Xử lý tình huống cụ thể này, tôi đã tham khảo ý kiến của những đồng nghiệp có kinh nghiệm, kết hợp với phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh với các vụ việc tương tự đã xảy ra ở địa p
Trang 1TRƯỜNG ĐTCB LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015
***
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài
Xử lý tình huống trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp –
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp giả mạo
Họ tên học viên: Đinh Thị Hồng Nhung Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị công tác: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
Hà Nội , ngày 30 tháng 10 năm 2015
Trang 2MỤC LỤC Lời mở đầu
I Nội dung tình huống
1.1 Hoàn cảnh xuất hiện tình huống
II Phân tích tình huống
2.1 Mục tiêu, cơ sở lý luận, diễn biến tình huống
2.2 Nguyên nhân xảy ra tình huống
2.3 Hậu quả của tình huống
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Từ năm 1990, khi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ra đời, công tác đăng ký kinh doanh (ĐKKD) đã trải qua gần một phần tư thế kỷ, gắn liền với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp tư nhân Bước sang năm 2006, khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế đã vào cùng một sân chơi chung, có cả những thành công và những đổ vỡ, thất bại – đó cũng là quy
luật của nền kinh tế thị trường Luật Doanh nghiệp 2014 cũng nêu: “Giấy chứng
nhận ĐKDN là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan ĐKKD cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về ĐKDN” Như vậy, nhiệm vụ “đăng ký” của cơ
quan ĐKKD chỉ là ghi lại những gì mà người dân, doanh nghiệp cung cấp tại hồ
sơ, và vì thế, nhiều người đã cho rằng, công việc như vậy thật đơn giản, ai mà chả làm tốt được Tuy nhiên, thực tế thì không phải như vậy!
Công tác đăng ký kinh doanh không đơn giản là chỉ khai sinh ra một pháp
nhân mà luôn song hành cùng cả vòng đời của doanh nghiệp Mỗi pháp nhân có
đời sống riêng Pháp nhân (con người pháp luật) ấy có thay đổi, bổ sung, có mua, có bán, có lúc tăng trưởng, có lúc lụi bại, giải thể, xóa tên thậm chí là phá sản Đó cũng là quy luật của sự chọn lọc và phát triển
Không chỉ vậy, mỗi khi doanh nghiệp “có vấn đề” về kinh doanh hay kể
cả nội bộ doanh nghiệp có mâu thuẫn v.v thì từ các cơ quan nhà nước, tổ chức,
cá nhân liên quan đến doanh nghiệp đều muốn “lôi” cơ quan đăng ký, “cán bộ đăng ký” vào để tham gia xử lý, giải quyết Tất cả những thử thách ấy, ngay cả người làm lâu trong ngành nếu không tự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, không thường xuyên nghiên cứu, cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ v.v thì vẫn có thể mắc sai lầm
Việc ĐKKD, nhiều khi chỉ là phần nổi của tảng băng, phải có con mắt nhìn thấu cả tảng băng chìm bên dưới để hướng dẫn doanh nghiệp làm đúng,
Trang 4làm tốt, cũng chính là hoàn thành chức năng hướng dẫn của người làm đăng ký Trong không ít trường hợp, người làm đăng ký không chỉ xem xét hồ sơ hợp lệ
là đăng ký mà phải có nghiệp vụ của một “trọng tài”, giúp “cầm cân nảy mực” cho cuộc chơi; hay là một “điều tra viên” bất đắc dĩ hoặc một nhà “thương thuyết”, “hòa giải viên”; có lúc cần khúc triết, chắc chắn, mỗi câu, mỗi chữ đều
có trích dẫn điều khoản tương ứng của pháp luật liên quan không khác gì một luật sư hay một cán bộ làm trong ngành tòa án, Khi đó, cơ quan ĐKKD lại phải kiên trì báo cáo, giải thích để xử lý theo nghiệp vụ pháp lý đã quy định, lúc
ấy thực sự cần phải có bản lĩnh và cái tâm của nghề nghiệp để đứng ra giải quyết, xử lý một cách thống nhất, phù hợp với quy định pháp luật
Với mong muốn đề cập đến một trong những thực trạng trên đây, tôi chọn
đề tài tình huống “Xử lý tình huống trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp – Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp giả mạo” làm tiểu luận cuối
khoá lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên K2A-2015
Đây là một tình huống có thật đã xảy ra tại đơn vị tôi, tại thời điểm đó phương án xử lý của Phòng đăng ký kinh doanh là giữ nguyên quyết định của mình khiến đương sự phải khởi kiện ra tòa án hành chính, điều này gây ảnh hưởng xấu tới chính Cơ quan tôi và khiến mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp và mâu thuẫn gia đình không thể giải quyết êm đẹp Xử lý tình huống cụ thể này, tôi đã tham khảo ý kiến của những đồng nghiệp có kinh nghiệm, kết hợp với phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh với các vụ việc tương tự đã xảy ra ở địa phương khác cùng với lý luận thực tiễn và kinh nghiệm cá nhân ít ỏi của mình, tôi hy vọng nêu lên được phần nào nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết có hiệu quả vụ việc hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bị giả mạo, không phản ánh đúng ý chí của người đại diện doanh nghiệp bắt đầu từ việc tranh chấp quyền quản lý doanh nghiệp, xuất phát từ lối sống thực dụng, suy thoái đạo đức, ý thức chấp hành Pháp luật của công dân, sự thiếu trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ trong việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội
Trang 5I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1 Hoàn cảnh xuất hiện tình huống
Năm 2007, nhận thấy nhu cầu về nhà ở và cập nhật thông tin đất đai của người dân thủ đô tăng cao, Ông Vũ Văn T và vợ là bà Phạm Thị H đứng ra thành lập công ty TNHH kinh doanh bất động sản TH và đã được Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh số 0102506710, đăng ký lần đầu ngày 02/10/2007, trụ sở của công ty đặt tại nhà ông T: Tổ 1, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội Vốn điều lệ của công ty đăng ký là 6 tỷ đồng, trong đó ông T góp 5 tỷ đồng chiếm 83.3% vốn điều lệ, bà H góp 1 tỷ đồng chiếm 16.7% vốn điều lệ Bà Phạm Thị
H là người vợ thứ 2 của ông T, do vợ trước của ông đã mất nên ông đi bước nữa với bà H Ông T là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp với chức danh Giám đốc, bà H làm phó giám đốc công ty Do đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, lại có thâm niên về quản lý tại một công ty nhà nước trước khi về hưu nên công việc làm ăn của công ty do ông T quản lý tương đối phát đạt Ông
T có một người con trai với người vợ trước tên là Vũ Hoàng Q đang học đại học
và bà H cũng có 1 người con riêng đang học cấp 2
1.2 Mô tả tình huống
Năm 2010, ông T đã 70 tuổi, do thường xuyên đau ốm và bệnh tật, không thể điều hành Công ty một cách thường xuyên như trước đây nên ông muốn giao quyền điều hành công ty cho bà H vì ông rất tin tưởng bà và chuyển nhượng 1 phần vốn sở hữu cho bà H, 1 phần cho con trai với người vợ cả của ông là anh
Vũ Hoàng Q Ông đã giao cho bà H làm thủ tục thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ nhất với cơ quan đăng ký kinh doanh Bà H làm hồ sơ để thay đổi đăng ký kinh doanh với nội dung:
- Bổ sung thành viên Vũ Hoàng Q do nhận chuyển nhượng (do ông Vũ Văn T chuyển nhượng 1 tỷ trong phần vốn góp của mình trong Công ty)
Trang 6- Ông Vũ Văn T chuyển nhượng cho bà Phạm Thị H 1 tỷ trong phần vốn góp của mình
Tuy nhiên, sau khi ông T ký vào toàn bộ hồ sơ, giấy tờ cho việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, bà H đã tẩy xoá và sửa lại dung hợp đồng chuyển nhượng, trong đó giá trị chuyển nhượng 1 tỷ, ông T chuyển cho bà H đã được sửa lại thành 3 tỷ Do đó tỷ lệ góp vốn điều lệ mới của Công ty sau khi chuyển nhượng là:
Ông Vũ Văn T: 1 tỷ đồng chiếm 16.67% vốn điều lệ
Bà Phạm Thị H: 4 tỷ đồng chiếm 66.66% vốn điều lệ;
Anh Vũ Hoàng Q: 1 tỷ đồng chiếm 16.67% vốn điều lệ;
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (người đại diện theo pháp luật mới là bà Phạm Thị H thay cho ông Vũ Văn T)
Khi nhận hồ sơ xin thay đổi đăng ký kinh doanh, cán bộ thụ lý kiểm tra hồ
sơ thấy có đầy đủ theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ
Do sơ suất không đối chiếu, xem xét kỹ nội dung hợp đồng chuyển nhượng nên không phát hiện ra việc tẩy xoá, sửa chữa số tiền chuyển nhượng từ 1 tỷ thành 3
tỷ đồng trong nội dung chuyển nhượng của ông T cho bà H, cán bộ thụ lý đã thụ
lý hồ sơ hợp lệ, trình Trưởng phòng đăng ký kinh doanh ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất ngày 23/8/2010 cho Công ty TNHH kinh doanh bất động sản TH trong đó số vốn ông T sở hữu chiếm 16.67% vốn điều lệ, số vốn bà H sở hữu chiếm 66.66% vốn điều lệ, anh Q sở hữu 16.67 % vốn điều lệ Bà H là giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (cấp thay đổi lần 1 ngày 23/08/2010), Công ty tiếp tục hoạt động bình thường, ông T cũng không xem lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp thay đổi lần thứ nhất
Tháng 05/2015, khi anh Q đã tốt nghiệp đại học và bắt đầu đi làm, ông T tuyên bố sẽ chuyển nhượng nốt phần vốn góp còn lại của ông trong công ty là 3
Trang 7tỷ đồng cho anh Q nâng tổng số vốn góp của anh Q trong Công ty là 4 tỷ đồng
và chuyển chức danh chủ tịch hội đồng thành viên sang cho anh Q Tuy nhiên bà
H tuyên bố ông T chỉ còn lại 1 tỷ để chuyển nhượng Ông T xem lại hồ sơ thì mới biết số tiền chuyển nhượng của ông cho bà H từ 1 tỷ đồng đã được sửa thành 3 tỷ đồng, nên ông chỉ còn 1 tỷ và đã được phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất Ông T yêu cầu giải thích rõ sự việc trên thì ban đầu bà H nói rằng không biết, hồ sơ lập như thế nào thì bà chỉ có trách nhiệm đi nộp như thế, và hồ sơ có hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh mới cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi cho Công ty Qua điều tra và tìm hiểu, ông T đã biết được hành vi trên của bà H, lúc này bà H chỉ nói quanh co, sau khi tranh cãi bà H cũng lộ rõ ý định rằng bà làm như thế để ông không thể giao công ty và tài sản lớn cho anh Q vì bà sợ bà và con trai riêng của bà sẽ không được hưởng gì nhiều Ông T không đồng ý đối với việc làm của
bà H nên mâu thuẫn giữa hai vợ chồng nảy sinh và ngày càng căng thẳng đến mức hai vợ chồng không thèm nói chuyện với nhau, bà H và con riêng ra ngoài sống riêng
Trước tình hình đó, để đảm bảo quyền lợi của mình và con trai, ông Vũ Văn T đã làm đơn khiếu nại đến cơ quan đăng ký kinh doanh đề nghị kiểm tra, xác minh làm rõ theo nội dung đơn trình bày của ông T là: Nội dung hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh lần thứ nhất của công ty TNHH kinh doanh bất động sản TH là giả mạo, hợp đồng chuyển nhượng vốn điều lệ giữa ông T cho bà H chỉ là 1 tỷ đồng nhưng bà H đã sửa thành 3 tỷ đồng (ông T gửi kèm theo đơn: 01 bản hợp đồng chuyển nhượng giữa ông T và bà H và các giấy
tờ liên quan đến việc chuyển nhượng) Đề nghị phòng đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp thay đổi lần thứ nhất và khôi phục lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu cho công ty
Khi nhận được đơn khiếu nại của ông T, theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ra Thông báo thụ lý giải quyết việc khiếu nại nêu trên Tuy nhiên phòng đăng ký kinh
Trang 8doanh đã giải quyết không triệt để và cho rằng đây là lỗi của doanh nghiệp, theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, thì doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ (cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh khi doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ theo quy định) nên không thể thu hồi được đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất của doanh nghiệp Mặt khác, theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự, mọi khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến tranh chấp giữa các thành viên trong Công ty thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nên Phòng Đăng ký kinh doanh đã hướng dẫn Công ty giải quyết vụ việc trên tại Tòa theo quy định pháp luật Không đồng ý với kết quả giải quyết, ông T đã gửi đơn khiếu nại lần 2 lên Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục yêu cầu việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất và cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu cho công ty
II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Mục tiêu, cơ sở lý luận và diễn biến của tình huống
Mục tiêu việc phân tích tình huống để tìm ra nguồn gốc phát sinh tình huống, phân tích, dẫn chiếu với các quy định của pháp luật để giải thích sự việc xảy ra đúng, sai như thế nào, xác định các nguyên nhân và hậu quả có thể xảy ra nếu như không được giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật
Căn cứ Điều 26 Luật doanh nghiệp 2005, khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì trong vòng 10 ngày sau khi có quyết định thay đổi, doanh nghiệp phải thông báo đến cơ quan đăng
ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính Căn cứ Điều 42 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh, hồ
sơ thay đổi thành viên công ty TNHH 2TV trở lên: Thông báo về việc tiếp nhận thành viên mới do chuyển nhượng vốn góp; quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản của hội đồng thành viên về việc tiếp nhận thành viên mới, kèm theo thông báo phải có hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn
Trang 9tất việc chuyển nhượng Doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của hồ sơ đã gửi Trong vòng 5 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp: Hồ sơ gửi đề nghị thay đổi đăng ký kinh doanh phải đảm bảo tính chính xác trung thực, nội dung trong các văn bản phải khớp với nhau, không có tẩy xóa, sửa chữa Nhưng trong trường hợp của công ty TNHH kinh doanh bất động sản TH, số tiền trong hợp đồng chuyển nhượng đã
bị bà H tẩy xoá, sửa chữa (1 tỷ thành 3 tỷ đồng) cho phù hợp với các văn bản khác Việc làm trên của doanh nghiệp vi phạm điểm a, khoản 2, điều 165 luật doanh nghiệp 2005 (Tại thời điểm cấp thay đổi đăng ký doanh nghiệp lần thứ 01 Luật doanh nghiệp năm 1005 còn hiệu lực), trường hợp này phải thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã cấp
- Đối với phòng đăng ký kinh doanh khi thụ lý hồ sơ nếu có nghi ngờ thì
có quyền kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra xác minh, trong trường hợp này nếu phát hiện hồ sơ bị tẩy xóa, sửa chữa thì có thể mời trực tiếp các thành viên của công ty lên cùng họp trao đổi sau đó nếu cần thiết có thể yêu cầu giám định Tuy nhiên do trong quá trình thụ lý, cán bộ thụ lý không xem xét kỹ, không phát hiện được việc tẩy xoá, sửa chữa nên đã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất cho doanh nghiệp dẫn đến khiếu nại
Qua thẩm tra, xác minh, tìm hiểu ban đầu, nguồn gốc sâu xa dẫn đến mâu thuẫn giữa ông Vũ Văn T và bà Phạm Thị H là do bà H chưa có thức chấp hành
về pháp luật, lợi dụng sự tín nhiệm của người chồng, làm mất tình cảm vợ chồng Do ông T đã nhiều lần có ý định chuyển bớt một phần vốn của mình trong Công ty cho con trai là anh Q quản lý, bà H sợ rằng công ty và tài sản của gia đình sẽ rơi vào tay anh Q Khi đó, bà cùng con trai riêng của bà không hoặc chỉ được hưởng phần nhỏ nên bà H đã âm mưu sửa lại giá trị chuyển nhượng để mình được nhiều hơn sau này cho con
Trang 10Việc mâu thuẫn, tranh chấp giữa vợ chồng ông Vũ Văn T ngày càng nghiêm trọng và căng thẳng, dẫn đến việc ông T làm đơn khiếu nại đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh giải quyết Tuy nhiên Phòng đăng ký kinh doanh đã giải quyết không triệt để và cho rằng đây là lỗi của doanh nghiệp nên không thể thu hồi được đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, ông T tiếp tục gửi đơn khiếu nại lần 2 đến Sở Kế hoạch và Đầu tư Căn cứ Luật khiếu nại năm
2011, Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật khiếu nại Lãnh đạo Sở đã yêu cầu Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với Phòng Đăng ký kinh doanh để thẩm tra xác minh giúp Giám đốc
Sở chỉ đạo giải quyết
2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình huống
Mâu thuẫn giữa vợ chồng ông T do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể nêu lên một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất: Do ý thức chấp hành pháp luật của bà Phạm Thị H, lợi dụng
các quy định của Luật doanh nghiệp, lợi dụng sự tín nhiệm của chồng, bà H đã sửa chữa hồ sơ thay đổi; Do cán bộ thụ lý chưa làm hết trách nhiệm của mình không xem xét hồ sơ đầy đủ, kỹ lưỡng cho nên khi nhận được hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh có đầy đủ giấy tờ, nội dung và chữ ký theo quy định pháp luật thì đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
Thứ hai: Việc giải quyết khiếu nại lần đầu của Phòng đăng ký kinh doanh
chưa triệt để, quyền lợi của doanh nghiệp chưa được đáp ứng thỏa đáng, dẫn đến doanh nghiệp không đồng ý và tiếp tục khiếu nại lần hai
-Thứ ba: Do mâu thuẫn gia đình giữa ông T và và H ngày càng căng
thẳng, gay gắt không thể tự giải quyết được; công tác hòa giải ở địa phương chưa hiệu quả dẫn tới vụ việc phải được đưa ra giải quyết theo quy định pháp luật
Trang 112.3 Hậu quả của tình huống
Do cán bộ, công chức chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong việc thụ lý và cấp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh làm mất uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền, làm suy giảm tính pháp lý của Pháp luật XHCN, kỷ cương phép nước không được thực hiện nghiêm túc
Còn bà H sau vụ việc trên đã thể hiện sự không trung thực, cố tình vi phạm các quy định của luật doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh, dẫn đến tranh chấp trong công ty, cần được giải quyết bằng pháp luật Nếu sự việc tại công ty TNHH kinh doanh bất động sản TH không được giải quyết dứt điểm có tình, có
lý và đúng các quy định pháp luật thì sẽ dẫn đến những vụ việc tương tự sẽ xảy
ra Mặt khác việc làm của bà H là trái với tình nghĩa vợ chồng, đạo lý làm người, làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý chung của xã hội
Một khi sự việc tranh chấp giữa vợ chồng ông Vũ Văn T không được giải quyết dứt điểm thì việc khiếu nại sẽ kéo dài, làm ảnh hưởng đến cuộc sống chung của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, của gia đình ông T
và của nhân viên trong công ty, gây mất ổn định tình hình an ninh – trật tự xã hội trên địa bàn khu dân cư.
III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1 Mục tiêu xử lý tình huống
Từ sự việc trên đã đặt ra một số mục tiêu cơ bản cho việc giải quyết ở góc
độ quản lý hành chính Nhà nước như sau:
- Thứ nhất: Mục tiêu hàng đầu cho việc xử lý tình huống này là việc giải
quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật, không gây mất tình cảm vợ chồng trong gia đình và ảnh hưởng ít nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phải khắc phục được tình trạng giả mạo giấy tờ dẫn đến tranh chấp trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp hiện nay, nhằm đảm bảo tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý