1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện nậm pồ, tỉnh điện biên

146 111 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Thực tiễn cho thấy giáo dục phát triển ngôn ngữ chotrẻ cho trẻ ở các trường mầm non chưa được quan tâm thích đáng, đặc biệt là ở cáctrường các lớp mẫu giáo nói chung và ở các vùng miền v

Trang 1

MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ - TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018

I I

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ ÚT SÁU

Th.S PHẠM HỒNG THÁI

THÁI NGUYÊN

I I

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa hề được sử dụng và công bố ở bất kỳ một công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn luận văn đều được chỉ rõnguồn gốc

Điện Biên, tháng 12 năm 2018

Tác giảVi Thị Luân

Trang 4

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc cô giáo TS Nguyễn Thị Út Sáuvà Ths Phạm Hồng Thái - người đã tận tâm giúp đỡ tôi trong việc viết đề cương cũngnhư trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục - Đào tạoHuyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên, ban Giám hiệu các trường mầm non, các đồng chígiáo viên các trường mầm non Huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiệnthuận lợi giúp đỡ tôi có các thông tin tài liệu cần thiết để viết đề tài nghiên cứu củamình

Trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài mặc dù bản thân tôi đã cố gắng rấtnhiều nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót nên tôi rất mong các thầy cô giáo và cácbạn đồng nghiệp giúp đỡ, góp ý và đưa ra những chỉ dẫn quý báu cho tôi

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Điện Biên, tháng 12 năm 2019

Người thực hiện

Vi Thị Luân

Trang 5

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phạm vi giới hạn nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂNNGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.2 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 10

1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ mạch lạc 10

1.2.2 Đặc trưng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo 17

1.2.3 Hình thức và biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc 20

1.3 Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mầm non

271.3.1 Khái niệm 27

1.3.2 Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở cáctrường mầm non 32

1.3.3 Nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở cáctrường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên 34

Trang 6

1.3.4 Cơ sở pháp lý về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

2.1 Khái quát về kinh tế - xã hội của Huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên 54

2.1.1 Đặc điểm địa hình, vị trí địa lý, dân số, truyền thống, bản sắc văn hoá, sựkinh tế của Huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên 54

2.1.2 Tình hình giáo dục mầm non thành phố Huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên 55

2.1.3 Thực trạng về đội ngũ hiểu trưởng các trường mầm non huyện Nậm Pồ 57

2.1.4 Thực trạng đội ngũ giáo viên 61

2.2 Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở cáctrường mầm non huyện Nậm Pồ 65

2.2.1 Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các trườngmầm non huyện Nậm Pồ 67

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạchlạc cho trẻ ở trường mầm non 91

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 96

3.1.1 Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ 96

3.1.2 Đảm bảo tính khoa học, sáng tạo 96

3.1.3 Đảm bảo tính kế thừa và hướng đích 96

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lýCM : Chuyên mônCNTT : Công nghệ thông tinCSGD : Cơ sở giáo dục CSVC : Cơ sở vật chấtGD-ĐT : Giáo dục - Đào tạoGDMN : Giáo dục mầm nonGV : Giáo viên

HĐ : Hoạt độngHĐPTNN : Hoạt động phát triển ngôn ngữHS : Học sinh

KTĐG : Kiểm tra đánh giáMN : Mầm non

MT : Mục tiêuPP : Phương phápPT : Phát triểnTS : Tổng sốUBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩaXHH : Xã hội hoá

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô phát triển giáo dục mầm non từ năm học 2015 - 2016 đến

2017 - 2018 56Bảng 2.2: Đội ngũ hiệu trưởng 57Bảng 2.3: Thống kế đánh giá xếp loại nhà trường, xếp loại công tác quản lý 58Bảng 2.4: Bảng thống kế xếp loại chỉ tiêu năm học 2017 - 2018 Cụm phía Tây

Bắc huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên 60Bảng 2.5: Bảng thống kế số lượng giáo viên trực tiếp giảng dạy cấp mầm non

huyện Nậm Pồ năm học 2017 - 2018 62Bảng 2.6: Bảng thống kế chất lượng đào tạo, đánh giá xấp loại đội ngũ giáo

viên trực tiếp giảng dạy tại huyện Nậm Pồ năm học 2017 - 2018 63Bảng 2.7: Bảng thống kế số lượng giáo viên đã được công nhận giáo viên dạy

giỏi cấp cơ sở, cấp huyện ở trường mầm non 64Bảng 2.8 Bảng thống kế số lượng giáo viên hiểu biết hoạt động phát triển ngôn

ngữ mạch lạc cho trẻ mầm non ở các trường mầm non năm học2017-2018 68Bảng 2.9: Bảng thống kế về việc thực hiện nội dung của hoạt động phát triển

ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm non 70Bảng 2.10: Bảng thống kế về việc thực hiện nội dung của hoạt động phát triển

ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm non 77Bảng 2.11: Tự đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ xây dựng kế hoạch hoạt

động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm non nămhọc 2017 - 2018 79Bảng 2.12: Tự đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ chỉ đạo thực hiện kế

hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầmnon năm học 2017 - 2018 80Bảng 2.13: Tự đánh giá của CBQL chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình

hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm nonnăm học 2017-2018 82

Trang 10

Bảng 2.14: Tự đánh giá của cán bộ quản lý về chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình

thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm non năm học 2017 - 2018 83Bảng 2.14: Tự đánh giá của cán bộ quản lý về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

của giáo viên phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạccho trẻ ở trường mầm non năm học 2017 - 2018 84Bảng 2.15: Tự đánh giá của cán bộ quản lý về việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp

của giáo viên phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạccho trẻ ở trường mầm non năm học 2017 - 2018 85Bảng 2.16: Tự đánh giá của cán bộ quản lý trong việc chỉ đạo dự giờ và đánh

giá hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầmnon năm học 2017 - 2018 86Bảng 2.17: Tự đánh giá của cán bộ quản lý trong việc chỉ đạo dự giờ và đánh

giá hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầmnon năm học 2017 - 2018 88Bảng 2.18: Tự đánh giá của cán bộ quản lý quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị

phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trườngmầm non năm học 2017 - 2018 89Bảng 2.19: Thực trạng hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý hoạt động phát

triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở trường mầm non năm học 2017 2018 90Bảng 3.1: Bảng khảo sát tính khả thi, tính cần thiết của các biện pháp 115

Trang 11

-DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Các chức năng quản lý 29

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống con người Ngôn ngữ là kho tàngtrí tuệ của loài người Nó chứa đựng và làm sống dậy những thành tựu do xã hội loàingười dựng lên Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy nghĩ, là công cụ của tư duy.Vốn từ ngữ của cá nhân phản ánh năng lực tư duy, năng lực trí tuệ của cá nhân đó.Chính vốn từ đã mở rộng tầm hiểu biết của cá nhân và hiện thực Trẻ em có nhu cầurất lớn trong nhận thức thế giới xung quanh Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định,trẻ sử dụng ngôn ngữ như phương tiện biểu hiện nhận thức của mình Rõ ràng ngônngữ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ Thông qua ngôn ngữ,trẻ nhận thức được thế giới xung quanh một cách sâu rộng, rõ ràng và chính xác.Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ Chính vì vậy, trong côngtác giáo dục thế hệ măng non của đát nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngônngữ đối với việc giáo dục trẻ nhỏ Ngôn ngữ đã góp phần đào tạo các cháu trở thànhnhững co người phát triển toàn diện

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non là phát triểnngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻlàm giàu vốn từ vựng, dạy trẻ phát âm đúng giúp trẻ nắm được các quy tắc tiếng việt,dạy trẻ cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, ý nghĩa của mình Công việc phải được tiếnhành trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non

Ngành giáo dục mầm non ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã đang tự khẳngđịnh mình với những thành tích đáng kể, trong đó có những thành tựu trong việc pháttriển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Thực tiễn cho thấy giáo dục phát triển ngôn ngữ chotrẻ cho trẻ ở các trường mầm non chưa được quan tâm thích đáng, đặc biệt là ở cáctrường các lớp mẫu giáo nói chung và ở các vùng miền vùng sâu vùng xa nói riêng.Cô chủ yếu cho trẻ làm quen phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ cho trẻ thông quavác hoạt động phát triển ngôn ngữ, làm quen với văn học

Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là hoạt động cơ bản giúp trẻ em tiếp thutri thức và kỹ năng của các bộ môn khác trong chương trình giáo dục Tuy nhiên, do

Trang 13

2chi phối của nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học, chất lượng phát triểnngôn ngữ mạch lạc cho trẻ của học sinh dân tộc chưa cao, kéo theo sự hạn chế về pháttriển năng lực tư duy, ít nhiều tạo ra bất lợi cho việc đạt đến những chuẩn mực trongmục tiêu giáo dục của từng bậc học Ở vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăndân cư sống không tập chung, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc bấtđồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ, làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ và pháttriển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số cũng bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, địa hình phức tạp cũng khiến việc đi đến lớp học của trẻ mầm noncòn gặp nhiều khó khăn Mặt bằng kinh tế của người dân còn thấp, chủ yếu làmruộng, làm nương, một số phụ huynh chưa nhận thức được rõ về tầm quan trọng củaviệc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ cho con em mình nó có tác dụng cần thiếtnhư thế nào đối với việc nhận thức và hình thành nhân cách của trẻ

Trước tình hình đó quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ chotrẻ em người dân tộc thiểu số ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ -Tỉnh Điện Biên , bảo đảm các em phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho tốt nhất để hoànthành chương trình giáo dục mầm non và vào học chương trình giáo dục tiểu học; tạotiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo Đề tài được áp dụng tạicác cơ sở giáo dục mầm non Huyện Nậm Pồ - tỉnh Điện Biên

Từ những mục tiêu ngành học, từ những hạn chế của việc phát triển ngôn ngữmạch lạc cho trẻ cho trẻ dân tộc người thiểu số trong nhà trường Bản thân tôi là cánbộ quản lý trực tiếp chỉ đạo công tác chuyên môn cần thấy phải tiếp tục đẩy mạnh dạyhoạt động hoạt động hình thành kỹ năng tiền đọc - viết cho trẻ dân tộc người thiểu số

trong trường Mầm non Chính vậy tôi chọn đề tài:"Quản lý hoạt động phát triển

ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh ĐiệnBiên” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ mạch lạc

cho trẻ ở các trường mầm non nói riêng và chất lượng giáo dục mầm non nói chungtại Huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻở các trường mầm non Huyện Nậm Pồ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầmnon tại địa phương

Trang 14

3 Khách thể và đối tượng

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ mạch lạc

cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ

mạch lạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

4 Giả thuyết khoa học

Trong thời gian qua, hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên đã đạt được một số kết quảnhất đinh Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục còn bộc lộ những hạn chế,bất cập do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân biện pháp quản lýchưa phù hợp Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động phát triểnngôn ngữ cho trẻ mầm non một cách khoa học, đồng bộ, khả thi, phù hợp hơn vớithực tiễn của nhà trường và người học, cũng như đáp ứng được những yêu cầu củahoạt động phát triển ngôn ngữ, sẽ nâng cao được hiệu quả phát triển ngôn ngữ mạchlạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên, góp phần nângcao chất lượng GD MN ở địa phương

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạchlạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữvà quản lý hoạt động phát triển giáo dục ngôn ngữ cho mạch lạc cho trẻ ở các trườngmầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

5.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

6 Phạm vi giới hạn nghiên cứu

6.1 Về nội dung nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở cáctrường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

6.2 Về chủ thể quản lý

Hiệu trưởng các trường mầm non.Phó Hiệu trưởng các trường mầm non.Tổ trưởng các trường mầm non

Trang 15

6.3 Về địa bàn nghiên cứu

- Nghiên cứu tại 7 trường mầm non cụm phía Tây Bắc huyện Nậm Pồ - TỉnhĐiện Biên

+ Trường mầm non Nà Hỳ+ Trường mầm non Vàng Đán+ Trường mầm non Nà Bủng+ Trường mầm non Nậm Chua+ Trường mầm non Nà Khoa+ Trường mầm non Phìn Hồ+ Trường mầm non Si Pa Phìn

6.4 Về khách thể khảo sát

- Nghiên cứu ở 7 trường mầm non:- Hiệu trưởng: 7 đồng chí

- Phó hiệu trưởng: 11 đồng chí- Tổ trưởng chuyên môn: 7 đồng chí- Giáo viên: 193 đồng chí

- Học sinh: 4023 em học sinh lớp mẫu giáo

6.5 Về thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu trong năm học 2016 - 2017

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

Đọc, phân tích, hệ thống hóa và khái quát các tài liệu có liên quan đến đề tàinghiên cứu

Nghiên cứu tài liệu về quản lý, tài liệu liên quan đến hoạt động phát triển ngônngữ của trẻ mầm non, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, tàiliệu về tổ chức hoạt động ngôn ngữ ở các trường mầm non và các tài liệu liên quanđến vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệuđể xây dựng khung lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát các biểu hiện của hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, đổimới phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ của giáo viên quản lý hoạt động phát

Trang 16

triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo của cán bộ quản lý, các biểu hiện về thái độvà hành động của giáo viên và cán bộ quản lý trong quá trình quán lý hoạt động pháttriển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo và thực hiện quản lý hoạt động phát triểnngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non qua đó đánh giá hiệu quảquản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ và quản lý hoạt động pháttriển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

7.2.2 Phương pháp điều tra

Để điều tra thực trạng biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạchlạc cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, chúng tôi sử dụng các bảng điều tra giànhcho các đối tượng: giáo viên và cán bộ quản lý

Mục đích: Tìm hiểu thực trạng của giáo viên về:- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt độngphát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

- Mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạchlạc cho trẻ mẫu giáo; và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động phát triểnngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

7.2.3 Phương pháp phỏng vấn

Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông quaphương pháp điều tra Qua đó tìm hiểu thêm các biện pháp quản lý hoạt động pháttriển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh ĐiệnBiên

Những thông tin này có giá trị là căn cứ để nhận xét, khẳng định chính xác hơnthực trạng biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở cáctrường mầm non của giáo viên Ngoài ra, có thể tìm hiểu thêm các nhân tố ảnh hưởngtới thực trạng đó cũng như những khuyến nghị của họ Đồng thời những thông tin nàycũng giúp cho nhà nghiên cứu có thêm căn cứ để khẳng định tính trung thực, độ tincậy của kết quả nghiên cứu

7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục

Từ kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các trường mầmnon , phân tích làm rõ hiệu quả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho

Trang 17

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng phương pháp toán học thống kê giúp ta xử lý các dữ liệu, các thôngtin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập được, nhờ đó ta xác định được kếtquả một cách khách quan các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạchlạc cho trẻ ở các trưởng mầm non theo đúng chương trình giáo dục mầm non

Giúp so sánh số liệu, thông tin trong quá trình điều tra, thu thập qua các năm

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khái niệm đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạccho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

Chương 2: Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở cáctrường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

Trang 18

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂNNGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Ngôn ngữ là chức năng tâm lý cấp cao của con người, là công cụ để tư duy, đểgiao tiếp, là chìa khóa để con người nhận thức và chiếm lĩnh kho tàng tri thức của dântộc và nhân loại

với mỗi cá nhân, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc diễn ra cực kỳ nhanh ở giaiđoạn từ 0 - 6 tuổi (lứa tuổi mầm non) Từ chỗ sinh ra chưa có ngôn ngữ, đến cuối 6tuổi - chỉ một khoảng thời gian rất ngắn so với cả một đời người - trẻ đã có thể sửdụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày Đây chính là giai đoạn phátcảm về ngôn ngữ Ở giai đoạn này nếu không có những điều kiện thuận lợi cho sựphát triển ngôn ngữ thì sau này khó có thể phát triển tốt được Chính vì vậy, ngôn ngữnói chung và ngôn ngữ mạch lạc của trẻ trước tuổi học là vấn đề được nhiều nhàkhoa học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu

* Trên thế giới:

Vấn đề ngôn ngữ đã được đề cập đến ngay từ thời cổ đại Nhưng thời cổ đạingười ta nghiên cứu ngôn ngữ không tách khỏi triết học Các nhà triết học cổ đạiđã coi ngôn ngữ như là một hình thức biểu hiện về ngoài của cái bên trong là

“logos”, tinh thần, trí tuệ của con người Trong cuốn “Triết học DESCARTES”,

Descartes đã chỉ ra những đặc tính chủ yếu của ngôn ngữ và lấy đó làm tiêu chíphân biệt con người, khác với động vật Ông đã nhấn mạnh tính chất của ngônngữ, cái tín hiệu duy nhất ấy chắc chắn là của một tư duy tiềm tàng trong cơ thể và

kết luận rằng “có thể lấy ngôn ngứ làm chỗ khác nhau thực sự giữa con người vàcon vật” Chỉ đến thế kỷ 19 khuynh hướng tâm lý học mới nảy sinh trong ngôn

ngữ học Người đầu tiên sáng lập ra trường phái ngôn ngữ học tâm lý là Shteintal(1823 - 1899) Ông đã đưa ra học thuyết ngôn ngữ là sự hoạt động cả cá nhân vàsự phản ánh tâm lý dân tộc theo ông, ngôn ngữ học p hải dựa vào tâm lý cá nhântrong khi nghiên cứu ngôn ngữ cá nhân, phải dựa vào tâm lý dân tộc trong khinghiên cứu ngôn ngữ học dân tộc [14]

Trang 19

8Sau các mạng tháng Mười Nga 1917, các nhà ngôn ngữ học, tâm lý học XôViết đã vận dụng quan điểm Mác - Lênin và hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ đó là:xem xét ngôn ngữ với tư các là một hiện tượng xã hội Ngôn ngữ thể hiện các mốiquan hệ giữa con người với con người được quy định bởi những điều kiện cụ thể củathời kỳ lịch sử nhát định Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và là phươngtiện giao tiếp chủ yếu của con người [30] Với quan điểm này có thể kế đến:L.X.Vưgụtxki; R.O.Shor; E.D.Polivanov; K.N.Dezhavin; B.A.Larin; M.V.Sergievskif;M.N.Peterson; L.D.DaKubinskif; A.M.Selishchev Họ đã đi vào nghiên cứu tính chấtxã hộ của ngôn ngữ, về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, sự phụ thuộc qua lại

giữa các thuộc tính của ngôn ngữ L.X.Vưgụtxki trong cuốn “Tư duy và ngôn ngữ”

đã lập luận rằng hoạt động tinh thần của con người chính là kết quả học tập mang tínhxã hội chứ không phải là một học tập chỉ là của cá thể theo ông, khi trẻ em gặp phảinhững khó khăn trong cuộc sống, trẻ tham gia vào sự hợp tác của người lớn và bạn vècó năng lực cao hơn, những người này giúp đỡ trẻ và khuyến khích trẻ Trong mốiquan hệ hợp tác này, quá trình tư duy trong mặt xã hội nhất định được chuyển giaosang tre Do ngôn ngữ là phương thức đầu tiên mà qua đó, con người trao đổi các giátrị xã hội, L.X.Vưgụtxki coi ngôn ngữ là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển củatư duy [16]

A.M.Leusina đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻmấu giáo và đi đến kế luận: Không phải là từ mà là câu và ngôn ngữ mạch là là đơnvị của ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp Trẻ càng lớn tính hoàn cảnh của ngônngữ càng giảm dần chuyển sang hình thức nói mạch lạc gắn chặt với sự lĩnh hội củavốn từ, lĩnh hội hệ thống ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ [7,Tr.22]

X.L.Rubinxtein cho rằng: Điều cơ bản trong phát triển lời nói mạch lạc cho trẻlà chỉnh sửa và hoàn thiện kỹ năng sử dụng lời nói như một phương tiện giao tiếp Phát triển vốn từ cũng như việc nắm vững các hình thức ngữ pháp đã ảnh hưởng đếnlời nói mạch lạc ở từng thời điểm nhát định [7,Tr.29]

* Ở Việt Nam:

Việc nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non (0-6 tuổi) cũng đượcrất nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm và tiếp cận sâu ở từng góc độ khácnhau trong sự phát triển ngon ngữ của trẻ

Trang 20

Có thể kế đến các xu hướng nghiên cứu sau:Vốn từ, khả năng hiểu từ, ngữ pháp của trẻ em ở các độ tuổi khác nhau cócác công trình nghiên cứu của Dương Hiệu Hoa (1985), Nguyễn Minh Huệ (1989),Hồ Minh Tâm (1989) Chẳng hạn Lưu Thị Lan (1996) trong công trình nghiên cứu

“Những bước hát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1-6 tuổi” [16] đã chỉ rõ các bước phát

triển về ngữ âm của trẻ em Việt Nam bắt đầu từ giai đoạn tiền ngôn ngữ (0-1 tuổi)giai đoạn ngôn ngữ (1-6 tuổi), về mặt ngữ âm có những bước tiến dài đặc biệt là giaiđoạn 4-6 tuổi Các bước phát triển về từ vựng được tác giả thống kế từng lứa tuổi vớisố lượng từ tối thiểu và số lượng từ tối đa Từ 18 tháng tuổi trở đi trẻ có sự nhảy vọtvề số lượng từ và yếu tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển vốn từcủa trẻ Các bước phát triển về ngữ pháp trong ngôn ngữ của trẻ em Việt Nam đượctác giả nghiên cứu rất cụ thể từng lứa tuổi với loại câu đơn, câu phức, các loại câuphức như câu phức chính phu, câu phức đẳng lập Câu phức chính phụ xuất hiệnmuộn và có số lượng ít hơn Nhìn chung vấn đề ngôn ngữ trẻ em được các nhà khoahọc quan tâm nghiên cứu ở nhiều mặt, nhiều lứa tuổi khác nha Có nghiên cứu về cấutrúc đặc biệt của ngôn ngữ, có nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng tác động đến quá trìnhhình thành và phát triển ngôn ngữ, một số nghiên cứu khác lại nghiên cứu biện phápphát triển ngôn ngữ cho trẻ Tuy nhiên, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu mớitập trung nhiều vào lứa tuổi nhà trẻ, ít đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ của lứa tuổi 5- 6 Trong các công trình nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo chủ yếu đi sâunghiên cứu vào một mặt của sự phát triển ngôn ngữ như hiểu từ hoặc ngôn ngữ mạchlạc Trong ngôn ngữ mạch lạc thì lại chủ yếu đi vào nghiên cứu biện pháp hìnhthành và phát triển ngôn ngữ mạch lạc Nhiều người rất quan tâm đến việc chuẩn bị

cho trẻ Mẫu giáo học đọc và viết ở lớp 1 (tức là quan tam đến làm quan với chữ cáicủa trẻ 5 tuổi).

Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo là một điều kiện hết sức quan trọng để trẻtiếp xúc với môi trường mới lạ ở phổ thông, giúp trẻ lĩnh hội được những kiến thứcmang tính chát khoa học của các môn học ở phổ thông Vì vậy, việc nghiên cứu vốnngôn ngữ cơ bản của trẻ cả về vốn từ, ngữ âm, ngữ điệu, ngữ pháp, ngôn ngữ mạchlạc là rất cần thiết Thông qua đó, chúng ta có thể giúp trẻ có sự hát triển ngôn ngữ

Trang 21

10một cách đầy đủ về các mặt, đó cũng là phương tiện cơ bản nhất, quan trọng nhất đểtrẻ tiếp thu tri thức không chỉ mông Tiếng Việt mà còn tất cả các môn học khác củachương trình lớp 1 Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu biện pháp phát triểnngôn ngữ mạch lạc cho trẻ ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên.

1.2 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo

1.2.1 Khái niệm ngôn ngữ mạch lạc

Phát triển lời nói mạch lạc là nhiệm nhiệm vụ quan trọng nhất trong cácnhiệm vụ phát triển lời nói trẻ em Tuy nhiên, hiểu lời nói mạch lạc là gì thì có nhiềuý kiến còn chưa chính xác xuất hiện trong các nghiên cứu gần đây Lời nói mạch là làmột khái niện công cụ quan trọng nhất trong các nghiên cứu và phát triển lòi nóimạch lạc cho trẻ nhỏ Làm sáng tỏ khái niện nay sẽ giúp cho các nhà sư phạm có địnhhướng đúng đắn trong các nghiên cứu về lĩnh vực này

Trước hết, đứng về mặt lý thuyết ngôn ngữ thì lời nói mạch lạc là vấn đề củangữ pháp văn bản Nó không thuộc về ngũ âm, từ vựng hay cú pháp Rèn luyện khảnăng nói mạch lạc cho trẻ tức là giúp trẻ sử dụng đơn vị giao tiếp ngôn ngữ ở cấp độhoàn chỉnh nhất Nếu như vậy, các nhà sư phạm phải ra đi từ những vấn đề của ngữpháp văn bản Dạy lời nói mạch lạc là dạy sử dụng ngôn bản trong giao tiếp ngônngữ Trẻ phải tự mình tạo ra được ngôn bản, tất nhiên ở dạng còn đơn giản nhất Cónghĩa là, cái ngôn bản được tạo ra ấy phải đảm bảo các đặc trưng của ngôn bản với tư

cách một đơn vị giao tiếp ngôn ngữ hoàn chỉnh Đó là hai đặc trưng cơ bản: Tínhhoàn chỉnh và tính liên kết.

* Tính hoàn chỉnh của ngôn bản bao gồm hai mặt là hoàn chỉnh về nội dung

(có chủ đề tập trung, triển khai chủ đề hợp lí và có tính nhất quán về mục tiêu của chủđề); hoàn chỉnh về hình thức chủ yếu là có kết cấu rõ ràng

* Tính liên kết của ngôn bản thể hiện ở cả hai mặt hình thức và nội dung Liên

kết nội dung bao gồm liên kết chủ thể và lien kết lô gic; còn liên kết hình thức và cácphương thức liên kết các câu, các đoạn câu (các phương thức: lặp, thế, nối, phối ứngtừ ngữ, tỉnh lược, đối, nêu câu hỏi,…)

Các nhà giáo dục học, tâm lí học, ngôn ngữ họ đang nghiên cứu về lời nóimạch lạc và đã đưa ra những ý kiến khác nhau:

Trang 22

Theo L.X Rubinxtein thì tính mạch lạc là “tính tương tự, tương xứng gầngiống nhau mà người nói hoạc người viết cần phải dùng đến nhằm làm cho ngườinghe hoặc người đọc hiểu” Ngôn ngữ mạch lạc là ngôn ngữ có thể hiểu hoàn toàn,hiểu một cách trọn vẹn trên cơ sở chính nội dung thể hiện của nó Do vậy, ông chorằng phát triển lời nói mạch lạc là phát triển tư duy, phát triển kĩ năng thể hiện ýnghĩa.

Theo D.B Enconhin, “Lời nói mạch lạc như sự bày tỏ bằng ngữ nghĩa đầy đủdảm bảo sự giao tiếp và hiểu biết lẫn nhau Lời nói mạch lạc trong trẻ mấu giáo là kếtquả của sự phát triển lòi nói chung”

A.M Leusina cho rằng ngôn ngữ mạch lạc có đặc tính ở chố nội dung của nóđược mở ra trong bản thân bài văn và trở nên dễ hiểu đối với ngườ nghe, không lệthuộc vào sự cân nhắc này nọ hoặc hoàn cảnh này nọ

Theo A.M Bôrôđich, “Lời nói mạch lạc là lời nói mở rộng có ý nghĩa (nhữngcâu liên kết với nhau một cách logic) giúp cho con người giải thích và hiểu nhau”

Haliday và Hasan (1978) nhắc đến mạch lạc trong khi nói đến dấu vết của tìnhhuống trong văn bản “… chất văn bản bao gồm nhiều hơn, không chỉ là sự có mặtcủa những quan hệ nghĩa phụ thuộc của một yếu tố khác để giải thích được nó Nógồm cả một chừng mực nào đó của mạch lạc trong các ý nghĩa được diễn đạt Khôngchỉ hoặc không phải chủ yếu là ở nội dung, mà ở sự lựa chọn toàn bộ Từ các nguồn ýnghĩa của ngôn ngữ đó, bao gồm cả các thành tố liên các nhân (xã hội- biểu cảm- ýchí) khác- các thức, các tình thái, các độ mạnh và những hình thái khác nữa và ngườinói nhồi nhét vào trong tình huống nói

Theo tác giả Cao Đức Tiến, lời nói mạch lạc (lời nói liên kết) là sự trình bàychi tiết có logic, có trình tự chính xác ý nghĩa của mình, nói đúng ngữ pháp và cóhình ảnh một nội dung định tính

Tác giả Diệp Quang Ban đã xem xét ý kiến của nhiều tác giarveef vấn đềmạch lạc và liên kết trong văn bản Ông đã đề cập đến tính mạch lạc trong văn bản vàtrong diễn ngôn và đã đi đến kết luận về vai trò của mạch lạc trong văn bản như sau:Mạch lạc là một khái niệm phức tạp và bao gồm nhiều yếu tố trừu tượng không xácđịnh Ông đã đưa ra một số hiện tượng dễ quan sát nhất đối với mạch lạc:

- Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài - chủ đề Sự vi phạm tínhthống nhất đề tài - chủ đề được cụ thể hóa thành sự vi phạm tính hợp lí của sự triển

Trang 23

12- Mạch lạc thể hiện tính hợp lí (logic) của sự triển khai mệnh đề.- Mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp lí (logic) giữa các câu (mệnh đề).- Mạch lạc thể hiện trong khả năng dung hợp nhau giữa các hoạt động ngôn ngữ.- Mạch lạc được giải thuyết theo nguyên tác cộng tác.

Tác giả Diệp Quang Ban đã trích dẫn định nghĩa về mạch lạc của tác giảNuman (1993): Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó hiểu ngôn được tiếp nhận như là có“mắc vào nhau” chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát ngôn không có liênquan nhau Tác giả cũng kết luận về vai trò của mạch lạc trong văn bản như sau: Bảnchất mạch lạc cũng là vấn đề mức độ, nó có tư cách quy định đối với mức độ là vănbản của một văn bản thông qua phương tiện liên kết, và như vậy có thể thấy rằng mộtcông dụng quan trọng của liên kết là làm phương tiện hình thức cho mạch lạc Mạchlạc là yếu tố quy định sự triển khai văn bản ( tính năng động), dẫn văn bản theonhững định hướng và mục tiêu đã định

Tóm lại, lời nói mạch lạc không phải được tạo nên bởi phép cộng đơn thuầncủa các phát triển ngôn mà tồn tại bởi sợi dây liên kết ( liên kết nội dung và liên kếthình thức) được biểu hiện bởi tư duy lôgíc về một chủ đề nhất định và bởi phươngthức lời nói với nhau nhằm thực hiện các chức năng giao tiếp

Như vậy, ngôn ngữ được gọi là mạch lạc khi có đủ các yếu tố sau:- Các câu phải đúng ngữ pháp và có ý nghĩa

- Nội dung thgoong báo phải đầy đủ, khúc triết, chính xác hợp lý và phải cóchủ đề xác định

- Có dùng các phép liên kết một cách hợp lý.- Các hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong các câu phải dung hợp nhau vàphải thể hiện được chức năng giao tiếp của ngôn ngữ

- Có sắc thái biểu cảm trong lời nói.Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết thì ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo xuấthiện do nhu cầu trẻ muốn mô tả lại cho người khác nghe những gì mà trẻ nhìn thấymà không thể dự vào các tình huống cụ thể trước mắt Nhu cầu giải thích, phân trầncho bạn hay người lớn về một vấn đề nào đó nhằm mục đích thuyết phục người nghe.Để đạt được mong muốn đó trẻ phải cố gắng diễn đạt suy nghĩ của mình một cách rõ

Trang 24

ràng theo đúng trình tự, thể hiện được ý cơ bản và mối liên hệ của các sự việc, sự vật,hiện tượng,… có nghĩa là trẻ phải nắm được kỹ năng diễn đạt mạch ý nghĩ của mình.Theo tác giả, lời nói mạch lạch của trẻ là lời nói thể hiện tính chặt chẽ, khúc triết, tínhtrình tự, tính liên kết,…

Lời nói mạch lạch của trẻ mẫu giáo được tác giả Lương Kim Nga xem xét quacác biểu hiện như sau:

- Nói đúng cấu trúc câu Tiếng Việt.- Lời nói có nội dung thông báo đầy đủ, lô gíc, có hình ảnh.- Khi nói diễn đạt rõ ràng, ngắt nghỉ giọng đúng chỗ, giọng nói có sắc tháibiểu cảm

Theo tác giả Nguyễn Xuân Khoa thì tính mạch lạc trong lời nói của trẻ thểhiện ở mối quan hệ chặt chẽ của sự liên kết nội dung và liên kết hình thức Tác giảcho rằng: “….nắm vững lời nói mạch lạc, không có được nếu không phải phải pháttriển khả năng tách biệt các yếu tố của nó như: câu, từ…” Lời nói mạch lạc của trẻđược xem như là một văn bản được tạo thành từ những câu có sợi dây liên hệ chặtchẽ gọi là liên kết nội dung và lien kết hình thức Theo tác giả, có hai kiểu lời nóimạch lạc, đó là lời nói đối thoại bà lời nói độc thoại

Đối thoại là câu chuyện giữa hai hay nhiều chủ thể nói năng Mục đích củađối thoại là hỏi về cái gì đó và đòi hỏi trả lời Đối thoại về căn bản là lời nói đối thoại,bao gồm những phản ứng tương hỗ của hai cá nhân giao tiếp với nhau các phản ứngtự phát một cách bình thường được xác định bởi hoàn cảnh hoặc lời nói của ngườitham gia đối thoại Mỗi một lời hội thoại tách riêng của những người tham gia đốithoại không có ý nghĩa kết thúc, tất cả được lĩnh hội trong sự thống nhất đối thoại.Trong đối thoại thường sử dụng câu không đầy đủ, lời nói đối thoại với trẻ nắm tươngđối dễ vì trẻ nghe nhiều trong đời sống hằng ngày Trong ngôn ngữ hội thoại cácphương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng

Độc thoại là lời nói mạch lạc của một người, mục đích của độc thoại làthông báo về những sự kiện nào đó Độc thoại thường là lời nói của phong cáchsách vở Độc thoại là hệ thống có tổ chức của các tư tưởng có hình thức của cáclời nói, là những hành động có dự định trước đến những người xung quanh Bất kỳlời độc thoại nào cũng là sáng tác khoa học ở dạng phôi thai, khi miêu tả, tường

Trang 25

14thuật, phản ánh, hình thức độc thoại nào của lời nói được dùng, sự khác nhau củacác tiểu loại naỳ được xác định bởi lien kết lô gíc của các câu trong văn Các nhàsư phạm nêu ra các định nghĩa về lời nói mạch lạc của trẻ em có những điểmgiống nhau và khác nhau Ở đây chúng tôi xin nêu ra định nghĩa của một nhà sưphạm Nga: Tiến sĩ ngôn ngữ học Xôkhin, nguyên trưởng phòng nghiên cứuphương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em thuộc về viện nghiên cứu khoa họ c giáodục trẻ em trước tuổi đến trường phổ thông trực thuộc viện hàn lâm khoa học giáodục Liên Xô, tác giả của nhiều cuốn sách giáo khoa, phương pháp về phát triểnngôn ngữ của trẻ em Xôkhin đã định nghiã đơn giản như sau:

“Lời nói mạch lạc được hiểu là sự diễn đạt mở rộng một nội dung xác định,được thực hiện một cahs lô gic, tuần tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có tính biểucảm”

Ngữ pháp mà Xôkhin dùng ở đây là nói về ngữ pháp văn bản chứ không nóivề cú pháp như nhiều người khi đọc định nghĩa này đã hiểu lầm (từ đó nêu ra mộttrong những tiêu chí đánh giá lời nói mạch lạc của trẻ là câu nói đúng ngữ pháp)

Gần đây, trong một số công trình nghiên cứu về lời nói mạch lạc của trẻ emmẫu giáo, đáng tiếc là các tác giả đã thiếu chính xác khi xác định các nhiệm vụ, nêura các tiêu trí đánh giá lời nói mạch lạc của trẻ em Chăng hạn, trong một nghiên cứucác biện pháp phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn, một tác giả đã nêu racác nhiệm vụ: Phát triển vốn từ và kỹ năng sử dụng từ ngữ trong năng tách biệt cácyếu tố của nó như: câu, từ…” Lời nói mạch lạc của trẻ được xem như là một văn bảnđược tạo thành từ những câu có sợi dây liên hệ chặt chẽ gọi là liên kết nội dung vàlien kết hình thức Theo tác giả, có hai kiểu lời nói mạch lạc, đó là lời nói đối thoại bàlời nói độc thoại

Đối thoại là câu chuyện giữa hai hay nhiều chủ thể nói năng Mục đích củađối thoại là hỏi về cái gì đó và đòi hỏi trả lời Đối thoại về căn bản là lời nói đối thoại,bao gồm những phản ứng tương hỗ của hai cá nhân giao tiếp với nhau các phản ứngtự phát một cách bình thường được xác định bởi hoàn cảnh hoặc lời nói của ngườitham gia đối thoại Mỗi một lời hội thoại tách riêng của những người tham gia đốithoại không có ý nghĩa kết thúc, tất cả được lĩnh hội trong sự thống nhất đối thoại.Trong đối thoại thường sử dụng câu không đầy đủ, lời nói đối thoại với trẻ nắm tươngđối dễ vì trẻ nghe nhiều trong đời sống hằng ngày Trong ngôn ngữ hội thoại cácphương tiện biểu cảm phi ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng

Trang 26

Độc thoại là lời nói mạch lạc của một người, mục đích của độc thoại là thôngbáo về những sự kiện nào đó Độc thoại thường là lời nói của phong cách sách vở.Độc thoại là hệ thống có tổ chức của các tư tưởng có hình thức của các lời nói, lànhững hành động có dự định trước đến những người xung quanh Bất kỳ lời độc thoạinào cũng là sáng tác khoa học ở dạng phôi thai, khi miêu tả, tường thuật, phản ánh,hình thức độc thoại nào của lời nói được dùng, sự khác nhau của các tiểu loại naỳđược xác định bởi lien kết lô gíc của các câu trong văn Các nhà sư phạm nêu ra cácđịnh nghĩa về lời nói mạch lạc của trẻ em có những điểm giống nhau và khác nhau Ởđây chúng tôi xin nêu ra định nghĩa của một nhà sư phạm Nga: Tiến sĩ ngôn ngữ họcXôkhin, nguyên trưởng phòng nghiên cứu phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ emthuộc về viện nghiên cứu khoa học giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường phổ thôngtrực thuộc viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô, tác giả của nhiều cuốn sách giáokhoa, phương pháp về phát triển ngôn ngữ của trẻ em Xôkhin đã định nghiã đơn giảnnhư sau:

“Lời nói mạch lạc được hiểu là sự diễn đạt mở rộng một nội dung xác định,được thực hiện một cahs lô gic, tuần tự, chính xác, đúng ngữ pháp và có tính biểucảm”

Ngữ pháp mà Xôkhin dùng ở đây là nói về ngữ pháp văn bản chứ không nóivề cú pháp như nhiều người khi đọc định nghĩa này đã hiểu lầm (từ đó nêu ra mộttrong những tiêu chí đánh giá lời nói mạch lạc của trẻ là câu nói đúng ngữ pháp)

Gần đây, trong một số công trình nghiên cứu về lời nói mạch lạc của trẻ emmẫu giáo, đáng tiếc là các tác giả đã thiếu chính xác khi xác định các nhiệm vụ, nêura các tiêu trí đánh giá lời nói mạch lạc của trẻ em Chăng hạn, trong một nghiên cứucác biện pháp phát triển lời nói mạch lạc của trẻ mẫu giáo lớn, một tác giả đã nêu racác nhiệm vụ: Phát triển vốn từ và kỹ năng sử dụng từ ngữ trong lời nói của trẻ emhình thành và phát triển cấu trúc ngữ pháp của trẻ; Giáo dục ngữ âm; Từ đó xác địnhbốn tiêu chí: Khả năng hiểu ý nghĩa của từ; khả năng sử dụng từ để nói thành câu;Khả năng kể lại chuyện vừa được nghe; Khả năng dựng truyện(sáng tác truyện) theotranh Hầu hết các nhiệm vụ, tiêu chí đều “trượt” ra khỏi lĩnh vực của lời nói mạchlạc Đây là các nhiệm vụ của phát triền lời nói Chúng ta có thể dạy cho trẻ phát âm

Trang 27

16một số các luận văn, đề tài nghiên cứu khác, chúng tôi thấy tác giả xác định các tiêuchí như: Phát âm đúng, vốn từ phong phú, câu đúng ngữ pháp,… chúng tôi xin nhăclại là lòi nói mạch lạc là vấn đề của ngữ pháp văn bản, hoàn toàn không phải của ngữâm học, từ vựng học hay cú pháp học Hiểu sai khái niện sẽ dẫn đến tiêu chí đánh giásai thì sẽ không thể thực hiện mục tiêu phát triển lời nói mạch lạc của trẻ em.

Như vậy, lời nói mạch lạc không tách rời thế giới tư duy: sự mạch lạc của lờinói chính là sự mạch lạc của tư duy Lời nói mạch lạc phản ánh lô gic tư duy của trẻ,kỹ năng suy nghĩ về cái tiếp nhận được và phản ánh nó một cách đúng đắn Theo mứcđộ trẻ nói ra suy nghĩ của mình có thể đánh giá được trình độ phát triển ngôn ngữ củanó

Kỹ năng thể hiện suy nghĩ của mình (hoặc một tác phẩm văn chương) mộtcách chặt chẽ, tuần tự, chính xác và có hình ảnh có ảnh hưởng đến sự phát triển thẩmmỹ Khi kể lại, khi sắp đặt những câu chuyện của mình, trẻ cố gắng sử dụng nhữngtừ, câu có hình tượng học được từ các tác phẩm nghệ thuật

Kỹ năng kể lại chuyện một cách hào hứng và lôi cuốn người nghe (các bạn vàcô giáo) bằng sự diễn đạt của mình giúp cho trẻ chở nên thích giao tiếp hơn Từ đókhắc phục được tình trạng rụt rè, giúp trẻ tự tin hơn

Phát triển ở trẻ lời nói biểu cảm mạch lạc cần được xem như một yếu tố giáoduc văn hóa lời nói trong ý nghĩa mở rộng của từ này, tất cả sự phát triển văn hóagiao tiếp ngôn ngữ về sau sẽ dựa trên nền tảng được xây dựng ngay từ trong lứa tuổimẫu giáo

Sự phát triển lời nói mạch lạc không tách rời việc giải quyết các nhiệm vụ cònlại của phát triển lời nói: làm giàu và tích cực hóa vốn từ hình thành cấu trúc ngữpháp, giáo dục chuẩn mực âm thanh lời nói

Chẳng hạn, trong quá trình hình thành vốn từ, trẻ tích lũy được một vốn từ cầnthiết dần dần nắm được cách thức biểu hiện trong các từ một nội dung xác định và kếtquả cuối cùng là biết thể hiện ý nghĩa của mình một cách chính xác và đầy đủ hơn

Hình thành cấu trúc ngữ pháp của lời nói hướng vào phát triển kĩ năng bày tỏnhững suy nghĩ của mình bằng các câu đơn giản và mở rộng có quan hệ phức hợp vàsở thuộc, sử dụng đúng các hình thức ngữ pháp Việc giáo dục chuẩn mực âm thanh,lời nói tạo cho lời nói của trẻ rõ nét, rành mạch và biểu cảm

Trang 28

Có hai hình thức cơ bản của lời nói là độc thoại và đối thoại Mỗi loại có đặctrưng riêng của mình, chẳng hạn, hình thức lời nói đối thoại ( Trao đổi hai hoặc mộtsố người), đặt ra câu hỏi và trả lời câu hỏi dẫn đến các câu trả lời không đầy đủ thậmchí chỉ có một từ và câu không đầy đủ thiếu thành phần nào đó, với ngữ điệu biểucảm, cử chỉ, điệu bộ là những đặc điểm cơ bản của lời nói đối thoại Ở đây đặc biệtquan trọng là kĩ năng hình thành và đưa ra câu hỏi và tương ứng với nó là câu trả lờibổ sung và sửa cho người đối thoại với mình.

Lời nói độc thoại có đặc điểm ở sự trieent khai đầy đủ rõ rang mối quan hệ qualại của các thành phần trong lời nói Độc thoại, kể chuyện, giải thích đòi hỏi ở ngườinói sự chú ý căng thẳng hơn đối với nội dung lời nói và hình thức của nó Ở đay rấtcần phải giữ được sự sinh động và trực tiếp của lời nói

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của lời nói độc thoại là tính chủ địnhcó nhận thức của nó Tính chủ định được hiểu là kĩ năng sử dụng có lựa chọn cácphương tiện ngôn ngữ, dung từ, đặt câu truyền đạt một cách đầy đủ chính xác ýnghĩa của người nói Trong các công trình nghiên cứ về lời nói mạch lác củaChikhiêva, usôva, Xalaviôva (Nga) và các tác giả Việt Nam như: Lưu Thị Lan, LươngKim Nga, Nguyễn Thị Oanh… đều có nhận xét rằng kĩ năng nói mạch lạc phát triểnchỉ với sự chỉ đạo có định hướng của cô giáo và bằng con đường dạy học hệ thốngtrên các tiết học

1.2.2 Đặc trưng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ mẫu giáo

Trẻ 3 tuổi phù hợp với hình thức đơn giản của lời nói đối thoại ( trả lời câuhỏi) nhưng ở đây đứa trẻ thường xã rời với nội dung câu hỏi Chúng mới chỉ bắt đầunắm được kĩ năng bày tỏ một cách mạch lạc những ý nghĩ của mình, mắc nhiều lỗitreong xây dựng câu đặc biệt là câu phức

Lời nói của trẻ mang tính tình huống chủ yếu là diễn đạt vội vàng Những lờinói mạch lạc đầu tiên của trẻ được cấu tạo từ hai đến ba câu nhưng cũng cần phảixem đó chính là sự thể hiện mạch lac Dạy lời nói đối thoại cho trẻ mẫu giáo bé và sựphát triển của nó sau đó là cơ sở để hình thành lời nói đối thoại

Trong lứa tuổi mẫu giáo nhỡ sự phát triển của lời nói mạch lạc chịu ảnhhưởng lớn của việc tích cực hóa vốn từ ( khối lượng lúc này đã đạt đến khoảng 700

Trang 29

18Trẻ mẫu giáo nhỡ bắt đầu được học đặt những câu chuyện nhỏ theo tranh, đồchơi Nhưng phần lớn câu chuyện của trẻ giờ đây chỉ đơn thuần là mô phỏng lại mẫucủa người lớn.

Trong độ tuổi này diễn ra sự phát triển mạnh mẽ lời nói văn cảnh, có nghĩa lànói chỉ tự mình hiểu được

Ở trẻ mẫu giáo lớn, lời nói mạch lạc đẽ đạt được trình độ khá cao Để trả lờiđược câu hỏi trẻ đã sử dụng các câu tương đối chính xác, ngắn gọn và có khi cần thìmở rộng Ở trẻ phát triển kĩ năng nhận xét lời nói và câu trả lời của các bạn, bổ sunghoặc sử chữa các câu trả lời đó Vào năm thứ 6 trẻ có thể đặt các câu truyện miêu tảhay thao một chủ đề nào đó cho trước một cách tương đối, tuần tự và rõ ràng nhưngtrẻ vẫn cần đến mẫu lời nói của cô giáo, kĩ năng truyền đạt trong lời kể thái độ, xúccảm của mình đối với các sự vật, hiện tượng trong câu chuyện của trẻ vẫn còn chưaphát triển đầy đủ

Nghiên cứu của các tác giả Hồ Lam Hồng một số đặc điểm tâm lí trong hoạtđộng ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hình thức kể chuyện là một công trình

nghiên cứ công phu đã chỉ ra được những đặc trưng về phương diện tâm lí- ngôn ngữtrong lời nói mạch lạc của trẻ Khảo sát thực tế của tác giả đã cho chúng ta những tàiliệu có giá trị về khả năng kể chuyện của trẻ 5-6 tuổi:

- Đặc điểm trí nhớ: Trí nhớ của trẻ 5-6 tuổi là trí nhớ trực quan, chủ yếu là trựcquan hình ảnh Những hình ảnh trẻ nhớ được phù hợp với nội dung và ý tưởng chủ đềtruyện Đặc điểm trí nhớ ngôn ngữ thể hiện ở số lượng từ trẻ nhớ lại trong mộtkhoảng thời gian tương đương 1,5-2 phút và sử dụng đúng, chính xác phù hợp với nộidung câu chuyện vào khoảng từ 79-146 từ ở truyện kể theo chủ đề (Trung bình 115-120 từ) và khoảng 86-117 (trung bình 100) từ trong chuyện kể theo tranh

Đặc điểm tư duy: trẻ thường chọn và biểu đạt ý tưởng của mình qua cách đặttên truyện Trình tự diễn đạt sự kiện thể hiện khả năng suy luận, suy diễn và kết luậncủa trẻ Điểm nổi bật về trình tự diễn giải vấn đề ở trẻ là thường bám theo trình tự sảyra sự việc, theo trình tự thời gian: Cái gì sảy ra trước nói trước, cái gì xả ra sau nóisau; và theo trình tự không gian thường từ ngoài vào trong từ điểm chính nổi bật rwvị trí trọng tâm đề chi tiết phụ Nội dung trình bày câu chuyện của trẻ đảm bảo cấu

Trang 30

trúc ba phần Phần mở đầu thường là sự bao quát chung về không gian, thời gian haylà giới thiểu khái quát chung về sự vật, hiện tượng Sự triển khai vấn đề thường là sựtrình báy tiến trình sự việc, nhăng điều vướng mắc và cahcs giải quyết; nêu nhữngđặc điểm của sự vật đôi lúc có lồng thêm vào đó Cảm xúc, tình cảm, thái độ chủquan của người kê chuyện Nội dung chuyện được chon lọc và xây dung lên từ nhữnghình ảnh cụ thể về sự kiện, hoạt động của con người, đặc điểm cụ thể của sự vật Trẻthường chủ yếu miêu tả vật, tường thuật lại sự việc Quá trình phân tích tổng hợp ởtrẻ vẫn dựa trên những hình ảnh là chủ yếu; do đó khi kể chuyện theo tranh, yếu tốtrực quan giúp trẻ mở rộng câu chuyện có ý tưởng.

Đặc điểm tư duy ngôn ngữ thể hiện qua việc sử dụng câu trong lời nói Trẻthường sử dụng khoảng 7 - 12 câu trong chuyện kể theo chủ đề mỗi câu có khoảng11- 13 khoảng 9 - 10 câu trong chuyện kể theo tranh mỗi câu có khoảng 9 - 11 từ

- Đặc điểm cảm xúc: Xúc cảm của trẻ thể hiện ở nhu cầu muốn được tham giahoạt động, muốn được mình kể về những điều mình đã trải nghiệm, những điều mắtthấy tai nghe, những hiểu biết, suy nghĩ và những cảm xúc của mình trước sự vật hiệntượng Cảm xúc ngôn ngữ của trẻ được thể hiện qua những điệu giọng nói, nét mặt,ánh mắt và cử chỉ, điệu bộ, tư thế trong qua trình kể chuyện Cảm xúc ngôn ngữ củatrẻ cũng được thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, câu nói thể hiện cảm xúc, tình cảmhay thái độ của cá nhân trước sự kiện đang nói tới

Phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ được thực hiện trong sinh hoạch hàng ngàycung như trong giờ học

Với trẻ mẫu giáo bé người ta tiến hành công việc chuẩn bị kĩ lưỡng nhằm phát

triển những thói quen lời nói mạch lạc Cần đặc biệt chú ý phát triển các thói quenhội thoại Công việc này thể hiện ở chỗ trẻ học nghe và hiểu được lời nói của người

lớn trả lời các câu hỏi, kể chuyện khi có mặt các bạn cùng nghe các câu chuyện củanhau Đầu tiên người ta dạy trẻ thực hiện các hành động theo chỉ dẫn bằng lời (mangđồ ra chơi, chỉ xem có cái gì, ai ở trong tranh), sau đó trả lời các câu hỏi của cô giáonghe cô nói, nhắc lại sau cô lời nói của các nhân vật trong chuyện, các câu hỏi phảicụ thể và dễ hiểu đối với trẻ (“Con thích những đồ chơi nào? Con hãy kể những đồchơi này cho cô nghe? Trong bức tranh này là con gì?”)

Trang 31

20Cô giáo hiểu được ý nghĩa trong lời kể của trẻ (được thể hiện bằng 2 – 3 câungắn) và bằng những câu hỏi của mình kích thích trẻ kể đầy đủ hơn và trình bày đúngngữ pháp hơn Cô càn có thái độ thận trong động viên trẻ

Trong nhóm mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn, trẻ đã nắm được các loại cơ bảncủa lời nói độc thoại - kể chuyện và kể lại chuyện

So với kể lại chuyện thì kể chuyện là loại hình lời nói phức tạp hơn, bởi vì tạora một văn bản mới phức tạp hơn tái hiện lại một văn bản đã có Phát triển lời lói mạchlạc cho trẻ thực hiện trong việc dạy trẻ kể chuyện bắt đầu từ kể lại một cách đơn giảncác tác phẩm văn học ngắn đến những hình thức cao hơn của kể chuyện tự sáng tạo

Trong phần này, trình bày phương pháp dạy trẻ có độ tuổi khác nhau các hìnhthức cơ bản của kể chuyện dựa theo chương trình giáo dục ở trường mầm non kể lạitác phẩm văn học, kể chuyện theo tranh, kể chuyện với đồ chơi, kể chuyện theo kinhnghiệm bản thân, kể chuyện sáng tạo

1.2.3 Hình thức và biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc

Theo tác giả Đinh Hồng Thái: Các nhà sư phạm đã thống nhất có 5 hình thứcphát triển lời nói mạch lạc cho trẻ em: dạy trẻ kể chuyện theo tranh, dạy trẻ kể chuyệnvới đồ chơi, dạy trẻ kể lại truyện văn học, dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm, dạytrẻ kể chuyện sáng tạo

Các phương pháp, biện pháp dạy lời nói mạch lạc cho trẻ được vận dụng kháphong phú, tùy theo hình thức dạy học

1 Dạy trẻ kể chuyện theo tranh

Ở trong trường mầm non, trẻ đã được học kể chuyện theo tranh vẽ đồ vật hoặctranh có chủ đề

Đối với trẻ 3 tuổi chỉ mới có giai đoạn chuẩn bị học kể chuyện theo tranh bởivì trẻ ở độ tuổi này chưa thể thiết lập được sự diễn đạt mạch lạc Thông thường, trẻchỉ bó hẹp trong phạm vi liệt kê đơn giản các đối tượng, các mặt riêng lẻ thuộc phẩmchất hay thuộc tính của nó Vì thế, trong giai đoạn này cần dạy cho trẻ nhận xét cái gìchính yếu trong tranh và dần dần dẫn dắt chúng từ liệt kê các đồ vật đến chỗ kể ramối quan hệ giữa chúng (trả lời câu hỏi của cô)

Những bức tranh đầu tiên cho trẻ độ tuổi này thường thể hiện các đối tượngriêng lẻ (đồ chơi, đồ dùng gia đình, các con vật nuôi trong gia đình), có thể là tranh

Trang 32

có chủ đề đơn giản, gần gũi với kinh nghiệm riêng của trẻ Tiết học cho trẻ tiếp xúcvới các bức tranh có thể tiến hành theo cách khác nhau Ví dụ tiết học có thể bắt đầuvới việc thảo luận dẫn dắt mục đích của nó làm rõ những biểu tượng được thể hiệntrong tranh, tạo ra trạng thái cảm xúc để trẻ tri giác bức tranh tốt hơn Biện pháp cơbản ở đây là cô giáo sử dụng các câu hỏi Chúng phải rõ ràng, ngắn gọn Nếu trẻ khótrả lời cần phải giúp trẻ bằng việc giải thích rõ hơn.

Cần phải làm sao cho trẻ đối chiếu đúng từ với đồ vật, với các phẩm chất củanó, hành động của nó, nói đúng ngữ pháp

Sau khi thảo luận, chính cô giáo sẽ kể về những gì trong tranh Đôi khi có thểsử dụng cả tác phẩm nghệ thuật nào đó Có thể đưa ra câu đố (Con gì tám cẳng haicàng, ) Có thể hát cho trẻ nghe một bài hát quen thuộc (Nhà em, có một con mèo, )

Đối với trẻ 4 tuổi, đặc biệt quan trọng là sử dụng các biện pháp trò chơi khác nhau.

Chẳng hạn, “Chúng mình kể chuyện cho búp bê nghe”, chúng mình kể chuyện chocún con nghe nhỉ” Với sự giúp đỡ của cô giáo, trẻ vui vẻ kể lại cho búp bê chuyệncún con (đến chơi) về bức tranh,

Có thể phối hợp xem tranh đồ vật với xem đồ chơi giống đồ vật Giáo viên nêura cho trẻ câu hỏi củng cố kiến thức về đồ vật đó Biện pháp này kích thích trẻ muốnđược kể chuyện lần nữa

Sau tiết học, bức tranh nên để lại trong nhóm của trẻ một số ngày nữa Trẻ lạicó cơ hội xem lại bức tranh, nhận thấy những gì trước đó còn bỏ sót và kể lại Giáovên chỉ đạo cả việc xem tranh này của trẻ, chính xác lại lời kể, động viên và duy trì nó

Ở nhóm mẫu giáo nhỡ, trẻ có khả năng đặt lời kể có liên kết không lớn bởi vìở độ tuổi này, lời nói đang được hoàn thiện, tính tích cực và hoạt động nói riêng đangtăng dần

Trẻ mẫu giáo nhỡ chủ yếu học cách đặt những câu chuyện miêu tả theo tranhvẽ đồ vật cũng như tranh có chủ đề

Kể chuyện theo tranh được tiến hành theo các câu hỏi và mẫu lời kể của cô

Thời gian đầu tiên trẻ gần như nhắc lại từng lời mẫu câu cô kể nhưng dẫnđến trong các lời kể của chúng bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn những yếu tốsáng tạo

Trang 33

22Vào cuối năm, nếu trẻ đã học kể chuyện theo mẫu, cô có thể nâng cao yêu cầulên, đưa trẻ vào hình thức tự kể chuyện Chẳng hạn cô giáo đưa ra mẫu kể về một bứctranh này còn trẻ lại kể về một bức tranh khác.

Đối với nhóm trẻ mẫu giáo lớn, vì tính tích cực tăng dần, lời nói đang hoànthiện, có thể có khả năng trẻ tự đặt ra các câu chuyện kể theo các bức tranh Yêu cầuđối với lời kể của trẻ sẽ cao hơn: truyền đạt chính xác cột truyện, sử dụng các phươngtiện ngôn ngữ khác nhau Lời kể mẫu đưa đến cho trẻ độ tuổi này kĩ năng bắt chướcmột cách khái quát chứ không phải là sự tái tạo lại một cách đơn giản Có thể sử dụngcác tác phẩm mẫu, trong một số trường hợp thường chú ý nhắc trẻ một cách đơn giảncốt truyện có thể có hoặc nhận xét các giai đoạn cơ bản của sự phát triển của nó Vaitrò của cô giáo cũng thay đổi Cô không tham gia trực tiếp vào đặt câu hỏi, cô chỉ đạo

hoạt động của trẻ và tham gia khi cần thiết Đối với trẻ lứa tuổi này có thể sử dụngrộng rãi các bộ tranh có chủ đề đặt các câu chuyện có tính mở đầu triển khai và kếtthúc Cốt truyện có thể rất khác nhau Điều quan trọng là dạy cho trẻ không chỉ thấy

những gì vẽ ở trong tranh mà còn phải tưởng tượng ra những sự kiện trước và sau nó

nữa Trong những trường hợp đó, cô dặt ra một loại câu hỏi dường như dẫn dắt cốt

chuyện vượt ra ngoài khuân khổ của nội dung một bức tranh Nghĩ ra mở đàu và kếtthúc cho những gì thể hiện trong tranh, trẻ nắm được kỹ năng cần thiết cho việc tự kểlại chuyện

Đặt lời kể tập thể là một cách làm thường diễn ra một cách thú vị Mỗi trẻ nghĩ

ra cái gì xảy ra với các nhân vât trước đây, trẻ khác miêu tả các sự kiện đang xảy ratrong tranh, trẻ khác nữa nói về hành động tiếp theo của nhân vật và kết thúc câuchuyện Trong những giờ học như vậy cần giáo dục cho trẻ kĩ năng đánh giá các câuchuyện của nhau (cả nội dung và hình thức), phát hiện ra những từ ngữ hay, thể hiệnchính xác nội dung của tranh hoặc nêu rõ ràng các sự kiện, hành vi của các nhân vật

Một bức tranh có thể sử dụng một số lần trong năm học nhưng giáo viên phảiđặt ra những nhiệm vụ khác nhau, khó dần lên cho mỗi lần tiếp theo Khi trẻ nắmđược một số cách tương đối tất cả thói quen kể chuyện, có thể đưa ra hai hay một sốbức tranh (quen thuộc hoặc hoàn toàn mới) để đặt lời kể theo chủ đề bất kỳ lựa chọntừ đó (Ví dụ: bức tranh "Vườn trường của chúng mình vào mùa hè hoặc mùa đông").Điều này tạo điều kiện cho từng trẻ lựa chọn chủ đề theo hứng thú và vừa sức nhất

Trang 34

Cần dạy cho trẻ mẫu lớn nhận xét về các chi tiết trong tranh: nền, phong cảnh,thời tiết, đưa vào lời kể của mình cả miêu tả thiên nhiên nữa.

Kể chuyện theo tranh có chủ đề được các nhà nghiên cứu coi như một conđường phát triển ngôn ngữ mạch lạc rất phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn khi trẻ đã cómột vốn từ khá phong phú, khả năng ngông ngữ mạch lạc đã đạt đến một mức độđáng kể (biết cấu trúc lời nói theo một bố cục đơn giản, có thể tưởng tượng sáng tạothêm trên cơ sở những gì nhìn thấy một cách trược quan qua bức tranh có chủđề, Cơ sở để trẻ dựa vào đó kể chuyện là một bức tranh hay một số bức tranh liênhoàn theo một chủ đề nào đó: Ngày chủ nhật ở nhà, Người thân yêu nhất trong giađình hay chủ đề mùa xuân Có thể sử dụng một số các biện pháp sau đây:

- Biện pháp sử dụng tranh kết hợp với lời kể mẫu của cô Nội dung biện phápnày là cho trẻ quan sát tranh xem bức trang đó nói về chủ đề gì với mục đích giúp trẻnhận biết và hứng thú hướng tới bức tranh đó Từ chỗ cho trẻ quan sát tranh, cô sẽ kểcâu chuyện của mình cho trẻ nghe; trong quá trình đó, nhận thức của tre được củngcố bằng các chi tiết, tình huống xảy ra trong tranh thông qua lời kể của cô giáo Từđó, trẻ được khắc sâu thêm nội dung của câu chuyện, khả năng ghi nhớ có chủ địnhđược phát triển Lời kể của cô có tác dụng giúp trẻ tri giác toàn bộ câu chuyện thôngqua bức tranh, thấy được mối quan hệ giữa các nhân vật trong đó; mẫu lời kể của côcũng là chuẩn mực để trẻ noi theo

Ví dụ: Kể chuyện theo tranh có chủ đề: Người thân yêu nhất trong gia đình.Cô cho trẻ xem tranh về mẹ Sau khi trao đổi về chủ đề bức tranh, cô kể: "Ngườitrong gia đình mà Lan yêu quý nhất là mẹ Mẹ Lan cao, tóc dài ngang vai, nước dahơi trắng Mẹ rất yêu quý Lan Chủ nhật Lan thường được mẹ dẫn đi chơi Buổi tối,khi đi ngủ, mẹ hay ôm Lan vào lòng và hát ru cho Lan ngủ Ngày 8/3 Lan cũngkhông quên dành cho mẹ những bông hoa tươi thắm nhất Lan rất vui và hạnh phúc vìluôn có mẹ ở bên"

- Biện pháp sử dụng tranh kết hợp với trò chuyện theo hệ thống câu hỏi Biệnpháp này giúp trẻ nhớ lại trình tự câu chuyện bằng hệ thống câu hỏi; tạo cho trẻ xâydựng được dàn ý của câu chuyện , trình tự nội dung; trẻ có thể diễn đạt câu chuyệntheo khuân mẫu dễ dàng hơn Theo Chikhieva, trò chuyện là những bào học có tổ

Trang 35

24sắp xếp theo kế hoạch nhằm mục đích là chính xác cũng như hệ thống hóa bằng conđường ngông ngứ tất cả những kiến thức mà trẻ thu được Nó có thể được thể hiệntheo các bước sau: Sau khi cô kể mẫu, cô cùng trẻ trao đổi gợi nhớ về chủ đề trongtranh và câu chuyện cô vừa kể; dùng hệ thống câu hỏi xoay quanh câu chuyện theobức tranh có chủ đề để hỏi trẻ; cho trẻ suy nghĩ sau khi đàm thoại và chuẩn bị kể Cáccâu hỏi được đặt theo các dạng câu đúng buộc trẻ khi trẻ trả lời phải nói theo các kiểucâu có cấu trúc đúng ngữ pháp, là điều kiện cần thiết để phát triển lời nói mạch lạc.

Vẫn chủ đề kể trên , có thể đặt hệ thống câu hỏi như sau:"Cô có bức tranh mang chủ đề gì?"

"Trong bức trang có những ai?""Trong gia đình bạn Lan yêu quý nhất là ai?""Mẹ bạn Lan trông như thế nào?"

"Vì sao Lan lại yêu quý mẹ nhất?" "Ngày 8/3 Lan đã làm gì để tặng mẹ?""Lan cảm thấy như thế nào khi có mẹ bên cạnh?"- Biện pháp sử dụng tranh kết hợp với cho trẻ kể lại chuyện Đây là biện phápnhằm giúp trẻ kể lại chuyện theo từng phần hoặc toàn bộ câu chuyện để tập cho trẻsử dụng ngôn ngữ khi kể chuyện, củng cố thực tế cho trẻ cách kể chuyện; tập cho trẻkhả năng ghi nhớ có chủ định một cách loogic trình tự câu chuyện Biện pháp nàyđược thực hiện theo các bước sau: Trò chuyện với trẻ về chủ đề bức tranh có kể mẫu;

Kể mẫu; cô giải thích cho trẻ từng phần nội dung cô trẻ kể lại theo bức tranh,đánh giá và nhận xét

Trở lại bức tranh có chủ đề: Người em yêu quý nhất trong gia đình:+ Bức 1: Tiếp tục cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng trẻ về chủ đề của tranh

+ Bước 2: Cô kể mẫu lại một lần.+ Bước 3: Cô giải thích từng phần câu chuyện. Phần mở đầu: Cô nói người Lan yêu quý nhất trong gia đình là mẹ. Phần nội dung: Mẹ Lan như thế nào ( đặc điểm, tình cảm dành cho Lan…)?

Lan đối xử với mẹ như thế nào?

 Phần kết thúc: Sau cùng Lan đã nói lên tình cảm của mình đối với mẹ

Trang 36

+ Bước 4: Cho trẻ suy nghĩ và kể lại câu chuyện theo mẫu của cô sao cho càngnhiều trẻ kể lại càng tốt.

+ Bước 5: Đánh giá và nhận xét.- Biện pháp cho trẻ kể lại truyện theo tranh ( bài vẽ trẻ thực hiện trong giờ hoạtđộng tạo hình):

+ Bước 1: Cô cùng trẻ trao đổi, đàm thoại về chủ đề.+ Bước 2: Cho trẻ nói về bức tranh vẽ của mình: Vẽ ai và vẽ như thế nào?+ Bước 3: Cô cùng trẻ xây dựng dàn ý cho từng phần bằng câu hỏi gợi ý. Mở đầu: Trong gia đình mình các con yêu quý nhất là ai?

 Nội dung: Miêu tả về người thân mà mình yêu quý nhất. Kết thúc: Tình cảm của con đối với người thân nhất thế nào?+ Bước 4: Cho trẻ kể lại hoàn chỉnh câu truyện

+ Bước 5: Nhận xét, đánh giá

2 Dạy trẻ kể chuyện với đồ chơi.

Những giờ học xem và miêu tả đồ chơi có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển lờinói của trẻ mẫu giáo Những giờ học như vậy diễn ra trong hình thức xúc cảm sinhđộng ngay từ lứa tuổi mẫu giáo bé

Lựa chọn đồ chơi đúng xó ý nghĩa quan trọng Những đồ chơi yêu thích cócùng tên gọi nhưng có bề ngoài khác nhau Sự lựa chọn như vậy tạo điều kiện tíchcực hóa vốn từ và phát triển lời nói mạch lạc trên cơ sở sử dụng biện phát so sánh

3 Dạy trẻ kể lại chuyện văn học

Kể chuyện văn học: Đó là thuật lại một văn bản đã có sẵn một câu chuyện kểdân gian, một truyện ngắn do các nhà văn hiện đại sáng tác phù hợp với trẻ nhỏ Tuynhiên cũng có thể có đôi phần sáng tạo trong cách kể chuyện bên cạnh yêu cầu bảovệ tính chính xác của cốt truyện

Trong giờ học kể lại truyện, trẻ được tiếp cận với ngôn ngữ văn học ghi nhớnhững từ, câu có xúc cảm, có hình ảnh, tập sử dụng tiếng mẹ đẻ sinh động

Tính nghệ thuật cao của các tác phẩm được lựa chọnkể lại, giá trị của hình thứckết cấu và ngôn ngữ dạy trẻ xây dựng câu chuyện một cách rõ ràng, trật tự, không bỏ

Trang 37

26qua cái chính, sa vào chi tiết, có ý nghĩa và phát triển kỹ năng nói của trẻ Khi lựachọn các tác phẩm để cho trẻ kể lại, cô giáo cần tình đến các yêu cầu sau: Có giá trịnghệ thuật cao, có tính tư tưởng, có tính sinh động, ngắn gọn và có hình ảnh biểu hiện;có sự rõ ràng và tuần tự trong triển khai hành động; biểu hiện một cách tập trung vàvừa sức nội dung; khối lượng không lớn Phù hợp với yêu cầu này là những câuchuyện cổ tích đơn giản, những chuyện kể ngắn của các nhà văn hiện đại như TôHoài, Phạm Hổ, Võ Quảng, Trần Hoài Dương và nhiều tác giả viết cho trẻ em khác

Phương pháp dạy trẻ kể lại chuyện ở mỗi độ tuổi có đặc trưng riêng của mìnhnhưng lại có cái chung Kế hoạch của giờ học, Kể lại chuyện văn học trong tất cả cácnhóm độ tuổi đều là : cô đọc tác phẩm trước, thảo luận theo câu hỏi, có đọc lại, kể lạirồi sau đó cho trẻ kể lại

Biện pháp chính ở đây là sử dụng các câu hỏi của cô Trước khi trẻ kể lạichuyện các câu hỏi nhắc trẻ logic của câu chuyện, mỗi quan hệ và tác động qua lạicủa các nhân vật; sau khi trẻ kể lại, nó giúp trẻ có thể phân tích câu chuyện

Người ta sử dụng rộng rãi biện pháp xây dựng dàn ý đẻ kể lại Dàn ý này, giáoviên xây dựng nên hoặc với sự tham gia của trẻ Có dàn ý rồi, trẻ dựa vào đó để kểchuyện dễ dàng hơn

Chỉ dẫn của cô là một biện pháp quan trọng Nó được sử dụng khi đứa trẻ quênlời kể hoặc một từ nào đó Chỉ dẫn của cô giúp trẻ hiểu hoặc chính xác hóa sự thểhiện ý nghĩa của từ hoặc nhóm từ nào đó

Đối với trẻ mẫu giáo bé cần tiến hành công việc chuẩn bị cẩn thận mà mụcđích của nó là tạo ra các kỹ năng nghe, trả lời câu hỏi, đóng góp vào lời kể của cônhững từ, câu riêng biệt

Trong giai đoạn này, cô giáo có hai nhiệm vụ:1) Trước tiên dạy trẻ thâm nhập vào văn bản do cô đọc, và sau đó là lời kể của trẻ

2) Dẫn dắt trẻ tái tạo lại văn bản đó.Ngoài ra còn có hình thức kể chuyện theo kinh nghiệm và dạy trẻ kể chuyệnsáng tạo

Trang 38

1.3 Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mầm non

1.3.1 Khái niệm

* Quản lý

Hoạt động quản lý xuất hiện từ sự phân công lao động trong một tổ chức Cácnhà khoa học đã đưa ra các tư tưởng quản lý, học thuyết quản lý và các khái niệmquản lý theo từng góc độ nghiên cứu các hoạt động xã hội Ví dụ:

- Trong cuốn “Một số vấn đề về tư tưởng quản lý”của Hồ Văn Vĩnh, do NXBChính trị quốc gia ấn hành năm 2003, có đoạn: “Theo F.W Taylor, Quản lý là biếtđược chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoànthành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [33].

- Trong cuốn sách “Những vấn đề cốt yêu của quản lý” của các tác giả HaroldKoontz, Cyril Odonnell có đoạn viết “Quản lý là thiết kế một môi trường mà trong đócon người cùng làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành mục tiêu” [17].

- Trong cuốn sách “Quản lý giáo dục” của Đặng Quốc Bảo (1995), do NXBĐại học sư phạm tác giả đó đã cho rằng “Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướngđích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [5].

Các định nghĩa trên đã cho thấy quản lý bao hàm các yếu tố cơ bản:- Tổ chức với các chức năng và nhiệm vụ đã xác định

- Chủ thể quản lý (người đứng đầu tổ chức - hệ thống).- Khách thể quản lý (gồm các người bị quản lý trong tổ chức - hệ thống).- Mục tiêu quản lý (cái đích mà tổ chức phải đạt tới)

- Phương thức, nội dung và quy trình tác động của chủ thể quản lý một cách cóý thức, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật

- Môi trường hoạt động của tổ chức.Như vậy, có thể hiểu:

Quản lý một tổ chức là sự tác động có ý thức, có kế hoạch, có mục đích, vàhợp quy luật của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (những ngườibị quản lý) nhằm huy động và điều phối mọi nguồn lực để triển khai các hoạt độngtheo chức năng và nhiệm vụ của tổ chức đạt tới mục tiêu đã định trong một môitrường luôn luôn thay đổi.

Trang 39

* Các chức năng quản lý

Theo các nhà khoa học “Chức năng quản lý là dạng hoạt động quản lý, thôngqua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý (KTQL) nhằm thực hiện mộtmục tiêu nhất định”; hoặc “Chức năng quản lý là tập hợp các nhiệm vụ mà chủ thểquản lý phải thực hiện để đạt mục đích và mục tiêu quản lý đã đề ra” [24] Từ đó, có

thể hiểu:

Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý Quản lý có các chức năng cơ bản, chức năng cụ thể vớinhiều cách tiếp cận khác nhau Hiện nay, đa số các nhà khoa học và các nhà quản lýcho rằng quản lý có 4 chức năng cơ bản, đó là:

- Chức năng lập kế hoạch: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình

quản lý Từ trạng thái xuất phát của hệ thống, căn cứ vào mọi tiềm năng đã có và sẽcó, dự báo trạng thái kết thúc của hệ, vạch rõ mục tiêu, nội dung hoạt động và cácbiện pháp lớn nhỏ nhằm đưa hệ thống đến trạng thái mong muốn vào cuối năm học

- Chức năng tổ chức: Là giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch đã được xây

dựng Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, bộ phận nhằm đạt đượcmục tiêu của kế hoạch Nếu người quản lý biết cách tổ chức có hiệu quả, có khoa họcthì sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể

- Chức năng chỉ đạo: Là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch, là

phương thức tác động của chủ thể quản lý, điều hành mọi việc nhằm đảm bảo cho hệvận hành thuận lợi Chỉ đạo là biến mục tiêu quản lý thành kết quả, biến kế hoạchthành hiện thực

- Chức năng kiểm tra: Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ quản lý Giai

đoạn này làm nhiệm vụ là đánh giá, kiểm tra, tư vấn, uốn nắn, sửa chữa,… để thúcđẩy hệ đạt được những mục tiêu, dự kiến ban đầu và việc bổ sung điều chỉnh vàchuẩn bị cho việc lập kế hoạch tiếp theo

Trang 40

[24, Tr.27].

Như vậy, có thể hiểu:Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kếhoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệthống giáo dục (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiệncó chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ có nhâncách đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với ngành giáo dục

* Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường: Là quản lý hoạt động giáo dục của nhà giáo, hoạt động

học tập và rèn luyện của người học, các nguồn lực đáp ứng yêu cầu của hoạt độnggiáo dục của nhà trường, như: tổ chức và quản lý các hoạt động sư phạm trên lớp vàngoài giờ lên lớp; quản lý nhà giáo, cán bộ nhân viên và học sinh; quản lý cơ sở vậtchất, phương tiện giáo dục; quản lý tài chính, tài sản của nhà trường.v.v…

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “QL nhà trường là hoạt động của các cơ quanQL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các lực lượng GD khác,cũng như huy động tối đa các nguồn lực GD để nâng cao chất lượng giáo dục và đàotạo trong NT”.[33]

Ngày đăng: 04/05/2019, 22:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ giáo dục và đào tạo - Chương trình giáo dục mầm non - NXB giáo dục Việt Nam, H . 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục mầm non
Nhà XB: NXB giáo dục ViệtNam
6. Đặng Quốc Bảo (1995), Quản lý giáo dục - một số khái niệm và luận đề, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục - một số khái niệm và luận đề, cán bộquản lý giáo dục và đào tạo
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1995
7. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác - Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
8. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 (2002), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010
Tác giả: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
9. Nguyễn Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận quản lý giáo dục đại cương
Tác giả: Nguyễn Khắc Chương
Năm: 2004
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Nguyễn Minh Đạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
14. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học DESCARTES, Nxb Văn Học - Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học DESCARTES
Tác giả: Trần Thái Đỉnh
Nhà XB: Nxb Văn Học - Hà Nội
Năm: 2005
15. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1986
16. Phạm Minh Hạc (2002), Tư duy và ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy và ngôn ngữ
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
18. Hanold Koontz - Cyvic Odonnell-Heinz Odonnell, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu củaquản lý
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
20. Học viện Hành chính Quốc Gia (2000), Giáo trình quản lý nhà nước, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý nhà nước
Tác giả: Học viện Hành chính Quốc Gia
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2000
21. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học đại cương
Tác giả: Nguyễn Sinh Huy
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
22. Lê Thu Hương (chủ biên) (2006) - Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, NXB Giáo dục, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ chotrẻ mầm non theo hướng tích hợp
Nhà XB: NXB Giáo dục
24. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục, Một số vấn đề lý luận và thựctiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
25. Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền (2006), Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường
Tác giả: Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
26. Lưu Thị Lan (1996) Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 - 6 tuổi, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 - 6 tuổi
Nhà XB: NxbGiáo dục
27. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường CBQL giáo dục và đào tạo Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w