Tuy nhiên, công cuộc giảm nghèo ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức: tỷ lệ nghèo còn cao, thành tựu giảm nghèo chưa vững chắc, có một tỷ lệ khá lớn hộ đã thoát nghèo song
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Nghèo đói không chỉ là vấn đề xã hội mà còn là vấn đề kinh tế, chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới Ở nước ta, từ năm 1993 đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, mở đầu cho công cuộc chống nghèo đói quy mô lớn trên toàn quốc Đặc biệt là từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo Sau 17 năm thực hiện công cuộc giảm nghèo và sau gần 10 năm thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo, nước
ta đã đạt được thành tựu quan trọng về giảm nghèo Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục
vụ sản xuất và đời sống dân sinh ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và các huyện nghèo đã có sự thay đổi và khởi sắc Thành tựu về giảm nghèo của nước ta được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một điểm sáng và cũng là thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 tới nay
Tuy nhiên, công cuộc giảm nghèo ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức: tỷ lệ nghèo còn cao, thành tựu giảm nghèo chưa vững chắc, có một tỷ lệ khá lớn hộ đã thoát nghèo song thu nhập, mức sống nằm sát chuẩn nghèo chỉ cần biến động nhỏ về suy thoái kinh tế, thiên tai lũ lụt hoặc có người bị bệnh tật, ốm đau là có thể xuống chuẩn nghèo.Trong đó tại các đô thị xuất hiện hộ nghèo do tình trạng di cư tự do vào các đô thị và những người nông dân thuộc diện thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để phát triển các khu công nghiệp và các đô thị mới do không tìm kiếm được việc làm có thu nhập ổn định Mặt khác, biến đổi khó hậu dẫn đến thiên tai bão lũ, hạn hán……… mất mùa và mất diện tích sản xuất, điện tích nước để sản xuất nông nghiệp cũng là những nguy cơ dẫn đến tăng tỷ lệ hộ nghèo Bên cạnh đó trong việc quản lý của chính quyền cấp cơ sở còn có nhiều hạn chế Tình trạng người dân không muốn thoát nghèo còn xảy ra khá phổ biến Để có thể thực hiện được chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo thì cấp chính quyền cơ sở đóng vai trò quan trọng để đạt được định hướng giảm nghèo đến năm 2020 của nước ta
Trang 2Với nhận thức mới về quản lý nhà nước được bổ sung qua chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, trong tiểu luận này, tôi xin lựa chọn tình huống phải xử
lý trong lĩnh vực quản lý hành chính xã hội để xây dựng tiểu luận kết thúc khóa học Tình huống có nội dung: “Xử lý tình huống về vấn đề giảm nghèo đối với gia đình Ông Trần Văn Kỳ (địa chỉ tại phường Nhật Tân – Tây Hồ - Hà Nội)”
Bài tiểu luận gồm 5 phần:
Phần I: Mô tả tình huống
Phần II: Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Phần III: Phân tích tình huống
Phần IV: Xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống Phần V: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài : Phương pháp phân tích, giải quyết tình huống
Trang 3PHẦN I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Ông Trần Văn Kỳ thường trú tại tổ 40 – cụm 5 – Phường Nhật Tân – Tây Hồ
- Hà Nội Ông năm nay đã 78 tuổi còn vợ ông là bà Nguyễn Thị Thái cũng đã 75 tuổi, hai ông bà không có bất kỳ khoản tiền lương hay trợ cấp bảo trợ xã hội nào Ông chuyển từ quận Hoàng Mai về Tứ Liên sinh sống từ năm 2011 khi mua lại căn nhà cấp 4 với diện tích 30m2, hiện cũng đang bị hư hỏng nhiều Gia đình Ông có 3 người con trai là: Anh Trần Văn Long, Trần Văn Quang, Trần Văn Tú Trong đó anh Trần Văn Tú là con trai út được bố mẹ nuông chiều nên ăn chơi, a dua theo bạn xấu đã mắc vào tệ nạn xã hội nghiện ma túy Người con trai thứ hai là anh Trần Văn Quang đã kết hôn và có một cháu trai hiện 8 tuổi nhưng hai vợ chồng đã ly hôn, người vợ ra đi để lại cho anh nuôi bé trai 8 tuổi Do hoàn cảnh cuộc sống anh
để lại con trai cho ông bà nuôi bỏ đi làm ăn không biết tin tức Ông bà ở cùng con trưởng là Trần Văn Long và con dâu là Hoàng Thị Lan, vợ chồng anh chị có hai người con là cháu Hiếu 9 tuổi và cháu Hiền 6 tuổi Hiện tại anh chị cũng không có công ăn việc làm ổn định Tháng 5/ 2014 bà Nguyễn Thị Thái vợ ông bị tai biến phải nằm liệt giường Qua rà soát tại các tổ dân phố trên địa bàn, UBND phường Nhật Tân đã gửi hồ sơ của Ông Trần Văn Kỳ lên Phòng Lao động Thương binh và
Xã hội quận xin được hỗ trợ và giúp đỡ để gia đình có thể thoát khỏi hoàn cảnh rất khó khăn hiện nay
Trang 4PHẦN II XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1 Mục tiêu chung:
- Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề giảm nghèo; làm rõ chức năng quản lý nhà nước về việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân trên địa bàn quận
- Giảm phân biệt giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam “lá lành đùm lá rách” huy động được các nguồn lực trong xã hội giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống hòa nhập với cộng đồng
2 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:
- Với tình huống nêu trên, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước phải tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo trong nhân dân về chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước và xác định rõ bản thân người nghèo phải tự vươn lên thoát nghèo là chính chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự
hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng
- Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương, phát huy vai trò tích cực của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trong việc thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo ở cấp cơ sở
- Về phía Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội quận Tây Hồ phải thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước về xã hội, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan tiến hành rà soát, nắm bắt sát tình hình thực tế các hộ nghèo, khó khăn để giải quyết kịp thời các trường hợp của nhân dân góp phần đảm bảo an sinh xã hội
3 Đối với gia đình ông Trần Văn Kỳ:
Việc giải quyết hồ sơ của gia đình ông Trần Văn Kỳ giúp cho gia đình ông có điều kiện sống tốt hơn, có thể vươn lên không chỉ thoát khỏi đói nghèo, khó khăn
mà còn góp phần xây dựng kinh tế - xã hội cho địa phương nơi gia đình ông cư trú
Trang 5PHẦN III PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1 Cơ sở phân tích tình huống
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo
Bản chất nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là nhà nước của dân,
do dân và vì dân Đảng đưa ra chủ trương về xóa đói giảm nghèo thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình của từng địa phường, xóa nhanh các hộ đói, giảm nhanh các hộ nghèo Bằng nguồn lực của Nhà nước và toàn xã hội tăng cường đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nhệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo Nhà nước tạo môi trường thuận lợi khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo
Chính phủ và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản pháp quy liên quan đến chương trình xóa đói giảm nghèo, nhằm hỗ trợ cho các hộ gia đình đang còn lâm vào hoàn cảnh khó khăn và bằng nhiều cách có thể thoát khỏi sự nghèo đói và
tụ hậu như: Quyết định 07/2006/QD-Ttg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 ( chương trình 135); Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Chính phủ về việc “khám chữa bệnh cho người nghèo”; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-Cp về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo trên cả nước; Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020
Đồng thời, trên cơ sở Hiến pháp, văn bản luật quy định chế độ, chính sách
liên quan đến người nghèo Tại khu vực Hà Nộ quy định về hộ nghèo như sau: Hộ
nghèo: là hộ có thu nhập bình quân từ 750.00 đ/người/tháng trở xuống Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân từ 751.000 đồng đến 1.000.000
đồng/người/tháng
Trang 6Hàng năm, trong các quyết định phân bổ ngân sách, sử dụng trái phiếu Chính phủ, quyết định các Chương trình mục tiêu quốc gia, Quốc hội đã quan tâm dành
ưu tiên cho mục tiêu giảm nghèo
Qua đó, đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia vào công cuộc giảm nghèo, thiết lập và lồng ghép mạng lưới làm công tác giảm nghèo, kiện toàn công tác điều hành từ các Bộ, ngành ở trung ương đến cơ sở
2 Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình huống
2.1 Nguyên nhân khách quan:
- Xuất phát điểm phường Nhật Tân vẫn là phường có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, khả năng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, dịch vụ tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương còn ít đặc biệt là các hộ gia đình nhập cư tới phường
- Việc thực hiện các Chương trình giảm nghèo của các Bộ, ngành của địa phương còn thiếu đồng bộ dẫn đến việc tổ chức triển khai chồng chéo kém hiệu quả Thực hiện các chương trình và biện pháp hỗ trợ giảm nghèo còn chưa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương
- Môi trường an ninh trật tự tác động đáng kể tới các hộ nghèo thực tế cho thấy tệ nạn xã hội thường đồng hành với nghèo đói.Chưa có các biện pháp mạnh đối với tệ nạn xã hội
- Bệnh tật và sức khỏe yếu kém cũng là nguyên nhân đẩy con người vào tình trạng nghèo đói Vấn đề bệnh tật ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và thu chi của người nghèo.Họ phải gánh chịu hai gánh năng: Một là mất đi thu nhập từ lao động, hai họ phải gánh chịu những khoản chi phí khám chữa bệnh Do vậy, họ phải đi vay mượn để trả các khoản phí điều trị dẫn đến tình trạng hoàn cảnh khó khăn càng khó khăn hơn
2.2 Nguyên nhân chủ quan:
- Nhận thức của một số lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể về công tác giảm nghèo chưa thực sự sâu sắc và toàn diện, một bộ phận người nghèo
Trang 7còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước chưa có ý thức và trách nhiệm vươn lên thoát nghèo
- Năng lực quản lý làm việc và điều hành chương trình giảm nghèo của cán bộ còn nhiều hạn chế Thiếu sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội
- Trình độ dân trí thấp không thể tìm được công việc có thu nhập cao và ổn định Thiếu hiểu biết về pháp luật và các cơ chế chính sách của nhà nước
- Họ cảm thấy bất lực không quan tâm thờ ơ không muốn thay đổi dù là sửa chữa sai lầm hay thay đổi điều kiện hiện tại
2 Hậu quả:
2.1 Đối với cộng đồng và xã hội
Đói nghèo gây ra các tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế lẫn xã hội sâu sắc: đói nghèo gây suy thoái kinh tế; gia tăng tội phạm xã hội; tăng dịch bệnh không đủ sức chống chọi với bệnh tật; gây bất ổn chính trị; làm tăng phân biệt người giàu và người nghèo
Đói nghèo làm tăng gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội Khi tỷ lệ người nghèo cao chi tiêu cho các trợ cấp an sinh xã hội sẽ phải tăng lên Làm giảm chất lượng chính sách An sinh xã hội vì khi đói nghèo tăng cao quỹ an sinh xã hội phải
sử dụng nhiều không có cơ hội để tăng mức trợ cấp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn
Khi người dân không được quan tâm sẽ làm mất đi sự tin tưởng và chế độ Nhà nước Họ cảm thấy mình bị bỏ rơi cấp chính quyền không chăm lo tới cuộc sống của nhân dân Ảnh hưởng tới uy cơ quan Nhà nước và hệ thống dịch vụ công
Về mặt văn hóa xã hội khi không phát động được các chương trình ủng hộ trong cộng đồng xã hội làm mất đi tinh thần dân tộc của nước ta mất sự đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách….làm bài học cho thế hệ mai sau
Trang 82.2 Đối với cá nhân và gia đình
Thực trạng đói nghèo đối với cá nhân và gia đình thì tình trạng đói nghèo tạo thành một vòng luẩn quẩn là: Nghèo đói => trình độ văn hóa thấp => thu nhập thấp
=> ăn uống không đầy đủ => sức khỏe kém => năng suất lao động thấp => làm không đủ ăn => vay mượn, nợ nần chồng chất => bất mãn => tệ nạn xã hội => nghèo đói
Chỉ vì đói nghèo gây ra những hành động nghiêm trọng và phải chịu những chế tài hành chính hoặc hình sự vì chính những hành vi vi phạm
Người nghèo mặc cảm, xấu hổ trước cộng đồng
Trang 9PHẦN IV XÂY DỰNG PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận sau khi nhận được hồ sơ của gia đình ông Trần Văn Kỳ do UBND phường Nhật Tân gửi lên, lãnh đạo phòng cử chuyên viên phụ trách lĩnh vực Bảo trợ xã hội phối hợp với UBND phường Nhật Tân tiến hành xuống thực tế xác minh thực trạng, hoàn cảnh của gia đình ông Trần Văn Kỳ Sau khi xác minh chính xác thực tế hoàn cảnh của gia đình ông Trần Văn
Kỳ, cán bộ Phòng Lao động thương binh và xã hội quận hoàn thiện các căn cứ chứng minh để đề xuất các phương án giải quyết Sau đây là một số phương án
được đưa ra để xem xét thực hiện:
1 Phương án thứ nhất
Tổ chức họp Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận - Thành viên Ban chỉ đạo xóa đói giảm gièo quận - sau khi xác minh hoàn cảnh của gia đình ông Trần Văn Kỳ đề xuất họp ngay Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của quận Thông qua cuộc họp đề xuất Ban chỉ đạo đưa ra biện pháp hỗ trợ ngay bằng tiền mặt là 10.000.000đ trích từ quỹ “ Vì người nghèo” của quận
Tổ chức lập hồ sơ báo cáo cấp trên để từ đó làm cơ sở thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước đối với hộ nghèo: xin hỗ trợ về sửa chữa nhà ở, làm thẻ BHYT, xem xét làm chế độ đối với vợ ông hiện đang bị liệt, xin xe lăn…… Phòng Lao động Thương binh và Xã hôi quận đề nghị UBND phường Nhật Tân cũng có các biện pháp kịp thời để hỗ trợ cho gia đình ông Trần Văn Kỳ như: trợ giúp từ quỹ "Vì người nghèo" của phường, đề nghị tổ trưởng tổ dân phố về họp
tổ vận động nhân dân trong tổ có sự đóng góp hỗ trợ đối với gia đình ông Trần Văn
Kỳ
* Ưu điểm của phương án:
Đây là biện pháp giúp gia đình ông Trần Văn Kỳ giải quyết được ngay trước mắt những khó khăn hiện thời
Trang 10Gia đình ông Trần Văn Kỳ thấy được sự quan tâm của cấp chính quyền địa phương đối với gia đình ông Giúp gia đình vững tin hơn trong cuộc sống khi biết mình được quan tâm và giúp đỡ của những người xung quanh
Tạo niềm tin trong lòng nhân dân về chủ trương, chính sách của Nhà nước với người dân
* Nhược điểm của phương án:
Đây chỉ là phương án tạm thời không thể giúp gia đình ông thoát khỏi là hộ nghèo trên địa bàn quận Chỉ có thể giúp có tiền thuốc cho Bà Nguyễn Thị Thái và nhu cầu sinh hoạt của toàn bộ gia đình ông Trần Văn Kỳ trong một khoảng thời gian ngắn
Thời gian từ lúc đề xuất đến lúc tổ chức cuộc họp và đưa ra ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo tương đối lâu; có những chính sách phải chờ, không thể có ngay như xin xe lăn, lập hội đồng để xét duyệt chế độ bệnh tật của Bà
2 Phương án thứ hai
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận xin ý kiến UBND quận đề nghị UBND phường triển khai các biện pháp hỗ trợ từ nguồn địa phương Cụ thể: giao UBND phường Nhật Tân tổ chức họp với các tổ chức chính trị - xã hội, giao cho Hội Nông dân và Đoàn Thanh Niên chịu trách nhiệm hỗ trợ đối với gia đình ông Trần Văn Kỳ thoát nghèo đưa ra phương án báo cáo UBND phê duyệt và tổ chức thực hiện Các tổ chức khác vận động ủng hộ tiền và hiện vật Tặng tiền hỗ trợ dụng cụ và phí học tập (3.000.000 đ/ 1 cháu) từ quỹ “Vì người nghèo” của phường cho 3 cháu nhà ông Kỳ
* Ưu điểm của phương án:
Huy động được sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành trong việc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn phường đã đưa ra công tác chỉ đạo thực hiện giảm nghèo thành nhiệm vụ chính trị của mình
Có tác dụng nâng cao ý thức cộng đồng tạo niềm tin trong nhân dân về hệ thống chính quyền cơ sở