Thị trường EU

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THEO THỊ

2.2.4.5.Thị trường EU

Theo bảng phân tích, ta thấy EU là thị trường chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong các thị trường có kim ngạch nhập khẩu tăng của doanh nghiệp, nhưng kim ngạch nhập khẩu thị trường này lại không tác động nhiều đến tổng kim ngạch nhập khẩu, chỉ tác động hơn trị trường Hàn Quốc – thị trường tác động ít nhất 0,12%. Trong kỳ gốc, thị trường EU có kim ngạch nhập khẩu đạt

50.336.909(103đ), chiếm 17,76% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Kỳ nghiên cứu, kim ngạch nhập khẩu tăng nhưng không đáng kể, mức chênh lệch là 913.122 (103đ), tương đương tăng 1,81% so với kỳ gốc. Kim ngạch nhập khẩu của thị trường EU tác động nhẹ đến tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp làm tăng 0,32%. Nguyên nhân của sự biện động này là do:

Nguyên nhân 1: Ngân hàng Trưng ương giảm lãi suất cho vay, nới lỏng tín dụng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, do đó vốn đầu tư tăng. Doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư đó để nhập khẩu về các dòng xe cao cấp chuẩn bị tham dự Triễn lãm Ô tô quốc tế Việt Nam. Triễn lãm thành công ngoài sức mong đợi, doanh nghiệp không những trả được tiền vay vốn còn thu được lọi nhuận không nhỏ từ việc bán được xe tại triển lãm, từ đó lôi kéo được thêm nhiều khách hàng cho doanh nghiệp. Điều này tăng kim ngạch nhập khẩu tại EU vì doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu các dòng xe cao cấp từ thị trường này. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 2: Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp nhận được khá nhiều đơn dặt hàng, hợp đồng ủy thác nhập khẩu các loại xe cao cấp sản xuất tại EU. Điều này làm tăng kim ngạch nhập khẩu của thị trường EU nhưng lại mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 3: Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan với một số mặt hàng khi nhập khẩu từ các nước EU. Ưu đãi thuế quan phổ cập GSP EU vừa thông qua cho Việt Nam là cơ hội cho Việt Nam mở rộng quan hệ bạn hàng với EU và càng thuận lợi hơn khi hiệp định song phương FTA VN-EU chính thức có hiệu lực. Mặt khác, việc EU cho các nước Việt Nam, Lào, Campuchia hưởng các ưu đãi đặc biết (thuế nhập khẩu 0%) làm cho các doanh nghiệp chuyển hướng sang đặt hàng từ EU. Dựa vào đây, doanh nghiệp đẩy mạnh việc nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này. Việc được hưởng thuế quan ưu đãi giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, doanh thu tăng, Đồng thời chi phí giảm sẽ dẫn tới giảm giá thành sản phẩm, tạo ra sức hút hơn với người tiêu dùng, làm lợi nhuận doanh nghiệp tăng. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 4: Cộng đồng người Việt tại EU hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực thương mại - hỗ trợ thông tin, hệ thống phân phối hàng. Điều này giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp có thể nắm bắt đầy đủ thông tin thị trường, phân tích và nắm bắt được cơ hội về nguồn hàng chất lượng, ổn định và giá rẻ từ thị trường rộng lớn này. Doanh nghiệp đã hợp tác được với hệ thống thông tin hoạt động tại thị trường EU. Điều này giúp cho việc nhập khẩu của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với kỳ gốc, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều loại chi phí (chi phí môi giới, hoa hồng...) dẫn đến doanh thu tăng. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 45 - 47)