1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận xử lý tình huống về vấn đề giải quyết đơn khiếu nại về tai nạn lao động tại doanh nghiệp sản xuất dao kéo toàn thắng (địa chỉ tại phường yên phụ, quận tây hồ, hà nội)

20 2,9K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 337,32 KB

Nội dung

Qua liên hệ thực tiễn trong công tác Lao động – Thương binh & Xã hội, những năm gần đây, khi quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta ngày càng phát triển thì em nhận thấy vấn đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015

- -

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

DAO KÉO TOÀN THẮNG (Địa chỉ: Phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội)

Họ và tên học viên: Hà Thị Phương Dung Chức vụ : Chuyên viên

Đơn vị công tác : Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội)

Hà Nội, tháng 11-2015

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Qua 3 tháng học tập và bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên, được Quý Thầy, Cô của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong truyền đạt những kiến thức và kỹ năng nhằm trang bị cho công chức ngạch chuyên viên đang công tác tại các sở, ban, ngành, quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, pháp luật, về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho công chức trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác Thời gian cho khoá học không dài, nhưng với sự biên soạn nội dung, chương trình ngắn gọn, đầy đủ và sự nhiệt tình của các thầy cô, các chuyên đề đã truyền đạt những kiến thức giúp chúng

em nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tác quản lý nhà nước Đồng thời cũng nhận thức được rằng muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý, cần phải nhạy bén, nắm chắc được các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới Luật, vận dụng sáng tạo, kết hợp linh hoạt với thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề lien quan đến nhiệm vụ được giao

Qua liên hệ thực tiễn trong công tác Lao động – Thương binh & Xã hội, những năm gần đây, khi quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta ngày càng phát triển thì em nhận thấy vấn đề “An toàn lao động” không chỉ là vấn đề của riêng khu vực sản xuất kinh doanh mà trở thành vấn đề đáng quan tâm của mọi người lao động trong tất cả các cơ quan, đơn vị và mọi thành phần kinh tế

Nhằm đáp ứng tình hình mới, Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật tạo khung pháp lý để điều chỉnh, định hướng và phát huy vai trò chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, thúc đẩy cho từng doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, người lao động có việc làm ổn định, đời sống được nâng lên

Kế thừa và phát triển pháp luật lao động nước ta từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945, đặc biệt trước yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, nhất là sau khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 18 tháng 6 năm 2012,

Trang 3

tại kì họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ Luật lao động 2012, và ngày 02 tháng 7 năm 2012, Chủ tịch nước đã

ký lệnh công bố và Bộ Luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2013

Việc triển khai và tổ chức thực hiện Bộ Luật Lao động tại hầu hết các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, cũng như quận Tây

Hồ nói riêng được tiến hành đồng bộ và đạt nhiều kết quả khả quan; đã phát huy tác dụng nhằm đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên giữa người lao động và người sử dụng lao động Bên cạch những mặt tích cực, quá trình thực hiện Bộ Luật lao động cũng bộc lộ một số yếu kém, bất cập như: Công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được tiến hành thường xuyên, chưa đến được đều khắp các doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân; một số trường hợp vi phạm pháp luật lao động chậm được xử lý hoặc xử lý không đúng pháp luật Xuất phát từ tình hình trên, em xin trình bày tiểu luận cuối khoá với đề

tài “Xử lý tình huống về vấn đề giải quyết đơn khiếu nại về tai nạn lao động tại doanh nghiệp sản xuất dao kéo Toàn Thắng (địa chỉ tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội)” với hy vọng đề tài góp phần vào việc phát triển kinh tế -

xã hội, ổn định tình hình an ninh – trật tự tại địa phương

Bài tiểu luận của em gồm 5 phần:

Phần I: Mô tả tình huống

Phần II: Xác định mục tiêu xử lý tình huống

Phần III: Phân tích tình huống

Phần IV: Xây dựng phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống Phần V: Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài : Phương pháp phân tích, giải quyết tình huống

Trang 4

PHẦN I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Làng nghề rèn ở phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội vốn nổi tiếng với nghề rèn dao, kéo, bào, đục,…từ bao đời nay Trong thời kỳ hội nhập, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều doanh nghiệp tư nhân sản xuất dao, kéo,… đã được thành lập, giải quyết việc làm cho rất nhiều người dân trong độ tuổi lao động

ở địa phương, góp phần đưa kinh tế địa phương ngày càng phát triển Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế, rèn dao, kéo là một công việc rất nguy hiểm, do đặc thù ngành, nghề, người lao động phải tiếp xúc với những máy móc chuyển động nhanh, tiếng ồn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao Lao động cũng như chủ doanh nghiệp tại làng rèn chủ yếu là người dân địa phương, có sức khoẻ, tay nghề nhưng ý thức kỷ luật về an toàn vệ sinh lao động còn hạn chế, dẫn đến nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra

Đầu tháng 3 năm 2015, Phòng Lao động – Thương binh & xã hội quận Tây

Hồ có nhận được đơn khiếu nại của anh Vũ Bá Cường, 33 tuổi, trú tại Tổ Dân phố

4, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, đề nghị can thiệp giúp đỡ cho anh về vấn đề bồi thường tại nạn lao động Theo nội dung trong đơn, gia đình anh Cường rất hoàn cảnh, nhà nghèo nên học đến lớp 7 thì anh nghỉ học đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp gia đình Đến tháng 4 năm 2012, Doanh nghiệp sản xuất dao kéo Toàn Thắng, địa chỉ tại Tổ dân phố 11 – Phường Yên Phụ – Quận Tây Hồ – Thành phố Hà Nội do ông Đinh Toàn Thắng làm chủ được thành lập Sau khi thành lập, công ty của ông Thắng thu hút hơn 50 lao động tại địa phương và anh Cường

đã hộp hồ sơ xin vào làm công nhân cho doanh nghiệp đó Sau khi được nhận, công việc chính của anh Cường được phân công là vận hành máy cắt đây là công đoạn rất quan trọng của qui trình làm dao, kéo và cũng là công đoạn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người lao động trực tiếp

Ngày 01/12/2014, trong khi vận hành máy cắt, bộ phận che chắn, bảo vệ trục lăn bị hỏng, anh Cường đã ngừng vận hành, tắt máy và tháo dời bộ phận che chắn, đồng thời báo cáo với người quản lý là ông Lê Đình Tuấn yêu cầu sửa chữa để đảm

Trang 5

bảo an toàn và tiếp tục sản xuất Sau khi ông Tuấn đồng ý, anh Cường đã mang bộ phận che chắn đến cơ sở hàn tiện gần đó để sửa

Mọi thông tin hỏng hóc về máy móc đã được anh Cường báo cáo đến phía doanh nghiêp Trong điều kiện này, về nguyên tắc người công nhân không được phép tiếp tục vận hành máy, nhưng do nóng lòng thực hiện các chỉ tiêu sản phẩm, cũng như chủ quan cho rằng việc thiếu bộ phận che chắn bảo vệ tuy có “thiếu một chút về an toàn” nhưng nếu cẩn thận sẽ không gặp vấn đề gì nghiêm trọng” nên anh Cường đã khởi động lại máy và tiếp tục vận hành Sau 30 phút làm việc, do sơ xuất, ống tay

áo của anh Cường đã bị cuốn vào máy, kéo cả bàn tay vào theo Thấy anh Cường tri hô lớn, mọi người lập tức tắt máy nhưng bàn tay trái của anh đã bị đứt lìa Trước tai nạn nghiêm trọng đó, ông Thắng và ông Tuấn đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa anh Cường đi cấp cứu tại Bệnh viện Xanh Pôn Sau hơn 2 tháng điều trị, ngày 15/02/2015, anh Cường đã được xuất viện, ông Thắng là người thanh toán tất cả chi phí về thuốc men, viện phí, ăn uống với số tiền là 25 triệu đồng Tuy nhiên sau khi xuất viện, do tình trạng sức khoẻ chưa ổn định, vết thương chưa lành hẳn, không có việc làm, không có thu nhập, anh Cường rơi vào tình thế rất khó khăn Sau một thời gian, anh Cường đã đến gặp ông Thắng – chủ doanh nghiệp, nhờ ông giúp đỡ để có thể trải qua quãng thời gian khó khăn này nhưng ông Thắng đã từ chối với lý do ông thanh toán tiền viện phí, thuốc men cho anh Cường là đã hết trách nhiệm Vì vậy, đến ngày 24/3/2015 anh đã làm đơn khiếu nại gửi các cấp có thẩm quyền đề nghị giải quyết

Trang 6

PHẦN II XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1 Đối với anh Vũ Bá Cường – người lao động:

Việc giải quyết đơn khiếu nại cho anh Cường không chỉ mang lại quyền lợi chính đáng cho anh, mà còn tạo niềm tin cho hàng trăm công nhân lao động đang làm việc trong công ty, đồng thời còn thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật của cá nhân, đơn vị và tổ chức nhằm góp phần làm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

và kỷ cương

2 Đối với ông Đinh Toàn Thắng – người sử dụng lao động:

Ông Thắng phải thấy được nghĩa vụ của người chủ sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động để chấp hành và thực hiện đúng quy định, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động giữa doanh nghiệp và người lao động được hài hoà, ổn định, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo ổn định đời sống xã hội

3 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:

Với tình huống nêu trên, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước phải xem xét

và giải quyết vấn đề vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật lao động, vừa hợp tình hợp lý, đồng thời đỡ tốn kém thời gian cũng như không gây phiền hà cho người lao động và người sử dụng lao động

Về phía Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội quận Tây Hồ phải thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước về lao động, phối hợp với các ban ngành có liên quan thường xuyên kiểm tra xử lý những trường hợp vi phạm để đảm bảo cho pháp luật lao động được thực hiện một cách nghiêm minh và đạt được mục tiêu đề ra trong việc giải quyết khiếu nại, tổ cáo của công dân

Đối với Liên đoàn lao động quận Tây Hồ phải thực hiện đúng vai trò kiểm tra, giám sát để giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của người lao động

Trang 7

PHẦN III PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

1 Nguyên nhân

1.1 Công tác quản lý nhà nước về lao động

Các cơ quan chức năng không thực hiện hết nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình đó là chức năng quản lý nhà nước và chức năng giám sát việc quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động theo quy định của Bộ Luật lao động Các cơ quan thẩm quyền tại địa phương chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh và xử phạt kịp thời

Không kịp thời trong việc giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về quyền lợi của người lao động, chậm trễ trong việc điều tra, xác minh, kết luận nhằm hướng dẫn, yêu cầu, thậm chí thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo luật định nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động

Trình độ quản lý của cán bộ, công chức thuộc các ngành chức năng còn hạn chế, chưa đẩy Thắng tuyên truyền về an toàn lao động cho nhân dân cũng như các doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức cho người lao động và người sử dụng lao động

1.2 Đối với người sử dụng lao động

Ông Thắng - Chủ doanh nghiêp chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động:

- Vi phạm quy định về khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động Nơi đặt máy móc làm việc không có treo các bảng chỉ dẫn về an toàn lao động

- Khi tai nạn lao động xảy ra đã không kịp thời khai báo với cơ quan chức năng về lao động, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm bồi thường vật chất đối với người bị tai nạn lao động

- Hướng dẫn, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động còn sơ sài, chưa trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động theo quy định của Pháp luật

Trang 8

1.3 Đối với người lao động bị tai nạn lao động

Vì cố gắng làm đẩy nhanh tiến độ, kiếm thêm thu nhập, anh Cường đã quá chủ quan khi xem thường các quy trình, quy phạm cũng như mối nguy hiểm khi vận hành, sử dụng máy móc thiết bị, vẫn cố làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn lao động

1.4 Đối với tổ chức Công đoàn

Việc chưa thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp dẫn tới việc chưa có tổ chức đứng ra đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp, khiếu nại trong lao động

Liên đoàn lao động quận Tây Hồ chưa sát sao trong việc vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, yêu cầu người lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện

và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở

2 Hậu quả

Người lao động gặp phải khó khăn về vật chất, thể chất lẫn tinh thần kéo dài, nhất là trong thời gian bị tai nạn lao động, không thể lao động và không có nguồn thu nhập để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, từ đó làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và vật chất lâu dài, dẫn đến sự thiếu tin tưởng vào việc giải quyết của các cơ quan chức năng Nhà nước

Về phía người sử dụng lao động, khi tai nạn lao động xảy ra sẽ có ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, phải chịu các phí tổn bồi thường, có trường hợp phải chịu trách nhiệm pháp lý, thậm chí có trường hợp phải thua lỗ, phá sản

Xuất phát từ việc thiếu kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, việc chấp hành pháp luật lao động của doanh nghiệp chưa nghiêm dẫn đến vi phạm pháp luật kéo dài không được phát hiện, ngăn chặn

đã làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm và đời sống của người lao động Tổ chức công đoàn chưa kịp thời tuyên truyền, vận động tổ chức công đoàn cơ sở để thông qua đó tuyên truyền các chủ trương, chính sách của

Trang 9

Đảng, pháp luật của Nhà nước để người lao động hiểu biết và thực hiện tốt, đồng thời có thể tự đấu tranh để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình

Mặt khác, Đảng và Nhà nước ta đang ra sức xây dựng một Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì tình trạng chậm chạp, xử lý chưa đến nơi, đến chốn của cơ quan chức năng đối với các bên liên quan khi tai nạn lao động xảy

ra cũng sẽ tạo ra sự giảm sút niềm tin vào pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa và chế độ xã hội chủ nghĩa Hậu quả sâu xa nhất là vấn đề pháp luật chưa được tôn trọng triệt để, pháp chế xã hội chủ nghĩa và pháp luật Nhà nước chưa được thực thi nghiêm chỉnh làm ảnh hưởng đến đời sống người lao động, đến sản xuất - kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất nước ta bước vào giai đọan hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, vấn đề cạnh tranh - một vấn đề sống còn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế - đang đặt ra hết sức gay gắt

Trang 10

PHẦN IV XÂY DỰNG PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI

QUYẾT TÌNH HUỐNG

1 Cơ sở pháp lý

Dựa trên Bộ luật lao động 2012, cần làm rõ mối quan hệ lao động giữa anh Cường (người lao động) và ông Thắng (người sử dụng lao động) như sau:

- Điểm b, khoản 1, Điều 5 Bộ Luật lao động 2012 qui định “Người lao động

có quyền được hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hàng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể” Vì vậy, ông Thắng – chủ doanh nghiệp – người sử dụng lao động phải tuân theo các điều chỉnh của pháp luật về trả công lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và các lợi ích khác của người lao động là ông Cường

- Khoản 1, Điều 39 Bộ Luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp “Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1, điều 38 của Bộ Luật này”

- Khoản 2, Điều 5 của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định

“Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:

a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động;

b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;

Ngày đăng: 30/01/2016, 12:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w