1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo yêu cầu chương trình giáo dục mầm non

108 260 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn “Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển củatrẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên theo yêucầu chương trình giáo dục mầm non ” t

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ HỒNG THƯƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN THEO YÊU CẦU

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

LỜI CAM ÐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnghiên cứu trong Luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kìcông trình nghiên cứu nào của tác giả khác

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018

Tác giả luận văn Hoàng Thị Hồng Thương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Luận văn “Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên theo yêu cầu chương trình giáo dục mầm non ” tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan

tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, các cơ quan, đồng nghiệp,trường học, bạn bè và người thân

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo

TS Lê Thùy Linh người đã hướng dẫn trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tìnhchỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn

Cảm ơn trường CĐSP Điện Biên, Phòng đào tạo (Sau đại học), khoaTâm lý - Giáo dục, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Phòng GD& ĐT Huyện Nậm Pồ, lãnh đạo địaphương, Ban giám hiệu các trường mầm non huyện Nậm Pồ đã tạo mọi điềukiện thuận lợi giúp đỡ tôi có thời gian và tư liệu hoàn thành luận văn

Mặc dù trong quá trình thực hiện tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để hoànthành luận văn, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót Kính mongnhận được sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy cô giáo cũng như những ý kiếncủa các bạn quan tâm

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018

Tác giả luận văn Hoàng Thị Hồng Thương

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ÐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC .iii

NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON 7

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 8

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 10

1.2.1 Quản lý giáo dục 10

1.2.2 Đánh giá và đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non

12 1.2.3 Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non 14

Trang 6

1.3.2 Mục tiêu đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 15

1.3.3 Hình thức đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 15

1.3.4 Phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 16

1.3.5 Nguyên tắc đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 20

1.4 Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 23

1.4.1 Mục tiêu quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 23

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 23

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 26

1.5.1 Nhận thức của nhà quản lý, giáo viên 26

1.5.2 Năng lực đánh giá của giáo viên 28

1.5.3 Năng lực quản lý hoạt động đánh giá của nhà quản lý 28

1.5.4 Văn bản quản lý về hoạt động đánh giá 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 31

2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội và đặc điểm cấp học mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

31 2.1.1 Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 31

2.1.2 Giới thiệu về đặc điểm cấp học mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 32

2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 34

2.2.1 Mục đích khảo sát 34

2.2.2 Đối tượng khảo sát 34

2.2.3 Nội dung khảo sát 34

Trang 7

2.3 Kết quả khảo sát 35

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 35

2.3.2 Thực trạng hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm non huyện Nậm Pồ 40

2.3.3 Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm non huyện Nậm Pồ 53

2.3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở các trường Mầm non huyện Nậm Pồ 60

2.4 Đánh giá chung về thực trạng 62

2.4.1 Ưu điểm 62

2.4.2 Hạn chế 63

2.4.3 Nguyên nhân 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 67

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 67

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 67

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện 67

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 67

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 67

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 68

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 68

3.2.1 Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của cán bộ quản lý và giáo viên đối với hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non 68

Trang 8

3.2.2 Tổ chức chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch đánh giá sự phát triển của

trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 70

3.2.3 Bồi dưỡng năng lực đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo cho giáo viên ở các trường mầm non 72

3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 74

3.3 Khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 76

3.3.1 Mục tiêu của khảo nghiệm 76

3.3.2 Các bước tiến hành 76

3.3.3 Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 78

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 82

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83

1 Kết luận 83

2 Khuyến nghị 84

2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên 84

2.2 Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nậm Pồ 84

2.3 Đối với các trường mầm non trong huyện Nậm Pồ 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC

Trang 9

NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

3 CBQL - GV - NV Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Ý nghĩa của hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu 36

Bảng 2.2 Nhận thức về mục tiêu của hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 39

Bảng 2.3 Đánh giá về thực trạng mức độ đạt được mục tiêu đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 41

Bảng 2.4 Đánh giá trẻ hàng ngày 44

Bảng 2.5 Đánh giá theo giai đoạn 45

Bảng 2.6 Ý kiến sử dụng phương pháp đánh giá trẻ mẫu giáo 47

Bảng 2.7 Đánh giá về mức độ đảm bảo các nguyên tắc đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 50

Bảng 2.8 Ý kiến thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 53

Bảng 2.9 Ý kiến đánh giá về thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 55

Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá về kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non 58

Bảng 2.11 Ý kiến đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo 61

Bảng 3.1 Ý kiến của giáo viên về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên về hoạt động đánh giá trẻ mẫu giáo 73

Bảng 3.2 Ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 78

Bảng 3.3 Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên 79

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá

sự phát triển của trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên 78Biểu đồ 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá

sự phát triển của trẻ mẫu giáo tại trường mầm non huyệnNậm Pồ tỉnh Điện Biên 80

Trang 12

1 Lý do chọn đề tài

MỞ ĐẦU

Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dụcquốc dân Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất,tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một Trẻ được tiếp cận với GDMN càng sớm,càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển ở giai đoạn tiếp theo Nhữngnghiên cứu về GDMN cho thấy giai đoạn phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non

có tính quyết định đến sự phát triển về thể lực, nhân cách, năng lực phát triểntrí tuệ của trẻ trong suốt cả cuộc đời Chính vì thế, hầu hết các quốc gia trên thếgiới đều coi GDMN là nền tảng của giáo dục và đào tạo

Ở nước ta, công tác GDMN đã được Đảng và nhà nước quan tâm Vănbản số 2417/TTg-KGVX ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ

về việc kéo dài một số chính sách đối với trẻ em và giáo viên mầm non đã chỉ

rõ quan điểm: “Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển giáo dục mầm non, tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên; ưu tiên đào tạo các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới theo hướng xây dựng các trường công lập kiên

cố, đạt chuẩn Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp mầm non là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội Đẩy mạnh xã hội hóa với trách nhiệm hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển giáo dục mầm non” Nhà nước quy định một số chính sách

phát triển giáo dục mầm non trong đó có chính sách đối với trẻ em, giáo viênmầm non và cơ sở giáo dục mầm non Nhà nước có trách nhiệm quản lý, tăngcường đầu tư cho GDMN; hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo, đồngthời đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi

tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển GDMN Nhà nước ưu tiênđầu tư cho các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; từng bước thực hiện

Trang 13

đổi mới nội dung, phương pháp GDMN, gắn với đổi mới giáo dục phổ thôngchuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lượnggiáo dục [8].

Đánh giá là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,trong đó đánh giá sự phát triển của trẻ ở các trường mầm non có ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ Đánh giá sự pháttriển của trẻ nhằm xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của từng

độ tuổi để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiến bộ Kết quả đánh giá sự pháttriển của trẻ giúp giáo viên có cơ sở để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợpvới đối với trẻ và đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục trong việc nâng caochất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của lớp/ trường/ địa phương Đánh giá sựphát triển của trẻ giúp các cấp quản lý giáo dục có được những thông tin cầnthiết về thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, từ đó có nhữngbiện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng Các biện pháp quản lý là hệthống các tác động nhằm đảm bảo cho quá trình đánh giá sự phát triển của trẻdiễn ra khách quan, trung thực, chính xác, góp phần vào thực hiện có hiệu quảmục tiêu đánh giá [9]

Trên thực tế, hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở các trường mầmnon huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quảnhư mong muốn Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như: trình độđội ngũ giáo viên chưa đồng đều, còn rất nhiều mô hình lớp ghép 2 độ tuổi và 3

độ tuổi; cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ choviệc giáo dục và vui chơi của trẻ, các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sựphát triển của trẻ mầm non chưa có tính hệ thống và đồng bộ

Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn trên, với tư cách làcán bộ chuyên môn phụ trách cấp học mầm non tôi đã chọn đề tài nghiên cứu

“Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo yêu cầu chương trình giáo dục

Trang 14

Mầm non” nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng hoạt động quản lý và

nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của địa phương

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động đánh giá

sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, từ đó đềxuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mầm nongóp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của địa phương

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trườngmầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ởtrường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

4 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu việc quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻmẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo tiếp cậnnội dung quản lý

- Số liệu khảo sát năm 2017, 2018

- Khách thể khảo sát: Khảo sát 77 người (22 cán bộ quản lý, 55 giáo viên) ở

11 trường mầm non trên địa bàn Huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên bao gồm:Trường Mầm non Si Pa Phìn, Trường Mầm non Phìn Hồ, Trường Mầm nonChà Nưa, Trường Mầm non Chà Cang, Trường Mầm non Nậm Khăn, TrườngMầm non Pa Tần, Trường Mầm non Na Cô Sa, Trường Mầm non Nà Khoa,Trường Mầm non Nà Hỳ, Trường Mầm non Nà Bủng, Trường Mầm non ChàTở

5 Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo góp phần quantrọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non Ở các trường mầm non

Trang 15

huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên, hoạt động đánh sự phát triển của trẻ mẫu giáo

và quản lý hoạt động đánh giá còn tồn tại nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chấtlượng thực hiện mục tiêu giáo dục Nếu đề xuất được các biện pháp quản lýphù hợp với điều kiện thực tế của các trường mầm non và của địa phương thìhoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo sẽ được nâng cao, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục của từng nhà trường, chất lượng giáo dục mầmnon của địa phương

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá sự phát triểncủa trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

6.2 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻmẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

6.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển củatrẻ mẫu giáo nhằm ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên vàkhảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tài liệu, phân tích, khái quát hóa, so sánh, tổng hợp các thôngtin, tư liệu có liên quan đến vấn đề đánh giá trong giáo dục mầm non, quản lýgiáo dục, quản lý hoạt động đánh giá trong giáo dục, các văn bản pháp quy,

để tổng quan tư liệu nghiên cứu vấn đề, xác định hệ thống khái niệm và xâydựng khung lí thuyết của vấn đề nghiên cứu

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra viết: Chúng tôi thiết kế phiếu trưng cầu ý kiếntìm hiểu nhận thức, nguyện vọng của CBQL, GV để thu thập thông tin về thựctrạng hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo và thực trạng quản lýhoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyệnNậm Pồ

Trang 16

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu hồ sơ, giáo áncủa giáo viên; nghiên cứu kế hoạch đánh giá sự phát triển của trẻ, phiếu đánhgiá trẻ , … từ đó, rút ra được những nhận xét về thực trạng đánh giá và thựctrạng quản lý hoạt động đánh giá.

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động giáo viên và trẻ mẫu giáotrong giờ học và giờ chơi để thu thông tin hỗ trợ cho việc đánh giá thực trạngvấn đề nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn/trò chuyện: Tiến hành gặp gỡ và trao đổi vớigiáo viên đang thực hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ và tiến hành đánhgiá trẻ tại các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên; Ban giám hiệu,

Tổ trưởng chuyên môn

7.3 Các phương pháp khác

- Lấy ý kiến của các chuyên gia trong đánh giá và quản lý hoạt độngđánh giá để làm sáng tỏ những thêm những những vấn đề lý luận và thực tiễncủa đề tài

- Phương pháp xử lí số liệu và đánh giá bằng thống kê: Để xử lí địnhlượng số liệu điều tra thực trạng làm căn cứ đánh giá định tính kết quả nghiêncứu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục; luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của

trẻ mẫu giáo ở trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo yêu cầuchương trình giáo dục Mầm non

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ

mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo yêu cầuchương trình giáo dục Mầm non

Trang 17

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ

mẫu giáo ở trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên theo yêu cầuchương trình giáo dục Mầm non

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Từ khi xuất hiện mô hình nhà trường thì cũng là thời điểm các hình thứcđánh giá người học từ đó cũng ra đời Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗiquốc gia đều có các hình thức đánh giá khác nhau nhưng về cơ bản đều đưa ranhững quy định chuẩn, phù hợp với yêu cầu của giáo dục chung và của xã hộihiện tại Chẳng hạn: Thời kì phong kiến sử dụng thi, kiểm tra theo các quy địnhnghiêm ngặt để đánh giá kết quả của người học; Thời kì tiền công nghiệp thi,kiểm tra phải phù hợp với trình độ người học và coi đó là một cách thức dạy vàhọc, có vai trò khuyến khích tính tích cực, tự giác của học sinh; Thời kì hậucông nghiệp đánh giá phát triển theo tiêu chí hướng vào mục đích, yêu cầu củachương trình giảng dạy

Hiện nay ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới luôn

ưu tiên quan tâm cho giáo dục mầm non Giáo dục mầm non ở các nước đóđược coi là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội Xu hướng tập trung đánhgiá quá trình phát triển của trẻ và xác định những vấn đề đặc biệt trong quátrình phát triển của trẻ được chú trọng đặc biệt Có thể kể đến một số nghiêncứu ở các nước trên thế giới như sau:

Tại trường mầm non ở Mỹ, cách đánh giá sự sẵn sàng vào học lớp 1 củatrẻ được chuẩn bị rất kỹ lưỡng Ví dụ, để thu thập thông tin đánh giá sự pháttriển ngôn ngữ của trẻ giáo viên hỏi trẻ về trường hợp chữ viết thường và chữviết hoa, cách phát âm chữ cái Trẻ cũng được yêu cầu viết tên mình, cắt mộthình tròn và xác định các chữ cái, con số [15]

Ở Đức, mức độ sẵn sàng cho lớp một lại được đánh giá hoàn toàn khác,trẻ được yêu cầu đếm đồ vật thay cho việc phải nhận diện mặt số Trẻ được

Trang 19

kiểm tra khả năng phân biệt giữa các hình dạng khác nhau và vẽ một số vật thểđơn giản [15].

Các nhà giáo dục mầm non ở Úc dùng các chiến lược đa dạng nhằm thuthập, ghi chép, tổ chức, tổng hợp và diễn dịch thông tin thu được để đánh giáviệc học của trẻ tại lớp Những quy trình đánh giá liên tục bao gồm nhiềuphương pháp đa dạng ghi nhận và đánh giá các cách khác nhau mà trẻ sử dụng

để đạt được những kết quả này Các quy trình này không chỉ tập trung duy nhấtvào những giai đoạn cuối cùng trong việc học của trẻ mà cũng còn để xem xétnhững tiến bộ từng bước của từng trẻ, ghi nhận và trân trọng không chỉ nhữngbước tiến bộ vượt bậc mà trẻ đạt được trong việc học mà cả những tiến bộ nhỏcủa trẻ nữa [15]

Điều đặc biệt của hệ thống giáo dục mầm non ở Hàn Quốc là “Giáo dụcphụ mẫu” Vào cuối mỗi kì học, từng gia đình đăng kí để họp một buổi riêngvới cô giáo phụ trách Tương tự, ở Singapore, theo quy định bắt buộc của nhàtrường, hàng tháng phải có sự giao lưu giữa giáo viên và phụ huynh Trongnhững buổi gặp gỡ đó, giáo viên làm nhiệm vụ thông báo, trao đổi cặn kẽ với

bố mẹ về tất cả kết quả học tập cũng như các vấn để của từng trẻ Điều đó cónghĩa là giáo viên mầm non ở Hàn Quốc, ở Singapore sẽ phải thường xuyênthu thập thông tin (phương pháp portiolio) về những khả năng của cá nhân trẻtrong trường mầm non, về sự phát triển của trẻ để trao đổi với phụ huynhnhằm phối hợp cùng nhau trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp

và hiệu quả [15]

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Nhiều nghiên của các nhà khoa học trong nước đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về hệ thống lý luận QLGD, giáo dục Đại học, quản lý nhà trường,quản lý chất lượng giáo dục; có nhiều công trình xây dựng cơ sở lý luận về hoạtđộng đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá của người học

Trang 20

Trong cuốn “Quản lý giáo dục”, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã chỉ ra

sự khác biệt trong quản lý giáo dục với quản lý kinh tế xã hội: “Trong giáo dục,rất khó đo lường, đánh giá việc đạt được các mục đích Trong các trường học

có khá nhiều nhân tố cản trở việc đánh giá trực tiếp thành tựu hay mức độ đạtđược mục tiêu.Việc thiếu những căn cứ chấp nhận được trong việc đánh giá sẽtạo nên những khó khăn nghiêm trọng trong quản lý ” [11]

Trong cuốn “Quản lý chất lượng trong giáo dục - đào tạo”, tác giả

Nguyễn Đức Chính nêu: “Nếu như kiểm soát chất lượng là hình thức quản lýchất lượng phù hợp với cơ chế tập trung; quản lý chất lượng tổng thể phản ánhtrình độ phát triển cao của các trường học thì bảo đảm chất lượng phù hợp với

cơ chế chuyển đổi trong quản lý giáo dục ở nước ta” [6]

Trong cuốn “Đo lường - đánh giá trong giáo dục”, tác giả Nguyễn Đức

Chính cho rằng: “Đánh giá giáo dục vừa là một lĩnh vực nghiên cứu của khoahọc quản lý giáo dục, vừa là một công cụ hữu hiệu của quản lý giáo dục nhằmphán đoán giá trị của sự nghiệp giáo dục để điều chỉnh, kiểm nghiệm trình độphát triển của sự nghiệp giáo dục và cải tiến để giáo dục ngày càng đáp ứng tốthơn nhu cầu của cộng đồng xã hội” [7]

Trong tài liệu “Các kỹ thuật đánh giá trong lớp học” tác giả Nguyễn Thị

Ngọc Bích cùng nhóm nghiên cứu đã khẳng định “Kiểm tra đánh giá trong giáodục có giá trị không chỉ cho người dạy, người học mà còn cả nhà quản lý Đâycũng là khâu quan trọng tác động lớn đến quá trình nâng cao chất lượng đào tạo.Việc kiểm tra đánh giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ làđộng lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên trong học tập của người học, thúc đẩy

sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của người học Đối với chương trình giáo dụcphổ thông ở Việt Nam hiện nay, mục tiêu đánh giá được phân chia thành ba lĩnhvực là kiến thức, kỹ năng và thái độ Mỗi mục tiêu thuộc lĩnh vực lại được diễn

tả cụ thể hơn bởi các chuẩn kiến thức, kỹ năng Bên cạnh mục tiêu được phânchia như trên, cần hướng tới mục tiêu đánh giá theo cách tiếp cận năng lực” [1]

Trang 21

Trong công trình nghiên cứu “Về việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo đếntrường phổ thông” do phòng Tâm lý-Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi học tiếnhành năm 1992-1993 đã sử dụng bộ test “Đến tuổi học” và một số trắc nghiệmthích hợp để đánh giá sự chuẩn bị của trẻ đã học mẫu giáo với việc đến trườngphổ thông.

Phan Lan Anh “Đánh giá trong giáo dục mầm non” (Tài liệu bồi dưỡngthường xuyên cho giáo viên Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo) Tác giả đãgiới thiệu những vấn đề chung về đánh giá trong giáo dục mầm non và đưa racác chỉ dẫn cụ thể về việc xây dựng công cụ cho giáo viên mầm non tiến hànhđánh giá sự phát triển của trẻ với hai hình thức đánh giá là: đánh giá hàng ngày

và đánh giá sau chủ đề đối với trẻ mẫu giáo [1]

Có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá người họcnhưng lại tập trung vào bậc học phổ thông và giáo dục đại học như:

Tác giả Ngô Quang Sơn với luận án “Biện pháp quản lý công tác đánh giákết quả học tập của HV trong đào tạo trực tuyến ở các trường đại học, cao đẳnghiện nay” [20]; tác giả Cấn Thị Thanh Hương với luận án “Nghiên cứu quản lýkiểm tra đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam” [13]; tácgiả Mai Danh Huấn với luận án “Xây dựng và quản lý quy trình kiểm tra đánhgiá thành tích học tập của sinh viên hệ chính quy, phù hợp với phương thức đàotạo theo tín chỉ” [12]… Những nghiên cứu trên của các tác giả mặc dù đãtiếp cận dưới góc độ của khoa học QLGD, song chưa có công trình nào kháiquát một cách toàn diện, sâu sắc về quản lý đánh giá sự phát triển của trẻ mầmnon

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý giáo dục

Quản lý không chỉ là một hoạt động cụ thể mà đã trở thành một khoa học,một nghệ thuật và trở thành một trong những nghề phức tạp nhất trong xã hộihiện đại - nghề quản lý Chính vậy mà lý luận về QL ngày càng phong phú và

phát triển Có nhiều cách tiếp cận khác nhau xung quanh khái niệm “Quản lý”:

Trang 22

Quản lý là hoạt động có mục đích của con người, là sự tác động có tổchức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt đượcmục tiêu chung Quản lý là một hoạt động thực hiện những tác động hướngđích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý để khai thác có hiệu quả nhữngtiềm năng và cơ hội tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đíchcủa tổ chức đặt ra [5].

Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra côngviệc các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lựcphù hợp để đạt được các mục đích đã định [11]

Khái niệm QLGD hiện nay còn có nhiều cách tiếp cận và diễn đạt khácnhau như:

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "QLGD là hệ thống tác động có mụcđích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệvận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tínhchất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quátrình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống GD tới mục tiêu dự kiến tiếnlên trạng thái mới về chất" [14]

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “QLGD là quá trình tác động có kếhoạch, có tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới thành tố của quá trình dạyhọc - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mụctiêu giáo dục nhà nước đề ra” [5]

Từ các nhận xét trên, có thể kết luận như sau: QLGD là những tác động

có hệ thống, có ý thức hợp với quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhaulên tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáodục vận hành liên tục, phát triển mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng

QLGD được tiếp ở góc độ vĩ mô và góc độ vi mô:

Ở góc độ vĩ mô: Chủ thể QLGD là hệ thống các cơ quan QLGD trong hệthống GD quốc dân, đối tượng của QL là hệ thống GD quốc dân và hệ thốngQL,

Trang 23

mục tiêu của QL là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Tiếp cận góc độ vĩ mô: quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống,

có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý các cấp khác nhau đến tất cả cácmắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hànhđúng quy luật và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chấtlượng, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Ở góc độ vĩ mô: Chủ thể QLGD là chủ thể QL nhà trường (Hiệu trưởng,giám đốc cơ sở GD), đối tượng của QL là các quá trình dạy học, quá trình giáodục và các thành tố tham gia vào các quá trình đó (GV, HS-SV, các lực lượngkhác, cơ sở vật chất, tài chính, )

Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợpquy luật của chủ thể quản lý nhà trường làm cho nhà trường vận hành theođường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất củanhà trường Việt Nam, đưa nhà trường tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng tháimới về chất, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục là hình thành,phát triển nhân cách người học theo yêu cầu của xã hội

1.2.2 Đánh giá và đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non

1.2.2.1 Đánh giá

Bất cứ một quá trình nào lĩnh vực nào mà con người tham gia vào cũngnhằm tạo ra những biến đổi nhất định, muốn biết những biến đổi đó diễn ra ởmức độ nào thì cần phải đánh giá Trong thực tiễn, đánh giá được thực hiện ởcác lĩnh vực khác nhau và diễn ra trong những tình huống rất đa dạng, đánh giá

là hoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sựvật, hiện tượng, con người theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định màngười đánh giá cần tuân theo Trong giáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thànhrất quan trọng, một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo,

Trang 24

đánh giá có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh giáo dục, là cơ sở cho việcnâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Khái niệm đánh giá được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục được hiểu

theo nhiều cách khác nhau Theo C.E Beeby (1997) “Đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét

về giá trị theo quan điểm hành động” Theo R.Tyler “Quá trình đánh giá là chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục” (1984) Theo Owen & Rogers (1999) “Đánh giá là việc thu thập thông tin một cách hệ thống và đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu được”.

Như vậy, quan niệm về đánh giá được xem xét phù hợp với mục đích,

đối tượng cụ thể cần đánh giá Chúng tôi quan niệm: đánh giá là sự thu thập thông tin một cách hệ thống về thực trạng của đối tượng được đánh giá, từ đó đưa ra những nhận định xác thực dựa trên cơ sở các thông tin thu được, làm cơ

sở cho việc đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Đánh giá là một quá trình bao gồm việc chuẩn bị cho đánh giá, thu thập,phân tích, xử lý các thông tin thu được, chuyển giao kết quả đến những ngườiliên quan để có được những quyết định thích hợp Sản phẩm của đánh giá là cácthông tin và bằng chứng thu được trong quá trình đánh giá, các nhận định rút ratrên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu được, các kết luận Đánh giá tronggiáo dục bao gồm việc trả lời các câu hỏi như: mục đích của đánh giá; những gìcần được đánh giá; ai đánh giá; những thủ tục của đánh giá; phương pháp nàođược sử dụng; đánh giá bằng những tiêu chuẩn nào

1.2.1.2 Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non

Đánh giá trong giáo dục mầm non là quá trình hình thành những nhậnđịnh, những phán đoán về kết quả của quá trình giáo dục: phân tích nhữngthông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm cải thiệnthực trạng và điều chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trẻ [4]

Trang 25

Đánh giá sự phát triển của trẻ trong giáo dục mầm non là quá trình thuthập thông tin về trẻ một cách có hệ thống, phân tích, đối chiếu với mục tiêucủa Chương trình giáo dục mầm non nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điềuchỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ [3].

1.2.3 Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non

Quản lý hoạt động đánh giá trong giáo dục là những tác động có hệthống, có kế hoạch, có ý thức và hướng tới đích của chủ thể quản lý lên đốitượng quản lý để thực hiện quá trình đánh giá đã được ban hành

Quản lý hoạt động đánh giá trong giáo dục mầm non về thực chất là quátrình định hướng và kiểm soát hoạt động đánh giá của giáo viên nhằm duy trì

và nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu giáo dục đã đề ra

Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non là tổng thể cáccông việc của CBQL, GV và học sinh: bao gồm việc thực hiện các chức năngquản lý (Kế - Tổ - Đạo - Kiểm) để thực hiện một cách tốt nhất tất cả các khâutrong quá trình đánh giá nhằm xác định chính xác sự tiến bộ của trẻ và giúp GVđiều chỉnh liên tục các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục

1.3 Hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo

1.3.1 Ý nghĩa đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo

Đánh giá sự phát triển của trẻ có ý nghĩa vô cùng to lớn như sau:

GV có thêm thông tin về sự tiến bộ của trẻ trong một thời gian dài

GV xác định được những khó khăn những nguyên nhân cụ thể trong sựphát triển của trẻ

Làm cơ sở để giáo viên đưa ra quyết định giáo dục tác động phù hợp đốivới trẻ

GV giáo viên biết được hiệu quả của các hoạt động, mức độ kết quả đạtđược theo dự kiến

GV có cơ sở xác định nhu cầu giáo dục cá nhân đứa trẻ, căn cứ xây dựng

kế hoạch tiếp theo

Trang 26

Làm cơ sở trao đổi đưa ra quyết định phối hợp kế hoạch giáo dục vớicha mẹ trẻ, với giáo viên/ nhóm lớp hoặc cơ sở giáo dục khác sẽ tiếp nhận trẻtiếp theo.

Làm cơ sở đề xuất với các cấp quản lý giáo dục trong việc nâng cao chấtlượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhóm/ lớp/ trường/ địa phương

1.3.2 Mục tiêu đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo

Đánh giá nhằm xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu củatừng độ tuổi để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiến bộ

Đánh giá sự phát triển của trẻ qua các hoạt động, qua các giai đoạncho ta biết những biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ hàng ngày, sự phát triểntoàn diện của trẻ qua từng giai đoạn, khả năng sẵn sàng và chiều hướng pháttriển của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo từ đó có thể phục vụ nhiều mục đíchkhác nhau Cụ thể:

Đánh giá nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ;

Đánh giá nhằm điều chỉnh kế hoạch hoạt động CS-GD trẻ;

Đánh giá nhằm đảm bảo sự phát triển trẻ đạt được mục tiêu;

Đánh giá nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáodục trẻ và chất lượng thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ [3]

1.3.3 Nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo

* Nội dung đánh giá trẻ hàng ngày: Đánh giá trẻ hàng ngày là thông quanhững diễn biến tâm sinh lý của trẻ trong các hoạt động hàng ngày (ăn, ngủ,chơi…) nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực cần lưu ý ở trẻ

để lựa chọn những tác động chăm sóc - giáo dục thích hợp Đồng thời giáo viên

có thể nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình chăm sóc - giáo dụccủa mình để từ đó điều chỉnh việc tổ chức hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻphù hợp

Đánh giá trẻ hàng ngày bao gồm:

- Tình trạng sức khoẻ của trẻ

Trang 27

- Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ.

- Kiến thức, kỹ năng của trẻ

* Nội dung đánh giá trẻ theo giai đoạn nhằm xác định mức độ đạt đượccủa trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn (cuối chủ đề/tháng, cuối mỗi độtuổi) trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếptheo

Đánh giá trẻ theo giai đoạn bao gồm đánh giá mức độ phát triển của trẻ

về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ

Nội dung đánh giá sự phát triển của trẻ được thực hiện theo từng độ tuổi

và từng gia đoạn phát triển Việc đánh giá phải dựa trên những mốc phát triển

kỳ vọng (kết quả mong đợi) tương ứng với độ tuổi và giai đoạn phát triển ở trẻ.Kết quả mong đợi là trình độ phát triển mà đứa trẻ cần đạt tới trong giới hạn độtuổi của mình, là các tiêu chí cụ thể hóa các kênh phát triển của trẻ

Ví dụ: Giáo dục phát triển nhận thức bao gồm: a) Khám phá khoa học; b)Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán; c) Khám phá xã hội

Chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non: Trước tiên giáo viên cầndựa vào các mốc chuẩn (kết quả mong đợi, dựa vào mục tiêu chương trình giáodục mầm non của Việt Nam, và căn cứ vào kì vọng của xã hội để xây dựng chỉ

số đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non

1.1 Quan tâm đếnnhững thay đổi của sựvật, hiện tượng xungquanh với sự gợi ý,hướng dẫn của cô giáonhư đặt câu hỏi vềnhững thay đổi của sựvật, hiện tượng: Vì saocây lại héo? Vì sao lácây bị ướt?

1.1 Tò mò tìm tòi,khám phá các sự vật,hiện tượng xungquanh như đặt câuhỏi về sự vật, hiệntượng: Tại sao cómưa?

Trang 28

Kết quả

1.2 Sử dụng cácgiác quan để xemxét, tìm hiểu đốitượng: nhìn, nghe,ngửi, sờ, để nhận

ra đặc điểm nổi bậtcủa đối tượng

1.2 Phối hợp các giácquan để xem xét sự vật,hiện tượng như kết hợpnhìn, sờ, ngửi, nếm

để tìm hiểu đặc điểmcủa đối tượng

1.2 Phối hợp cácgiác

quan để quan sát,xem xét và thảo luận

về sự vật, hiện tượngnhư sử dụng các giácquan khác nhau đểxem xét lá, hoa,quả và thảo luận vềđặc điểm của đốitượng

1.3 Làm thửnghiệm đơn giảnvới sự giúp đỡ củangười lớn để quansát, tìm hiểu đốitượng Ví dụ: Thảcác vật vào nước đểnhận biết vật chìmhay nổi

1.3 Làm thử nghiệm

và sử dụng công cụ đơngiản để quan sát, sosánh, dự đoán Ví dụ:

Pha màu/ đường/muốivào nước, dự đoán,quan sát, so sánh

1.3 Làm thử nghiệm

và sử dụng công cụđơn giản để quan sát,

so sánh, dự đoán,nhận xét và thảoluận Ví dụ: Thửnghiệm gieohạt/trồng cây đượctưới nước và khôngtưới, theo dõi và sosánh sự phát triển

1.4 Thu thập thôngtin về đối tượngbằng nhiều cáchkhác nhau có sự gợi

mở của cô giáo nhưxem sách, tranh ảnh

và trò chuyện vềđối tượng

1.4 Thu thập thông tin

về đối tượng bằngnhiều cách khác nhau:

xem sách, tranh ảnh,nhận xét và trò chuyện

1.4 Thu thập thôngtin về đối tượng bằngnhiều cách khácnhau: xem sách tranhảnh, băng hình, tròchuyện và thảo luận

1.5 Phân loại cácđối tượng theo mộtdấu hiệu nổi bật

1.5 Phân loại các đốitượng theo một hoặchai dấu hiệu

1.5 Phân loại các đốitượng theo nhữngdấu hiệu khác nhau

(Nguồn: Trích chương trình giáo dục mầm non)

Trang 29

1.3.4 Phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo

Các phương pháp sau đây thường được sử dụng để theo dõi và đánh giá

sự phát triển của trẻ trong trường mầm non: quan sát tự nhiên; trò chuyện vớitrẻ; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; sử dụng tình huống; trao đổi với phụhuynh; kiểm tra trực tiếp Tuy nhiên quan sát tự nhiên là phương pháp sử dụngnhiều nhất trong chủ yếu trong trường mầm non

1.3.4.1 Quan sát tự nhiên

Là sự tri giác trực tiếp, không tác động hay can thiệp vào hoạt động tựnhiên của trẻ Các thông tin quan sát về biểu hiện tâm lý, các hành vi của trẻđược ghi lại một cách có hệ thống, có kế hoạch Cụ thể:

- Quan sát và lắng nghe cá nhân trẻ nói và làm ( quá trình hoạt động): Tưtưởng, cách diễn đạt tư tưởng, cách khám phá, cách trẻ làm và sử dụng những

gì đã biết

- Quan sát và lắng nghe cách giao tiếp, cách ứng xử, thái độ, tình cảmcủa trẻ với các bạn trong nhóm bạn, nhóm chơi trong hoạt động hàng ngày: cóhợp tác và làm việc nhóm không, có lắng nghe người khác không, tham gia haythụ động trong hoạt động nhóm, khi chơi trong nhóm bạn thường đặt mình ở vịtrí nào: là nhóm trưởng, là thành viên tích cực hay phục tùng, phụ thuộc ; trẻbiểu đạt sự thỉnh cầu hay nguyện vọng của mình như thế nào; trẻ có biết chia sẻcùng bạn trong khi chơi hay không, có thường gây ra hay biết cách giải quyếtnhững xung đột không; trẻ có biết giải quyết những tình huống khác xảy ratrong quá trình chơi hay không

1.3.4.2 Trò chuyện với trẻ:

- Trò chuyện là cách tiếp cận trực tiếp với trẻ thông qua giao tiếp bằng

lời nói Trong trò chuyện giáo viên có thể đưa ra câu hỏi, gợi mở kéo dài cuộctrò chuyện, để có thể thu thập các thông tin theo mục đích đã định

- Khi trò chuyện với trẻ giáo viên cần xác định mục đích, nội dung phùhợp Chuẩn bị phương tiện đồ dùng, đồ chơi, cần thiết để tạo ra sự gần gũi

Trang 30

quen thuộc Gợi ý để trẻ dùng động tác, cử chỉ biểu đạt, nếu trẻ chưa nóibằng lời Dùng lời nói ngắn gọn, đơn giản; ân cần trò chuyện với trẻ,động viên khuyến khích trẻ hướng vào trò chuyện Khi đưa ra câu hỏi cần chotrẻ thời gian suy nghĩ trả lời, có thể gợi ý Trò chuyện khi trẻ thoải mái, vui vẻ,

tự nguyện

1.3.4.3 Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ:

- Dự vào sản phẩm hoạt động của trẻ (sản phẩm vẽ, nặn, xé dán, xếphình ) để xem xét, phân tích, đánh giá tư tưởng, mức độ khéo léo, sự sáng tạo,khả năng thẩm mỹ của trẻ, sự tiến bộ của trẻ Thông qua sản phẩm của trẻ có thểđánh giá được mức độ kiến thức, kỹ năng, trạng thái cảm xúc, thái độ của trẻ

- Việc đánh giá sự phát triển của trẻ thông qua sản phẩm mà trẻ cần lưuý: không chỉ căn cứ vào kết quả sản phẩm đó mà căn cứ vào quá trình trẻ thựchiện để tạo ra sản phẩm ( sự chú ý, ý thức thực hiện sản phẩm đến cùng, thờigian thực hiện, cách thức sử dụng dụng cụ, vật liệu tạo nên sản phẩm, mức độthể hiện sự khéo léo

- Giáo viên cần ghi lại những nhận xét của mình vào từng sản phẩmcủa trẻ và lưu lại thành hồ sơ riêng của từng trẻ Do sản phẩm của trẻ thuthập theo thừi gian nên giáo viên có thể d ựa vào sản phẩm đó đánh giá sựphát triển của trẻ

- Khi sử dụng các tình huống giả định để thu thập thông tin cần thiết vềtrẻ, giáo viên cần chú ý:

+ Tình hống phải phù hợp với mục đích đánh giá

+ Tổ chức tình huống khéo léo để trẻ tích cực tham gia và bộc lộ mộtcách tự nhiên

Trang 31

+ Những kết quả theo dõi được về trẻ trong quá trình chơi cần được ghichép lại

1.3.4.5 Trao đổi với phụ huynh:

- Nhằm khẳng định thêm những nhận định, đánh giá của giáo viên về trẻđồng thời có biện pháp tăng cường sự phối hợp với gia đình trong chăm sóc,giáo dục trẻ

- Giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh hàng ngày, trao đổi với cáccuộc họp phụ huynh, qua những buổi thăm gia đình trẻ để thu thập thêm thôngtin về trẻ ( VD: Trẻ ít nói, thiếu hòa đồng có phải do chậm phát triển ngôn ngữ,hay chưa thích ứng với môi trường lớp học, do mắc bệnh tự kỷ hoặc do sự bấtđồng trầm trọng với gia đình )

1.3.4.6 Sử dụng bài tập (Kiểm tra trực tiếp)

- Là cách sử dụng bài tập, giao nhiệm vụ cho trẻ tự giải quyết, thực hiện

để xác định xem trẻ đã biết gì, làm được những việc gì

- Bài tập có thể thực hiện với một nhóm trẻ, hoặc với từng trẻ

- Cho trẻ thực hiện bài tập khi trẻ vui vẻ, sảng khoái

- Tránh các can thiệp gây ảnh hưởng khi trẻ thực hiện bài tập

- Một bài tập có thể kết hợp đo một số chỉ số/ lĩnh vực

- Kết quả thực hiện của trẻ được ghi vào phiếu đánh giá của từng trẻ.Lưu ý: Khi thực hiện sự theo dõi, đánh giá trẻ giáo viên cần thực hiệnphối hợp các phương pháp với nhau một cách linh hoạt để có kết quả đáng tincậy

Việc lựa chọn các phương pháp đánh giá là tùy thuộc vào sự quyết địnhcủa giáo viên sao cho hợp lý nhất với hoàn cảnh, điều kiện thực tiễn

1.3.5 Nguyên tắc đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo

1.3.5.1 Đảm bảo đánh giá sự phát triển của trẻ trong các mối quan hệ, liên hệ

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại, trẻ em là một cơ thể đanglớn, một nhân cách đang hình thành và phát triển Sự hình thành, phát triển tâm

lý, nhân cách của trẻ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong (thể chất, tình

Trang 32

cảm, nhận thức, …) và yếu tố bên ngoài (môi trường tự nhiên, xã hội) Các yếu

tố phối hợp tương tác lẫn nhau, ở từng giai đoạn có sự khác nhau về mức độ vàhiệu quả tác động

Một hành vi, thói quen ứng xử, hiểu biết, lời nói, … của trẻ có thể là kếtquả tác động của nhiều yếu tố từ phía môi trường bên ngoài chủ thể là trẻ (giađình, nhà trường, xã hội), nguyên nhân có thể rất khác nhau với cùng hiệntượng giống nhau

Đánh giá trẻ cần xác định được yếu tố ảnh hưởng để có biện pháp giáodục phù hợp

Đối với bản thân trẻ, nhận thức, tình cảm, ý chí, … có mối quan hệ chặtchẽ với nhau, liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau Tiến bộ trong lĩnh vực này sẽảnh hưởng đến sự phát triển ở các lĩnh vực khác hoặc hạn chế hay rối loạn trong

sự phát triển lĩnh vực này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lĩnh vực khác

Ví dụ, nếu trẻ gặp khó khăn trong sự phát triển tình cảm xã hội sẽ bị hạnchế trong các hoạt động nhận thức Nếu trẻ thiếu tự tin, rụt rè; khó hợp tác vớibạn bè trong giao tiếp sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp; biểu đạt bằng ngônngữ

Để đảm bảo nguyên tắc này, giáo viên cần Hiểu trẻ: Hiểu đặc điểmchung của trẻ và đặc điểm riêng của từng trẻ Hiểu gia đình trẻ, một yếu tố ảnhhưởng quan trọng đến sự phát triển của trẻ

1.3.6.2 Đảm bảo đánh giá trẻ trong môi trường gần gũi với môi trường sống của trẻ

Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điểu kiện tự nhiên

và môi trường xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển củatrẻ nhỏ

Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong mộtmôi trường nhất định Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phươngtiện và điểu kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp trẻ chiếm lĩnhđược các kinh nghiệm để hình thành và phát triển nhân cách của mình

Trang 33

Đánh giá trẻ phải đảm bảo môi trường đánh giá gần với cuộc sống củatrẻ nhất, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, không gây áp lực cho trẻ (thậm chí trẻ cònkhông biết mình đang được đánh giá)

Để đảm bảo nguyên tắc này, giáo viên cần sử dụng phương pháp đánhgiá tự nhiên như quan sát, trò chuyện, nghiên cứu sản phẩm hoạt động

1.3.6.3 Đảm bảo đánh giá trẻ trong hoạt động

Tâm lý, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển trong hoạt động

và bằng chính hoạt động, cho nên tính tích cực hoạt động của cá nhân trẻ là yếu

tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách

Bằng hoạt động, các nét tâm lý, nhân cách được hình thành, phát triển vàbộc lộ ra bằng chính hoạt động của trẻ Vì vậy, muốn phát triển tâm lý, nhâncách trẻ thì phải đưa trẻ vào những hoạt động nhất định Giáo dục trước hết làquá trình tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng cho trẻ tham gia, qua đó trẻchiếm lĩnh kinh nghiệm lịch sử - xã hội để phát triển nhân cách

Đánh giá sự phát triển của trẻ một cách chính xác, khách quan cần tổchức các dạng hoạt động cho trẻ tham gia và đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái

độ của trẻ được bộc lộ trong quá trình tham gia hoạt động đó

Để đảm bảo nguyên tắc này, giáo viên cần xác định các hoạt động giáodục phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của trẻ, đặc điểm tâm lí của trẻ để từ đólên kế hoạch và xây dựng chương trình cho các hoạt động, đánh giá trẻ tronghoạt động, trong không gian, thời gian thích hợp Hoạt động này cần hướng tớimục đích chung vì sự phát triển của trẻ

1.3.6.4 Đảm bảo đánh giá trẻ trong sự phát triển

Trẻ em là một thực thể đang phát triển: “trẻ em vẫn là một thực thể đangsinh thành và tổn tại trong sự sinh thành ấy Chính sự tồn tại trong sự sinhthành ấy tạo ra sự phát triển của chính nó” (Hồ Ngọc Đại) Đánh giá cần chú ýghi nhận kết quả đạt được của trẻ theo xu hướng phát triển này

Kết quả đánh giá trẻ chỉ có ý nghĩa ở thời điểm đánh giá và không quyđịnh sự phát triển trong tương lai của trẻ Tuy nhiên, giáo viên có thể căn cứ

Trang 34

vào kết quả đó để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất biện pháp giáodục tiếp theo cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ, tạo điều kiện tối ưucho sự phát triển của trẻ.

Để đảm bảo nguyên tắc này, việc lưu giữ hổ sơ, sản phẩm hoạt động củatrẻ một cách khách quan, đều đặn sẽ giúp cho giáo viên, phụ huynh có cái nhìntoàn diện, đúng đắn về sự phát triển, tiến bộ của trẻ Nghiên cứu lịch sử pháttriển của trẻ là một việc làm rất cần thiết; quan trọng bởi đây là minh chứnggiúp giáo viên phán đoán chiều hướng phát triển của trẻ, kịp thời có những biệnpháp tác động phù hợp, kích thích sự phát triển của trẻ

1.4 Quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

1.4.1 Mục tiêu quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Nhằm giúp hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ được thực hiện có tổchức, có hệ thống, huy động mọi nguồn lực tham gia vào quá trình đánh giá

Nhằm giúp CBQL, GV và nhân viên trong nhà trường có nhận thức đúngđắn về vai trò, tầm quan trọng của HĐ ĐG của nhà trường

Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn CBQL, GV và nhân viên thực hiện đúng

và đầy đủ quy trình ĐG

Tạo sự phối hợp gắn kết, thống nhất giữa CBQL, GV trong trường MN

để có những đánh giá chính xác, khách quan và công bằng

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

1.4.2.1 Lập kế hoạch quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý làlập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra Trong quản lý, lập kế hoạch là chứcnăng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựachọn mục

Trang 35

và nhiệm vụ năm học mới để suy ra những định hướng cơ bản trong năm họctiếp theo của nhà trường, lựa chọn những hướng ưu tiên, dự kiến những mụctiêu cần đạt và các tiêu chuẩn đánh giá Có như vậy, bản kế hoạch đề ra mới cóthể áp dụng được vào thực tiễn quản lý và đem lại kết quả khả thi.

Việc xây dựng kế hoạch phải được tiến hành một cách khoa học, sát thựcdựa trên cơ sở khách quan và chủ quan, tiến hành theo một quy trình hợp lý

Trong đánh giá sự phát triển của trẻ, lập kế hoạch quản lý có những côngviệc sau:

- Lập kế hoạch nâng cao nhận thức cho GV về vai trò, ý nghĩa của đánh

giá sự phát triển của trẻ mầm non;

- Lập kế hoạch đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo hàng ngày và saugia đoạn theo chương trình giáo dục mầm non

- Lập kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục có tích hợp đánhgiá sự phát triển của trẻ mẫu giáo

- Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá cho giáo viên đang trực tiếpthực hiện hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo

- Lập kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kiểmtra, đánh giá thường xuyên

1.4.2.2 Tổ chức, chỉ đạo hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Trong chu trình quản lý thì thì tổ chức là gia đoạn hiện thực hóanhững ý tưởng đã được kế hoạch hóa để từng bước đạt được mục tiêu mong

Trang 36

muốn Thực chất của tổ chức là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa con ngườivới con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịpnhàng như một thể thống nhất Tổ chức tốt sẽ khơi nguồn cho những tiềmnăng, cho các động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực vàgiảm sút hiệu quả quản lý.

Chỉ đạo là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp củangười lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vàoviệc thực hiện và điều hành công việc nhằm đảm bảo mọi hoạt động của đơn vịgiáo dục diễn ra có kỷ cương và trật tự

Trong đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo công tác tổ chức, chỉ đạođược thể hiện qua:

- Tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn về kiểm tra, đánh giá sựphát triển của trẻ mẫu giáo

- Tổ chức cho giáo viên đổi mới, chia sẻ kinh nghiệm về đánh giá hàngngày và đánh giá sau giai đoạn

- Tổ chức, chỉ đạo kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất GVCN, tổ chuyên môn

Trang 37

quản lý Từ đó, nhà quản lý mới biết được việc thực hiện đang gặp khó khăn ởchỗ nào, thiếu phương tiện, điều kiện gì để hỗ trợ hoặc điều chỉnh các chỉ đạokịp thời, giúp đạt hiệu quả cao trong quản lý

Nếu thiếu kiểm tra, hoặc không nắm vững các nguyên tắc kiểm tra,không có phương pháp kiểm tra khoa học, hợp lý, công việc sẽ gặp nhiều khókhăn, hiệu quả sẽ không cao

- CBQL kiểm tra đột xuất và định kỳ việc đánh giá trong các giờ học củagiáo viên;

- CBQL tổ chức lấy ý kiến phản hồi về GV trong đánh giá sự phát triểncủa trẻ

- CBQL tổ chức kiểm tra đột xuất và định kỳ trẻ mẫu giáo

- CBQL tổ chức kiểm tra chất lượng trẻ mẫu giáo theo mục tiêu giáo dục

và tiêu chuẩn phát triển của trẻ theo từng độ tuổi

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

1.5.1 Nhận thức của nhà quản lý, giáo viên

Đối với cán bộ quản lý: Để quản lý tốt công tác đánh giá trẻ mẫu giáo tạitrường mầm non, người Hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu,nội dung, ý nghĩa của việc đánh giá trẻ Từ đó xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉđạo và kiểm tra việc đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá cho phù hợp với nhàtrường Đưa ra được nhiều biện pháp, giải pháp trong công tác kiểm tra, giámsát, đôn đốc, GV thực hiện các yêu cầu, có những hiểu biết, nhận thức đúngđắn về các chủ trương của ngành, về các văn bản pháp quy, các chỉ đạo kháccủa Bộ GD & ĐT về công tác này Chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện đánhgiá sự phát triển của trẻ mẫu giáo; báo cáo kết quả thực hiện về Phòng GD &

ĐT Biết nắm bắt thời cơ, tranh thủ mọi nguồn lực như xây dựng, tu sửa CSVC,thiết bị dạy học để đáp ứng công tác đánh giá trẻ Sử lý và giải quyết thỏa đáng,kịp thời các mọi ý kiến thắc mắc, đề nghị của GV, cha mẹ học sinh về các khâu

Trang 38

nhận xét, đánh giá, khen thưởng theo phạm vi và quyền hạn của hiệu trưởng.

Vì vậy hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất lớn vào nhận thứccủa cán bộ quản lý Một cán bộ quản lý có năng lực sẽ quản lý sát sao, hiệu quảnội dung công việc

Đối với đội ngũ GV mầm non trong nhà trường đặc biệt là GV chủnhiệm khối mẫu giáo, là người trực tiếp CS-GD và đánh giá trẻ, là chiếc cầunối gắn kết mỗi học sinh - nhà trường - gia đình GV mầm non được xác định

“là lực lượng chủ yếu quyết định chất lượng trẻ trong các cơ sở GD mầm non”,

và sự khẳng định đó là có cơ sở khoa học và thực tiễn Bởi vậy việc đánh giá sựphát triển có khách quan, công bằng hay không phụ thuộc lớn vào năng lựcđánh giá của giáo viên

Giáo viên phải biết xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch CS-GD trẻ,

tự điều chỉnh nội dung GD trẻ ở các chủ đề sau cho phù hợp khi có sự thayđổi, điều chỉnh Cuối chủ đề, cuối năm học hoặc khi được yêu cầu, có tráchnhiệm thông báo đánh giá quá trình học tập và kết quả đánh giá của trẻ chocha mẹ trẻ Duy trì được mối liên hệ với cha mẹ trẻ để phối hợp CS-GD trẻmẫu giáo Ngoài ra, GV chủ nhiệm lớp mẫu giáo còn phải người hướng dẫn,gợi mở trẻ tham gia các hoạt động GD, thực hiện chương trình CSGD trẻ theođúng Quy chế và Điều lệ trường mầm non Biết cách tổ chức cho trẻ tham giacác hoạt động ngoại khóa, các hoạt động ngày hội ngày lễ, giúp trẻ hình thành

kỹ năng tự phục vụ lao động, kỹ năng vệ sinh cá nhân và phát triển toàndiện đầy đủ các mặt: đức, trí, thể, mỹ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trungtâm Do điều kiện ở các xã khác nhau, điều kiện thực tế của từng trường, từnglớp cũng khác nhau, do đó khả năng nhận thức của trẻ cũng khác nhau, chính

vì vậy người GV cần nghiên cứu, nắm vững hướng dẫn của ngành, nắm đượccác nguyên tắc thực hiện và trao đổi trong trường đề xuất hình thức thực hiện,phù hợp, hiệu quả

Trang 39

1.5.2 Năng lực đánh giá của giáo viên

GV mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định việc học tập

và sự phát triển của trẻ mẫu giáo GV có trình độ, được giao lưu học hỏi thườngxuyên về chuyên môn sẽ có nhiều tương tác với trẻ tích cực hơn, nhanh nhạyhơn, thích ứng hơn, cung cấp những trải nghiệm về phát triển nhận thức vàngôn ngữ phong phú hơn

Giáo viên biết cách xây dựng kế hoạch, tổ chức và thực hiện nội dungchăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm của lớp và từng cá nhân trẻ

Dựa vào nội dung và kết quả mong đợi trong kế hoạch năm học để xâydựng các nội dung giáo dục và các phương pháp đánh giá trẻ Giáo viên biết tìmtòi, vận dụng nhiều phương pháp để phục vụ công tác đánh giá trẻ Trong quátrình thực hiện linh hoạt các hình thức đánh giá trẻ để đảm bảo kết quảđược chuẩn xác nhất Như vậy, đội ngũ GV lớp mẫu giáo là những đối tượng rấtquan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo tại các trườngmầm non

1.5.3 Năng lực quản lý hoạt động đánh giá của nhà quản lý

Hiện nay ở các trường mầm non đều đang thực hiện việc đánh giá sựphát triển của trẻ mẫu giáo Vì vậy, các cán bộ quản lý phải là người phải hiểuđúng, đủ về hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở nhà trường Để có thểđánh giá đúng kết của của giáo viên đang tham vào việc đánh giá sự phát triểncủa trẻ thì nhà quản lý phải nắm vũng các văn bản quy định có liên quan đếncấp học, đặc biệt là công tác đánh giá sự phát triển của trẻ Một cán bộ quản lý

có năng lực là đưa ra mục tiêu, kế hoạch phù hợp với tình hình của trường, lớp.Chỉ đạo, đôn đốc các nội dung công việc đang diễn ra trong trường một cáchkhoa học, đạt kết quả Từ đó, nâng dần chất lượng giáo dục của nhà trường đilên Công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo kế hoạch và quy trình

1.5.4 Văn bản quản lý về hoạt động đánh giá

Hệ thống văn bản chiếm một vị trí hết sức quan trọng là một mắt xíchkhông thể thiếu được Vì vậy trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạocủa các cấp và hệ thông các văn bản pháp lý, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ

Trang 40

tại các trường mầm non đang diễn ra, thực hiện và đạt hiệu quả Kể đến làThông tư số 17/2009/TT-BGDDT, ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục

và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục mầm non, có hiệu lực từ ngày8/9/2009, được sửa đổi bổ sung bởi: Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT, ngày30/12/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung củaChương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT, ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực

từ ngày 15/02/2017 Đây là Thông tư quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc xây dựng và lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ Căn cứ vào mục tiêu, nộidung trong chương trình giáo dục mầm non để nhà quản lý, giáo viên làm cơ sởpháp lý trong việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo năm học

Cán bộ quản lý nắm bắt đầy đủ các văn bản sẽ triển khai, chỉ đạo kịp thờixuống giáo viên thực hiện hiệu quả nội dung công việc, giáo viên căn cứ vào đó

để triển khai thực hiện

Ngày đăng: 23/03/2019, 08:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010 ) Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương khoa học quảnlý
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
6. Nguyễn Đức Chính (2014), Bài giảng: Quản lý chất lượng trong giáo dục - đào tạo. Trường ĐHGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng: Quản lý chất lượng trong giáo dục- đào tạo
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2014
7. Nguyễn Đức Chính (2015), Bài giảng: Đo lường đánh giá trong giáo dục.Trường ĐHGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng: Đo lường đánh giá trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Đức Chính
Năm: 2015
8. Chính phủ (2002), Quyết định số 161/2002/QĐ -TTg ngày 15/11/2002 về“Một số chính sách phát triển giáo dục mầm non” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số chính sách phát triển giáo dục mầm non
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
9. Đỗ Thị Thúy Hằng (2012), Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục
Tác giả: Đỗ Thị Thúy Hằng
Nhà XB: nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Năm: 2012
10. Nguyễn Thị Thanh Hòa (2012) Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi tại các trường mầm non công lập Quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội. Học viện QLGD 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non 5tuổi tại các trường mầm non công lập Quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội
11. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý Giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Giáo dục, một số vấn đề lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2012
12. Mai Danh Huấn (2007), “Xây dựng và quản lý quy trình kiểm tra đánh giá thành tích học tập của sinh viên hệ chính quy, phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ”, Luận án tiến sĩ, Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng và quản lý quy trình kiểm tra đánhgiá thành tích học tập của sinh viên hệ chính quy, phù hợp với phươngthức đào tạo theo tín chỉ”
Tác giả: Mai Danh Huấn
Năm: 2007
13. Cấn Thị Thanh Hương (2011), Nghiên cứu quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quản lý kiểm tra đánh giá kếtquả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam
Tác giả: Cấn Thị Thanh Hương
Năm: 2011
14. Nguyễn Ngọc Quang (1898), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý giáo dục Trung Ương I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lýgiáo dục
15. Phạm Hồng Quang (2017) Chuyên đề Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III “Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chứcdanh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III "“Đánh giá sự phát triểncủa trẻ mầm non
16. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (2016) Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướngdẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn 5 -6tuổi
Nhà XB: nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
17. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (2016) Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn 4 -5 tuổi, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướngdẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn 4 -5tuổi
Nhà XB: nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
18. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (2016) Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn 3 -4 tuổi, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướngdẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn 3 -4tuổi
Nhà XB: nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
20. Ngô Quang Sơn (2009)“Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả học tập của HV trong đào tạo trực tuyến ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay”, Tạp chí Khoa học giáo dục, (41), tr.28-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý công tác đánh giá kết quả họctập của HV trong đào tạo trực tuyến ở các trường đại học, cao đẳng hiệnnay”, "Tạp chí Khoa học giáo dục
1. Phan Lan Anh (2011), Đánh giá trong giáo dục mầm non, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo Khác
4. Bộ GD-ĐT (2009) Thông tư số 17/2009/TT-BGDDT, ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục mầm non Khác
19. UBND huyện Nậm Pồ, Báo cáo phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2015, tầm nhìn 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w