Biện pháp 4: Thường xuyên kiểm tra, quản lý giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo viên về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2015
I I
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
Trang 2Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ TÌNH
THÁI NGUYÊN - 2015
I
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ht t p: / /ww w .lr c- tnu.edu.vn/
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả
Đào Thị Thu Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục này, tôi đã được sự giúp đỡcủa nhiều tập thể và cá nhân thầy giáo, cô giáo
Quá trình học tập nghiên cứu là quá trình bản thân tôi được sự quan tâm giúp
đỡ của tập thể các thầy cô giáo khoa quản lý giáo dục, các phòng ban, các cấp quản lýgiáo dục Với tình cảm chân thành của mình, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chânthành đến các thầy giáo, cô giáo trong ban giám hiệu, khoa quản lý giáo dục, phòngquản lý khoa học, thư viện trường đại học sư phạm Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡtôi trong học tập, nhất là trong quá trình tiến hành làm đề tài khoa học này
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc cô giáo PGS.TS Nguyễn ThịTình - người đã tận tâm giúp đỡ tôi trong việc viết đề cương cũng như trong suốt quátrình nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục - Đào tạoThành phố Thái Nguyên, ban Giám hiệu các trường mầm non, các đồng chí giáo viêncác trường mầm non Thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
có các thông tin tài liệu cần thiết để viết đề tài nghiên cứu của mình
Trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài mặc dù bản thân tôi đã cố gắng rấtnhiều nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót nên tôi rất mong các thầy cô giáo và cácbạn đồng nghiệp giúp đỡ, góp ý và đưa ra những chỉ dẫn quý báu cho tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 6 tháng 04 năm 2015
Người thực hiện
Đào Thị Thu Hà
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Phạm vi giới hạn nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 8
1.2.1 Khái niệm về ngôn ngữ 8
1.2.2 Chức năng ngôn ngữ của trẻ mầm non 11
1.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mầm non 13
1.2.4 Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non 14
1.3 Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 16
1.3.1 Khái niệm 16
1.3.2 Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non 21
1.3.3 Nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của hiệu trưởng trường mầm non 23
1.3.4 Cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi trường mầm non 31
Trang 61.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 5 tuổi của người hiệu trưởng trường mầm non trong giai đoạn hiện nay 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38
Chương 2: TH NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON CỦA THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 40
2.1 Khái quát về kinh tế - xã hội của Thành phố Thái Nguyên 40
2.1.1 Đặc điểm địa hình, vị trí địa lý, dân số, truyền thống, bản sắc văn hoá, sự kinh tế của Thành phố Thái Nguyên 40
2.1.2 Tình hình giáo dục mầm non Thành phố Thái Nguyên 42
2.1.3 Thái Nguyên 44
2.1.4 48
5 tuổi ở trường mầm non Thành phố Thái Nguyên 51
5 tuổi ở trường mầm non Thành phố Thái Nguyên 52
2.2.2 Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non 61
2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi các trường mầm non Thành phố Thái Nguyên 73
2.3.1 Những mặt mạnh và nguyên nhân 73
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 78
78
3.1.1 Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ 78
3.1.2 Đảm bảo tính khoa học, sáng tạo 78
3.1.3 Đảm bảo tính kế thừa và hướng đích 78
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi và phổ biến có hiệu quả 78
78
Trang 73.2.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh
học sinh 79
3.2.2 Biện pháp 2: Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng đáp ứ 83
phương pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi tại trường mầm non 86
3.2.4 Biện pháp 4: Thường xuyên kiểm tra, quản lý giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo viên về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non 89
3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tập trung quản lý sử dụng có hiệu quả trang thiết bị dạy học, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non 93
3.2.6 Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy các tiềm năng từ xã hội hoá giáo dục cho hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non 95
96
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 100
1 Kết luận 100
1.1 Về lý luận 100
1.2 Về thực tiễn 100
2 Khuyến nghị 102
2.1 - 102
2.2 Đối với hiệu trưởng các nhà trường 102
2.3 Đối với giáo viên 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô phát triển GDMN từ năm học 2011 - 2012 đến năm học
2013 - 2014 42Bảng 2.2: Đội ngũ hiệu trưởng 44Bảng 2.3: Thống kê đánh giá xếp loại nhà trường, xếp loại công tác quản lý 45
2013 - 2014 Cụm Phía BắcThành phố Thái Nguyên 46Bảng 2.5: Bảng thống kê số lượng giáo viên trực tiếp giảng dạy cấp mầm non
Thành phố Thái Nguyên năm học 2013 - 2014 48Bảng 2.6: Thống kê về chất lượng đào tạo, đánh giá xếp loại đội ngũ giáo viên
trực tiếp giảng dạy Thành phố Thái Nguyên năm học 2013 - 2014 49Bảng 2.7: Thống kê số lượng giáo viên đã được công nhận giáo viên giỏi cấp cơ
ường mầm non 50Bảng 2.8 Bảng thống kê số lượng giáo viên hiểu biết hoạt động phát triển ngôn
ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non năm học 2013-2014 53Bảng 2.9: Bảng thống kê về việc thực hiện nội dung của hoạt động phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non năm học 2013-2014 55Bảng 2.10: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý các trường mầm non về
tầm quan trọng của các nội dung quản lý hoạt động phát triển ngônngữ của trẻ 5 tuổi ở trường mầm non 62Bảng 2.11: Tự đánh giá của CBQL về mức độ xây dựng kế hoạch hoạt động
phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi ở trường mầm non năm 2013-2014 63Bảng 2.12: Tự đánh giá của CBQL về mức độ chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt
động phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi ở trường mầm non năm học
2013-2014 64Bảng 2.13: Tự đánh giá của CBQL chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình
hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non năm
học 2013-2014 66Bảng 2.14: Tự đánh giá của CBQL về chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình
thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi năm học2013-2014 67
Trang 10Bảng 2.15: Tự đánh giá của CBQL về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo
viên phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non năm học 2013-2014 68
Bảng 2.16: Tự đánh giá của CBQL trong việc chỉ đạo dự giờ và đánh giá hoạt
động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non năm học
2013-2014 69Bảng 2.17: Tự đánh giá của CBQL chỉ đạo kiểm tra đánh giá hoạt động phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non năm học 2013-2014 70Bảng 2.18: Tự đánh giá của CBQL về quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non năm học 2013-2014 71
Bảng 2.19: Thực trạng hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý hoạt động phát
triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi ở trường mầm non năm 2013-2014 72Bảng 3.1: Bảng khảo sát tính khả thi, tính cần thiết của các biện pháp 98
Trang 11DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các chức năng quản lý 18
Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp 97
Trang 12đó Chính vốn từ đã mở rộng tầm hiểu biết của cá nhân và hiện thực Trẻ em có nhucầu rất lớn trong nhận thức thế giới xung quanh Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhấtđịnh, trẻ sử dụng ngôn ngữ như phương tiện biểu hiện nhận thức của mình Rõ ràngngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ Thông qua ngônngữ, trẻ nhận thức được về thế giới xung quanh một cách sâu rộng, rõ ràng và chínhxác Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ Chính vì vậy, trongcông tác giáo dục thế hệ măng non của đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò củangôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ nhỏ Ngôn ngữ đã góp phần đào tạo các cháu trởthành những con người phát triển toàn diện.
Ngôn ngữ là công cụ phát triển tâm lý cao nhất của con người Đối với trẻ thơngôn ngữ có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển cơ sở ban đầu của nhâncách, còn là phương tiện điều khiển điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trịđạo đức mang tính chuẩn mực, phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ,đáp ứng nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non đó là phát triểnngôn ngữ cho trẻ Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ làm giàu vốn từ vựng, dạytrẻ phát âm đúng giúp trẻ nắm được các quy tắc tiếng việt, dạy trẻ cách diễn đạt rõràng, mạch lạc, ý nghĩa của mình Công việc phải được tiến hành trong quá trìnhchăm sóc giáo dục trẻ ở nhà trẻ và trường mầm non
Ngành giáo dục mầm non ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã tự khẳngđịnh mình với những thành tựu đáng kể, trong đó có những thành tựu trong việcgiáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ Thực tiễn cho thấy giáo dục phát triển ngôn ngữ chotrẻ ở các trường mầm non chưa được quan tâm thích đáng, đặc biệ t là ở các trườnglớp mẫu giáo
Chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ từ 3 đến 6 tuổi hiện hành chưa đề cậpđến phần phát triển như là một phần độc lập Nội dung phát triển ngôn ngữ còn chungchung và được lồng ghép trong các hoạt động khác
Trang 13Trong cuốn Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội nhà giáo dục học
E.I.TIKHÊ EVA người Liên Xô đã khẳng định: “Ngôn ngữ là công cụ để tư duy,là
chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức dân tộc của nhân loại Do vậy, ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với con người, đặc biệt là giai đoạn đầu của mỗi người, nên việc giáo dục ngôn ngữ cho trẻ phải bắt đầu từ rất sớm”[21]
Xuất phát từ thực tiễn, với nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề chuẩn bịngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trước khi bước vào lớp 1, tác giả đã chọn nghiên
cứu đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các
trường mầm non Thành phố Thái Nguyên” với mong muốn góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non nói riêng và chất lượnggiáo dục mầm non nói chung tại địa phương
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại địa phương
3 Khách thể và đối tượng
3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ
cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
4 Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua, hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG 5 tuổi
ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả nhất định.Tuy nhiên đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục còn bộc lộ những hạn chế, bất cập docác nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân biện pháp quản lý chưa phù hợp.Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
MG 5 tuổi một cách khoa học, đồng bộ, khả thi, phù hợp hơn với thực tiễn của nhàtrường và người học, cũng như đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động phát triểnngôn ngữ, sẽ nâng cao được hiệu quả phát triển ngôn ngữ trẻ 5 tuổi ở các trường mầmnon Thành phố Thái Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng GD MN ở địa phương
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ chotrẻ 5 tuổi ở các trường mầm non
Trang 145.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ
và quản lý hoạt động phát triển giáo dục ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầmnon thành phố Thái Nguyên
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ trẻ 5 tuổi ởcác trường mầm non Thành phố Thái Nguyên
6 Phạm vi giới hạn nghiên cứu
6.1 Về nội dung nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầmnon Thành phố Thái Nguyên
6.2 Về chủ thể quản lý
Hiệu trưởng các trường mầm non
Phó hiệu trưởng các trường mầm non
Tổ trưởng các trường mầm non
6.3 Về địa bàn nghiên cứu
- Nghiên cứu tại 7 trường mầm non cụm phía Bắc Thành phố Thái Nguyên:+ Trường mầm non Tân Long
+ Trường mầm non Quan Triều
+Trường mầm non Điện Lực
+ Trường mầm non Phúc Hà
+ Trường mầm non Cao Ngạn
+ Trường mầm non Quang Vinh
+ Trường mầm non Giấy Hoàng Văn Thụ
- Học sinh: 4023 em học sinh lớp 5 tuổi
6.4 Về thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu trong năm học 2-13-2014
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đọc, phân tích, hệ thống hóa và khái quát các tài liệu có liên quan đến đề tàinghiên cứu
Trang 15Nghiên cứu tài liệu về quản lý, tài liệu liên quan đến hoạt động phát triển ngônngữ của trẻ mầm non, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, làiliệu về tổ chức hoạt động ngôn ngữ ở các trường mầm non và các tài liệu liên quanđến vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu
để xây dựng khung lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát
Quan sát các biểu hiện của hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi; đổimới phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ của giáo viên quản lý hoạt động pháttriển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của cán bộ quản lý, các biểu hiện về thái độ và hànhđộng của GV và CBQL trong quá trình quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
5 tuổi và thực hiện quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi qua đó đánhgiá hiệu quả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi và quản lý hoạtđộng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
7.2.2 Phương pháp điều tra
Để điều tra thực trạng biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
5 tuổi ở trường mầm non, Chúng tôi sử dụng các bảng điều tra dành cho các đối tượng: giáo viên và cán bộ quản lý
Mục đích: Tìm hiểu thực trạng của giáo viên về:
- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt độngphát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non
- Mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ chotrẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái nguyên; và mức độ thực hiện cácbiện pháp quản lý của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầmnon thành phố Thái nguyên
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông quaphương pháp điều tra Qua đó tìm hiểu thêm những biện pháp quản lý hoạt động pháttriển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non thành phố Thái nguyên Nhữngthông tin này có giá trị là căn cứ để nhận xét, khẳng định chính xác hơn thực trạngbiện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của giáo viên Ngoài
ra, có thể tìm hiểu thêm các nhân tố ảnh hưởng tới thực trạng đó cũng như nhữngkhuyến nghị của họ Đồng thời những thông tin này cũng giúp cho nhà nghiên cứu cóthêm căn cứ để khẳng định tính trung thực, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
Trang 167.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
Từ kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi, phân tích làm rõ hiệuquả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non củaThành phố Thái Nguyên
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng phương pháp toán học thống kê giúp ta xử lý các dữ liệu, các thôngtin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập được Nhờ đó ta xác định được kếtquả một cách khách quan các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ
5 tuổi ở các trường mầm non theo đúng chương trình giáo dục mầm non
Giúp so sánh số liệu, thông tin trong quá trình điều tra thu thập qua các năm
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khái niệm đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5tuổi ở các trường mầm non
Chương 2: Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở cáctrường mầm non thành phố Thái Nguyên
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ởcác trường mầm non thành phố Thái Nguyên
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ 5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Ngôn ngữ là chức năng tâm lý cấp cao của con người, là công cụ để tư duy, đểgiao tiếp, là chìa khoá để con người nhận thức và chiếm lĩnh kho tàng tri thức của dântộc và nhân loại
Với mỗi cá nhân, sự phát triển ngôn ngữ diễn ra cực kỳ nhanh ở giai đoạn từ 0
- 6 tuổi (lứa tuổi mầm non) Từ chỗ sinh ra chưa có ngôn ngữ, đến cuối 6 tuổi - chỉ
một khoảng thời gian rất ngắn so với cả một đời người - trẻ đã có thể sử dụng thànhthạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày Đây chính là giai đoạn phát cảm về ngônngữ Ở giai đoạn này nếu không có những điều kiện thuận lợi cho sù phát triển ngônngữ thì sau này khó có thể phát triển tốt được Chính vì vậy ngôn ngữ nói chung vàngôn ngữ của trẻ trước tuổi học là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới vàtrong nước quan tâm nghiên cứu
* Trên thế giới:
Vấn đề ngôn ngữ đã được đề cập đến ngay từ thời cổ đại Nhưng thời cổ đạingười ta nghiên cứu ngôn ngữ không tách khỏi triết học và lôgíc học Các nhà triết học
cổ đại đã coi ngôn ngữ như là một hình thức biểu hiện bề ngoài của các bên trong là
"logos", tinh thần, trí tuệ của con người Trong cuốn "Triết học DESCARTES"
Descartes đã chỉ ra những đặc tính chủ yếu của ngôn ngữ và lấy đó làm tiêu chí phânbiệt con người, khác với động vật Ông đã nhấn mạnh tính chất của ngôn ngữ, cái tínhiệu duy nhất ấy chắc chắn là của một tư duy tiềm tàng trong cơ thể và kết luận
rằng "Có thể lấy ngôn ngữ làm chỗ khác nhau thực sự giữa con người và con vật" Chỉ
đến giữa thế kỷ 19 khuynh hướng tâm lý học mới nảy sinh trong ngôn ngữ học Ngườiđầu tiên sáng lập ra trường phái ngôn ngữ học tâm lý là Shteintal (1823 - 1899) Ông
đã đưa ra học thuyết ngôn ngữ là sự hoạt động của cá nhân và sự phản ánh tâm lý dântộc Theo ông, ngôn ngữ học phải dựa vào tâm lý cá nhân trong khi nghiên cứu ngônngữ cá nhân, phải dựa vào tâm lý dân tộc trong khi nghiên cứu ngôn ngữ của dân tộc[14]
Sau cách mạng tháng Mười Nga 1917, các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học XôViết đã vận dụng quan điểm của Mac - Lênin vào hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ đólà: xem xét ngôn ngữ với tư cách là một hiện tượng xã hội Ngôn ngữ thể hiện các mối
Trang 18quan hệ giữa con người với con người được quy định bởi những điều kiện cụ thể củathời kỳ lịch sử nhất định Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và là phương tiệngiao tiếp chủ yếu của con người [30] Với quan điểm này có thể kể đến: L.X.Vưgụtxki;
M.N.Peterson; L.J.JaKubinskij; A.M.Selishchev… Họ đã đi vào nghiên cứu tính chất
xã hội của ngôn ngữ, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, sù phụ thuộc qua lại
giữa các thuộc tính của ngôn ngữ… L X Vưgotxki trong cuốn: " Tư duy và ngôn ngữ" đã lập luận rằng hoạt động tinh thần của con người chính là kết quả học tập
mang tính xã hội chứ không phải là một học tập chỉ là của cá thể Theo ông, khi trẻ
em gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, trẻ tham gia vào sự hợp tác của ngườilớn và bạn bè có năng lực cao hơn, những người này giúp đỡ trẻ và khuyến khích trẻ.Trong mối quan hệ hợp tác này, quá trình tư duy trong mét xã hội nhất định đượcchuyển giao sang trẻ Do ngôn ngữ là phương thức đầu tiên mà qua đó, con người traođổi các giá trị xã hội, L.X Vưgotxki coi ngôn ngữ là vô cùng quan trọng đối với sựphát triển của tư duy [16]
A M Leusina đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻmẫu giáo và đi đến kết luận: Không phải là từ mà là câu và ngôn ngữ mạch lạc là đơn
vị của ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp Trẻ càng lớn tính hoàn cảnh của ngônngữ càng giảm dần chuyển sang hình thức nói mạch lạc gắn chặt với sự lĩnh hội củavốn từ, lĩnh hội hệ thống ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ [7, Tr.22]
X L Rubinxtêin cho rằng: Điều cơ bản trong phát triển lời nói mạch lạc chotrẻ là chỉnh sửa và hoàn thiện kỹ năng sử dụng lời nói như một phương tiện giaotiếp… Phát triển vốn từ cũng như việc nắm vững các hình thức ngữ pháp đã ảnhhưởng đến lời nói mạch lạc ở từng thời điểm nhất định.[7, Tr.29]
* Ở Việt Nam:
Việc nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non (0 - 6 tuổi) cũng đượcrất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và tiếp cận sâu ở từng góc độ khácnhau trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Có thể kể đến các xu hướng nghiên cứu sau:
Vốn từ, khả năng hiểu từ, ngữ pháp… của trẻ em ở các độ tuổi khác nhau cócác công trình nghiên cứu của Dương Diệu Hoa (1985), Nguyễn Minh Huệ (1989), HồMinh Tâm (1989) v v… Chẳng hạn Lưu Thị Lan (1996) trong công trình nghiên
cứu "Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em tõ 1 - 6 tuổi" [26] đã chỉ rõ các bước phát
triển về ngữ âm của trẻ em Việt nam bắt đầu từ giai đoạn tiền ngôn ngữ (0 - 1 tuổi)
Trang 19giai đoạn ngôn ngữ (1 - 6 tuổi), về mặt ngữ âm có những bước tiến dài đặc biệt là giaiđoạn
Trang 204 - 6 tuổi Các bước phát triển về từ vùng được tác giả thống kê từng lứa tuổi với sốlượng từ tối thiểu và số lượng từ tối đa Từ 18 tháng tuổi trở đi trẻ có sự nhảy vọt về sốlượng từ và yếu tố văn hoá, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển vốn từ của trẻ.Các bước phát triển về ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ em Việt Nam được tác giảnghiên cứu rất cụ thể từng lứa tuổi với loại câu đơn, câu phức, các loại câu phức nhưcâu phức chính phụ, câu phức đẳng lập Câu phức chính phụ xuất hiện muộn và có sốlượng ít hơn.Nhìn chung vấn đề ngôn ngữ trẻ em được các nhà khoa học quan tâmnghiên cứu ở nhiều mặt, nhiều lứa tuổi khác nhau Có nghiên cứu về cấu trúc đặc biệtcủa ngôn ngữ, có nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tác động đến quá trình hình thành vàphát triển ngôn ngữ, một số nghiên cứu khác lại nghiên cứu biện pháp phát triển ngônngữ cho trẻ… Tuy nhiên, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu mới tập trung nhiềuvào lứa tuổi nhà trẻ, Ít đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ của lứa tuổi 5 - 6 tuổi Trongcác công trình nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi chủ yếu đi sâu nghiên cứu vào mộtmặt của sự phát triển ngôn ngữ như hiểu từ hoặc ngôn ngữ mạch lạc… Trong ngôn ngữmạch lạc thì lại chủ yếu đi vào nghiên cứu biện pháp hình thành và phát triển ngônngữ mạch lạc Nhiều người rất quan tâm đến việc chuẩn bị cho trẻ Mẫu giáo học đọc
và viết ở lớp 1(Tức là quan tâm đến làm quen với chữ cái của trẻ 5 tuổi).
Ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi là một điều kiện hết sức quan trọng để trẻ tiếp xúc vớimôi trường mới lạ ở phổ thông, giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thức mang tính chấtkhoa học của các môn học ở phổ thông… Vì vậy việc nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơbản của trẻ cả về vốn từ, ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp, ngôn ngữ mạch lạc là rất cầnthiết Thông qua đó, chúng ta có thể giúp trẻ có sự phát triển ngôn ngữ một cách đầy
đủ về các mặt, đó cũng là phương tiện cơ bản nhất, quan trọng nhất để trẻ tiếp thu trithức không chỉ môn Tiếng Việt mà còn tất cả các môn học khác của chương trìnhlớp 1 Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu biện pháp phát triển ngôn ngữ chotrẻ 5 - 6 tuổi với hy vọng góp một phần nhỏ vào việc chuẩn bị tốt cho trẻ vào học ởlớp 1
1.2 Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
1.2.1 Khái niệm về ngôn ngữ
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản vàquan trọng nhất của các thành viên trong cộng đồng người Ngôn ngữ đồng thời làphương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thông văn hóa - lịch sử từ thế hệ nàysang thế hệ khác Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ trởthành những con người phát triển toàn diện Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi sự suy
Trang 21nghĩ và là công cụ của tư duy Trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giớixung quanh Trong quá trình nhận thức hiện tượng sự vật, trẻ phải dùng lời nói để nóilên những suy nghĩ, cũng như cảm tưởng của mình về những vấn đề đó.[17]
Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó
là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc Ngôn ngữ làphương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, và là công cụ tư duy của con người,Ngôn ngữ học có khía cạnh tâm lý học, ngôn ngữ có vai trò nhiều nhân tố: xã hội, tâm
lý, dân tộc Ngôn ngữ học tâm lý nghiên cứu những mối quan hệ qua lại giữa nhâncách với cấu trúc chức năng của hd ngôn ngữ Về một khía cạnh khá giữa nhân cáchvới ngôn ngữ như yếu tố cấu thành hình thành thế giới của con người Qua nghiên cứungôn ngữ tâm lý học sẽ thấy được đặc điểm tâm lý của một cộng đồng bản ngữ, và qua
đó sẽ thấy được “trong ngữ nghĩa của mỗi ngôn ngữ tự nhiên đều hàm chứa một cáchnhìn thế giới của mỗi cộng đồng bản ngữ đó đối với sự vật hiện tượng xung quanh họ”.Ngôn ngữ tâm lý học phát hiện ra những đặc điểm và bản sắc tâm lý, bức tranh thế
giới quan của một cộng đồng cả “thế giới nội quan” hay thế giới bên ngoài “Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc”, qua ngôn ngữ mỗi cộng đồng bản ngữ thể hiện được thế
giới quan tâm linh của mình, đồng thời thế giới quan tâm linh cũng làm ngôn ngữphát triển, kho tàng kinh sách là một ví dụ điển hình về điều này [17, Tr.9]
Ngôn ngữ là tấm gương phản ánh văn hoá của mỗi dân tộc, các dân tộc thiểu sốcủa Việt Nam có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình trong sh cộng đồng của họ, đồngthời họ cũng sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp với cộng đồng người Việt trên toàn quốc,đồng thời được cung cấp giáo dục, y tế, giải trí, thông tin thông qua các phương tiệnthông tin đại chúng bằng chữ Quốc ngữ Sự giao thoa văn hoá ngôn ngữ này làmphong phú thêm cho nền văn hoá của người thiểu số, đồng thời cũng làm thay đổi cuộcsống, kinh tế và vị thế của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộcViệt anh em Có thể nói rằng “cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta thực sự là mộtcộng đồng song ngữ” - tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt của người Kinh Bản sắc thế giớiquan của cộng đồng dân tộc thiểu số vừa mang nét đặc thù của nền văn hoá của dântộc họ, đồng thời mang nét chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Nền văn hoácủa các dân tộc thiểu số được phổ biến và giới thiệu ra các dân tộc khác, mang lại tựhào và đa dạng bản sắc văn hoá cho cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Trước hết, ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội.
Ngôn ngữ chỉ sinh ra trong xã hội do ý muốn và nhu cầu - người ta phải giaotiếp với nhau trong quá trình sống, tồn tại và phát triển Bên ngoài xã hội loài người
Trang 22ngôn ngữ không thể phát sinh Ngôn ngữ là cơ sở chung của xã hội, đối với mỗi cánhân ngôn ngữ như là một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn, phát triển trongkinh nghiệm, trong truyền thống chung của cộng đồng Thiết chế đó là một tập hợpnhững thói quen như nghe, nói và hiểu được tiếp thu một cách dễ dàng và liên tụcngay từ thời thơ ấu của mỗi chúng ta Nó như là một cái gì đấy bắt buộc đối với mỗimọi người trong mọi người.
Mặt khác, sự phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ chung của mỗi cộngđồng dân tộc với các biến dạng của nó trong các cộng đồng người nhỏ hơn (gọi làtiếng địa phương)…cũng chính là những biểu hiện sinh động, đa dạng về tính xã hộicủa ngôn ngữ
Ngôn ngữ không mang tính di truyền, người ta có được ngôn ngữ là do quátrình học tập, tiếp thu từ những người sống xung quanh Ở trẻ em để có vốn ngôn ngữnhất định phải trải qua quá trình học tập lâu dài
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt bởi nó không phụ thuộc vào kiếntrúc thượng tầng riêng của một xã hội nào cho nên khi cơ sở hạ tầng nào đó bị phá vỡkéo theo sự sụp đổ của kiến trúc thượng tầng tương ứng thì ngôn ngữ vẫn là nó Mặtkhác ngôn ngữ không mang tính giai cấp, nó ứng xử bình đẳng với mọi người trong xãhội
- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trong nhất của con người.
Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mụcđích nhất định nào đó Khi giao tiếp người ta trao đổi tư tưởng tình cảm với nhau, tácđộng đến nhau, những tư tưởng, trí tuệ của người này được truyền từ người này đếnngười khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác - đó là nhờ ngôn ngữ - một trong nhữngđộng lực đả bảo sự tồn tại của xa hội loài người
- Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy
Tư duy của con người - sự phản ánh thế giới khách quan xung quanh - chủ yếuđược tiến hành dưới hình thức ngôn ngữ Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phươngtiện vật chất để thể hiện tư duy Về phương tiện này tư duy là cái được biểu hiện, cònngôn ngữ là cái để biểu hiện tư duy
Các kết quả của hoạt động tư duy (thuộc lĩnh vực tinh thần) bao giờ cũng đượckhoác lên mình một cái vỏ vật chất làm cho người khác “thấy được” Mối quan hệ giữa
tư duy và ngôn ngữ có thể hình dung như hai mặt tờ giấy đã có mặt này phải có mặtkia
Trang 23Tóm lại ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, là phương tiện để giao tiếp, là công
cụ để tư duy Phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp cho tư duy của trẻ phát triển và còn làmột phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về nhân cách - đạo đức
Trang 241.2.2 Chức năng ngôn ngữ của trẻ mầm non
Một trong những chức năng cơ bản nhất của ngôn ngữ là chức năng giao tiếp,
nó được dùng làm phương tiện chính để giao lưu và điều chỉnh hành vi của conngười.Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều khi con người trao đổi thông tin với nhaukhông chỉ nhằm mục đích truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử, và bảnthân thông tin đó cũng không phải là đơn vị tri thức được đưa vào nhà trường Song,những sự trao đổi như vậy lại rất cần cho sự định hướng hoạt động của con ngườitrong mỗi thời điểm hay một tình huống nhất định Và chính trong những điều kiệnnày, con người không có cách nào khác là phải dùng phương tiện ngôn ngữ Ở đây cơchế hoạt động, giao lưu diễn ra như sau:
Khát quát hóa nội dung những điều phản ánh nhằm lập ra được “chương trình”của lời nói và tìm ra được các từ tương ứng Khớp nối chương trình đó vào cơ cấungữ pháp tương ứng, làm thành các đoạn,mệnh đề, câu
Chuyển các câu đó vào hoạt động vận dụng tương ứng để nói ra, hoặc viếtra,hoặc nghĩ thầm
7 Chức năng cơ bản thứ hai của ngôn ngữ là chức năng tư duy nó được dùnglàm công cụ của hoạt động trí tuệ, có chức năng thiết lập và giải quyết các nhiệm vụcủa hoạt động trí tuệ của con người Nó bao gồm cả việc kế hoạch hóa hoạt động,thực hiện hoạt động và đối chiếu kết quả hoạt động với mục đích đặt ra
Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể lập kế hoạch, định ra mục đích cần đạttới trước khi tiến hành bất cứ một công việc gì và kể cả trong khi tiến hành công việc,hoạt động nhận thức (cảm tính, lý tính) Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể tổchức, hướng dẫn, điều khiển, điều chỉnh được hoạt động lao động chân tay của mình.Điều đó đem lại cho con người những thành tựu vĩ đại khác xa về chất so với độngvật: hành động có ý thức Hai chức năng cơ bản nói trên của ngôn ngữ có mối quan
hệ khăng khít với nhau Dưới một góc độ nào đó, chúng ta có thể quy chúng về mộtchức năng là giao lưu (giao tiếp) Hơn nữa, nếu xét vai trò của ngôn ngữ như mộtcông cụ của hoạt động trí tuệ thì công cụ này được biểu hiện như một hoạt động giaolưu, chỉ khác ở chỗ đó là hoạt động giao lưu với bản thân mà thôi (độc thoại).Mặtkhác, công cụ đó cũng được bộc lộ như một hoạt động điều chỉnh hành vi và hànhđộng của con người
* Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ mầm non
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt, tồn tại và phát triển theo sự tồntại, phát triển của xã hội loài người
Trang 25Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt Ngôn ngữ là phương tiện nhậnthức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người Nhờ có ngôn ngữ, con người mới cóphương tiện để nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác vớinhau… Nói đến sự phát triển của xã hội không thể không nói đến vai trò đặc biệtquan trọng của ngôn ngữ.
Đối với trẻ em, sự phát triển ngôn ngữ được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạntiền ngôn ngữ (dưới 12 tháng tuổi) và giai đoạn ngôn ngữ (từ 12 tháng tuổi trở lên).Ngôn ngữ đóng một vai trò cũng đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy,hình thành và phát triển nhân cách; là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi…
* Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ
- Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở của mọi sựsuy nghĩ, là công cụ của tư duy
+ Trẻ có nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh Thông qua ngôn ngữ, lời nóicủa người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc điểm, tínhchất, cấu tạo, công dụng của chúng và trẻ học được từ tương ứng (từ và hình ảnh trựcquan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc) Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết
về thế giới xung quanh Từ ngữ giúp cho việc củng cố những biểu tượng đã được hìnhthành
+ Sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duyngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực, sáng tạo hoạt động trí tuệ
- Có nhiều phương tiện để nhận thức thế giới xung quanh nhưng ngôn ngữ làphương tiện nhận thức hữu hiệu Thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức thế giới xungquanh chính xác, rõ ràng, sâu và rộng Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạtđộng trí tuệ do vậy việc phát triển trí tuệ không thể tách rời với việc phát triển ngônngữ
* Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức
- Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc hình thành và điều chỉnh những hành
vi của trẻ
- Thông qua ngôn ngữ trẻ biết những gì nên, không nên…, qua đó rèn luyệnnhững phẩm chất đạo đức tốt ở trẻ, dần dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu
về đạo đức (ngoan - hư, tốt - xấu )
- Ngôn ngữ có tác dụng to lớn trong việc hình thành những phẩm chất đạo đứctốt đẹp ở trẻ Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho trẻ những hiểu
Trang 26biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm vàhành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống.
Trang 27* Vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục thẩm mĩ
- Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệthống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong
tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp vànăng lực tạo ra cái đẹp
- Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới xung quanh, qua
đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng phong phú; đồngthời trẻ càng yêu quý cái đẹp, trân trọng cái đẹp và có ý thức sáng tạo ra cái đẹp
- Thông qua ngôn ngữ văn học, trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong ngônngữ tiếng mẹ đẻ, cái đẹp trong hành vi, cái đẹp trong cuộc sống Có thể khẳng địnhrằng ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào quá trình giáo dục cho trẻ những tình cảmthẩm mĩ cao đẹp
* Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển thể lực
Để phát triển thể lực cho trẻ cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, trong
đó, ngôn ngữ đóng góp một vai trò quan trọng đáng kể
Trong các hoạt động góp phần phát triển thể lực như các trò chơi vận động,các giờ thể dục, trong chế độ ăn giáo viên đều cần dùng đến ngôn ngữ để hướngdẫn trẻ thực hiện tốt những yêu cầu cần đạt
Hoạt động nói năng liên quan đến các cơ quan hô hấp, thính giác, bộ máy phátâm Quá trình phát âm là quá trình rèn luyện bộ máy cấu âm, rèn luyện phổi, khíquản và các bộ phận khác của cơ thể
Để có thể lực tốt cần có một chế độ vệ sinh hợp lí Ngôn ngữ cũng tham giavào quá trình chăm sóc vệ sinh để trẻ phát triển thể lực
1.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mầm non
* Giai đoạn tiền ngôn ngữ (0 đến 12 tháng tuổi)
Trong giai đoạn tiền ngôn ngữ, trẻ em đã tự học cách sử dụng bộ máy phát âm,tập phát âm các âm vị, tập lắng nghe và nhìn sự chuyển động của cơ quan phát âm(của người nói) Đây là cơ sở ban đầu rất quan trọng để trẻ tiếp thu ngôn ngữ ở giaiđoạn sau
* Giai đoạn ngôn ngữ (từ 1 đến 6 tuổi)
- Với trẻ từ 1 đến 3 tuổi:
Trẻ ở độ tuổi này có thể nghe và hiểu được các từ gần gũi, quen thuộc (bà, bố,mẹ), các câu đơn giản (bé chào bà), đồng thời trẻ cũng bắt đầu thể hiện nhu cầu,
Trang 28mong muốn của mình bằng lời nói, tuy nhiên việc phát âm của trẻ còn rất khó khăn.Trẻ vẫn còn sử dụng các âm bập bẹ để thể hiện các nhu cầu khác nhau Đến 3 tuổi, cơquan phát âm và tai nghe ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi này đã phát triển, hoàn thiệnhơn Trẻ có khả năng phát âm đúng hầu hết các âm đơn và thanh điệu.
âm, thanh điệu
Kết luận: Khả năng hoàn chỉnh về mặt phát âm của trẻ được tăng dần theotừng độ tuổi, trẻ nhanh chóng định vị được các âm vị có cấu âm đơn giản, những âm
vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi nhưng nếu kiên trì tập luyện thì trẻ sẽ có khảnăng định vị các âm vị của tiếng mẹ đẻ [22]
1.2.4 Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
* Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, là phương tiện để giao tiếp, là công cụ để tư duy
* Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non là một hoạtđộng sư phạm của giáo viên tác động đến trẻ giúp cho tư duy của trẻ phát triển vàhoạt động phát triển ngôn ngữ còn là một phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàndiện về nhân cách - đạo đức
1.2.4.1.Mục tiêu hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
Trẻ có khả năng diễn đạt được mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiềuloại câu
Trẻ có thể hiểu được nhiều từ trái nghĩa, tham gia sáng tao trong.các hoạt độngngôn ngữ như: Kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch
Nhận dạng được tất cả các chữ cái và phát âm được chữ cái đó
Trẻ có thể đọc và sao chép được một số ký hiệu
Mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp
1.2.4.2 Nội dung của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
1 Nghe:
Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày của trẻ, nghecác từ chỉ sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm,các từkhái quát, Có khả năng nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao
Trang 293 Làm quen với việc đọc viết:
Làm quen với cách sử dụng sách bút, làm quen với một số kí hiệu thôngthường trong cuộc sống,
Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách
1.2.4.3 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
1 Phương pháp trực quan:
Là phương pháp sử dụng vật thật, tranh ảnh nhằm hình thành kiến thức, vốn
từ, rèn luyện khả năng phát âm Phương pháp trực quan thường sử dụng dưới hìnhthức sau:
- Cho trẻ xem vật thật, tranh ảnh
- Cho trẻ quan sát
- Cho trẻ tham quan
2 Phương pháp dùng lời nói:
- Cho trẻ nghe đọc thơ, ca dao, đồng dao
- Cho trẻ nghe kể, đọc chuyện
- Cho trẻ nghe lòi giảng giải, hướng dẫn, chỉ bảo, nhắc nhở…
- Cho trẻ đàm thoại
- Cho trẻ nói theo mẫu câu
3 Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Sử dụng các trò chơi có tác dụng phát triển ngôn ngữ
- Sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu đê phát triển các kỹ năng nghe,nói, chuẩn bị cho việc đọc viết
- Sử dụng các tình huống có vấn đề nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, trả lời câuhỏi, giải quyết vấn đề đặt ra
- Sử dụng các bài tập thực hành để củng cố kiến thức kỹ năng PTNN mà trẻ đãđược hình thành
Trang 301.2.4.4 Hình thức tố chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
Hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ngoài các giờ học (Hoạt độngchơi ngoài trời, hoạt động góc, chơi theo ý thích, thăm quan dã ngoại, giờ đón trả trẻ)
Sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin như: máy tính, máy chiếu,phòng kisimac, sử dụng các phòng chức năng, diện tích không gian lớp học để bàycác góc chơi sao cho phù hợp với hoạt động của trẻ
1.3 Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
- Trong cuốn sách “Những vấn đề cốt yêu của quản lý” của các tác giả Harold Koontz, Cyril Odonnell có đoạn viết “Quản lý là thiết kế một môi trường mà trong đó con người cùng làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành mục tiêu” [18]
Trang 31- Trong cuốn sách “Quản lý giáo dục” của Đặng Quốc Bảo (1995), , do NXB Đại học sư phạm tác giả đó đã cho rằng “Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”.[6]
Các định nghĩa trên đã cho thấy quản lý bao hàm các yếu tố cơ bản:
- Tổ chức với các chức năng và nhiệm vụ đã xác định
- Chủ thể quản lý (người đứng đầu tổ chức - hệ thống)
- Khách thể quản lý (gồm các người bị quản lý trong tổ chức - hệ thống)
- Mục tiêu quản lý (cái đích mà tổ chức phải đạt tới)
- Phương thức, nội dung và quy trình tác động của chủ thể quản lý một cách có
ý thức, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật
- Môi trường hoạt động của tổ chức
Như vậy, có thể hiểu:
Quản lý một tổ chức là sự tác động có ý thức, có kế hoạch, có mục đích, và hợp quy luật của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (những người
bị quản lý) nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực để triển khai các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của tổ chức đạt tới mục tiêu đã định trong một môi trường luôn luôn thay đổi.
* Các chức năng quản lý
Theo các nhà khoa học “Chức năng quản lý là dạng hoạt động quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý (KTQL) nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định”; hoặc “Chức năng quản lý là tập hợp các nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải thực hiện để đạt mục đích và mục tiêu quản lý đã đề ra” [25] Từ đó, có
thể hiểu:
Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý Quản lý có các chức năng cơ bản, chức năng cụ thể vớinhiều cách tiếp cận khác nhau Hiện nay, đa số các nhà khoa học và các nhà quản lýcho rằng quản lý có 4 chức năng cơ bản, đó là:
- Chức năng lập kế hoạch: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình
quản lý Từ trạng thái xuất phát của hệ thống, căn cứ vào mọi tiềm năng đã có và sẽ
có, dự báo trạng thái kết thúc của hệ, vạch rõ mục tiêu, nội dung hoạt động và cácbiện pháp lớn nhỏ nhằm đưa hệ thống đến trạng thái mong muốn vào cuối năm học
- Chức năng tổ chức: Là giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch đã được xây
dựng Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, bộ phận nhằm đạt đượcmục tiêu của kế hoạch Nếu người quản lý biết cách tổ chức có hiệu quả, có khoa họcthì sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể
Trang 32- Chức năng chỉ đạo: Là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch, là
phương thức tác động của chủ thể quản lý, điều hành mọi việc nhằm đảm bảo cho hệvận hành thuận lợi Chỉ đạo là biến mục tiêu quản lý thành kết quả, biến kế hoạchthành hiện thực
- Chức năng kiểm tra: Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ quản lý Giai
đoạn này làm nhiệm vụ là đánh giá, kiểm tra, tư vấn, uốn nắn, sửa chữa,… để thúcđẩy hệ đạt được những mục tiêu, dự kiến ban đầu và việc bổ sung điều chỉnh vàchuẩn bị cho việc lập kế hoạch tiếp theo
Sơ đồ 1.1: Các chức năng quản lý
[25,Tr.27]
Như vậy, có thể hiểu:
Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kếhoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệthống giáo dục (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện
có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ có nhâncách đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với ngành giáo dục
* Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường: Là quản lý hoạt động giáo dục của nhà giáo, hoạt động
học tập và rèn luyện của người học, các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của hoạt độnggiáo dục của nhà trường, như: tổ chức và quản lý các hoạt động sư phạm trên lớp và
Trang 33ngoài giờ lên lớp; quản lý nhà giáo, cán bộ nhân viên và học sinh; quản lý cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục; quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.v.v…
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “QL nhà trường là hoạt động của các cơ quan
QL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các lực lượng GD khác,cũng như huy động tối đa các nguồn lực GD để nâng cao chất lượng giáo dục và đàotạo trong NT”.[34]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QL NT là QL hoạt động dạy và học tức làlàm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tớimục tiêu GD”.[27, Tr 34]
Theo tác giả Trần Kiểm: “QL NT là thực hiện đường lối GD của Đảng trongphạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa NT vận hành theo nguyên lý GD, để tiến tớimục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng HS”[25,Tr.41]
Có nhiều cấp QL trong NT: cấp cao nhất là Bộ GD&ĐT, nơi QL NT bằngphương pháp vĩ mô Có hai cơ quan ở cấp trung gian QL NT là Sở GD&ĐT ở tỉnh vàPhòng GD&ĐT ở huyện Cấp QL quan trọng trực tiếp của hoạt động GD là cơ quan
QL trong các NT
Mục đích của QL NT là đạt tới mục tiêu GD đã đặt ra và đưa NT từ trạng tháiđang có tiến lên một trạng thái phát triển về vật chất Bằng phương thức xây dựng vàphát triển mạnh mẽ các nguồn lực GD và hướng các nguồn lực GD vào phục vụ choviệc tăng cường chất lượng GD
Nội dung của QLNT là phải QL toàn diện trên cơ sở những qui luật chung của
QL, đồng thời cũng có những nét đặc thù riêng Nó được qui định bởi bản chất hoạtđộng sư phạm của người GV, bản chất của quá trình dạy học, GD, trong đó mọi thànhviên của NT vừa là đối tượng QL vừa là chủ thể QL hoạt động của bản thân Sản phẩmtạo ra của NT là nhân cách của người học được hình thành trong quá trình học tập tudưỡng, rèn luyện theo yêu cầu của xã hội và được xã hội thừa nhận Đó là nhiệm vụcủa NT Thành công hay thất bại trong khi thực hiện nhiệm vụ phụ thuộc rất nhiều vàongười QL.Vì vậy đòi hỏi khi thực hiện nhiệm vụ, người QL phải chú trọng đổi mớiphương pháp QL, hướng hoạt động của NT đi sát với những đòi hỏi, yêu cầu khắt khecủa xã hội, xem xã hội đòi hỏi gì để hướng mục tiêu đào tạo cho phù hợp
QL NT bao gồm hai loại quản lý:
Thứ nhất: Tác động của những chủ thể QL bên trên và bên ngoài NT
Thứ 2: QL NT do chủ thể QL bên trong NT tác động vào đối tượng QL gồmcác hoạt động: QL đội ngũ GV, cán bộ, nhân viên; QL HS; QL quá trình DH - GD;
Trang 34QL cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính trường học; QL lớp học là nhiệm vụ củaGV; QL mối quan hệ giữa NT và cộng đồng.
Hiện nay ngành GD đang tiến hành đổi mới phương pháp QLGD theo hướng:QLGD trên cơ sở QL NT Đây là một phương hướng nhằm tăng cường phân cấp QL
NT cho các chủ thể QL bên trong NT với những quyền hạn và trách nhiệm rộng rãihơn để thực hiện nguyên tắc giải quyết tại chỗ
Các nội dung chủ yếu của QLGD trên cơ sở QL NT bao gồm:
- NT là thực thể trung tâm của bất kỳ sự biến đổi nào trong hệ thống GD
- NT tự chủ giải quyết những vấn đề sư phạm - kinh tế - xã hội của mình với
sự tham gia tích cực, trách nhiệm của những thực thể hữu quan ngoài NT
- Nâng cao trách nhiệm và tính tự quản của mỗi GV
- Hình thức các cơ cấu cần thiết và thiết thực để các thực thể hữu quan ngoài
NT có thể thực sự tham gia vào việc điều phối công việc của NT, đồng thời tăngcường trách nhiệm và quyền hạn của GV tham gia quá trình quyết định QL NT
- Hình thành các thiết chế hỗ trợ về tài chính và các nguồn lực cần thiết khác
để GV thực sự tham gia công việc QL NT Hình thành cơ chế phân cấp QL tài chính,nhân sự, thực hiện thậm chí cải tiến thích hợp nội dung và phương pháp giảng dạyphù hợp với đặc điểm của NT
- Hình thành và hoàn thiện hệ thống thông tin giữa các thực thể trong và ngoài
NT tham gia trực tiếp vào các hoạt động QL NT
- Xây dựng môi trường GD trong NT và xây dựng NT thành một hệ thống mởnhằm công khai hóa các hoạt động của NT
- Hình thành thiết chế đánh giá kết quả hoạt động sư phạm của NT dựa trênnhững thực thể trực tiếp tham gia quá trình sư phạm và quá trình QL NT
Có thể thấy rằng, QL NT thực chất là tác động có định hướng, có KH của chủthể QL lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của NT theo nguyên lý
GD và tiến tới mục tiêu GD, mà trọng tâm của nó là đưa hoạt động dạy và học tiếnlên trạng thái mới về chất
* Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm nonDựa trên những quan niệm về quản lý, quản lý giáo dục quản lý nhà trường vàquan niệm về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN, trong đề tài này chúng tôiđưa ra quan điểm về quản lý HĐPTNN cho trẻ MN như sau:
Trang 35Quản lý HĐPTNN cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non.thực chất là một hệ thốngcác tác động sư phạm có mục đích,có phương pháp, có kế hoạch của chủ thể quản lýtrong nhà trường MN đến toàn bộ quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN, nhằmphát huy tối đa khả năng nghe, nói, và làm quen với đọc và viết của trẻ, góp phần đạtmục tiêu GDMN đã đề ra.
1.3.2 Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
1.3.2.2 Biện pháp quản lý
Biện pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượngquản lý bằng cách sử dụng các phương tiện khác nhau để đạt được mục đích đề ra
1.3.2.3 Biện pháp quản lý giáo dục
Biện pháp quản lý giáo dục là một tổ hợp các tác động có định hướng của chủthể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở từng cơ sở và toàn
bộ hệ thống giáo dục đạt đến mục tiêu giáo dục đã định
Đối tượng quản lý phức tạp, đòi hỏi biện pháp quản lý của chủ thể phải đadạng, phong phú hợp với đối tượng quản lý Biện pháp quản lý có quan hệ chặt chẽvới nhau tạo thành một hệ thống các phương pháp Hệ thống này giúp cho nhà quản
lý thực hiện tốt các phương pháp quản lý và đạt được mục tiêu giáo dục của mình
Xét theo chức năng quản lý: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm trathì biện pháp giáo dục gồm 4 nhóm:
- Biện pháp xác định mục tiêu kế hoạch giáo dục (chức năng kế hoạch hoá củanhà quản lý) bao gồm:
+ Xây dựng mục tiêu chương trình hành động
+ Xác định từng bước đi, những điều kiện phương tiện cần thiết trong một thờigian nhất định của hệ thống quản lý và bị quản lý trong giáo dục
- Biện pháp tổ chức quản lý trong hệ thống giáo dục bao gồm:
+ Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu giáo dục
+ Phân công công việc tức là chia công việc thành các bộ phận để tổ chứcthuận tiện và hợp lôgíc
Trang 36+ Thiết lập cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thànhviên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu một cách dễ dàng.
+ Theo dõi đánh giá hiệu quả của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần
- Biện pháp điều khiển trong quản lý giáo dục (chỉ đạo thực hiện) gồm cácbiện pháp tác động đến đối tượng quản lý một cách có chủ định nhằm phát huy hếttiềm năng của họ về việc đạt mục tiêu giáo dục
- Biện pháp kiểm tra trong quản lý giáo dục bao gồm các nội dung của quátrình quản lý; xây dựng tiêu chuẩn quản lý, đo đạt việc thực hiện điều chỉnh các sailệch khi thực hiện nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra
Xét theo nội dung quản lý về giáo dục thì biện pháp quản lý giáo dục bao gồmcác nhóm biện pháp cơ bản sau:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chính sáchphát triển giáo dục
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục,ban hành Điều lệ nhà trường, ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ
sở giáo dục khác
- Quy định mục tiêu, nội dung giáo dục, chương trình, tiêu chuẩn nhà giáo,tiêu chuẩn cơ sở vật chất thiết bị trường học, việc biên soạn, xuất bản, in và phát hànhsách giáo khoa, giáo trình, quy chế thi cử và cấp văn bằng
- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục
- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục
- Huy động quản lý sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục
- Quy định việc tặng danh hiệu danh dự cho những người có nhiều công laođối với sự nghiệp giáo dục
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, giải quyết khiếunại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục
1.3.2.4 Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầmnon là tổ hợp tác động có định hướng của chủ thể quản lý (hiệu trưởng) đến tập thể
Trang 37giáo viên, học sinh nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có, tạođộng lực đẩy mạnh quá trình tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổicủa nhà trường mầm non nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường theo yêucầu trong năm học.
Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầmnon chính là tác động lên đội ngũ giáo viên, học sinh qua việc thực thi các chức năngquản lý kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh nhằm thực hiện tốt nhất mụctiêu giáo dục
1.3.3 Nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của hiệu trưởng trường mầm non
1.3.3.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi trường mầm non
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch chuyên môn là kế hoạchnăm học mới của Bộ Giáo dục - Đào tạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của
Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo Trên cơ sở điều tra tình hình chấtlượng học sinh của nhà trường đối với giáo viên và các điều kiện đảm bảo cho cáchoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi, hiệu trưởng lên kế hoạch năm học đảmbảo đủ điều kiện khả thi nhất
Cơ sở để thực hiện kế hoạch: Phù hợp với yêu cầu của các cấp quản lý, phùhợp với đặc điểm tình hình đơn vị, thuận lợi, khó khăn xác định phương hướng, mụctiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động hợp lý với đơn vị mang tính khả thi tránhchỉ tiêu quá cao không phấn đấu được gây bi quan chán nản, chỉ tiêu quá thấp dẫnđến hiệu quả giáo dục đạt không cao
Điều kiện để đảm bảo thực hiện kế hoạch: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý phải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bịphục vụ phải đáp ứng cho các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi Nguồnlực tài chính trong và ngoài ngân sách và vốn đóng góp của xã hội hóa giáo dục phục
vụ kịp thời
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch: Hiệu trưởng quản lý hoạt động pháttriển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi, triển khai theo từng tháng, theo từng tuần và từng ngàyđược thực hiện thông qua:
- Thực hiện tháng chuyên môn: Hoạt động chung, hoạt động của từng tổ
- Thực hiện theo phân công chuyên môn cho từng thành viên
- Thực hiện theo kế hoạch thời khóa biểu
- Thực hiện theo kế hoạch hội giảng, dự giờ và dạy chuyên đề về hoạt độngphát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi
Trang 38- Biện pháp thực hiện kế hoạch:
- Triển khai cho giáo viên học tập nhiệm vụ năm học Thường xuyên tổ chứcchuyên đề bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, đổi mới phương pháp hoạt động pháttriển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi
- Hướng dẫn đầy đủ cụ thể: qui định về hồ sơ, sổ sách chuyên môn, hướng dẫnchi tiết cách viết hồ sơ sổ sách, hướng dẫn đánh giá thi đua cá nhân, tập thể
- Biện pháp sơ kết tuần, tổng kết tháng trong hội đồng sư phạm nhà trường cókhen, chê kịp thời để động viên
- Thường xuyên theo dõi kiểm tra đôn đốc giáo viên tổ chức HĐPTNN cho trẻ
5 tuổi thông qua việc dự giờ đột xuất, thanh tra toàn diện
1.3.3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi trường mầm non
Trên cơ sở yêu cầu chung của công tác giáo dục và yêu cầu riêng của hoạtđộng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụnăm học của các cấp quản lý và tình hình thực tế của đơn vị Hiệu trưởng hướng dẫn
tổ trưởng chuyên môn, hướng dẫn cá nhân từng giáo viên xây dựng kế hoạch, giúp họxác định mục tiêu đúng, sát với nhiệm vụ trọng tâm và biết tìm ra biện pháp để thựchiện các mục tiêu đó
- Nội dung yêu cầu kế hoạch với tổ chuyên môn:
Cơ sở để thực hiện kế hoạch: căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ nămhọc của nhà trường, căn cứ vào tình hình thực tế của tổ và kết quả đạt được của nămhọc trước để xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về cácmặt hoạt động
Điều kiện để đảm bảo kế hoạch: Nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bịphục vụ cho hoạt động giáo dục; nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách
Đưa ra các biện pháp: Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục, xây dựng độingũ giáo viên và cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng toàn diện, thanh tra, kiểm tra,phối hợp các lực lượng giáo dục trên địa bàn, cải tiến công tác quản lý
Thường xuyên kiểm tra thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên dạy đúng
và đủ theo quy định của bộ giáo dục thông qua phân phối chương trình, thời khoá biểu
Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua các biên bản tổ, nhóm, chuyên môn,qua phản ảnh của tổ trưởng, thành viên nhà trường
Trang 39- Nội dung yêu cầu kế hoạch với cá nhân:
Cơ sở để thực hiện kế hoạch: Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ nămhọc của tổ chuyên môn; hướng dẫn giảng dạy bộ môn; chỉ tiêu phấn đấu của tổ; căn
cứ vào tình hình thực tế của học sinh và kết quả đạt được của năm học trước để xácđịnh phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động
Điều kiện để đảm bảo kế hoạch: Phải có đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học,sách giáo khoa, sách giáo viên… phục vụ cho các hoạt động phát triển ngôn ngữ chotrẻ 5 tuổi
Đưa ra các biện pháp: nâng cao chất lượng giáo dục, liên hệ thực tế cuộc sống,kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi, phối hợpvới các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường
Quán triệt giáo viên thực hiện đúng phân phối chương trình, tránh bỏ tiết, đảotiết, tách tiết, gộp tiết, hoặc làm sai lệch chương trình
Yêu cầu giáo viên làm kế hoạch môn học và duyệt kế hoạch của GV trước tuầnThường xuyên kiểm tra thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên qualịch dự giờ
1.3.3.3 Chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
Chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi quy định nội dung,phương pháp, hình thức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi một cách thốngnhất, nhằm thực hiện những yêu cầu mục tiêu của cấp học Thực hiện chương trìnhhoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mụctiêu của trường mầm non Người hiệu trưởng phải nắm vững và tổ chức cho giáo viênnghiên cứu để nắm vững chương trình của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5tuổi, mục tiêu giáo dục của cấp học mầm non vào đầu năm học và khi có sự thay đổi,điều chỉnh của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên
Quản lý việc dạy đúng, dạy đủ chương trình và nắm vững hoạt động phát triểnngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của giáo viên từ các khâu Nghiên cứu bài giảng, soạn bài,chuẩn bị đồ dùng dạy học, tổ chức thực hiện trên lớp, thực hành, ôn tập, kiểm tra, cho
và lấy điểm, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài tiết học và trong tiết học để đảmbảo việc thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình, hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo,thực hiện các nội dung sau:
Trang 40- Yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
5 tuổi lớp do mình phụ trách theo phân phối chương trình và thời khóa biểu
- Phối hợp cùng phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn thực hiện việc theodõi nắm tình hình thực hiện hàng ngày, hàng tuần của giáo viên Kịp thời điều chỉnh
và đề ra các biện pháp nhằm quản lý tốt chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữcho trẻ 5 tuổi
Thông qua hệ thống hồ sơ, sổ sách: Giáo án, sổ kế hoạch giảng dạy, sổ dựgiờ… để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên hàng ngày
1.3.3.4 Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi
- Để nâng cao chất lượng giờ lên lớp cần phải tổ chức các chuyên đề về đổimới phương pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi
Thông qua giờ dạy mẫu, đánh giá tiết dạy
Thông qua tọa đàm về đổi mới phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổiPhổ biến kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên dạy giỏi
Phổ biến kinh nghiệm soạn giáo án và sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại…
Tổ chức hội giảng
- Đổi mới phương pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là yêu cầucấp thiết, để nâng cao chất lượng ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi, vì thế bằng nhiều biện phápkhác nhau bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau, hiệu trưởng phải chỉ đạo làm thậttốt đổi mới phương pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi
- Khi tổ chức các chuyên đề phải chọn các chủ đề thiết thực đối với tình hình cụthể của nhà trường và phải đầu tư và chuẩn bị thật chu đáo khi thực hiện chuyên đề đó
Quản lý công tác đổi mới phương pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
5 tuổi của giáo viên là nội dung trọng tâm trong quản lý ho hoạt động phát triển ngônngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non Để làm tốt công tác này, hiệu trưởng cần quántriệt vấn đề đổi mới sau:
- Đổi mới cách dạy của giáo viên là cho trẻ được khám phá,tìm tòi, trảinghiệm tạo sự chuyển biến thụ động sang chủ động
- Tăng cường rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, sửdụng phương tiện dạy học hiện đại Cụ thể, trong mỗi hoạt động phát triển ngôn ngữcho trẻ cần làm cho trẻ hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiềuhơn, suy nghĩ nhiều hơn