Thị trường ASEAN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THEO THỊ

2.2.4.1. Thị trường ASEAN

Theo bảng phân tích, nhận thấy ASEAN là thị trường nhập khẩu chủ yếu chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu tại thị trường này các mặt hàng: Ô tô, điều hóa nhiệt độ, xăng dầu các loại. Kim ngạch nhập khẩu của cả hai kỳ tại thị trường này đều chiếm tỷ trọng lớn nhất. Kỳ gốc, tại thị trường ASEAN, kim ngạch nhập khẩu đạt 84.490.048 (103đ) chiếm 29,81% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu kỳ gốc. Kỳ nghiên cứu, kim ngạch thị trường có xu hương tăng mạnh, đạt 91.482.043 (103đ) chiếm 30,97% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu kỳ nghiên cứu, mức chênh lệch giũa hai kỳ là 6.991.995 (103đ) tương ứng tăng 8,27% so với kỳ gốc. Đây là thị trường nhập khẩu tăng nhiều nhất, tác động mạnh nhất lên tổng kim ngạch nhập của doanh nghiệp, làm tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 2,47 %. Nguyên nhân của sự biến động này là do:

Nguyên nhân 1: Doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu xăng dầu tại một số nước thuộc ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan). Trong kỳ nghiên cứu, thuế nhập khẩu của mặt hàng này đối với các nước thành viên ASEAN giảm xuống. Cụ thể, thuế nhập khẩu của xăng xuống 20%, diesel xuống 5%, dầu nhiên liệu xuống còn 0%. Điều này đã khiến công ty quyết định đẩy mạnh nhập khẩu xăng dầu các loại ở thị trường này nhằm đáp ứng được nhu cầu trong nước và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 2: Cùng với sự phát triển của thị trường hàng hoá là đẩy mạnh tự do hoá thương mại, mở cửa thị trường, phát triển xuất nhập khẩu. Từ khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, hàng hoá Thái Lan đã tạo dựng được hình ảnh đep, đảm bảo về chất lượng, bền đẹp, "đắt nhưng xắt ra miếng". Hàng hoá Thái Lan trên thị trường Việt Nam đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, nhưng dù là mặt hàng gì cũng đều có sự khẳng định về chất lượng đối

với ng tiêu dùng. Do đó, người tiêu dùng luôn tin tưởng sử dụng hàng hoá có xuất xứ từ Thái Lan. Và khi chất lượng cuộc sống ngày càng đc nâng cao, mọi người có xu hướng tiêu dùng hàng ngoại nhiều hơn, đối với mặt hàng xe máy và điều hoà cũng không ngoại lệ. Đây là 2 mặt hàng nhập khẩu chính của doanh nghiệp từ thị trường Thái Lan. Từ nguyên nhân trên, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp tại thị trường ASEAN tăng. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.

Nguyên nhân 3: Kỳ nghiên cứu, do biến động của thị trường, mà một số hàng hóa nhập khẩu từ thị trường ASEAN tăng, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu tại thì trường ASEAN tăng theo. Trong những lô hàng nhập khẩu về chỉ có số ít là doanh nghiệp được ủy thác nhập khẩu mà hầu như đều là doanh nghiệp tự nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất. Do vậy việc tăng giá hàng hóa tại thị trường ASEAN đã ảnh hưởng lớn đến kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.

Nguyên nhân 4: Thị trường ASEAN là một thị trường lớn, do vậy doanh nghiệp luôn có nhiều công tác tìm hiểu thị trường để tìm ra các nguồn cung ứng chất lượng nhưng giá thành rẻ hơn so với các đối tác đang làm ăn với công ty. Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã tìm được thêm một số đầu mối hàng hóa giả rẻ nhưng vẫn có chất lượng tương đương với nơi cung cấp hàng cũ, vì vậy doanh nghiệp hợp tác với đầu mối mới, tận dụng giá rẻ, đẩy mạnh việc nhập khẩu hàng hóa tại các đầu mối này, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu tạo thị trường ASEAN tăng. Ngoài ra, hàng hóa tại nói cung cấp mới có độ phong phú và đa dạng hơn, tạo sức thu hút cho người tiêu dùng trong nước, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.

Biện pháp cho nguyên nhân chủ quan

- Bên cạnh tìm kiếm các nguồn hàng mới, doanh nghiệp cần kiểm tra cả độ tin cậy trong buôn bán các nguồn hàng đó để tránh tình trạng nhập khẩu phải hàng giá rẻ nhưng chất lượng xấu, gây mất uy tín cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w