1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường

60 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 432,5 KB

Nội dung

Đồ án phân tích hoạt động thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường giúp sinh viên nắm được các phương pháp phân tích, các bước để thực hiện phân tích, cách tính toán các chỉ tiêu nhân tố số liệu. Qua đồ án, sinh viên sẽ biết nhìn một cách tổng quát hiệu quả sản xuất, khả năng tài chính, các tình hình kinh kế, nguyên nhân gây biến động đến các nhân tố.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tồn tại và phát triển,doanh nghiệp phải biết mình là ai? Kinh doanh như thế nào? Triển vọng ra sao?Một nhà quản lý phải có tầm nhìn chiến lược, đưa ra những quyết định đúngđắn, kịp thời để có thể dẫn dắt hoạt động của cả một doanh nghiệp

Để kinh doanh có hiệu quả và đứng vững trong thời kỳ hội nhập, các nhàquản lý phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, thấy rõmặt mạnh cũng như những tồn tại, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp, cácquyết định hợp lý trong kinh doanh Phân tích giá trị xuất khẩu của doanhnghiệp là một phần không thể thiếu trong hoạt động quản lý của các doanhnghiệp Nó có mối liên hệ mật thiết với các môn khoa học là bởi vì nó có đốitượng nghiên cứu chung là giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp và của cả nềnkinh tế Tuy nhiên, môn khoa học này cũng thể hiện tính độc lập ở chỗ nónghiên cứu hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở một góc độ riêng Phân tíchhoạt động kinh tế là một quá trình phân chia phân giải các hiện tượng kinh tếthành các bộ phận cấu thành rồi dung các biện pháp so sánh, liên hệ đối chiếunhằm tổng hợp lại rút ra tính quy luật và xu hướng vận động, phát triển của hiệntượng nghiên cứu

Sau đây là nội dung thiết kế môn học của em: “Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường” Trong quá trình thực hiện đồ án môn học có gì sai sót thì em mong

nhận được lời góp ý từ cô Em xin chân thành cảm ơn thầy đã hướng dẫn emtrong quá trình học tập trên lớp cũng như thực hiện đồ án môn phân tích hoạtđộng kinh tế này

Trang 2

PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG

KINH TẾ

1.1 Cơ sở lý luận về phân tich hoạt động kinh tế

1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh tế

Phân tích là quá trình phân chia, phân giải các hiện tượng và kết quả kinhdoanh thành nhiều bộ phân cấu thành rồi dung các biện pháp liên hệ, so sánh đốichiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng vận động và pháttriển của hiện tượng nghiên cứu

Phân tích hoạt động kinh tế gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

1.1.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu phân tích hoạt động kinh tế là các quá trình và kếtquả sản xuất kinh doanh được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế gắn liềnvới các nhân tố ảnh hưởng

1.1.3 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế

Phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhậnthức, nó trở thành một công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả cáchoạt động kinh tế Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của nhànước

1.1.4 Mục đích phân tích

Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm

vụ được giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước

Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.Xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng trựctiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế

Trang 3

Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinhdoanh, khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nângcao hiệu quả kinh doanh.

1.1.5 Nguyên tắc phân tích

- Phân tích bao giờ cũng xuất phát từ việc đánh giá chung, sau đó mới đisâu phân tích từng nhân tố

- Phân tích trong sự vận động và phát triển của hiện tượng kinh tế

- Phân tích phải được thực hiện trong mối quan hệ qua lại giữa các hiệntượng kinh tế

- Phải sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp để thực hiện các mụcđích phân tích

- Phải đi sâu vào từng bộ phận cấu thành của hiện tượng kinh tế đã xemxét, mối quan hệ nội tại của hiện tượng kinh tế đó

1.1.6 Nội dung phân tích

- Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như khối lượng hàng hóaxuất nhập khẩu, doanh thu, giá thành lợi nhuận

- Phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong mối liên hệ với các chỉtiêu về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như lao động, vật tư, tiềnvốn đất đai

1.2 Hệ thống chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng trong phân tích

1.2.1 Khái niệm

Chỉ tiêu trong phân tích biểu hiện cụ thể kết qủa kinh doanh , nó nói lên nộidung, phạm vi kết quả kinh doanh cụ thể

1.2.2 Phân loại chỉ tiêu

1.2.2.1 Theo nội dung kinh tế

- Chỉ tiêu biểu hiện kết quả ( doanh thu, lợi nhuận, giá thành )

- Chỉ tiêu biểu hiện điều kiện ( lao động, tổng số máy móc thiết bị,tổng sốvốn, vật tư )

Trang 4

1.2.2.2 Theo tính chất của chỉ tiêu

- Chỉ tiêu khối lượng: là chỉ tiêu phản ánh quy mô khối lượng như tổngkhối lượng, hàng hóa xuất nhập khẩu, tổng số lao động, tổng số vốn

- Chỉ tiêu chât lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn, các yếu

tố hay hiệu quả kinh doanh: hiệu suất sử dụng vốn, năng suất lao động, giá thànhsản phẩm

1.2.2.3 Theo phương pháp tính toán

 Chỉ tiêu tuyệt đối: Dùng số tuyệt đối để phân tích, số tuyệt đối là con sốdùng để phản ánh quy mô khi phân tích, so sánh bằng số tuyệt đối thì sẽ cho biếtkhối lượng, quy mô mà doanh nghiệp đạt được ở kỳ nghiên cứu là vượt hay lùi

so với khối lượng quy mô ở kỳ gốc Số tuyệt đối được biểu hiện bằng số đothích hợp như là giá trị, thước đo hiện vật: hàng hóa hoặc bằng thời gian

 Chỉ tiêu tương đối: Phân tích phản ánh kết cấu mối quan hệ, tốc độ pháttriển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu, trongphân tích hoạt động kinh tế người ta thường sử dụng các loại số tương đối, kếhoach số này được sử dụng để phản ánh mức độ,kế hoach đặt ra mà doanhnghiệp cần phải thực hiện

 Chỉ tiêu bình quân

- Số tuyệt đối : là số được tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiệntượng kinh tế được phản ánh: tổng sản lượng, tổng chi phí lưu thông, tổng lợinhuận Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy được khối lượng quy mô của hiệntượng kinh tế, các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phảnánh, các tính toán xác định, phạm vi kết cấu và đơn vị đo lường của hiện tượng

vì thế dung lượng tuyệt đối trong phân tích so sánh nằm trong một khuôn khổnhất định

- Số tương đối: là số biểu thị dưới dạng phần trăm hoặc tỷ lệ phần trămhoàn thành bằng hệ số Sử dụng số tương đối có thể đánh giá được sự thay đổikết cấu hiên tượng kinh tế, đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu không tươngđương để phân tích so sánh Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được chất

Trang 5

lượng bên trong cũng như quy mô của hiện tượng kinh tế, bởi vậy trong nhiềutrường hợp khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối

- Số bình quân: là số phản ánh chung nhất của hiện tượng nó bỏ qua sựphát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng kinh tế Sốbình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối , có thể biểu thị dưới dạng sốtương đối Sử dụng số bình quân cho phép nhận định tổng quát về hoạt độngkinh tế của doanh nghiệp, người ta thường dùng để xây dựng các định mức kinh

tế kỹ thuật

1.2.2.4 Theo cách biểu hiện

 Chỉ tiêu đơn vị hiện vật

 Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị giá trị

 Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị thời gian

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng

các hiện tượng và quá trình mà mỗi biến động của nó tác động trực tiếp đến độlớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích

1.2.3.2 Phân loại

 Căn cứ theo nội dung kinh tế

- Nhân tố điều kiện

- Nhân tố kết quả

 Căn cứ theo tính tất yếu của nhân tố

- Nhân tố chủ quan: là nhân tố mà nó phát triển theo hướng nào, mức độbao nhiêu phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp

- Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh và tác động như một tất yếungoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp

 Căn cứ theo tính chất của nhân tố

- Nhân tố số lượng

- Nhân tố chất lượng

Trang 6

- Nhân tố tích cực: là nhân tố có tác động tốt làm tăng quy mô hiệu quảsản xuất kinh doanh

- Nhân tố tiêu cực: là nhân tố có tác động xấu làm giảm hiệu quả sảnxuất kinh doanh

 Căn cứ theo thời gian tác động

- Nhân tố cố định : là những nhân tố xảy ra thường xuyên

- Nhân tố tạm thời: là những nhân tố xảy ra ngẫu nhiên

1.3 Các phương pháp kỹ thuật dùng trong phân tích

1.3.1 Phương pháp so sánh

1.3.1.1 So sánh tuyệt đối

- So sánh trực tiếp: là kết quả của phép trừ trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích

và kỳ gốc

Chênh lệch tuyệt đối = Trị số kỳ phân tích – Trị số kỳ gốc

- So sánh tuyệt đối có tính đến hệ số điều chỉnh: Là kết quả so sánh giữa

số phân tích với số gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan

mà chỉ tiêu này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích

Mức độ biến động tương đối theo hệ số điều chỉnh = Số phân tích – Sốgốc x Hệ số điều chỉnh

1.3.1.2 So sánh tương đối

- Tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để thể hiệnmức độ hoàn thành, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc

để nói lên mức độ tăng giảm

Tỷ lệ phần trăm hoàn thành = Số phân tích* 100/ số gốc

Tỷ lệ phần trăm hoàn thành tính đến hệ số điều chỉnh = (Số phân tích*100)/(Số gốc*hệ số điều chỉnh)

Tỷ lệ % tăng giảm = CLTĐ*100/ Số gốc

Trang 7

Qua các chỉ tiêu tỷ lệ % hoàn thành hoặc tỷ lệ % tăng giảm ta có thể đánhgiá được mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế và qua đó có thể so sánhgiữa các đơn vị, các bộ phận.

- So sánh kết cấu (tỷ trọng) là số tương đối biểu hiện mối mỗi quan hệ tỷtrọng (%) giữa mức độ đạt được của bộ phận chiếm trong mức độ đạt được củatổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó, số này cho thấy vai trò và vị trí của bộphận trong tổng thể đó

- So sánh bình quân: n1

i T T

Cho biết mức độ mà đơn vị đạt được so với số bình quân chung của tổngthể, của ngành

1.3.2 Phương pháp chi tiết

1.3.2.1 Chi tiết theo thời gian

- Chi tiết theo thời gian: kết quả kinh doanh là kết quả của một quá trình

do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, tiến độ thực hiện quátrình trong từng đơn vị thời gian xác định không đồng đều Vì vậy ta phải chitiết theo thời gian giúp cho việc dánh giá kết quả được sát , đúng và tìm đượccác giải pháp có hiệu quả cho công việc kinh doanh

- Tác dụng : Xác định thời điểm mà hiện tượng kinh tế xảy ra tốt nhất xấunhất, xác định tiến độ phát triển, nhịp điệu phát triển của hiện tượng kinh tế

1.3.2.2 Chi tiết theo địa điểm

- Chi tiết theo địa điểm: Có những hiện tượng kinh tế xảy ra tại nhiều địađiểm khác nhau với những tích chất và mức độ khác nhau

Trang 8

- Tác dung : Xác định những đơn vị, các nhân tiên tiến hoặc lạc hậu Xácđịnh sự hợp lý hay không trong việc phân phối nhiệm vụ sản xuất giữa các đơn

vị hoặc cá nhân Đánh giá tình hình hạch toán kinh doanh nội bộ

1.3.2.3 Phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành giúp ta biết được quan hệ cấu thànhcủa các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhân thức được bản chất của các chỉ tiêukinh tế từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác,

cụ thể và xác định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý

1.3.3 Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng

1.3.3.1 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến chỉ tiêu kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số,thương số hoặc kết hợp cả thương số và tích số với chỉ tiêu kinh tế

 Nội dung phương pháp

Phải xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng vớicác chỉ tiêu nghiên cứu

Viết phương trình kinh tế biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tíchtrong đó cần đảm bảo chú trọng đến trật tự sắp xếp các nguyên tố chúng phảiđược sắp xếp theo nguyên tắc: nguyên tố số lượng đứng trước nguyên tố chấtlượng đứng sau Các nhân tố đứng liền kề nhau có mối liên hệ mật thiết vớinhau và cùng phản ánh về một nội dung kinh tế nhất định theo quan hệ nhânquả

Tiến hành thay thế từng nhân tố một theo trình tự nói trên Nhân tố nàođược thay thế rồi thì lấy giá trị thực tế kể từ đó Nhâ tố chưa được thay thế phảigiữ nguyên giá trị ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch Thay thế xong một nhân tố phảitính ra kết quả cụ thể của lần thay thế đó Sau đó lấy kết quả này so sánh với kếtquả của bước trước Chênh lệch tính được là kết quả do ảnh hưởng của nhân tốđược thay thế

Trang 9

Có bao nhiêu nhân tố thì có bấy nhiêu lần thay thế Cuối cùng ảnh hưởngtổng hợp của các nhân tố so với chênh lệch của chỉ tiêu nghiên cứu.

 Khái quát Chỉ tiêu tổng thể: y

Chỉ tiêu cá biệt: a, b, c

- Phương trình kinh tế: y = abc

Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc: y0 = a0b0c0

Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu : y1 = a1b1c1

- Xác định đối tượng phân tích: y = y1 – y0 = a1b1c1 - a0b0c0

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

 Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến yẢnh hưởng tuyệt đối: ya = a1b0c0 – a0b0c0

Ảnh hưởng tương đối: yaya 100/y0(%)

 Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (b) đến yẢnh hưởng tuyệt đối: yb = a1b1c0 – a1b0c0

Ảnh hưởng tương đối: ybyb 100/y0 (%)

 Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (c) đến yẢnh hưởng tuyệt đối: yc = a1b1c1 – a1b1c0

Ảnh hưởng tương đối: ycyc 100/y0 (%)

Tổng ảnh hưởng của các nhân tố: y = ya + yb +yc

1.3.3.2 Phương pháp số chênh lệch

Về điều kiện vận dụng phương pháp này giống phương pháp thay thế liênhoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thìtrực tiếp dùng số chênh lệch giữa giá trị kỳ nghiên cứu và kỳ gốc của nhân tố đó

Trang 10

Chỉ tiêu cá biệt: a, b, c

- Phương trình kinh tế: y = abc

Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc: y0 = a0b0c0

Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu : y1 = a1b1c1

- Xác định đối tượng phân tích: y = y1 – y0 = a1b1c1 - a0b0c0

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:

 Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến yẢnh hưởng tuyệt đối: ya = (a1-a0)b0c0

Ảnh hưởng tương đối: yaya 100/y0

Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (b) đến y

Ảnh hưởng tuyệt đối: yb = a1(b1-b0)c0

Ảnh hưởng tương đối: ybyb 100/y0 (%)

Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (c) đến y

Ảnh hưởng tuyệt đối: yc = a1b1(c1-c0)

Ảnh hưởng tương đối: ycyc 100/y0 (%)

Tổng ảnh hưởng của các nhân tố: y = ya + yb +yc

1.3.3.3 Phương pháp cân đối

Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan

hệ tổng đại số Cụ thể xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêunghiên cứu đúng bằng chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số kỳ gốc củanhân tố đó

 Nội dung phương pháp Chỉ tiêu tổng thể: y

Chỉ tiêu cá biệt: a, b, c

- Phương trình kinh tế: y = a + b - c

Giá trị chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc: y0 = a0 + b0 – c0

Trang 11

Giá trị chỉ tiêu nghiên cứu kỳ nghiên cứu: y1 = a1 + b1 – c1

- Xác định chỉ tiêu phân tích: y = y1 – y0 = (a1 + b1 – c1) – (a0 + b0 – c0)

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích

 Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất (a) đến yẢnh hưởng tuyệt đối: ya = a1 – a0

Ảnh hưởng tương đối: yaya 100/y0 (%)

 Ảnh hưởng của nhân tố thứ hai (b) đến yẢnh hưởng tuyệt đối: yb = b1 – b0

Ảnh hưởng tương đối: ybyb 100/y0 (%)

 Ảnh hưởng của nhân tố thứ ba (c) đến yẢnh hưởng tuyệt đối: yc = c1 – c0

Ảnh hưởng tương đối: ycyc 100/y0 (%)

Tổng ảnh hưởng của các nhân tố: y = ya + yb +yc

1.4 Tổ chức phân tích

1.4.1 Các loại phân tích

 Căn cứ theo thời điểm phân tích

- Phân tích trước: Phân tích trước khi lập dự án kinh doanh nhằm lập các

dự án, các luận chứng kinh tế kế hoạch

- Phân tích hiện hành: Phân tích đồng thời với sản xuất kinh doanh, nhằm

sơ bộ đánh giá kết quả thực hiện các dự án, các luận chứng kinh tế, kế hoạch

- Phân tích sau: Phân tích sau khi kết thúc quá trình sản xuất kinh doanhnhằm đánh giá kết quả thực hiện các dự án, các luận chứng kinh tế, kế hoạch

 Căn cứ theo thời hạn

- Phân tích hằng ngày: tiến hành phân tích và phân tích sơ bộ kết quả hoạtđộng kinh doanh

- Phân tích định kỳ: Đánh giá trong một thời kỳ nhất định và làm mục tiêu

để xây dựng cho kỳ tiếp theo

Trang 12

 Căn cứ theo nội dung

- Phân tích chuyên đề: Phân tích một hay vài khía cạnh nào đó

- Phân tích toàn diện: Phân tích toàn bộ các mặt của hiện tượng KT

 Xây dựng kế hoạch phân tích

- Xác dịnh nội dung phân tích

- Xác định phạm vi phân tích: phân tích một đơn vị hay toàn bộ doanhnghiệp

- Khoảng thời gian cần phân tích

- Thời gian thực hiện kế hoạch

 Xây dựng công thức phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

và xây dựng các bảng biểu phân tích

- Lập phương trình kinh tế

- Xác định đối tượng phân tích: chính là chênh lệch chỉ tiêu phân tích giữahai kỳ

Trang 13

- Trên cơ sở những nguyên nhân chủ quan tiêu cực và khả năng xuất hiện

và tác động của các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm khai tháchết các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, xây dựng định hướng phát triểntrong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

Trang 14

PHẦN 2: NỘI DUNG PHÂN TÍCH CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THEO

- Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả của việc thựchiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng Xác định nguyên nhân dẫnđến sự biến động của các nhân tố, làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xuhướng của chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu

- Trên cơ sở đó, đề xuất một số phương hướng và biện pháp để cải tiến,cải thiện được chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu, khai thác các khả năng tiềm tàngtrong doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

- PTTH XNK hàng hoá có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện nhữngkhả năng tiềm tàng chưa được sử dụng, vạch rõ những thành tích và khuyếtđiểm trong quá trình kinh doanh, từ đó có biện pháp tối ưu nhằm thúc đẩy quátrình kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao Việc PTTH XNK hàng hoá trở lên cầnthiết để tạo điều kiện DN chủ động sáng tạo trong việc tiếp cận thị trường thếgiới, mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài và kinh doanh có lãi

Trang 15

- Ngoài ra, nghĩ ra thêm 1 số ý nghĩa cho từng khía cạnh của đề.

Tổng 283.428.542 (103đồng) 295.389.226 (103đồng)

1.2.1 Phương trình kinh tế

DT XD XM ĐH OTC OTM

Trong đó: ∑GNK: Tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp

GOTM: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng Ô tô mới

GOTC: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng Ô tô đã qua sử dụng

GĐH: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng Điều hòa nhiệt độ

GXM: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng Xe máy

GXD: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng Xăng dầu các loại

GDT: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng Điện thoại và linh kiện

542.428.2830

0 0

0 0

0 0

1 1

1 1

1 1

Trang 16

 Xác định đối tượng phân tích: Chênh lệch kim ngạch nhập khẩu theomặt hàng của doanh nghiệp kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc:

 1 0 294 389 226 283 428 542 11 960 685

NK NK

Trang 17

1.2.3 Đánh giá chung

Nhìn chung qua bảng “Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạchnhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng”, ta thấy được tổng kim ngạch nhậpkhẩu của kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc, tăng từ 283.428.542 (103đ) lên295.389.226 (103đ), đạt mức chênh lệch là 11.960.684 (103đ), tương ứng tăng4,22% so với kỳ gốc Như vậy, doanh nghiệp đã có xu hướng tăng kim ngạchnhập khẩu và doanh nghiệp cần có những biện pháp đúng đắn, thích hợp đểnâng cao hơn kết quả nhập khẩu trong thời gian tới

Kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng Ô tô mới, Điều hòa nhiệt độ, Xăngdầu các loại, Điện thoại linh kiện đều có xu hướng tăng Trong đó:

- Kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng Xăng dầu các loại tăng nhiều nhất

Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này từ 93.021.247 (103đ) lên99.309.858 (103đ), đạt mức chênh lệch 6.288.610 (103đ) tương ứng tăng 6,76%

so với kỳ gốc Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này tăng tác động mạnh mẽ đếntổng kim ngạch nhập khẩu, làm tăng 2,22% tổng kim ngạch nhập khẩu

- Thứ hai là mặt hàng ô tô mới tăng từ 66.350.622 (103đ) lên đến71.631.887 (103đ), đạt mức chênh lệch 5.281.266.103đ, tương ứng tăng 7,96%

so với kỳ gốc Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng Ô tô mới làm tăng 1,86% tổngkim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp

- Tiếp theo là mặt hàng điều hòa nhiệt độ Kim ngạch nhập khẩu của mặthàng này kỳ gốc đạt 38.943.082 (103đ), kỳ nghiên cứu đạt 47.882.594 (103đ).Như vậy, mặt hàng Điều hòa nhiệt độ, kim ngạch nhập khẩu kỳ nghiên cứu tăng2.052.198 (103đ) tương ứng với tăng 4,48% so với kỳ gốc Kim ngạch nhậpkhẩu mặt hàng điều hòa nhiệt độ làm tăng 0,72% tổng kim ngạch nhập khẩu củadoanh nghiệp

- Điện thoại và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng ít nhất

Cụ thể, kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này là 11.932.342 (103đ); kỳnghiên cứu đạt 13.262.976 (103đ) đạt mức chênh lệch 1.330.635 (103đ) tương

Trang 18

ứng tăng 1,15% Tác động không nhiều đến tổng kim ngạch nhập khẩu làm tổngkim ngạch nhập khẩu tăng 0,46%.

Trong các mặt hàng nhập khẩu, mặt hàng Ô tô đã qua sử dụng và Xe máy

là hai mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với kỳ gốc Trong đó, Xe máy

là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm nhiều nhất, từ 27.350.854 (103đ)xuống 25.255.779 (103đ), giảm 2.095.075 (103đ) tương ứng giảm 7,66% so với

kỳ gốc Tiếp theo, mặt hàng Ô tô đã qua sử dụng có kim ngạch nhập khẩu giảmnhiều thứ hai, giảm 896.949 (103đ), tương ứng giảm 2,31% so với kỳ gốc

1.2.4 Phân tích chi tiết từng nhân tố

1.2.4.1 Mặt hàng Ô tô mới

Đây là một trong những mặt hàng nhập khẩu chính của doanh nghiệp Quabảng phân tích ta thấy, kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng Ô tô mới đạt66.350.622 (103đ),, chiếm 23,41% tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp

Kỳ nghiên cứu, kim ngạch nhập khẩu tăng lên đến 71.631.887 (103đ) chiếm24,25% tổng kim ngạch nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng Ô tômới kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 5.281.266 (103đ) tương ứng tăng 7,96%

Ô tô qua sử dụng là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng nhiều thứ hai trongcác mặt hàng nhập khẩu, làm tăng 1,86% tổng kim ngạch nhập khẩu của doanhnghiệp Sự biến động trên là do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân 1: Căn cứ Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam

để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, thuế nhập khẩu một sốloại xe thuộc nhóm 87.03 từ các nước ASEAN giảm từ 60% ở kỳ gốc xuống còn50% ở kỳ nghiên cứu Trong đó, doanh nghiệp nhập khá nhiều loại ô tô mớiđược hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi, do đó chi phí để nhập khẩu ô tô vềgiảm nhiều nên doanh nghiệp quyết định tăng lượng nhập xe ô tô mới Do đó,kim ngạch nhập khẩu mặt hàng Ô tô mới tăng trong kỳ nghiên cứu Đây lànguyên nhân khách quan tích cực

Nguyên nhân 2: Việt Nam được dự đoán là một trong năm nước có nhómngười giàu mới nổi tăng nhanh trên thế giới Với quy mô 90 triệu dân và xuhướng dùng hàng cao cấp của nhiều người Việt Nam đang giúp các dòng xe

Trang 19

nhập phát triển trong thời gian dài Tâm lý người tiêu dùng Việt Nam là “ sính

đồ ngoại”, họ quan niệm rằng hàng ngoại luôn chất lượng hơn hàng nội, đặc biệt

là những hàng hóa có giá trị cao như ô tô Do nắm bắt được thị hiếu của ngườitiêu dùng Việt Nam cũng như nhu cầu của thị trường, kỳ nghiên cứu, doanhnghiệp đã tăng lượng xe ô tô mới nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu mua xe củakhách hàng Đây là nguyên nhân khách quan tích cực

Nguyên nhân 3: Kỳ nghiên cứu, lần đầu tiên ở Việt Nam tổ chức Triển lãm

ô tô quốc tế Việt Nam được các hãng xe nổi tiếng như Audi, BMW, Jaguar, phối hợp tổ chức Đây là một cơ hội đặc biệt để doanh nghiệp tham gia có thểquảng bá tên tuổi, uy tín cũng như thúc đẩy doanh thu Vì vậy, doanh nghiệp đãnhập khẩu thêm nhiều loại xe ô tô cao cấp, xe ô tô thể thao để tham gia vào triểnlãm Loại ô tô cao cấp, thể thao có giá trị nhập khẩu cao, dẫn đến kim ngạchnhập khẩu mặt hàng Ô tô mới tăng trong kỳ nghiên cứu Đây là nguyên nhânchủ quan tích cực

Nguyên nhân 4: Quyết định thay đổi hướng đi của doanh nghiệp

Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam thì không phân biệt đối xử giữahàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu Do đó, doanh nghiệp đã nghiêncứu, phân tích và nhận thấy rằng rằng việc bảo hộ cho doanh nghiệp sản xuấttrong nước sẽ không lâu dài, các doanh nghiệp cần có chiến lược, bước đi thíchhợp, cách thích nghi tốt nhất của doanh nghiệp là từ bỏ sản xuất ô tô trong nước,chuyển sang nhập khẩu ô tô về phân phối Đây là nguyên nhân chủ quan tíchcực

Biện pháp cho nguyên nhân chủ quan

– Doanh nghiệp cần chú trọng khâu đào tạo nhân viên, tuyển dụng thêmnhững nhân viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm để đạt hiệu quả hơn trongviệc tìm hiểu thị trường, nghiên cứu khách hàng Bên cạnh đó, doanh nghiệp cầnlập kế hoạch kinh doanh kĩ lưỡng, chi tiết, tham khảo từ những chuyên gia,những người am hiểu về thị trường mục tiêu để đưa ra quyết định sản xuất kinhdoanh hợp lý và chính xác

Trang 20

– Để nhập khẩu dòng xe cao cấp dùng để trưng bày, buôn bán tại triểnlãm Doanh nghiệp đã phải đi điều tra kỹ nhu cầu sử dụng cũng như thị trườngbuôn bán các loại dòng xe này để không xảy ra trường hợp đã nhập khẩu xe vềnhưng không bán được, vì dòng xe cao cấp có giá trị cao, nếu xảy ra trường hợpnhư vậy doanh nghiệp sẽ tổn thất rất lớn.

1.2.4.2 Mặt hàng Ô tô đã qua sử dụng

Qua bảng phân tích, ta nhận thấy kim ngạch nhập khẩu mặt hàng Ô tô dãqua sử dụng có xu hướng giảm và là mặt hàng giảm nhiều thứ hai trong các mặthàng nhập khẩu của doanh nghiệp Kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàngnày là 38.943.082 (103đ) chiếm 13,74% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu Đến

kỳ nghiên cứu kim ngạch giảm xuống còn 38.046.132(103đ) chỉ chiếm 12,88%

tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu, chênh lệch giữa hai kỳ là 896.949 (103đ),tương đương giảm 2,31% so với kỳ gốc, làm giảm 0,32% tổng kim ngạch nhậpkhẩu của doanh nghiệp Nguyên nhân dẫn đến sự biến động trên có thể là do

Nguyên nhân 1: Hiện nay, các chính sách của Việt Nam là hạn chế nhậpkhẩu ô tô đã qua sử dụng vì nhiều lý do khách quan như ( hệ thống cơ sở hạ tầngchưa được hoàn thiện, xe ô tô đã qua sử dụng có thể gây ô nhiễm môi trường,gây áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất lắp rắp ô tô trong nước )Doanh nghệp trong kỳ nghiên cứu đã quyết định giảm nhập khẩu mặt hàng Ô tô

đã qua sử dụng xuống để thực hiện các chính sách của Nhà nước Đây là nguyênnhân khách quan tiêu cực

Nguyên nhân 2: Trong kỳ nghiên cứu, một số hợp đồng nhận ủy thác nhậpkhẩu xe ô tô đã qua sử dụng của công ty đã kết thúc và các đối tác không có nhucầu tiếp tục hợp đồng ủy thác, do đó số lượng ô tô đã qua sử dụng được nhập ở

kỳ gốc thì sang kỳ nghiên cứu không tiếp tục nhập nữa Điều này dẫn đến kimngạch nhập khẩu mặt hàng này giảm xuống Đây là nguyên nhân khách quantiêu cực

Nguyên nhân 3: Trong kỳ gốc, doanh nghiệp quyết định thay đổi một loạt

xe sử dụng cho mục đích chuyên chở hàng hóa, công nhân viên trong khu côngnghiệp Để tiếp kiệm chi phí, doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng về

Trang 21

để phục vụ cho mục đích nói trên Tuy là xe đã qua sử dụng nhưng hầu như xechỉ mới sử dụng tối đa là 2 năm, nên chất lượng xe vẫn còn khá tốt Do đó, trong

kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp không phải nhập thêm xe ô tô đã qua sử dụng đểphục vụ cho hoạt động doanh nghiệp nữa Điều này làm cho kim ngạch nhậpkhẩu mặt hàng này tại kỳ nghiên cứu giảm Đây là nguyên nhân chủ quan tíchcực

Nguyên nhân 4: Ô tô đã qua sửu dụng là một mặt hàng nhạy cảm Để nhậpkhẩu được ô tô đã qua sử dụng, doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều công đoạncông việc: kiểm tra nhãn hiệu, thời gian sử dụng, chất lượng xe, Sau khi nhâpk

xe về rồi, doanh nghiệp phải mất thêm khoản chi phí nữa để nâng cấp, sửa chữa

xe để bán cho khách hàng Doanh nghiệp đã xem xét lại lợi nhuận thu được từviệc bán xe ô tô cũ đã qua sử dụng ở kỳ gốc thì không đạt hiệu quả nên kỳnghiên cứu, doanh nghiệp đã giảm lượng nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụngxuống Điều này làm kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng cũng như tổng kimngạch nhập khẩu giảm Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực

Biện pháp cho nguyên nhân chủ quan

– Doanh nghiệp cần đẩy mạnh khâu nghiên cứu thị trường và bạn hàng

Bộ phận nghiên cứu thị trường cần tìm kiếm nguồn hàng đảm bảo, ô tô dù đãqua sử dụng nhưng vẫn cần đảm bảo tối thiểu các yêu cầu chất lượng cần thiết,tránh trường hợp tìm hiểu thông tin không đầy đủ, nhập khẩu phải những lôhàng chất lượng kém, doanh nghiệp cần bỏ nhiều chi phí để sửa chữa làm lợinhuận thu về không nhiều

– Doanh nghiệp cần tổ các buổi tập huấn, hướng dẫn nhân viên sử dụng xemột cách an toàn và hợp lý, tránh gây tổn thất thiệt hại cho xe, gây hỏng hóc,lãng phí Đồng thời, doanh nghiệp cần bảo dưỡng, kiểm tra xe định kỳ để pháthiện hỏng hóc, kịp thời sửa chữa để có thể sử dụng xe lâu dài cũng như an toàntính mạng của công nhân viên và an toàn của hàng hóa chuyên chở

1.2.4.3 Mặt hàng Điều hòa nhiệt độ

Qua bảng phân tích, ta thấy kim ngạch mặt hàng Điều hòa nhiệt độ có xu

Trang 22

có kim ngạch nhập khẩu tăng thấp nhất Kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này

kỳ gốc đạt 45.830.395 (103đ) chiếm 16,17% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu

Ở kỳ nghiên cứu, kim ngạch kỳ nghiên cứu đạt 47.882.594 (103đ), chiếm16,21% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu Như vậy, mặt hàng Điều hòa nhiệt

độ, kim ngạch nhập khẩu kỳ nghiên cứu tăng 2.052.198 (103đ) tương ứng vớităng 4,48% so với kỳ gốc Tuy là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng ít nhấtnhưng Điều hòa nhiệt độ không phải mặt hàng làm tăng tổng kim ngạch nhậpkhẩu của doanh nghiệp thấp nhất Mặt hàng Điều hòa nhiệt độ làm tăng 0,72%tổng kim ngạch hập khẩu của doanh nghiệp Sự biến động này của tổng kimngạch nhập khẩu là do:

Nguyên nhân 1: Do dự thay đổi của thời tiết, nắng nóng kéo dài trên diệnrộng Kỳ nghiên cứu, thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn Theo dự báo của các nhàkhí tượng học thời tiết kỳ nghiên cứu sẽ nóng hơn kỳ gốc do biến đổi khí hậu vàhiệu ứng nhà kính gây ra Nhiệt độ được đẩy lên mức rất cao, nhiệt độ trungbình thường 34-36 độ, trẻ con và người già là các đối tượng bị ảnh hưởng nhiều

do thời tiết nắng nóng Do đó nhu cầu sử dụng điều hòa trong nước tăng cao.Doanh nghiệp đã tập trung nhập khẩu nhiều điều hòa nhiệt độ để đáp ứng đượcnhu cầu từ thị trường Đây là nguyên nhân khách quan tích cực

Nguyên nhân 2: Kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã trúng thầu và ký kết thànhcông hợp đồng cung cấp, thay thế điều hòa nhiệt độ cho một số công trình xâydựng lớn của thành phố (Sở công an thành phố, Nhà hát lớn, ) Để thực hiệnđược những hợp đồng này, doanh nghiệp đã phải nhập khẩu thêm số lượng lớnđiều hòa không khí, làm cho kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tăng, dẫn đến tổngkim ngạch của doanh nghiẹp tăng theo Đây nguyên nhân chủ quan tích cực

Nguyên nhân 3: Kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp hợp tác với các ngân hàngVietcombank, Viettinbank, để thực hiện các chương trình mua trả góp lãi suấtthấp, thậm chí là đến 0% và đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía ngườitiêu dùng Do đó, doanh nghiệp nhập khẩu thêm một lượng điều hòa không khíchất lượng, giá tầm trung để phục vụ cho nhu cầun của người tiêu dùng Qua sự

Trang 23

hợp tác này, doanh nghiệp không những tăng được doanh thu mà còn giải quyếtđược hàng tồn kho của trước đó Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.

Nguyên nhân 4: Với nền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay những sảnphẩm công nghệ thông minh cao cấp không còn quá đắt hay vượt ngoài tầm với

so với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam Trong cuộc sống hiệnđại, yêu cầu về chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao

Từ việc sử dụng những chiếc điều hòa một chiều, đa số mọi người đã chuyểnsang sử dụng điều hòa hai chiều, yêu cầu với một chiếc điều hòa không chỉ dừnglại ở việc làm mát mà còn phải thân thiện với môi trường Và những nhà sảnxuất nước ngoài đã năm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, cho ra đời nhữngsản phẩm điều hòa với công nghệ tiên tiến, thỏa mãn sở thích tiêu dùng củangười dân Do đó, những chiếc điều hòa nhập khẩu được ưa chuộng hơn trên thịtrường trong nước Đây là nguyên nhân khách quan tích cực

Biện pháp cho nguyên nhân chủ quan

– Để thực hiện được hợp đồng cung cấp, thay thế điều hòa nhiệt độ chocác công trình xây dựng của thành phố, doanh nghiệp phải ưu tiên lựa chọn cácdòng điều hòa chất lượng đảm bảo, bảo vệ môi trường, kiểu dáng thanh lịchsang trọng, chi phí phù hợp Đồng thời, doanh nghiệp phải cử những đội côngnhân lành nghề để thực hiện lắp rắp cũng như bảo hành sản phẩm Đây là một cơhội để doanh nghiệp quảng bá tên tuổi cũng như tạo điều kiện để nhận thầunhững công trình xây dựng lớn khác

– Công ty phải cử những đội marketing để giới thiệu sản phảm rõ ràng chokhách mua trả góp Đồng thời, phải luôn đào tạo những đội ngữ công nhân lắprắp bảo hành lành nghề để phục vụ cho khách hàng

1.2.4.4 Mặt hàng Xe máy

Qua bảng phân tích, ta thấy được mặt hàng Xe máy là mặt hàng có kimngạch nhập khẩu giảm nhiều nhất và cũng là mặt hàng làm giảm tổng kim ngạchnhập khẩu của doanh nghiệp nhiều nhất Trong kỳ gốc, mặt hàng Xe máy có kimngạch nhập khẩu là 27.350.854 (103đ) chiếm 9,65% tỷ trọng tổng kim ngạch

Trang 24

nhập khẩu Kỳ nghiên cứu, kim ngạch mặt hàng này giảm xuống còn25.255.779(103đ) chỉ chiếm 8,55% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu kỳnghiên cứu, giảm 2.095.075(103đ) tương ứng giảm 7,64% so với kỳ gốc Dẫnđến mặt hàng Xe máy làm giảm 0,74% tổng kim ngạch nhập khẩu của doanhnghiệp Nguyên nhân của sự biện động này là do:

Nguyên nhân 1: Một số nhà cung cấp mặt hàng Xe máy đã lợi dụng sự tintưởng, mối quan hệ làm ăn lâu dài với doanh nghiệp, sản xuất nhiều sản phẩmkhông đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật như thỏa thuận của hợp đồng Nhậnthấy được điều này doanh nghiệp đã chủ động chấm dứt hợp đồng mua bán vớinhững nhà cung cấp này Mặt khác, doanh nghiệp lại chưa tìm được nhà cungứng thích hợp khác Do số lượng xe máy nhập khẩu của doanh nghiệp giảm, làmgiảm kim ngạch nhập khẩu xe máy Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực

Nguyên nhân 2: Do trong kỳ gốc, doanh nghiệp đã nhập khẩu một lượnglớn xe máy theo hợp đồng ủy thác nhập khẩu Tuy nhiên, đối tác hợp đồng ủythác trong kỳ gốc đã gặp một số khó khăn trong tài chính của công ty dẫn đếnphá sản, trước đó mới chỉ thanh toán được một phần giá trị lô hàng cho doanhnghiệp Doanh nghiệp vì không được thanh toán đầy đủ nên đã không giao hết

lô hàng xe máy mà chỉ giao đúng với phần hàng tương ứng với phần được thanhtoán dẫn đến xuất hiện nhiều hàng tồn kho Do vậy, trong kỳ nghiên cứu, doanhnghiệp đặt ra kế hoạch giải quyết hết số lượng hàng tồn kho này nên đã giảm tối

đa lượng nhập khẩu mặt hàng xe máy xuống, dẫn đến kim ngạch mặt hàng nàytrong kỳ nghiên cứu giảm Đây là nguyên nhân chính chủ quan tiêu cực

Nguyên nhân 3: Cuối kỳ gốc, trên thị trường nội địa xuất hiện các mẫu xemới như xe đạp điện Sang kỳ nghiên cứu, loại xe này ngày càng được sử dụngnhiều hơn Ở các đô thị lớn, số lượng các sản phẩm xe đạp điện ngày càngnhiều, mặt hàng vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ, tiết kiệm lại thân thiện vớimôi trường, và đang dần trở thành sự lựa chọn chính cho một lượng lớn ngườitham gia giao thông tại Việt Nam Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp khótrong việc kinh doanh, tiêu thụ xe máy giảm Do đó, doanh nghiệp nhập khẩu xe

Trang 25

máy về ít hơn so với kỳ gốc, làm giảm tổng kim ngạch nhập khẩu kỳ nghiêncứu Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.

Nguyên nhân 4: Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng, thu hút rấtnhiều hãng xe nổi tiếng đầu tư để xây dựng các nhà máy sản xuất như Yamaha,Honda, Piaggio, Những hãng này sản xuất xe máy theo những tiêu chí phù hợpvới yêu cầu của phần đông người tiêu dùng Việt Nam (Xe nhỏ, nhẹ, tiết kiệmnhiên liệu, chất lượng đảm bảo, phù hợp với túi tiền, ) Đồng thời những hãng

xe này cũng triển khai mở rộng ra rất nhiều nơi phân phối, cùng với chế độ bảohành chu đáo, tiện lợi Những điều này làm cho xe máy nhập khẩu khó cạnhtranh với xe máy lắp rắp trong nước Nắm bắt được thị trường và xu thế củangười tiêu dùng, doanh nghiệp giảm lượng xe máy nhập khẩu xuống Đặc biệt lànhững dòng xe máy phân khối lớn, giá trị cao, doanh nghiệp chỉ nhập khẩu khi

có đơn hàng gửi đến Điều này làm cho kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng xemáy giảm, tác động làm giảm tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp Đây

là nguyên nhân khách quan tiêu cực

Biện pháp cho nguyên nhân chủ quan

– Trước khi đàm phán ký kết hợp đông, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹthông tin của đối tác, đặc biệt là khả năng tài chính cua đối phương Trong khithực hiện hợp đồng, doanh nghiệp cũng cần luôn luôn tìm hiểu, nắm bắt cácthông tin của bạn hàng để kịp thời có những biện pháp phù hợp với những sựthay đổi của đối phương

– Tin tưởng lẫn nhau là một trong những chiều khoá để các doanh nghiệpkinh doanh trên thị trường Tuy nhiên một doanh nghiệp thì không nên quá dựadẫm vào các mối quan hệ làm ăn lâu dài, song song với sự tin tưởng, doanhnghiệp cần phải luôn nhạy bén với sự thay đổi của thị trường và đối tác Luônnắm vững thông tin, hiểu biết sâu rộng là điều cần thiết để doanh nghiệp làm ăn

và tồn tại trong nền kinh tế, tránh được những thiệt hại cho chính mình

1.2.4.5 Mặt hàng Xăng dầu các loại

Trang 26

Theo bảng phân tích, ta thấy mặt hàng Xăng dầu các loại là mặt hàng chiếm

tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu cảu doanh nghiệp trong cả kỳgốc lẫn kỳ nghiên cứu Cụ thể, trong kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này

là 93.021.247 (103đ) chiếm 32,82% tổng kim ngạch nhập khẩu; trong kỳ nghiêncứu, mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu là 99.309.858 (103đ) chiếm 33.62% tổngkim ngạch nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng Xăng dầu các loại có

xu hướng tăng, chênh lệch hai kỳ tăng 6.288.610 (103đ) tương ứng tăng 6,76%

so với kỳ gốc Đây là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh nhất củadoanh nghiệp đồng thời cũng là mặt hàng tác động mạnh nhất đến tổng kimngạch nhập khẩu, làm tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 2,22% Nguyên nhân dẫnđến sự biến động trên là do:

Nguyên nhân 1: Việt Nam là một nước có nhu cầu về xăng dầu là rất lớn,đôi khi khiến các doanh nghiệp cung cấp xăng dầu gặp một số khó khăn trongviệc đáp ứng như cầu tiêu dùng lớn như vậy Để giảm thiểu tối đa các khó khăncho các doanh nghiệp, Chính phủ đã luôn hỗ trợ, tạo nhiều điều kiện ưu đãi chonhiều hoạt động nhập khẩu xăng dầu diễn ra dễ dàng hơn Dựa vào đó, doanhnghiệp đã liên tục nhập khẩu thêm xăng dầu các loại để đáp ứng được nhu cầucủa người tiêu dùng Điều này tuy đẩy kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng nàylên cao, tuy nhiên doanh nghiệp cũng thu được thêm nhiều lợi nhuận từ việcbuôn bán mặt hàng xăng dầu Đây là nguyên nhân khách quan tích cực

Nguyên nhân 2: Mặt hàng Xăng dầu các loại là mặt hàng kinh doanh chínhcủa doanh nghiệp nên luôn được ưu tiên trong các công tác nghiên cứu, tìmkiếm thị trường, các nơi cung cấp, tiêu thụ mặt hàng ổn định, dẫn đến lượng tiêuthụ về mặt hàng này của doanh nghiệp thường rất lớn, ổn định Nhận thấy được

ưu điểm của doanh nghiệp, trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp được Chính phủtăng thêm hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại Do đó doanh nghiệp đã tăngthêm lượng nhập khẩu xăng dầu để tiếp tục phục vụ nhu cầu trong nước ngàycàng lớn, điều này giúp tăng doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp Đây lànguyên nhân khách quan tích cực

Trang 27

Nguyên nhân 3: Doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu xăng dầu tại một sốnước thuộc ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan) Trong kỳ nghiên cứu,thuế nhập khẩu của mặt hàng này đối với các nước thành viên ASEAN giảmxuống Cụ thể, thuế nhập khẩu của xăng xuống 20%, diesel xuống 5%, dầunhiên liệu xuống còn 0% Điều này đã khiến công ty quyết định đẩy mạnh nhậpkhẩu xăng dầu các loại ở thị trường này nhằm đáp ứng được nhu cầu trong nước

và tăng doanh thu cho doanh nghiệp Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.Nguyên nhân 4: Đầu kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã hoàn thành xong giấyphép xin mở cây xăng, xây dựng và đưa vào hoạt động bốn cây xăng mới tại ĐàNẵng, Nha Trang Do vậy, doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu xăng dầu để phục

vụ cho hoạt động buôn bán của các cây xăng Bốn cây xăng mới mở đều đượcxây dựng trong khu vực đông dân cư của thành phố, diện tích lớn tương đối,không xảy ra tình trạng khách hàng phải chen lẫn chờ đợi lâu, nhân viên luônlàm việc trung thực đứng đắn ( không có tình trạng gắn chip, trộm xăng…), vìvậy những cây xăng này là địa điểm được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, dẫnđến doanh thu từ việc buôn bán tại những cây xăng này là rất cao Đây lànguyên nhân chủ quan tích cực

Biện pháp cho nguyên nhân chủ quan:

– Doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo đội ngũ công nhận viên làm việctrung thực, đứng đắn, không được làm trái pháp luận, tạo điều tiếng xấu chodoanh nghiệp Ngoài ra, doanh nghiệp phải liên tục phát triển, nhằm đáp ứng cácđiều kiện kinh doanh để tiếp tục được phép mở cửa kinh doanh nhiều cây xănghơn nữa

Trang 28

1.2.4.6 Điện tử và linh kiện

Theo bảng phân tích, mặt hàng Điện tử và linh kiện là mặt hàng chiếm tỷtrọng ít nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp cả trong kỳ gốc

và kỳ nghiên cứu Cụ thể, kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này là11.932.342 (103đ) chiếm 4,21% tỷ trọng; kỳ nghiên cứu, mặt hàng có kim ngạchnhập khẩu là 13.262.976 (103đ) chiếm 4,49% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩucủa doanh nghiệp Đây là mặt hàng có mức chênh lệch tăng thấp nhất là1.330.635(103đ) dẫn đến mức độ ảnh hưởng của mặt hàng Điện thoại và linhkiện đến tổng kim ngạch nhập khẩu là ít nhất tăng 0,46% Tuy nhiên lại là mặthàng có mức so sánh giữ hai kỳ là lớn nhất, kỳ nghiên cứu tăng 11,15% so với

kỳ gốc Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do:

Nguyên nhân 1: Trong kỳ nghiên cứu, do biến động thị trường, giá linhkiện thiết bị mà doanh nghiệp nhập khẩu tăng Vì những linh kiện nhập khẩu về

để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp nên không thể giảm lượng nhập khẩuxuống mà phải mua theo đúng kế hoạch Điều này đẩy kim ngạch nhập khẩu củamặt hàng Điện thoại và linh kiện tăng, dẫn đến tổng kim ngạch kỳ nghiên cứutăng, Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực

Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp quyết định nghiên cứu, sáng minh, cho rađời dòng sản phẩm mang thương hiệu của mình Trong cuộc sống hiện đại,những chiếc điện thoại smartphone ngày càng trở nên quan trọng Những chiếcđiện thoại thông minh luôn được chào đón trên thị trường Nhưng trong nước,lại chỉ có các công ty sản xuất gia công, chứ không có công ty nào nghiên cứu,chế tạo được sản phẩm Chính vì vậy, doanh nghiệp đã quyết định nghiên cứu,sản xuất điện thoại Do đó, doanh nghiệp cần nhập khẩu nhiều linh phụ kiệnđiện thoại để nghiên cứu cũng như có một số linh phụ kiện doanh nghiệp khôngthể chế tạo được Vì vậy, kim ngạch nhập khẩu linh phụ kiện tăng mạnh Sau khitung ra thị trường, sản phẩm này được tiêu thụ mạnh mẽ, làm doanh thu củadoanh nghiệp tăng Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực

Trang 29

Nguyên nhân 3: Sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất điện thoại danh tiếng

và việc không ngừng cho ra đời những sản phẩm công nghệ cao Các hãng điệnthoại nổi tiếng như Samsung, Apple, Sony, Nokia không ngừng cạnh tranh, tung

ra thị trường những chiếc điện thoại đời mới Cùng với xu thế phát triển củakhoa học kỹ thuật, những chiếc điện thoại thông minh đã không còn xa lạ vớingười tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ Người tiêu dùng không ngừng đòi hỏi hơn

về tính năng cũng như kiểu dáng và mẫu mã của những chiếc điện thoại Cácnhà sản xuất danh tiếng cũng luôn muốn đi đầu thị trường, vì vậy họ khôngngừng nghiên cứu, phát minh và cho ra đời những chiếc điện thoại ngày càng cảitiến về công nghệ cũng như kỹ thuật Và những chiếc smart phone mới luônđược chào đón trên thị trường Đặc biệt, người tiêu dùng Việt Nam với tâm lý

"sính ngoại, chuộng hàng hiệu" luôn sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để mua đượcnhững chiếc điện thoại đời mới của các thương hiệu nổi tiếng như Apple,Samsung Do đó, khi những chiếc điện thoại đời mới ra đời, doanh nghiệp luôntìm kiếm nguồn hàng, nhập khẩu với số lượng ngày càng nhiều để phân phối ởthị trường trong nước Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực

Nguyên nhân 4:

Biện pháp cho nguyên nhân chủ quan

– Doanh nghiệp cần có những chủ trương chính sách thu hút nhân tài, đặcbiệt là trong việc nghiên cứu và phát triển điện thoại Cần tìm hiểu rõ các bảnquyền phát minh và sáng chế, cũng như đăng ký bản quyền cho sản phẩm củacông ty, tránh gây nên các vấn đề như ăn cắp bản quyền, đăng ký trùng tên

– Doanh nghiệp cần điều tra rõ thị hiếu khách hàng để nhập khẩu về sốlượng hàng hóa phù hợp, tránh gặp phải hiện tượng cầu ảo gây tình trạng dưthừa, xuất hiện hàng nhiều hàng tồn kho

1.3 Kết luận

Qua bảng “phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu củadoanh nghiệp theo mặt hàng” ta thấy sự biến động xu hướng kim ngạch nhậpkhẩu có xu hướng tăng Cụ thể, tổng kim ngạch nhập khẩu kỳ gốc là

Trang 30

11.960.684 (103đ) tương ứng tăng 4,22% Trong đó, hầu hết các chỉ tiêu tại kỳnghiên cứu đều tăng so với kỳ gốc Tuy nhiên, trong đó có hai mặt hàng có kimngạch nhập khẩu giảm là ô tô đã qua sử dụng và xe máy Kỳ gốc, kim ngạchnhập khẩu của mặt hàng ô tô đã qua sử dụng là 38.943.082 (103đ) chiếm 13,74%

tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu Đến kỳ nghiên cứu kim ngạch giảm xuốngcòn 38.046.132 (103đ) chỉ chiếm 12,88% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu,chênh lệch giữa hai kỳ là 896.949 (103đ) tương đương giảm 2,31% so với kỳgốc Đối với mặt hàng xe máy, đây là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảmnhiều nhất và cũng là mặt hàng làm giảm tổng kim ngạch nhập khẩu của doanhnghiệp nhiều nhất Trong kỳ gốc, mặt hàng Xe máy có kim ngạch nhập khẩu là27.350.854 (103đ) chiếm 9,65% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu Kỳ nghiêncứu, kim ngạch mặt hàng này giảm xuống còn 25.255.779 (103đ) chỉ chiếm8,55% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu kỳ nghiên cứu, giảm 2.095.075 (103đ)tương ứng giảm 7,64% so với kỳ gốc Dẫn đến mặt hàng Xe máy làm giảm0,74% tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp

– Kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng còn lại kỳ nghiên cứu đều tăng

so với kỳ gốc Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng xăng dầu các loạităng nhiều nhất từ 93.021.247 (103đ) lên 99.309.858 (103đ) đạt mức chênh lệch6.288.610 (103đ) tương ứng tăng 6,76% so với kỳ gốc

– Thứ hai là mặt hàng ô tô mới tăng từ 66.350.622 (103đ) lên đến71.631.887 (103đ), đạt mức chênh lệch 5.281.266.103đ, tương ứng tăng 7,96%

so với kỳ gốc

– Tiếp theo là mặt hàng điều hòa nhiệt độ Kim ngạch nhập khẩu của mặthàng này kỳ gốc đạt 38.943.082 (103đ), kỳ nghiên cứu đạt 47.882.594 (103đ).Như vậy, mặt hàng Điều hòa nhiệt độ, kim ngạch nhập khẩu kỳ nghiên cứu tăng2.052.198 (103đ) tương ứng với tăng 4,48% so với kỳ gốc

– Điện thoại và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng ít nhất

Cụ thể, kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này là 11.932.342 (103đ); kỳnghiên cứu đạt 13.262.976 (103đ) đạt mức chênh lệch 1.330.635 (103đ) tươngứng tăng 1,15%

Ngày đăng: 29/01/2016, 10:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w