Vì thế, yêu cầu cấp thiết đối với các nhàquản lý giáo dục là phải có các biện pháp quản lý phù hợp để thực hiện và thúcđẩy hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÒ MAI HẠNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ EM
MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN NẬM PỒ TỈNH ĐIỆN BIÊN
Ngành: Quản ý g áo dục
Mã số 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Phí Thị Hiếu
2 TS Lê Tùng
THÁI NGUYÊN - 2018
,
l i :
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn
Lò Mai Hạnh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới
cô giáo PGS.TS Phí Thị Hiếu - Giảng viên trường ĐHSP Thái Nguyên và thầy TS Lê Tùng - Giảng viên trường CĐSP Điện Biên đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Bộ phận sau đại học - PhòngĐào tạo, các thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm -Đại học Thái Nguyên, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên,khích lệ em trong thời gian học tập và thực hiện luận văn
Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, thầy cô giáo các trường mầmnon trên địa bàn huyện Nậm Pồ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợitrong quá trình điều tra thực trạng, thu thập thông tin, số liệu phục vụ luận văn
Dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện và thời gian hạn chế nêntrong luận văn của em chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót Em rất mongnhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để luận văncủa em được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giới hạn nghiên cứu 3
5 Giả thuyết khoa học 4
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON 7
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 7
1.2 Một số khái niệm cơ bản 15
1.2.1 Xâm hại, xâm hại tình dục, xâm hại tình dục trẻ em 15
1.2.2 Kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục 17
1.3 Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em mẫu giáo 21
1.3.1 Một số đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 21
1.3.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 24
Trang 51.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ
em lứa tuổi mẫu giáo 24
1.3.4 Phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 26
1.3.5 Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo 27
1.4 Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em mẫu giáo ở trường mầm non 28
1.4.1 Hiệu trưởng trường mầm non với công tác quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
28 1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 29
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 33
1.5.1 Các yếu tố khách quan 33
1.5.2 Các yếu tố chủ quan 35
Kết luận chương 1 38
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 40
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 40
2.1.1 Vài nét về khách thể khảo sát 40
2.1.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 41
2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 43
2.2.1 Thực trạng nhận thức của CBQLGD, GV về vai trò của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo 43
2.2.2 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục KNPCXHTD cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non 43
Trang 62.2.3 Thực trạng phương pháp và hình thức giáo dục KNPCXHTD cho
trẻ mẫu giáo tại trường mầm non 45
2.2.4 Thực trạng đánh giá KNPCXHTD của trẻ mẫu giáo 47
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
48 2.3.1 Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
48 2.3.2 Thực trạng quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 50
2.3.3 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 53
2.3.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 55
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục KNPCXHTD cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
57 2.5 Đánh giá chung về quản lý hoạt động giáo dục KNPCXHTD cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 59
2.5.1 Những ưu điểm 59
2.5.2 Mặt hạn chế 59
2.5.3 Nguyên nhân 60
Kết luận chương 2 62
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ MẪU GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 64
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 64
Trang 73.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 64
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 65
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 65
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện 65
3.2 Các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 66
3.2.1 Nâng cao nhận thức của CBQLGD, GV về vai trò của giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo 66
3.2.2 Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ mẫu giáo dựa trên các văn bản pháp lý và phù hợp với chương trình Giáo dục mầm non 68
3.2.3 Bồi dưỡng cho giáo viên mầm non năng lực tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em 71
3.2.4 Chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ mẫu giáo theo hướng lồng ghép, tích hợp với các hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi và hoạt động khác 74
3.2.5 Phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo 75
3.3 Khảo nghiệm về tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 76
3.3.1 Tính cần thiết của biện pháp 77
3.3.2 Tính khả thi của các biện pháp 78
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp 80
Kết luận chương 3 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2 1 Đánh giá của Cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm
non trên địa bàn huyện Nậm Pồ về mức độ thực hiện nội dunggiáo
dục KNPCXHTD cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non 44
Bảng 2.2 Thực trạng phương pháp giáo dục KNPCXHTD cho trẻ mẫu
giáo ở trường mầm non 45Bảng 2.3 Đánh giá thực trạng các hình thức giáo dục KNPCXHTD cho
trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 46Bảng 2.4 Các hoạt động mà nhà trường đánh giá KNPCXHTD của trẻ
mẫu giáo 47Bảng 2.5 Đánh giá việc quản lý mục tiêu giáo dục KNPCXHTD cho
trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non 48Bảng 2.6 Thực trạng quản lý nội dung giáo dục KNPCXHTD cho trẻ
mẫu giáo tại các trường mầm non 51Bảng 2.7 Thực trạng quản lý phương pháp giáo dục KNPCXHTD cho trẻ
mẫu giáo tại các trường mầm non (theo đánh giá của CBQL, GV) 53
Bảng 2.8 Thực trạng quản lý hình thức giáo dục KNPCXHTD cho trẻ mẫu
giáo tại các trường mầm non (theo ý kiến đánh giá của CBQL, GV) 54
Bảng 2.9 Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục
KNPCXHTD cho trẻ mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ 56Bảng 2.10 Đánh giá về mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả
quản lý hoạt động giáo dục NPCXHTD cho trẻ mẫu giáo 57Bảng 3.1 Kết quả khảo sát về tính cần thiết của một số biện pháp quản
lý giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD cho trẻ mẫu giáo ởcác trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 77Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng
phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo 78
Trang 10bước vào lớp 1 ” Bên cạnh đó, Luật trẻ em năm 2016 chính thức có hiệu lực
từ 1/6/2017 đề cao tầm quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ
em trên nhiều lĩnh vực
Lứa tuổi Mẫu giáo có vị trí đặc biệt quan trọng, là thời kỳ vàng trong sựphát triển nhân cách của trẻ em Ở lứa tuổi này, trẻ cần được tiếp nhận, giáodục các giá trị, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, tạo cơ sở cho sựphát triển nhân cách ở những lứa tuổi tiếp theo Những tổn thương về thể chất
và tinh thần mà lứa tuổi này gặp phải có thể để lại hậu quả và trở thành nỗi ámảnh đối với các em trong suốt cuộc đời
Hiện nay, xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn đề nhức nhối trên toàn thếgiới nói chung và ở Việt Nam nói riêng Xâm hại tình dục để lại hậu quả nặng
nề cả về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân Thực tế cho thấy, hầu hết trẻ saukhi bị xâm hại đều có những rối loạn về tâm lý, hành vi; trẻ trở nên sợ hãi vàmất niềm tin vào các mối quan hệ với mọi người xung quanh…Thứ trưởng BộLao động - thương binh và xã hội Đào Hồng Lan cho biết theo thống kê, năm
2014 có gần 1.600 trẻ em, năm 2015 có hơn 1.300 trẻ em và năm 2016 là hơn
1.200 trẻ em bị xâm hại tình dục (theo tuoitre.vn) Đánh giá chung của nhiều cơ
quan tham gia điều trần do Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Văn hóa, giáo dục,thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội tổ chức ngày 27.3.2017 (Bộ Giáodục - đào tạo, Hội Liên hiệp phụ nữ VN, Trung ương Đoàn, Viện KSND tốicao, TAND tối cao ) cho thấy thực trạng đã rất nhức nhối, nhưng công tác
Trang 11phòng chống lại chưa đạt hiệu quả như mong muốn Đáng lưu ý, nhiều nạnnhân của các vụ ấu dâm là trẻ mầm non Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tộiphạm Bộ Công an cũng cho biết, mỗi năm trung bình có từ 1.600 - 1.800 vụ
xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện (kể cả xâm hại tình dục) (theo vietbao.vn).
Trong 5 tháng đầu năm 2018, toàn quốc phát hiện 682 vụ xâm hại, 735
em bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục hơn 500 vụ và 562 em bị xâm hại.Đáng nói, đối tượng xâm hại trẻ em bởi người thân trong gia đình chiếm đến21,3%, bởi thầy giáo, nhân viên nhà trường là 6,2%, bởi người quen, hàng xóm
là 59,9%, người lạ là 12,6% [17]
Tuy nhiên, ở các trường Mầm non, hoạt động giáo dục kỹ năng phòngchống xâm hại tình dục trẻ em chưa được triển khai Nguyên nhân của thựctrạng này là do công tác quản lý giáo dục chưa phù hợp Trong Chương trìnhgiáo dục mầm non được ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT
và Chương trình giáo dục mầm non được sửa đổi một số nội dung theo Thông
tư số 28/2016/TT-BGDĐT, nội dung giáo dục giúp trẻ biết một số nguy cơkhông an toàn và phòng tránh (nội dung 4 trong Mục Giáo dục dinh dưỡng vàsức khỏe cho các lứa tuổi: nhà trẻ, mẫu giáo) mới chỉ dừng lại ở việc dạy trẻnhận biết và phòng tránh một số tai nạn thương tích, cảnh giác với người lạ.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em chủ yếu là ngườiquen của trẻ Hơn nữa, nội dung hết sức quan trọng là giúp trẻ nhận biết cácvùng nhạy cảm trên cơ thể, quyền tuyệt đối của trẻ với việc bảo vệ cơ thể củamình, các kỹ năng phòng chống sự xâm hại chưa được đề cập đến
Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, việcthực hiện các giải pháp phòng, chống xâm hại tình dục, giáo dục kỹ năngphòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em nói chung, trẻ mẫu giáo nói riêngchưa được thực hiện có hiệu quả Các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em có xuhướng gia tăng với tính chất phức tạp do trẻ em và người chăm sóc trẻ thiếu
Trang 12kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ [13] Vì thế, yêu cầu cấp thiết đối với các nhàquản lý giáo dục là phải có các biện pháp quản lý phù hợp để thực hiện và thúcđẩy hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em nóichung, trẻ mẫu giáo nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” đề tài nghiên cứu luận
văn Thạc sỹ
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ Mẫu giáo ở các trường mầm nonNậm Pồ, tỉnh Điện Biên, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt độngGDKNPCXHTD cho các em, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáodục của các nhà trường mầm non
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo ở trườngmầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhdục cho trẻ Mẫu giáo của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnhĐiện Biên
4 Giới hạn nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục KNPCXHTD cho trẻ mẫu giáo bao gồmnhiều nội dung Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu biện pháp quản lýhoạt động giáo dục KNPCXHTD cho trẻ em mẫu giáo của Hiệu trưởng cáctrường mầm non, bao gồm: quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp và hìnhthức giáo dục, quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNPCXHTD chotrẻ mẫu giáo
Trang 13Đề tài được triển khai, nghiên cứu tại 5 trường mầm non trên địa bànhuyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên bao gồm các trường: Mầm non Si Pa Phìn, Mầmnon Chà Nưa, Mầm non Nà Hỳ, Mầm non Nà Khoa và Mầm non Chà Cang từnăm học 2016-2017 đến hết năm học 2017-2018.
5 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhdục cho trẻ em mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ chưa được quantâm thực hiện, do đó chưa hình thành được ở trẻ kỹ năng PCXHTD Nếu cónhững biện pháp quản lý giáo dục phù hợp và hiệu quả thì sẽ hình thành, pháttriển được kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năngphòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
6.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năngphòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ở các trường mầmnon tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
6.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòngchống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ở các trường mầm nontrên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập và tìm hiểu các nguồn tài liệu khác nhau có liên quan đến giáodục kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, quản lý hoạt độnggiáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục như: sách, báo, tạp chí, luận
án, các bài viết trên các trang web Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đềnhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
Trang 147.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra giáo dục
Sử dụng các mẫu phiếu điều tra dành cho CBQLGD, GV nhằm thu thập
số liệu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hạitình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn là CBQLGD, giáo viên và nhân viên của cáctrường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên Chủ đề phỏngvấn là công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tìnhdục cho trẻ tại trường mình công tác
7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu sản phẩm: Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm họccủa Hiệu trưởng và Kế hoạch thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ emcủa giáo viên tại 5 trường mầm non được khảo sát
7.3 Phương pháp chuyên gia
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo nghiệm tính cần thiết vàkhả thi của các biện pháp đề xuất
7 4 Phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý và phân tích các
số liệu từ các bảng hỏi thu thập được
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục; luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòngchống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Trang 15Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chốngxâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo ở các trường mầm non trên địabàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chốngxâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnhĐiện Biên
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở
TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
* Những nghiên cứu về xâm hại tình dục trẻ em
Trong những năm gần đây, vấn đề XHTDTE được quan tâm nghiên cứu
ở nhiều nước trên thế giới Các công trình đó đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân,
độ tuổi, địa điểm, thủ phạm, nạn nhân của các vụ xâm hại tình dục Có thể kểđến một số hướng nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu xâm hại tình dục dưới góc độ sinh học
Những học giả theo thuyết sinh học thường quan tâm đến tác động củanhững cơ quan trong cơ thể khi giải thích về hành vi tình dục như lượng hooc -môn hay quá trình hình thành các nhiễm sắc thể trong cơ thể Các kích thích tốnam thúc đẩy bản năng tình dục, khoái cảm tình dục và điều khiển tình dục,nhận thức, tình cảm và tính cách của nam giới Vì vậy, các nhà nghiên cứu vềhành vi tình dục lệch chuẩn thường liên hệ hành vi của nam giới với mức độkích thích tố nam của nam giới Khi nam giới đến tuổi dậy thì, lượng kích thích
tố sinh dục nam tăng lên Vì động cơ tình dục sẽ tăng mạnh trong giai đoạn này,người ta tin rằng có mối tương quan giữa lượng kích thích tố sinh dục nam vàđộng cơ tình dục Lượng kích thích tố sinh dục nam được coi là yếu tố sinh họcgây tác động đến hành vi tình dục bình thường hoặc bất thường của một cánhân
Các nhà khoa học Đức đã mổ xẻ não những người mắc chứng ấu dâm đểtìm câu trả lời thỏa đáng Các nhà nghiên cứu ở bộ phận y học tình dục củaTrung tâm Y khoa Trường Đại học Schleswig-Holstein (UKSH) tại thành phốKiel (Kiel là thủ phủ bang Schleswig-Holstein của Đức) đã công bố những pháthiện mới nhất về bộ não của những người mắc chứng ấu dâm với kỹ thuật cộng
Trang 17hưởng từ (MRT) Theo bác sĩ tâm lý trị liệu Jorge Ponseti, những nhà khoa họcPháp, Canada và các nước Bắc Âu từng nghiên cứu về chứng rối loạn tình dụcnày Thế nhưng, những công trình nghiên cứu các chức năng của não bộ cònquá ít Các nhà khoa học Đức đã có những nỗ lực theo hướng này nhằm giải mã
bí mật của chứng ấu dâm Bác sĩ Ponseti nhận xét: “Với MRT, các nhà khoahọc có điều kiện tối ưu để tìm hiểu sâu hoạt động và kết cấu của bộ não nhữngngười mắc chứng ấu dâm Điều kỳ diệu nhất là MRT cho phép chúng ta biếtvùng não nào hoạt động mạnh và vùng nào hoạt động kém”
Y học xếp ấu dâm là một chứng rối loạn về tình dục đối với trẻ vị thànhniên Theo hệ thống xếp hạng mới của khoa bệnh học tâm thần Mỹ, chỉ nhữngngười có ham muốn tình dục lâu dài và liên tục đối với trẻ em mới được coi làngười mắc bệnh ấu dâm Trái lại, theo bác sĩ Ponseti, nếu có ham muốn tìnhdục lệch lạc đó nhưng không thực hiện hành vi ấu dâm thì gọi là thiên hướngtình dục “Kỹ thuật MRT cho phép chúng ta biết ai mắc chứng ấu dâm nhưngthật không may, nó không thể giải thích tại sao con người mắc bệnh đó” - bác
sĩ Ponseti kết luận.[6]
- Quan điểm của thuyết hành vi về xâm hại tình dục
Lý thuyết hành vi giải thích rằng hành vi tình dục lệch chuẩn là kết quảcủa một quá trình học hỏi Lý thuyết về hệ thống môi trường cho thấy hành vicon người chịu tác động từ sự tương tác với các hệ thống và môi trường xã hội
Để được xã hội chấp nhận như một thành viên, cá nhân phải hành xử theomong đợi của xã hội khi cá nhân tuân thủ các chuẩn mực của xã hội đề ra Tiếntrình xã hội hóa là tiến trình cá nhân học hỏi những chuẩn mực được xã hội quyđịnh, và những khuôn mẫu hành vi đúng, và những hành vi không đúng Lýthuyết tình cảm gắn bó thì cho rằng, con người có thiên hướng hình thành cácmối quan hệ tình cảm chặt chẽ với người khác và khi người ta mất mát hoặcđau khổ, họ biểu hiện ra ngoài là sự cô đơn hoặc tách biệt Giai đoạn dậy thì vàbắt đầu tuổi vị thành niên là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển
Trang 18về mặt tình dục và hiểu biết xã hội của một cá nhân Nếu bố mẹ quan tâm đầy
đủ đến con cái trong giai đoạn này, con trai sẽ có nhận thức tốt để kiểm soáthành vi tình dục và tính cách của mình Cha mẹ cũng phải có vai trò quan trọngtrong việc giảng giải và hướng dẫn con cái trong việc xây dựng mối quan hệtình cảm với người khác Nam giới có quan hệ tình dục với trẻ em thường cóKNS kém và không có sự tự tin cần thiết để xây dựng các mối quan hệ thânthiết với bạn bè đồng trang lứa Vì vậy, những người này có thể tìm kiếm cảmgiác tình dục với những người nhỏ tuổi
- Lý thuyết nhận thức và hành vi về xâm hại tình dục
Lý thuyết nhận thức và hành vi tìm hiểu những suy nghĩ của người xâmhại tình dục trẻ em có tác động như thế nào đến hành vi của họ Theo đó, khimột người có hành vi lệch chuẩn về tình dục, họ cố gắng xua đi cảm giác tội lỗi
và xấu hổ bằng việc suy nghĩ lệch lạc hoặc méo mó về hành vi Thông thường,những người này sẽ chối bỏ hoàn toàn việc họ đã có hành vi đó, cho rằng người
bị hại tự xây dựng nên câu chuyện hoặc đơn giản nói rằng họ không nhớchuyện gì đã xảy ra hoặc chối bỏ phần nào trách nhiệm bằng việc cho rằng nạnnhân cố tình hoặc gợi ý có hành vi tình dục với họ, hoặc chống cự không theocách là họ không đồng ý…Tất cả những người xâm hại tình dục đều có xuhướng hiểu sai về lời nói hoặc hành động của trẻ em theo nhiều cách khác nhau
và họ càng quen biết với nạn nhân thì điều này càng có khả năng xảy ra Nhữngngười này thường coi đó là những hành động tình cảm tự nhiên có sẵn trong tất
cả những người lớn và cho rằng chính trẻ em khuấy động nó thức dậy Họ cũngcho rằng trẻ em tò mò về tình dục và muốn biết về nó và họ giảng dạy chochúng bằng chính những trải nghiệm thực tế [6]
- Mô hình lý thuyết về xâm hại tình dục của David Finkelhor
David Finkelhor là một trong những nhà lý luận nổi tiếng về xâm hạitình dục trẻ em Ông đã đưa ra một mô hình về những điều kiện quan trọng đốivới xâm hại tình dục trẻ em Mô hình này là sự kết hợp từ nhiều lý thuyết để
Trang 19tìm hiểu về việc tại sao con người bắt đầu tham gia vào hành vi lệch chuẩn vềtình dục Mô hình này giải thích sự phức tạp về đối tượng xâm hại tình dục trẻ
em, từ động cơ cho tới việc họ tiếp tục hành vi này như thế nào Mô hình nàybao gồm 4 yếu tố: cảm xúc, khoái cảm tình dục, sự cản trở và việc mất đi phản
xạ có điều kiện Yếu tố cảm xúc ở đây là mối liên hệ giữa nhu cầu tình cảm củangười xâm hại tình dục trẻ em với tính cách của đứa trẻ Ví dụ, một người xemmình giống như một đứa trẻ hoặc có nhu cầu tình cảm như đứa trẻ nên anh tamuốn xây dựng mối quan hệ với một đứa trẻ Và nếu anh ta không có đầy đủcác kỹ năng sống để phát triển các mối quan hệ bình thường, anh ta có thể cảmthấy thoải mái hơn nếu anh ta có mối quan hệ với trẻ em do có cảm giác vềquyền lực và kiểm soát Yếu tố khoái cảm tình dục đánh giá nguyên nhân tạisao trẻ em lại gợi khoái cảm tình dục ở một người lớn (trích lại từ Tony Ward
và Richard J.Seigert, 2002)
Finkelhor sử dụng thuyết học hỏi xã hội để giải thích hiện tượng này.Theo đó, ông giải thích rằng người có hành vi xâm hại tình dục trẻ em đã từng
bị lạm dụng khi còn là một đứa trẻ và khi lớn lên người đó lại tìm đến trẻ em để
có quan hệ tình dục Yếu tố cản trở ở đây muốn nói đến khả năng của ngườixâm hại tình dục trẻ em cảm thấy nhu cầu tình cảm và tình dục không đượcthỏa mãn trong mối quan hệ với người lớn Ông sử dụng lý thuyết phân tíchtâm lý và lý thuyết tình cảm gắn bó để giải thích về yếu tố này Lý thuyết phântích tâm lý mô tả những kẻ gạ gẫm trẻ em là những người bất hòa sâu sắc với
mẹ khiến họ không thể hiểu và gắn bó được với phụ nữ Trong mối quan hệ vớinhững người lớn, những người này không có đầy đủ các kỹ năng xã hội và sự
tự tin cần thiết để xây dựng các mối quan hệ Finkelhor chia sự cản trở thành 2loại là sự cản trở về mặt phát triển và sự cản trở về mặt hoàn cảnh Sự cản trở
về mặt phát triển là việc một cá nhân bị cản trở về mặt tâm lý khi bước vào giaiđoạn phát triển tình dục Sự cản trở về hoàn cảnh muốn nói đến việc một cánhân có những nhu cầu tình dục trưởng thành bị cản trở thể hiện tình dục bình
Trang 20thường do những mất mát trong một mối quan hệ, hoặc do một sự kiện nào đóxảy ra khiến họ bị khủng hoảng về tinh thần Yếu tố cuối cùng của mô hình làmất đi phản xạ có điều kiện, ở đây có nghĩa là có những yếu tố thúc đẩy ngườixâm hại tình dục trẻ em vượt qua những suy nghĩ thông thường của mình và tựcho phép mình có hành vi gạ gẫm xâm hại tình dục trẻ em Trong yếu tố này,Finkelhor xem xét đến việc con người tự bóp méo suy nghĩ của mình để biệnminh cho hành vi xâm hại tình dục trẻ em Ngoài ra, các yếu tố về tính cách cánhân như bị stress hay bị lạm dụng cũng khiến người ta khó kiềm chế đượccảm xúc và hành vi của mình Như vậy, với sự kết hợp của 4 yếu tố trong môhình này có thể thấy người ta có thể có những suy nghĩ ủng hộ sự lạm dụng tìnhdục, và như vậy nó làm tăng nguy cơ gây ra hành vi xâm hại tình dục trẻ embởi vì hệ thống niềm tin của họ đã vượt qua được những chế ngự về tình cảm
và đạo đức (trích lại từ Tony Ward và Richard J Seigert, 2002)
* Những nghiên cứu về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em và giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
Kỹ năng phòng chống XHTD của trẻ em là một kỹ năng trong số các kỹnăng sống Nghiên cứu các công trình ở nước ngoài về kỹ năng sống, chúng tôi
có thể tổng hợp theo 1 số hướng như sau:
- Từ những năm 90 của thế kỷ XX, “Kỹ năng sống” đã xuất hiện trongmột số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình giáo dụcnhững giá trị sống với 12 giá trị cơ bản cần được giáo dục cho thế hệ trẻ
Những nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này mong muốn thống nhấtđược một quan niệm chung về KNS cũng như đưa ra được một bảng danh mụccác KNS cơ bản mà thế hệ trẻ cần có Phần lớn các công trình nghiên cứu vềKNS ở giai đoạn này quan niệm về KNS theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các
kỹ năng xã hội Dự án do UNESCO tiến hành tại một số nước trong đó có cácnước Đông Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính hệ thống và tiêu biểucho hướng nghiên cứu về KNS nêu trên
Trang 21Mặc dù, giáo dục KNS cho trẻ đã được nhiều nước quan tâm và cùngxuất phát từ quan niệm chung về KNS của Tổ chức y tế thế giới hoặc củaUNESCO, nhưng quan niệm và nội dung giáo dục KNS ở các nước không giốngnhau Ở một số nước, nội hàm của khái niệm KNS được mở rộng, trong khi một
số nước khác xác định nội hàm của khái niệm KNS chỉ gồm những khả năngtâm lí, xã hội
Từ năm 1997 tại Lào, KNS được thể hiện trong các ngữ cảnh cụ thể, liênquan đến giáo dục phòng tránh HIV/AIDS, được lồng ghép vào chương trìnhgiáo dục chính quy, không chính quy và các trường sư phạm đào tạo giáo viên.Tại Campuchia có quan niệm KNS là năng lực mà con người cần phải có đểnâng cao các điều kiện sống có hiệu quả nhằm phát triển quốc gia
Trong chương trình giáo dục của Malaysia những năm gần đây, KNSđược coi như là một môn học, mục tiêu của môn học này là cung cấp cho trẻnhững kỹ năng thực tế cơ bản để họ có thể thực hiện các nhiệm vụ và có xuhướng kinh doanh
Tháng 12 năm 2003 tại Bali - Indonesia đã diễn ra hội thảo về giáo dụcKNS trong giáo dục với sự tham gia của 15 nước Qua báo cáo của các nướccho thấy có nhiều điểm chung, nhưng có những nét riêng trong giáo dục KNS:
Thái Lan nhìn nhận một cách khái quát KNS là khả năng của cá nhân cóthể giải quyết những vấn đề trong đời sống hàng ngày để an toàn và hạnh phúc
Quan niệm của Ấn Độ KNS là những khả năng giúp tăng cường sự lànhmạnh về tinh thần và năng lực của con người Nepal thì coi KNS như là mộtphương thức để ứng phó hay là những kỹ năng cần thiết để tồn tại TạiPhilipine KNS là những năng lực thích nghi và tính tích cực của hành vi giúpcho cá nhân có thể ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, những thayđổi, những trải nghiệm và tình huống của đời sống hàng ngày
Như vậy, có thể khẳng định lại một lần nữa, kỹ năng phòng chống xâmhại tình dục là một trong những kỹ năng sống cơ bản của con người Vì thế,việc hình thành và phát triển kỹ năng này ở trẻ là vô cùng cần thiết, giúp trẻ có
Trang 22nhận thức đúng và hành vi ứng xử phù hợp để ngăn ngừa và ứng phó hiệu quảtrước nguy cơ bị xâm hại.
Về vấn đề giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, có thểtìm thấy các bài viết trên các tạp chí Natasha Daniels, một nhà trị liệu tâm lýtrẻ em nổi tiếng của Mỹ, đã đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh về việcdạy con các kỹ năng cần thiết để tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục trước khiquá muộn [16]
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Ngày 28 tháng 02 năm 2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số04/2014/TT-BGDĐT, qui định Quản lý hoạt động giáo dục KNS và hoạt độnggiáo dục ngoài giờ chính khóa Đối với bậc học mầm non qui định là hoạt độnggiáo dục giúp trẻ hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ ứng
xử tích cực Ngày 05 tháng 9 năm 2014, Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh
đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư số 04/2014/TTBGDĐT chotừng cấp học Ngày 28 tháng 01 năm 2015, Bộ GD&ĐT đã ban hành văn bản
số 463/BGDĐT-GDTX về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục KNStại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.Theo văn bản hướng dẫn này, thì giáo dục KNS cho trẻ tại các trường mầm non
là: “Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở mầm non, tập trung hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp; kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kỹ năng đồng cảm tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất
và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của học sinh” [3].
Một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu mang tính hệthống về KNS và giáo dục KNS ở Việt Nam là tác giả Nguyễn Thanh Bình
Với một loạt các bài báo, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và giáo
trình, tài liệu tham khảo [Nguyễn Thanh Bình (2007), ”Giáo dục kỹ năng sống”, Giáo trình dành cho sinh viên Cao đẳng sư phạm, Nxb Đại Học Sư Phạm, Hà Nội; Nguyễn Thanh Bình (2009), Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, Nxb Đại
Trang 23Học Sư Phạm, Hà Nội], tác giả Nguyễn Thanh Bình đã góp phần đáng kể vàoviệc tạo ra những hướng nghiên cứu về KNS và giáo dục KNS ở Việt Nam.
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính,
Vũ Phương Liên (2013), trong cuốn sách “Phương pháp giáo dục giá trị vàKNS cho trẻ trung học phổ thông”, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, luậngiải vấn đề lồng ghép giữa giáo dục giá trị sống và KNS, trong đó giáo dục giátrị sống được coi là nền tảng, còn KNS là công cụ và phương tiện để tiếp nhận
và thể hiện Nghiên cứu của các tác giả đã giúp cho giáo viên trung học phổthông định hướng tổ chức thực hiện giáo dục KNS trong nhà trường, theo đó,giáo viên có thể tổ chức các giờ dạy hay hoạt động giáo dục KNS một cáchriêng biệt hoặc lồng ghép việc giáo dục KNS vào trong dạy học các môn học
mà giáo viên đó đang đảm nhận [8]
Tác giả Nguyễn Công Khanh (2012), trong cuốn “Phương pháp giáo dụcgiá trị sống, KNS” tác giả đã nghiên cứu đê xuất biện pháp đổi mới, đa dạnghóa phương pháp giáo dục và phát triển KNS đáp ứng nhu cầu, hứng thú vàphù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh [7]
Từ năm 2010 đến nay, nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu các đề tài vềgiáo dục KNS cho trẻ như Lương Thị Hằng (2010), với đề tài “Biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục giá trị sống, KNS ở trường trung học phổ thông Nam PhùCừ, tỉnh Hưng Yên”; Lê Anh Tuấn (2011), với đề tài “Biện pháp quản lý giáodục giá trị sống cho trẻ ở trường trung học phổ thông huyện Thạch Thất, HàNội”; “Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động dạyhọc ở trường THCS thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” (Lê Thị ThanhXuân, 2014); Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu họcthành phố Hà Nội (Hoàng Thúy Nga, 2016)…Các công trình này đã đề cập đếnnhững nội dung cơ bản như: khái niệm giá trị sống, kỹ năng sống, biện phápgiáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và các cách tiếp cận, các biện pháp quản lýtrong giáo dục KNS, giá trị sống cho trẻ em, học sinh
Trang 24Như vậy, giáo dục KNS cho trẻ và quản lý hoạt động giáo dục KNS chotrẻ em đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Nhiều công trình nghiên cứu đãlàm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục KNS Tuy nhiên, quản lý hoạt độnggiáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở trườngmầm non hiện nay vẫn là một khoảng trống, cần sự quan tâm nghiên cứu củacác nhà khoa học.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Xâm hại, xâm hại tình dục, xâm hại tình dục trẻ em
* Xâm hại
Theo Tự điển Tiếng Việt (2008) - NXB Hồng Đức “xâm hại là xâm phạm đến khiến cho bị tổn hại”.
Xâm hại là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có chủ
ý làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho người khác Tùy thuộc vào mức độcủa nó, hành vi này có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cả về thể chất
và tinh thần đối với người bị hại Những hậu quả mà xâm hại gây ra sẽ đeo bámnạn nhân suốt cả cuộc đời, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp tới gia đình,cộng đồng và xã hội
* Xâm hại tình dục
Cụm từ “xâm hại tình dục” có thể được hiểu là hành vi tình dục không tựnguyện, trong một số trường hợp còn dùng đến vũ lực Xâm hại tình dục có thểbao gồm việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, loạn luân, cưỡng hiếp và bóclột tình dục bởi những người được xem là đáng tin cậy, chẳng hạn như bác sĩ,giáo viên hoặc giới tăng lữ Các nạn nhân bị quấy rối tình dục, dù qua lời nóihay về thể chất thường bị đe dọa, hãm hại nếu nói ra sự việc [19]
Theo tác giả Đinh Thị Vân Anh: “Xâm hại tình dục là sự lôi kéo, cưỡngbức người khác vào các hoạt động nhằm thỏa mãn dục vọng của mình” [2]
Từ khái niệm “xâm hại” và khái niệm xâm hại tình dục trên, theo chúngtôi: “Xâm hại tình dục là tất cả những hành vi tình dục không tự nguyện gây ratổn thương nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân”
Trang 25* Xâm hại tình dục trẻ em
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF): “Xâm hại tình dục trẻ
em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt động liên quan đến tình dục, mà trẻkhông đủ khả năng (hoặc không hiểu), hoặc không đủ tâm thế để đưa ra quyếtđịnh đối với các hành vi này, hoặc các hành vi đó vi phạm đến luật pháp haycác giá trị văn hóa của cộng đồng sở tại” [14]
Tổ chức Tầm nhìn Thế giới (World Vision) và Cơ quan Phát triển Quốc
tế Úc (Australian AID) định nghĩa XHTD trẻ em xảy ra khi một ai đó sử dụngquyền lực hoặc lợi dụng sự tin tưởng của trẻ để lôi kéo trẻ vào hoạt động tìnhdục Xâm hại tình dục trẻ em bao gồm tất cả các hành vi tình dục không mongmuốn, có thể bao gồm cả hành vi xâm hại có tiếp xúc hay hành vi xâm hạikhông tiếp xúc [14]
Theo định nghĩa của Finkelhor (2009), XHTD trẻ em bao gồm hành viphạm tội về tình dục mà trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân Luật Bảo vệ và Hỗ trợtrẻ em bị bạo hành của Mỹ (CAPTA) định nghĩa XHTD trẻ em bao gồm nhữnghành vi sau: “Sử dụng, thuyết phục, lôi kéo hoặc sử dụng áp lực để ép trẻ emtham gia vào hoặc hỗ trợ người khác tham gia và thực hiện hành vi tình dụchoặc hành vi gợi tình vì mục đích có hành vi tình dục hoặc hiếp dâm, và trongtrường hợp những người chăm sóc hoặc người thân trong gia đình gạ gẫm, mạidâm, sử dụng hình thức bóc lột trẻ em, loạn luân với trẻ em (Child WelfareInformation Gateway, 2009) [10]
Theo định nghĩa của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, XHTD trẻ emkhông những bao gồm các hành vi động chạm trực tiếp đến thân thể mà phôdâm, ngôn dâm với trẻ em, xem phim đồi trụy trẻ em cũng được xem là XHTDtrẻ em [15]
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa “Xâm hại tình dục trẻ em là sựlôi kéo trẻ em vào hoạt động tình dục mà em đó không hiểu biết đầy đủ, không
có khả năng đồng ý một cách hiểu biết, hoặc chưa phát triển đầy đủ hoặc vi
Trang 26phạm pháp luật hay các cấm kỵ của xã hội Xâm hại tình dục trẻ em là hành vigiữa trẻ em với người lớn hoặc trẻ em khác (Karin Heissler 2001) [14].
Nói về khái niệm “xâm hại tình dục”, ông Trần Thành Nam - Tiến sỹTâm lý học trẻ em và vị thành niên cho biết: XHTD trẻ em là tất cả các hành vi
dụ dỗ, xúi bẩy, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện một số hành vi mang tính chấttính dục không phù hợp với lứa tuổi của các em Hành vi nhìn chỗ kín (thịdâm), nói chuyện về vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, bộ phận sinh dục(khẩu dâm), nghe, động chạm, ôm đều có thể được xem là XHTD Khái niệmXHTD được hiểu rất rộng chứ không chỉ là có hành vi quan hệ tình dục nhưnhiều người vẫn nghĩ [18]
Nhìn chung, có rất nhiều cách hiểu về XHTD trẻ em cho thấy tính chấtphức tạp của vấn nạn này Việc có nhiều cách định nghĩa như trên khiến chocha mẹ, những người làm công tác giáo dục gặp phải khó khăn trong việc hiểuđúng bản chất của hành vi XHTD trẻ em và phòng ngừa XHTD trẻ em Xuấtphát từ tình hình đó, Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam, Quốc hội đã ban hành Luật trẻ em 2016 Trong đó tại khoản 8 Điều
4 định nghĩa XHTD được hiểu như sau: “XHTD trẻ em là việc dùng vũ lực, đedọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liênquan đến tình dục bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em
và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức” [12]
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều quan điểm về XHTD trẻ em Tuynhiên, trong phạm vi đề tài này chúng tôi sử dụng khái niệm về XHTD trẻ emcủa Tiến sỹ Trần Thành Nam làm khái niệm công cụ cho đề tài nghiên cứu
1.2.2 Kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
1.2.2.1 Khái niệm kỹ năng sống
UNESCO (2003) quan niệm: kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thựchiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày Đó là khảnăng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích
Trang 27cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và nhữngthách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Chương trình giáo dục KNS của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc(UNICEF), cho rằng KNS bao gồm những kỹ năng cốt lõi như kỹ năng tự nhậnthức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹnăng kiên định và kỹ năng đạt mục tiêu
Theo tác giả Nguyễn Võ Kỳ Anh: “KNS là khả năng có được nhữnghành vi thích nghi và tích cực, cho phép chúng ta xử trí một cách có hiệu quảcác đòi hỏi và thử thách của cuộc sống thường ngày” [1]
Với phân tích nêu trên, tác giả cho rằng: “KNS là khả năng làm cho hành
vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày”.
- Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO): Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày [7].
- Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): KNS là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày [7].
- Theo UNICEF, KNS là tập hợp rất nhiều kĩ năng tâm lí xã hội và giaotiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếpmột cách có hiệu quả, phát triển các kĩ năng tự xử lí và quản lí bản thân nhằmgiúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả Từ KNS có thể thể hiệnthành những hành động cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến hànhđộng của những người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổimôi trường xung quanh, giúp nó trở nên lành mạnh
Trang 28- Trong tài liệu tập huấn “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” của Bộ
GD-ĐT, KNS là những cách hành xử giúp mỗi cá nhân hòa nhập vào môi trường xung quanh (gia đình, lớp học ), giúp cá nhân ứng phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, thách thức của cuộc sống thường ngày, giúp họ hình thành các mối quan hệ, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho
sự thành công trong học đường và thành công trong cuộc sống [7].
- Nếu hiểu KNS là năng lực (tổng hòa cả kiến thức, thái độ và hành vi)theo nghĩa rộng đó là năng lực cá nhân có thể áp dụng những hiểu biết và kĩnăng để thực hiện hay giải quyết có hiệu quả các vấn đề, cả trong tình huốngmới [5]
- Hiểu KNS là “khả năng tâm lí xã hội”, tức là đề cập tới năng lực củacon người khi biểu hiện những cách ứng xử đúng hoặc chính xác khi tương tácvới người khác trong các tình huống khác nhau của môi trường văn hóa [5]
Trong những định nghĩa khác, có thể nhận thấy người có KNS phải thểhiện ở những cách ứng xử tích cực Có thể nhận thấy thêm rằng: xã hội hiện đạithay đổi nhanh chóng, đòi hỏi con người cũng có những thay đổi theo, người cóKNS cần thay đổi một cách phù hợp và mang tính tích cực
Có thể thấy, tuy cách diễn đạt về KNS khác nhau nhưng có sự thống nhất
hiểu KNS thuộc về phạm trù năng lực (hiểu kĩ năng theo nghĩa rộng, bao hàm
cả tri thức, thái độ và hành vi, hành động trong lĩnh vực đó), mà không phải làphạm trù thuộc kĩ thuật của hành động, hành vi (hiểu kĩ năng theo nghĩa hẹp)
Trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn khái niệm sau làm khái niệm công
cụ: Kĩ năng sống là những khả năng tâm lí- xã hội của mỗi cá nhân thể hiện trong hành vi thích ứng tích cực giúp cá nhân ứng xử một cách hiệu quả trước nhu cầu, sự thay đổi và thách thức của cuộc sống thường ngày.
1.2.2.2 Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là một kỹ năng thuộc nhóm kỹnăng bảo vệ bản thân Từ sự phân tích và khái niệm công cụ về kỹ năng sống,
theo chúng tôi, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là khả năng tâm lý xã
Trang 29hội của mỗi cá nhân thể hiện ở hành vi thích ứng tích cực giúp cá nhân ngăn ngừa và thoát hiểm trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.
1.2.2.3 Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
Giáo dục kĩ năng sống là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các
kĩ năng thích hợp [9].
Mục tiêu chính của GDKNS là làm thay đổi hành vi của người học từthói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thànhnhững hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chấtlượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hôi
Từ nội hàm của khái niệm KNS và hoạt động giáo dục KNS, chúng tôi
cho rằng: Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục nhằm trang bị cho đối tượng những kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ để phòng ngừa và thoát hiểm trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.
1.2.2.4.Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo
Quản lý hoạt động giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻmẫu giáo là hoạt động của CBQL nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động củagiáo viên, trẻ mẫu giáo và các lực lượng giáo dục khác, huy động tối đa cácnguồn lực xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng phòng chống xâmhại tình dục cho trẻ trong nhà trường Quản lý giáo dục KN phòng chống xâmhại tình dục cho trẻ mẫu giáo chính là những công việc của nhà trường màngười CBQL trường học thực hiện những chức năng quản lý để tổ chức, thựchiện công tác giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo tạicác trường mầm non
Trang 30Quản lý giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo lànhững hoạt động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tácđộng tới các hoạt động giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ emtrong nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quátrình giáo dục và dạy KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em.
Từ những luận giải trên, chúng tôi cho rằng: “Quản lý giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non là một
hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, trẻ mẫu giáo nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách theo mục tiêu giáo dục mầm non”.
1.3 Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em mẫu giáo
1.3.1 Một số đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Đến tuổi mẫu giáo, sự phát triển về mọi mặt của trẻ - từ thể chất đến tâm
lý - đạt đến mức độ cao hơn so với lứa tuổi vườn trẻ Hoạt động chủ đạo của trẻ
là hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề đã làm xuấthiện những cấu tạo tâm lý mới ở trẻ Sự phát triển này tạo điều kiện thuận lợicho trẻ trong việc tiếp nhận các tác động giáo dục, trong đó có giáo dục kỹnăng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
* Sự phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo
- Sự phát triển trí nhớ
Ghi nhớ không chủ định chiếm ưu thế Trẻ ghi nhớ những gì có ý nghĩaquan trọng đối với cuộc sống của nó: đó là những cái mà trẻ thích, gây ấn tượngmạnh mẽ cho trẻ Vì vậy, đối với trẻ mẫu giáo nhỏ nếu đặt ra yêu cầu ghi nhớmột cách cưỡng bức thì kết quả sẽ ngược lại Do đó, để phát triển trí nhớ cho trẻthì cần đưa trẻ vào những hoạt động vui chơi mà trong đó các sự vật hiện tượngphải liên quan đến nhu cầu của chính đứa trẻ và phải gây ấn tượng mạnh mẽ chotrẻ
Trang 31- Sự phát triển chú ý
Chú ý không chủ định chiếm ưu thế, trẻ thường chú ý đến những đốitượng gây kích thích mạnh hoặc gây sự ngạc nhiên, nhất là tạo ra sự hứng thúcho trẻ Khả năng phân phối chú ý kém Độ bền vững của chú ý, sự tập trungchú ý đến cuối độ tuổi được nâng lên Tính bền vững của chú ý phụ thuộc vàotừng đối tượng hoạt động Nếu đối tượng sinh động hấp dẫn, liên quan đến nhucầu, hứng thú của trẻ và đòi hỏi sự tham gia tích cực của trí tuệ, đặc biệt khi trẻđược tiếp xúc hoạt động với đối tượng thì tính bền vững chú ý cao hơn
- Sự phát triển tưởng tượng
Tưởng tượng của trẻ mẫu giáo còn rất hạn chế: vừa có tính chất tái tạothụ động vừa có tính chất không chủ định Các em lẫn lộn giữa tưởng tượng vàhiện thực Tuy nhiên, nhiều khi các em đã xây dựng những hình ảnh mới mangtính chất sáng tạo theo kinh nghiệm lứa tuổi
- Sự phát triển tư duy
Ở đầu tuổi mẫu giáo, khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa của trẻcòn rất hạn chế, gắn liền với những tình huống cụ thể Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ
đã biết tư duy bằng hình ảnh trong đầu nhưng do biểu tượng còn nghèo nàn và
tư duy mới được chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong nên trẻmới chỉ giải được một số bài toán hết sức đơn giản theo kiểu tư duy trực quanhình tượng Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh là điều kiện thuận lợinhất giúp trẻ cảm thụ những hình tượng nghệ thuật, đồng thời cũng tạo tiền đềcần thiết để làm nảy sinh những những yếu tố ban đầu của kiểu tư duy trừutượng Loại tư duy này sẽ được phát triển mạnh ở những giai đoạn sau và chỉ
có thể phát triển một cách lành mạnh khi nó có chỗ dựa là những hình tượng rõràng và đúng đắn
- Sự phát triển ngôn ngữ
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo được thể hiện ở cả mặt ngữ âm ngữ điệu, vốn từ và cơ cấu ngữ pháp; sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc vàphong
Trang 32-cách ngôn ngữ của trẻ Sự phát triển ngôn ngữ tạo điều kiện thuận lợi cho việctiếp thu các kinh nghiệm xã hội - lịch sử của trẻ trong các hoạt động ở nhàtrường, trong đó có hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống XHTD trẻ em.
* Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo
Tình cảm của tuổi mẫu giáo đang phát triển mạnh và nó có ý nghĩa to lớnđối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
Trẻ mẫu giáo rất giàu cảm xúc, dễ xúc động trước những tác động củahiện thực Những xúc cảm của trẻ dễ thay đổi
Những đặc điểm đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo là cơ sở để các nhàgiáo dục có biện pháp tác động phù hợp trong quá trình giáo dục KNPCXHTDcho trẻ
* Sự phát triển ý chí của trẻ mẫu giáo
Bản thân các hành động ý chí cũng được biến đổi trong suốt thời kì mẫugiáo Trong tuổi mẫu giáo bé, hành vi của trẻ hầu như hoàn toàn gồm những cửchỉ bột phát, những biểu hiện ý chí thỉnh thoảng mới quan sát thấy khi cónhững hoàn cảnh đặc biệt thuận lợi, đến tuổi mẫu giáo nhỡ, số lượng nhữngbiểu hiện đó tăng lên song chúng vẫn chưa chiếm một vị trí đáng kể trong hành
vi Chỉ ở tuổi mẫu giáo lớn, trẻ mới có những nỗ lực ý chí tương đối lâu, mặc
dù con thua xa trẻ lứa tuổi phổ thông
Các phẩm chất ý chí được phát triển, đặc biệt là tính mục đích Ở tuổimẫu giáo lớn, do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi, được người lớn giaocho nhiều việc nhỏ trẻ dần dần xác định rõ mục đích của hành động Nếu ởtuổi mẫu giáo nhỡ, mục đích động cơ hành động hoàn toàn trùng nhau thì ở lứatuổi mẫu giáo lớn trẻ dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắnghoàn thành nhiệm vụ Biết điều khiển hành vi của mình theo yêu cầu của ngườilớn Mục đích công việc ngày càng được trẻ ý thức và cố gắng hoàn thành
Sự phát triển ý chí của trẻ mẫu giáo giúp trẻ có thể lĩnh hội, thực hiệnđược các yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên trong quá trình giáo dục để hìnhthành kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho bản thân
Trang 331.3.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Mục tiêu giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáotại các trường mầm non nhằm từng bước hình thành cho trẻ những kiến thức,thái độ và kỹ năng phù hợp, nhận diện những hình thức xâm hại tình dục, trên
cơ sở đó phát triển cho trẻ những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, khắcphục, loại bỏ những biểu hiện của hành vi tiêu cực để phòng ngừa, ứng phó vớihành vi xâm hại tình dục và việc thực hiện hành vi tương tự với người khác
Mục tiêu giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo lànhững kết quả mong đợi của nhà giáo dục về KN phòng chống xâm hại tìnhdục cho trẻ em tương ứng trẻ có thể đạt được
Mục tiêu giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáogiúp cho giáo viên định hướng và tự lựa chọn được các nội dung phù hợp với
độ tuổi của trẻ, với điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội của mỗi địa phương
Mục tiêu chung là hướng tới hình thành cho trẻ ý thức về những vùngkín của cơ thể; về quyền của các em với cơ thể của mình; về những biểu hiệncủa hành vi xâm hại tình dục, có nguy hại cho sự an toàn của các em; về cáchứng xử đúng mực với người khác để phòng tránh sự xâm hại; về cách thoáthiểm khi bị xâm hại; về sự cần thiết phải thông báo cho người lớn và các lựclượng trợ giúp trước nguy cơ bị xâm hại và khi bị xâm hại
1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Nội dung giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại cáctrường mầm non tập trung vào những vấn đề sau:
- Những kiến thức về vùng kín của cơ thể (đối với giới nữ và giới nam)
- Về quyền của các em với cơ thể của mình: Các em có quyền tuyệt đốivới cơ thể của mình, khi các em không muốn, không cho phép, người kháckhông được phép chạm vào cơ thể của các em
Trang 34- Về những biểu hiện của hành vi xâm hại tình dục, có nguy hại cho sự
an toàn của các em: giới thiệu cho trẻ biết các hành vi sau đây là biểu hiện củaxâm hại tình dục:
+ XHTD trẻ em bằng cách đụng chạm: đây là dạng XHTD phổ biến nhất
và dễ dàng nhận ra Đó là những hành vi tác động trực tiếp lên cơ thể giữa trẻ
và thủ phạm như: sờ vào vùng kín của trẻ; ép buộc trẻ quan hệ tình dục hoặc lôikéo trẻ vào các hành vi tình dục với trẻ em khác hoặc với người lớn; hôn híthay sờ mó vào những vùng kín của trẻ hoặc bắt trẻ phải làm vậy với mình; éptrẻ thực hiện hành vi mại dâm…
+ XHTD trẻ em bằng cách không đụng chạm: là những hành vi tác độngvào nhận thức, tinh thần, tâm lý tình cảm của nạn nhân Hình thức XHTD này
có thể bao gồm các biểu hiện cụ thể như: dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêudâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quenvới tình dục; bắt trẻ đứng, ngồi theo tư thế gợi dục để chụp ảnh; dụ dỗ, ép buộctrẻ xem những loại sách báo, phim ảnh khiêu dâm; phô bày bộ phận sinh dụccủa mình trước mặt trẻ; nhìn trộm trẻ trong khi thay quần áo hoặc khi tắm…
- Về cách ứng xử đúng mực với người khác để phòng tránh XHTD: Dạycho trẻ biết cách ứng xử đúng mực, giữ đúng khoảng cách trong các mối quan
hệ với người thân, với người quen, với người lạ
- Về cách phản ứng và thoát hiểm khi bị XHTD: Dạy cho trẻ cách phảnứng khi bị đụng chạm trực tiếp vào cơ thể hoặc những hành vi xâm hại khôngđụng chạm; dạy cho trẻ cách thoát hiểm khi bị kẻ xấu ôm chặt, bị túm tay hoặc
có những hành vi khống chế khác…
- Về sự cần thiết phải thông báo cho người lớn và các lực lượng trợgiúp trước nguy cơ bị xâm hại và khi bị xâm hại: Nói cho trẻ biết rằng cần phảithông báo cho bố mẹ, người thân, giáo viên về những hành vi bất thườngcủa người khác đối với mình để được trợ giúp kịp thời, ngăn chặn, chống lạihành vi xâm hại Nội dung giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho
trẻ em cầnđược vận dụng linh hoạt tùy theo từng hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể
Trang 351.3.4 Phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
* Phương pháp giáo dục KNPCXHTD:
Giáo dục kỹ năng sống nói chung, KNPCXHTD cho trẻ nói riêng phảigắn với các việc làm, tình huống cụ thể: trẻ được quan sát người khác làm, trẻđược tự thực hiện để trải nghiệm Sự trải nghiệm nhiều lần sẽ giúp trẻ nhậnthấy ý nghĩa thiết thực của việc làm, từ đó trẻ sẽ chủ động vận dụng các kĩ năngcần thiết vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống
Trong quá trình giáo dục KNPCXHTD cho trẻ mẫu giáo, có thể sử dụngcác nhóm phương pháp giáo dục sau: nhóm phương pháp trực quan, nhómphương pháp dùng lời, nhóm phương pháp thực hành Với phương pháp trựcquan bao gồm phương pháp làm mẫu, phương pháp làm cùng, phương pháplàm gương (những phương pháp này giúp trẻ quan sát, bắt chước/tập thử, thựchành thường xuyên những KN cần hình thành); nhóm phương pháp dùng lờibao gồm các phương pháp trò chuyện, giảng giải ngắn (những phương phápnày giúp trẻ huy động tối đa những kinh nghiệm đã có, giải thích và khích lệ trẻvui vẻ, hào hứng thực hiện KN); nhóm phương pháp thực hành bao gồm cácphương pháp trải nghiệm, trò chơi, giao việc (những phương pháp này giúp trẻbắt chước, tập thử và tích cực thực hành thường xuyên các KN)
* Hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo có thể thựchiện thông qua nhiều hình thức như: Qua chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ ởtrường; Qua hoạt động có chủ đích; Qua tổ chức các hoạt động vui chơi, dạochơi cho trẻ; Qua tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường
Đối với trẻ mẫu giáo, có thể giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dụcthông qua hoạt động vui chơi Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, khi chơi
Trang 36trẻ được phát triển các kỹ năng ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp,thực hiện công việc, ứng phó với những thay đổi Nội dung chơi của trẻ phảnánh những sinh hoạt hàng ngày trong gia đình, làng xóm Hình thức chơi chủyếu của trẻ có thể lồng ghép để giáo dục KNPCXHTD là chơi đóng vai có chủ
đề, trò chơi đóng kịch…
Hoạt động giao tiếp được sử dụng để nhận và truyền thông tin về thái độ,kiến thức, kỹ năng phòng chống XHTDTE Đối tượng giao tiếp là trẻ với cácthành viên trong lớp, trường mầm non, trong gia đình, láng giềng, họ hàng,cộng đồng gần gũi
Tổ chức các hoạt động cô và trẻ cùng làm tại nhóm lớp, lồng ghép cáchoạt động giáo dục KNPCXHTD vào chương trình giáo dục trong các hoạtđộng học, hoạt động hàng ngày của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi Giáo dục trẻ thóiquen hành vi có văn hóa: không đi vệ sinh nơi công cộng, thay quần áo ở nơikín đáo, không để người khác nhìn thấy vùng kín của cơ thể mình, thể hiện cáchành vi giao tiếp thân mật như ôm, hôn…phù hợp với từng mối quan hệ…
1.3.5 Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo
Đánh giá hoạt động giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻtại các trường mầm non nhằm so sánh với mục tiêu giáo dục KN phòng chốngxâm hại tình dục cho trẻ, từ đó xác định những KN trẻ đã đạt và chưa đạt đểtiếp tục có kế hoạch hướng dẫn và tổ chức thực hiện cho phù hợp Từ kết quả
đã đạt được trong quá trình giáo dục KNPCXHTD cho trẻ, CBQL giáo dục,giáo viên tiếp tục hoàn thiện và điều chỉnh, bổ sung cơ sở vật chất cho phù hợpvới nội dung giáo dục, hướng dẫn cho trẻ Điều chỉnh phương pháp, hình thức
tổ chức, kế hoạch giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho phù hợp vớiđặc điểm phát triển của trẻ từng độ tuổi, đảm bảo cơ hội tốt nhất để trẻ hoạtđộng tích cực
Trang 371.4 Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em mẫu giáo ở trường mầm non
1.4.1 Hiệu trưởng trường mầm non với công tác quản lý giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt độngcủa nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận Với
tư cách pháp nhân đó, hiệu trưởng trường mầm non có các vai trò chủ yếu vàcần có các phẩm chất, năng lực tương xứng trong thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của mình Hiệu trưởng, đại diện cho chính quyền về mặt thực thi luật pháp,chính sách giáo dục nói chung, các quy chế giáo dục và Điều lệ Trường mầmnon Để đảm đương vai trò này, đội ngũ CBQL trường mầm non cần có phẩmchất và năng lực về pháp luật (hiểu biết và vận dụng đúng đắn luật pháp, chínhsách, quy chế giáo dục và Điều lệ trường học vào quản lý các mặt hoạt độngcủa trường mầm non)
Hiệu trưởng là hạt nhân tạo động lực cho bộ máy tổ chức và đội ngũnhân lực trường mầm non thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáodục trẻ (trong đó tập trung vào điều hành đội ngũ giáo viên, nhân viên thựchiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục KNS cho trẻ) có hiệu quả hơn Để đảm đươngđược vai trò này CBQL trường mầm non cần có phẩm chất và năng lực về tổchức và điều hành đội ngũ CBQL cấp dưới, giáo viên, nhân viên, năng lựcchuyên môn (am hiểu và vận dụng thành thạo các tri thức về tổ chức nhân sự,giáo dục học, tâm lý học, xã hội học và các tri thức phổ thông về bậc học mầmnon) để quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở nhàtrường, trong đó có quản lý
Trong quản lý giáo dục kỹ năng sống KNPCXHTD cho trẻ mẫu giáo,Hiệu trưởng phải am hiểu các nội dung giáo dục, các phương pháp và hình thứcgiáo dục phù hợp; đồng thời, cần có năng lực quản lý để thực hiện hoạt độngquản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và kiểm tra đánhgiá hoạt động GDKNPCXHTD cho trẻ mẫu giáo
Trang 38Tóm lại, trong trường mầm non, Hiệu trưởng là chủ thể quản lý giáo dục
KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mẫu giáo Chủ thể quản lý phải đề racác kế hoạch, nội dung, mục đích, lựa chọn phương pháp và chỉ đạo việc tổchức thực hiện giáo dục nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong giáo dục KN phòngchống xâm hại tình dục cho trẻ em
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Nội dung quản lý giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ emtại các trường mầm non bao gồm quản lý mục tiêu giáo dục KN PCXHTD chotrẻ; quản lý nội dung giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em;quản lý phương pháp, hình thức giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dụccho trẻ em; quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục KN phòng chốngxâm hại tình dục cho trẻ em tại các trường mầm non
1.4.2.1 Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Quản lý mục tiêu giáo dục kỹ năng PCXHTD cho trẻ mẫu giáo, nhà quản
lý cần:
- Xác định rõ mục tiêu sẽ đạt được của từng nội dung giáo dục KN chotrẻ như: Về kiến thức, phải trực tiếp góp phần nâng cao hiểu biết cho trẻ về cơthể, về vùng kín của cơ thể, về cách bảo vệ vùng kín của cơ thể, về những hìnhthức biểu hiện của XHTD, về cách ứng xử trong các mối quan hệ để ngăn ngừa
sự xâm hại…; hình thành ở trẻ kỹ năng phòng tránh sự xâm hại và thoát hiểmkhi bị khống chế, xâm hại; hình thành ở trẻ thái độ trân trọng cơ thể mình, thậntrọng trong các mối quan hệ và luôn cảnh giác với những nguy cơ bị XHTD
- Xác định các hoạt động, các nguồn lực hỗ trợ giáo dục kỹ năngPCXHTD cho trẻ để đạt được mục tiêu đã đề ra
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục KN phòng chống xâm hạitình dục cho trẻ tại các trường mầm non để đạt mục tiêu quản lý Tổ chức thực
Trang 39hiện giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mầmnon có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học, tổchức hoạt động vui chơi cho trẻ ngay trong nhà trường Quá trình triển khai tổchức thực hiện kế hoạch giáo dục KN gồm: thành lập ban chỉ đạo thực hiệngiáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ thông qua hoạt động học,vui chơi theo các chủ đề đã được xác định, do hiệu trưởng làm trưởng ban; xâydựng các lực lượng tham gia giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục chotrẻ thông qua các hoạt động hàng ngày;
- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sởvật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giáo dục KN phòng chống xâm hạitình dục cho trẻ tại các trường mầm non Khi sắp xếp bố trí lực lượng giáo dục
KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ, hiệu trưởng phải biết được phẩmchất và năng lực của từng giáo viên, nhân viên, mặt mạnh, mặt yếu, nếu cần cóthể phân công theo từng “ê kíp” nhằm bảo đảm cho công việc được tiến hànhmột cách thuận lợi và có hiệu quả
Tổ chức bồi dưỡng giáo viên thực hiện nội dung, chương trình giáo dục
KN phòng chống xâm hại tình dục thông qua dự giờ, sinh hoạt chuyên môn đểnâng cao năng lực cho giáo viên về phương pháp và hình thức tổ chức hoạtđộng nhằm giáo dục KN cho trẻ đạt hiệu quả
- Đánh giá kết quả giáo dục KNPCXHTD cho trẻ so với mục tiêu đề ratừng giai đoạn, từ đó điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp ở giai đoạn tiếp theo
1.4.2.2 Quản lý nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Quản lý nội dung giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻmẫu giáo nhằm nhằm đạt được mục tiêu giáo dục
Quản lý nội dung chương trình giáo dục KN phòng chống xâm hại tìnhdục cho cho trẻ cần được xác định từ đầu năm học, đầu mỗi học kỳ và của từngtháng Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT cũngnhư của Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng cần chủ động, sáng tạo, linh hoạt phân
Trang 40công cho phó hiệu trưởng xây dựng và quản lý chặt chẽ các thành tố như mụctiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện, giáo viên giảng dạy và kếtquả giáo dục KN cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non.
Quản lý nội dung chương trình giáo dục KN phòng chống xâm hại tìnhdục cho trẻ tại các trường mầm non là quản lý toàn bộ hệ thống kiến thức, giátrị, chuẩn mực nội dung cần tổ chức giáo dục cho trẻ Quản lý nội dung chươngtrình giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ tại các trường mầmnon cần tập trung vào các yêu cầu về kiến thức, các chuẩn mực, hành vi ứng xửcần đạt được khi kết thúc một nội dung giáo dục KN này cho trẻ
Tóm lại, quản lý nội dung giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục,đòi hỏi nhà quản lý phải hết sức coi trọng từng nội dung giáo dục, như:
Quản lý nội dung giáo dục nhận thức cho trẻ gồm: Kỹ năng nhận biết cơthể, vùng kín của cơ thể; Kỹ năng nhận biết các biểu hiện của hành vi xâm hạitình dục
Quản lý nội dung hình thành kỹ năng cho trẻ: Kỹ năng ứng xử phù hợptrong các mối quan hệ để phòng ngừa sự xâm hại; Kỹ năng thoát hiểm khi bịxâm hại; Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp để phòng ngừa và xử lý hậu quả củahành vi xâm hại tình dục
1.4.2.3 Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo
Quản lý phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng phòngchống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo là một khâu vô cùng quantrọng Để đạt được mục tiêu giáo dục KN phòng chống xâm hại tình dục cho trẻtại các trường mầm non, hiệu trưởng cần lựa chọn phương pháp và hình thức tổchức quản lý giáo dục một cách phù hợp nhất
Công tác quản lý các phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòngchống xâm hại tình dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo đòi hỏi hiệu trưởng nhàtrường phải tìm hiểu bản chất và cách thức áp dụng những mô hình phương