Điện tử và linh kiện

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 27 - 29)

Theo bảng phân tích, mặt hàng Điện tử và linh kiện là mặt hàng chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp cả trong kỳ gốc và kỳ nghiên cứu. Cụ thể, kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này là 11.932.342 (103đ) chiếm 4,21% tỷ trọng; kỳ nghiên cứu, mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu là 13.262.976 (103đ) chiếm 4,49% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp. Đây là mặt hàng có mức chênh lệch tăng thấp nhất là 1.330.635(103đ) dẫn đến mức độ ảnh hưởng của mặt hàng Điện thoại và linh kiện đến tổng kim ngạch nhập khẩu là ít nhất tăng 0,46%. Tuy nhiên lại là mặt hàng có mức so sánh giữ hai kỳ là lớn nhất, kỳ nghiên cứu tăng 11,15% so với kỳ gốc. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do:

Nguyên nhân 1: Trong kỳ nghiên cứu, do biến động thị trường, giá linh kiện thiết bị mà doanh nghiệp nhập khẩu tăng. Vì những linh kiện nhập khẩu về để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp nên không thể giảm lượng nhập khẩu xuống mà phải mua theo đúng kế hoạch. Điều này đẩy kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng Điện thoại và linh kiện tăng, dẫn đến tổng kim ngạch kỳ nghiên cứu tăng, Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.

Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp quyết định nghiên cứu, sáng minh, cho ra đời dòng sản phẩm mang thương hiệu của mình. Trong cuộc sống hiện đại, những chiếc điện thoại smartphone ngày càng trở nên quan trọng. Những chiếc điện thoại thông minh luôn được chào đón trên thị trường. Nhưng trong nước, lại chỉ có các công ty sản xuất gia công, chứ không có công ty nào nghiên cứu, chế tạo được sản phẩm. Chính vì vậy, doanh nghiệp đã quyết định nghiên cứu, sản xuất điện thoại. Do đó, doanh nghiệp cần nhập khẩu nhiều linh phụ kiện điện thoại để nghiên cứu cũng như có một số linh phụ kiện doanh nghiệp không thể chế tạo được. Vì vậy, kim ngạch nhập khẩu linh phụ kiện tăng mạnh. Sau khi tung ra thị trường, sản phẩm này được tiêu thụ mạnh mẽ, làm doanh thu của doanh nghiệp tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.

Nguyên nhân 3: Sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất điện thoại danh tiếng và việc không ngừng cho ra đời những sản phẩm công nghệ cao. Các hãng điện thoại nổi tiếng như Samsung, Apple, Sony, Nokia không ngừng cạnh tranh, tung

ra thị trường những chiếc điện thoại đời mới. Cùng với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật, những chiếc điện thoại thông minh đã không còn xa lạ với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Người tiêu dùng không ngừng đòi hỏi hơn về tính năng cũng như kiểu dáng và mẫu mã của những chiếc điện thoại. Các nhà sản xuất danh tiếng cũng luôn muốn đi đầu thị trường, vì vậy họ không ngừng nghiên cứu, phát minh và cho ra đời những chiếc điện thoại ngày càng cải tiến về công nghệ cũng như kỹ thuật. Và những chiếc smart phone mới luôn được chào đón trên thị trường. Đặc biệt, người tiêu dùng Việt Nam với tâm lý "sính ngoại, chuộng hàng hiệu" luôn sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để mua được những chiếc điện thoại đời mới của các thương hiệu nổi tiếng như Apple, Samsung... Do đó, khi những chiếc điện thoại đời mới ra đời, doanh nghiệp luôn tìm kiếm nguồn hàng, nhập khẩu với số lượng ngày càng nhiều để phân phối ở thị trường trong nước. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.

Nguyên nhân 4:

Biện pháp cho nguyên nhân chủ quan

– Doanh nghiệp cần có những chủ trương chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là trong việc nghiên cứu và phát triển điện thoại. Cần tìm hiểu rõ các bản quyền phát minh và sáng chế, cũng như đăng ký bản quyền cho sản phẩm của công ty, tránh gây nên các vấn đề như ăn cắp bản quyền, đăng ký trùng tên...

– Doanh nghiệp cần điều tra rõ thị hiếu khách hàng để nhập khẩu về số lượng hàng hóa phù hợp, tránh gặp phải hiện tượng cầu ảo gây tình trạng dư thừa, xuất hiện hàng nhiều hàng tồn kho.

1.3. Kết luận

Qua bảng “phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng” ta thấy sự biến động xu hướng kim ngạch nhập khẩu có xu hướng tăng. Cụ thể, tổng kim ngạch nhập khẩu kỳ gốc là 283.428.542 (103đ) , kỳ nghiên cứu là 295.389.226 (103đ), đạt mức chênh lệch là 11.960.684 (103đ) tương ứng tăng 4,22%. Trong đó, hầu hết các chỉ tiêu tại kỳ nghiên cứu đều tăng so với kỳ gốc. Tuy nhiên, trong đó có hai mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm là ô tô đã qua sử dụng và xe máy. Kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng ô tô đã qua sử dụng là 38.943.082 (103đ) chiếm 13,74% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Đến kỳ nghiên cứu kim ngạch giảm xuống

còn 38.046.132 (103đ) chỉ chiếm 12,88% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu, chênh lệch giữa hai kỳ là 896.949 (103đ) tương đương giảm 2,31% so với kỳ gốc. Đối với mặt hàng xe máy, đây là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm nhiều nhất và cũng là mặt hàng làm giảm tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp nhiều nhất. Trong kỳ gốc, mặt hàng Xe máy có kim ngạch nhập khẩu là 27.350.854 (103đ) chiếm 9,65% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu. Kỳ nghiên cứu, kim ngạch mặt hàng này giảm xuống còn 25.255.779 (103đ) chỉ chiếm 8,55% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu kỳ nghiên cứu, giảm 2.095.075 (103đ) tương ứng giảm 7,64% so với kỳ gốc. Dẫn đến mặt hàng Xe máy làm giảm 0,74% tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp.

– Kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng còn lại kỳ nghiên cứu đều tăng so với kỳ gốc. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng xăng dầu các loại tăng nhiều nhất từ 93.021.247 (103đ) lên 99.309.858 (103đ) đạt mức chênh lệch 6.288.610 (103đ) tương ứng tăng 6,76% so với kỳ gốc.

– Thứ hai là mặt hàng ô tô mới tăng từ 66.350.622 (103đ) lên đến 71.631.887 (103đ), đạt mức chênh lệch 5.281.266.103đ, tương ứng tăng 7,96% so với kỳ gốc.

– Tiếp theo là mặt hàng điều hòa nhiệt độ. Kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này kỳ gốc đạt 38.943.082 (103đ), kỳ nghiên cứu đạt 47.882.594 (103đ). Như vậy, mặt hàng Điều hòa nhiệt độ, kim ngạch nhập khẩu kỳ nghiên cứu tăng 2.052.198 (103đ) tương ứng với tăng 4,48% so với kỳ gốc.

– Điện thoại và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng ít nhất. Cụ thể, kỳ gốc, kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này là 11.932.342 (103đ); kỳ nghiên cứu đạt 13.262.976 (103đ) đạt mức chênh lệch 1.330.635 (103đ) tương ứng tăng 1,15%.

Nhìn chung ta thấy tình hình doanh nghiệp có sự tăng lên so với kỳ gốc thể hiện ở đa số kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Doanh nghiệp cần phải đưa ra những phương hướng, chính sách hợp lý để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp.

Sự biến động về kim ngạch nhập khẩu có thể là do những nguyên nhân cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng và theo thị trường (Trang 27 - 29)