Quản lý nước.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG (Trang 49 - 51)

- Bón phân theo màu lá dùng bảng so màu là cách bón khoa học dựa vào nhu

4.2.4. Quản lý nước.

Quản lý nước theo kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẻ” (Alternative Wet and Dry) do viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI.

Nguyên tắc chung “cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước, chỉ cần bơm nước vào ruộng cao tối đa 5cm”

Ruộng phải có mặt bằng tốt và chủ động nước để thực hiện quy trình quản lý nước tiết kiệm như sau:

•Ngay khi gieo (sạ lan, sạ hàng) cần chắt nước cho thật ráo, chỉ để đủ độ ẩm (tránh chết vũng).

•Khi xử lý thuốc trừ cỏ phải bảo đảm điều kiện độ ẩm đất và nước theo yêu cầu. Sau khi phun xịt thuốc trừ cỏ từ 1 – 2 ngày phải đưa nước vào ruộng mới phát huy tác dụng tốt.

•Đủ nước cho việc bón phân đợt 1 thật sớm (7 – 10 ngày sau sạ).

•Từ 10 đến 18 ngày sau sạ giữ nước trong ruộng lúa từ 1 đến 3 cm.

•Từ 18 đến 22 ngày sau sạ bơm nước để bón phân đợt 2, giữ nước cao tối đa 5 cm.

•Giai đoạn từ 25 đến 40 ngày sau sạ, là giai đoạn cây lúa đẻ nhánh rộ, đẻ nhánh tối đa và phần lớn các chồi vô hiệu thường phát triển trong giai đoạn này, vì thế nhu cầu nước chỉ cần vừa đủ. Giữ nước trong ruộng từ bằng đến thấp hơn mặt đất 15cm (đặt ống nhựa có đục lỗ bên hông, bên trong có chia vạch 5cm để theo dõi mục nước bên trong

ống). Cách điều tiết nước này gọi là kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẽ”. Đây là giai đoạn cây lúa rất dễ bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước không cao hạch nấm khô vằn sẽ không theo nước phát tán trên đồng ruộng, bệnh ít bị lây lan.

•Giai đoạn từ 40 – 45 ngày sau sạ, đây là giai đoạn bón phân lần 3 (bón đón đòng), cần bơm nước vào khoảng 1 đến 3 cm trước khi bón phân nhằm để tránh phân bị ánh sáng phân hủy và phân bị bốc hơi (phân đạm).

•Giai đoạn từ 60 đến 70 ngày sau sạ đây là giai đoạn lúa trổ do vậy cần giữ mực nước trong ruộng (cao 3 – 5 cm) liên tục trong vòng khoảng 10 ngày để đủ nước cho cây lúa trổ và thụ phấn, vì có nước trong ruộng sẽ tạo nhiệt độ trong ruộng không quá nóng, thụ phấn dễ dàng hạt lúa sẽ không bị lép, lửng.

•Giai đoạn từ 70 ngày sau sạ đến khi thu hoạch đây là giai đoạn lúa ngậm sữa, chắc xanh và chín. Chỉ cần giữ mực nước từ bằng mặt đất đến thấp hơn 15cm. Đặc biệt phải “xiết nước” trước khi thu hoạch 10 ngày để mặt ruộng được khô, dễ ứng dụng cho việc thu hoạch bằng cơ giới hóa.

Bên cạnh việc quản lý nước theo kỹ thuật tưới “ướt khô xen kẻ” (Alternative Wet and Dry) có một chương trình nữa cũng nhằm tiết kiệm nước trong sản xuất lúa đó chính là chương trình 1 phải 5 giảm, thực chất chương trình này không phải là một cái gì quá mới mẻ, xa lạ, chủ yếu nó kế thừa và nâng cao hơn từ mô hình “3 giảm, 3 tăng”. 1 phải là phải dùng giống xác nhận, còn 5 giảm gồm giảm nước, giảm thất thóat sau thu hoạch và cộng với ba giảm trước đây của “3 giảm 3 tăng” là giảm lượng giống gieo sạ; giảm phân đạm và giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Trong điều kiện tự nhiên hiện nay, thời tiết khí hậu thay đổi nhiều, sản xuất lúa cần nước nhưng hạn hán và xăng dầu liên tục tăng giá, việc áp dụng giảm nước vừa đủ và đảm bảo hệ thống kênh mương tưới tiêu vừa đủ, không bị thất thóat và lãng phí nước là điều rất quan trọng trong đảm bảo cây lúa tăng trưởng bình thường. Theo kinh nghiệm của nông

dân, cứ một ha lúa biết giảm nước vừa đủ một cách tiết kiệm, nông dân có thể được lợi thêm trung bình khoảng 500.000 đồng (nhờ giảm được tiền mua xăng dầu, tiền công phục vụ bơm tưới trong mỗi vụ) giảm thất thóat sau thu hoạch, một việc rất cần thiết để tăng thu nhập cho nông dân và chất lượng lúa gạo phục vụ xuất khẩu.

Về hiệu quả của chương trình:

Ống nước được dặt vào ruộng để theo dõi mực nước.

Hình 4.3. Ống nước đặt vào ruộng để theo dõi mực nước

Ðiều đầu tiên là nó sẽ thay đổi thói quen cũ trong sản xuất lúa, thay đổi nhận thức của người nông dân. Ðây là chương trình sản xuất lúa khoa học, tiên tiến, cải thiện môi trường làm việc, môi trường sinh thái và tăng thu nhập cho nông dân. Nếu áp dụng thành công chương trình này, Giảm được 2 lần bơm nước vào ruộng, lúa chắc cây, rễ mọc khỏe, ít đổ ngã, nhiều hạt chắc hơn, năng suất lại trúng. Trung bình mỗi hecta lúa nông dân có thể lãi được 1,5 - 2 triệu đồng/vụ. Quan trọng hơn, khi áp dụng chương trình này sẽ giảm lượng lúa giống từ 200kg xuống còn 100kg/ha/vụ; tiết kiệm xăng dầu bơm tưới, tiết kiệm được phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... nhờ sử dụng đúng cách; góp phần cải thiện môi trường đồng ruộng và sức khỏe cho nông dân. Với vai trò là nước xuất khẩu gạo của thế giới, chương trình này cũng sẽ góp phần làm cho chất lượng hạt gạo Việt Nam được nâng cao nhờ chúng ta giảm được phân bón, thuốc trừ sâu. Nhờ đó, hạt “gạo sạch” của Việt Nam sẽ có điều kiện vào được nhiều thị trường tiêu thụ gạo khó tính của thế giới. Tóm lại, rất nhiều điểm lợi khi áp dụng chương trình “1 phải, 5 giảm” trong sản xuất lúa.

Bảng 4.8. Hiệu quả áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng kết hợp tiết kiệm nước

Chỉ tiêu Ruộng 3 giảm 3 tăng + tiết

kiệm nước Ruộng đối chứng

Số hạt chắc/bông 74,2 62,4

Số lần bơm nước 4,2 7

Tỉ lệ ngả đỗ (%) 4,2 12,6

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) 9,9 9,7

Lãi so đối chứng (đồng/ha) 1.200.000

(Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang)

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w