Công ty hợp danh sinh học nông nghiệp Sinh Thành

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG (Trang 42 - 43)

Chú ý: Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thóat nước tốt và không đọng nước. 4.2.2. Phương pháp gieo sạ.

Chuẩn bị hạt giống (trình bày ở phần 4.1.5 biện

pháp xử lý hạt giống trước khi gieo).

Phương pháp gieo sạ: Có 2 cách sạ chính đó là

sạ lan (sạ tay) và sạ hàng. Tuy nhiên nên sạ thưa để giảm áp lực sâu bệnh, giảm đổ ngã. Nên sạ hàng với lượng giống 80 – 100kg /ha, nếu sạ lan (sạ tay) thì cũng chỉ nên 100 – 120kg /ha, tối đa 150kg/ha(15).

Chú ý: Đối với sạ hàngkhi cho giống vào trống của công cụ sạ hàng thì lượng giống chỉ bằng 2/3 thể tích trống và tránh làm ướt trống để đảm bảo hạt ra đều.

•Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo.

•Khoảng cách gieo: Hàng cách hàng 20 cm.

•Kéo hàng chậm đều để cho lúa ra đều trên ruộng.

Hình 4.1. Áp dụng kỹ thuật sạ hàng lúa phát triển tốt 4.2.3. Phương pháp bón phân.

(Chỉnh sửa dựa theo tài liệu hướng dẫn của bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn)

Nguyên tắc chung “Chỉ bón phân đạm khi cây lúa cần, không bón thừa phân đạm quá mức khuyến cao, bón cân đối giữa N – P – K theo từng đợt”.

4.2.3.1. Bón phân theo bảng so màu lá lúa.

Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali . Cần phối hợp giữa phân bón gốc và phân bón lá.

Khi cây lúa cần đạm thì biểu hiện qua màu sắc bộ lá (ngã sang màu hơi vàng), chính vì vậy cần dùng bảng so màu lá lúa để xác định đúng thời điểm cây lúa cần bón phân đạm. Thường ở hai giai đoạn chính là giai đoạn đẻ nhánh 18 – 22 Ngày sau sạ (bón đợt hai) và giai đoạn làm đòng 40 – 45 ngày sau sạ (bón đợt cuối).

Cách sử dụng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w