Như chúng ta đã biết, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân, được ghi nhận ở Điều 24 của Hiếp pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “1.. T
Trang 1MỤC LỤC
I Lời mở đầu 1
II Nội dung tình huống 4
1 Mô tả tình huống 4
2 Mục tiêu xử lý tình huống 7
3 Phân tích nguyên nhân 8
4 Phân tích, lựa chọn phương án giải quyết 11
5 Tổ chức thực hiện phương án 13
III Kết luận 18
Một số kiến nghị, đề xuất 18
Tài liệu tham khảo 21
Trang 2I Lời nói đầu
Trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, phiền muộn nhưng chưa tìm ra một lối thoát Niềm hy vọng lúc này của nhiều người chính là sự tin tưởng vào một thế lực siêu phàm nào đó để an ủi bản thân và vượt qua nỗi sợ hãi Người ta gọi đó là tín ngưỡng Vì vậy có thể nói tín ngưỡng chính là niềm tin, sự tin tưởng vào một đấng siêu nhiên nhất định nào đó
Còn tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia
Tôn giáo, tín ngưỡng là công cụ, phương tiện, ngoài việc nhằm hướng dẫn con người tìm về sự giải thoát tâm linh, còn nhằm mục tiêu dẫn dắt con người xích lại gần nhau, tìm đến tiếng nói chung trong cộng đồng trên cơ sở chân lý và đạo đức để cùng xây dựng một cuộc sống bình an
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, tông giáo trên thế giới Đồng thời, về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình
Như chúng ta đã biết, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân, được ghi nhận ở Điều 24 của Hiếp pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“1 Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật
2 Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
3 Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”
Trang 3Tín đồ tôn giáo hoàn toàn tự do trong việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo, bày tỏ và thực hành đức tin tôn giáo của mình Chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo được tự do trong việc thực hành các hoạt động tôn giáo theo giáo luật Những sinh hoạt tôn giáo tập trung, các nghi lễ tập thể có tính bắt buộc của giáo luật các tôn giáo được tôn trọng Một số lễ hội của các tôn giáo được tổ chức rầm rộ với quy mô lớn như lễ hội chùa Hương, lễ Phật đản, lễ giáng sinh, … trở thành sự kiện quan trọng không chỉ của riêng đồng bào tôn giáo mà còn là ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia
Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh những ý nghĩa tốt đẹp mà tín ngưỡng, tôn giáo mang lại cho con người, đã có không ít người lợi dụng niềm tin, sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhân dân để hành nghề mê tín dị đoan nhằm trục lợi bất chính, gây ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục của dân tộc, sức khoẻ của con người
Thực tế đó cho thấy vấn đề quản lý nhà nước về tôn giáo là một yêu cầu khách quan, cần thiết, bởi chỉ có được quản lý thì hoạt động tôn giáo mới thực
sự diễn ra bình thường, quan hệ giữa các tôn giáo, giữa các tín đồ mới thực sự bình đẳng, quyền tự do theo hoặc không theo tôn giáo nào của công dân mới được đảm bảo và tôn giáo không bị lợi dụng để nhằm mục đích chính trị hay trục lợi cá nhân
Với tất cả những ý nghĩa trên, là một người công tác trong lĩnh vực văn hoá, tôi quan tâm và chọn đề tài “Xử lý tình huống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành nghề mê tín dị đoan ảnh hưởng đến môi trường văn hóa trên địa bàn xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội” làm bài tiểu luận tình huống cuối khóa lớp chuyên viên K2A – 2015 trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp quan sát;
Trang 4- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Với kinh nghiệm thực tiễn công tác còn hạn chế do đó bài tiểu luận của tôi còn nhiều thiếu sót Vì vậy tôi rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá của quý thầy cô giáo để bài tiểu luận của tôi được hoàn chỉnh hơn
Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu tiểu luận mà còn là hành trang quí báu cho tôi bước vào công việc tự tin và vững chắc hơn
Trang 5II Nội dung tình huống
1 Mô tả tình huống
Bà Nguyễn Thị Đoan thường trú tại thôn X, xã Liên Châu huyện Thanh Oai, Hà Nội Chuyện là, vào năm 2010 trong ngày giỗ mẹ, sức khỏe của bà Đoan không tốt nên phải nằm nghỉ ở nhà Trong cơn ngủ mê man, bà Đoan nói mình mơ thấy được một cao nhân chữa khỏi bệnh, tỉnh dậy thì người bà trở nên khỏe hẳn Từ đó, bà rêu rao khắp làng trên xóm dưới rằng: “Tôi được bề trên giao cho trách nhiệm chữa bệnh cho dân lành” Bà bảo, mình đã khiến không ít
“ông to bà lớn” vừa quỳ vừa lạy vì khả năng đoán trúng như thần của mình Để những khả năng ấy hiệu quả, bà cho biết chỉ hành nghề cứu nhân độ thế không lấy tiền người bệnh” Bà mở điện thờ, sau một thời gian hành nghề, điện thờ của
bà Đoan đã thu hút được rất nhiều người dân trong huyện cũng như một số địa phương trong cả nước đến chữa bệnh
Theo địa chỉ được cung cấp, 18h một ngày cuối tháng 8 năm 2011 trong vai một người đi tìm “Thánh bà” để chữa bệnh cho người thân, chúng tôi sắm một cái lễ, cùng hương hoa để vào nhà bà Nguyễn Thị Đoan
Điện thờ của bà Đoan là một ngôi nhà khang trang nằm ở vị trí khá đắc địa, được xây dựng trong một diện tích tương đối rộng, phía trước có nhiều chum chậu chồng cây cảnh… Một khoảng sân rộng dành để xe cho con nhang,
đệ tử Tôi liếc qua vào tầng 1, trong nhà đồ đạc bày biện gọn gàng, nhìn vào thì đây là một nhà có điều kiện Lên đến cầu thang có một người đàn bà chờ sẵn Bà
ta dẫn chúng tôi lên tầng 2, nơi mà “thánh bà” lập điện thờ và hành lễ cho đám con nhang, đệ tử Bên trong có khoảng gần ba chục người đang quỳ, lầm rầm đọc kinh
20 giờ 10 phút chúng tôi được mời vào một không gian có ánh sáng mờ
mờ ảo ảo Phòng khám chữa bệnh của thánh bà được bố trí tại phòng khách với rất nhiều trang thờ Tại đây nhiều bệnh nhân bị cuốn vào thế giới tâm linh trong bầu không khí nghi ngút khói nhang Trên trang thờ chủ nhân trưng bày hình,
Trang 6tượng các vị quan âm bồ tát, thánh thần, các bà trợ mạng… Bên dưới là một bàn thờ nhỏ với lư đồng, bát nhang khói toả nghi ngút Tại đây, thánh bà sắp xếp trái cây bánh kẹo của con nhang, đệ tử Khi chúng tôi có ý định muốn gặp “Thánh bà” để chữa bệnh, người đàn bà dẫn chúng tôi lên chỉ bảo rất tận tình “ Nếu người nhà cô bị bệnh thì nhanh làm lễ quy” “Quy là thế nào ạ?” – tôi lí nhí hỏi
“Thủ tục đơn giản lắm, cô chỉ cần đặt một lễ hương hoa là sẽ được “quy”, nhưng sau khi “quy” xong thì phải cảm ơn thánh thì người nhà mới khỏi bệnh được”
“Thế phải cảm ơn thế nào ạ?” – tôi giả vờ không hiểu “Người nhà cô chỉ cần đặt 2 triệu lên ban thờ, sau đó chúng tôi sẽ ghi vào giấy để trình thánh” “Bệnh tâm thần có chữa được không ạ?” – tôi hỏi tiếp Bà ta nghiêm mặt “Cả trăm người bệnh nan y, ung thư, di căn các loại, bệnh viện trả về, thầy còn chữa khỏi liền, huống hồ là bệnh tâm thần”
Khi mọi người đã ổn định chỗ ngồi, thầy đến bên bàn thờ thắp hương cúng vái, thầy vừa lẩm bẩm vừa xóc những đồng xu kim loại Trong ánh đèn mờ
ảo, với gương mặt mơ màng thầy hỏi tuổi tác và tình trạng bệnh của những người mới đến Sau đó, thầy lấy thẻ bài cạo gió, phun nước vào người bệnh nhân sau đó cho bệnh nhân uống một bát nước mà thầy gọi là nước thánh (theo chúng tôi tìm hiểu đó là nước lã được lấy từ giếng nhà bà Đoan, lá cây trong vườn, trong nước có cả tàn hương) Có nạn nhân được thầy cột chỉ vào chân, có người được thầy lấy các cây đinh, móc câu từ chỗ đau ra khỏi cơ thể Thầy bảo đây là vật mà người ta yểm vào cơ thể của bệnh nhân, nếu không lấy ra thì bệnh không khỏi được Những bệnh nhân mê muội ngoan ngoãn gật đầu và làm theo chỉ dẫn của thầy
Mặc dù luôn miệng tuyên bố chỉ chữa bệnh cho dân làm phúc, không lấy tiền, nhưng ở nhà bà Đoan lại dán những mảnh giấy ghi danh sách, tên tuổi của nhiều người đóng góp tiền Bản danh sách “người cảm ơn” dài dằng dặc ấy, hàng tuần đều được gói lại đem đốt để trình thánh Khi nhìn thấy tên tuổi, số tiền người đóng góp, chúng tôi cũng phải giật mình Ở nơi vùng quê cái nghèo đói
Trang 7còn bủa vây thì chỉ tính riêng thu nhập trong một tuần của “Thánh bà” có khi bằng cả một mùa vụ thu hoạch của người dân quanh vùng Sự làm ăn khấm khá của “Thánh bà” khiến những người hàng xóm cũng ngạc nhiên bởi mấy năm trước, nhà bà Đoan thuộc diện hộ nghèo Nay, nhờ “Thánh nhập”, cả gia đình đã
bỏ ruộng, không còn vất vả bầm dập với cuộc sống
Một thực tế dễ nhận thấy là phương pháp chữa bệnh của bà Đoan không chỉ không có căn cứ khoa học mà còn rất nguy hiểm cho bệnh nhân Mỗi bệnh nhân đều được chữa trị bằng cách thức kỳ lạ (phun nước, uống nước bùa, lấy đinh, móc câu…) từ chỗ đau của bệnh nhân Đáng ngại nhất là bà Đoan thường dùng một vật nhọn (không rõ là thứ gì) chích lấy máu từ chỗ đau của bệnh nhân
Ai đảm bảo rằng vật nhọn này đã được bà xử lý, tiệt trùng hay thay mới đối với từng nạn nhân? Sẽ ra sao nếu những bệnh nhân mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm? Thêm vào đó các thứ nước, thuốc mà bà Đoan chỉ định cho bệnh nhân uống có được kiểm nghiệm và được phép lưu hành
Trong quá trình hoạt động mê tín dị đoan của bà Đoan thường xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự, gây nhiều bức xúc cho người dân xung quanh Ngày 21/4/2011 ông Nguyễn Văn B thuộc thôn X, xã Liên Châu huyện Thanh Oai, Hà Nội đã có đơn khiếu nại phản ánh về những biểu hiện thiếu lành mạnh tại cơ sở này như: hoạt động mê tín dị đoan, bói toán đồng cốt, tụ tập đông người, làm mất an ninh trật tự ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh
và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ”
Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Thanh Oai, Đội kiểm tra liên ngành
đã triển khai kế hoạch, tiến hành khảo sát, kiểm tra Xác định nội dung đơn khiếu nại, tố cáo là có cơ sở Vào lúc 9h00 ngày 22/11/2011, Đội kiểm tra liên ngành huyện Thanh Oai đã phối hợp với xã Liên Châu tiến hành tổ chức kiểm tra tại đây Qua kiểm tra, đội đã phát hiện nhiều sai phạm của Bà Nguyễn Thị Đoan và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với cơ sở này
Trang 82 Mục tiêu xử lý tình huống
Thực trạng hoạt động về tự do tín ngưỡng và mê tín dị đoan trên địa bàn huyện Thanh Oai đang diễn biến phức tạp và hoạt động len lỏi trong dân cư Do
đó cần xác định mục tiêu như sau:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Nhằm lập lại trật tự kỷ cương trên lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan trong nhân dân Cần đề ra những giải pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết phục, vừa kiên quyết răn đe giúp người dân có nhận thức, hiểu biết và chấp hành đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời nhận thức và hiểu biết được tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng ghi rõ: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”
- Đối với chính quyền địa phương:
Tăng cường hơn nữa trách nhiệm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với cấp uỷ Đảng, chính quyền trong công tác quản lý, kiểm tra trên địa bàn mình quản lý
Từ nội dung đơn phản ánh của nhân dân, cần tiếp tục tuyên truyền, vận động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh, tố giác bài trừ các tệ nạn mê tín dị đoan trên địa bàn dân cư gắn liền với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở Đồng thời tạo điều kiện giúp bà Nguyễn Thị Đoan có nghề nghiệp ổn định, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
- Đối với bà Nguyễn Thị Đoan:
Nâng cao ý thức của cá nhân bà Nguyễn Thị Đoan trong việc chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước, pháp luật về tự do tín ngưỡng, cũng như chấp
Trang 9hành tốt các quy định của y tế về hành nghề khám chữa bệnh Chấp hành và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xoá bỏ tư tương mê tín dị đoan, đồng bóng, bói toán, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đang sinh sống
3 Phân tích nguyên nhân, hậu quả
Phân tích nguyên nhân, hậu quả của tình huống căn cứ vào các văn bản pháp luật của nhà nước đó là:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH/QH11 ngày 18/6/2004 của Uỷ ban thường vụ quốc hội quy định về hoạt động tín ngưỡng tôn giáo;
- Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;
- Quyết định số 1119/QĐ – BNV ngày 10/10/2013 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;
- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo
Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến Hiến pháp năm 2013 khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
là một trong những quyền cơ bản của công dân Những quy định này thể hiện chính sách đúng đắn của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo, coi tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền của mỗi cá nhân Nhà nước không những tôn trọng quyền tự do đó mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đúng đắn, phù hợp với lợi ích của nhân dân, đồng thời cũng nghiêm trị cá nhân, tổ chức nào xâm phạm quyền tự
Trang 10do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm hại đến lợi ích chung, trái với pháp luật của Nhà nước
Dựa trên các cơ sở pháp lý thì hoạt động xem bói, chữa bệnh của bà Nguyễn Thị Đoan là một hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin mù quáng,
sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhân dân để hành nghề mê tín nhằm trục lợi, gây ảnh hưởng hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, sức khoẻ của con người và
an ninh trật tự xã hội Những hành vi của Bà Đoan cần phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý và nghiêm trị theo đúng quy định của pháp luật
3.1 Nguyên nhân:
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tự do tín ngưỡng của nhân dân còn buông lỏng dẫn đến hiện tượng mê tín dị đoan gây mất trật tự trên địa bàn dân cư
Công tác kiểm tra, nhắc nhở, giáo dục về tự do tín ngưỡng của cơ quan chức năng có nơi, có lúc chưa kiên quyết, triệt để, đôi lúc còn “nhẹ tay”, nên các thầy bói toán, đồng bóng “ỷ lại” vẫn ngang nhiên hoạt động và bất chấp dư luận
xã hội
- Đối với chính quyền địa phương:
Công tác quản lý kiểm tra, nắm bắt địa bàn của Công an khu vực và xã thiếu sâu sát, chưa hướng dẫn, giáo dục, nhắc nhở kịp thời để người dân nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của nhà nước về tự do tín ngưỡng, từ đó làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
- Đối với bà Nguyễn Thị Đoan:
Do không hiểu biết triệt để về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo Đồng thời vì lòng tham, mong muốn trục lợi
Trang 11cá nhân nên bà Đoan đã lợi dung lòng tin, sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhân dân để thực hiện những hành vi trái pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo
3.2 Hậu quả:
- Về phương diện đời sống tinh thần xã hội:
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng được đề cập trong Bộ luật dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn Tuy nhiên bà Nguyễn Thị Đoan vấn đề nhận thức về tín ngưỡng tôn giáo còn nhiều hạn chế Việc lên đồng, xem bói, chữa bệnh bằng hình thức đồng bóng của bà Đoan là rất nguy hiểm như đã đề cập ở trên Do vậy, chính quyền địa phương hơn ai hết cần theo dõi và nắm chắc tình hình hoạt động để kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệnh lạc của bà Đoan trong việc chấp hành về pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, an ninh trật tự và
tự do tín ngưỡng của người dân
- Về y tế và sức khoẻ:
Một thực tế dễ nhận thấy là việc chấp hành sai các quy định của ngày y tế
về hành nghề khám chữa bệnh như không có giấy phép hành nghề khám, chữa bệnh, về kỹ thuật y tế gây thiệt hại sức khoẻ người bệnh, phương pháp chữa bệnh của bà Đoan không chỉ không có căn cứ khoa học mà còn rất nguy hiểm cho bệnh nhân Mỗi bệnh nhân đến đều được chữa trị bằng cách thức kỳ lạ (phun nước, uống nước bùa, lấy đinh, móc câu…) từ chỗ đau của bệnh nhân Đáng ngại nhất là bà Đoan thường dùng một vật nhọn (không rõ là thứ gì) chích lấy máu tại chỗ đau của bệnh nhân Ai đảm bảo rằng vật nhọn này đã được xử lý tiệt trùng hay thay mới đối với từng bệnh nhân? Sẽ ra sao nếu những bệnh nhân mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS? Hầu hết các bệnh nhân đã không chú ý tới điều này Thêm vào đó thứ nước mà bà Đoan cho bệnh nhân uống có được kiểm nghiệm và được phép lưu hành
- Về mặt kinh tế: