1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ột số giải pháp quản lý giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố mỹ tho, tỉnh tiển giang

144 717 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

tôi đã hoàn thành luận văn của mình.Để hoàn thành được đề tài “ Một số giải pháp quản lý giáo dục tìnhcảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Mỹ Tho tỉnh Ti

Trang 1

LÊ NGỌC LỆ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 TUỔI

Ở CÁC TRUỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Minh

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.14 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Minh

NGHỆ AN, NĂM 2015

Trang 3

MỤC LỤC Trang

NỘI DUNG

Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài

1.3 Một số vấn đề về giáo dục TC và KNXH cho trẻ 5 tuổi. 181.4 Một số vấn đề về quản lý giáo dục TC và KNXH cho trẻ 5

tuổi

24

Chương II: Thực trạng của Quản lý giáo dục Tình cảm – Kỹ

năng xã hội cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn

thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và tình hình

giáo dục của Tp Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang

39

2.2 Thực trạng giáo dục TC và KNXH cho trẻ 5 tuổi ở các trường

mầm non thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

xã hội cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn thành

phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang

3.2 Các giải pháp quản lý giáo dục TC và KNXH cho trẻ 5 tuổi ở

các trường mầm non trên địa bàn thành phố Mỹ Tho – tỉnh TG

Trang 4

BGH Ban giám hiệu

GDTC – KNXH Giáo dục tình cảm – Kỹ năng xã hội

Trang 6

tôi đã hoàn thành luận văn của mình.

Để hoàn thành được đề tài “ Một số giải pháp quản lý giáo dục tìnhcảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Mỹ

Tho tỉnh Tiền Giang”, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bản thân được

sự giúp đỡ rất nhiều của các cấp lãnh đạo, quý Thầy Cô, đã tham khảo một sốtài liệu có liên quan Đặc biệt là sự hướng dẫn cụ thể của Thầy NGUYỄN

BÁ MINH, Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Tiền Giang, Phòng Giáo dục và Đàotạo thành phố Mỹ Tho đã tổ chức các lớp tập huấn, tạo điều kiện trong việctham quan học tập Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các đồng chí giáo viêntrong nhà trường, đã trao đổi, thực hành thử nghiệm, rút kết kinh nghiệm cũngnhư những ý kiến trao đổi quý báu trong quá trình giảng dạy để bản thân tôihoàn thành đề tài luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục này

Để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi rất cảm kích sựhướng dẫn tận tâm của PGS.TS NGUYỄN BÁ MINH đã hướng dẫn tận tìnhcùng với sự hỗ trợ tối đa của Ban Giám Hiệu và giáo viên các trường hếtlòng giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô thuộc phòng Sau đại họctrường Đại học Vinh đã giúp đỡ tôi giải quyết những khó khăn để tôi có thểhoàn thành khoá học đúng thời hạn

Cảm ơn những bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã sẵn sàng giúp đỡ,động viên để tôi đạt được những kết quả tốt nhất

Xin chân thành cảm ơn !

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trang 7

1.1 Lý do về mặt lý luận

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đàotạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhântài, góp phần quan trọng trong việc phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá

và con người Việt Nam

Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ làquốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển Đổi mớicăn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nângcao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhậpquốc tế, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đẩy mạnh xây dựng xãhội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”.Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu

Theo chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục và Đào tạo, thực hiện tốtphong trào “Duy trì và nâng Chuẩn Phổ cập Giáo dục Mầm Non cho trẻ em 5tuổi, Xây dựng môi trường phát triển vận động Đổi mới công tác Quản lý và

nâng cao chất lượng giáo dục” là chúng ta thực hiện tốt nhiệm vụ năm học,

đồng thời đảm bảo mục tiêu của chương trình Giáo dục mầm non mới, là giúptrẻ phát triển một cách toàn diện là những yếu tố đầu tiên hình thành nhâncách con người mới Xã Hội Chủ Nghĩa

Năm học 2008 – 2009 đến nay Các trường Mầm non thành phố Mỹ Tho– tỉnh Tiền Giang thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm Non mới với mụctiêu giúp trẻ phát triển toàn diện vể thể chất – tình cảm – trí tuệ và thẩm mỹ,hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớpmột Đây là chương trình cho phép giáo viên được quyền lựa chọn nội dung,phương pháp hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với trẻ ở lớp

do giáo viên phụ trách Đổi mới Chương trình Giáo dục Mầm non nói chung

Trang 8

và Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi nói riêng, trong đó lĩnh vực phát triển

“Tình cảm và Kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non” là một lĩnh vực rất đặc biệt,nội dung chương trình bám vào hai vấn đề hết sức cần thiết cho trẻ đó là “Giá

trị sống” và “Kỹ năng sống” nhằm xây dựng vẻ đẹp tâm hồn, phẩm cách con

người, tăng sức đề kháng và năng lực hội nhập cho con trẻ ngay hôm nay và

tự tin vững bước trong tương lai thực hiện những mục tiêu mà giáo viên đặt

ra để dạy trẻ một cách tự nhiên và gần gủi với trẻ

1.2 Lý do về mặt thực tiễn

Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiềuvấn đề phức tạp liên tục nảy sinh Bên cạnh những tác động tích cực, còn cónhững tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em Nếumỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựachọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng phó, đểvượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trởngại, rủi ro trong cuộc sống Do đó, việc hình thành tình cảm và kỹ năng xãhội cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụquan trọng Giúp trẻ hiểu, biến những kiến thức về kỹ năng xã hội được cungcấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân,với người khác, với xã hội, ứng phó trước nhiều tình huống, học cách giaotiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thểhiện bản thân một cách tích cực

Để nâng cao chất lượng của công tác GDTC-KNXH cho trẻ MN phảithực hiện đổi mới toàn diện mà trong đó tất yếu phải có những giải pháp quản

lý hoạt động GD một cách có hiệu quả Cho đến nay, công tác GDTC-KNXHtại trường MN TP, Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang mặc dù đã triển khai trongnhững năm gần đây nhưng việc nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và đề

Trang 9

xuất các giải pháp quản lý công tác giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội chotrẻ mầm non vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống vàmang tính khoa học Trong quá trình quản lý thực hiện ND Chương trìnhGDMN mới, bản thân tôi rất tâm đắc với việc GDTC-KNXH cho trẻ MN làtiền đề quan trọng cho việc học, phát triển toàn diện của trẻ và là nguồn lựcthúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác

Xác định rõ nhiệm vụ của mình qua công tác QLCM, có điều kiện tốithiểu để tìm hiểu thực trạng quản lý chất lượng giáo dục tình cảm và kỹ năng

xã hội của GVMN TP Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang trong CSGD trẻ, giúp trẻ mởrộng kiến thức về thế giới xung quanh về những kỹ năng sống mà trẻ cần phải

có để làm hành trang chuẩn bị vào phổ thông Vì thế, tôi chọn đề tài: Một sốgiải pháp quản lý giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi ở cáctrường mầm non thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang ”

Vấn đề GDTC-KNXH cho trẻ 5 tuổi và vấn đề QL GDTC-KNXH cho trẻ

5 tuổi ở các trường MN

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp QL GDTC-KNXH cho trẻ 5 tuổi ở các trường MN TP MỹTho tỉnh Tiền Giang

4 Giả thuyết khoa học

Trang 10

Nếu thực hiện những giải pháp có tính khoa học, khả thi, phù hợp vớithực tiễn, sẽ góp phần nâng cao GDTC-KNXH cho trẻ 5 tuổi ở các trường MN

TP Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.1 Xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề QL GDTC-KNXH cho trẻ 5 tuổi 5.1.2 Nghiên cứu thực tiễn của vấn đề QL GDTC-KNXH cho trẻ 5 tuổi ở cáctrường MN TP Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

5.1.3 Đề xuất một số giải pháp QL GDTC-KNXH cho trẻ 5 tuổi ở cáctrường MN TP Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tôi sẽ tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thực trạng của GDTC-KNXHcủa trẻ 5 tuổi dựa vào mục tiêu GDMN, chương trình GDMN mới và chuẩnphát triển trẻ em 5 tuổi

Vì thời gian và kinh phí có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành nghiêm cứu đềtài này tại trường MN Bông Sen và trường MN Mạ Xanh Tôi hy vọng đề tài

sẽ là một gợi ý tốt cho những nghiên cứu rộng và sâu hơn về GDTC-KNXHcho trẻ

6 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện tốt nhiệm vụ của đề tài, tôi đã sử dụng các nhóm phươngpháp nghiên cứu sau

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp tìm kiếm, đọc, phân tích và tổng hợp các thông tin, phânloại, hệ thống hóa lý thuyết, mô hình hoá để phục vụ cho cho đề tài nghiên

Trang 11

cứu như các sách giáo khoa, sách chuyên ngành, các tạp chí, trang web…

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Điều tra, phỏng vấn, quan sát, lấy ý kiến chuyên gia, thống kê toán học,phân tích, tổng hợp số liệu nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng của giáo dụctình cảm và kỹ năng xã hội và thu thập các thông tin phục vụ cho nhiệm vụnghiên cứu thực tiễn: xác định mục đích thực nghiệm; hình thành giả thuyếtkhoa học; phân tích đối tượng nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng

6.3 Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn một số giáo viên các trường MN về việc tổ chức hoạt độngnhằm hình thành và GDTC-KNXH cho trẻ 5 tuổi Phỏng vấn những người cókinh nghiệm về các biện pháp hình thành và GDTC-KNXH cho trẻ 5 tuổi

6.4 Phương pháp thống kê toán học

Xử lí số liệu thu được qua điều tra bằng thống kê toán học và các phầnmềm máy tính để đảm bảo tính khách quan, khoa học

6.5 Phương pháp quan sát

Đặt mục đích nghiên cứu; lập kế hoạch quan sát; tiến hành quan sát; ghilại các kết quả quan sát và xử lý các cứ liệu thu thập được

7 Những đóng góp mới của luận văn

7.1 Về Lý luận: góp phần hệ thống hoá cơ sở lí luận về giải pháp quản

lý nhằm QL GDTC-KNXH cho trẻ 5 tuổi ở các trường MN TP Mỹ Tho tỉnhTiền Giang

7.2 Làm rõ thực trạng QL GDTC-KNXH cho trẻ 5 tuổi ở các trường

MN TP Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

Trang 12

7.3 Đề xuất được một số biện pháp QL mang tính cần thiết và khả thi sẽ

góp phần tích cực GDTC-KNXH cho trẻ MN, tạo cho trẻ năng động, sáng tạo,bắt kịp được yêu cầu của xu thế phát triển mạnh mẽ trên thế giới hiện nay

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý giáo dục tình cảm và kỹ năng xã

hội cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non

Chương 2: Thực trạng của quản lý giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội

cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

Chương 3: Giải pháp quản lý giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho

trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ 5 TUỔI

Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1.1 Giáo dục trẻ em ở Mỹ

- Dạy trẻ từ tính tự lập

Người Mỹ rất coi trọng tinh thần độc lập, tự lực cánh sinh của mỗi người

Vì thế, ngay từ khi trẻ một tuổi rưỡi, họ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng tựphục vụ bản thân Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ bao gồm: Buộc dây giầy,mặc quần áo, cài cúc áo, kéo phéc-mơ-tuya, rửa mặt, đánh răng, chải đầu, ăncơm… Tuy nhiên, những kỹ năng này không đồng nhất ở tất cả các giai đoạnphát triển của trẻ

- Đến sự lễ phép

Ở các trường mẫu giáo ở Mỹ, ngoài việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu chotrẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi Yêu cầu đối vớimỗi em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia cáchoạt động tập thể cùng với những học sinh khác Trong các trường mẫu giáo ở

Mỹ, mỗi khi có một bạn nhỏ hắt xì, sẽ phải nói với những người bạn xungquanh của em rằng: “Xin lỗi!”, ngược lại, những người bạn của em sẽ nói:

“Chúc phúc cho cậu!” Điều này đã trở thành một hành vi tự giác của trẻ

Ở Mỹ, việc tôn trọng trẻ em không chỉ vì chúng nhỏ tuổi, cần sự ưu ái,quan tâm, chăm sóc mà còn vì trong quan niệm của họ, mỗi đứa trẻ ngay từ

Trang 14

khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lậpcủa mình Bất kể là bố mẹ hay thầy cô giáo đều không có đặc quyền chi phối

và hạn chế hành vi của chúng Đặc biệt là trẻ em, sau này trưởng thành, cha

mẹ hay thầy cô không thể thay thế chúng trong những lựa chọn mà chúngphải đối mặt trong hiện thực

1.1.1.2 Giáo dục trẻ em ở Nhật Bản

Nền giáo dục Nhật Bản được coi là nền tảng cho sự phát triển toàn diệncủa con người Ở đó nhà trường đặc biệt quan tâm đến sự phát triển tựnhiên của cá nhân, nên trong trường có đa dạng các bộ môn năng khiếu đểhướng trẻ theo Từ tấm bé, trẻ em Nhật đã được tập cho bản tính tự lập, biếtcười nhiều hơn, biết cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ và đặc biệt biết rèn luyệnsức khỏe để trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn trong cuộc sống

- Trẻ em Nhật có tính tự giác rất cao Tính kỷ luật của trẻ em Nhật Bảnđược giáo viên rèn luyện một cách bài bản và chặt chẽ

+ Trẻ được rèn luyện kỹ năng hòa nhập, sự tự tin

+ Giáo dục đánh giá cao ưu điểm của bản thân học sinh

1.1.1.3 Giáo dục trẻ em ở tại Lào

Từ năm 1997 – 2002, giáo dục trẻ em KNXH được thực hiện trong 5 trườngtrung học cơ sở thuộc một tỉnh, sau đó đã mở rộng ra 700 trường tiểu học và trunghọc thuộc 8 tỉnh Với những nội dung cơ bản như: kỹ năng giao tiếp có hiệuquả; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng giải quyết vấn đề…

1.1.1.2 Giáo dục trẻ em ở Campuchia

Tại Campuchia người ta coi KNXH là năng lực mà con người cầnphải có để nâng cao các điều kiện sống có hiệu quả nhằm phát triển quốcgia, kỹ năng tìm việc và kiếm tiền để nuôi sống bản thân và gia đình là

Trang 15

những kỹ năng xã hội quan trọng đối với thế hệ trẻ và người lớn

1.1.1.4 Giáo dục trẻ em ở tại Malaysia

Giáo dục trẻ em ở ở Malaysia coi kỹ năng xã hội là môn kỹ năng củacuộc sống và môn này được dạy như một môn học ở trường tiểu học và trunghọc cơ sở Mục tiêu của môn học này ở trường tiểu học là cung cấp cho ngườihọc những kỹ năng thực tể cơ bản để họ có thể thực hiện các nhiệm vụ và có

xu hướng kinh doanh Còn ở bậc trung học cơ sở thì mục tiêu là tạo ra những

cá nhân có thể tự thực hiện, được xoá mù về công nghệ và kinh tế, là người có

sự tự tin, sáng tạo, khả năng tương tác hiệu quả với người khác

1.1.1.5 Giáo dục trẻ em ở tại Indonesia

Tại Indonesia kỹ năng xã hội được quan niệm là những kỹ năng, kiếnthức, thái độ giúp người học sống một cách độc lập Giáo dục kỹ năng xã hội

sẽ nâng cao cơ hội việc làm cho người học Nâng cao chất lượng nguồn nhânlực từ đó thúc đẩy việc thực hiện chính sách tự chủ của địa phương Tạo raCLGD cho người nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt

1.1.1.6 Giáo dục trẻ em ở tại Thái Lan

Thái Lan quan niệm KNXH là thuộc tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp

cá nhân đương đầu với tất cả tình huống hàng ngày một cách hiệu quả và có thểđáp ứng với hoàn cảnh tương lai để có thể sống hạnh phúc Cá nhân có thể giảiquyết những vấn đề trong đời sống hàng ngày để an toàn và hạnh phúc và ít nhấtcần hình thành cho người học 10 kỹ năng sống cơ bản sau: Ra quyết định; giảiquyết xung đột; sáng tạo; phân tích và đánh giá; giao tiếp; quan hệ liên nhâncách; làm chủ cảm xúc; làm chủ được những cú sốc; đồng cảm với thực hành

1.1.1.7 Giáo dục trẻ em ở tại Ấn Độ

KNXH được coi là khả năng giúp tăng cường sự lành mạnh về tinh thần

Trang 16

và năng lực của con người Bao gồm những kỹ năng cơ bản như: giải quyếtvấn đề; tư duy phê phán; tư duy sáng tạo; giao tiếp; quan hệ liên nhân cách;

ra quyết định; đàm phán; tự nhận thức; đối phó với stress và cảm xúc; từchối; kiên định và hài hoà

1.1.1.8 Giáo dục trẻ em ở tại Nepal

KNXH được coi như là một phương thức để ứng phó hay là những KN cầnthiết để tồn tại Cách phân biệt KNXH cũng có những điểm khác biệt Chẳnghạn họ phân loại KNXH thành KN tồn tại; KN chung và KN dịch chuyển

Tóm lại, với quan niệm và cách phân loại có những nét khác nhau.Nhưng tựu chung lại hầu hết các nước đều nhận thấy vai trò quan trọngcủa việc hình thành KNXH cho người học

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Bắt đầu từ chương trình của UNICEF năm 1996 “ GD kỹ năng sống để bảo

vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhàtrường” Thuật ngữ KN sống được người Việt Nam biết đến Quan niệm về KNsống được giới thiệu trong chương trình chỉ bao gồm những KN tự nhận thức, KNgiao tiếp, KN xác định giá trị, KN ra quyết định, KN đặt mục tiêu…nhằm vàonhững chủ đề GD sức khỏe do các chuyên gia Úc tập huấn

Đến giai đoạn hai với chương trình “GD sống khỏe mạnh và KN sống”thì quan niệm về KN sống cơ bản đối với từng nhóm đối tượng được vậndụng đa dạng hơn Sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” doUNESCO tài trợ được tổ chức năm 2003 thì khái niệm kỹ năng sống đượchiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng Từ đó, những người làm công tác giáodục Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về kỹ năng sống và trách nhiệm phải giáodục kỹ năng sống cho người học

Trang 17

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Trường mầm non

Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “GDMN tốt sẽ mở đầu cho một nền GDtốt” GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảngđầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo

GDMN có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm GD toàn diện cho trẻ vềthể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhâncách con người mới XHCN Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết chotrẻ bước vào trường tiểu học được tốt.[16]

Trường mầm non là cơ sở của GDMN trong hệ thống GD quốc dân.[16]Trường mầm non đảm nhận việc nuôi dưỡng, CS và GD trẻ nhằm giúp trẻ hìnhthành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một Vìvậy, trường mầm non có nhiệm vụ GD trẻ có được những thói quen học tập, sinhhoạt hàng ngày Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người QL chỉ đạo phảitoàn diện và về CM phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học,đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của Ngành học giao cho.[16]

1.2.2 Giáo dục Tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

1.2.2.1 Giáo dục Tình cảm cho trẻ trong trường mầm non

Phát triển tình cảm ở trẻ MN là phát triển năng lực nhận biết và bày tỏ cảmxúc, tình cảm của mình; hiểu và đáp lại cảm xúc, tình cảm của người khác Pháttriển tình cảm dựa trên nền tảng của sự phát triển khả năng nhận thức về bảnthân Mặt khác, sự phát triển tình cảm còn là hình thành và rèn luyện sự tự tin.Chính sự tự tin sẽ thúc đẩy cảm xúc về khả năng độc lập và những tình cảm tíchcực của trẻ đảm bảo cho sự thành công trong các hoạt động Sự phát triển tình

Trang 18

cảm còn bao gồm phát triển khả năng hiểu và điều chỉnh cảm xúc của bản thântrên cà hai phương diện cá nhân và môi trường xã hội.[19]

Ngay từ lứa tuổi MN, sự biểu lộ hay tiếp nhận những cảm xúc cơ bảncủa con người như niềm vui, nỗi buồn, sự giận dữ thông qua các giác quan

và những cảm xúc liên quan đến sự tự đánh giá như tự hào, xấu hổ, có lỗi đãbắt đầu hình thành và phát triển

Đối với trẻ nhỏ, sự nhận biết về bản thân thể hiện qua việc trẻ biết đượcmột số đặc điểm cơ bản của của bản thân mình như: Tên, tuổi, địa chỉ nhà ở,biết mình là ai, nhận ra sự khác biệt giữa mình và người khác, mình có thểlàm được gì, mình thích gì và không thích gì Sự nhận biết này cũng biểuhiện rõ trong sự phát triển giới tính của trẻ Trẻ nhận ra mình là trai hay gái vàbiết phải thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính của mình; trẻ biếtchia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho bạn bè; biết và tự rèn luyện các kỹ năngsống cơ bản như ăn mặc, tắm rửa và giữ vệ sinh thân thể

Sự phát triển tình cảm còn được biểu hiện ở sự hình thành và phát triển sự tựtin, tự lực, lòng tự trọng, khả năng nhận biết, biểu lộ hay kiểm soát cảm xúc của trẻ

1.2.2.2 Giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non

+ Kỹ năng xã hội

KNXH là kỹ năng thích ứng và duy trì các mối quan hệ XH Đốivới các trẻ nhỏ, khả năng hình thành và duy trì mối quan hệ XH vớingười lớn và trẻ em khác xuất phát từ sự phát triển của chúng Mốiquan hệ XH của trẻ với người lớn có thể được hiểu trong phạm vi khảnăng của trẻ đối với sự tương tác một cách dễ dàng với người lớn cũngnhư khả năng hòa nhập

Những mối quan hệ XH tích cực được định hình và duy trì khi trẻ phát

Trang 19

triển những hành vi thích ứng XH – khi trẻ hiểu hậu quả của những hành vikhác nhau, khi trẻ có thể thích ứng đối với những hoàn cảnh thay đổi, cũngnhư khi trẻ tham gia một cách tích cực vào các hoạt động nhóm.

Lứa tuổi MN là giai đoạn nền tảng trong quá trình phát triển của mỗi cánhân Trẻ ở độ tuổi này cần được GD KN sống trong đó có các KNXH ở giađình và trường MN Điều này sẽ giúp trẻ tự tin, tự lực Giàu sức sáng tạo,chuẩn bị sẳn sàng để vào lớp một và thích ứng với cuộc sống trong tương lai

- Theo WHO (tổ chức Y tế thế giới), KN sống là những KN mang tínhtâm lý XH và KN về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàngngày để tương tác một cách có hiệu quả với người khác và giải quyết mộtcách có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày

- Theo UNICEP (quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc), KN sống là những hành

vi cụ thể, thể hiện khả năng chuyển đổi kiến thức và thái độ thành hành độngthích ứng trong cuộc sống KN sống phải dựa trên nhận thức, thái độ vàchuyển biến thành hành vi như một yêu cầu liên hoàn và có định hướng GDdựa trên KN sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay một sự phát triểnhành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ và hành vi

- Theo UNESCO (tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liênhợp quốc), thì KN sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chứcnăng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày

Như vậy, KN sống chính là những KN tâm lý- xã hội nhằm giúp cánhân giải quyết một cách có hiệu quả những yêu cầu, thách thực của cuộcsống đặt ra và thích nghi với những yêu cầu, thách thức đó

Có nhiều cách phân loại KN sống Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO)gồm ba nhóm KN:

Trang 20

- Nhóm kỹ năng nhận thức gồm các kỹ năng:

+ Tự nhận thức bản thân: bao gồm sự nhìn nhận về bản thân, tính tình,mặt mạnh, mặt yếu, ước muốn của chúng ta cũng như những điều mà chúng

ta không thích Ý thức về bản thân giúp chúng ta nhận ra stress hay tình trạng

bị áp lực để ứng phó kịp thời Ý thức về bản thân là một tiền đề quan trọng đểtruyền thông và giao tiếp có hiệu quả cũng như để thấu cảm với người khác.+ Kỹ năng sáng tạo: góp phần vào việc lấy quyết định và giải quyếtvấn đề bằng cách giúp trẻ em xem xét tất cả các biện pháp khác nhau và suynghĩ về các hậu quả của việc trẻ hành động hay không hành động

+ Kỹ năng ra quyết định

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: giúp ta xử lý những khó khăn gặp phảimột cách tích cực nhất Những vấn đề gặp phải nếu không quan tâm giảiquyết sẽ gây ra stress, dẫn theo những xáo trộn về cuộc sống và sức khoẻ.+ Kỹ năng tư duy; kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng tự đặt mục tiêu

- Nhóm kỹ năng liên quan đến cảm xúc gồm các kỹ năng

KN nhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình; KN kiềm chế vàkiểm soát được cảm xúc; KN tự giám sát- tự điều chỉnh cảm xúc của cá nhân

- Nhóm kỹ năng xã hội gồm các kỹ năng: KN giao tiếp và truyền thông; KN

cảm thông

KN thích ứng với cảm xúc của người khác Đó là cách nhìn nhận cáccảm xúc nơi ta và người khác, ý thức rằng cảm xúc ảnh hưởng đến hành vinhư thế nào và có khả năng ứng phó với cảm xúc một cách phù hợp; KN chia

sẻ, KN hợp tác và KN gây thiện cảm

Theo quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) có 3 nhóm sau:

Trang 21

- Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình Nhóm này gồm:

KN tự nhận thức và đánh giá bản thân; KN xây dựng mục tiêu cuộcsống; KN bảo vệ bản thân; KN kiên định; KN đương đầu với cảm xúc và KNđương đầu với căng thẳng…

- Nhóm kỹ năng nhận thức và sống với người khác

+ KN thiết lập quan hệ; KN hợp tác và làm việc nhóm; KN thương lượng:Đây không chỉ là thương lượng với người khác mà còn thương lượng với chínhbản thân mình Để thương lượng với người khác một cách có hiệu quả, người tacần biết rõ mình muốn gì trong cuộc sống, nắm chắc các giá trị và niềm tin củabản thân để có thể nói KHÔNG với những hành vi có hại hay những cám dỗ cónguy cơ cao và KN đứng vững trước những áp lực tiêu cực

- Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả

KN phân tích vấn đề; KN nhận thức thực tế, ra quyết định, ứng xử vàgiải quyết vấn đề và KN tư duy sáng tạo…

Theo tổ chức Văn hóa, Khoa học và GD Liên hợp quốc(UNESCO) gồm hai nhóm sau

- Nhóm KN chung gồm những kỹ năng cơ bản mà mỗi cá nhân đều có thể có

để thích ứng với cuộc sống chung bao gồm các kỹ năng: kỹ năng nhận thức,

kỹ năng liên quan đến cảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội

- Nhóm KN chuyên biệt gồm các kỹ năng được thể hiện trong các lĩnh vực cụ thể

của đời sống XH như: Các kỹ năng về sức khỏe và dinh dưỡng, KN liên quanđến giới và giới tính, KN về các vấn đề xã hội như ma túy, HIV- AIDS, các kỹnăng liên quan đến môi trường thiên nhiên, các vấn đề bạo lực, rủi ro, những KNliên quan đến cuộc sống gia đình, môi trường cộng đồng, hòa bình và giải quyếtxung đột, phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ…

Trang 22

Dù có cách sắp xếp khác nhau cho phù hợp với từng mục đích của các

tổ chức, nhưng tất cả đều dựa trên 10 KN sống cơ bản như: lấy quyết định;giải quyết vấn đề; suy nghĩ sáng tạo; suy nghĩ có phán đoán; truyền thônghiệu quả; giao tiếp giữa người với người; ý thức về bản thân; khả năng thấucảm; ứng phó với cảm xúc và ứng phó với stress

Giúp trẻ biết sống cùng nhau, học cách hòa nhập vào XH là một nội dungquan trọng mà chúng ta cần hướng tới, nhất là trong xu thế hội nhập ngày càngđược mở rộng Phát triển các mối quan hệ XH của trẻ ảnh hưởng đến sự pháttriển nhân cách, đến quan hệ bạn bè và “phẩm cách xã hội” của trẻ

Sự phát triển tình bạn giúp định hình ở trẻ khả năng hợp tác, đàmphán một cách tích cực Việc hợp tác với các bạn phát triển ở trẻ sự hiểubiết về quyền và khả năng của các trẻ khác để cân bằng những nhu cầu cánhân với nhu cầu người khác Sự chấp nhận và tôn trọng những đặc điểmgiống và khác nhau của mỗi người giúp trẻ tương tác với họ một cách thoảimái, có hiệu quả, đồng thời thuận lợi cho sự lợi cho sự phát triển các mốiquan hệ xã hội tốt đẹp Trẻ cần học các KNXH để phát triển mối quan hệ

xã hội tích cực với bạn bè Trẻ cần học các KNXH để phát triển mối quan

hệ XH tích cực với bạn bè và mọi người xung quanh

+ Trong gia đình trẻ cần biết mình thuộc về một gia đình cụ thể, biết được

vị trí và vai trò của bản thân và mỗi thành viên trong gia đình như: Ông bà, cha

mẹ, anh chị em , biết tuân thủ các thói quen, nề nếp sinh hoạt của gia đình, biếtquan tâm và biểu lộ tình thương yêu đối với các thành viên của gia đình mình

+ Trong lớp học mối quan hệ XH tích cực với bạn bè và mọi người xung

quanh được thể hiện qua gia tiếp tích cực và hiệu quả với bạn bè và người lớn;biết thiết lập tình bạn với các bạn trong lớp; biết được ý nghĩa của sự hợp tác

và chia sẻ; tuân thủ các quy tắc, quy định trong lớp; cư xử lịch sự và sử dụng từ

Trang 23

ngữ thích hợp khi xưng hô, biểu đạt ý kiến và yêu cầu một việc gì đó

1.2.3 Quản lý chất lượng giáo dục

Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý

+ Quản lý là trông coi và gìn giữ những yêu cầu nhất định

+ Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức

và phối hợp hoạt động của họ trong quà trình lao động

+ Quản lý là xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá nhân và hìnhthành những chức năng chung, xuất hiện trong toàn bộ cơ chế sản xuất, khácvới vận động của những bộ bộ riêng lẻ của nó

Tác giả Trần Kiêm cho rằng QL là những tác động của chủ thể QL trongviệc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng điều chỉnh, điều phối các nguồn lực(nhân lực và tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối

ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất Từ những khái niệmtrên ta có thể nêu ra 4 chức năng cơ bản của QL gồm có:

+ Chức năng kế hoạch là công tác xác định trước mục tiêu của tổ chức

đồng thời chỉ ra các phương pháp, biện pháp để thực hiện mục tiêu trong điềukiện biến động của môi trường

+ Chức năng tổ chức là sắp xếp, phân công các nhiệm vụ, các nguồn lực

(con người và các nguồn lực khác) một cách tối ưu nhằm làm cho tổ chức vậnhành theo KH và đạt được mục tiêu đề ra

+ Chức năng chỉ đạo là phương thức tác động của chủ thể QL nhằm điều hành

tổ chức vận hành đúng theo KH, thực hiện đúng mục tiêu QL

+ Chức năng kiểm tra là phương thức hoạt động của chủ thể QL lên đối tượng

QL nhằm thu thập thông tin phản hồi, đánh giá và xử lý các kết quả vận hành của tổchức Từ đó ra các quy định QL điều chỉnh nhằm thực hiện được mục tiêu đề ra.[8]

Trang 24

1.3 Một số vấn đề về chất lượng giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi

1.3.1 Mục tiêu giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi

Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ emvào lớp một GDMN tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nềntảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời Trong đó,mục tiêu GDTC-KNXH cụ thể là: có ý thức về bản thân; có khả năng nhận biết

và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh; có một sốphẩm chất cá nhân: mạnh dạn, tự tin, tự lực; có một số kĩ năng sống: tôn trọng,hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ; thực hiện một số qui tắc, qui định trongsinh hoạt ở gia đình, trường lớp MN, cộng đồng gần gũi.[16]

1.3.2 Nội dung giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi

Nội dung GDTC-KNXH cho trẻ lớp MN nói chung và trẻ 5 tuổi nóiriêng cần

- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển

từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫugiáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiệnthực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bướchoà nhập vào cuộc sống

- Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôidưỡng, CSGD; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn;cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêumến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em,bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu

Trang 25

biết, thích đi học [13]

Theo nghiên cứu, nhận thấy nội dung GD KN sống cho trẻ MN được thểhiện trong các NDGD cho trẻ 5 tuổi như sau:

+ Phát triển tình cảm

- Ý thức về bản thân trẻ thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn

đồ chơi ); chủ động và độc lập trong một số hoạt động; mạnh dạn, tự tin bày tỏ

ý kiến; sở thích, khả năng của bản thân; điểm giống và khác nhau của mình vớingười khác và vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học

- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức

giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tìnhhuống giao tiếp khác nhau Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc củangười khác Kính yêu Bác Hồ và những người có công với quê hương, đất nước

và biết quan tâm đến di tích lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước.+ Phát triển kỹ năng xã hội

- Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi như: một số quy định ở lớp, gia

đình và nơi công cộng (để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khingủ; đi bên phải lề đường) Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lờinói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận Yêu mến, quantâm đến người thân trong gia đình Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn Nhận xét

và tỏ thái độ với hành vi “đúng” - “sai”, “tốt” - “xấu”

- Quan tâm bảo vệ môi trường như tiết kiệm điện, nước; giữ gìn vệ sinh

Trang 26

môi trường và bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối.

Các nội dung GDTC-KNXH trong 5 lĩnh vực GD của chương trình đượcsắp xếp theo hệ thống các chủ đề gồm: Bản thân, trường, lớp mầm non,Trường tiểu học, Nghề nghiệp, Bác Hồ - Quê hương - Đất nước, Tết và các lễhội, Thế giới thực vật, Thế giới động vật, Các hiện tượng tự nhiên, Dinhdưỡng – Sức khoẻ Những chủ đề này gần gũi với cuộc sống của trẻ và đượcmở rộng dần trong mối quan hệ qua lại giữa trẻ với gia đình, với trường mầmnon, với cộng đồng XH và môi trường tự nhiên

Do đặc thù của trẻ em lứa tuổi MN là đang làm quen với XH và thếgiới xung quanh, cho nên ND GDKNXH cho trẻ khá phong phú, toàn diện

để giúp trẻ em thích ứng với cuộc sống

1.3.3 Phương pháp - hình thức tổ chức giáo dục tình cảm và kỹ năng

xã hội cho trẻ 5 tuổi

GDMN là phần GD quan trọng nhất vì đó là cơ sở cho tất cả việc học saunày, vì trẻ ở vào thời điểm có thể hấp thụ nhanh, tốt và nhớ lâu, vì trường MN sửdụng các PP vừa là kỹ thuật dạy vừa thuộc xã hội hóa – đào tạo các công dân tốtcái chính là đào tạo ở trường MN

Trò càng nhỏ, GV càng cần vạn năng Các GVMN lý tưởng không cầnphải là những nhà sư phạm uyên bác nhưng cần là những chuyên viên biếtdùng đúng lúc đúng thời những kỹ thuật “tinh vi” hay hợp lý giúp trẻ pháttriển một các tự nhiên nhất Tự nhiên để các cháu chỉ chơi chứ không bị gò bóhọc Trẻ chơi để lớn, chơi để phát triển tâm sinh lý, chơi để khám phá, chơi đểmở mang trí tuệ, rèn luyện cơ bắp, chơi để sống cùng với người khác, … Ởtrường mầm non, chơi được giáo viên tổ chức một cách khéo léo, thật tựnhiên và vô tình nhưng thật ra đã được xếp đặt bởi cô giáo và tuần tự diễn tiếntheo những KH, dĩ nhiên kịch bản trong số nhiều, mà GV đã dự trù trước

Trang 27

Đối với trẻ , trò chơi là một dạng hoạt động mang tính tự lập Trong khichơi trẻ thể hiện rõ ý thức làm chủ, trẻ hoạt động hết mình, tích cực và độclập Trong hoạt động vui chơi, người lớn chỉ có thể gợi ý, hướng dẫn Vìvậy, GV ở trường MN để cho các cháu chơi, tự do, nhưng khéo léo hòa vào ởmỗi tình huống khác nhau để giúp các cháu định nghĩa tình huống, phát ranhững cảm nhận và dùng lời để phát biểu phản ứng trước các tình huống Côgiáo cũng ở đó để khi cần, gợi ý vài cách giải quyết vấn đề, khi có vấn đề, vànhư thế giúp trẻ tiếp tục chơi Nếu không, nhiều khi trẻ quá nôn nóng, thiếukiên nhẫn nên bỏ cuộc Cứ như thế, có những lúc trong lớp giáo viên có thểtuần tự theo dỏi ba bốn nhóm chơi trong lớp và giáo dục trẻ của mình, giúp trẻhọc nói, học định nghĩa tình thế., học phân công trong các trò chơi và khámphá những điều mới lạ xung quanh trẻ.

+ Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát

triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm giữa người và người với thiênnhiên… Âm nhạc là một trong các môn nghệ thuật GD cái đẹp cho trẻ Từ lời

ca, giai điệu của bài hát sẽ giúp trẻ tưởng tượng, học nói lên cảm xúc của mình.Tiếp xúc với âm nhạc có quá trình sẽ tạo cho trẻ những ham thích khác nhau,giúp các cháu vui chơi, hồn nhiên hơn, ngay cả những cháu nhút nhát cũngcảm thấy thoải mái, tự tin hơn Trẻ MN cũng rất thích ca hát, trẻ có thể hát ởmọi lúc, mọi nơi và trẻ có khả năng học bài hát rất nhanh và ghi nhớ lâu

+ Truyện kể Nhà văn Xu Khôm Lin ki có viết “ Nhờ có truyện mà trẻ nhận thức được thế giới không chỉ bằng con tim, giúp trẻ nhận thức và đáp ứng lại sự vật hiện tượng, tỏ thái độ của mình đối với điều thiện, điều ác ”.

Truyện là ngọn nguồn phong phú và không gì thay thế được để GD tình yêu

tổ quốc, tình yêu nhân loại

Trang 28

Truyện kể là phương tiện GD tốt nhất trong việc bồi dưỡng tâm hồn vàtình cảm của trẻ mỗi ngày thêm trong sáng, giúp trẻ làm quen với những hiểubiết đầu tiên về cuộc sống xung quanh trẻ.

Trong trường MN, truyện kể cũng được xem là môn học trọng tâm đốivới trẻ Thật vậy truyện kể là môn học lý thú với tất cả mọi lứa tuổi nhất làlứa tuổi MN góp phần nuôi dưỡng, bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ bằng hànhđộng thái độ của trẻ đối với mọi điều thiện, điều ác

+ Bút chì và bút cọ màu

Bút chì trước nhất là một món đồ chơi lạ vì bút chì có thể dùng để vẽ, để

chơi Nhưng rất nhanh, trẻ sẽ khám phá ra rằng bút chì là một công cụ hữuhiệu để vẽ đủ thứ, để làm thành những tác phẫm nói lên cảm nhận, góc nhìncủa chúng về những vật thể và sự việc ở chung quanh chúng Với bút chì, trẻ

có thể chẳng những vẽ chân dung mẹ (với đầy tóc mọc thẳng đứng trên đầu)

mà trẻ còn có thể vẽ tranh để làm quà tặng mẹ hay tặng bất cứ ai mà trẻthương

Trẻ bắt đầu biết vị trí của mình (các bức tranh của trẻ, trẻ thường vẽ hìnhmột ông bố to lớn, một bà mẹ thanh mãnh nắm tay một trẻ con bé tí xíu), tựđịnh nghĩa mình và cụ thể hóa trên giấy những liên hệ xã hội Chẳng những trẻbiết nói bằng lời, với bút chì mà trẻ tập thể hiện ngôn ngữ bằng hình vẽ đểchuẩn bị cho giai đoạn sau (trong vài năm tới) tiếp cận với cái đẹp của hội họa

+ Chơi với Bạn:

Các gia đình hiện chỉ có một hay hai con Trẻ sống với người lớn nhiều

hơn là sống với trẻ cùng trang lứa Trường MN là một cơ hội vàng cho trẻ tiếpxúc với bạn Sống với bạn, có người đồng hành nhưng cái chính là nhữngngười đồng hành không biết nhân nhượng Trẻ tự nhiên phải học cách sốngvới người khác Trước nhất là học nói Ở nhà, nhiều khi không cần nói, mẹ đãhiểu rồi Học nghe nữa để biết người đối diện muốn gì Học những nguyên tắc

Trang 29

tối thiểu để tự bảo vệ mình và tôn trọng người khác Nhân cách bắt đầu từnhững trải nghiệm ấy Biết phân biệt cái tôi và người khác Sau đó biết về sởhữu, cái nào của mình và cái nào của bạn để từ đó trẻ học chia sẻ cùng bạn,cùng mọi người, trước nhất là chia sẻ đồ chơi, biết cho, cho mượn, trả, …những luật lệ đầu tiên cho cuộc sống.

+ Khám phá môi trường

“Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” Đến trường, môi trường khác, với

những luật lệ cách sinh hoạt khác Cô giáo còn dẫn dắt trẻ khám phá môi trườngxung quanh.Những đồ vật có thể trẻ đã có ở nhà nhưng thế giới gia đình cũng cógiới hạn Trẻ ở trường khám phá những đồ vật khác nhau, do các bạn mang vàotrường để minh họa rồi cô giáo từ đó giới thiệu với trẻ những món đồ dùng đồchơi khác, qua sách báo, qua tra cứu internet, qua tranh ảnh Nhất là các buổihoạt động trong và ngoài lớp, đi thăm quan, đi dạo trong vườn trường, … Nhữngkinh nghiệm này đồng thời cho các cháu về ý thức bảo vệ môi trường hay nhữnghiểm nguy của các đồ vật hoặc trong môi trường

+ Quá trình phát triển của Sự sống

Các cháu tập quan sát, học từ sự sống của con giun trong vườn tới em bétrong bụng mẹ Trẻ ở trường mầm non đã được làm quen về sinh học, về sự pháttriển của cây, con vật, em bé và về giới tính như thế, những khái niệm căn bản để

từ đó các cháu có thể bắt đầu suy nghĩ về nhân sinh quan và vũ trụ quan …

+ Phát triển nhận thức về làm quen với toán

Các khái niệm lớn, nhỏ, các hình tròn, vuông, tam giác, … các số nhiều,

ít, thiếu, thừa, … Trẻ nhận biết các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và biếtthêm, bớt trong phạm vi 10 Bên cạnh đó, trẻ học giá trị của tiền bạc.Trẻ 5tuổi có thể đối thoại được với người bán hàng, trả tiền cho cô thu ngân

+ Thời gian

Trang 30

Trẻ biết xem giờ là KN cụ thể của trẻ 5 tuổi trường MN Nhưng ngoài KN

đó ra, bốn mùa trong năm, bảy ngày trong tuần, tuổi trẻ - tuổi già là những kháiniệm về thời gian khác mà trẻ học ở trường Biết thương các em bé mỏng manhlúc mới chào đời, biết kính trọng ông bà tuổi hạc đã cao, là những ứng dụng màtrẻ học được cùng lúc với khái niệm thời gian

1.4 Một số vấn đề về quản lý chất lượng giáo dục tình cảm – kỹ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi

1.4.1 Quản lý thực hiện nội dung chương trình

CTGDMN được ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGD-ĐTngày 25/7/2009 đã kế thừa những ưu việt của các Chương trình CSGD trẻtrước đây và được phát triển trên quan điểm đáp ứng sự đa dạng của vùngmiền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.[9]

Căn cứ vào sự phân cấp QL các trường MN, QL việc lập KH và thựchiện KH theo quy định của Bộ GD-ĐT

+ Quản lý quá trình thực hiện chương trình ở các trường MN (QL mục tiêu,

ND, hoạt động, KH năm, tháng, tuần, ngày, PP, hình thức tổ chức, chất lượngCSGD trẻ, nề nếp CM)

+ Quản lý việc sử dụng điều kiện, phương tiện phục vụ chương trình.+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ CM về GDTC-KNXH Theo dõi, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện chương trình

Trang 31

Để thực hiện Chương trình GDMN, cơ bản GV phải xuất phát từ trẻ: dựatrên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ - tin tưởng rằng mỗi trẻđều có thể thành công và tiến bộ; tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cáchkhác nhau gồm cả hoạt động vui chơi; KH CSGD phản ánh được mức độ pháttriển của từng cá nhân trẻ, XD dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm.

Với vai trò là CBQL các cơ sở GDMN nói chung và GDTC-KNXH chotrẻ 5 tuổi nói riêng, người QL cần biết cách vận dụng cách tiếp cận này vàoviệc hướng dẫn và hỗ trợ GV thực hiện chương trình một cách hiệu quả, đảmbảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạtđược mục tiêu GD đã đề ra

CBQL cần lắng nghe ý kiến của GV, tư vấn, cho lời khuyên kịp thời;dành thời gian trò chuyện, chia sẻ với GV; không áp đặt, ra lệnh; tạo môitrường làm việc thuận lợi, thoải mái, được đánh giá, được chia sẻ và khuyếnkhích sự sáng tạo, tích cực, chủ động của GV

Với những hỗ trợ về tinh thần này sẽ giúp người QL hiểu GV của mìnhhơn: "họ cần hỗ trợ gì?", "hỗ trợ vào lúc nào?" và "hỗ trợ bằng cách nào?",đồng thời tạo được môi trường làm việc, bầu không khí thân thiện, gần gũigiữa các thành viên trong nhà trường

Nhà trường cần lên KH và tổ chức các lớp bồi dưỡng CM với tinh thần "GDlấy người học làm trung tâm"; tổ chức các buổi sinh hoạt CM để GV thảo luận, chia

sẻ thông tin, kinh nghiệm; kiểm tra, dự giờ, trao đổi, tư vấn, ra quyết định; cung cấptài liệu, thông tin liên quan và thay đổi cách đánh giá GV

1.4.2 Quản lý đổi mới phương pháp giáo dục

Chương trình GD trẻ 5-6 tuổi hiện nay có những đòi hỏi cao hơn chươngtrình cũ cả về PP dạy học và kèm theo đó là phương tiện dạy học, phù hợp vớiđặc điểm phát triển ngày càng cao cả về 5 lĩnh vực phát triển của trẻ em: phát

Trang 32

triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm quan hệ XH, phát triểnngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ trong điều kiện ngày nay

Mọi sự chủ động, sáng tạo của nhà trường trong quá trình triển khai thựchiện Chương trình GDMN mới đều phải đảm bảo đạt được mục tiêu chấtlượng CSGD trẻ của Chương trình GDMN

PP GDTC-KNXH cho trẻ MN cần phải tạo điều kiện cho trẻ được trảinghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đadạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học,học bằng chơi” Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường GD nhằm kíchthích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ởcác khu vực hoạt động một cách vui vẻ Cần giúp trẻ nâng cao năng lực để

tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau Quyết định phải xuất phát từnhận thức của trẻ [16]

1.4.2.1 Phương pháp học qua trải nghiệm

Theo các chuyên gia, KNXH của trẻ cần được thực hiện bằng cách trực tiếpcho trẻ trải nghiệm, là một PP kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tế trên nềntảng tư duy để trẻ có thể học và ứng dụng ngay hàng ngày Là PP có khả năngrút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn Hơn nữa những khi trẻ họctheo chu trình này thường có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát và trừutượng hóa khái niệm từ những thông tin có được từ trải nghiệm, đồng thời cókinh nghiệm để liên hệ với thực tiễn trong quá trình trải nghiệm, do đó quá trìnhhọc diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn

Trong cuốn sách Học qua trải nghiệm, David Kolb đã mô tả việc học

là một quá trình gồm bốn bước Các bước này gồm: quan sát; suy nghĩ (tâmtrí);Cảm nhận (cảm xúc); Hành động (cơ bắp)

Kolb cho rằng người học có những trải nghiệm cụ thể và ngay lập tức,

Trang 33

qua đó cho phép trẻ em phản ánh những trãi nghiệm mới dưới những góc độkhác Từ những quan sát của mình, trẻ em nghĩ về những khái niệm trừutượng, tạo ra những khái niệm tổng quát hay những nguyên tắc cho phép hòanhập những quan sát của trẻ em với những học thuyết tốt Những thử nghiệmtích cực cho phép trẻ kiểm tra những gì mình học được qua những tình huốngmới và phức tạp hơn Kết quả tạo ra là trải nghiệm cụ thể khác, nhưng ở mộtcấp độ phức tạo hơn trước.

Để học hiệu quả, trẻ em cần phải: tiếp nhận thông tin, suy ngẫm xem nó

sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em như thế nào, so sánh mức độ phù hợpcủa nó với những trải nghiệm của trẻ em thế nào và suy nghĩ xem từ thôngtin đó trẻ em sẽ có những cách hành xử mới nào Việc học tập đòi hỏikhông chỉ có nhìn, nghe, chuyển động hay động chạm Trẻ cần biết kết hợpnhững gì trẻ cảm giác và suy nghĩ được với những gì trẻ cảm nhận và ứngxử

Nếu không biết kết hợp, trẻ em chỉ là học thụ động, như vậy sẽ khôngkích thích hiệu quả hoạt động cao của bộ não và khả năng tiếp nhận từ cácgiác quan của trẻ em, và trẻ em sẽ không thể kết hợp bài học của mình vớinhững bí quyết vốn có và trẻ em cần sử dụng kiến thức của mình

Học chủ động đem lại kết quả nhớ dài hạn, tổng hợp, và các KN giải quyếtvấn đề hơn là học chỉ đơn thuần bằng cách nghe, đọc hay nhìn GD cần thay đổi

từ mô hình học bằng cách nghe (learning by hearing) và thậm chí là mô hình họcbằng cách quan sát (learning by observing) sang mô hình học bằng cách làm haycòn gọi là mô hình học qua trãi nghiệm (learning by doing)

- Trải nghiệm cụ thể

Tất cả trẻ em tham gia vào những trải nghiệm đầy phức tạp trong suốtquá trình học tập Những trải nghiệm như vậy có thể tích cực hoặc tiêu cực về

Trang 34

cảm xúc hoặc hành vi, và có thể xảy ra trong một sự việc đã được sắp đặt haymột cách ngẫu nhiên

- Quan sát hoặc tự ngẫm

Tự ngẫm là quá trình xem lại kho dữ liệu đã trải nghiệm và những chi tiết

mà chúng có thể đem lại ý nghĩa Tự ngẫm xảy ra khi trẻ bắt đầu cố gắng cảmnhận những trải nghiệm của chính trẻ Nó là một quá trình của sự ghi nhận vàđánh giá một cách sâu sắc và có hệ thống những thứ xảy ra Nó hoàn hảo mộtcách tự nhiên và là một thành phần quan trọng của quá trình học tập

- Khái niệm hóa trừu tượng

Yêu cầu của một giai đoạn như vậy có thể được minh họa và kiểm chứngthông qua hầu hết các kinh nghiệm của chính trẻ em Tại sao lại như vậy? Vì GVkhông có khả năng tiếp thu các quy tắc đã đặt ra bằng một tập hợp các diễn giảiquy tắc số học GV đã bỏ qua giai đoạn này, và điều đó làm hạn chế việc học tập

và sự phát triển của các KN hiệu quả cho trẻ em

1.4.2.2 Phương pháp giáo dục bằng trò chơi

Với trẻ MN thì vui chơi là hoạt động chủ đạo Thông qua trò chơi trẻ có

cơ hội thể hiện thái độ, hành vi của mình Đồng thời trẻ còn được rèn luyệncách ứng xử, giao tiếp, hình thành kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi, nâng caonăng lực quan sát, tư duy Đồng thời dạy học thông qua trò chơi sẽ giúp trẻhứng thú hơn Khi trẻ chơi GV nên cùng chơi với trẻ để tránh khoảng cách vàđộng viên khích lệ trẻ trong quá trình chơi, trong cuộc chơi cần có trọng tài.Khi chơi, GV phải quan sát, nhất là khi chơi với trẻ em để biết được thái

độ, cử chỉ, phong cách … từ đó GD điều chỉnh phong cách của mình Trongquá trình chơi, GV có thể chuyển hướng khác với dự kiến ban đầu, khéo léolinh động dẫn đắt Đừng quá nguyên tắc, cứng nhắc làm mất không khí vui

Trang 35

tươi mà GV phải công bằng xử lý tình huống một cách khách quan, khôngthiên vị, không quá dễ dãi Tác phong GV phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sưphạm không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm, duyên dáng.

Trò chơi

Trong quá trình chơi, trẻ chơi chưa đúng luật, GV nên dùng một trò chơinhỏ để trẻ thực hiện dưới sự hưởng ứng của các bạn, đừng nên bắt ép quáđáng mà nên khuyến khích động viên trẻ bị phạt tham gia Cần phải biết lúcnào ngừng trò chơi Đảm bảo sức khỏe cho trẻ, tạo sự luyến tiếc cho lần chơisau Đừng để trẻ nhàm chán, than mệt và ngán chơi Trước khi tổ chức thựchiện các trò chơi, GV cần nắm lại đầy đủ tình hình các đối tượng dự chơi nơichơi, dụng cụ chơi

1.4.2.3 Phương pháp động não

Đây là một PP giúp trẻ trong một thời gian ngắn có thể nảy sinh nhiều ýtưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó PP động não có thể áp dụng đểthực hiện bất kỳ vấn đề nào Và nó đặc biệt phù hợp với những vấn đề quenthuộc trong cuộc sống và trẻ đã có nhiều kinh nghiệm PP này có thể dùngcho cả câu hỏi mở và câu hỏi đóng GV nên hướng dẫn trẻ cách trả lời nhữngcâu hỏi thật ngắn, có khi chỉ cần một từ Tất cả ý kiến của trẻ đều cần đượcgiáo viên khích lệ, thừa nhận Đặc biệt, không phê phán các câu trả lời của trẻ

và luôn khen ngợi trẻ đúng lúc Cuối giờ thảo luận cần nhấn mạnh kết quả cóđược là thành quả của cả nhóm hoặc của tất cả các thành viên trong nhóm

1.4.2.4 Phương pháp thảo luận nhóm nhỏ:

PP này nhằm giúp mọi trẻ tham gia một cách chủ động Tạo cơ hội cho trẻ

có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề Nhờviệc thảo luận trong nhóm nhỏ mà sự hiểu biết của trẻ trở nên sâu sắc và bền

Trang 36

vững hơn Trẻ sẽ nhớ nhanh và lâu hơn do được giao lưu với những thành viêntrong nhóm Không khí thảo luận trong nhóm khiến trẻ thoải mái, tự tin và họcđược cách lắng nghe hoặc trình bày ý kiến của bản thân một cách tốt hơn.

Có thể vận dụng nhiều cách khác nhau để chia nhóm như: điểm danh,theo giới tính, theo màu sắc, theo biểu tượng…Quy mô của nhóm tuỳ thuộcvào vấn đề thảo luận Tuy nhiên, không nên quá đông hoặc quá ít ND thảoluận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau Cần quy định rõ thời gianthảo luận và kết quả thảo luận cho các nhóm Cần bầu ra trưởng nhóm Kếtquả thảo luận nhóm có thể được trình bày bằng nhiều hình thức như: vẽ, hát,đóng kịch, thơ…GV cần quan sát các nhóm thảo luận và có sự giúp đỡ kịpthời trong trường hợp các nhóm gặp khó khăn

1.4.2.5 Phương pháp đóng vai:

Đóng vai là PP tổ chức cho trẻ thực hành làm thử một số cách ứng xửnào đó trong một tình huống giả định Đây là PP giúp trẻ suy nghĩ sâu sắc vềmột vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà trẻ quan sát được.Đồng thời tạo hứng thú cho trẻ và điều đặc biệt là trẻ có thể cảm nhận thấynhững tác động của lời nói và việc làm của các nhân vật mà trẻ đóng vai, từ

đó dẫn đến thay đổi thái độ hoặc hành vi của mình trước một tình huống bất

kỳ Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ để GD, phù hợp với đặc điểmcủa người học, điều kiện và hoàn cảnh lớp học Tình huống nên để mở, khôngcho trước kịch bản hoặc lời thoại Phải dành thời gian phù hợp cho các nhómchuẩn bị đóng vai Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình GV nên khích

lệ để cả lớp cùng tham gia Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tínhhấp dẫn cho vai diễn

1.4.3 Quản lý môi trường sư phạm

Trang 37

1.4.3.1 Công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong đội ngũ CBGV nhà trường và toàn XH

Công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong đội ngũCBGV nhà trường và toàn XH Đội ngũ CBGV là lực lượng nòng cốt quyếtđịnh đến sự phát triển nhà trường BGH nhà trường xác định muốn thực hiệntốt các biện pháp công tác QL nhằm nâng cao chất lượng GDMN nói chung,GDTC-KNXH cho trẻ mầm non 5 tuổi nói riêng, trước hết phải đổi mới đượcquan điểm nhận thức, công tác tư tưởng của đội ngũ CBGV về nhiệm vụ, mụctiêu của nhà trường

Song song với công tác quán triệt các văn bản chỉ thị của Đảng, nhànước và của ngành, nhà trường chú trọng công tác thực hiện công khai dânchủ trong mọi hoạt động của nhà trường, luôn lắng nghe tiếp thu những ý kiếnđóng góp của CBGV Luôn tạo ra không khí trong hội đồng SP sôi nổi, cởimở, chan hòa, chia sẻ giúp đỡ nhau trong công tác, giúp cho CBGV có tâm lýthoải mái, tự tin, đồng lòng tham gia nhiệt tình trong mọi hoạt động phongtrào của nhà trường, cùng XD nhà trường ngày một vững bước đi lên

Đây là một nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý, làm tốt công táctham mưu, tuyên truyền giúp cho Đảng ủy, chính quyền địa phương thấy rõđược tầm quan trọng của công tác GD: Đầu tư cho GD là đầu tư cho pháttriển, GD là nền tảng của công tác phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, từ

đó có sự quan tâm, tạo điều kiện cho trường phát triển

1.4.3.2 Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, của các

tổ chuyên môn, của đoàn thể, các bộ phận theo năm học, tháng, tuần

Làm tốt công tác XDKH chỉ đạo của nhà trường, của các tổ CM, củađoàn thể, các bộ phận theo năm học, tháng, tuần KH của nhà trường có vị tríhết sức quan trọng, nó được coi như là một bộ xương sống, nếu một bản kế

Trang 38

hoạch khoa học có tính khả thi thì sẽ thúc đẩy mọi phong trào nói chung vànâng cao được CLGD và ngược lại

Do dó, người hiệu trưởng phải XDKH một cách bài bản, khoa học, sát vớitình hình thực tế của đơn vị, các chỉ tiêu phải phù hợp và có tính khả thi cao.KHXD phải được sự tham gia đóng góp ý kiến, sự thống nhất cao của các đồng chítrong ban giám hiệu và các cán bộ chủ chốt của nhà trường cũng như các thành viên

để phát huy trí tuệ tập thể, coi đây là nghị quyết để mọi người ai cũng có tráchnhiệm tham gia, sau đó mới triển khai và thực hiện thì mới có hiệu quả cao

XDKH của tổ khối CM và các bộ phận công tác phải bám sát theo địnhhướng chỉ đạo của kế hoạch nhà trường Nội dung KH tập trung vào những nhiệm

vụ cụ thể trọng tâm của tổ khối Các chỉ tiêu, biện pháp sát thực tế của trường,hướng vào đối tượng học sinh để tổ chức các hoạt động tập thể và phân loại đốitượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả GD học sinh Tất cả các loại hồ sơ, KHcủa nhà trường được chỉ đạo thống nhất, đảm bảo đồng bộ về hình thức, đầy đủ vềnội dung, cụ thể giải pháp thực hiện và các chỉ tiêu phấn đấu trong năm học

1.4.3.3 Tập trung chỉ đạo các nội dung, biện pháp giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường

Tạo điều kiện về thời gian và kinh phí, động viên giáo viên tham gia họclớp bồi dưỡng thường xuyên và các lớp tập huấn do phòng, ngành tổ chức mộtcách tự giác và có hiệu quả XDKH cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng, học tạichức để nâng cao trình độ CM, nghiệp vụ Ngoài ra tôi quan tâm tới việc tổ chứcphong trào thi đua: Thi làm đồ dùng dạy học; viết sáng kiến kinh nghiệm ;Quan tâm XD đội ngũ cốt cán của nhà trường

Để phát triển GDMN một cách bền vững, người GV phải có kiến thứcvăn hóa cơ bản, phải được trang bị một hệ thống tri thức khoa học nuôi dạytrẻ Phải có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề và mến trẻ, phải nhiệt

Trang 39

tình, chu đáo và dễ hòa nhập cùng với trẻ là cơ sở cho việc thực hiện tốt chứcnăng, nhiệm vụ CSGD trẻ MN

Trong quá trình tổ chức, hướng dẫn hoạt động CSGD trẻ có hiệu quả, đòihỏi người GV phải có những năng lực SP như: Năng lực thiết kế, năng lực quansát, năng lực tổ chức và hoạt động SP, năng lực giao tiếp, cảm hóa thuyết phục trẻ,năng lực phân tích đánh giá hoạt động SP, năng lực QL nhóm lớp, năng lực tự học

Nâng cao CLGD trẻ vấn đề đầu tiên đó là kết quả việc GD Bởi vậytích cực hướng dẫn việc tổ chức dạy học có nề nếp là việc làm thường xuyên:Dạy thật – Học thật và Kết quả thật

“Dạy thật”: mỗi GV nghiêm túc thực hiện KHGD trẻ, tổ chức đầy đủ các

hoạt động trong ngày như: Hoạt động học có chủ đích; hoạt động góc; hoạt độngngoài trời; hoạt động chiều Giáo án soạn đầy đủ, đúng ND, yêu cầu về kiếnthức, KN phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ Biết lựa chọn,vận dụng PPGD tích cực tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính sángtạo của trẻ Tạo môi trường GD phù hợp với chủ đề, kích thích trẻ tìm tòi, khámphá, tìm ra cái mới, thể hiện sự hiểu biết của trẻ trong cuộc sống hàng ngày Chỉ

đạo nghiêm túc các hoạt động CM, tổ chức tốt các hội thi

“Học thật”: Trẻ tích cực, hứng thú, tự nguyện tham gia váo các hoạt

động GD trẻ tạo ra sản phẩm, tìm tòi khám phá, GV không làm thay, vẽ thay,viết thay cho trẻ GV hình thành và rèn luyện để cho trẻ có thao tác đúng,thuần thục một số thói quen về nề nếp học tập

“Kết quả thật”: GV luôn theo dõi sự phát triển, nhận thức của trẻ trên

các lĩnh vực phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ vàphát triển thể lực Đánh giá kết quả của trẻ đúng thực chất, khách quan, côngbằng, tôn trọng sản phẩm của trẻ

1.4.4 Quản lý bồi dưỡng Giáo viên

Trang 40

Để Phát triển GDMN một cách bền vững, người GV phải có kiến thứcvăn hóa cơ bản, phải được trang bị một hệ thống tri thức khoa học nuôi dạytrẻ GV phải có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề và mến trẻ, phảinhiệt tình, chu đáo và dễ hòa nhập cùng với trẻ là cơ sở cho việc thực hiện tốtchức năng, nhiệm vụ CSGD trẻ MN Muốn đạt được mục tiêu trên, việc đầutiên cần phải chăm lo phát triển năng lực sư phạm cho đội ngũ GV, bởi vì GV

là nhân tố quyết định trực tiếp đến quá trình hình thành phát triển nhân cáchtrẻ Vì vậy, trong quá trình tổ chức, hướng dẫn hoạt động CSGD trẻ có hiệuquả, đòi hỏi người GV phải có những năng lực SP như: Năng lực thiết kế,năng lực quan sát, năng lực tổ chức và hoạt động SP, năng lực giao tiếp, cảmhóa thuyết phục trẻ, năng lực phân tích đánh giá hoạt động SP, năng lực quản

lý nhóm lớp, năng lực tự học Những năng lực SP này là kết quả của một quátrình học tập, rèn luyện tại trường và tự học tập một cách nghiêm túc, thườngxuyên của người GV

Người hiệu trưởng ở các cơ sở cần có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực QL

và tổ chức các mặt hoạt động phù hợp với điều kiện có được của cơ sở GD do mìnhphụ trách Người hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng đối với vấn đề sống còn củamột tổ chức như: Lập KH chiến lược phát triển nhà trường, tổ chức bộ máy QL vàchỉ đạo các hoạt động GD XD được một hệ thống các biện pháp QL nhằm nângcao năng lực SP cho GV

Theo các chuyên gia, GDTC-KNXH là KN quan trọng nhất trong nềnGDMN và nền GD chung trên toàn thế giới hiện nay hướng tới Các nấcthang phát triển cảm xúc và KNXH của trẻ thể hiện qua các mấu chốt rất đơngiản Theo đó, học để phát triển cảm xúc và có KNXH là một trong nhữnggiai đoạn và nhiệm vụ phát triển vô cùng quan trọng đối với trẻ em Gia đìnhđóng vai trò quan trọng nhất trong việc hỗ trợ sự phát triển lòng tự trọng củatrẻ và hướng dẫn trẻ đạt được những hành vi ứng xử phù hợp

Ngày đăng: 22/01/2016, 20:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục Singapore (2009), Mô hình truờng học ưu việt của Singapore, SEM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục Singapore (2009), "Mô hình truờng học ưu việt củaSingapore
Tác giả: Bộ Giáo dục Singapore
Năm: 2009
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 29/2009/BGD-ĐT ngày 22/10/2009 ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo 2011 - 2020, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), "Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo2011 - 2020
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2011
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiên Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam" (2011), Văn kiên Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiên Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam" (2013), Văn kiên Hội nghị lần thứ tám BanChấp hành Trung ương khóa XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2013
6. Đảng Cộng sản Việt Nam(2006), Văn kiên Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng Cộng sản Việt Nam(2006)," Văn kiên Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
7. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), "Giáo dục Việt Nam hướng tớitương lai vấn đề và giải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
8. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục - Đào tạo Trung ương 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Quốc Bảo (1997), "Một số khái niệm về quản lý giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
12.Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Minh Hạc (1986), "Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa họcgiáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1986
14. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1997), "Giáo dục học đại cương
Tác giả: Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 1997
16. Nguyễn Ánh Tuyết, (2005). Giáo dục mầm non - những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ánh Tuyết, (2005). "Giáo dục mầm non - những vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2005
17. Nguyễn Bá Dương (1999), Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bá Dương (1999), "Tâm lý học quản lý dành cho người lãnh đạo
Tác giả: Nguyễn Bá Dương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1999
9. Đào Thanh Âm, (2008), Giáo dục học mầm non,Tập I,II,III. NXB ĐHSP Khác
10.Điều lệ trường mầm non (2014), Văn bản hợp nhất số 05/VBHN – BGDĐT ngày 13/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non Khác
11.Giáo trình khoa học quản lý (2003), Nxb Đại học Quốc gia, Hà nội Khác
13. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Chương trình Giáo dục mầm non, Ban hành kèm Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
15. Nguyễn Ánh Tuyết, (1992). Bài tập thực hành Tâm lý học và giáo dục học. NXB Giáo dục Khác
18. Thông tư số 36/TT-BGD-ĐT ngày 17 /8/2011 của Bộ giáo dục & Đào tạo ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non Khác
19. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w