Thi trường Mỹ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 47 - 58)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THEO THỊ

2.2.4.6.Thi trường Mỹ

Theo bảng phân tích, thị trường Mỹ là thị trường uy nhất có kim ngahjc nhập khẩu giảm trong kỳ nghiên cứu. Đây cũng là thị trường chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty trong cả hai kỳ. Kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu thị trường này đạt 19.641.598 (103đ) chiếm 6,93% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Kỳ nghiên cứu, kim ngạch nhập khẩu giảm xuống chỉ còn 17.989.226 (103đ) chiếm 6,09 % tổng kim ngạch nhập khẩu. đạt mực chênh lệch là 1.652.394 (103đ) tương đương giảm 8,41 % so với kỳ gốc. Kim ngạch nhập khẩu thị trường Mỹ giảm làm tổng kim ngạch của doanh nghiệp giảm 0,58%. Nguyên nhận của sự biến động giảm này là do:

Nguyên nhân 1: Do khoảng cách giữa Việt Nam và Mỹ khá xa, hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này thường là máy móc có giá trị cao nên để nhập khẩu doanh nghiệp phải nhiều chi phí cho một lo hàng như chi phí vận chuyện, bảo hiểm hàng hóa,…Những chi phí này dẫn đến giá hàng hóa khi tiêu thụ trong nước bị đội giá lên khá cao, khó có thể bán được do giá thành nhập khẩu từ thị trường Mỹ rất lớn nhưng mức giá bán tại nội địa vẫn phải giữ ở mức vừa phải để có thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh, sức mua của người tiêu dùng ko nhiều, không đem lại được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp đã chủ động cắt giảm thị phần tại thị trường này. Do vậy, doanh nghiệp giảm thiểu lượng hàng hóa nhập từ thị trường Mỹ xuống, chỉ nhập khẩu hàng hóa khi có đơn đặt hàng, hợp đồng ủy thác nhập khẩu, Triễn lãm…. Điều này làm cho

doanh nghiệp giảm bớt được tình trạng hàng nhập về khó bán vì giá quá cao. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp nhận thấy nhập khẩu ở thị trường Mỹ, doanh nghiệp thường ở thế yếu hơn khi đàm phán ký kết hợp đồng. Đặc biệt là khó có thể giành quyền vận tải, thường phải nhập khẩu theo điều kiện CIF nên những lợi thế về vận tải hay bảo hiểm trong nước không được tận dụng, khoản tiền chênh lệch giữa giá FOB và giá CIF theo tính toán thì lớn hơn khoản tiền thuê vận chuyển, bảo hiểm. Do đó doanh nghiệp đã tìm kiếm các đối tác ở thị trường khác mà doanh nghiệp có lợi thế hơn khi đàm phán ký kết hợp đồng. Do đó sản lượng nhập khẩu ở thị trường mỹ giảm, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu giảm. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.

Nguyên nhân 3: Trong kỳ nghiên cứu, lạm phát bùng nổ,ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số nền kinh tế lớn và Mỹ là một trong số đó. Hậu quả rõ ràng của lạm phát ảnh hưởng đến Mỹ là giá cả hàng hóa tăng nhanh, đồng thời tỷ lệ người thất nghiệp tăng dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, không có hàng hóa để cung cấp. Đối tác của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến phá sản, doanh nghiệp mất đi một số nguồn cung ứng hàng hóa từ thị trường Mỹ, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Mỹ ở kỳ nghiên cứu giảm. Điều này làm cho doanh nghiệp cũng gặp phải khó khăn khi không thể thực hiện được một số đơn hàng, hợp đồng ủy thác nhập khẩu. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.

Nguyên nhân 4: Mặt hàng ô tô là mặt hàng nhập khẩu chính từ thị trường Mỹ ở kỳ gốc, nhưng kỳ nghiên cứu doanh nghiệp nhận thấy giá thành sản phẩm ô tô từ các thị trường Nhật, Hàn Quốc rẻ hơn, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã tương đương. Do đó doanh nghiệp quyết định chuyển dần nhập khẩu ô tô từ thị trường Mỹ sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài giá thành sản phẩm rẻ hơn, doanh nghiệp còn tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, điều này làm tăng doanh thu của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.

Biện pháp cho nguyên nhân chủ quan

- Doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, tìm hiểu kỹ thị hiếu của người tiêu dùng trước khi nhập về. Tuy nhiên, theo tâm lý của người tiêu dùng Việt là “sính ngoại” nhưng họ vaãn nghiêng về phía hanghf

nhập khẩu từ Châu Âu hơn là Châu Á. Vì vậy, doanh nghiệp không nên chuyển hẳn nhập khẩu ô tô từ Mỹ sang Nhật Bản, mà phải tiếp tục nghiên cứu thị trường Mỹ để tìm được nhiều nguồn cung ứng hàng chất lượng mà chi phí ít hơn.

2.3. Kết luận

Nhìn chung qua bảng “Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo thị trường”, ta thấy được tổng kim ngạch nhập khẩu của kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc, tăng từ 283.428.542 (103đ) lên 295.389.226 (103đ) đạt mức chênh lệch là 11.960.684 (103đ) tương ứng tăng 4,22% so với kỳ gốc. Như vậy, doanh nghiệp đã có xu hướng tăng kim ngạch nhập khẩu và doanh nghiệp cần có những biện pháp đúng đắn, thích hợp để nâng cao hơn kết quả nhập khẩu trong thời gian tới.

Trong các thị trường nhập khẩu chỉ có duy nhất kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Mỹ có xu hướng giảm, giảm từ 19.641.598 (103đ) ở kỳ gốc xuống 17.989.204 (103đ) ở kỳ nghiên cứu, đạt mức chênh lệch là 1.652.394 (103đ) tương ứng giảm 8,41% so với kỳ gốc.

Tại các thị trường nhập khẩu còn tại, kim ngạch nhập khẩu tăng cao nhất là thị trường ASEAN và tăng thấp nhất là thị trường Hàn Quốc. Cụ thể

- Kim ngạch nhập khẩu các thị trường đều có xu hương tăng trừ thị trường Mỹ. Trong dó tăng nhiều nhất là thị trường ASEAN. Kỳ gốc, tại thị trường ASEAN, kim ngạch nhập khẩu đạt 84.490.048 (103đ). Kỳ nghiên cứu, kim ngạch thị trường có xu hướng tăng mạnh, đạt 91.482.043 (103đ) mức chênh lệch giũa hai kỳ là 6.991.995 (103đ) tương ứng tăng 8,27% so với kỳ gốc.

- Tăng nhiều thứ hai là thị trường Nhật Bản. Kỳ gốc, kim ngạch thị trường Nhật Bản đạt 36.137.139 (103đ). Kỳ nghiên cứu, kim ngạch nhập khẩu tại thị trường này tăn đến 38.430.138 (103đ), mức chênh lệch là 2.292.819(103đ) tương ứng tăng 6,34%.

- Tiếp theo là thị trường Trung Quốc. Kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu tài thị trường Trung Quốc đạt 52.235.880 (103đ). Kỳ nghiên cứu, kim ngạch nhập khẩu củ thị trường này tăng đến 55.090.091 (103đ) đạt mức chênh lệch là 2.854.211 (103đ) tương ứng tăng 5,46 % so với kỳ gốc.

- Tăng nhiều thứ tư là thị trường EU Trong kỳ gốc, thị trường EU có kim ngạch nhập khẩu đạt 50.336.909(103đ). Kỳ nghiên cứu, kim ngạch nhập khẩu tăng nhưng không đáng kể, mức chênh lệch là 913.122 (103đ), tương đương tăng 1,81% so với kỳ gốc.

- Như vậy tăng ít nhât là thị trường Hàn Quốc Trong kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu của thị trường này là 40.586.968 (103đ). Kim ngạch nhập khẩu của thị trường Hàn Quốc tăng trong kỳ nghiên cứu, tăng lên 41.147.719 (103đ). Mức chênh lệnh giữa hai kỳ không đáng kể là 560.751 (103đ), tương ứng tăng 1,34% so với kỳ gốc

- Có duy nhất một thị trương có kim ngạch nhập khẩu giảm, đó là thị trường Mỹ. Đây cũng là thị trường chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp trong cả hai kỳ. Kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu thị trường này đạt 19.641.598 (103đ). Kỳ nghiên cứu, kim ngạch nhập khẩu giảm xuống chỉ còn 17.989.226 (103đ) đạt mực chênh lệch là 1.652.394 (103đ) tương đương giảm 8,41 % so với kỳ gốc.

Sự biến động về kim ngạch nhập khẩu có thể là do những nguyên nhân cơ bản sau:

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

2.3.1.1. Chủ quan tích cực

1) Doanh nghiệp đã tìm được thêm một số đầu mối hàng hóa giả rẻ nhưng vẫn có chất lượng tương đương với nơi cung cấp hàng cũ, vì vậy doanh nghiệp hợp tác với đầu mối mới, tận dụng giá rẻ, đẩy mạnh việc nhập khẩu hàng hóa tại các đầu mối này.

2) Doanh nghiệp thường nhập khẩu Điện thoại và linh kiện Trung Quốc để sử dụng vào việc khuyến mại của doanh nghiệp. Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp có nhiều đợt khuyến mại cho khách hàng như: tặng kèm khi ra mắt sản phẩm mới, tặng kèm khi mua nhiều sản phẩm hoặc sản phẩm có giá trị cao, tri ân khách hàng...

3) Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp quyết định thay một loạt điều hòa nhiệt độ ở các phòng ban. Tuy lắp đặt lại toàn bộ điều hòa, doanh nghiệp sẽ mất một khoản chi phí để nhập khẩu hàng hóa nhưng thay vào đó, mỗi tháng hè doanh nghiệp đã giảmthiểu được nhiều chi phí cho điện.

4) Mặt hàng ô tô là mặt hàng nhập khẩu chính từ thị trường Mỹ ở kỳ gốc, nhưng kỳ nghiên cứu doanh nghiệp nhận thấy giá thành sản phẩm ô tô từ các thị trường Nhật, Hàn Quốc rẻ hơn, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã tương đương. Do đó doanh nghiệp quyết định chuyển dần nhập khẩu ô tô từ thị trường Mỹ

sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Ngoài giá thành sản phẩm rẻ hơn, doanh nghiệp còn tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, điều này làm tăng doanh thu của doanh nghiệp.

2.3.1.2. Chủ quan tiêu cực

1) Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp chỉ nhập lượng vừa phải các dòng sản phẩm mới để chào bán ra thị trường, nhưng lại không được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng như mong đợi, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng không đáng kể.

2.3.2. Nguyên nhân khách quan

2.3.2.1. Khách quan tích cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1) Doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu xăng dầu tại một số nước thuộc ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan). Trong kỳ nghiên cứu, thuế nhập khẩu của mặt hàng này đối với các nước thành viên ASEAN giảm xuống. Điều này đã khiến công ty quyết định đẩy mạnh nhập khẩu xăng dầu các loại ở thị trường này nhằm đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

2) Hàng hoá Thái Lan trên thị trường Việt Nam đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, nhưng dù là mặt hàng gì cũng đều có sự khẳng định về chất lượng đối với người tiêu dùng. Do đó, người tiêu dùng luôn tin tưởng sử dụng hàng hoá có xuất xứ từ Thái Lan. Hai mặt hàng nhập khẩu chính của doanh nghiệp từ thị trường Thái Lan là xe máy và điều hoà . Từ nguyên nhân trên, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp tại thị trường ASEAN tăng.

3) Kỳ nghiên cứu, Nhà nước tiến hành thực hiện Kế hoạch hành động “Siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện”. Nắm bắt được thông tin, nhu cầu thị trường, doanh nghiệp tăng lượng nhập khẩu ô tô tải, đầu kéo ô tô từ Trung Quốc.

4) Dựa trên mối quan hệ làm ăn lâu dài và có sự tin tưởng lẫn nhau của doanh nghiệp và đối tác, doanh nghiệp đã được các bạn hàng tạo thêm điều kiện, đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá cho doanh nghiệp.

5) Nắm bắt được thông tin cũng như nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu các dòng điều hòa nhiệt độ đa dạng về chủng loại, giá thành của Nhật Bản cung cấp cho người tiêu dùng trong nước

6) Kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp ký kết được nhiều hợp đồng cung cấp điều hòa nhiệt độ dẫn tới doanh nghiệp phải nhập khẩu thêm nhiều điều hòa.

7) Không chỉ có người tiêu dùng Việt chuộng hàng ngoại, các doanh nghiệp, các nhà phân phối bán lẻ cũng mong muốn ký được các hợp đồng cung cấp hàng nhập khẩu từ thị trường nước ngoài nhằm đem lại lợi nhuận cao cộng với uy tín về chất lượng, kiểu dáng và mẫu mã. Với lợi thế từ việc hiểu biết thị trường cùng với mối quan hệ làm ăn lâu năm với các nhà cung cấp Nhật Bản, doanh nghiệp đã được các công ty trong nước tìm kiếm ký kết hợp đồng ủy thác nhập khẩu.

8) Các bậc cha mẹ luôn muốn mua cho con một chiếc điện thoại đầy đủ chức năng để phục vụ cho mục đích liên lạc khi cần thiết với con cái. Nắm bắt được nhu cầu đó, doanh nghiệp nhập khẩu thêm nhiều dòng điện thoại smartphone giá tầm trung nhưng phong phú về chủng loại, màu sắc phù hợp với đối tượng tiêu dùng mà doanh nghiệp hướng tới

9) Hiệp định FTA Asean – Hàn Quốc là FTA có tỷ lệ tận dụng ưu đãi cao nhất trong các FTA mà Việt Nam đã và đang thực hiện. Theo đó Việt Nam đã dành được nhiều ưu đãi cho mặt hàng điện thoại và linh phụ kiện nhập khẩu từ Hàn Quốc. Dựa vào đó, doanh nghiệp nhập thêm một số dòng sản phẩm điện thoại mới để chào bán trong nước.

10) Ở kỳ gốc, một đối tác làm ăn quen thuộc đã lợi dụng sự tin tưởng của doanh nghiệp mà giao lẫn một số lượng hàng hóa không đạt tiêu chuẩn trong lô hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp đã quyết định chấm dứt hợp đồng, tìm đối tác làm ăn mới. Nhận thấy, doanh nghiệp là một nguồn tiêu thụ uy tín, ổn định, đối tác đã yêu cầu được tiếp tục hợp tác. Để thể hiện sự hợp tác, đối tác đã khuyến mãi thêm hàng hóa, tăng cường kiểm tra hàng hóa dưới sự giám sát của chuyên

gia kỹ thuật của doanh nghiệp, … Điều này đã lấy lại được lòng tin của doanh nghiệp và tiếp tục hợp tác với đối tác đó trong kỳ nghiên cứu.

11) Ngân hàng Trưng ương giảm lãi suất cho vay, nới lỏng tín dụng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, do đó vốn đầu tư tăng. Doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư đó để nhập khẩu về các dòng xe cao cấp chuẩn bị tham dự Triễn lãm Ô tô quốc tế Việt Nam.

12) Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp nhận được khá nhiều đơn dặt hàng, hợp đồng ủy thác nhập khẩu các loại xe cao cấp sản xuất tại EU.

13) Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan với một số mặt hàng khi nhập khẩu từ các nước EU. Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP EU vừa thông qua cho Việt Nam là cơ hội cho Việt Nam mở rộng quan hệ bạn hàng với EU và càng thuận lợi hơn khi hiệp định song phương FTA VN-EU chính thức có hiệu lực.

14) Cộng đồng người Việt tại EU hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực thương mại - hỗ trợ thông tin, hệ thống phân phối hàng. Điều này giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp có thể nắm bắt đầy đủ thông tin thị trường, phân tích và nắm bắt được cơ hội về nguồn hàng chất lượng, ổn định và giá rẻ từ thị trường rộng lớn này.

15) Do khoảng cách giữa Việt Nam và Mỹ khá xa, hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này thường là máy móc có giá trị cao nên để nhập khẩu doanh nghiệp phải nhiều chi phí cho một lô hàng những chi phí này dẫn đến giá hàng hóa khi tiêu thụ trong nước bị đội giá lên khá cao, khó có thể bán được

2.3.2.2. Khách quan tiêu cực

1) Kỳ nghiên cứu, do biến động của thị trường, mà một số hàng hóa nhập khẩu từ thị trường ASEAN tăng, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu tại thì trường ASEAN tăng theo.

2) Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp xảy rá hỏa hoạn bị cháy mất một phần kho hàng dẫn đến hàng của khách ủy thác nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ bị

cháy, hư hỏng hoàn toàn. Để đền bù lô hàng đó, doanh nghiệp đã phải yêu cầu ra hạn hợp đồng ủy thác và nhập khẩu lại lô hàng để đền bù cho khách hàng.

3) Doanh nghiệp nhận thấy nhập khẩu ở thị trường Mỹ, doanh nghiệp thường ở thế yếu hơn khi đàm phán ký kết hợp đồng. Đặc biệt là khó có thể giành quyền vận tải. Do đó doanh nghiệp đã tìm kiếm các đối tác ở thị trường khác mà doanh nghiệp có lợi thế hơn khi đàm phán ký kết hợp đồng

4) Trong kỳ nghiên cứu, lạm phát bùng nổ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số nền kinh tế lớn và Mỹ là một trong số đó. Đối tác của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến phá sản, doanh nghiệp mất đi một số nguồn cung ứng hàng hóa từ thị trường Mỹ.

 Để khai thác triệt để tiềm năng của doanh nghiệp trong thời gian tới, em đề xuất một số biện pháp sau:

Biện pháp cho nguyên nhân chủ quan tích cực

1)Bên cạnh tìm kiếm các nguồn hàng mới, doanh nghiệp cần kiểm tra cả độ tin cậy trong buôn bán các nguồn hàng đó để tránh tình trạng nhập khẩu phải

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 47 - 58)