câu chuyện, Bác Thu suy nghĩ một hồi, rồi cảm ơn hai anh phóng viên đã đến tận nơi để phản ánh, đồng thời hẹn các anh có câu trả lời sớm nhất có thể
Trang 7Ngay sau đó, Bác Thu và tổ Hành nghề chúng tôi đã có một cuộc họp bàn về vấn đề này Trước tiên, chúng tôi liên hệ với Tổ y tế xã hội xã Việt Hùng để xác minh và nhận được phản hồi đây là vụ việc có thật, phòng khám của ông Nguyễn Đình Chung đã mở cách đây 4 tháng Xã đã đến cơ sở làm việc một lần, nhắc nhở, yêu cầu cơ sở phải có đủ giấy tờ mới được phép mở cửa hoạt động Tuy nhiên, ông Chung vẫn cho rằng đây là các bài thuốc gia truyền của nhà nên sau đó vẫn tiếp tục hoạt động lén lút
Xác định đây là một vụ việc liên quan đến sức khỏe và tính mạng của nhân dân và ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành y, bác Thu Trưởng phòng đã quyết định trình với UBND huyện thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành hành nghề y dược ngoài công lập huyện để xử lý
2 Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Một trong những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về y tế, đó là: Xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước; thực hiện tốt việc trợ giúp các đối tượng chính sách và người nghèo Bảo vệ chăm sóc, nâng cao sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng,
là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội Trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ
chăm sóc và nâng cao sức khỏe
Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009, tại Điểm c Khoản 1 Điều 18 quy định Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền đối với người Việt Nam là phải có Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.[3]
Tại điểm b khoản 2 điều 40 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y
tế, quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đối với hành vi người bán
Trang 8thuốc hoặc tham gia bán thuốc (không phải chủ cơ sở bán lẻ) không có bằng cấp chuyên môn theo quy định của pháp luật [5]
Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xử lý dứt điểm, nhanh gọn vừa đảm bảo giữ vững kỷ cương phép nước vừa giữ vững được đoàn kết giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân, nghĩa là phải xử lý có tình, có lý Trên quan điểm đó, mục tiêu xử lý
tình huống được xác định như sau :
- Xác định đúng mức độ sai phạm của cá nhân để có biện pháp xử lý đúng người, đúng tội
- Thông qua giải quyết tình huống góp phần tăng cường pháp chế XHCN
Xử lý nghiêm minh tất cả các hành vi vi phạm tùy theo mức độ theo đúng các quy định của pháp luật, cụ thể các biện pháp như sau :
1 Tịch thu tang vật, xử phạt hành chính, phạt tiền Nếu ở mức độ nghiêm trọng thì đề nghị các cơ quan pháp luật tham gia giải quyết
2 Đoàn liên ngành về hành nghề y dược ngoài công lập huyện (gồm Phòng y
tế, Đội quản lý thị trường số 09, Công an huyện) tiến hành điều tra xác minh nguồn tin, kiểm tra thủ tục hành nghề y học cổ truyền của ông Nguyễn Đình Chung, thu hồi và tịch thu lô thuốc bột đem đi kiểm nghiệm
3 Tiến hành kiểm nghiệm và phân tích mẫu thuốc tại phòng khám của ông Nguyễn Đình Chung tại Viện kiểm nghiệm Trung ương lấy căn cứ xử lý
4 Thông báo cho chính quyền địa phương nơi ông Chung cư trú và nhân dân
về việc hành nghề trái phép, trái pháp luật của ông Chung
5 Bảo vệ uy tín của ngành y tế nói chung và đặc biệt là bảo vệ uy tín cho các
cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền hợp pháp được Sở y tế cấp chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề trên địa bàn huyện
6 Bảo vệ lợi ích chính đáng của người bệnh, làm cho họ hiểu rõ hơn về ngành y tế và quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình
Trang 93 Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống
3.1 Phân tích nguyên nhân:
* Thuộc về hệ thống quản lý Nhà nước về y tế:
- Do thiếu sót của các cấp chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y, dược ngoài công lập nói chung và lĩnh vực hành nghề y học cổ truyền nói riêng nên đã để ông Chung hành nghề được một thời gian mới phát hiện
ra
- Ngành y tế chưa làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe cộng đồng
* Thuộc về cá nhân:
- Ông Nguyễn Đình Chung cố tình vi phạm pháp luật khi hoạt động không
có bằng cấp chuyên môn, không có chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện khám chữa bệnh Hành vi của ông Chung đã vi phạm Luật khám bệnh, chữa bệnh đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009.[3]
- Do hám lợi, ông Chung đã dùng loại thuốc các loại “thuốc” nam không rõ nguồn gốc bán cho người dân, chưa qua kiểm định của cơ sở y tế có thẩm quyền là hành vi vi phạm vào quy chế quản lý chất lượng thuốc (ban hành kèm theo Quyết định số 2412/1998/QĐ - BYT ngày 15/9/1998 của Bộ trưởng Bộ y tế), vi phạm điểm b khoản 2 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013.[5]
- Nhiều người dân đã dùng thuốc của ông Chung không rõ nguồn gốc cũng không đi báo cáo cho chính quyền địa phương, các sơ sở y tế Việc làm này vô tình
đã tiếp tay cho ông Chung để thu lợi bất chính trên sức khỏe của người bệnh
- Người dân tự tìm đến các lương y hoạt động hành nghề trái phép là do người dân chưa hiểu biết về quản lý y tế nói chung và quản lý về hành nghề y, dược ngoài công lập nói riêng; và do ngành y tế chưa đi sâu sát để tuyên truyền giáo dục cho nhân dân trong việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Mặt khác còn do thói quen
sử dụng thuốc của người dân thường theo kinh nghiệm hoặc do người khác tuyên
Trang 10truyền khi ốm đau lại tự điều trị, không đi khám tại các bệnh viện hay trạm y tế xã, phường
3.2 Hậu quả của tình huống:
Việc ông Chung cố tình hành nghề y cổ truyền và bán các loại thuốc không
rõ nguồn gốc, chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả như sau:
- Gậy thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho các gia đình người bệnh Đặc biệt đối với những gia đình người bệnh có mức thu nhập thấp, điều kiện kinh tế khó
- Gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Giảm sút pháp chế Xã hội chủ nghĩa
- Tốn nhiều công sức, tiền của, thời gian cho việc giải quyết công việc, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vụ việc
4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Trang 11Việc đi lại khó khăn gây tốn kém về sức người, thời gian, tiền của trong quá trình giải quyết công việc
* Phương án 2:
Đề nghị ngành công an giải quyết vụ việc này vì ông Nguyễn Đình Chung có dấu hiệu giả danh là Lương y để khám bệnh, bán thuốc, lừa đảo, thu lợi bất chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tư pháp
- Không giải quyết được công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành y
tế, không khắc phục triệt để các hậu quả có thể xảy ra
- Ngành y tế chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ được giao
Vẫn phải dựa vào kết quả kiểm nghiệm thuốc của ngành y tế
4.2 Lựa chọn phương pháp tối ưu:
Sau khi so sánh các ưu nhược điểm, Phòng y tế và các thành viên trong Đoàn
liên ngành quyết định chọn phương án 1 để giải quyết, vì nó đúng với chức năng,