Cơ sở thực tế để lập phương án xuất khẩu

Một phần của tài liệu Đồ án KTNVNT: Lập phương án xuất khẩu màn hình Tivi LED sang thị trường Nhật Bản (Trang 27)

3.2.1 Các đơn đặt hàng từ đối tác nước ngoài.

Bên cạnh các thị trường truyền thống đã có mối quan hệ làm ăn lâu dài với bên Việt Nam, công ty đang từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng mới. Trong vài năm trở lại đây, bên cạnh số lượng đơn đặt hàng cố định từ các khách hành truyền thống, công ty ngày càng nhận được nhiều hơn các đơn đặt hàng từ các thị trường mới. Doanh thu từ các hợp đồng với đối tác mới tăng lên khiến doanh thu của công ty tăng đáng kể. Do đó, hiện nay công ty không chỉ gửi thư OFFER số lượng hàng lớn tới các đối tác truyền thống mà còn gửi tới các khách hàng mới. Trong đợt xuất khẩu này, công ty đã tiến hành gửi thư OFFER tới các đối tác nhập khẩu phía Trung Quốc, Nhật Bản với cùng nội dung như sau:

Samsung Electronics VietNam Joint Stock Company

Add: 604 DG Tower, 15 Tran Phu Street, Ngo Quyen District, Hai Phong City, VietNam

To:... Feb 24th , 2015

OFFER

Dear sir,

We are pleased to offer you our TCL ED46D - ED-D Series 46" Direct-Lit LED Display as follow:

1. Commodity: ED46D - ED-D Series 46" Direct-Lit LED Display. 2. Specifications:

* Product color * Dimensions (HxWxD mm) * LCD Size

* Back Light Unit * Aspect Ratio * Resolution ( max) * Display Area ( mm) * Pixel Pitch (mm) * Brightness * Contrast (typ.) * Response Time * Display Color * Color Gamut * Input/ Output Connector

Black 615.8 x 1057.7 x 94.8 46''W 60 Hz LED BLU 16: 9 1920 x 1080 1057.7 x 615.8 0.17675 x 0.53025 350 nits 5000 : 1 8ms (GTG) 1.07 Billion 70%

Analog D-SUB, DVI, -DCVBS, Component

3. Price: USD759/per, FOB ChuaVe Port, HaiPhongcity, Vietnam – Incoterm 2010.

4. Packing: In new single carton box ( Dimensions HxWxDmm: 620 x 1065 x 100) with sologan of Samsung Electronics

Company

further information, please let us know. Your faithfully.

Sau khi nhận được đơn chào hàng từ phía công ty, một đối tác Trung Quốc đã quyết định gửi đi ORDER để đặt hàng. Nội dung của ORDER như sau:

H. T. A Co.Ltd

Add: 100 Yiwu Road, Zhejiang District, Bejing City, China.

ORDER

Feb 26th, 2015 To: Samsung Electronics VietNam Joint Stock Company

Add: 604 DG Tower, 15 Tran Phu Street, Ngo Quyen District, Hai Phong City, VietNam

Dear sir,

We are pleased to order TCL ED46D - ED-D Series 46" Direct-Lit LED Display products with the specification as your offer and some details about prices and terms as follow:

Price: USD 753/per FOB ChuaVe Port, HaiPhongCity, Vietnam – Incoterm 2010

Quantity: 12.000 products

Delivery: while 30 days after L/C issued date. Partial shipment is not allowed.

Payment: By Irrevocable L/C 100% at sight for full contract value in US Dollar.

We are looking to your favorable reply. Your faithfully.

Bên cạnh đó, công ty cũng nhận được một ORDER từ một đối tác Nhật Bản với nội dung như sau:

HanaFuji Co. LTD

Add: 18 Michido Road, Tokyo City, Japan

ORDER

Feb 27th , 2015 To: Samsung Electronics VietNam Joint Stock Company

Add: 604 DG Tower, 15 Tran Phu Street, Ngo Quyen District, Hai Phong City, VietNam

Dear sir,

Thank you so much for your offer. We are pleased to order TCL ED46D - ED-D Series 46" Direct-Lit LED Display products with the specification and prices as your offer.

Quantity: 11.000 products

Shipment: within 45 days after receiving L/C Partial shipment is not allowed.

Payment: By Irrevocable L/C 100% at sight for full contract value in US Dollar.

We are looking to your favorable reply. Your faithfully.

Tuy đối tác Nhật Bản đã Order với số lượng hàng hóa ít hơn so với đối tác Tung Quốc nhưng bên Nhật đã chấp nhận hoàn toàn mức giá do công ty đưa ra. Ngoài ra thời hạn giao hàng của phía Nhật Bản dài hơn so với phía Trung Quốc. Tuy đối tác Nhật Bản nhập khẩu với số lượng ít hơn nhưng thị trường Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu mới của công ty, với một lối tư duy mới, sự tối ưu về công nghệ, nhân lực chuyên môn cao nên công ty ký kết hợp đồng với HanaFuji Co. LTD để vừa là một bước thử thách trên thị trường mới vừa có thế mở rộng mối quan buôn bán thương mại.

3.2.2. Kết quả thị trường

Việc lựa chọn mặt hàng cũng như bạn hàng kinh doanh bao giờ cũng cần có tính thuyết phục trên cơ sở của phân tích những tình hình có liên quan. Đó là các tính cung cầu, tình hình biến động trong một số năm quá khứ, tình hình quản lý, điều tiết của Nhà nước về việc xuất nhập khẩu mặt hàng đang định kinh doanh.

Thị trường trong nước

Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường GfK về thị trường công nghệ điện tử Việt Nam, trong năm 2014, tổng doanh số của các sản phẩm điện tử - điện máy đạt hơn 113.100 tỷ đồng, tương đương 5,4 tỷ USD. So với mức 92,6 nghìn tỷ của năm 2013 thì trong năm qua, doanh số toàn thị trường đã tăng trưởng tới 22%.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tốc độ trưởng mạnh nhất trong 7 nhóm ngành theo phân loại của GfK là nhóm hàng điện thoại. Tổng doanh số của điện thoại trong cả năm đạt hơn 40,4 nghìn tỷ, tăng 33%, tức tăng thêm hơn 10 nghìn tỷ đồng.

Chỉ riêng trong quý 4, mức tăng trưởng lên đến 47,2% do sức mua tăng mạnh của người tiêu dùng đối với dòng sản phẩm điện thoại thông minh. Tuy vậy, số liệu chi tiết giữa điện thoại thông thường và smartphone không được công bố.

Các sản phẩm công nghệ thông tin, bao gồm máy tính, máy tính bảng là mặt hàng lớn thứ 2, đạt hơn 26,6 nghìn tỷ đồng. So với điện thoại, tăng trưởng của nhóm này thấp hơn nhiều, chỉ đạt 8,3%.

Bảng: Cơ cấu doanh số của thị trường sản phẩm công nghệ điện tử 2014 Hai ngành hàng khác có doanh số lớn và đạt tốc độ tăng trưởng trên 20% là Sản phẩm điện tử (TV) và Điện lạnh (Tủ lạnh, Điều hòa), tương ứng đạt doanh số 19,9 và 19,5 nghìn tỷ. Ba ngành còn lại, gồm Điện gia dụng, Máy ảnh và Thiết bị văn phòng có quy mô nhỏ hơn nhiều. Trong đó, 2 ngành nhỏ nhất là máy ảnh và Thiết bị văn phòng tăng trưởng âm so với năm 2012.

Năm 2015, doanh thu thị trường sản phẩm công nghệ điện tử trong nước đạt tới 36 nghìn tỷ trong quý đầu tiên của năm 2015, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tất cả 7 nhóm ngành hàng đều ghi nhận mức tăng trưởng dương, trong đó 6 nhóm đạt mức tăng 2 con số. Nhóm sản phẩm kỹ thuật số là nhóm đạt tăng trưởng cao nhất trong 7 nhóm ngành hàng khi đạt doanh thu 426 tỷ đồng, tăng 43,9% so với cùng kì năm ngoái. Đây cũng là quý đánh dấu mức tăng cao nhất của ngành hàng này kể từ năm 2011 đến nay.

Bảng: Khuynh hướng phát triển hàng công nghệ điện tử Việt nam tính theo số lượng theo các quý.

Nguồn: Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của GfK

Cũng theo báo cáo, 3 trên 5 sản phẩm thuộc nhóm điện tử ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số trong quý I/2015. Trong đó, PTV – sản phẩm chủ lực của nhóm – tăng trưởng ở con số cực kì ấn tượng 31,5% so với cùng thời điểm này năm trước. Riêng 2 sản phẩm Dàn máy âm thanh và Đầu đĩa DVD lần lượt tăng ở mức 19,5% và 11,5%. Điều này đã giúp toàn bộ nhóm sản phẩm điện tử tăng 29,7% trong quý I/2015 với doanh thu lên đến 7,1 nghìn tỷ đồng. Nhóm sản phẩm điện thoại tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với mức tăng 26,2%. Đây cũng là nhóm sản phẩm có mức doanh thu lớn nhất trong thị trường hàng công nghệ điện tử Việt Nam, đạt 15,7 nghìn tỷ trong quý với sự đóng góp mạnh mẽ của sản phẩm điện thoại di động.

Trong quý I vừa qua, thị trường hàng công nghệ điện tử Việt Nam đã có sự tăng trưởng một cách bùng nổ. Chính vì vậy, trong quý II này sẽ không mong đợi một sự bứt phá mạnh mẽ như vậy nữa.

Tuy nhiên, hãng cũng lưu ý một số sản phẩm như điều hòa, tủ lạnh, quạt điện, máy tính bảng và điện thoại thông minh vẫn hy vọng có được sự khởi sắc. Hầu hết các vùng miền của Việt Nam đang bước vào mùa nóng nhất trong năm,

mùa hè. Đây chính là yếu tố thúc đẩy sức tiêu thụ của thị trường điều hòa, tủ lạnh, quạt máy...

Trong báo cáo thu thập thông tin mới nhất, dự đoán sẽ có 6,1 tỷ USD giá trị các thiết bị công nghệ, điện tử được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam trong năm 2015, tăng 11% so với năm 2014, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 5 trong top 10 thị trường thiết bị công nghệ phát triển mạnh nhất thế giới trong năm 2015.

Dẫn đầu bảng xếp hạng là Ấn Độ với mức tiêu thụ dự đoán tại 34,8 tỷ USD, tăng 16%, tương ứng 4,8 tỷ USD so với năm 2014.

Top 10 thị trường tiêu thụ thiết bị điện tử tăng trưởng mạnh nhất về giá trị trên thế giới trong năm 2015. Số liệu: GfK

Để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng sản phẩm công nghệ khủng lồ như vậy, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ Việt Nam luôn cạnh tranh gay gắt, liên tục sản xuất đưa ra các sản phẩm mới để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng về công nghệ, giá cả, mẫu mã, chất lượng....

Trước sức hấp dẫn của thị trường, các doanh nghiệp lớn trong ngành đều đang tích cực đẩy mạnh quy mô nhằm củng cố thị phần. Với đà tăng trưởng chung của thị trường cộng với việc mở thêm hàng loạt các siêu thị mới, một số doanh nghiệp đã công bố mức tăng trưởng doanh thu vượt xa so với bình quân ngành như Thế giới Di động tăng 66%, FPT Shop tăng78%, Trần Anh tăng 29%…

Bảng: Doanh thu bán hàng của một số hệ thống bán sản phẩm điện tử qua các năm

Về thị trường Tivi của Việt Nam luôn vô cùng sôi động bởi thị tham gia của các tập đoàn điện tử lớn như Samsung, LG, Toshiba... Do đó các loại sản phẩm Tivi luôn có sự đa dạng về công nghệ, mẫu ãm, chất lượng, giá cả....

Năm 2014, các mẫu TV màn hình HD, Full HD chiếm tới khoảng 80% lượng TV trên thị trường. Trong số này, nhiều model trang bị cổng USB cho phép chủ động bổ sung nguồn phim HD được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Một số model có cổng USB bán chạy là Samsung 32EH4003 và 40EH5000, Sony 32EX330, Toshiba 32PB200.

Năm 2015, TV LCD đang dần bị loại bỏ. Mặc dù cùng kích cỡ màn hình, TV LCD có giá thấp hơn LED từ 1 đến 1,5 triệu đồng nhưng phần lớn khách hàng vẫn thích chọn LED vì tiết kiệm điện, chất lượng hình ảnh sắc nét hơn. So với các năm trước, giá TV không có nhiều biến động bởi mặt hàng này ngay từ khi ra mắt các hãng đã đề xuất mức giá thấp cho phù hợp với tình hình suy thoái kinh tế.

Bảng báo giá một số sản phẩm Tivi nổi bật của những tập đoàn điện tử - LG Elcetronics

- Samsung Electronics

Tùy thuộc vào điều kiện giá cả, sở thích.... người tiêu dùng đều có thể lựa chọn được sản phẩm với giá cả phù hợp, mẫu mã đẹp, chất lượng được đảm bảo,....

Dự đoán, năm 2015 sản phẩm Tivi sẽ không xảy ra biến động về giá do nguồn cung của các tập đoàn điện tử vẫn luôn ổn định.

Thị trường nước ngoài

Sau những năm đầu tập trung sản xuất để tiêu dùng trong nước, công ty bắt đầu tìm hiểu các thị trường nước ngoài tiềm năng để tiến hành xuất khẩu vào thị trường nước ngoài.

Nhật Bản

Nhật bản một thời là biểu tượng của ngành điện tử với các bước đi tiên tiến, thế nhưng sự trỗi đậy của các "ông lớn" như SamSung, Apple, hay các hãng mới nổi của Trung Quốc. Khiến nhiều công ty Nhật không còn trụ nổi trong cuộc chiến khốc liệt. Đối với nhiều người những cái tên Sony, Sharp,.. luôn mang lại những ấn tượng mạnh mẽ. Đây là những công ty khổng lồ thống trị thị trường công nghệ trong quá khứ. SHARP luôn là công ty Nhật bản đứng đầu trong nghiên cứu, họ chế tạo ra màn hình LCD siêu mỏng, có thời điểm họ thống trị thị trường với 22.3% thị trường Tivi LCD. Panasonic cũng là một công ty lớn chiếm nhiều thị phần thiết bị điện tử....Tuy nhiên, việc quá chần chừ trước thay đổi cũng như không tập trung vào một dòng sản phẩm, là nguyên nhân khiên công nghệ Nhật Bản bị tụt dốc.

Rõ ràng trong công nghệ không thay đổi là một bước tụt bậc với thời đại, dù cho công ty đó có lớn mạnh thế nào. Các CEO của Nhật thường ngại thay dổi, họ thất bại nhanh chóng vì quá to lớn và chậm chạp trước thị trường đầy biến động.

Thêm vào đó, hàng điện tử tiêu dùng đã trở thành một loại hàng hóa phổ biến, và không chỉ Nhật Bản mà các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng cập nhật công nghệ. Điểm khác biệt duy nhất với hàng Nhật là mức giá, vì tính cạnh tranh của hàng Nhật vẫn cao và hàng Nhật nổi tiếng đắt đỏ”. Điểm tốt của doanh nghiệp điện tử Nhật Bản là sản phẩm của họ “chính xác hơn, chất lượng cao hơn. Nhưng thị trường mới yêu cầu không chỉ chất lượng mà cả mức giá rẻ. Nói cách khác, các công ty Nhật Bản như Sony, Panasonic đang mất đi sự cạnh tranh về giá cả. Trong vòng 10 năm, từ 2004 đến 2014, sản lượng hàng điện tử của Nhật đã lao dốc 41%, kim ngạch xuất khẩu sụt giảm 27%. Nếu so về sản lượng xuất khẩu trong số các nước có thu nhập cao (để loại từ ảnh hưởng từ

những hiện tượng như Trung Quốc), thị phần trên thị trường xuất khẩu hàng điện tử và dịch vụ của Nhật Bản đã giảm một nửa, từ 19% năm 2000 xuống còn 10% năm 2009. Cũng trong thời gian này, thị phần của người Đức và Hàn Quốc đều tăng gấp rưỡi.

Vì vậy những sản phẩm công nghệ điện tử của Việt Nam mang tiêu chí phong phú về mẫu mã, công nghệ, chất lượng, .. đặc biệt là đa dạng về giá cả đã tạo một cơ hội lớn cho Việt Nam xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản. Đặc biệt Samsung Electronics là một công ty có đầu tư công nghệ tiên tiến nhất của Hàn Quốc – một ưu thế cho công ty trong việc xuất khẩu Tivi sang Nhật Bản.

3.2.3 Kết quả phân tích tài chính

Tổng vốn để thực hiện phương án xuất khẩu.

Tổng số vốn dự kiến dành cho dự án là: 300.000.000.000 VNĐ Nguồn vốn của doanh nghiệp: 220.000.000.000 VNĐ

Nguồn vốn đi vay ngân hàng: 80.000.000.000 VNĐ

Mức lãi suất ngân hàng cho vay là 9%/năm, thời hạn vay dự kiến là 5 tháng.

Nguồn lãi vay ngân hàng dự kiến phải trả:

3.2.3. Kết quả phân tích tài chính

Tỉ giá hối đoái đồng đô la Mỹ là 1 USD = 21.770 VNĐ • Chi phí sản xuất

STT Khoản chi Thành tiền

(VNĐ)

1 Tiền lương 182.000.000

2 BHYT, BHTN, BHXH, KPCN 42.000.000

3 Khấu hao TSCĐ 100.000.000

4 Nguyên phụ liệu vận hành máy

móc sản xuất 200.000.000

5 Chi phí bao bì đóng gói 20.000.000

6 Chi phí điện, nước 50.000.000

7 Tổng 594.000.000

• Chi phí xuất khẩu lô hàng

STT Khoản chi Đơn giá Thành tiền

(VNĐ)

1 Chi phí thông báo

L/C của NH 20 USD 435.400

2 Lệ phí Hải Quan _ 20.000

3 Chi phí vận tải nội

địa 100.000.000

5 Chi phí B/L 250.000 250.000

6 Chi phí bốc xếp

hàng lên tàu 100.000.000 100.000.000

7 Chi phí lưu kho 20.000.000/ngày 20.000.000

9 Tổng 18.396.478.400 • Tổng chi phí

STT Khoản chi Thành tiền (VNĐ)

1 Chi phí nguyên vật liệu đầu vào 120.500.000.000

2 Chi phí sản xuất 594.000.000

3 Chi phí xuất khẩu lô hàng 18.396.478.400

4 Chi phí khác 1.500.000.000

5 Chi phí dự phòng (3% tổng các chi phí

1 ÷ 4) 5.800.000.000

6 Lãi ngân hàng (9%/năm) 3.000.000.000

7 Tổng chi phí 149.790.478.400

Dự kiến tổng doanh thu.

Đơn giá dự kiến: 759 USD/chiếc Số lượng: 11.000 sản phẩm

Tổng doanh thu dự kiến: 759 x 11000 x 21.770 = 181.757.730.000 VNĐ Lợi nhuận trước thuế:

181.757.730.000 - 149.790.478.400= 31.967.250.600 VNĐ

Một phần của tài liệu Đồ án KTNVNT: Lập phương án xuất khẩu màn hình Tivi LED sang thị trường Nhật Bản (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w