1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận xử lý tình huồng trong quản lý giáo dục về vấn đề dạy thêm, học thêm ở trường tiểu học

24 12,4K 202

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 359,37 KB

Nội dung

LỚP BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A-2015 TIỂU LUẬN TÊN ĐỀ TÀI: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC VỀ VẤN ĐỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC B - HUYỆN C – THÀNH P

Trang 1

LỚP BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN NGẠCH CHUYÊN VIÊN K6A-2015

TIỂU LUẬN

TÊN ĐỀ TÀI:

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC

VỀ VẤN ĐỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM Ở TRƯỜNG TIỂU

HỌC B - HUYỆN C – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ và tên: Bùi Thị Thanh Hải Chức vụ: Phó trưởng phòng Đơn vị công tác: Phòng GD & ĐT huyện Đan phượng, thành phố Hà Nội

Hà Nội, tháng 11 năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC A.MỞ BÀI Trang 1

B.NỘI DUNG Trang 5 1.Mô tả tình huống Trang 5

1.1 Hoàn cảnh ra đời tình huống Trang 5

1.2 Nội dung tình huống Trang 6

2 Mục tiêu giải quyết tình huống Trang 8

3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả Trang 8

4 Xây dựng các phương án giải quyết và chọn phương án tối ưu Trang 10

4.1 Các văn bản căn cứ Trang 10

4.2 Xây dựng các phương án giải quyết và chọn phương án tối ưu Trang 13

5 Xây dựng kế hoạch thực hiện phương án tối ưu Trang 16

C KIẾN NGHỊ - KẾT LUẬN Trang 19

1.Kiến nghị Trang 19

2 Kết luận Trang 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 21

Trang 3

A MỞ BÀI

Đảng Nhà nước ta đã khẳng định và chỉ ra rằng: Giáo dục – Đào

tạo và Khoa học – Công nghệ là “quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp đổi mới (Văn kiện đại hội VII), “Là khâu đột phá” phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Văn kiện đại hội VIII), là “nền tảng và động lực” cho

công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Văn kiện đại hội IX) để từng bước phát triển kinh tế tri thức

Chỉ thị 40- CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương

Đảng cũng đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách

hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát triển nguồn lực con người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng toàn dân, trong đó có cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”

Chỉ thị đã nhấn mạnh: “Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chấn hưng đất

nước”

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI nhấn mạnh: “Giáo dục và Đào

tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam Phát triển Giáo dục và Đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”

Trong những năn qua, Giáo dục & Đào tạo tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn, cơ sở vật chất được tăng cường, quy mô đào tạo

mở rộng Trình độ dân trí được nâng lên, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước

Trang 4

Tuy nhiên, Giáo dục& Đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập Văn

kiện Đại hội XI chỉ rõ “Quản lý nhà nước về giáo dục con bất cập Xu

hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm , hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” Về

nguyên nhân của tình trạng trên, Đảng cũng chỉ ra rằng “ Sự lãnh đạo,

chỉ đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước trên một số lĩnh vực

và một số vấn đề lớn chưa tập trung, kiên quyết, dứt điểm ;kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm Tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” Để chấn chỉnh tình

trạng trên, Văn kiện định hướng: “ Tăng cường công tác thanh tra; kiên

quyết khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, đào tạo ”

Trong thời gian vừa qua, dư luận và báo chí đã tốn không ít giấy mực để bàn về vấn đề dạy thêm, học thêm Có ý kiến cho rằng việc dạy thêm, học thêm là nhu cầu chính đáng của người dân, bao gồm cả người học lẫn người dạy Song cũng có ý kiến cho rằng việc dạy thêm, học thêm là không cần thiết, vì nó tạo áp lực học hành quá lớn cho học sinh

Bản chất của việc dạy thêm, học thêm không có gì đáng phê phán, nếu như nó được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, quy định của ngành Giáo dục & Đào tạo đề ra, và được xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện, củng cố, khắc sâu, bổ sung kiến thức của người học, động cơ học

và không vụ lợi của dạy

Học thêm tích cực sẽ “ tích cực” góp phần nâng cao mặt bằng kiến thức của người học, đồng thời sẽ là động cơ để giáo viên không ngừng

tự học để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ

Song điều đáng bàn là hoạt động dạy thêm, học thêm ở nhiều nơi hiện nay đang diễn ra tràn lan Có nhiều lý do dẫn đến hoạt động dạy thêm, học thêm diễn ra tràn lan, khó kiểm soát Về phía gia đình: Một số

Trang 5

với mong muốn con mình được giỏi giang bằng bạn bằng bè, nhất là phải dành được kết quả cao trong các kì thi, nên khuyến khích con đi học; Một số gia đình thì cho con đi học theo “phong trào’’, người ta cho con

đi học thêm thì mình cũng cho con đi học thêm; thậm chí có gia đình vì

sợ bị cô giáo trù úm nên đành cho con đi học thêm Về phía giáo viên, ở đâu đó, vì lợi ích kinh tế đã lôi kéo, thậm chí dùng “tiểu xảo” để ép học sinh học thêm

Bản thân tôi là một cán bộ quản lý trong ngành Giáo dục và Đào tạo ở cấp huyện; trong thời gian qua toàn ngành đang triển khai và thực hiện có

hiệu quả các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh"; cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lớp"; cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo

là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo";… Qua học lớp Bồi dưỡng

kiến thức quản lý Nhà nước Chương trình chuyên viên khoá K6-2015, tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Hà Nội, đã giúp tôi tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích cho công tác của mình và mở rộng th êm hiểu biết về công tác quản lý Nhà nước ở các ngành, lĩnh vực khác đồng thời bổ sung hiểu biết về công tác quản lý Nhà nước ở các ngành, lĩnh vực khác một cách toàn diện hơn Từ một tình huống cụ thể có thật vừa xảy ra ở địa phương, liên quan đến vấn đề dạy thêm học thêm, với trách nhiệm của mình là một cán bộ phụ trách chuyên môn giáo dục của

huyện, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Xử lý tinh huống trong quản lý giáo dục về vấn đề dạy thêm, học thêm ở Trường tiểu học B-Huyện C-Thành phố Hà Nội” để cùng tham gia giải quyết, tháo gỡ vướng mắc,

góp phần vào công tác quản lý giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện nói riêng và thành phố nói chung Đây là một cơ hội tốt để bản thân vận

Trang 6

dụng những kiến thức đã được học tập, liên hệ với thực tế giúp cho quá trình công tác của bản thân ngày càng tốt hơn

Trang 7

B NỘI DUNG

1 Mô tả tình huống:

1.1 Hoàn cảnh ra đời của tình huống:

Xã B là một xã thuần nông của huyện C với một vài nghề phụ lúc nông nhàn Đời sống của nhân dân nói chung còn gặp nhiều khó khăn Một vài năm gần đây do tốc độ đô thị hóa các vùng lân cận diễn ra mạnh mẽ, ruộng đất dần dần thu hẹp có ảnh hưởng tới nhận thức của một bộ phận người dân trong việc đầu tư, học tập cho con em

Trường tiểu học B là một ngôi trường đẹp nằm ở trung tâm xã có nhiệm

vụ thu nhận tất cả trẻ em trong độ tuổi tiểu học trên địa bàn xã tới trường học tập Trung bình hằng năm trường có khoảng 800 học sinh với khoảng từ 20 đến 22 lớp Tuy chưa đạt chuẩn Quốc gia do diện tích khuôn viên không đảm bảo được 10 m2 /học sinh, song về cơ sở vật chất các phòng học, phòng chức năng khá đầy đủ Trường có đủ phòng dạy học 2 buổi/ ngày cho 100% học sinh từ nhiều năm nay( từ năm 2005) Sân trường rợp bóng cây, khung cảnh

sư phạm nhà trường luôn xanh-sạch-đẹp Đội ngũ giáo viên nhà trường phần lớn là người địa phương có trình độ chuyên môn vững vàng tâm huyết với công việc, được nhân dân tin tưởng, tín nhiệm Chất lượng giáo dục của nhà trường khá tốt, nhiều năm liền trường được công nhận Tập thể lao động tiên tiến, tiên tiến xuất sắc cấp thành phố

Cô giáo Đinh Thị V là một giáo viên nhà trường và là người địa phương Mẹ cô V cũng là giáo vên của trường B nay đã nghỉ hưu và cùng sinh sống trên địa bàn xã Cô V sinh năm 1978, cô vào ngành giáo dục năm

2000, trình độ chuyên môn Trung cấp sư phạm chính quy chuyên ngành tiểu học, đã học xong đại học, đào tạo tại chức Cô V đã từng là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và được kết nạp Đảng CSVN năm

2006 Cô còn được Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng chỉ định khối trưởng

Trang 8

chuyên môn khối lớp 1 từ nhiều năm nay Nhiều phụ huynh học sinh muốn con mình được học lớp do cô chủ nhiệm

1.2 Nội dung tình huống

Cuối hè 2014, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện C nhận được đơn kiến nghị của phụ huynh học sinh trường tiểu học B phản ánh cô V dạy thêm ngoài nhà trường từ nhiều năm nay và hè 2014 cô đã dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ 5 tuổi Đơn của phụ huynh ghi như sau:

Hiện nay Bộ GD&ĐT có chủ trương giảm tải, song giáo viên Trường tiểu học B lại tăng tải dạy trước chương trình gây cho học sinh bệnh chủ quan cái gì cũng biết trước Đã nhiều năm nay cô V, cụ thể năm nay đã dạy

từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 8, cô dạy 48 buổi thu 2.000.000 đồng/ 1 em

Cô dạy khoảng 60 em Bộ GD&ĐT cho phép quản học sinh ngoài giờ, theo chúng tôi hiểu, bố mẹ đi làm ca chưa kịp về thì các cô mầm non giữ giúp 1-

2 tiếng Còn giữ khác với dạy chữ Lợi dụng vào đấy nên các cô vận động phụ huynh viết đơn yêu cầu dạy thêm Chúng tôi là những phụ huynh ở các tỉnh về Hà Nội lao động phổ thông phải thuê nhà ở quá khó khăn Nếu không đi học thêm cô sẽ trù bằng nhiều cách Giáo viên Trường tiểu học B đang rộ lên việc dạy thêm bởi nhẽ một dịp hè mà cô V thu nhập hơn cả trăm triệu đồng Vào năm học nhà trường dạy sớm, chiều ( 2 buổi/ ngày),

cô chủ nhiệm lại dạy buổi tối Học sinh quá căng thẳng đầu óc Hiệu trưởng trường tiểu học ở xa nên cứ đinh ninh là giáo viên không dạy thêm

Trên đây là những tiếng kêu cứu của phụ huynh rất mong lãnh đạo quan tâm đến Phụ huynh chúng tôi xin kiến nghị hè đến tuyệt đối giáo viên không được dạy thêm, vào trong năm học, nhà trường dạy 2 buổi là đủ rồi Tôi có con học lớp cô V nên tôi rất tha thiết đề nghị Phòng GD & ĐT sẽ

xử lý để làm gương cho những giáo viên khác Nếu năm học mới không thay đổi buộc chúng tôi viết đơn lên thanh tra Sở GD&ĐT và các báo-đài

Trang 9

Vì sợ con bị trù nên không dám kí tên mà chỉ bằng đơn nặc danh

Sau khi nhận được đơn, mặc dù là đơn nặc danh, song với nhận định đây là nội dung phản ánh vấn đề có tính nhạy cảm, nếu nội dung phản ánh vấn

đề có tính nhạy cảm, nếu nội dung phản ánh có thật mà không được giải quyết

sẽ gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tới uy tín của Ngành Vì vậy, Phòng GD&ĐT đã giao cho Ban Giám Hiệu, Ban chấp hành công đoàn nhà trường xác minh giải quyết càng sớm càng tốt

Nhận nhiệm vụ được giao, ý thức được trách nhiệm với nhà trường, với ngành,Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn trường đã họp bàn và thống nhất: Một mặt xác minh sự việc qua học sinh, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương; một mặt yêu cầu cô V tường trình sự việc và nộp cho Ban Giám hiệu Sau khi nhận được tường trình của cô V sẽ có hướng xử lý tiếp theo

Qua xác minh các đối tượng cho thấy cô V có dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ 5 tuổi trong dịp hè, trong năm học có dạy thêm học sinh lớp mình vào buổi chiều tối Song số lượng học sinh khoảng 30-40 em, không nhiều như đơn nêu

Về phần tường trình của cô V, cô V nhiều lần khất Ban giám hiệu về hạn nộp tường trình Cuối cùng thì cô V cũng gửi lên Ban giám hiệu nhà trường bản tường trình với nội dung: Mẹ của cô( là giáo viên tiểu học đã về hưu) nhận trông giữ và dạy chữ cho một số cháu là con cháu người nhà và hàng xóm Một số buổi do mẹ bị mệt cô có đến hỗ trợ dạy giúp mẹ Kèm theo bản tường trình, còn có giấy xác nhận của một số cha mẹ học sinh có con theo học nhóm này, đặc biệt trong đó có cả một cha mẹ trẻ là cán bộ lãnh đạo xã B xác nhận người tổ chức lớp học là mẹ cô V

Như vậy giữa kết quả điều tra và bản tường trình của cô V có sự khác nhau Thực tế cô V có dạy trẻ trước chương trình lớp 1 và dạy thêm học sinh

ở nhà, song thông tin đó chỉ là những phản ánh, kể cả đơn nêu thì cũng chỉ là

Trang 10

nặc danh Còn bản tường trình thì việc dạy thêm, dạy trước chương trình của

cô V đã được “ chuyển” cho mẹ co mà mẹ cô V thì không thuộc quyền quản

lý của nhà trường

2 Mục tiêu giải quyết tình huống:

Đứng trước tình huống như vậy rõ ràng nhà trường phải có biện pháp giải quyết, xử lý với mục tiêu:

- Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm tràn lan của giáo viên nhà trường trên địa bàn xã, tham mưu tư vấn cho lãnh đạo xã trong việc quản lý các đối tượng như giáo viên đã nghỉ hưu tổ chức dạy thêm trái quy định

- Góp phần tích cực đưa trẻ trong độ tuổi mầm non tới trường mầm non, đặc biệt là trẻ 5 tuổi để thực hiện phổ cập 1 năm chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trong khi xã B là xã còn lại duy nhất của huyện chưa đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi

- Xử lý vi phạm để làm gương cho giáo viên nhà trường trong việc tổ chức dạy sai quy định

- Đảm bảo quyền trẻ em, ổn định dư luận phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương Tăng cường kỉ luật, kỉ cương trong ngành giáo dục, làm lành mạnh hóa môi trường giáo dục, lấy lại lòng tin của nhân dân đối với các thầy

cô giáo, giữ được hình ảnh trân trọng trong xã hội đối với người thầy

- Nâng chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục của các lớp trong nhà trường

- Tăng cường, chú trọng công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ hunh, cộng đồng

3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả:

3.1 Nguyên nhân chủ quan:

Trang 11

- Bản thân cô V không ý thức được hậu quả của mình làm, làm trái với quy định của ngành, làm mất uy tín của Nhà trường, làm xấu đi hình ảnh người thầy trong mắt nhân dân và phụ huynh học sinh

- Cô V không nắm được đặc điểm phát triển của trẻ, bắt trẻ học trước chương trình là phản khoa học, để lại hậu quả chủ quan cái gì cũng biết trước cho trẻ- trong khi phụ huynh học sinh là người dân lại nhận thức được điều đó

- Do thấy lợi ích kinh tế thu nhập lớn nên đã bất chấp quy định của ngành, của chính quyền các cấp

3.2 Nguyên nhân khách quan:

Một bộ phận phụ huynh học sinh chưa hiểu được tác hại của việc cho con học trước tuổi, cho rằng học trước, biết trước sẽ giỏi hơn- đó là nhận thức sai lầm về sự phát triển của trẻ

- Cơ chế thị trường đã tác động đến nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức trong đó có cả nhà giáo – làm xấu đi hình ảnh của chính mình

- Việc quản lý, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện, của Ban giám hiệu nhà trường chưa sâu sát, việc tuyên truyền giáo dục về đạo đức nhà giáo cho cán bộ giáo viên còn chưa thường xuyên, liên tục

- Việc thanh tra, kiểm tra của các nghành, các cấp mà trực tiếp là Phòng GD&ĐT, UBND xã, Ban giám hiệu nhà trường nặng về hình thức, qua loa, chưa sâu sát, còn nể nang, ngần ngại trong việc kiểm tra hoạt động dạy thêm của giáo viên ngoài nhà trường

- Tinh thần đấu tranh của cán bộ, giáo viên, đặc biệt là cán bộ , giáo viên người địa phương chưa cao, chưa được phát huy, thái độ bàng quang

3.3 Hậu quả:

- Về sự phát triển của trẻ: trước khi vào lớp 1, hoạt động chủ đạo của trẻ

là vui chơi Việc tổ chức dạy trước cho trẻ từ tháng 5 ảnh hưởng tới sự phát

Trang 12

triển bình thường chủa trẻ là vui chơi, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo thì đã sớm bị chuyển sang hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, áp lực học tập sẽ đè nặng lên trẻ Mặt khác khi vào năm học, trẻ đã biết trước một số nội dung sẽ gây tâm lý chủ quan không cần nghe cô giáo giảng bài trên lớp Tâm lý chủ quan đó sẽ kéo sang cả những nội dunh mới chưa học, điều đó rất

có hại cho trẻ

- Về kinh tế: Một bộ phận phụ huynh học sinh có hoàn cảnh phải cho con theo cho bằng bạn bằng bè hoặc làm vừa long cô giáo sẽ gặp khó khăn về kinh tế

- Về mặt xã hội: Việc làm không đúng quy định của cô V gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội, làm mất uy tín của nhà trường, của nghành, của nhà giáo;tạo sự chênh lệch khá lớn về thu nhập lao động xã hội giữa nhân dân lao động với giáo viên; gây bất bình trong cả nội bộ giáo viên, giữa giáo viên dạy khối 1 với các khối lớp khác, giữa giáo viên người địa phương có điều kiện dạy thêm với giáo viên người nơi khác không có điều kiện dạy thêm

- Nếu sự việc không được giải quyết dứt điểm, thông tin lan rộng, sẽ tạo

dư luận lớn trong nhân dân, làm mất trật tự kỉ cương của ngành

4 Xây dựng các phương án giải quyết và chọn phương án tối ưu:

4.1 Các văn bản căn cứ:

4.1.1 Luật Giáo dục năm 2005

Điều 72 Nhiệm vụ của nhà giáo

Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

1 Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật

và điều lệ nhà trường;

2 Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

Ngày đăng: 30/01/2016, 12:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng CSVN Khác
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng CSVN Khác
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng CSVN Khác
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng CSVN Khác
5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng CSVN Khác
6. Luật số 38/2005/ QH11 ngày 14 tháng 7 năm 2007 – Luật Giáo dục 7. Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ công chức Khác
8. Thông tư 17/2012/TT-BGD ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định về dạy thêm học thêm Khác
9.Thông tư 41/2010/TT-BGD ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học Khác
10. Công văn số 5379/BGDDT-GDTH, ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 đối với giáo dục tiểu học Khác
11. Công văn số 8355/SGD&ĐT-TH, ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012- 2013 cấp tiểu học Khác
12. Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND, ngày 08thangs 4 năm 2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w