1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận xử lý tình huống về cấp kinh phí hoạt động cho doanh nghiệp nhà nước

24 1,2K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 450,87 KB

Nội dung

Tình trạng thiếu vốn, thiếu kinh phí hoạt động tại các Doanh nghiệp nhà nước và các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đang diễn ra ở nhiều nơi, gây nên tình trạng mất ổn định tron

Trang 1

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI

LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

  

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI

“Xử lý tình huống về cấp kinh phí hoạt động

cho Doanh nghiệp Nhà Nước”

Họ tên học viên : Phạm Phương Ngọc Chức vụ : Chuyên viên

Đơn vị công tác : Phòng Quản lý Ngân sách

- Sở Tài chính Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI

LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015

  

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI

“Xử lý tình huống về cấp kinh phí hoạt động

cho Doanh nghiệp Nhà Nước”

Họ tên học viên : Phạm Phương Ngọc Chức vụ : Chuyên viên

Đơn vị công tác : Phòng Quản lý Ngân sách

- Sở Tài chính Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 3

1.1 Hoàn cảnh ra đời 3

1.2 Diễn biến tình huống 4

II MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 4

2.1 Mục tiêu chung 4

2.2 Mục tiêu cụ thể của tình huống 5

III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 5

3.1 Cơ sở lý luận và pháp lý 5

3.2 Phân tích tình huống 6

3.3 Nguyên nhân 8

3.4 Hậu quả 10

IV PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 10 4.1 Phương án 1 10

4.2 Phương án 2 12

4.3 Phương án 3 13

V XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN 15

VI KIẾN NGHỊ 17

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cả nước Theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó đặt mục tiêu xây dựng, phát triển Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại tiêu biểu cho cả nước, đảm bảo thực hiện chức năng là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, giao thương và kinh tế lớn cả nước, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng

bộ, hiện đại, môi trường bền vững Do đó, đầu tư phát triển thời gian tới, đặc biệt là đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, cần lượng vốn rất lớn để đảm bảo sự phát triển chung của Thủ đô Bình quân mỗi năm Hà Nội cần tối thiểu lượng vốn đầu

tư khoảng 280 nghìn tỷ đồng, trong khi đó, Ngân sách thành phố rất eo hẹp, hàng năm chỉ đảm bảo cân đối cho đầu tư từ 22 - 25 nghìn tỷ đồng, tương đương 8% so với nhu cầu thực tế

Chính vì thế, cân đối thu chi ngân sách nhà nước (NSNN) cũng như việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực đầu tư công là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành; mang ý nghĩa hết sức to lớn về mặt kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính, thúc đẩy và phát triển nền kinh tế nước nhà

Để làm tốt việc phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước trong lĩnh vực đầu tư công, Thành phố Hà Nội cùng các cấp có thẩm quyền đã và đang từng bước cải cách làm gọn nhẹ các cơ chế, chính sách, đồng thời hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để tạo ra một hành lang pháp lý đồng bộ cho việc quản lý và điều hành ngân sách nhà nước

Tuy nhiên, trong từng giai đoạn, từng điều kiện cụ thể, trong khi nguồn thu

và vốn Trung ương cấp còn hạn chế, một số nhiệm vụ chi cần thiết và cấp bách phát sinh trong quá trình quản lý và điều hành các dự án đầu tư trọng điểm cần

Trang 5

được giải quyết Vấn đề quan trọng đặt ra là phải cân đối được thu chi ngân sách

Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập tại Lớp bồi

dưỡng ngạch chuyên viên K3A-2015, tôi chọn đề tài "Xử lý tình huống về cấp

kinh phí hoạt động cho Doanh nghiệp Nhà Nước" để thực hiện tiểu luận tốt

nghiệp cuối khóa vì tình huống này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cơ quan tôi đang làm là Sở Tài chính nói chung và đặc biệt là nhiệm vụ chính của phòng Quản lý ngân sách nói riêng

Tình trạng thiếu vốn, thiếu kinh phí hoạt động tại các Doanh nghiệp nhà nước và các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đang diễn ra ở nhiều nơi, gây nên tình trạng mất ổn định trong phát triển kinh tế xã hội, qua phân tích tình huống cụ thể tại Công ty TNHH MTV A thuộc thành phố Hà Nội bằng phương pháp nghiên cứu thống kê và phỏng vấn, mục tiêu của đề tài là nêu lên được phần nào nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết tình trạng trên

Bố cục của tiểu luận bao gồm ba phần: lời nói đầu, nội dung và kết luận trong đó phần nội dung gồm giới thiệu mô tả tình huống, mục tiêu xử lý tình huống, phân tích nguyên nhân và hậu quả, đề xuất các phương án giải quyết tình huống, lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn và kiến nghị

Kính mong sự trao đổi, góp ý của thầy, cô giáo để tôi có thể rút kinh nghiệm và vận dụng vào thực tiễn công tác của mình, nhằm làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo cơ quan về công tác quản lý ngân sách nhà nước

Trang 6

NỘI DUNG

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

1.1 Hoàn cảnh ra đời

Theo quy hoạch phát triển Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020

và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2050, Thành phố Hà Nội sẽ phát triển mạng lưới 8 tuyến Đường sắt đô thị Năm

2015, Thành phố đã có 3 tuyến Đường sắt đô thị đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư, trong đó Tuyến đường sắt đô thị 2A dự kiến sẽ hoàn thành xây dựng vào giữa năm 2015

Do đó, để thực hiện việc vận hành, khai thác, bảo trì các tuyến đường sắt

đô thị, được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, ngày 27/11/2014, Công ty TNHH MTV A được thành lập theo Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ chính là kinh doanh, vận tải hành khách công cộng bằng hệ thống đường sắt đô thị, góp phần giải quyết ách tắc giao thông trên địa bàn thành phố Công ty TNHH MTV A là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, với vốn điều lệ quy định tại thời điểm thành lập là 1.781.817 triệu đồng

Ngày 04/02/2015, tại cuộc họp với Công ty TNHH MTV A, UBND Thành phố đã yêu cầu Công ty khẩn trương hoàn tất các hồ sơ, thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh, đăng ký cấp con dấu, mở tài khoản, …; đồng thời giao Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng và nhiệm vụ được giao xây dựng

và trình Bộ Tài chính phê duyệt đề án cấp vốn điều lệ cho Công ty A để Công ty

đủ điều kiện chính thức đi vào hoạt động trước ngày 01/05/2015

Căn cứ theo kết luận tại cuộc họp trên, ngày 26/02/2015, Công ty TNHH MTV A đã có tờ trình đề nghị xin cấp vốn Điều lệ gửi UBND Thành phố, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tính đến 30/7/2015, Đề án cấp vốn điều lệ cho Công ty TNHH MTV A vẫn chưa được

Trang 7

phê duyệt, Công ty chưa có kinh phí hoạt động dù đã chính thức đi vào hoạt động được 3 tháng

1.2 Diễn biến tình huống

Ngày 05/8/2015, Công ty TNHH MTV A có tờ trình gửi UBND Thành phố

và Sở Tài chính đề nghị: do Công ty mới đi vào hoạt động, chưa có nguồn thu

và đang trong thời gian chờ các cơ quan của Thành phố báo cáo cấp có thẩm quyền cấp vốn điều lệ, Công ty A đề nghị UBND thành phố xem xét ứng trước kinh phí hoạt động cho Công ty để có nguồn kinh phí phục vụ các nhiệm vụ, kế hoạch và hoạt động kinh doanh được giao

Tại tờ trình này, Công ty A đề nghị tạm cấp khoản kinh phí giai đoạn từ 01/5/2015 đến 31/12/2015 là 17.050 triệu đồng, cụ thể như sau:

- Chi phí về nhân công, bao gồm các khoản tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, và các khoản chi phúc lợi khác: 6.800 triệu đồng

- Chi phí hành chính, bao gồm các khoản chi phí in ấn, chi phí điện, nước, sách báo : 2.450 triệu đồng

- Chi phí công tác phí, gồm chi phí đi công tác nước ngoài (2 đợt tại Trung Quốc và Nhật Bản) và trong nước (3 đợt tại Thành phố Hồ Chí Minh) và các khoản công tác phí khác: 1.000 triệu đồng

- Chi phí khánh tiết, đối ngoại, chi phí đào tạo, thuế tư vấn, và các khoản chi phí khác: 2.800 triệu đồng

- Chi phí mua sắm tài sản cố định ban đầu: 4.000 triệu đồng

Nhằm làm rõ hơn vấn đề, tôi sẽ đánh giá, phân tích nguyên nhân và hậu quả

để có được định hướng chung trong việc đưa ra giải pháp xử lý cho thích hợp

II MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

2.1 Mục tiêu chung

- Góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trang 8

- Đảm bảo kỷ cương pháp luật, phù hợp với nguyên tắc cơ bản mà Hiến pháp đã nêu

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân

- Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, các lợi ích trước mắt và lâu dài

2.2 Mục tiêu cụ thể của tình huống

- Giải quyết vấn đề kinh phí hoạt động của Công ty TNHH A, đảm bảo các khoản kinh phí cũng như điều kiện làm việc cần thiết để Công ty thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch, hoạt động sản xuất được giao; đảm bảo các khoản kinh phí này được chi đúng, chi đủ, chi đúng định mức, đúng chế độ quy định, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cơ quan, tổ chức, chính trị xã hội cũng như quyền và nghĩa vụ của công dân

- Đảm bảo các nhu cầu về vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật của Thủ đô nhằm giảm thiểu việc chậm tiến độ các dự án đầu tư do thiếu vốn

- Chủ động thực hiện các chủ trương, chính sách hiện hành về quản lý tài chính, kế hoạch NSNN

III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

3.1 Cơ sở lý luận và pháp lý

- Luật Ngân sách Nhà nước 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002

- Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính Phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp

- Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính Phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ

- Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày

Trang 9

11/7/2013 của Chính Phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ

- Công văn số 2252/TTg-ĐMDN ngày 29/12/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015

3.2 Phân tích tình huống

Làm việc cụ thể với Trưởng phòng Tài chính - Kế toán của Công ty TNHH MTV A, đại diện của UBND thành phố Hà Nội và Sở Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời qua nắm bắt tình hình thực tế tại Công ty trước tình huống này, tôi thấy:

Về việc cấp vốn điều lệ cho Công ty A:

Vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV A tại thời điểm được thành lập là 1.781.817 triệu đồng, được xác định là 100% nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ cho Dự án hỗ trợ kỹ thuật “tăng cường năng lực cơ quan quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và thành lập Công ty vận hành bảo dưỡng các tuyến đường sắt

đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội” Nguồn vốn hỗ trợ này dự kiến được chuyển cho thành phố Hà Nội vào cuối năm 2016 Do đó, UBND Thành phố Hà Nội đã đề nghị Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện xây dựng đề

án tạm cấp vốn điều lệ cho Công ty TNHH MTV A từ các nguồn ngân sách Thành phố để Công ty thực hiện các nhiệm vụ được giao, và khoản vốn này sẽ được hoàn trả khi JICA cấp vốn hỗ trợ cho Dự án

Tuy nhiên, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư gặp khó khăn trong việc xây dựng đề án cấp vốn điều lệ do:

- Trước khi thành lập Công ty A, dự án hỗ trợ kỹ thuật “tăng cường năng lực cơ quan quản lý đường sắt đô thị Hà Nội và thành lập Công ty vận hành bảo dưỡng các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội” có chủ đầu tư

là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, và dự án sẽ được chuyển đổi chủ đầu tư

Trang 10

sang Công ty TNHH MTV A sau khi công ty thành lập Tuy nhiên, đến ngày 19/7/2015, UBND Thành phố mới có quyết định phê duyệt việc chuyển đổi này dẫn đến việc bàn giao các hồ sơ có liên quan cũng như quyết toán các khoản kinh phí đã chi bị chậm

- Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa thống nhất được với Bộ Tài chính về nguồn kinh phí sử dụng để tạm cấp vốn điều lệ cho Công ty A

- Ngân sách thành phố Hà Nội còn eo hẹp, việc đảm bảo cân đối và cấp phát khoản vốn đầu tư cho dự án gặp khó khăn

Do đó, việc phê duyệt đề án và cấp phát khoản vốn điều lệ cho Công ty A chưa thể hoàn thành sớm trong năm 2015

Về tờ trình xin ứng kinh phí của Công ty A:

Căn cứ theo tờ trình xin ứng kinh phí của Công ty A, chi phí về nhân công

và chi phí mua sắm tài sản là hai khoản chi phí chính, chiếm khoảng 63% khoản kinh phí đề xuất Nhìn chung, các khoản kinh phí được đề xuất theo đúng luật định và phù hợp với tình hình tại thực tế của Công ty Tuy nhiên, một số đề xuất của Công ty A cần được xem xét kỹ:

- Chi phí về tiền lương cho Cán bộ công nhân viên: Công ty A được phê duyệt biên chế là 40 người, trong đó có 01 Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc và 02 Phó Giám đốc Đa số nhân sự ban đầu của Công ty A đều được điều chuyển từ Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và một số nhân sự từ các Tổng Công ty lớn như Tổng Công ty Vận tải, Tổng công ty đường sắt Việt Nam Các công ty này đều là những đơn vị đang áp dụng mức chi trả lương riêng cho nhân viên, trung bình cao hơn khoảng 2,7 lần so với mức lương tối thiểu chung Với tỷ lệ chênh lệch về mức lương như vậy, Công ty A sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút đội ngũ nhân sự có trình độ cao Do đó, Công ty A đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho Công ty A áp dụng cơ chế lương ưu đãi, ngang với mức lương hiện hưởng của Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (cao hơn

Trang 11

2,7 lần so với mức lương tối thiểu chung) Về đề xuất này, theo ý kiến của tôi, cần phải xem xét nghĩ do việc áp dụng cơ chế lương đặc thù có phần chưa hợp

lý, các Công ty đang áp dụng cơ chế đặc thù đều là các đơn vị có nguồn thu ổn định, tự chủ về mặt tài chính, trong khi đó Công ty A mới đi vào hoạt động, chưa có nguồn thu

- Công ty A có đề xuất 1.000 triệu đồng cho chi phí công tác trong nước và nước ngoài (5 đợt) Tuy nhiên, theo ý kiến của tôi, chi phí này chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế do Công ty A mới đi vào hoạt động, các thủ tục để thành lập Công ty đang trong giai đoạn hoàn thành, nên việc đi công tác hỗ tập trong và ngoài nước chưa thực sự cần thiết

- Công ty A có đề xuất 450 triệu cho chi phí lễ ra mắt Công ty, bao gồm thuê hội trường, thuê công ty tổ chức sự kiện Tuy nhiên, hiện chưa có kế hoạch cụ thể cho lễ ra mắt Công ty, thời gian tổ chức lễ ra mắt cũng chưa quyết định, có thể sẽ đẩy lùi sang năm 2016

Về khía cạnh quản lý điều hành:

Trong tình hình đề án tạm ứng vốn điều lệ cho Công ty TNHH A chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì việc tạm cấp kinh phí hoạt động cho Công ty là cần thiết để đảm bảo các khoản tiền lương, điều kiện làm việc cho cán bộ nhân viên yên tâm hoàn thành các nhiệm vụ được giao

Nhưng nếu đề xuất giải quyết kinh phí hoạt động trên theo tờ trình của Công ty thì sẽ ảnh hưởng đến thu chi Ngân sách chung của thành phố Thêm vào

đó, nếu cơ chế lương đặc thù cho Công ty A được phê duyệt thì có thể tạo thành một tiền lệ không tốt cho các Công ty Nhà nước khác trên địa bàn Thành phố

3.3 Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan

Khủng hoảng kinh tế toàn cẩu kéo dài từ cuối năm 2008 tác động lớn đến nền kinh tế nước ta, dẫn đến nguồn thu ngân sách Việt Nam nói chung và thu

Trang 12

ngân sách thành phố Hà Nội nói riêng giảm mạnh Bên cạnh đó, việc trốn thuế,

nợ đọng thuế cũng góp phần làm hụt thu thuế trong những năm gần đây Nguồn thu ngân sách giảm trong khi đó chi ngân sách lại có dấu hiệu tăng đáng kể để đảm bảo an sinh xã hội Đồng thời, nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là đầu tư vào hệ thống giao thông tăng mạnh, nhưng ngân sách nhà nước lại không đáp ứng đủ, dẫn đến việc thiếu hụt vốn cho các dự án đầu tư Thêm vào đó, nhiều vụ việc liên quan đến tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các dự án giao thông vận tải có sử dụng vốn ODA của Nhật Bản tại Hà Nội

bị phát hiện, điển hình là vụ Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đưa hối

lộ tại Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (phát hiện trong năm 2014) đã dẫn đến việc phía Nhật Bản xem xét tạm ngừng giải ngân vốn ODA cho một số dự án đầu tư tại Việt Nam để chờ phía Việt Nam thực hiện điều tra vụ việc đồng thời xây dựng các biện pháp phòng ngừa phát sinh những vụ việc tương tự Việc này khiến một số dự án giao thông vận tải sử dụng vốn ODA trên địa bàn Hà Nội gặp khó khăn do thiếu vốn

b) Nguyên nhân chủ quan

- Chính quyền đại phương, các ngành chưa phối hợp rà soát lại nhiệm vụ chi, chưa tập trung xác định tốt mục tiêu và đối tượng ưu tiên cho các dự án trọng điểm và cần thiết mà còn áp dụng hình thức rải đều Ngoài ra, chưa có sự tiết kiệm trong chi NSNN nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, dẫn đến nhiều dự án bị đội vốn, NSNN không đủ đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển

- Các cơ quan chức năng có liên quan chưa chủ động phối hợp, triển khai,

và hoàn tất sớm các thủ tục thành lập Công ty A cũng như việc bàn giao hồ sơ giữa chủ đầu tư cũ và Công ty A chưa hoàn thành dẫn đến khó khăn trong việc việc xây dựng đề án cấp vốn điều lệ cho Công ty

Ngày đăng: 30/01/2016, 12:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước Khác
4. Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính Phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp Khác
5. Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính Phủ về đầu tƣ vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ Khác
6. Thông tƣ số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ tài chính về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước Khác
7. Thông tƣ số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính Phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ Khác
8. Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính Nhà nước chương trình chuyên viên – Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong TP Hà Nội, năm 2014 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w