1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non huyện nậm pồ, tỉnh điện biên

125 121 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái quát về khảo sát thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên .... Trong hoàn cảnh đó, v

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ MAI THU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤCCỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN NẬM PỒ - TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ MAI THU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤCCỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN NẬM PỒ - TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngườ hướng dẫn khoa học: TS Dương Th Nga

THÁI NGUYÊN - 2018i ị

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các nguồn sốliệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử dụngđể bảo vệ một học vị nào Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghirõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Thu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm của một học viên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc củamình tới các thầy giáo, các cô giáo trong trường Đại học Sư phạm - Đại họcThái Nguyên đã giảng dạy và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS Dương Thị Nga,người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Đại học Thái Nguyên,Ban Chủ nhiệm Khoa, các đồng chí cán bộ quản lý và giảng viên Quản lý giáodục, các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôihoàn thành luận văn này

Dù đã có nhiều cố gắng song luận văn: “Quản lý hoạt động Ứng dụngcông nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non HuyệnNậm Pồ - Tỉnh Điện Biên” chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Kính mongnhận được sự giúp đỡ chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo và ý kiến đóng gópchân thành từ đồng nghiệp gần xa

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mai Thu

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON 8

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài 8

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam 10

1.2 Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non

121.2.1 Một số khái niệm cơ bản 12

1.2.2 Một số vấn đề lý luận về hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dụccủa giáo viên ở các trường mầm non 17

1.2.3 Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dụccủa giáo viên ở các trường mầm non 32

Trang 6

iv1.3 Vai trò của hiệu trưởng trường mầm non đối với quản lý hoạt động ứng

dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non 411.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động ứng dụng công

nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non 45

1.4.1 Các yếu tố khách quan 451.4.2 Các yếu tố chủ quan 46Kết luận chương 1 47

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ - TỈNH ĐIỆN BIÊN 48

2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ

thông tin trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên 482.2 Khái quát GD mầm non Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên 502.2.1 Công tác tham mưu và xây dựng các văn bản chỉ đạo của địa

phương liên quan đến công nghệ thông tin 502.2.2 Đặc điểm chung về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non

trong huyện Nậm Pồ 512.3 Thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo

dục của giáo viên ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - TỉnhĐiện Biên 532.3.1 Thực trạng về nhận thức của CBQL, GV về hoạt động ứng dụng

CNTT trong giáo dục 532.3.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáo

viên ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên 55

Trang 7

v2.4 Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong

giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh

Điện Biên 59

2.4.1 Thực trạng về công tác chỉ đạo lập kế hoạch hoạt động ứng dụngCNTT cho giáo viên mầm non 59

2.5 Đánh giá chung về khảo sát thực trạng 73

2.5.1 Những ưu điểm và kết quả chính 73

2.5.2 Những nguyên nhân về hạn chế của thực trạng 74

Kết luận chương 2 76

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ - TỈNH ĐIỆN BIÊN 77

3.1 Nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp 77

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về hoạt động ứng dụngCNTT trong giáo dục mầm non 79

3.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho CBQL,GV các trường mầm non 82

3.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng CNTTtrong giáo dục của giáo viên mầm non 84

Trang 8

vi3.2.4 Xây dựng cơ chế khuyến khích và tạo động lực làm việc cho giáo

viên mầm non 86

3.2.5 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT phục vụ cho hoạt độngứng dụng CNTT trong giáo dục 88

3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 89

3.3.1 Quy trình khảo nghiệm 89

3.3.2 Kết quả khảo nghiệm 90

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTViết tắt Viết đầy đủ

CNTT Công nghệ thông tinGD Giáo dục

GV Giáo viênUDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tinKH-KT Khoa học - Kỹ thuật

CSGD Chăm sóc giáo dục KT-XH Kinh tế - Xã hội THPT Trung học phổ thôngNXB Nhà xuất bản

QLGD Quản lý giáo dục GD&ĐT Giáo dục & Đào tạoHĐ Hoạt động

QL Quản lý HS Học sinh KH Kế hoạchPPGD Phương pháp giáo dụcKTĐG Kiểm tra đánh giáBDTX Bồi dưỡng thường xuyênCBQL,GV Cán bộ quản lý, giáo viênCNTT Công nghệ thông tin

Trang 10

Bảng:

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Đánh giá về tầm quan trọng của công tác ứng dụng CNTT

trong giáo dục của giáo viên các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh

Điện Biên 53Bảng 2.2 Mức độ quan tâm của giáo viên với hoạt động ứng dụng

CNTT trong giáo dục 55Bảng 2.3 Đánh giá về mức độ thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng CNTT

trong giáo dục của giáo viên mầm non Nậm Pồ, Điện Biên 56Bảng 2.4 Mức độ thực hiện và hiệu quả đạt được của các hoạt động

ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục 57Bảng 2.5 Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch hoạt động ứng dụng

CNTT cho giáo viên mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 60

Bảng 2.6 Đánh giá của CBQL, GV về công tác xây dựng nội dung ứng

dụng CNTT trong giáo dục cho giáo viên của nhà trường 63Bảng 2.8 Kết quả khảo sát của CBQL, GV về nội dung chương trình

ứng dụng CNTT trong giáo dục 64Bảng 2.9 Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT

cho giáo viên mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 65

Bảng 2.10 Kết quả khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng

dụng CNTT cho giáo viên mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnhĐiện Biên 68Bảng 2.11 Đánh giá của CBQL, GV về tình trạng cơ sở vật chất trang

thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT trong giáo dục 70Bảng 2.12 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các điều kiện cơ sở vật

chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT mầmnon huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 71

Trang 11

viBảng 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động ứng

dụng CNTT trong giáo dục cho giáo viên mầm non 90Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động ứng

dụng CNTT trong giáo dục cho giáo viên mầm non 93

Biểu:

Hình 1.1 CNTT trong giáo dục và đào tạo 16Hình 1.2 Các bước xây dựng KH ứng dụng CNTT trong giáo dục 34Hình 1.3 Quy trình kiểm tra các hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục

cho giáo viên mầm non 38Hình 2.1 Thái độ tham gia ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáo viên

các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 54Hình 2.2 Đánh giá của CBQL, GV về công tác xây dựng nội dung ứng

dụng CNTT trong nhà trường 63Hình 2.3 Thực trạng tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT cho giáo viên mầm

non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 66

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, công nghệthông tin đã, đang thâm nhập và ảnh hưởng rất lớn vào tất cả các lĩnh vực, cácnghành nghề và giáo dục cũng không phải là một ngoại lệ Công nghệ thôngtin càng phát triển khi mạng Internet ra đời giúp mọi người kết nối, chia sẻthông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.Có thể nói trong lĩnh vựcgiáo dục, sự bùng nổ của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tácquản lý và giảng dạy của giáo viên đã tạo ra những chuyển biến tích cực vềchất lượng dạy và học của cả giáo viên và học sinh Phong trào ứng dụngcông nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý giáo dục được các thầy cô giáotrên cả nước hưởng ứng rất tích cực Điều này được thể hiện rất rõ trong cácgiờ thao giảng, hội giảng các cấp, rất nhiều các thầy cô giáo đã chú ý biênsoạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử Các hội thi:“Giờ dạy ứng dụng côngnghệ thông tin giỏi”, hội thi “Thiết kế bài giảng điện tử E - Learning; Sảnphẩm dạy học ứng dụng công nghệ thông tin” được cấp huyện, cấp tỉnh tổchức hàng năm thu hút số lượng rất lớn thầy cô giáo tham gia Trên các tranggiáo án điện tử dành cho giáo dục như: vi o l e t v n ; t a i l i e u v n ; g i a o a nv i e t c o m; g i a o a nd i e n tu .e du .v n , … số lượng các bài giảng điện tử, các sản phẩm côngnghệ thông tin được chia sẻ ngày càng nhiều

Trong những năm gần đây chiến lược phát triển của giáo dục Việt Namcũng đã nhấn mạnh: Các ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) sẽ trởthành thiết bị dạy học chủ đạo trong giảng dạy của giáo viên

Trong quá trình công tác quản lý và giảng dạy cho thấy, việc sử dụnggiáo án điện tử, các thiết bị ứng dụng CNTT vào giảng dạy mang lại hiệu quảgiáo dục rất cao Vì khi sử dụng các thiết bị CNTT cũng như giáo án điện tửvào giảng dạy thay cho các hình thức, thiết bị, đồ dùng dạy học thông thườngsẽ hấp dẫn hơn, dễ dàng lôi cuốn được học sinh vào các hoạt động học tập hơn,

Trang 13

kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ, trẻ học tập tích cực hơn Đối với giáoviên sử dụng dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí trong việcchuẩn bị đồ dùng đồ chơi để dạy học hơn, tiếp cận được với nhiều nguồn thôngtin liên quan đến kiến thức bài dạy nhờ đó hiệu quả giáo dục đạt được cao hơn

Với những tính năng ưu việt như vậy, cho thấy việc đưa ứng dụng CNTTvào giảng dạy là rất cần thiết và cần được nhân rộng trong các cơ sở giáo dụcđặc biệt là giáo dục vùng khó khăn Như vậy, sẽ vừa nâng cao được chất lượngdạy và học, vừa có thể giúp học sinh vùng khó khăn tiếp cận dễ dàng hơn vớicác phương tiện thông tin, những tiến bộ của khoa học công nghệ Tuy nhiên,trên thực tế những trường thuộc huyện miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa,điều kiện kinh tế - văn hóa xã hội đặc biệt khó khăn, Việc ứng dụng CNTTvào hoạt động giảng dạy và quản lý giáo dục đối với cán bộ quản lý và giáoviên tại các cơ sở giáo dục còn rất nhiều hạn chế và chưa phát huy được hiệuquả do Cơ sơ vật chất, trang thiết bị được đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầudạy học của giáo viên Địa bàn rộng, các trường mầm non trong huyện có nhiềuđiểm lẻ, sâu, xa Với huyện Nậm Pồ có tổng số 11 trường Mầm non, tổng sốcán bộ quản lý, giáo viên trong huyện là 367, tổng số lớp học là 384 lớptrongđó nhà trẻ 81 lớp, mẫu giáo303 lớp với tổng 8.317 cháu, các trường bước đầuđã được đầu tư máy chiếu, ti vi, đầu DVD, loa đài, máy tính (phục vụ công tácquản lý và giảng dạy) nhưng chỉ có 1 điểm trường chính có mạng Internet, 3điểm trường có điện lưới Quốc gia mới có điều kiện để sử dụng Các giáo viêncòn trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề, kinh nghiệm giảng dạy còn ít, lại ít có điềukiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong chuyên môn với các đồng nghiệp vùngthuận lợi, đặc biệt là kinh nghiệm chuyên môn trong việc ứng dụng công nghệthông tin vào giảng dạy Trình độ tin học thấp, đa số giáo viên mới chỉ hoànthành chứng chỉ A tin học ứng dụng Nhiều giáo viên sử dụng máy vi tính vẫnchưa thành thạo Rất ít giáo viên có thể tự biên soạn hoàn chỉnh một bài giáo ánđiện tử Powerpoint, E - learning…

Trang 14

Trong hoàn cảnh đó, việc tìm kiếm các biện pháp để đưa ứng dụng côngnghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy của giáo viên hiệu quả nhất trongđiều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học hết sức thiếu thốn, khả năngứng dụng công nghệ của giáo viên còn nhiều hạn chế là nhiệm vụ cấp bách củacác cấp quản lý giáo dục Với mong muốn tìm ra các biện pháp quản lý nhằmnâng cao chất lượng cho giáo viên vùng khó khăn, để nghiên cứu và ứng dụngcông nghệ thông tin vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhàtrường và cũng phần nào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mà ngành đặt ra,

dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi chọn nội dung “Quản lý

hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên ở cáctrường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biệnpháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáoviên ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên góp phần nâng caochất lượng giáo dục của các nhà trường mầm non, góp phần đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáoviên ở các trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáodục của giáo viên ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên”

4 Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tronggiáo dục của giáo viên ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biênbước đầu đã đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, so với yêu cầu của

Trang 15

thực tiễn, hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế Nếu đề xuất được các biệnpháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáoviên ở các trường mầm non phù hợp với thực tế các nhà trường và đặc điểm đốitượng giáo viên thì sẽ đảm bảo nâng cao năng lực ứng dung công nghệ thôngtin cho giáo viên mầm non trong toàn huyện Nậm Pồ, góp phần nâng cao đượcchất lượng chuyên môn cho giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng côngnghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non huyện NậmPồ, tỉnh Điện Biên

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thôngtin trong giáo dục của giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện NậmPồ, tỉnh Điện Biên

5.3 Đề xuất, khảo nghiệm một số biện quản lý hoạt động ứng dụng côngnghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên mầm non ở các trường mầm nonhuyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung nghiên cứu

Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng côngnghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên mầm non ở các trường mầm nonhuyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, từ đó bước đầu đề xuất, khảo nghiệm tính cầnthiết cũng như tính khả thi của các biện pháp đó

6.2 Về khách thể điều tra

- Tổng số khách thể khảo sát: 125 người.- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: 15 đồng chí.- Giáo viên: 110 đồng chí

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các nhómphương pháp sau:

Trang 16

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu tài liệu về quản lý, tài liệu liên quan đến ứng dụng công nghệthông tin và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở đó tiếnhành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu để xây dựng khung lý luận làm nềntảng cho quá trình nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát các biểu hiện của hoạt hoạt động ứng dụng công nghệ thôngtin của giáo viên; hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục củagiáo viên mầm non ở các trường mầm non

7.2.2 Phương pháp điều tra bằng ankét

Để điều tra thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tintrong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh ĐiệnBiên, chúng tôi sử dụng các bảng hỏi dành cho các đối tượng: Giáo viên

Mục đích: Tìm hiểu thực trạng về quản lý kế hoạch, mục tiêu chươngtrình, đội ngũ, quản lý về chuyên môn, phục vụ cho hoạt động ứng dụng côngnghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non huyện NậmPồ, tỉnh Điện Biên

7.2.3 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu những sản phẩm của hoạt động ứng dụng công nghệ thôngtin trong giáo dục của giáo viên để khẳng định được kết quả của biện phápquản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường mầm non

7.2.4 Phương pháp phỏng vấn

Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông quaphương pháp điều tra Qua đó, tìm hiểu thêm những biện pháp quản lý hoạtđộng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên Những thôngtin này có giá trị là căn cứ để nhận xét, khẳng định chính xác hơn thực trạng

Trang 17

biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin đối với cán bộ quảnlý, giáo viên mầm non của hiệu trưởng các trường mầm non Ngoài ra, có thểtìm hiểu thêm các nhân tố ảnh hưởng tới thực trạng đó cũng như những khuyếnnghị của họ Đồng thời, những thông tin này cũng giúp cho nhà nghiên cứu cóthêm căn cứ để khẳng định tính trung thực, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu

7.2.5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD, các đồngchí hiệu trưởng, GV lâu năm, các nhà quản lý,… để có thêm thông tin tin cậyđảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu Đặc biệt, xin ý kiến đónggóp cho những đề xuất biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả việc đổi mới quảnlý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên ở địa bàn nghiên cứu

7.2.6 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Qua các hoạt động: viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới quản lý hoạtđộng ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên ở các trườngmầm non; các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới quản lý hoạt động ứngdụng công nghệ thông tin,… đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụngcông nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non huyệnNậm pồ sao cho phù hợp

7.2.7 Phương pháp khảo nghiệm

Qua nghiên cứu thực tiễn khảo nghiệm mức độ cần thiết và phù hợp củacác biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dụccủa giáo viên mầm non ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ

7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Dùng xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạngquản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viênmầm non: Bảng số liệu, biểu đồ, giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nênchính xác và đảm bảo độ tin cậy

Trang 18

8 Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thôngtin trong giáo dục của giáo viên mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tintrong giáo dục của giáo viên mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tintrong giáo dục của giáo viên mầm non huyện Nậm Pồ - Tỉnh Điện Biên

Ngoài ra, luận văn còn có phần: Mở đầu; kết luận, danh mục tài liệutham khảo, phụ lục

Trang 19

Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNGỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIÁO DỤC

CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viênmầm non là một phần rất quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là yếutố cơ bản để nâng cao chất lượng giảng dạy của từng cán bộ giáo viên

Ở các nước: Úc, Canada, Nhật, Singapore, Mỹ đã có nhiều dự án, côngtrình quốc gia nghiên cứu lâu dài về tin học hóa cũng như UD CNTT vào cáclĩnh vực khoa học kỹ thuật và trong mọi lĩnh vực xã hội, đặc biệt là giáo dục.Họ coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng KH-KT, là chìa khóa quantrọng để phát triển đất nước

Ở những năm 1972 tại Nhật Bản, đã xây dựng và công bố chương trình

Quốc gia có tên: “Kế hoạch một xã hội thông tin - mục tiêu quốc gia đến năm

2000” về việc ứng dụng CNTT để xây dựng một xã hội thông tin.

Ở các nước Đông Á, CNTT có một vị trí quan trọng trong chương trìnhñổi mới giáo dục Các chính sách mới về ñổi mới giáo dục ñược xây dựng dựatrên các tiền ñề và triển vọng ứng dụng hiệu quả CNTT vào dạy và học(Richards, 2004)

Từ những năm 1990, ứng dụng CNTT vào phương pháp dạy và học mớitrong trường học đã được các nước phát triển: Mỹ, Tây Âu, Nhật đề cập đếntrong chiến lược phát triển giáo dục quốc gia nhằm đào tạo đội ngũ lao động cótrình độ cao đáp ứng cho sự phát triển của quốc gia

Đối với giáo dục mầm non, theo kết quả của báo cáo do Tổ chức hệ

thống các trường quốc gia Australia đánh giá hiệu quả của “Chương trình IBM

Trang 20

Kidsmart” trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương, việc ứng dụng CNTT

trong giáo dục mầm non nhằm mục đích:

- Tạo đà phát triển năng lực, kỹ năng cho trẻ từ lứa tuổi mầm non vàphục vụ mục tiêu giáo dục mầm non của bộ giáo dục các nước tham gia chươngtrình

- Hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên mầm non ứng dụng hiệu quả côngnghệ mới vào quá trình dạy và học thông qua các khóa tập huấn và phát triểnnghiệp vụ

- Hỗ trợ tiến trình đổi mới giáo dục mầm non thông qua ứng dụng côngnghệ thông tin

Trên thế giới cũng có nhiều tác giả nghiên cứu đến vấn đề ứng dụngCNTT nói chung và hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dụccho cán bộ giáo viên mầm non nói riêng

Hội thảo quốc tế được tổ chức tại Pari (10/1998) đã khẳng định: “ đặc

biệt coi trọng trang bị các thiết bị giảng dạy chuyên ngành đối với các môn họcở trình độ cao phù hợp với nhu cầu xã hội và giảng dạy nhờ vào công nghệ mớithông tin và truyền thông” (dẫn theo [4]).

Tại hội nghị thượng đỉnh G-8 tại Okinawa, Nhật Bản (2000) về xã hội

thông tin toàn cầu đã khẳng định: “CNTT đang nhanh chóng trở thành một động

lực sống còn, tạo tăng trưởng kinh tế cho thế giới, CNTT mang lại cả cơ hội vàthách thức lớn cho cả nền kinh tế mới phát triển và đang phát triển” (dẫn theo

[1])

Hay công trình nghiên cứu về trò chơi điện tử đối với trẻ em, chuyên gia

tâm lý học Mỹ, bà Esther Gabriel: “Trong khi chơi trò chơi điện tử, trẻ em có

thể tiến bộ về tư duy, vì trẻ em phải thu nhận nhiều thông tin vừa ghi nhớ, suydiễn và xử lý thông tin nhanh Trò chơi này giúp trẻ phản xạ nhạy bén và pháttriển óc tưởng tượng, nhất là các trò chơi có nội dung về các cuộc phiêu lưu vàpha mạo hiểm Trò chơi điện tử, cũng có thể giúp cho trẻ cách học cần thiết đểđạt tới mục đích Không nên quên rằng trẻ vừa chơi, vừa sử dụng máy tính thìcòn có khả năng mở mang kiến thức về tin học” (dẫn theo [8]).

Trang 21

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối quan hệ giữa những đặc điểm củaGV và điều kiện lớp học với hoạt động chăm sóc trẻ, của 2 tác giả Andrew J và

Robert C Pianta Trong tác phẩm đó chỉ ra rằng trình độ đào tạo, lĩnh vực đào

tạo và những điều kiện của lớp học như kích thước lớp học, số lượng trẻ vàchương trình CSGD trẻ có tác động gián tiếp đến việc học tập và phát triển thểchất của trẻ.

Như vậy, các nghiên cứu về CNTT nói chung và hoạt động ứng dụngcông nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên ở các trường nói riêng đãđược các nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu khá nhiều, nhưng nhữngnghiên cứu về quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dụccủa giáo viên ở các trường mầm non thì hầu như có rất ít tài liệu đề cập đến

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Để nâng cao chất lượng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho giáoviên mầm non nói chung và hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáodục của giáo viên ở các trường mầm non nói riêng Ở nước ta cùng với nhữngkết quả đã đạt được trong thực tế hoạt động chăm sóc, thì các nhà nghiên cứucũng luôn quan tâm đến việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp tốt nhất để nângcao năng lực UD CNTT cho giáo viên

Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách quan trọng đểđẩy mạnh việc ứng dụng và quản lý việc ứng dụng CNTT như chương trìnhquốc gia về CNTT (1996-2000); Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhànước (2001-2005); Luật CNTT số 67/2006/QH11

Chỉ thị 55-CT/BGD&ĐT đã chỉ ra tập trung vào ứng dụng CNTT tronggiáo dục có nghĩa là tăng cường dạy học, đào tạo và ứng dụng CNTT Tiếp cậnvới CNTT vẫn là một ưu tiên

Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII khẳng định: “Ứng dụng

và phát triển CNTT là nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển KT-XH; làphương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với

Trang 22

các nước đi trước Mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hó, an ninh quốc phòngđều phải ứng dụng CNTT để phát triển” [15].

Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã

nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh

mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học Công nghệ thông tinlà phương tiện để tiến tới một xã hội học tập” [1] Công nghệ thông tin mở ra

triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học.Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy họctheo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện đểứng dụng rộng rãi Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm,dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin

Đăng trên Báo điện tử ĐCSVN, Bài viết “Ứng dụng CNTT trong giáo

dục - 8 bài học kinh nghiệm quốc tế” tại hội thảo ứng dụng CNTT vào công tác

quản lý và khai thác tài liệu ở thư viện - Thư viện tỉnh Phú Yên 7.7.2006

GS.TSKH Đỗ Trung Tá “Ứng dụng CNTT và truyền thông để đổi mới

giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục số 84.

Cuốn sách “Kỹ Năng và bài tập thực hành quản lý trường mầm non của

Hiệu trưởng” năm 2001 của tác giả Trần Bích Liễu, cuốn sách này cung cấp

những tri thức khoa học về nghiệp vụ quản lý trường mầm non và hệ thống cácbài tập hình thành các kỹ năng cơ bản của người Hiệu trưởng như: kỹ năng lậpkế hoạch

Những năm gần đây có một số tác giả tiến hành nghiên cứu các vấn đềliên quan đến hoạt động chăm sóc, GD trẻ mầm non và đã đề ra những biệnpháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non đã cung cấp nhiềukiến thức lý luận và thực tế cho các nhà quản lý GD mầm non như:

- Nguyễn Văn Hiền (2007), “Một số kỹ năng CNTT cơ bản cần trang bị

cho giáo viên sinh học ở trường THPT hiện nay”, Tạp chí Giáo dục số 185.

- Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2006), Ứng dụng CNTT trong dạy

học, NXB Giáo Dục.

Trang 23

- PGS TS Đào Thai Lai với “Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường

phổ thông Việt Nam”.

- Luận văn Thạc sĩ QLGD của tác giả Đào Thị Ninh: “Một số biện pháp

quản lý ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở các trường THPT quận Cầu Giấy Hà Nội”…

Luận văn Thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Thu Hương: “Biện pháp quản lý

hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường tiểu học quận Hai bàTrưng, thành phố Hà Nội”.

- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Văn Tiến: “Biện pháp quản lý việc

ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS của phòng GD&ĐThuyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”

Các công trình nghiên cứu của các tác giả trình bày trên đã đề cập một sốnội dung liên quan đến công tác bồi dưỡng năng lực cho giáo viên mầm non,các giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên.Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động ứngdụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non.Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáo viênở các trường mầm non là vấn đề quan trọng, bức thiết nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả GD trẻ em ở các trường mầm non, cần thiết phải nghiên cứu,hoàn thiện và áp dụng vào các trường mầm non khác nhau trên phạm vi vùng,miền và quốc gia

1.2 Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thôngtin trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm non

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Quản lý, quản lý giáo dục, hoạt động giáo dục

- Quản lýQuản lý xuất hiện khi con người hình thành HĐ nhóm Qua lao động, đểduy trì sự sống đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cá nhân con người HĐ

Trang 24

quản lý là một hiện tương tất yếu phát triển cùng sự phát triển của xã hội loàingười nhằm đoàn kết nhau lại tạo lên sức mạnh tập thể, thống nhất thực hiệnmột mục đích chung

Theo F.Taylor: “Quản lý là biết rõ ràng, chính xác điều bạn muốn người

khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành tốt công việc như thếnào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” [11, tr.89].

Ở Việt Nam, theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn, “Quản lý là sự tác động có tổ

chức, có tính hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sửdụng hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đạt được mụctiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường” (dẫn theo [2]).

Theo thực tiễn công tác quản lý, chúng tôi sử dụng định nghĩa của nhóm

tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo: “Quản lý là quá trình

tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lýnhằm đạt mục tiêu đề ra” (dẫn theo [10]).

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là

quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động(chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [8].

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lênđối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực,các thời cơ tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biếnđộng

- Quản lý giáo dụcXét theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì quản lý giáo dục là sự tácđộng liên tục, có tổ chức, có tính hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thốnggiáo dục nhằm tạo ra tính “trồi” của hệ thống, sử dụng một cách tối ưu các tiềmnăng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống tới mục tiêu một cách tốt nhấttrong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn biến động

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác

động có mục đích, có kế hoạch hợp qui luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho

Trang 25

hệ thống vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tínhchất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quátrình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến,tiến lên trạng thái mới về chất” [14, tr.7].

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là

hoạt động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy côngtác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [2, tr.42].

Như vậy, có thể đưa ra khái niệm QLGD ở 2 cấp độ: cấp độ hệ thống và

Ở cấp độ trường học: QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có kế

hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL nhà trường làm cho nhà trường vận hànhtheo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất củanhà trường mà tiêu điểm là quá trình dạy học - giáo dục, đưa nhà trường tớimục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất, góp phần thực hiện mục tiêuchung của giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tàiphục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước

- Hoạt động giáo dụcHoạt động là phương thức tồn tại của con người, phương thức tồn tại củamọi sự vật hiện tượng, quy định tồn tại của sự vật hiện tượng đó Khi phươngthức thay đổi sự vật hiện tượng bị thay đổi thành sự vật hiện tượng khác

Hoạt động giáo dục là quá trình mà trong đó dưới tác động chủ đạo củanhà giáo dục, người được giáo dục tự giác, ý thức, chủ động hoàn thành cácnhiệm vụ giáo dục được giao hướng tới các mục tiêu giáo dục đã xác định

Trang 26

1.2.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin

Công nghệ Thông tin (Information Technology hay IT) là một nhánhngành kỹ thuật sử dụng m á y tí n h v à p h ần m ề m m á y tín h đ ể chuyển đổi, lưu trữ,bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin…

Tại Điều 4, Luật Công nghệ thông tin 2006 cho rằng:

“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệvà công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ vàtrao đổi thông tin số” [15].

“Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vàocác hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninhvà các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của cáchoạt động này [15].

Như vậy “Ứng dụng công nghệ thông tin là quá trình con người sử dụng

các phần mềm, mạng lưới interne và hệ thống máy tính để khai thác, tìm kiếm,sử dụng và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng cuộcsống”.

Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnhvực KTXH, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt dộng khác nhằm nángcao năng suất, chát lượng, hiệu quả của các hoạt động này

1.2.1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục

Ứng dụng CNTT trong giáo dục bao gồm các yếu tố chủ quan thuộc vềcá nhân tích hợp với nhau dẫn đến mức độ thành thạo sử dụng các phương phápkhoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức khai thác và sửdụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong hoạt động giáo dục họcsinh, đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạt kết quả cao

Giáo dục - đào tạo là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển củaCNTT Ngược lại CNTT là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới nội dung vàphương pháp giáo dục - đào tạo

Trang 27

Là 1 nội dunggiáo dục

Ứng dụngCNTT trong

GD&ĐT

Là công cụ quản lý

Công cụ dạy học vàgiáo dục HSLà phương tiện

HS và giảng dạy

Hình 1.1 CNTT trong giáo dục và đào tạo

1.2.1.4 Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục củagiáo viên mầm non

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáo

chất lượng học tập của học sinh

Quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục của giáoviên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giảng dạy của giáo viên vàchất lượng học tập của học sinh

Qua phân tích các vấn đề lý luận, chúng tôi cho rằng:

QL hoạt động UDCNTT trong giáo dục của giáo viên mầm non là hệthống những tác động về mặt quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra) củachủ thể quản lý đến các hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáoviên một cách có mục đích, có kế hoạch, nhằm giúp giáo viên mầm non pháthuy tối đa hiệu quả của CNTT trong dạy học và giáo dục ở trường mầm non.

Trang 28

1.2.2 Một số vấn đề lý luận về hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dụccủa giáo viên ở các trường mầm non

1.2.2.1 Vị trí, ý nghĩa của hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáoviên ở các trường mầm non

Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắtxích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT vàđẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục

CNTT đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổimới phương pháp và hình thức dạy học CNTT phát triển mạnh kéo theo sựphát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và hữu ích cho giáo viên mầm

non: Bộ Office, Lesson Editor/ Violet, Flash, Photoshop, Kispix giúp giáoviên thực hiện tốt nguyên lý giáo dục của Vugotxki: “Dạy học lấy học sinh làm

trung tâm” Tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa GV

và HS trong trường mầm non.Việc ứng dụng Công nghệ thông tin được xác định là một trong 9 nhiệmvụ trong giai đoạn tới của ngành giáo dục Theo báo cáo của Bộ Giáo dục - Đàotạo (GD-ĐT), trong những năm qua, toàn ngành giáo dục và đào tạo đã tích cựctriển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, bước đầu đã xây dựng cơsở dữ liệu toàn ngành về GD - ĐT phục vụ thông tin quản lý giáo dục

Phương pháp dạy học bằng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra mộtmôi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao củaquá trình dạy học đa giác quan cho trẻ

Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáo viên ở các trường mầm noncó vai trò hết sức quan trọng, cần thiết:

- Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phongphú Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tựnhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế

- Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyêngiáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet, Nguồn tài nguyên vô

Trang 29

cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim sống động tự nhiêntác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởngđến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ.

- Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và chi phí cho trường mầm non

1.2.2.2 Mục tiêu ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáo viên ở các trườngmầm non

Giáo viên ở các trường mầm non tuân thủ và có ý thức chấp hành tốt việcứng dụng CNTT trong giáo dục tại nhà trường Và giáo viên mầm non thựchiện các nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong giáo dục theo:

- Thực hiện nhiệm vụ theo Công văn hằng năm của Bộ GD&ĐT về việchướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT trong năm học: Công văn số

4116/BGDĐT-CNTT, về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học

2017 - 2018; Công văn số 4622/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiệnnhiệm vụ CNTT năm học 2016 - 2017

- Thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 117/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án“Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học,nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chát lượng giáo dục và đào tạo giaiđoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”:

“3 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới nội dung, phươngpháp dạy học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học

a) Tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật kho học liệu số dùngchung phục vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thườngxuyên trong toàn ngành, gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện,sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác.

b) Tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống ngân hàng câuhỏi trực tuyến của các môn học và phần mềm kiểm tra, đánh giá tập trung quamạng phục vụ học sinh, giáo viên giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

c) Ứng dụng dạy - học thông minh ở các cơ sở giáo dục và đào tạo, địaphương có đủ điều kiện trên nguyên tắc thiết thực, hiệu quả.

Trang 30

d) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cổng thư viện số (giáo trình, bài giảng,học liệu số) liên thông, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo đại học nhằmnâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo trong giáo dục đại học.

đ) Triển khai hệ thống học tập trực tuyến tại các cơ sở đào tạo đại học;lựa chọn, sử dụng các bài giảng trực tuyến của nước ngoài phù hợp với điềukiện trong nước.

e) Hình thành một số cơ sở đào tạo đại học trực tuyến trên cơ sở cáctrường hiện có bằng nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, doanh nghiệp” [3].

- Thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong giáo dục theo quy định, kếhoạch ứng dụng CNTT của nhà trường

1.2.2.3 Nội dung hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáo viên ởcác trường mầm non

* Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học- Khả năng trình chiếu, soạn thảo hồ sơ giáo án

Đối với hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáo viên mầm nonthì việc sử dụng các kỹ năng trình chiếu và soạn thảo giáo án điện tử là hết sứccần thiết và quan trọng

Chỉ khi giáo viên biết cách soạn giáo án điện tử hiệu quả, biết cách giảngdạy theo phương pháp phù hợp với giáo án, với thực tế bài dạy thì công tác ứngdụng CNTT mới chất lượng và giúp học sinh phát triển theo mục tiêu giáo dụcmầm non đã đặt ra

Và để soạn giáo án điện tử hay có các kỹ năng trình chiếu, giảng dạy tốt thìgiáo viên phải được bồi dưỡng các kiến thức thức tin học cơ bản Giáo viênphải nắm rõ và thực hiện được những thao tác máy tính cơ bản để phục vụ côngviệc

Vì vậy mà công tác bồi dưỡng về cách soạn giáo án điện tử và kỹ năngtrình chiếu cho giáo viên mầm non là hết sức cần thiết Là bồi dưỡng cho giáoviên về những kiến thức cơ bản về giáo án điện tử: khái niệm giáo án điện tử, ýnghĩa, vai trò của giáo án điện tử với giáo dục mầm non; giới thiệu và hướng

Trang 31

dẫn quy trình soạn giáo án điện tử mầm non phục vụ giáo dục; bồi dưỡng vềcác thao tác, mẹo hay những lưu ý để soạn một giáo án điện tử chất lượng Làgiúp cho giáo viên có những kiến thức và hiểu biết để sử dụng các phần mềmdạy học vào giáo dục học sinh mầm non Giới thiệu cho giáo viên các phầnmềm dạy học trong giáo dục mầm non để giáo viên làm quen và thích nghi dầntừ đó hình thành cho giáo viên những kỹ năng cơ bản trong việc ứng dụng cácphần mềm dạy học vào hoạt động của mình.

- Dạy học trên lớp

Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, nhiều phương tiện hỗ trợ dạy họcra đời, đã mang lại hiệu quả, giúp giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp cậnvới nguồn tri thức phong phú, dễ hiểu nhất Từ việc lên lớp bằng giáo án điệntử, dạy học bằng trình chiếu trên màn hình (Powerpoint), những năm gần đâycòn xuất hiện thêm những thiết bị công nghệ dạy học hiện đại như: Bảng điệntử thông minh, sách giáo khoa điện tử, phần mềm thiết kế bài giảng E-learning Ứng dụng CNTT trong giáo dục được thể hiện rõ nét nhất bằng việc pháttriển mạnh của hàng loạt những phần mềm giáo dục hữu ích như: Bộ Office,Lesson Editor/Violet, Flash, Photoshop, Converter, Active Primary, Kispix,Kismas, sổ liên lạc điện tử kiểu mới Kidsonline

Để thiết kế được một giáo án điện tử phục vụ cho tiết dạy, người giáo viêncần có những kiến thức cơ bản như:

+ Biết sử dụng máy vi tính;+ Biết sử dụng phần mềm PowerPoint;+ Biết truy cập Internet;

+ Biết cách sử dụng máy chiếu (Projector).Thời gian trên lớp, là thời gian chiếm nhiều thời gian nhất của giáo viêntrong giáo dục mầm non, chính vì thế đây chính là khoảng thời gian tốt nhấtcho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng và củng cố, ôn tập và là nơi để tổ chức thựchiện, thực hành những kiến thức, những nội dung đã được trang bị qua bồidưỡng, tập huấn

Trang 32

Với việc ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáo viên trong giờ lên lớpđòi hỏi cao ở ý thức, sự chăm chỉ, chịu khó của chính bản thân giáo viên đó.Đồng thời, cũng đòi hỏi ở người hiệu trưởng sự quản lý chặt chẽ, thường xuyênquan tâm, kiểm tra, đánh giá thường xuyên để hoạt động đạt hiệu quả cao Bêncạnh đó, việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong lớp cũngảnh hưởng nhiều tới hiệu quả hoạt động ứng dụng CNTT của giáo viên.

Trong giờ lên lớp, giáo viên sẽ trực tiếp trao đổi và giao tiếp với học sinh,cho nên việc ứng dụng CNTT trong dạy học rất quan trọng để tác động và điềuchỉnh đến hoạt động nhận thức của trẻ Vì thế, giáo viên phải nắm vững tâmsinh lý lứa tuổi, hiểu rõ yêu cầu bài học và ưu nhược điểm của phần mềm dạyhọc để có những điều chỉnh và vận dụng, sử dụng hợp lý tránh tình trạng sửdụng quá lạm dụng dẫn đến phản tác dụng trong giáo dục trẻ

* Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục học sinh mầm non

Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng cácbài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống đượcchuyển tới trẻ em một cách nhẹ nhàng và sống động; góp phần hình thành ở cácem nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộcsống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non Không nhữngthế, năng lực và lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên không ngừng được traudồi và phát triển

+ Sử dụng phần mềm Painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình: Hoạt

động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết, nó giúp trẻ củng cố được kiếnthức của môi trường xung quanh phát huy trí tưởng tượng, kỹ năng quan sát,óc thẫm mỹ Dạy trẻ có kỷ năng vẽ, xé dán…

+ Sử dụng phần mềm powerpoint tổ chức cho trẻ khám phá môi

trường xung quanh Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn, khóhiểu, trẻ lại rất tò mò hiếu động, trẻ luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nónhư thế nào? Vì sao nó lại như vậy? Do vậy việc tổ chức cho trẻ khám phámôi trường xung quanh cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với nhữngmàu

Trang 33

sắc sống động, hình ảnh rõ nét, âm thanh “ thật” thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiếnthức một cách nhẹ nhàng, trẻ thoãi mãn được thắc mắc của mình.

+ Tổ chức hoạt động âm nhạc: Giáo dục âm nhạc cho trẻ nhằm cung cấp

cho trẻ những kiến thức ban đầu về âm nhạc, sự uyển chuyển, nhịp nhàng củaâm nhạc, dạy trẻ kỷ năng lắng tai nghe, hát đúng theo nhạc, vận động theonhạc Thông qua các hoạt động âm nhạc, sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết,yêu đời và yêu cuộc sống Bồi dưỡng tình cảm và ý thức thực hiện các hoạtđộng cá nhân

* Ứng dụng công nghệ thông tin trong các buổi hội thảo, tập huấn, sinhhoạt chuyên môn, sinh hoạt hè.

- Trong sinh hoạt tổ chuyên môn:

Tại điều 14, Điều lệ trường mầm non quy định về tổ chuyên môn:

“Điều 14 Tổ chuyên môn1 Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dụcvà cấp dưỡng Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó.

2 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm họcnhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ vàcác hoạt động giáo dục khác;

b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chấtlượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sửdụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổtheo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;

c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáoviên mầm non;

d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.3 Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần” [15].

Tổ chuyên môn là một bộ phận trong bộ máy của trường học dưới sự quảnlý của Hiệu trưởng, Ban giám hiệu

Trang 34

Sinh hoạt chuyên môn giúp cho GV nâng cao được trình độ tác nghiệp củabản thân, hình thành các mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, xây dựng môitrường học tập và tự học suốt đời Từ đó góp phần không nhỏ vào việc nângcao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường xuyên theođịnh kì nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáoviên theo chuẩn nghề nghiệp thông qua việc dự giờ, phân tích bài học

Việc bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáo viên mầm nonthông qua sinh hoạt chuyên môn là hoạt động trong đó GV học tập lẫn nhau,học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới, là nơikết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế về ứng dụng CNTT tronggiáo dục tại nhà trường

Bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáo viên mầm non thôngqua sinh hoạt chuyên môn là ở đó giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liênquan đến quá trình ứng dụng CNTT như: Nội dung, phương pháp, cách thứcứng dụng CNTT như thế nào? Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đang gặpkhó khăn gì? cần điều chỉnh điều gì và điều chỉnh như thế nào?

Và để bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáo viên mầm nonthông qua sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả, người hiệu trưởng cần tập trungchú ý:

- Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập

Phải hình thành trong trường học, tổ chuyên môn thành văn hóa học tậpsuốt đời Giúp mỗi GV phải hiểu rõ các hoạt động của nhà trường, bức tranhtoàn cảnh về nhà trường cũng như hình dung được, hiểu được công việc củabản thân, của tổ chuyên môn để hoạt động theo hướng hỗ trợ và góp phần vàosự phát triển của toàn bộ nhà trường trong hoạt động ứng dụng CNTT

Xây dựng văn hoá của tổ, của nhà trường với các định hướng giá trị cụthể để mọi người cùng hướng tới Tổ trưởng phải là tấm gương về sự tự học,tự bồi dưỡng

Trang 35

+ Tạo động lực cho GV ứng dụng CNTT trong giáo dục

Về nguyên tắc muốn tạo được động lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức củanhà trường, cần xác định và hiểu rõ các yếu tố cơ bản tạo được động lực làmviệc cho các thành viên để có thể tạo ra cách yếu tố đó phù hợp với điều kiệncủa nhà trường

+ Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong tổ chuyên môn

Những buổi họp là cách thức hiệu quả để bổi đắp tinh thần đồng đội vàthói quen làm việc theo nhóm của tổ chuyên môn Để tạo sự đồng thuận mọiGV của tổ cần thống nhất về việc phải nhắm tới các mục tiêu nào và bànđịnh các biện pháp thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học

Phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai tròcủa mỗi GV trong tổ đối với hoạt động: Mỗi GV sẽ cống hiến hết mình nếu họđược đánh giá đúng năng lực, sử dụng đúng và được tin tưởng Sự phân côngrõ ràng trách nhiệm của từng GV sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành côngcủa tổ chuyên môn

Phát huy tốt vai trò của nhóm trưởng, nhóm trưởng giữ vai trò là nguồnsinh lực, người liên hệ chính giữa tổ và các bộ phận khác trong trường, là ngườiphát ngôn cho nhóm

Xây dựng môi trường khuyến khích mọi người làm việc: Trong tổ chuyênmôn luôn tuân thủ kế hoạch đã vạch ra; làm việc đúng giờ, tôn trọng, nêu caotinh thần hợp tác và chia sẻ, dân chủ, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sựcống hiến của mỗi GV trong tổ, thừa nhận sự khác biệt cá nhân, cùng theo đuổimục tiêu chung

+ Khuyến khích quá trình tự học, tự bồi dưỡng

Nâng cao trình độ đội ngũ phải lấy tự học làm chủ yếu Phát động phongtrào tự học, tự bồi dưỡng trong đội ngũ GV, động viên, tạo điều kiện thuận lợiđể GV tự học, tự nghiên cứu nhằm biến quá trình bồi dưỡng, đào tạo thành quátrình tự bồi dưỡng, tự đào tạo

Trang 36

- Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề

Tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động của tổ nói chung và hoạt độngsinh hoạt chuyên đề nói riêng, phát huy vai trò tự chủ của GV trong chuyênmôn

Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề về bồi dưỡng ứng dụng CNTTtrong giáo dục tạo cơ hội để họ cống hiến, thể hiện tài năng và sự sáng tạo.Giao trách nhiệm rõ ràng khi thực hiện chuyên đề Khẳng định thành tích củamỗi GV/ nhóm GV trong việc thực hiện chuyên đề

Thành công trong việc sinh hoạt chuyên đề ở tổ bộ môn chỉ có được khicác thành viên có khả năng làm việc cùng nhau và hướng đến mục tiêu đã định

Để hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ bộ môn hiệu quả hãy bắt đầu từviệc xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ/nhóm Ngoài ra, tổ/nhóm chuyên môncần thống nhất với nhau về việc sẽ ra quyết định thế nào khi giải quyết vấn đềvà xác định các nguyên tắc làm việc của tổ

Nội dung sinh hoạt chuyên đề về ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáoviên mầm non phải đảm bảo:

+ KH xây dựng sinh hoạt chuyên đề phải khoa học, cụ thể.+ Nội dung chuyên đề phải lựa chọn đa dạng và xuất phát từ thực tế ứngdụng CNTT trong giáo dục từ nhà trường

+ Quy mô sinh hoạt chuyên đề phải đa dạng, phong phú.Khi lựa chọn các nội dung chuyên đề về ứng dụng CNTT trong giáo dục,cần chú ý các nguyên tắc:

+ Phải được bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn đề khó, hoặc các vấn đềmới phát sinh trong thực tế ứng dụng CNTT trong giáo dục tại nhà trường

+ Bám sát định hướng đổi mới PPGD và KTĐG, ứng dụng CNTT hiện nay+ Mang tính phổ biến và khả thi

+ Đảm bảo nguồn lực và các điều kiện cơ sở vật chất

- Thông qua các buổi tập huấn

Lớp tập huấn tập nhằm mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực; bổ sungcác kỹ năng; kiến thức, kinh nghiệm; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyếtđịnh, kỹ năng giải quyết, xử lý các tình huống lãnh đạo, quản lý

Trang 37

Các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực ứng dụngCNTT trong giáo dục cho đội ngũ cán bộ, GV một cách kịp thời, phù hợp vàthống nhất đảm bảo cho mọi cán bộ, GV có kiến thức chuyên môn vững vàng,có kỹ năng, có tầm nhìn và hiểu biết sâu sắc về hoạt động ứng dụng CNTTtrong dạy học; giúp nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủđộng tham gia vào hoạt động từ đó giúp cho công tác QL ứng dụng CNTTtrong dạy học của nhà trường ngày càng hiệu quả và chất lượng.

Nhà trường cần xây dựng kế hoạch tập huấn rõ ràng, cụ thể, sắp xếp, bố trísử dụng đội ngũ CBQL, GV hiệu quả Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nângcao trình độ Tin học Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo viên được tham gia đầy đủcác lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành tổ chức

Tổ chức cho các cán bộ, GV thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinhnghiệm về hoạt động giảng dạy, và kỹ năng kinh nghiệm thực hiện các hoạtđộng ứng dụng CNTT vào dạy học Tạo điều kiện để những cán bộ, GVđược tham gia tập huấn có thời gian truyền đạt, giảng dạy lại cho nhữngcán bộ, GV chưa có điều kiện tập huấn để đảm bảo cho toàn thể mọi ngườiđều nắm bắt, hiểu biết và thực hiện hiệu quả công việc

Hiệu trưởng cần tạo điều kiện và cơ hội cho mọi giáo viên được thamgia các lớp tập huấn để nâng cao năng lực và hiểu biết về ứng dụng CNTTtrong giáo dục tại nhà trường Nên thường xuyên cho giáo viên đi thamquan, học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn có kết quả tốt trong việc ứngdụng CNTT

- Thông qua bồi dưỡng chuyên môn hè

Việc bồi dưỡng thường xuyên, liên tục cho đội ngũ giáo viên nói chung,giáo viên mầm non nói riêng thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn hè đãtrở thành hoạt động không thể thiếu của ngành giáo dục Bồi dưỡng chuyênmôn hè tuy thời gian ngắn, nhưng hiệu quả mang lại là cao và đáp ứng tốt nhucầu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên

Trang 38

Mục đích của việc bồi dưỡng chuyên môn hè cho giáo viên mầm non vềứng dụng CNTT trong giáo dục:

+ Bồi dưỡng chuyên môn hè để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế xã hội về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao nhận thức chính trị, đạo đứclối sống, nâng cao tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp; phát triểnnăng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu củaChuẩn nghề nghiệp giáo viên; nâng cao nhận thức và kỹ năng triển khai và thựchiện các nội dung, nhiệm vụ năm học của từng cấp học và yêu cầu phát triểngiáo dục của địa phương

-+ Bồi dưỡng chuyên môn hè nhằm phát triển năng lực tự học, tự bồidưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức,quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của các tổ chuyên môn, củanhà trường và của các cấp quản lý giáo dục

Thông qua các hình thức bồi dưỡng học tập qua thời gian nghỉ hè đã gópphần cho đội ngũ giáo viên củng cố kiến thức chuyên môn về ứng dụng CNTT,biết cách vận dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học với các kỹ năngnghề nghiệp nhuần nhuyễn, đáp ứng trọng tâm nhiệm vụ năm học mới

Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn hè cho giáo viên luôn được các ngành,các Sở, Phòng GD&ĐT quan tâm đặc biệt, có sự chuẩn bị chu đáo từ trong nămhọc cũ Các chủ đề bồi dưỡng (trong đó có bồi dưỡng ứng dụng CNTT tronggiáo dục) cho giáo viên cần thiết thực, phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầungười học, người dạy trong bối cảnh hiện nay trong cơ sở giáo dục mầm non

Bồi dưỡng chuyên môn hè tùy theo từng điều kiện thực tế của nhà trường,mà hiệu trưởng xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp và cách thức tiếnhành cho hợp lý, hiệu quả Sau khóa bồi dưỡng chuyên môn hè, đòi hỏi giáoviên tham gia phải có bài thu hoạch để làm căn cứ đánh giá hiệu quả về côngtác bồi dưỡng hè đó

Trang 39

*Ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm của trẻ mầm non là quá trình trẻ hành động thựctiễn trong cuộc sống thực với các sự vật, hiện tượng, con người trong tương tácxã hội, sự định hướng của xã hội nhờ hoạt động tích cực của não, các giácquan, hệ thần kinh, thân thể trẻ và hành vi ngôn ngữ để có được những nhậnthức (cảm nhận) và cảm xúc chính xác về các thuộc tính, tính chất của các sựvật, hiện tượng, con người trong môi trường sống, theo đó hình thành và pháttriển vốn sống kinh nghiệm vật lí, xã hội, đồng thời hé lộ những khả năng, nănglực tiềm ẩn ở mỗi đứa trẻ

Các hoạt động cho trẻ được trải nghiệm dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp

ứng nhu cầu của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” cũng

được Nhà trường tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua các hoạtđộng lễ hội như: Rung chuông vàng, Xem múa lân, múa rồng, chơi với cát, ănbuffe… Qua hoạt động mà trẻ được trải nghiệm trẻ đã lĩnh hội được kĩ năngsống cần thiết trong cuộc sống như: Kĩ năng lao động, kĩ năng tự phục vụ, kĩnăng giao tiếp, kĩ năng hợp tác trong nhóm bạn bè, trẻ vui tươi, sảng khoái,phấn khởi với sản phẩm do chính bàn tay mình tạo ra

Trong trường mầm non việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ làmột hoạt động rất quan trọng nhằm hình thành nên cho trẻ những kĩ năng sốngban đầu Hoạt động cho trẻ tham gia tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa, cáchmạng ở địa phương là một việc làm bổ ích và thiết thực Việc làm này khôngnhững giúp trẻ có thêm những hiểu biết về truyền thống lịch sử của địa phươngmình từ đó hình thành ở trẻ tình yêu quê hương đất nước mà còn tác động vàomỗi trẻ một suy nghĩ, một hành động đúng đối với đứa trẻ khi được lớn lên tạimảnh đất văn hóa giàu truyền thống lịch sử này

Khi tham quan trẻ còn được trải nghiệm một số kĩ năng sống, mối quan hệtrong giao tiếp như: Biết chào hỏi người lớn, khi đến thăm các khu di tích thìphải đi nhẹ nhàng, không đùa nghịch Ngoài ra trẻ còn được giáo dục một số

Trang 40

thói quen, hành vi văn minh như: không hái hoa, bẻ cành, không vứt rác ở nơicông cộng

Thông qua các hoạt động trải nghiệm, GV tích cực ứng dụng CNTT vàohoạt động để giúp cho hiệu quả hoạt động được tốt hơn Giáo viên có thểthường xuyên cho trẻ xem vừa học vừa vui chơi thông qua những đoạn phim vềcách người nông dân chăm sóc thú nuôi, trồng lúa và chăm sóc cây cối; đonạphim nói về các di sản, văn hóa quê hương Đó là những bài học thiết thựchình thành ở trẻ lòng yêu lao động, biết trân trọng giá trị của các sản vật vàthêm yêu thiên nhiên

* Ứng dụng CNTT trong quản lý trường mầm non

Phần mềm quản lý mầm non cần có sự phối kết hợp của cả nhà trường,giáo viên và phụ huynh học sinh Cần có sự thống nhất từ các bên Khó có thểứng dụng nếu một trong các bên không hợp tác đồng thuận do sự tiếp cậnCNTT còn gặp nhiều rào cản và hạn chế

Ứng dụng CNTT để quản lý hồ sơ chuyên môn, hồ sơ trẻ, quản lý danhsách lớp, hoàn cảnh gia đình học sinh, những biến đổi của HS…

Ứng dụng CNTT để xây dựng mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội:thông qua sổ liên lạc điện tử để trao đổi và phối hợp để quản lý, giáo dục họcsinh mầm non một cách thống nhất

Ứng dụng CNTT trong các buổi họp phụ huynh (trình bày quá trình và kếtquả học sinh trên lớp, giới thiệu, thông báo các tin mới ), các chương trìnhliên kết cộng đồng (kêu gọi sự ủng hộ, đóng góp vào giáo dục…)

1.2.2.4 Các hình thức ứng dụng CNTT trong giáo dục ở trường mầm non- Sử dụng bài giảng điện tử

Giảng dạy bằng bài giảng điện tử theo công nghệ e Learning tạo hứng thúcho cả thầy và trò trong buổi học nhờ có sự truyền đạt và tiếp nhận bài giảngthông qua những hình thức phong phú, đa dạng như hình ảnh, âm thanh giúpcho sinh viên tiếp nhận bài giảng dễ hiểu hơn Giáo viên được giảm nhẹ việc

Ngày đăng: 18/04/2019, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w