Thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THEO THỊ

2.2.4.3.Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường doanh nghiệp nhập khẩu Điệnh thoại và linh kiện, Điều hòa nhiệt độ. Theo bảng phân tích, ta thấy thị trường Nhật Bản có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ ba trong tổng kim ngạch của doanh nghiệp cả kỳ gốc và kỳ nghiên cứu và có xu hướng tăng, tăng nhiều thứ hai trong các thị trường khác. Cụ thể, kỳ gốc, kim ngạch thị trường Nhật Bản đạt 36.137.139 (103đ) chiếm 12,75 % tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Kỳ nghiên cứu, kim ngạch

nhập khẩu tại thị trường này tăn đến 38.430.138 (103đ) chiếm 13,01% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp, mức chênh lệch là 2.292.819(103đ) tương ứng tăng 6,34%, làm tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 0,81 %. Nguyên nhân của sự biến động này là do:

Nguyên nhân 1: Nhật Bản luôn được biết đến là một đất nước có trình độ công nghệ cao, chất lượng tốt. Vì vậy, đồ điện tử, điện máy của Nhật Bản luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam. Thêm vào đó, kỳ nghiên cứu được dự đoán muà hè có nhiệt độ là cao nhất trong vòng 10 năm trở về trước. Nắm bắt được thông tin cũng như nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng, doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu các dòng điều hòa nhiệt độ đa dạng về chủng loại, giá thành của Nhật Bản cung cấp cho người tiêu dùng trong nước. Điều này làm cho kim ngạch nhập khẩu của thị trường Nhật Bản tăng. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 2: Kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp ký kết được nhiều hợp đồng cung cấp điều hòa nhiệt độ dẫn tới doanh nghiệp phải nhập khẩu thêm nhiều điều hòa. Doanh nghiệp nhập khẩu từ nhiều thị trường nhằm đáp ứng điều kiện của đối tác, trong đó, các hợp đồng cung cấp điều hòa cho các công trình xây dựng lớn của thành phố đều yêu cầu là loại điều hòa nhập khẩu từ Nhật Bản. Điều này làm kim ngạch nhập khẩu của thị trường Nhật Bản tăng. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 3: Không chỉ có người tiêu dùng Việt chuộng hàng ngoại, các doanh nghiệp, các nhà phân phối bán lẻ cũng mong muốn ký được các hợp đồng cung cấp hàng nhập khẩu từ thị trường nước ngoài nhằm đem lại lợi nhuận cao cộng với uy tín về chất lượng, kiểu dáng và mẫu mã. Với lợi thế từ việc hiểu biết thị trường cùng với mối quan hệ làm ăn lâu năm với các nhà cung cấp Nhật Bản, doanh nghiệp đã được các công ty trong nước tìm kiếm ký kết hợp đồng ủy thác nhập khẩu điều này làm tăng giá trị kim ngạch nhập khẩu, đồng thời làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 4: Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp quyết định thay một loạt điều hòa nhiệt độ ở các phòng ban. Đây là những điều hòa giá rẻ mới được sản xuất tại Nhật Bản, được một đối tác tin cậy của doanh nghiệp giới thiệu sử

dụng. Loại điều hòa này có giá thành rẻ, mẫu mã nhỏ gọn, đặc biệt là tiết kiệm được điện năng. Tuy lắp đặt lại toàn bộ điều hòa, doanh nghiệp sẽ mất một khoản chi phí để nhập khẩu hàng hóa nhưng thay vào đó, mỗi tháng hè doanh nghiệp đã giảmthiểu được nhiều chi phí cho điện. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.

Biện pháp cho nguyên nhân chủ quan

Doanh nghiệp trước khi nhập khẩu phải kiểm tra kỹ chất lượng, kết quả kiểm tra của đối tác,... để tìm hiểu xem có nên nhập khẩu loại điều hòa này về không. Sau khi dùng, doanh nghiệp nên rút ra những nhận xét khách quan để xem xét về việc nhập khẩu loại máy này về để phục vụ kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 42 - 44)