1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án KTNVNT: Lập phương án xuất khẩu màn hình Tivi LED sang thị trường Nhật Bản

56 1,4K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 718,5 KB

Nội dung

Đồ án kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương: Lập phương án xuất khẩu màn hình tivi LED sang thị trường Nhật bản. Đồ án tìm hiểu về thị trường cung cầu trong nước, cung cầu nước ngoài về mặt hàng màn hình TIvi LED. Đồng thời lập phương án xuất khẩu mặt hàng sang thị trường Nhật Bản (Bao gồm có thư Offer, oder, contract... bằng Tiếng anh). Tiính toán các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất của mặt hàng này nếu xuất khẩu. Qua đồ án sẽ giúp sinh viên ngoại thương phần nào hiểu được các bước để xuất khẩu hàng hóa

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA: KINH TẾ

BỘ MÔN: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁNMÔN HỌC: KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG Lập phương án xuất khẩu màn hình Tivi LED vào thị trường Nhật Bản CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH TRONG NGOẠI THƯƠNG.

1.1 Khái niệm phương án kinh doanh

1.2 Mục đích, ý nghĩa của việc lập phương án kinh doanh

1.3 Quy trình lập phương án kinh doanh trong ngoại thương

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY

2.1 Giới thiệu công ty (tên, địa chỉ, loại hình pháp lý, ngành nghề và lĩnhvực kinh doanh, cơ cấu tổ chức )

2.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2015

CHƯƠNG 3: LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH XUẤT KHẨU.

3.1 Cơ sở pháp lý để lập phương án kinh doanh xuất khẩu

3.2 Cơ sở thực tế để lập phương án kinh doanh xuất khẩu

3.2.1 Các đơn chào hàng của khách hàng nước ngoài

3.2.2 Kết quả nghiên cứu thị trường

Thị trường trong nước

Cung cầu đối với mặt hàng

Giá hàng hóa

Trang 2

Đối thủ cạnh tranh

Thị trường nước ngoài

Cung cầu, giá cả mặt hàng này trên thị trường thế giới và trên thị trườngđịnh thâm nhập

Những quy định liên quan đến xuất nhập khẩu

Tổng vốn để thực hiện phương án xuất khẩu

3.3.2 Kết quả phân tích tài chính

Dự kiến chi phí: Theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí (nguyênvật liệu, nhân công, vận chuyển, bảo hiểm, thuế - phí có liên quan )

Dự kiến giá xuất khẩu ra thị trường nước ngoài từ đó đưa ra tổng doanhthu dự kiến

Tỷ suất lợi nhuận

Tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

Phạm Thị Phương Mai

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN KD TRONG NT

1.1 Khái niệm phương án kinh doanh

1.2 Mục đích, ý nghĩa của việc lập phương án kinh doanh

1.2.1 Mục đích của việc lập phương án kinh doanh

1.2.2 Ý nghĩa của việc lập phương án kinh doanh

1.3 Quy trình lập phương án kinh doanh

1.3.1 Đánh giá thị trường và khách hàng

1.3.2 Lựa chọn mặt hàng, bạn hàng, thời cơ, điều kiện kinh doanh

1.3.3 Đặt ra mục tiêu kinh doanh

1.3.4 Đề ra các biện pháp thực hiện

1.3.5 Phân tích các chỉ tiêu cơ bản trong phương án kinh doanh

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY

2.1 Giới thiệu công ty

2.1.1 Quá trình thành lập và hoạt động của công ty

2.1.2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

2.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014

CHƯƠNG 3: LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH XUẤT KHẨU

3.1 Cơ sở pháp lý để lập phương án kinh doanh xuất khẩu

3.2 Cơ sở thực tế để lập phương án xuất khẩu

3.2.1 Đơn đặt hàng từ các đối tác nước ngoài

3.2.2 Kết quả nghiên cứu thị trường

Trang 4

3.2.2.1 Thị trường trong nước

3.2.2.2 Thị trường nước ngoài

3.2.3 Lập phương án kinh doanh xuất khẩu

3.2.3.1 Dự kiến chi phí

3.2.3.2 Dự kiến tổng doanh thu

3.2.3.3 Tỉ suất lợi nhuận

3.2.3.4 Tỉ suất ngoại tệ xuất khẩu

3.3 Chọn bạn hàng, chọn thị trường

3.4 Tổ chức giao dịch ký hợp đồng

3.4.1 Hình thức giao dịch được lựa chọn

3.4.2 Lập hợp đồng

3.5 Tổ chức thực hiện hợp đồng

3.4.3.1 Sơ đồ quy trình thực hiện hợp đồng

3.4.3.2 Các bước thực hiện hợp đồng

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nước ta cũng nhưng nhiều nước trên thế giới

đã thực hiện chiến lược kinh tế chuyển từ “đóng cửa” sang “mở cửa”, từ thaythế nhập khẩu hướng vào xuất khẩu Nhà nước ta đã chủ trương đẩy mạnh thựchiện xuất khẩu, coi xuất khẩu là tiền đề quan trọng trong công cuộc “Côngnghiệp hóa – Hiện đại hóa”, là mũi nhọn có tính quyết định trong việc thựchiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước Định hướng xuất khẩu đã đượcNhà nước khẳng định rõ trong đại hội VIII của Đảng: “ đẩy mạnh xuất khẩu,tăng cường sản xuất trong nước, sản xuất có hiệu quả là một trong nhữngnhiệm vụ chiến lược quyết định sự thành công trong công cuộc công nghiệphóa – hiện đại hóa đất nước” Nước ta vẫn là một nước nghèo, thiếu vốn mộtcách trầm trọng Trong khi đó, quá trình phát triển đất nước luôn đòi hỏi phảinhập khẩu một lượng ngày càng nhiều máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trongnước: chỉ có thực hiện xuất khẩu mới thu được nhiều ngoại tệ, bổ xung nguồnvốn cho nhập khẩu, đồng thời gia tăng nguồn thu ngân sách quốc gia, thúc đảykinh tế phát triển

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thịtrường, hội nhập thương mại đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới đónnhận như một cơ hội phát triển kinh tế nhanh chóng và hiệu quả nhất, bên cạnh

đó là những thách thức không nhỏ cần vượt qua

Hòa chung với xu hướng phát triển của đất nước, công ty cổ phầnSamsung Electronics VietNam với những hoạt động thương mại quốc tế củamình đang từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng hiệu quả trong sảnxuất kinh doanh và dần xây dựng thương hiệu công ty nói riêng cũng nhưthương hiệu các công ty Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế Bên cạnhviệc xuất khẩu vào những thị trường truyền thống - những thị trường đã đang

và sẽ mang lại những nguồn lợi to lớn Công ty luôn chú trọng vào việc mởrộng tìm kiếm thị trường tiềm năng mới Trong đó, Nhật Bản là một trongnhững thị trường trọng điểm đó

Trang 6

Vì những lí do trên, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Phạm Thị PhươngMai, em đã chọn đề tài “lập phương án xuất khẩu mặt hàng màn hình Tivi LEDsang thị trường Nhật Bản” cho đồ án môn Kĩ thuật nghiệp vụ ngoại thương.Nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về lập phương án kinh doanh trong ngoạithương

Chương 2: Giới thiệu công ty

Chương 3: Lập phương án kinh doanh xuất khẩu

Trên cơ sở các kiến thức đã học cùng với những tài kiệu đã thu thập được,

em hi vọng đưa ra được các nội dung cô đọng và cơ bản nhất liên quan tới đềtài trong quá trình thực hiện đồ án về đề tài này, mặc dù có sự có gắng song dokinh nghiệm, kiến thức cũng như thời gian hạn chế, nên đề tài không khỏi cónhững sai sót nhất định Vì vậy e rất mong nhận được sự thông cảm và góp ýcủa các thầy cô để đồ án được hoàn thiện hơn

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN

KINH DOANH TRONG NGOẠI THƯƠNG.

1.1 Khái niệm phương án kinh doanh.

Phương án kinh doanh là tổng hợp các phân tích đánh giá, lựa chọn và tácnghiệp một cách có hệ thống dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu định lượng vềhiệu quả kinh tế của một thương vụ kinh doanh cụ thể

Phương án kinh doanh là bản tường trình về kế hoạch hành động cho mỗithương vụ kinh doanh Trong kinh doanh, phương án kinh doanh đóng vai tròrất quan trọng Các nghiệp vụ giao dịch, phân tích, lựa chọn khách hàng đượctổng hợp lại trong phương án kinh doanh là một nghiệp vụ kiểm định tính khảthi của thương vụ kinh doanh Trong quá trình tìm kiếm, giao dịch, lựa chọn vàđàm phán kinh doạnh của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng suôn sẻ vàlường hết được những thuận lợi và khó khan khi thực hiện Do đó lập phương

án kinh doanh là giải pháp tối ưu, cần thiết và là nghiệp vụ kinh doanh quantrọng trong ngoại thương

Trong phương án kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanhluôn là những nội dung được chú trọng Mục tiêu của kinh doanh là lợi nhuậntối đa nên chỉ tiêu về lợi nhuận sau thuế càng cao thì phương án đó càng đượcđược đánh giá cao Tuy nhiên, một số chỉ tiêu định lượng khác cũng có quan hệmật thiết với chỉ tiêu này như chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhận, tỷ suất doanh lợi, chỉtiêu điểm hòa vốn, vòng quay của vốn Dựa vào các chỉ tiêu này mà các phântích và lựa chọn sẽ có tính thuyết phục hơn Cách đặt vấn đề và lập kế hoạchtác nghiệp đều phải dựa vào các chỉ tiêu định lượng trên Nếu không tính toánđược các chỉ tiêu định lượng về hiệu quả kinh tế thì không nên lãng phí thờigian để lập phương án kinh doanh cụ thể Vì vậy, phương án kinh doanh đượccoi là bảng tổng hợp tình hình, phân tích lựa chọn và đánh giá về một thương

vụ kinh doanh cụ thể Mỗi lần lập phương án kinh doanh chi tiết là một lần ràsoát cơ hội kinh doanh và dự đoán cũng như kiểm soát rủi ro của thương vụkinh doanh đó Các nhà quản trị kinh doanh quốc tế hay các nhân viên nhiều

Trang 8

kinh nghiệm thường coi trọng nghiệp vụ này và luôn coi đó là một cách thểhiện chính thức các quyết định về kinh doanh Khi các nhà quản trị và nhà kinhdoanh tập trung vào lập phương án kinh doanh cũng có nghĩa là họ đã tập trung

và quyết định thực hiện thương vụ kinh doanh đó

1.2 Mục đích, ý nghĩa của việc lập phương án kinh doanh

1.2.1 Mục đích của việc lập phương án kinh doanh

Việc lập phương án kinh doanh là một khâu có ý nghĩa rất quan trọngtrong việc thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi công ty Thông quaviệc nghiên cứu thị trường, dựa trên các cơ sở pháp lý của Nhà nước và tìnhhình kinh doanh cũng như kế hoạch kinh doanh dự kiến của mình, công ty tiếnhành lập phương án kinh doanh xuất nhập khẩu 1 mặt hàng cụ thể Đây là 1 căn

cứ quan trọng để trình lên các cấp, các ngành, các bộ phận có liên quan xem xéttính khả thi, hợp lý của phương án, từ đó ra quyết định phương án đó có đượcthực hiện hay không Việc lập phương án kinh doanh cho phép doanh nghiệp

có thể tính toán một cách hợp lý nhất các chỉ tiêu để nhằm thu được lợi nhuận

từ hoạt động kinh doanh cao nhất, đây là mục tiêu của các công ty kinh doanh.1.2.2 Ý nghĩa của việc lập phương án kinh doanh

Lập phương án kinh doanh là việc lập kế hoạch hoạt động của công tynhằm đạt được các mục tiêu xác định trong kinh doanh Nếu việc lập phương

án kinh doanh không được tiến hành hay tiến hành không chặt chẽ, chính xáctrong việc tính toán thì sẽ gây khó khăn trong việc thực hiên xuất khẩu có thểdẫn tới thiệt hại trong công việc kinh doanh của công ty

Phương án kinh doanh là cơ sở để xin phép các cơ quan ban ngành có liênquan cho phép thực hiện và cấp giấy phép kinh doanh Không phải tất cả cácmặt hàng đều được phép xuất khẩu, nó phải phù hợp với các quy định của Nhànước, hợp lí và có khả năng thúc đẩy kinh tế phát triển thì mới được cấp giấyphép kinh doanh

Ngoài ra phương án kinh doanh còn là cơ sở để xin cấp vốn kinh doanh.Một dự án muốn thực hiện được thì phải có đủ vốn nhưng không phải doanh

Trang 9

nghiệp nào cũng có khả năng để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu dó đó hầuhết các hợp đồng đều phải thực hiện vay vốn ngân hàng để thực hiện Vì vậymột phương án muốn thực hiện được tốt thì phải có đủ sức thuyết phục đối vớinhà đầu tư, phải có khả năng thực hiện và tạo ra lợi nhuận, có như vậy ngânhàng mới chấp nhận cho vay vốn.

Một phương án kinh doanh tốt sẽ có lợi ích cho cả hai bên đối tác làm ăn,

nó quyết định sự tồn tại hay không của phương án và quyết định đến cả mức độthành công, lợi ích và lợi nhuận thu về sau khi phương án được thực hiên

1.3 Quy trình lập phương án kinh doanh trong ngoại thương.

Các nhà kinh doanh muốn lập những phương án kinh doanh hoàn hảochắc chắn không bỏ qua những sai sót trong quy trình lập phương án kinhdoanh Dù có phác họa hay thổ lộ ra, các nhà kinh doanh cũng sẽ rất cẩn trọngtrong việc xem xét các phương án kinh doanh Thông thường, quy trình để lậplên một phương án kinh doanh bao gồm các bước sau:

1.3.1 Đánh giá thị trường và khách hàng

Các nhà kinh doanh có kinh nghiệm có những cách nhìn nhận và đánh giákhác biệt về mặt thị trường và bạn hàng kinh doanh Không phải những mặthàng đang tiêu thụ mạnh được chú trọng nhiều nhất mà những mặt hàng tiềmnăng được chú trọng hơn cả Theo các nhà hoạch định phương án kinh doanhthì các phương án kinh doanh có hiệu quả đều phải có thị trường và đối tượngkhách hàng cụ thể Thậm chí, các sản phẩm hay mặt hàng thường được hoạchđịnh cho nhu cầu tương lai hoặc sản phẩm và mặt hàng đó sẽ có tác dụng kíchcầu trong tương lai Các nhà hoạch đinh phương án kinh doanh thường nhìn xatrông rộng nên đòi hỏi sự nghiên cứu về thị trường và khách hàng rất sâu sắc vàdành rất nhiều thời gian cho việc này Công việc nghiên cứu thị trường vàkhách hàng thường được giữ kín khi chưa có quyết định lựa chọn chính xác.Những doanh nghiệp lớn có thể thuê các nhà tư vấn hay tự điều tra nghiên cứuthị trường và khách hàng Các doanh nghiệp nhỏ hay thương nhân thường thuthập các thông tin qua các tập chí, ấn phẩm thị trường danh tiếng Tuy nhiên,các nhà lập phương án kinh doanh luôn luôn đặt ra các tình huống giả định để

Trang 10

tìm ra cách lý giải và phân tích Những số liệu điều tra hay thuê mua bên ngoàiluôn được các nhà hoạch định phương án kinh doanh thẩm định theo cách riêngcủa họ Nội dung được chú ý nhất khi nghiên cứu ở bước đầu tiên là thị trườngcủa sản phẩm hay mặt hàng kinh doanh có cơ hội thực sự hay không Thờiđiểm nào sẽ mở ra thị trường, dung lượng và phân đoạn thị trường có ở mức độhợp lý không Trên cơ sở đó, phải đặt trọng tâm tới các khách hàng và nhómkhách hàng trong thị trường đó Nghiên cứu khách hàng phải nêu rõ số lượng,thị hiếu tiêu dùng, hành vi và các giá trị văn hóa có liên quan.

1.3.2 Lựa chọn mặt hàng, bạn hàng, thời cơ, điều kiện kinh doanh

Khi đã xác định được thị trường và khách hàng, nhà kinh doanh sẽ tiếnhành lựa chọn mặt hàng cho phù hợp Thậm chí , phải cải tiến sản phẩm hoặc

sử dụng sản phẩm thay thế cho phù hợp với thị trường mục tiêu Thị trườngtrong ngoại thương không nhất thiết tương đồng với thị trường lãnh thổ quốcgia mà có thể là thị trường khu vực hay địa phương Những nhóm khách hàng

có sử dụng những sản phẩm tương đồng thường được xếp vào nhóm kháchhàng mục tiêu Nghiên cứu mặt hàng và sản phẩm cần phải nghiên cứu về tínhnăng, công dụng, chất lượng, chu kỳ sống và giá cả sản phẩm Những sản phẩmbán ở các thị trường khác nhau sẽ có các tính năng khác nhau được tích hợphay không tích hợp do thị hiếu của khách hàng quyết định Công dụng của sảnphẩm dựa vào các tính năng của sản phẩm nhưng gắn bó với các mục đích sửdụng cụ thể Để kinh doanh một mặt hàng nào đó cần phải có những nghiêncứu cụ thể cả về tính năng và công dụng của nó Trên cơ sở đó, nghiên cứu kỹhơn về chất lượng và chu kỳ sống của sản phẩm tại các thị trường tập mục tiêu.Chất lượng cần thiết ở mức phù hợp và nâng cao dần Nhiều nhà kinh doanhcác sản phẩm chất lượng cao ở những thị trường cấp thấp sẽ gặp rất nhiều khókhan về thị hiếu và cạnh tranh Mỗi sản phẩm ở các mức chất lượng nhất định

sẽ có chu kì sống riêng Một chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm giai đoạn hìnhthành, giai đoạn phát triển, giai đoạn bão hòa và giai đoạn suy thoái Một sảnphẩm có nhiều chu kỳ sống khác nhau tại các thị trường khác nhau Thậm chí,

Trang 11

cùng một sản phẩm ở trong một quốc gia cũng có những lệch pha hay độ trễcủa chu kỳ sống của sản phẩm giữa các vùng.

Khi phân tích về giá cả sản phẩm cũng cần thu thập thông tin qua nhiềukênh khác nhau Chọn lọc và phân tích rõ xu thế giá quốc tế và giá bán tại cácthị trường mục tiêu trong việc xuất hay nhập hàng hóa trong ngoại thương Từ

đó, các nhà hoạch định phương án kinh doanh tập trung vào việc lựa chọn thời

cơ kinh doanh và các điều kiện cần thiết để tiến hành kinh doanh sản phẩm haymặt hàng đó Thời cơ kinh doanh được coi như là điểm đột phá khi tận dụng cơhội kinh doanh Tại thời điểm đó, doanh nghiệp đã hoàn tất công tác chuẩn bị

để thực hiện việc khai thác thị trường

1.3.3 Đặt ra mục tiêu kinh doanh

Tận dụng cơ hội kinh doanh trong ngoại thương nhằm tìm kiếm lợi nhuậnthường là mục tiêu dài hạn của các doanh nghiệp Tuy nhiên, trong ngắn hạnnhiều phương án kinh doanh được đặt ra những mục tiêu cụ thể hơn Phương

án kinh doanh trong ngoại thương có thể đặt ra các mục tiêu cụ thể như thịtrường, giành khách hàng, cạnh tranh hay thăm dò đối thủ Mục tiêu kinhdoanh là cái đích cho thương vụ kinh doanh đó hướng đến Vì vậy, mục tiêukinh doanh cũng là thước đo sự thành công hay nhất bại của một phương ánkinh doanh Mục tiêu của phương án kinh doanh về ngắn hạn và dài hạn có thểkhác nhau nhưng bản chất phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế Khi xác địnhmục tiêu kinh doanh phải xem xét đến các yếu tố khách quan và chủ quan Mụctiêu kinh doanh chỉ dựa vào yếu tố chủ quan sẽ thiếu linh hoạt và nếu ngược lạithì mục tiêu kinh doanh sẽ thiếu nhất quán Vì vậy, mục tiêu kinh doanh thôngthường được thể hiện cơ bản về mặt định tính và định lượng một cách rõ rang.1.3.4 Đề ra các biện pháp thực hiện

Với mục tiêu kinh doanh rõ rang và phân công công tác chuẩn bị kinhdoanh cụ thể, các phương án kinh doanh sẽ đề cập một cách chi tiết hơn về cácbiện pháp thực hiện trong kinh doanh từng nội dung cụ thể về vốn sẽ đượchoạch định rõ cơ cấu vay vốn hay góp vốn, Thiết bị cũ hay mới, nhân sự và laođộng cũ hay tuyển bổ sung Những giải pháp đó được nêu ra cụ thể nhằm

Trang 12

phục vụ cho việc tính toán các chi phí, các chỉ tiêu kinh tế một cách đầy đủ vàchính xác Thông thường, các phương án kinh doanh nhỏ nếu không có sự thayđổi nhiều sẽ được tập trung vào việc phân tích các nội dung kinh tế nhiều hơn.Các phương án kinh doanh lớn sẽ có khâu thẩm định và giải trình nên thườngnêu khá chi tiết về các biện pháp tổ chức thực hiện Hơn nữa, việc đề ra cácbiện pháp tổ chức thực hiện sẽ giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trongcách bố trí nhân sự và trang thiết bị trong kinh doanh bởi vì một doanh nghiệpkinh doanh ngoại thương thường thực hiện nhiều thương vụ kinh doanh khácnhau trong cùng một thời điểm Vì vậy các biện pháp thực hiện đóng vai trò hếtsức quan trọng trong quá trình thực hiện phương án kinh doanh ngoại thương.1.3.5 Phân tích các chỉ tiêu cơ bản trong phương án kinh doanh.

Nội dung kinh tế luôn luôn được coi là nội dung quan trọng nhất của mộtphương án kinh doanh Do đó, việc phân tích các chỉ tiêu cơ bản trong phương

án kinh doanh luôn được giải trình rất kỹ Trước hết, để tính được chỉ tiêu lợinhuận, một phương án kinh doanh cần xác định được hai nội dung cơ bản làtổng doanh thu và tổng chi phí Phần nội dung về doanh thu phải tính toán chitiết các khoản thu và định lượng rõ theo một đơn vị tiền tệ thống nhất Phầndoanh thu liên quan đến doanh thu trước thuế giá trị gia tăng và sau thuế giá trịgia tăng nên cần phân biệt rõ cách tính và thu thuế của loại thuế này Thôngthường, phương án kinh doanh sẽ tính doanh thu trước thuế giá trị gia tăng đểphân tích chỉ tiêu lợi nhuận Tuy nhiên, trên thực tế nhiều mặt hàng được yếtgiá bán bao gồm thuế giá trị gia tăng và trong khi nhập khẩu hàng hóa thì thuếgiá trị gia tăng phải nộp tại khâu nhập khẩu nên có thể tính thuế giá trị gia tăngnhư là một khoản chi phí Nhà nước yêu cầu thu hộ

Phần nội dung chi phí thường phức tạp hơn nên cần phải tính toán rất cẩnthận Một số khoản chi phí khó định lượng sẽ được dự tính trước nhằm đảmbảo tính đúng và tính đủ chi phí Các khoản chi phí phản ánh khá chặt chẽ cácnghiệp vụ kinh tế kèm theo như nghiệp vụ thuê tàu, mua bảo hiểm, thuê kho

Vì vậy, bên cạnh việc tính toán các hạng mục chi phí là việc luận giải cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến khoản chi phí đó trong phương án

Trang 13

kinh doanh Sau khi tính toán được doanh thu và tập hợp đầy đủ chi phí,phương án kinh doanh sẽ tính chỉ tiêu lợi nhuận theo công thức sau:

Chỉ tiêu lợi nhuận: TP = TR – TC

Trong đó TP là tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp, TR làtổng doanh thu và TC là tổng chi phí

Ngoài ra, phương án kinh doanh còn tính được các chỉ tiêu lợi nhuận cònlại sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận, tỉ suất doanhlợi dựa trên tổng chỉ tiêu lợi nhuận Trên thực tế, các doanh nghiệp thườngchú trọng nhiều hơn vào chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế vì đó là phần lợi nhuậnthực sự các doanh nghiệp được hưởng khi thực hiện phương án kinh doanh.Mỗi nước có hệ thống thuế riêng và thuế suất thuế thu nhập cũng khác nhaucho nên để so sánh các phương án kinh doanh nhằm lựa chọn được phương ánkinh doanh hết, doanh nghiệp phải dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thì chínhxác hơn Hơn nữa, những phương án kinh doanh quốc tế thông thường đều phảitính đến các chỉ tiêu về tỷ suất thu nhập thị trường, giá trị hiện tại (net presentvalue) và giá trị tương lai (future value) của các khoản đầu tư hay doanh thu.Khi so sánh các chỉ tiêu tỷ suất thu nhập thị trường với tỷ lệ lãi suất cơ bản sẽquyết định việc thực hiện phương án kinh doanh nào

Các chỉ tiêu sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh dOanh thôngqua các chỉ tiêu khác nhau, trong đó chủ yếu:

Chỉ tiêu lợi nhuận theo doanh thu

TSLN= DTST/ TCP

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu mang lạibao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ Do đó có ý nghĩa quantrọng trong việc chỉ ra doanh nghiệp thấy kinh doanh  những mặt hàng nào, thịtrường nào mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp

Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu

TSNTXK = DT(NT)/CP(VND)

Trang 14

Trong hoạt động xuất khâu, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng sốngoại tệ thu được do xuất khẩu còn chi phí thu mua,  sản xuất lại thể hiện bằngbản tệ Việt Nam đồng Vì vậy, cần phải tính tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu , trên cơ

sở đó biết được phải chi ra bao nhiêu đông Việt Nam để có được một đồngngoại tệ

Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn

T = TC/R

Trong đó: T là thời gian hoàn vốn tính theo ngày, tháng hoặc năm; TC làtổng chi phí đầu tư và R là doanh thu tính theo kỳ kinh doanh (ngày, thánghoặc năm)

Tuy nhiên, nếu tính chính xác về thời gian hoàn vốn thì các phương ánkinh doanh lớn cần phải tính đến sự ảnh hưởng của lãi suất của đồng vốn kinhdoanh Do đó, có thể tính toán thời gian hoàn vốn dựa vào giá trị hiện tại củaphương án và giá trị vốn đầu tư ban đầu của phương án đó

Trang 15

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY2.1 Giới thiệu công ty

Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Samsung Electronics Việt NamSamsung Electronics là tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ cao

và thiết bị văn phòng với 75% cổ phần của Samsung Electronic (Hàn Quốc)

và 25% cổ phần của XEROX (Hoa Kỳ)

Samsung Electronic đã hiện diện tại khắp các quốc gia trên toàn thế giớivới những sản phẩm nổi tiếng là điện thoại di động, thiết bị viễn thông và cácsản phẩm điện tử khác như máy in, TV, màn LCD, LED

- Tên công ty: SAMSUNG ELECTRONICS JOINT STOCK COMPANY

- Trụ sở chính: 9-7-3 GangNam, Seul, Korea

- Điện thoại: +81-3-6271-5111

- Chủ tịch: Kim Yunho

- Ngày thành lập: 20-2-1962 Là công ty liên doanh giữa Xerox Limited

và Samsung Electronic Co., Ltd

- Cổ phần: Samsung Electronic Holdings Corporation: 75%

Văn phòng bán hàng và dịch vụ chính tại Hàn Quốc: Khoảng 300 vănphòng tại các tỉnh Sapporo, Sendai,Tokyo, Yokohama, Nagoya, Kyoto, Osaka,Kobe, Hiroshima, Fukuoka và Okinawa

Trang 16

Các công ty tại nước ngoài: Trung Quốc, Đài Loan, HồngKông, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Úc,New Zealand và Hoa Kỳ.

Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, công ty Samsung Electronic đãquyết định đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp VSIPHải Phòng với tên gọi Samsung Electronic Hải Phòng

- Tên công ty: Samsung Electronic VietNam JOINT STOCK COMPANY

- Trụ sở chính: 604 DG Tower, 15 Trần Phú, Quận Ngô Quyền., Thànhphố Hải Phòng, Việt Nam

- Giấy phép đăng kí kinh doanh số: 030690183

2.1.1 Quá trình thành lập và hoạt động của công ty

Mang tư duy của nhà đầu tư Nhật và Mỹ, tối ưu mọi yếu tố về công nghệ,đào tạo nhân lực, giảm chi phí, bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần SamsungElectronics đã quyết định đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử

đa chức năng tại Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore Hải Phòng thuộcCông ty Cổ phần Samsung Electronic

Nhà máy xây dựng hoàn thành vào tháng 1.2008 với vốn đầu tư khoảng

80 triệu USD và cho ra sản phẩm đầu tiên vào cuối năm 2008

Tính đến thời điểm hiện nay, công ty đã mở rộng thị trường sang hơn 10nước trên thế giới, từ các thị trường truyền thống như Indonexia, Trung Quốc,Philippines cho tới các thị trường mới như Ấn Độ , Nhật Bản, Mỹ

Các sản phẩm của công ty luôn tuân thủ và đáp ứng các hệ thống quản líchất lượng theo tiêu chuẩn ISO (ISO 9001), hệ thống các tiêu chuẩn môi trường

Trang 17

(ISO 14001) và nhận được sự tín nhiệm cao từ các bạn hàng trên thế giới, qua

đó góp phần nâng cao uy tín của công ty nói riêng cũng như các doanh nghiệpViệt Nam nói chung trên thị trường máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.2.1.2 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Samsung Electronic là một tập đoàn đang hướng tới mục tiêu đi đầu thịtrường về công nghệ kĩ thuật số với đa dạng mẫu mã và chủng loại sản phẩmkết hợp chất lượng số một Samsung Electronic đang chứng tỏ vị thế của mìnhtrên trường thế giới

Tại Việt Nam, Samsung Electronics đã quyết định đầu tư 80 triệu USD đểxây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Hải Phòng – nhà máy cócông nghệ hiện đại,chuyên sản xuất điện thoại di động thế hệ mới 3G, 4G,thậmchí cả 5G - là một sự đầu tư chiến lược nhằm giảm các chi phí sản xuất,tăng sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm trên thị trường Các sảnphẩm bao gồm:

- Sản phẩm nghe nhìn: TV phẳng, TV SlimFIt, TV LCD,LED, PDP, đầumáy DVD, rạp hát tại gia, máy nghe MP3

- Sản phẩm vi tính: Màn hình CRT, LCD, máy in laser mono/color /đanăng, đĩa cứng, đĩa quang

- Thiết bị gia dụng: Tủ lạnh SBS, tủ lạnh thường, máy giặt, điều hòa vớicông nghệ Silver Nano

- Điện thoại di động: với kiểu dáng thời trang và công nghệ cao cấp nhất.Sản lượng năm đầu tiên đạt được tại nhà máy Samsung ElectronicsVietNam khoảng 2.000.000 TV và 5.000.000 điện thoại di động, bước đầucung ứng cho thị trường Việt Nam, dần dần chuyển hưóng thay thế một phầncho các sản phẩm đang được sản xuất tại Trung Quốc và xuất khẩu các mặthàng chủ lực ra thi trường thế giới

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của công ty

Trang 18

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

2.1.3.2 Chức năng các phòng ban của công ty.

Đại hội cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền

biểu quyết (bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết), là cơquan quyết định cao nhất của công ty cổ phần Cổ đông là tổ chức có quyền cửmột hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông củamình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diệntheo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của

Hội đồng quản trị

Đại hội cổ đông

Ban kiểm soát

Chủ tịch: Ô Tadahito Yamamoto

Thành viên: B Hanna CullenThành viên: Ô Đặng Văn MạnhThành viên: B Vũ Mai

Thành viên: Ô Trịnh Tuấn NamBan Hành chính

Ban Tài chính – Kế toán

Nhà máy sản xuất – Kho

hàng

Trang 19

mỗi người đại diện Việc cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo uỷquyền phải được thông báo bằng văn bản đến công ty trong thời hạn sớm nhất.Công ty phải gửi thông báo về người đại diện theo uỷ quyền đến cơ quan đăng

ký kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thôngbáo

Hội đồng quản trị: HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Đại

hội đồng cổ đông bầu ra gồm 5 (năm) thành viên với nhiệm kỳ 03 (ba) năm.HĐQT nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi củaCông ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ HĐQT có quyền vànghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý kháctrong Công ty

Hội đồng quản trị của công ty bao gồm các thành viên:

Chủ tịch HĐQT: Ông Kim Yunho

Phó chủ tịch HĐQT: Bà Hanna Cullen

Thành viên HĐQT: Ông Đặng Văn Mạnh

Thành viên HĐQT: Bà Vũ Mai

Thành viên HĐQT: Ông Trịnh Tuấn Nam

Ban giám đốc: Gồm 04 thành viên : 01 Tổng giám đốc và 03 Phó Tổng

giám đốc

Tổng giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt độngsản xuất - kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thựchiện các quyền và nghĩa vụ được giao

Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụthể và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các nội dung công việc đượcphân công và những công việc được Tổng giám đốc uỷ quyền

Tổng giám đốc: Ông Lưu Hoàng Long

Phó Tổng giám đốc: Ông Lê Thanh Huyền

Phó Tổng giám đốc: Ông Hoàng Thế Mạnh

Trang 20

Phó Tổng giám đốc: Bà Lê Thanh Hằng.

Ban kiểm soát: Bao gồm 03 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ

nhiệm với nhiệm kỳ 03 (ba) năm; BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợppháp trong hoạt động quản lý của HĐQT, hoạt động điều hành của Tổng GiámĐốc và các Báo cáo tài chính Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT vàTổng Giám Đốc

Trưởng ban kiểm soát: Ông Phạm Văn

Thành viên ban kiểm soát: Ông Lê Huy

Thành viên ban kiểm soát: Bà Mai Lan

Các phòng ban:

 Phòng hành chính

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động; kế hoạch tiền lương hàng năm;

- Quản lý cán bộ, nhân sự lao động và tiền lương theo các quy định củaNhà nước và của công ty

- Quản lý toàn bộ tài sản, trang thiết bị văn phòng của Công ty;

- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ theo quy định

 Ban Tài chính – Kế toán

- Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủchi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu,… và lậpphiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh Lưu trữ đầy đủ và chính xáccác số liệu về xuất, nhập theo quy định của Công ty

- Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tìnhhình hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty,thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước Lập báocáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc

Phối hợp với phòng hành chánh – nhân sự thực hiện trả lương, thưởng chocán bộ công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn Theo dõi quá trình

Trang 21

chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu tráchnhiệm quyết toán công nợ với khách hàng Mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ cóliên quan đến việc giao nhận

 Ban Kinh doanh

Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước

mở rộng thị trường trong và ngoài nước Nghiên cứu và tham mưu cho BanGiám đốc trong công tác định hướng kinh doanh và xuất nhập khẩu Đây làchức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Kinh doanh

Thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường; chọn lựa sản phẩmchủ lực và xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thươngmại, tham gia hội thảo, hội chợ, tìm kiếm đối tác; thực hiện liên doanh, liên kết,

mở rộng mạng lưới kinh doanh trên thị trường nội địa và phát triển kinh doanhxuất, nhập khẩu Chủ động giao dịch, đàm phán trong và ngoài nước, ký cácthư từ, đơn chào hàng, trao đổi thông tin với khách hàng trong nước và nướcngoài trong quá trình giao dịch khi đi đến ký kết hợp đồng kinh doanh củaCông ty

Chủ động soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinhdoanh của Công ty; Tổ chức thực hiện đúng quy định các hợp đồng kinh doanh

đã được ký kết

Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, xuất nhậpkhẩu của Công ty như: chuẩn bị nguồn cung ứng xuất khẩu, tiêu thụ hàng nhậpkhẩu, các khâu giám định, kiểm dịch, hải quan, giao nhận, bảo hiểm, khiếu nạiđòi bồi thường, và đối ngoại như: tìm kiếm giao dịch giữa những người bán

và người mua, giải quyết tranh chấp khiếu nại với khách hàng có liên quan đếncác hoạt động kinh doanh của Công ty

Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán Công ty trong các nghiệp vụ thutiền bán hàng hóa, thanh toán tiền mua hàng hóa - dịch vụ có liên quan đếnhoạt động kinh doanh trên cơ sở các cam kết và quy định của pháp luật hiệnhành

Trang 22

Phối hợp với các phòng nghiệp vụ và các đơn vị kinh doanh trực thuộcquản lý theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế cho đến khi hoàn thành việcthanh lý hợp đồng đã ký kết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Xây dựng và triển khai thực hiện phương án kinh doanh sau khi được BanGiám đốc Công ty phê duyệt Thống kê, báo cáo hoạt động kinh doanh theođúng tiến độ và quy định Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanhtrước Ban Giám đốc Công ty

Lưu trữ các hồ sơ, hợp đồng kinh tế có liên quan đến công tác kinh doanhcủa Công ty theo đúng quy định của pháp luật hiện hành

 Ban Kĩ thuật – Công nghệ

Kiểm tra chất lượng của các mặt hàng mới được sản xuất, đảm bảo sảnphẩm tuân thủ đúng quy định về hàm lượng các chất cho phép

Kiểm tra các độc chất trong các sản phẩm bằng phương pháp phân tíchnhanh để phục cho mục tiêu sàng lọc; loại trừ các lô hàng có không đạt chuẩn,đảm bảo uy tín, chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng trước khi hàng hóađưa ra lưu thông trên thị trường

Đảm bảo toàn bộ công tác vệ sinh môi trường ở các kho lưu trữ và các nhàmáy Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu và bảo vệ môi trường tạikho Quản lý hệ thống thu gom chất thải tập trung tại các nhà máy của công ty

 Nhà máy sản xuất – Kho chứa trực thuộc

Nhà máy sản xuất số 1

Nhà máy sản xuất số 2

Kho chứa Samsung Electronics VN

2.2 Kế hoạch sản xuất của kinh doanh năm 2015

Trang 23

Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2015 bao gồm cácmục tiêu chính sau:

- Tập trung và giữ vững thị phần ở các thị trường xuất khẩu truyền thống,

mở rộng số lượng đơn đặt hàng về sản phẩm từ các đối tác nhập khẩu chính

- Mở rộng thị phần sang các thị trường mới giàu tiềm năng

- Tăng cường các công tác tổ chức và quản lý, thực hiện thu sản xuất sảnphẩm đảm bảo số lượng cho các đơn đặt hàng 6 tháng đầu năm 2015

Tính đến hết năm 2014, thống kê cho thấy cơ cấu thị trường xuất khẩu sảnphẩm điện tử của công ty vẫn tập trung ở các thị trường truyền thống, tuy nhiên

có sự gia tăng nhưng không đáng kể ở các thị trường mới vì sự bão hòa cảu thịtrường máy tính, sản phẩm điện tử

Trang 24

CHƯƠNG 3: LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH XUẤT

KHẨU.

3.1 Cơ sở pháp lý để lập phương án kinh doanh xuất khẩu.

3.1.1 Căn cứ Luật thương mại năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam

 Điều 24 mục 1 chương II quy định hình thức hợp đồng mua bán hànghóa:

- Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bảnhoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể

- Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phảiđược lập bằng văn bản thì phải tuân theo các quy định đó

 Điều 27 mục 1 chương II quy định mua bán hàng hóa quốc tế :

- Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới hình thức xuất khẩu,nhập khẩu, tạm nhập , tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu

- Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồngbằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

 Điều 28 mục 1 chương II quy định xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa:

- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ ViệtNam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi làkhu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam

từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi làkhu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

- Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc

tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định

cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa

Trang 25

xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vàthủ tục cấp giấy phép

3.1.2 Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt độngmua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; tạmnhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận

ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa

 Điều 3 chương II quy định quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu:

- Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nướcngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuấtkhẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tạiNghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu,nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủyquyền của thương nhân

- Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánhcông ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mạithuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy địnhtại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liênquan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhậpkhẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thựchiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó

Trang 26

 Điều 4 quy định thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuấtkhẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan vềkiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu

sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan

- Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừngxuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và cáchàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phảilàm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu

 Điều 5 Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại cácvăn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhậpkhẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này

- Việc cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóacấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghịđịnh này do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ trường hợp quy định tạiKhoản 3 Điều này

- Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được các Bộ, cơquan ngang Bộ xem xét cho phép nhập khẩu trong các trường hợp cụ thể theonguyên tắc và quy định sau đây:

a) Nhập khẩu hàng hóa để nghiên cứu khoa học: Các Bộ, cơ quan ngang

Bộ xem xét, giải quyết theo phân công và quy định tại Phụ lục I ban hành kèmtheo Nghị định này

b) Nhập khẩu hàng hóa viện trợ nhân đạo: Bộ Công Thương xem xét, giảiquyết trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của phápluật

Trang 27

c) Hàng hóa quy định tại Điểm a và b Khoản này là hàng hóa không gây ônhiễm môi trường, không lây lan dịch bệnh, không ảnh hưởng sức khỏe conngười, an toàn giao thông, an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội và không ảnhhưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

d) Căn cứ phân công tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này vàquy định của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành vănbản quy định và danh mục hàng hóa cụ thể theo đúng mã số HS trong Biểu thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu

 Mục 2 phụ lục số 01 quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu:

3.2 Cơ sở thực tế để lập phương án xuất khẩu.

3.2.1 Các đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài

Bên cạnh các thị trường truyền thống đã có mối quan hệ làm ăn lâu dàivới bên Việt Nam, công ty đang từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sangcác thị trường tiềm năng mới Trong vài năm trở lại đây, bên cạnh số lượng đơnđặt hàng cố định từ các khách hành truyền thống, công ty ngày càng nhận đượcnhiều hơn các đơn đặt hàng từ các thị trường mới Doanh thu từ các hợp đồngvới đối tác mới tăng lên khiến doanh thu của công ty tăng đáng kể Do đó, hiệnnay công ty không chỉ gửi thư OFFER số lượng hàng lớn tới các đối tác truyềnthống mà còn gửi tới các khách hàng mới Trong đợt xuất khẩu này, công ty đãtiến hành gửi thư OFFER tới các đối tác nhập khẩu phía Trung Quốc, Nhật Bảnvới cùng nội dung như sau:

Trang 28

Samsung Electronics VietNam Joint Stock Company

Add: 604 DG Tower, 15 Tran Phu Street, Ngo Quyen District, Hai Phong City, VietNam

To: Feb 24th , 2015

60 Hz LED BLU16: 9

1920 x 1080 1057.7 x 615.80.17675 x 0.53025

350 nits

5000 : 18ms (GTG)1.07 Billion70%

Analog D-SUB, DVI, -DCVBS, Component

3 Price: USD759/per, FOB ChuaVe Port, HaiPhongcity, Vietnam– Incoterm 2010

4 Packing: In new single carton box ( Dimensions HxWxDmm:

620 x 1065 x 100) with sologan of Samsung Electronics

Company

Ngày đăng: 10/07/2015, 19:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w