Thị trường Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 40 - 42)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THEO THỊ

2.2.4.2.Thị trường Trung Quốc

Đây là thị trường nhập khẩu Ô tô, Điện thoại và linh kiện của doanh nghiệp. Theo bảng phân tích, kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc có xu hướng tăng. Kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu tài thị trường Trung Quốc đạt

52.235.880 (103đ), chiếm tỷ 18,43% trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Kỳ nghiên cứu, kim ngạch nhập khẩu củ thị trường này tăng đến 55.090.091 (103đ), chiếm 18,65 % tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp, đạt mức chênh lệch là 2.854.211 (103đ) tương ứng tăng 5,46 % so với kỳ gốc. Thị trường Trung Quốc là thị trường có kim ngạch nhập khẩu nhiều thứ hai trong các thị trường nhập khẩu cả hai kỳ. Việc tăng kim ngạch nhập khẩu ở thị trường này làm tăng 1,01 % tổng kim ngạch nhập khẩu. Sự biến động này là do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân 1: Kỳ nghiên cứu, Nhà nước tiến hành thực hiện Kế hoạch hành động “Siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” nhằm khắc phục, giảm thiểu tình trạng mất ATGT, khắc phục tình trạng xuống cấp nhanh chóng của kết cấu hạ tầng giao thông do xe chở quá tải trọng gây ra. Điều này dẫn đến tình trạng rất nhiều doanh nghiệp phải thay đổi xe chuyên chở phù hợp với Kế hoạch đề ra. Nắm bắt được thông tin, nhu cầu thị trường, doanh nghiệp tăng lượng nhập khẩu ô tô tải, đầu kéo ô tô từ Trung Quốc. Các dòng xe nhập khẩu từ Trung Quốc đều được kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo đáp ứng được mục đích chuyên chở của người tiêu dùng. Ngoài ra, ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc đa dạng phong phú, chi phí để nhập khẩu không nhiều, dẫn đến chi phí một chiếc Ô tô mới của doanh nghiệp là không cao, phù hợp với tiêu chí đặt ra của người tiêu dùng, giúp thu hút được nhiều đơn đặt hàng đến cho doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 2: Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp xảy rá hỏa hoạn bị cháy mất một phần kho hàng dẫn đến hàng của khách ủy thác nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ bị cháy, hư hỏng hoàn toàn. Để đền bù lô hàng đó, doanh nghiệp đã phải yêu cầu ra hạn hợp đồng ủy thác và nhập khẩu lại lô hàng để đền bù cho khách hàng. Hàng bị cháy là 15 đầu xe kéo nhập khẩu từ Trung Quốc, doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để đền bù lô hàng đó, dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải thực hiện để giữ uy tín, khách hàng. Điều này là tăng nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.

Nguyên nhân 3: Dựa trên mối quan hệ làm ăn lâu dài và có sự tin tưởng lẫn nhau của doanh nghiệp và đối tác, doanh nghiệp đã được các bạn hàng tạo thêm điều kiện, đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho doanh nghiệp. Thậm chí biết được thông tin thị trường Việt Nam đang tiêu thụ tốt một số hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, các nhà cung cấp đối tác đã cho doanh nghiệp nhập trước sản phẩm thanh toán sau. Điều này làm cho kim ngạch nhập khẩu từ thị trường tăng. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực

Nguyên nhân 4: Doanh nghiệp thường nhập khẩu Điện thoại và linh kiện Trung Quốc để sử dụng vào việc khuyến mại của doanh nghiệp. Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp có nhiều đợt khuyến mại cho khách hàng như: tặng kèm khi ra mắt sản phẩm mới, tặng kèm khi mua nhiều sản phẩm hoặc sản phẩm có giá trị cao, tri ân khách hàng...Việc tặng quà khuyến mại thích hợp tạo cho người mua tâm lý thoải mái hơn, có thể làm họ dứt khoát hơn trong việc mua sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy điều này làm kim ngạch nhập khẩu của thị trường Trung Quốc tăng, nhưng lợi ích nó mang lại đã giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.

Biện pháp cho nguyên nhân chủ quan:

- Hàng Trung Quốc từ trước đến nay tiêu thụ vào Việt Nam luôn mang lại tiếng xấu về mặt chất lương, đồ bền... Tuy nhiên hàng hóa nhập khảu từ thị trường này luôn được doanh nghiệp kiểm tra kỹ càng về chất lượng, giấy tờ liên quan, để đảm bảo hàng hóa là có chất lượng mới quyết định nhập về. Để làm được như vậy, doanh nghiệp đã đào tạo được những phòng kỹ thuật, tìm hiểu kỹ càng về các loại hàng hóa có ý định nhập khẩu về Việt Nam, nhất là hàng nhập về để khuyến mại, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 40 - 42)