Thị trường Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THEO THỊ

2.2.4.4.Thị trường Hàn Quốc

Theo bảng phân tích, ta thấy thị trường Hàn Quốc có kim ngạch nhập khẩu tăng, nhưng tăng không đáng kể. Trong kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu của thị trường này là 40.586.968 (103đ), chiếm 14,32%. Kim ngạch nhập khẩu của thị trường Hàn Quốc tăng trong kỳ nghiên cứu, tăng lên 41.147.719 (103 đ) chiếm 13,93 % tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Mức chênh lệnh giữa hai kỳ không đáng kể là 560.751 (103đ), tương ứng tăng 1,34% so với kỳ gốc. Do đó, thị trường Hàn Quốc là thị trường có tác động ít nhất đến tổng kim ngạch nhập khẩu trong các thị trường có kim ngạch nhập khẩu tăng, làm tăng 0,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Xảy ra sự biến động trên là do

Nguyên nhân 1: Theo điều tra của cục thống kê, số tuổi người sử dụng điện thoại đi động, tiếp xúc mạng xã hội ngày càng trẻ hóa. Đồng thời các bậc cha mẹ luôn muốn mua cho con một chiếc điện thoại đầy đủ chức năng để phục vụ cho mục đích liên lạc khi cần thiết với con cái. Nắm bắt được nhu cầu đó, doanh nghiệp nhập khẩu thêm nhiều dòng điện thoại smartphone giá tầm trung nhưng phong phú về chủng loại, màu sắc phù hợp với đối tượng tiêu dùng mà doanh nghiệp hướng tới. Điều này làm cho kim ngạch nhập khẩu thị trường Hàn Quốc tăng nhưng không đáng kể. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 2: Hiệp định FTA Asean – Hàn Quốc là FTA có tỷ lệ tận dụng ưu đãi cao nhất trong các FTA mà Việt Nam đã và đang thực hiện. Theo đó Việt Nam đã dành được nhiều ưu đãi cho mặt hàng điện thoại và linh phụ kiện nhập khẩu từ Hàn Quốc. Dựa vào đó, doanh nghiệp nhập thêm một số dòng

sản phẩm điện thoại mới để chào bán trong nước. Điều này làm kim ngạch nhập khẩu thị trường Hàn quốc tăng, tuy nhiên qua đó doanh nghiệp đã tìm được một số dòng máy mới hợp giới trẻ trong nước và tạo nên trào lưu mới được. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 3: Ở kỳ gốc, một đối tác làm ăn quen thuộc đã lợi dụng sự tin tưởng của doanh nghiệp mà giao lẫn một số lượng hàng hóa không đạt tiêu chuẩn trong lô hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp đã quyết định chấm dứt hợp đồng, tìm đối tác làm ăn mới. Nhận thấy, doanh nghiệp là một nguồn tiêu thụ uy tín, ổn định, đối tác đã yêu cầu được tiếp tục hợp tác. Để thể hiện sự hợp tác, đối tác đã khuyến mãi thêm hàng hóa, tăng cường kiểm tra hàng hóa dưới sự giám sát của chuyên gia kỹ thuật của doanh nghiệp, … Điều này đã lấy lại được lòng tin của doanh nghiệp và tiếp tục hợp tác với đối tác đó trong kỳ nghiên cứu, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu thị trường Hàn Quốc tăng. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 4: Trong kho của doanh nghiệp vẫn còn tồn đọng một số hàng hóa cũ. Để giải quyết, doanh nghiệp quyết định giảm giá bán bằng cách giảm giá ngày lễ tết, giờ vàng…để xả hàng hết hàng tồn. Do vậy, trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp chỉ nhập lượng vừa phải các dòng sản phẩm mới để chào bán ra thị trường, nhưng lại không được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng như mong đợi, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng không đáng kể. Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.

Biện pháp cho hoạt động chủ quan

- Doanh nghiệp cần phải kiểm tra những hàng hóa dùng để tặng khuyến mại vẫn phải chất lượng, không được biến chất ảnh hưởng đến uy tín. Ngoài ra cần phải tổ chức các đợt khuyến mại, tặng quà hợp lý tránh gây cho khách hàng hiểu lầm là doanh nghiệp kinh doanh xả hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 44 - 45)