1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện nậm pồ, tỉnh điện biên

114 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Trẻ mầm non ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnhĐiện Biên nói riêng là những trẻ đang bước vào độ tuổi phát triển mạnh về cácđặc điểm nhân cách tạo tiền đề cho sự phát tr

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯỜNG THỊ MAI

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Ngọc

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả trên trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các côngtrình khác

Thái nguyên, tháng năm 2018

Tác giả luận văn Lường Thị Mai

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, cácđồng chí cán bộ quản lý, thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Sư phạm - Đại họcThái Nguyên đã giúp đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo và tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Nhà trường, các thấy,

cô giáo của 5 trường mầm non huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên, đã tạo điềukiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS NguyễnThị Ngọc - Khoa Tâm lý giáo dục trường Đại học sư phạm - ĐHTN, người thầytâm huyết đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này

Dù tôi đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếusót rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học và các thầy, cô giáocùng các bạn đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái nguyên, tháng năm 2018

Tác giả luận văn Lường Thị Mai

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng v

Danh mục sơ đồ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

9 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON 6

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 10

1.2.1 Giáo dục thẩm mĩ, Hoạt động giáo dục thẩm mĩ 10

1.2.2 Quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 12

1.3 Một số vấn đề lí luận về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 13

Trang 6

1.3.1 Đặc điểm nhân cách của trẻ mẫu giáo 13

1.3.2 Hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở trường mầm non 15

1.4.1 Lập kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 18

1.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động giáo thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non 20

1.4.3 Chỉ đạo hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 21

1.4.4 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

22 1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ ở trường mầm non 23

Tiểu kết chương 1 27

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 29

2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 29

2.2 Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 34

2.2.1 Mục đích khảo sát 34

2.2.2 Nội dung khảo sát 34

2.2.3 Phương pháp khảo sát 34

2.2.4 Phương pháp xử lý dữ liệu 35

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non Huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 36

2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 36

2.3.2 Thực trạng hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 39

Trang 7

2.4 Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các

trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 45

2.5 Đánh giá chung về thực trạng 53

2.5.1 Những điểm mạnh 53

2.5.2 Những điểm còn hạn chế 53

2.5.3 Nguyên nhân của thực trạng 54

Tiểu kết chương 2 56

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 57

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 57

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và hệ thống 57

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 57

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 58

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 58

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 58

3.2 Biện pháp hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 59

3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 59

3.2.2 Biện pháp 2: Hoàn thiện kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 63

3.2.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn và GVCN đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 65

3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 69

Trang 8

3.2.5 Biện pháp 5: Huy động các lực lượng giáo dục tham gia thực hiện

hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 71

3.2.6 Biện pháp 6: Chỉ đạo đổi mới việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 74

3.3 Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ ở các trường mầm non huyện Nậm pồ, tỉnh Điện Biên 77

3.3.1 Mục tiêu khảo nghiệm 77

3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm 77

3.3.3 Nội dung khảo nghiệm 77

3.3.4 Tiến trình khảo nghiệm 77

3.3.5 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 78

Tiểu kết chương 3 85

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87

1 Kết luận 87

2 Khuyến nghị 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô mạng lưới trường, lớp, trẻ mầm non các trường Mầm

non trên địa bàn huyện Nậm Pồ năm học 2016 - 2017 30Bảng 2.2 Thống kê Số trường, số lớp mẫu giáo theo xã phường thị trấn của

huyện Nậm Pồ năm học 2016-2017 31Bảng 2.3 Thống kê số phòng học, số trẻ mầm non và số giáo viên mẫu giáo

theo xã phường thị trấn của huyện Nậm Pồ năm học 2016-2017 32

Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mức độ cần thiết của

hoạt động GDTM cho trẻ 36Bảng 2.5 Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về mục đích của hoạt

động GDTM 37Bảng 2.6 Thực trạng mục tiêu của hoạt động hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho

trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 39

Bảng 2.7 Thực trạng nhiệm vụ của hoạt động hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho

trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 40

Bảng 2.8 Thực trạng nội dung của hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 41Bảng 2.9 Thực trạng hình thức của hoạt động hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho

trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 42

Bảng 2.10 Thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động GDTM cho các

trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 46Bảng 2.11 Thực trạng tổ chức hoạt động quản lý hoạt động GDTM cho các

trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 47

Trang 11

Bảng 2.12 Thực trạng chỉ đạo hoạt động quản lý hoạt động GDTM cho các

trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 49Bảng 2.13 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GDTM cho các trường

mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 50

Bảng 2.14 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động

GDTM cho các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên 51

Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý

GDTM cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 79Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý

GDTM cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non 81Bảng 3.3 Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp quản lý GDTM cho trẻ mẫu ở trường mầm non 83

Trang 12

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc

GDTM cho trẻ mẫu giáo 36

Sơ đồ 2.2 Mục đích của việc GDTM cho trẻ 38

Sơ đồ 2.3 Thực trạng các nội dung quản lý hoạt động GDTM 52

Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 85

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trítuệ, thẩm mĩ Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ

em vào lớp một; hình thành phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí,năng lực phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợpvới lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảngcho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời

Với trẻ em lứa tuổi mầm non thì đa số trẻ đang bắt đầu hình thành khảnăng sáng tạo, tư duy ngay từ bậc học mầm non Đối với trẻ em, giáo dục thẩm

mĩ cho trẻ giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển cơ sở banđầu của nhân cách trẻ Do đó để phát triển nhân cách một cách toàn diện cho trẻmầm non thì nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cần phải bắt đầu từ rất sớm Vì giáodục thẩm mĩ nó hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người nhưmột thành viên trong xã hội biết bao lao động tích cực

Theo những nghiên cứu gần đây giáo dục thẩm mĩ tác động vào conngười ngay từ khi còn nhỏ, trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với những cảnh vậtxung quanh, rất dễ cuốn hút vào cảnh vật có mù sắc Tâm hồn trẻ thơ trongsáng, luôn luôn vui vẻ nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từtuổi ấu thơ Bởi chính như vậy việc giáo dục thẩm mĩ cần được bồi dưỡng ngay

từ tuổi mẫu giáo để ươm mầm những tà năng nghệ thuật cho tương lai

Trẻ mầm non ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnhĐiện Biên nói riêng là những trẻ đang bước vào độ tuổi phát triển mạnh về cácđặc điểm nhân cách tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của trẻ ở giai đoạntiếp theo

Việc tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trườngmầm non Trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã được tổ chức và triển

Trang 14

khai thực hiện và đạt những kết quả nhất định Tuy nhiên do điều kiện huyệnNậm Pồ là huyện khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, đường xá đi lại khó khăn,99% là con em dân tộc thiểu số và để hạn chế thấp những khó khăn tồn tại vàtiếp tục phát huy tối đa những mặt mạnh cần có được hệ thống các biện phápquản lí sao cho hình thức giáo dục này trở nên hiệu quả hơn.

Hiện nay các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã quantâm đến chất lượng giáo dục, nhà trường đã áp dụng mục tiêu lấy trẻ làm trungtâm, nhiều biện pháp để phát triển toàn diện toàn diện cho trẻ Trong đó đã đềcập đến việc tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non Lấy trẻ làmtrung tâm để trẻ phát triển tư duy cho trẻ, cân đối, nhanh nhẹn, khám phá, sángtạo, cảm nhận, biểu lộ cảm xúc, biết yêu cái đẹp, gia đình, thiên nhiên, và thực

tế đã đạt được kết quả nhất định Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động giáo dụcthẩm mĩ còn nghèo nàn, đơn điệu về phương pháp và hình thức tổ chức, cácphương pháp mà các cô sử dụng từ trước tới nay vẫn còn mang tính áp đặt, rậpkhuôn theo mẫu, sao chép mà chưa thể phát huy được tính sáng tạo và linhhoạt Ngoài ra trẻ cũng chưa có những kỹ năng nhất định, tích hợp giáo dụcthẩm mĩ lấy trẻ làm trung tâm với các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày ởtrường mầm non còn hạn chế không sáng tạo chưa hiệu quả

Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục

thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện phápquản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm nonhuyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên dựa trên ưu thế của hoạt động giáo dục thẩm mĩcho trẻ mẫu giáo

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở cáctrường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Trang 15

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở cáctrường mầm non

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất được những biện pháp mang tính khoa học, phù hợp với địabàn nghiên cứu thì có thể hiệu quả quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáoqua hoạt động giáo dục tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ,tỉnh Điện Biên sẽ tốt hơn và chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao hơn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về quản lí họat động giáo dục thẩm mĩ cho trẻmẫu giáo thông qua hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ chotrẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

- Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáothông qua hoạt động giáo dục trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài

6.1 Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2018.

6.2 Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực tiễn tại một số trường mầm non

cụm thượng huyện, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên (Gồm 5 trường: Nà Hỳ, NàKhoa, Nà Bủng, Na Cô Sa, Chà tở.)

6.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu biện pháp quản lí

hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địabàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích các tài liệu khoa học về quản lý giáodục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo và các văn bản có tính pháp lý liên quan nhằmxây dựng khung lý thuyết cho đề tài

Trang 16

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Bảng hỏi được xây dựng để khảosát thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ ở các trường mầm non huyệnNậm Pồ, tỉnh Điện Biên

- Phương pháp phỏng vấn: sử dụng để phỏng CBQL và GV để làm rõ cácvấn đề của thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ ở trường mầm nontrên địa bàn nghiên cứu

- Phương pháp quan sát: dùng trong quan sát các hoạt động giáo dụcthẩm mĩ của GV tại các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: dùng trongnghiên cứu kết quả hoạt động giáo dục ở các trường mầm non để làm rõ thựctrạng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non ở các trường mầm non huyện Nậm

Pồ, tỉnh Điện Biên

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học: Dùng trong quá trình xử lý số liệu

điều tra thực trạng quản lí giáo dục thẩm mĩ tại các trường mầm non trên địabàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1 Ý nghĩa khoa học

Nghiên cứu luận văn quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫugiáo ở các trường mầm non Nghiên cứu này làm rõ cơ sở lý luận công tác hoạtđộng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hơn nữa, hoạtđộng giáo dục thẩm mĩ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhâncách, với những hoạt động thông qua việc học sẽ để lại những dấu ấn rất sâusắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức của con người Hoạt động cảmnhận cái đẹp có sức mạnh vô cùng to lớn, thể hiện một cách tinh tế thế giới nộitâm của con người

8.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy bức tranh thực trạng làm cơ sởcho việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

Trang 17

mẫu giáo ở các trường mầm non Nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạtđộng này ở các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu.

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị, tài liệu tham khảo phụ lục,luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

mẫu giáo ở trường mầm non

Chương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu

giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu

giáo ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THẨM MĨ

CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Trong công trình nghiên cứu “Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo vẽ, lắp ghép và cắt dán” tác giả N.A.Vetlughina, ngoài việc giới thiệu các phương

pháp, biện pháp dạy trẻ vẽ, lắp ghép và cắt dán, tác giả còn chú trọng đến mảngnghệ thuật dân gian với nội dung dạy trang trí Tác giả đã chỉ cho giáo viêncách khai thác những bức vẽ trang trí dân gian Nga để dạy trẻ vẽ [dẫn theo 32]

Tác giả N.P.Xaculinna trong tác phẩm “Phương pháp dạy trẻ hoạt động tạo hình và chắp ghép” [32] rất chú trọng việc đưa những sản phẩm tạo hình,

cụ thể là các nguồn tranh ảnh, hiện vật vào môi trường hoạt động của trẻ trongcác loại hình và các hình thức tổ chức tạo hình khác nhau Đồng thời chỉ ra cho

cô giáo mầm non những phương pháp, thủ thuật hướng dẫn trẻ làm quen vớicác sản phẩm thẩm mĩ tạo hình

Tác giả E.A Kôtxakopxkaia nghiên cứu về “Dạy nặn trong trường mẫu giáo” [10], thấy rằng trẻ rất hứng thú với sản phẩm nghệ thuật nặn Đây cũng là

một trọng những dạng hoạt động tạo hình được trẻ mầm non yêu thích Tác giảchỉ ra vai trò của nó đối với sự phát triển khiếu thẩm mĩ, mở rộng tầm hiểu biếtlàm phong phú trí tưởng tượng của trẻ và là một trong những biện pháp giáodục thẩm mĩ

Nhóm tác giả Xaculina N.P - Calinxcaia N.S - Êdikêova V.A nghiên cứu

về “Những vấn đề về Giáo dục thẩm mĩ ở mẫu giáo”, GDTM cho trẻ mầm non

có thể sử dụng nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau như: âm nhạc, nghệthuật tạo hình, sân khấu điện ảnh, văn học Trong đó, văn học được coi là mộttrong những phương tiện GDMT cho trẻ mầm non hiệu quả nhất vì: Văn họcgiúp phát triển ở trẻ khả năng tri giác thẩm mĩ, trên cơ sở đó hình thành xúc

Trang 19

cảm, tình cảm, khái niệm thẩm mĩ, tạo ra mọi điều kiện thuận lợi nhất để pháttriển khả năng sáng tạo nghệ thuật ở trẻ và xây dựng được những cơ sở đầu tiêncủa thị hiếu thẩm mĩ GDTM có sức mạnh vô cùng to lớn, hãy mở rộng cáchcửa để dẫn dắt trẻ đi vào thế giới bao la của cái đẹp và sự sáng tạo.

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước đã có một số tácphẩm mang mầu sắc của nghệ thuật tạo hình Tuy nhiên trong thời gian đầukhông thấy đề cập rõ đến khái niệm giáo dục thẩm mĩ, nên khi nghiên cứu nộidung giáo dục thẩm mĩ được gắn với giáo dục nghệ thuật (giáo dục âm nhạc vàgiáo dục tạo hình) Những năm 60- 70 một số tài liệu dịch, biên soạn để giảngdạy nội bộ, giáo dục thẩm mĩ được dùng với thuật ngữ “mĩ dục” Mĩ dục đượcquan niệm là “giáo dục về cái đẹp”, là công tác “giáo dục thẩm mĩ”, bồi dưỡngnăng lực hiểu biết chính xác và cảm nhận đầy đủ cái đẹp của nghệ thuật, cáiđẹp của đời sống xã hội, cái đẹp của thiên nhiên và của tập quán sinh hoạt hàngngày Những năm 80 đến nay, nội hàm của khái niệm giáo dục thẩm mĩ đượcxem xét trên nhiều bình diện khác nhau, xuất phát từ hai khái niệm gốc: Kháiniệm giáo dục và khái niệm thẩm mĩ Quá trình hình thành và phát triển mặtthẩm mĩ ở con người có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau: Góc độ

xã hội, góc độ phát triển nhân cách, phát triển thẩm mĩ của nhân cách

Từ thập kỷ 90 giáo dục thẩm mĩ đã có một hệ thống đề tài nghiên cứu cả

từ góc độ lí luận, thực tiễn về giáo dục thẩm mĩ, bao gồm nghiên cứu cơ bản,nghiên cứu thực tiễn, nghiên cứu ứng dụng triển khai, kết quả nghiên cứu đãgóp phần hình thành hệ thống giáo dục chung về giáo dục thẩm mĩ ở nước ta

Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc giáo

dục thẩm mĩ Tiêu biểu như: Tác giả Đỗ Xuân Hà nghiên cứu "Nguyên tắc giáo dục thẩm mĩ bằng nghệ thuật tạo hình”; Tác giả Lê Quang Vinh nghiên cứu về

"Giáo dục thẩm mĩ ở nước ta hiện nay" Tác giả Nguyễn Thị Yến Phương đã

nghiên cứu về giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động tạo

Trang 20

hình Tác giả Ngô Tú Hiền nghiên cứu "Giáo dục thẩm mĩ - công cụ quan trọng

để xây dựng nhân cách có văn hóa trong văn hóa giáo dục - giáo dục và văn hóa" Tác giả Lê Thanh Thủy đã quan tâm tới việc cho trẻ làm quen với tác

phẩm nghệ thuật tạo hình

Với bề dày kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu lý luận về giáo dụcmầm non, Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đưa ra những kết luận xác đáng trongviệc hướng dẫn trẻ cảm thụ vẻ đẹp của những tác phẩm tạo hình Theo bà thì

“Tuy trẻ ham thích hoạt động tạo hình, nhưng chưa phải là đã có ý thức đầy đủ trong việc sáng tạo ra cái đẹp và cũng chưa biết phát hiện cái đẹp trong sản phẩm tạo hình một cách đầy đủ Do đó trẻ em cần được hướng dẫn hoạt động tạo hình ngay từ lúc còn bé, mà việc đầu tiên là tạo điều kiện để trẻ được xem nhiều tác phẩm tạo hình có giá trị” [47].

Tác giả Đỗ Xuân Hà khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho trẻmầm non bằng nghệ thuật tạo hình đã khẳng định vai trò của các tác phẩm nghệ

thuật tạo hình và chú trọng tới nghệ thuật dân tộc: “Các tác phẩm nghệ thuật có thể đưa vào vốn kinh nghiệm cá nhân của con người ngày nay cái kho tàng to lớn, bất tận những tình cảm tốt đẹp của tổ tiên và bằng cách đó, nghệ thuật sẽ nhân đạo hoá con người, làm cho tình cảm của họ phát triển tốt đẹp hơn, trí tuệ của họ thông minh hơn” Tác giả Đỗ Xuân Hà cũng đưa ra các nguyên tắc

giáo dục thẩm mĩ bằng nghệ thuật tạo hình, trong đó ông đề cao nguyên tắc:

“Đi từ văn hoá - nghệ thuật dân tộc tới văn hoá - nghệ thuật của toàn nhân loại.” [11]

Tác giả Lê Thanh Thuỷ trong các công trình nghiên cứu của mình đãluôn quan tâm tới việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình,đặc biệt là các tác phẩm nghệ thuật trang trí dân gian, các sản phẩm thủ công

mỹ nghệ truyền thống Tác giả đã chỉ ra khả năng to lớn của các tác phẩm nghệthuật tạo hình trong việc phát triển tình cảm, ý thức xã hội và nhân cách của trẻ

em Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những yêu cầu trong việc lựa chọn tác phẩm

Trang 21

giới thiệu với trẻ và những điểm cần lưu ý về hình thức và phương pháp cho trẻlàm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình Tác giả Phan Thị Việt Hoa

trong đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình” đã coi việc cho trẻ tiếp xúc với nghệ thuật tạo

hình là một trong những biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ ởtrẻ [18]

Trong những năm gần đây đã có một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu vềvấn đề giáo dục thẩm mĩ cho trẻ như: Tác giả Đàm Thị Hoài Dung nghiên cứu

đề tài cho trẻ làm quen với các bố cục hoa văn dân tộc thông qua hoạt động xếp

dán tranh trang trí; Tác giả Ngô Minh Tâm nghiên cứu “Biệp pháp bồi dưỡng cho giáo sinh Trung cấp sư phạm Mầm non khả năng sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống trong tổ chức môi trường hoạt động tạo hình cho trẻ”; Tác giả Kiều Thị Hồng Thủy nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-

6 tuổi làm quen với nghệ thuật tạo hình truyền thống ở tỉnh Hoà

Bình”

Các nghiên cứu trên đã nêu lên được vai trò của sản phẩm tạo hình đốivới sự phát triển thẩm mĩ ở trẻ em và đưa ra các biện pháp cho trẻ tiếp xúc vớicác tác phẩm nghệ thuật tạo hình Mỗi nghiên cứu đều có cách tiếp cận riêng,tuy nhiên các đề tài mới chỉ đề cấp đến các phương pháp dạy trẻ hoạt động tạohình như: vẽ, nặn, xé, dán hay một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩcho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình Như vậy, việc quản lý giáo dụcthẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo trong các trường Mầm non nói chung và các trườngmầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên nói riêng đang được cácnhà quản lý đặc biệt quan tâm Việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp quản

lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non có ý nghĩa vôcùng quan trọng

Xuất phát từ những nghiên cứu trên, có thể khẳng định vấn đề “Quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Nậm Pồ, tỉnh

Trang 22

phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnhĐiện Biên.

Trang 23

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Giáo dục thẩm mĩ, Hoạt động giáo dục thẩm mĩ

1.2.1.1 Giáo dục thầm mĩ

GDTM (giáo dục thẩm mĩ) cho trẻ mẫu giáo là một quá trình giáo dụcnhằm hình thành và phát triển ở trẻ em năng lực ban đầu về cảm thụ và nhậnbiết đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống sinh hoạt xã hội và trongnghệ thuật, giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp, sống theo cái đẹp và biết tạo ra cáiđẹp trong cuộc sống

GDTM là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện đốivới thế hệ trẻ và cần được tiến hành ngay từ lứa tuổi mẫu giáo Do những đặcđiểm tâm lý ở lứa tuổi này mà trẻ mẫu giáo là thời kỳ “Hoàng kim” của GDTM

GDTM là một quá trình tác động có hệ thống và có mục đích vào nhân cách của cá nhân nhằm phát triển năng lực cảm thụ và nhận biết cái đẹp trong

tự nhiên và trong đời sống xã hội, giáo dục lòng yêu cái đẹp và đưa cái đẹp vào trong đời sống một cách sáng tạo.

GDTM có liên quan mật thiết với các mặt giáo dục nhân cách con ngườiphát triển toàn diện, đặc biệt là với giáo dục trí tuệ và giáo dục đạo đức

- Đối với trí dục: Giáo dục thẩm mĩ giúp trẻ cảm thụ thẩm mĩ và nhậnthức sâu sắc hơn những hiện tượng của cuộc sống xung quanh, qua đó mở rộngtầm mắt nhìn cho trẻ trau dồi lòng ham hiểu biết, chẳng hạn những đồ dùng to,đẹp, rõ nét, màu sắc hài hòa,…sẽ giúp trẻ tri giác sự vật nhanh, dễ dàng, dễhình thành những biểu tượng Ngược lại sự hiểu biết sâu sắc về các sự vật hiệntượng xung quanh, hiểu sâu sắc nội dung của tác phẩm nghệ thuật lại là cơ sở

để hình thành những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ ở trẻ

- Đối với giáo dục đạo đức: Những yếu tố thẩm mĩ không những có ảnhhưởng trực tiếp đến việc hình thành nhận thức thẩm mĩ mà còn tác động đếnviệc hình thành tình cảm thẩm mĩ cho trẻ Những xúc cảm có liên quan đếnviệc cảm thụ các tác phẩm nghệ thuật, cảm thụ thiên nhiên, cảm thụ hành vi

Trang 24

đẹp, của con người có ảnh hưởng lớn đến bộ mặt đạo đức của trẻ Những xúccảm này làm cho tính cách của trẻ thêm cao thượng, đời sống tình cảm thêmphong phú, từ đó hình thành ở trẻ thái độ tích cực đối với cuộc sống đối vớimọi người xung quanh Đặc biệt thông qua việc tiếp nhận các tác phẩm nghệthuật, trẻ nhận thức được đúng đắn, cái đẹp, cái xấu…từ đó có ảnh ảnh hưởngmạnh mẽ đến việc hình thành những phẩm chất đạo đức ở trẻ như: Lòng nhân

ái, tinh thần cộng đồng, lòng yêu quê hương đất nước, yêu lao động…

- GDTM có liên quan trực tiếp tới giáo dục lao động và giáo dục thểchất Bản thân lao động được tổ chức tốt là một phương tiện giáo dục thẩm mĩ.Toàn bộ vẻ đẹp của hoàn cảnh nơi làm việc, màu sắc hài hòa của dụng cụ laođộng…có ảnh hưởng lớn tới tinh thần làm việc, nâng cao năng suất lao động.Sức khỏe và sự phát triển thể lực tốt, tư thế đẹp, tác phong nhanh nhẹn bao giờcũng có cảm giác đẹp mắt Mặt khác, sự rèn luyện cơ thể bao giờ cũng tiêuchuẩn của cái đẹp: Cơ thể phát triển cân đối, da dẻ, hồng hào, tư thế tác phongđúng đắn, uyển chuyển…biểu hiện một tâm hồn lạc quan yêu đời, tích cựctham gia vào vui chơi, học tập lao động

Với những ý nghĩa trên, giáo dục thẩm mĩ góp phần quan trọng vào việchình thành và phát triển nhân cách toàn diện Vì vậy cần tiến hành giáo dụcthẩm mĩ cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non Ở trẻ em ngay từ khi chưa biết nói,trẻ đã rất thích ngắm nhìn đồ vật có màu sắc, lắng nghe những âm thanh êm dịu

ở xung quang, những lời ru ngọt ngào của mẹ… Đây là điều kiện thuận lợi đểgiáo dục thẩm mĩ cho trẻ ngay từ nhỏ

1.2.1.2 Hoạt động giáo dục thẩm mĩ

Hoạt động giáo dục thẩm mĩ trong những nội dung quan trọng của giáodục toàn diện đối với thế hệ trẻ, và là việc cần phải tiến hành một cách nghiêmtúc từ tuổi mẫu giáo Có thể coi trẻ mẫu giáo là thời kỳ “hoàng kim” của giáodục thẩm mĩ Ở lứa tuổi này, tâm hồn trẻ rất nhạy cảm dễ xúc động đối với conngười và cảnh vật xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng và phong phú

Trang 25

Hơn nữa, năng khiếu nghệ thuật và cũng thường được nảy sinh từ lứatuổi này Do đó, hoạt động giáo dục thẩm mĩ bao gồm: Hoạt động giáo dụcthẩm mĩ bằng việc cho trẻ thông hoạt động của trẻ trong môi trường thiênnhiên, Hoạt động trẻ thông qua việc tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật như

âm nhạc, mỹ thuật, văn học, và hoạt động hình thành cuộc sống hàng ngàyluôn tươi sáng cho trẻ

Như vậy, hoạt động giáo dục thẩm mĩ là một trong các loại hình hoạt

động của trẻ ở trường mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được giáo viên tổ chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu tìm hiểu khám phá, hình thành thị hiếu thẩm mĩ và nhận thức đúng đắn về cái đẹp thông qua các hoạt động ở trường mầm non, góp phần thức hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này.

1.2.2 Quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

Mọi hoạt động của GV trong việc tổ chức HĐGDTM cho trẻ MG đềuchịu sự tác động của các biện pháp quản lý của BGH Trong trường MN hiệutrưởng là người quản lí chung, phân công phó hiệu trưởng phụ trách chuyênmôn thực hiện nhiệm vụ quản lý, tổ chức, điều hành mọi hoạt động chăm sóc

GD trẻ, trong đó có hoạt động GDTM cho trẻ MG Tất cả các hoạt động của

GV từ khâu xác định mục đích của các hoạt động, lựa chọn nội dung hoạt động,lập kế hoạch cho tiến trình phát triển các HĐGDTM, tổ chức HĐGDTM chođến khâu kiểm tra, đánh giá đều do BGH, cụ thể là phó hiệu trưởng phụ tráchchuyên môn hướng dẫn, điều khiển, lãnh đạo

Trong đề tài này, tác giả tiếp cận khái niệm quản lí hoạt động giáo dụcthẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo theo hướng sau:

Quản lý HĐGDTM trong trường mầm non là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng nhà trường đến các hoạt động GDTM, sự tác động có ý thức của hiệu trưởng nhà trường tới quá trình thực hiện hoạt động giáo dục thẩm mĩ của GV và trẻ bằng các biện pháp hiệu quả nhất nhằm đưa hoạt động GDTM đạt tới kết quả giáo dục đề ra.

Trang 26

1.3 Một số vấn đề lí luận về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

ở trường mầm non

1.3.1 Đặc điểm nhân cách của trẻ mẫu giáo

1.3.1.1 Đặc điểm của sự phát triển các phẩm chất nhân cách

Về đời sống tình cảm: đây là lứa tuổi dễ xúc cảm, xúc động và khó kiềmchế xúc cảm của mình Trẻ rất dễ xúc động trước thiên nhiên, động vật, chưabiết kiểm tra những biểu hiện bên ngoài của tình cảm Những xúc cảm của lứatuổi này thường gắn liền với những tình huống cụ thể, trực tiếp mà ở đó trẻ hoạtđộng hoặc gắn với những đặc điểm trực quan; đời sống tình cảm của trẻ bắt đầu

có nội dung phong phú hơn và bền vững hơn; thể hiện ở tình cảm đạo đức, tìnhcảm trí tuệ và tình cảm thẩm mĩ Tuy nhiên, do tình cảm của trẻ đang trong quátrình hình thành, phát triển nên tình cảm ở lứa tuổi này còn mỏng manh chưabền vững, chưa sâu sắc

* Đặc điểm về ý chí và tính cách

Về ý chí: các phẩm chất ý chí đang được hình thành và phát triển, tuynhiên những phẩm chất này chưa ổn định và chưa trở thành các nét tính cáchcủa cá nhân trẻ Năng lực tự chủ còn yếu, đặc biệt khả năng chịu đựng và kiênnhẫn chưa cao, nhanh thích với các đồ vật nhưng cũng chóng chán, khó giữ trật

tự trong quá trình học tập và sinh hoạt

Về tính cách: ở lứa tuổi mẫu giáo, tính cách của trẻ đang được hình thànhtrong mọi hoạt động học tập, lao động, vui chơi Cụ thể ở trẻ hình thành nhữngnét tính cách mới như tính hồn nhiên, tính hay bắt chước những hành vi, cử chỉcủa người lớn, tính hiếu động, tính trung thực và tính dũng cảm

1.3.1.2 Đặc điểm quá trình nhận thức

Đối với trẻ 3-4 tuổi, ở giai đoạn này đặc điểm phát triển nhận thức củatrẻ được thể hiện ở khả năng tư duy trực quan - hành động: trẻ thường thích cáchoạt động chân tay và khám phá bằng các giác quan; trẻ có thể nắm các thôngtin thông qua giao tiếp và các sách đơn giản, dễ hiểu; trẻ rất hay đặt câu hỏi

Trang 27

nhưng không phải lúc nào trẻ cũng có thể hiểu được câu trả lời; trong cuộcsống, sinh hoạt, vui chơi trẻ bắt đầu nhận ra các mối quan hệ nhân quả đơn giảndưới dạng các câu hỏi đơn giản như tại sao? để làm gì? như thế nào?; thông quacác hoạt động trẻ từng bước kết nối các sự kiện khi thảo luận nhưng có thể gặpkhó khăn trong phát âm, diễn đạt bằng lời nói Trẻ cần được người lớn chú ýnghe và nói lại rõ ràng hơn những gì trẻ nói; trong lớp trẻ có thể học tốt nhấttrong những tình huống cụ thể có ý nghĩa với bản thân chúng và khi có sự tintưởng, khích lệ của người lớn như cô giáo, cha mẹ và người thân trong giađình…

Đối với trẻ ở lớp mẫu giáo từ 4 - 5 tuổi, ở giai đoạn này đặc điểm pháttriển nhận thức trẻ phát triển tư duy trực quan - hình tượng: đây là giai đoạn trẻhay sử dụng các trò chơi đóng vai (chơi giả vờ) để xử lý thông tin mới và đểhiểu các khái niệm phức tạp; trẻ bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủđịnh cũng như sáng tạo hơn trong việc khám phá; trong quá trình học tập và vuichơi, trẻ thường thích các thí nghiệm do chúng tạo ra hơn là các thí nghiệm dongười lớn hướng dẫn; trẻ bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động,chẳng hạn như nghĩ về việc gieo hạt trước khi trẻ thực hiện hành động thực tếnày; bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm; trẻthích nghĩ ra những lời giải thích về những gì quan sát được, thường thêm cácchi tiết tưởng tượng vào các sự việc; trẻ thích nói chuyện với những trẻ kháckhi chơi và thử nghiệm; bắt đầu sử dụng các hình vẽ để trình bày và diễn đạt ýkiến và trẻ thích nói để người lớn ghi lại và thử tự viết

Đối với trẻ ở lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi, ở độ tuổi này, đặc điểm pháttriển nhận thức của trẻ biểu hiện ở khả năng tư duy lôgic: Có nhiều thông tin vềmột số sự vật, hiện tượng nào đó nhưng chưa có hiểu biết đầy đủ về sự vật,hiện tượng đó; ở lứa tuổi từ 5 - 6 tuổi trẻ có thể tự tạo ra các thí nghiệm để xemviệc gì sẽ xảy ra và nghĩ ra lời giải thích cho những gì trẻ quan sát được, mặc

dù trẻ vẫn chưa đủ khả năng sử dụng suy luận logic và trừu tượng Đồng thời,

Trang 28

nhiều cách khác nhau; trong hoạt động hàng ngày trẻ thường dành nhiều thờigian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ thích; trẻ thích chơi theo nhóm từ5-6 bạn và thích trao đổi các nội dung quan sát được trong từng nhóm nhỏ; trẻ

đã có khả năng nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng vẫn cần các sự việc cóthực để giải thích các khái niệm đó, cũng như thích vẽ và viết để ghi lại các sựviệc đang diễn ra trong cuộc sống và hoạt động trẻ quan sát được

Từ những đặc điểm tâm lý cơ bản của trẻ, đặt ra cho CBQL giáo dục,giáo viên khi tiến hành giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, cần hướng vào việc làm thayđổi hành vi của trẻ từ thói quen sống thụ động, chuyển thành những hành vimang tính xây dựng, tích cực có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sốngcho bản thân trẻ và góp phần phát triển bền vững cho xã hội

1.3.2 Hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở trường mầm non

1.3.2.1 Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

HĐGDTM có vị trí, vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dụcmầm non HĐGDTM được thực hiện qua các giờ học nghệ thuật như hát nhạc,hội họa, tạo hình,… Đồng thời nghệ thuật có tác động trở lại với hiệu quả nângcao năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho các bé, HĐGDTM có một số vai trò như sau:

- HĐGDTM là cầu nối giúp trẻ đi đến thế giới của cái đẹp, của tình yêu

và lòng nhân hậu Trẻ em đến với đạo đức cũng thông qua cái đẹp, thông quaviệc nhìn những tấm gương, những hành động đẹp để noi theo Trẻ dần hiểuđược thế nào là xấu - đẹp, hay - dở, đúng - sai Khi nhận thức được cuộc sốngvới những điều tích cực nhất sẽ khiến trẻ có nhân sinh quan sáng rõ, khiến trẻmạnh mẽ và tự tin

- HĐGDTM cung cấp những kiến thức tổng hợp nhất cho người học Bởinghệ thuật bắt nguồn từ thực tế cuộc sống cho nên mọi tác phẩm nghệ thuậtphản ánh cuộc sống Qua những bài thơ, lời hát hay những bức tranh trẻ có thểhiểu về thế giới mình đang sống, cách thức mọi người lao động, vận hành cuộcsống, học tập và sinh hoạt, từ đó trẻ có thể lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn

Trang 29

- HĐGDTM đẩy năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho trẻ em Mỗi trẻ em hìnhthành một thế giới quan, một nhân sinh quan khác nhau trong quá trình tiếp xúcvới nghệ thuật Nhưng để hiểu, để lĩnh hội được hết cái hay cái đẹp của một tácphẩm nghệ thuật cần có những kiến thức nhất định Điều đó đòi hỏi mỗi trẻ cốgắng rèn luyện, nâng cao khả năng cảm thụ của mình Giúp trẻ chăm chú lắngnghe, kích thích sự sáng tạo của trẻ chính là biện pháp hữu hiệu nâng cao khảnăng cảm thụ thẩm mĩ cho trẻ.

Như vậy, để HĐGDTM phát huy hiệu quả thông qua việc giảng dạy cácmôn nghệ thuật trong trường mầm non, cần phải có nhiều hoạt động phù hợptrong trường mầm non để bản thân mỗi trẻ có thể phát huy được năng khiếunghệ thuật đồng thời nâng cao năng lực thẩm mĩ của mình

1.3.2.2 Mục tiêu của giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

Căn cứ theo Thông tư số 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm

2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [7]:

“Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”

Theo đó thì mục tiêu cụ thể của chương trình giáo dục mẫu giáo từ 3 đến

6 tuổi phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹnăng xã hội và thẩm mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học

Mục tiêu phát triển thẩm mĩ bao gồm:

- Hình thành ở trẻ khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộcsống và trong tác phẩm nghệ thuật

- Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc,nghệ thuật tạo hình

Trang 30

- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý thứcgiữ gìn và bảo vệ cái đẹp.

- Biết tôn trọng cái đẹp trong tự nhiên, trong ứng xử và có nhu cầu thểhiện hành vi phù hợp với chuẩn mực cái đẹp đã quy định

1.3.2.3 Nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

Căn cứ vào mục đích của HĐGDTM, có thể cụ thể hoá một số nhiệm vụHĐGDTM:

- HĐGDTM là quá trình hình thành ý thức thẩm mĩ đúng đắn, tiên tiến

để mỗi cá nhân và xã hội có khả năng tốt nhất khi cảm thụ, đánh giá và sáng tạothẩm mĩ, cũng như thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao hơn con ngườitrong sự phát triển xã hội

- HĐGDTM là giáo dục năng lực sáng tạo, làm cho sự sáng tạo theo quiluật của cái đẹp trở thành nhu cầu và tác động tới mọi lĩnh vực hoạt động sốngcủa con người

- HĐGDTM là giáo dục tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mĩ đúngđắn, lành mạnh để phát triển toàn diện nhân cách, để hướng tới sự hoàn thiện,hoàn mỹ của bản thân con người và của xã hội

HĐGDTM không chỉ phát triển môi trường văn hoá, xã hội hoá văn hoá,nâng cao chất lượng lao động sản xuất, chất lượng sống của nhân dân, mà cònphải đưa cái đẹp vào chính bản thân cuộc sống trở thành chuẩn mực chung của

sự phát triển của cá nhân và xã hội

1.3.2.4 Nội dung giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

Nội dung là những kiến thức mà nhà giáo dục sẽ cũng cấp cho ngườihọc Nội dung giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động giáo dục

là nhà giáo dục sẽ hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động (Tham quan dã ngoại,

Kể chuyện, đọc thơ, hát vẽ, nặn…) hay giúp trẻ biết nhận xét, đánh giá các sảnphẩm nghệ thuật, hay cảm nhận những tác phẩm văn chương, các bài hát…;Dạy trẻ yêu thích cái đẹp trong trường, lớp và trong cuộc sống… Nội dungGDTM cho trẻ mẫu giáo bao gồm:

Trang 31

- Dạy trẻ cảm thụ cái đẹp thông qua tác phẩm văn chương, bài hát, thơ,truyện kể…

- Dạy trẻ sử dụng các kỹ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm tạo hình

- Dạy trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm mình tạo ra

- Dạy trẻ biết nhận xét, đánh giá các tác phẩm nghệ thuật tạo hình củamình và của bạn

1.3.2.5 Hình thức của hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

Tổ chức thực hiện hoạt động GDTM cho trẻ MG trong trường mầm nonđược thực hiện thông qua các hình thức tổ chức hoạt động như sau:

• Giờ hoạt động tạo hình

• Giờ hoạt động âm nhạc

• Hoạt động sân khấu

• Hoạt động nhóm

• Hoạt động cá nhân

• Hoạt động triển lãm các sản phẩm hoạt động của cả lớp/nhóm, của cánhân trẻ

• Hoạt động xem biểu diễn ở nhà hát

• Các hoạt động lễ hội, hòa nhạc, đóng kịch

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

1.4.1 Lập kế hoạch quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

Xây dựng kế hoạch, quản lý hoạt động GDTM cho trẻ mẫu giáo ở trường

MN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng nhằm để chủđộng ứng phó với sự bất định và sự thay đổi của môi trường giáo dục Việcquản lý việc xây dựng kế hoạch, chương trình giúp cho Hiệu trưởng có cái nhìntổng thể, toàn diện, qua đó thấy được hoạt động tương tác giữa các bộ phận,nhìn thấy tương lai, điều chỉnh những quyết định để hướng đến mục tiêu Việclập kế hoạch còn cho phép Hiệu trưởng lựa chọn những phương án tối ưu, xâydựng nguồn lực tạo hiệu quả cho toàn bộ hoạt động của tổ chức Việc xây dựng

Trang 32

kế hoạch có xác định mục tiêu để đo lường, nên tạo điều kiện thuận lợi cho việckiểm tra Chính vì tầm quan trọng đó của việc xây dựng kế hoạch, chương trìnhhoạt động mà Hiệu trưởng cần quan tâm hàng đầu cho công tác này Nội dungquản lý việc xây dựng kế hoạch, quản lý hoạt động GDTM cho trẻ mẫu giáo ởtrường MN bao gồm:

- Ban giám hiệu (BGH) cụ thể chủ thể ở đây là hiệu trưởng, hiệu trưởng

là người xây dựng kế hoạch, quản lý hoạt động GDTM cho trẻ mẫu giáo ởtrường MN

- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, quản lý hoạt động GDTM cho trẻ mẫugiáo ở trường MN của các bộ phận và cá nhân theo thời gian (tuần, tháng, năm)

- Chỉ đạo xây dựng quản lý hoạt động GDTM cho trẻ mẫu giáo ở trường

MN theo khối lớp cho từng năm học

Hiệu trưởng là người phê duyệt kế hoạch, quản lý hoạt động GDTM chotrẻ mẫu giáo ở trường MN theo định kỳ thời gian Chỉ đạo, điều hành quản lý,giám sát việc thực hiện kế hoạch, quản lý hoạt động GDTM cho trẻ mẫu giáo ởtrường MN Đề ra các biện pháp xử lý việc thực hiện không đúng kế hoạch,quản lý hoạt động GDTM cho trẻ mẫu giáo ở trường MN

Trong quản lý xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDTM cho trẻ mẫugiáo ở trường MN, chủ thể quản lý cần phải nhận thức đúng đắn tầm quantrọng, mục tiêu của HĐ GDTM Trên cơ sở đó để chủ động chỉ đạo xây dựng

kế hoạch, quản lý hoạt động GDTM cho trẻ mẫu giáo ở trường MN đảm bảotính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể và có trọng tâm theo từng thời điểm vàphải phản ánh được mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động dạy học trênlớp với hoạt động GDTM Bên cạnh đó, phải kịp thời thu nhận các thông tincần thiết để dự báo xu thế phát triển, phân tích các điều kiện và khả năng thựchiện như CSVC, tài chính, quỹ thời gian, khả năng và công tác phối hợp đểđảm bảo được tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường vàtính hài hòa giữa yêu cầu mục tiêu và năng lực của GV và HS

Trang 33

1.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động giáo thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non

Hiệu trưởng tổ chức môi trường vật chất thích hợp là một trong nhữngđiều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ hoạt động GDTM trong trườngmầm non

- Tạo môi trường hoạt động, nơi luôn có các đồ dùng, dụng cụ, nguyênvật liệu trong tầm tay trẻ, kích thích trẻ hoạt động

- Mỗi nhóm lớp mầm non tự trang trí lớp mình theo một phong cáchthẩm mĩ nhất định, có trung tâm nghệ thuật, góc âm nhạc, góc trò chơi theonhóm, góc đọc sách, tủ quần áo biểu diễn với các đạo cụ sân khấu;

- Có góc tạo hình nghệ thuật mở để trẻ tham gia vào các hoạt động tạo racác sản phẩm tạo hình khác nhau, tranh, ảnh, các sản phẩm nghệ thuật dân gian

và thủ công mĩ nghệ, các đồ chơi làm bằng đất sét, gốm, khảm trai, các loạinguyên vật liệu nghệ thuật cần thiết cho trẻ vẽ, nặn, xé dán và thiết kế nghệthuật, album giới thiệu về các loại loại hình nghệ thuật có kèm chỉ dẫn cáchthực hiện, các bước thực hiện, được trình bày bằng thẻ hay công nghệ tạo hìnhảnh trên máy tính;

- Trong các lớp trẻ 4-6 tuổi trang trí tiểu cảnh, góc văn hóa địa phương, ở

đó sẽ diễn ra hoạt động tích hợp dạy trẻ làm quen với cuộc sống, truyền thốngcủa dân tộc Việt Nam;

- Sưu tầm và tạo bộ sưu tập các bức tranh của các họa sĩ Việt Nam; cáctác phẩm văn học, thơ ca, âm nhạc

- Thư viện truyền thông đa phương tiện;

- Bộ sưu tập audio và video;

- Các thiết bị âm thanh và video trong lớp học và trong hội trường,phòng âm nhạc;

- Có các hướng dẫn sư phạm, cụ thể cho các giờ học trang trí, nghệ thuậtứng dụng;

Trang 34

- Giáo viên cần sử dụng hiệu quả phòng học, hành lang để trưng bày cácbức tranh vẽ, các sản phẩm do trẻ làm ra, giúp trẻ trang trí bộ sưu tập nghệthuật của trẻ.

1.4.3 Chỉ đạo hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

Từ chương trình giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động giáo dục cho trẻmầm non đã được lựa chọn thiết kế đảm bảo mục tiêu giáo dục, nội dung giáodục đa dạng phong phú, phù hợp với khả năng của trẻ Hiệu trưởng phải chỉđạo tổ chuyên môn, giáo viên để tổ chức thực hiện chương trình một cách hiệuquả Để làm được điều đó thì trước hết phải giáo viên phải nghiên cứu chươngtrình, tổ chức buổi thảo luận, lấy ý kiến từng cá nhân về cách thức, biện phápthực hiện chương trình sao cho phù hợp Từ đó chỉ đạo các tổ chuyên môn tổchức buổi sinh hoạt, trao đổi, bàn bạc đưa ra những phương pháp, biện phápthực hiện đối với từng độ tuổi, từng nhóm lớp, khi thực hiện nội dung giảngdạy hoạt động tạo hình phải đảm bảo tính vừa sức, đảm bảo sự phát triển đồngtâm và luôn có sự tương tác giữa cô và trẻ; giữa trẻ với trẻ Đối với lứa tuổimẫu giáo bé thì phải thực hiện những bài vẽ, xé dán đơn giản, kỹ năng chủ yếu

là những đường nét thô; đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhỡ sản phẩm vẽ, nặn, xédán sẽ phức tạp hơn có thể là trong bài yêu cầu theo nội dung, phối hợp từ 2 – 3hình ảnh, kỹ năng thể hiện rõ ràng hơn; với trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn nội dunghoạt động đầy đủ hơn ngoài việc vẽ, nặn, xé dán trẻ còn biết làm đồ dùng, đồchơi, có ý tưởng sáng tạo để đưa ra những sản phẩm có tính nghệ thuật, sửdụng mầu sắc đa dạng, cách bố cục bức tranh hợp lý, tự đặt tên cho sản phẩmcủa mình

Giáo viên ở các nhóm lớp là người trực tiếp thực hiện chương trình cầnphải xem xét đưa ra các hình thức sáng tạo hấp dẫn để tổ chức hoạt động dạyhọc thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình và luôn mong muốnđược tạo ra các sản phẩm từ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của trẻ Sau mỗihoạt động tạo hình ở trên lớp, giáo viên cần cho trẻ hoạt động ngoài giờ lên lớp

Trang 35

để trẻ được trải nghiệm kỹ năng, tái tạo nghệ thuật trong hoạt động thực tiễn.Mỗi sản phẩm của trẻ cần phải có sự kiểm tra, đánh giá, khen ngợi động viên

để trẻ yêu thích và phát triển tài năng cá nhân

1.4.4 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trìnhgiáo dục nói chung và trong các hoạt động giáo dục thẩm mĩ nói riêng Đây làcông cụ quan trọng thiết yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học có hiệu quả,hoạt động dạy học là hoạt động hai chiều do đó cần phải thường xuyên kiểm trađánh giá giúp nâng cao hoạt động giáo dục thẩm mĩ trong các mộn học

Giáo dục thẩm mĩ không chỉ có ở hoạt động tạo hình mà có trong tất cảcác hoạt động hàng ngày ở trường mầm non như: Giáo dục âm nhạc, khám phákhoa học, làm quen chữ cái, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội và nhiềunội dung trong cuộc sống hàng ngày có thể khai thác và lồng ghép vào giáo dụcthẩm mĩ cho trẻ Vì vậy rất cần xây dựng những tiêu chí có liên quan đến giáodục thẩm mĩ để đánh giá trong hoạt động học và các hoạt động vui chơi hằngngày của trẻ

Mục tiêu của việc kiểm tra, đánh giá để thực hiện điều chỉnh quá trìnhdạy học cho phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mĩ cho trẻthông qua hoạt động tạo hình vẽ, nặn, xé dán và làm đồ dùng- đồ chơi

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá thì Hiệu trưởng chỉ đạo các

tổ chuyên môn và giáo viên căn cứ vào mục tiêu cần đạt trong các chủ đề vàcuối độ tuổi của trẻ để xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục thẩm

mĩ qua hoạt động tạo hình dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của cáccháu lứa tuổi mầm non

Tăng cường công tác thăm lớp, dự giờ chia sẻ kinh nghiệm, khai thác nộidung, trao đổi với đồng nghiệp để phát triển kỹ năng kiểm tra, đánh giá

Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, định kỳ cho việc dựgiờ, chia sẻ kinh nghiệm để thông qua đó kiểm tra, đánh giá giáo viên và trẻ

Trang 36

Kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế so sánh chương trình giáo dục mầmnon với chương trình đã ược thiết kế để thấy được tính ưu việt, sự đa dạng nộidung dạy học tạo điều kiện cho trẻ phát triển tài năng.

1.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục thẩm mĩ ở trường mầm non

1.4.5.1 Các yếu tố khách quan

* Mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục ở bậc mầm non

Đây chính là yếu tố đầu tiên có tính định hướng cho công tác giáo dụcthẩm mĩ cho trẻ tại các trường mầm non Quá trình giáo dục thẩm mĩ cho trẻ,nếu không bám sát mục tiêu giáo dục ở bậc mầm non và không xác định đượcyêu cầu của việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thì công tác quản lý và tổ chức cáchoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ ở các trường mầm non sẽ không đạt hiệuquả Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục

ở bậc mầm non, đó là giúp trẻ phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mĩ, nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam, xây dựng tư cách vàtrách nhiệm công dân; chuẩn bị cho trẻ bước vào thời kỳ học tập ở bậc tiểu học

và các bậc học tiếp theo Đây chính là yếu tố tác động có ý nghĩa định hướngcho hoạt động giáo dục toàn diện nói chung, giáo dục thẩm mĩ cho trẻ tại cáctrường mầm non nói riêng

Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập quốc tế đã tạo ra những ảnhhưởng tích cực tới trẻ mầm non Trẻ được chăm sóc chu đáo và đầy đủ dinhdưỡng, trẻ mạnh dạn tự tin hơn và tiếp xúc được nhiều với văn hóa của cácnước, trẻ có cơ hội được tiếp xúc và thể hiện kỹ năng sử dụng các công nghệmới cũng như sử dụng các thiết bị hiện đại… và đó là điều kiện tốt cho trẻ mởrộng được tầm nhìn, tiếp cận, hưởng thụ sản phẩm, thành tựu văn hóa đa dạnghơn trong thời kỳ hội nhập

Tuy nhiên, nếu không có đủ khả năng chọn lọc và không xác định đượcnhững kỹ năng cần thiết cho trẻ, không có sự quản lý chặt chẽ thì sự phát triển

Trang 37

của trẻ sẽ không như ý muốn, trẻ không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, hạnchế trong giao tiếp, không có khả năng thích ứng với điều kiện thay đổi củacuộc sống Nếu ngay từ tuổi mầm non, trẻ không được quan tâm chăm sóc,không được giáo dục và trang bị tốt các kỹ năng thì trẻ sẽ không thể tồn tại tốttrong xã hội đang phát triển.

Hiện trạng xã hội như vừa nêu đòi hỏi nhà trường, các gia đình và cả xãhội phải tăng cường công tác giáo dục thẩm mĩ, hình thành cho trẻ những kỹnăng phương pháp cảm nhận cái đẹp, cái không đẹp phù hợp với độ tuổi và bảnthân, muốn vậy phải có những biện pháp quản lý phù hợp để trẻ mầm non pháttriển và hoàn thiện nhân cách toàn diện

* Điều kiện cơ sở vật chất của các trường mầm non

Cơ sở vật chất là một bộ phận rất quan trọng của nhà trường là thành tốkhông thể thiếu được trong công tác giáo dục trẻ, góp phần nâng cao hiệu quảgiáo dục Xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non, chính là tạo ra một môitrường sư phạm có đầy đủ các điều kiện cho hoạt động chăm sóc và giáo dụctrẻ nói chung cũng như các phương tiện giáo dục phục vụ hoạt động giáo dụcthẩm mĩ nói riêng như: phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, trangthiết bị, đồ dùng học tập, cách bố trí cảnh quan, khuôn viên sân chơi ở trườngmầm non có đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có cảnh quan đẹp, hấp dẫnmang tính giáo dục cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục Chính vìvậy, yếu tố vật chất có vai trò quan trọng, góp phần bảo đảm cho giáo dụcthẩm mĩ đạt hiệu quả

1.4.5.2 Các yếu tố chủ quan

* Nhận thức của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ

Trình độ nhận thức của đội ngũ CBQL có ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ tại các trường mầm non Nhận thức đúng giúpnhà trường phát huy được thế mạnh của giáo viên và các lực lượng giáo dục

Trang 38

tham gia vào quản lý hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, tạo điều kiện thuậnlợi để nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục thẩm mĩ chotrẻ tại các trường mầm non.

Nhận thức của các cán bộ quản lý về hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻtại các trường mầm non, được đánh giá bởi các vấn đề như nhận thức về sự cầnthiết phải giáo dục thẩm mĩ cho trẻ; hiểu thế nào là tính thẩm mĩ, thị thiếu thẩmmĩ; ý nghĩa vai trò của hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, nhất là trước sựphát triển và hội nhập của đất nước; vai trò chức năng nhiệm vụ và mối quan hệgiữa Ban giám hiệu, CBQL, giáo viên, vai trò trách nhiệm của gia đình và các

tổ chức ngoài xã hội trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ; mối quan hệ giữa nhàtrường - gia đình - các tổ chức ngoài xã hội đối với việc giáo dục thẩm mĩ chotrẻ tại các trường mầm non hiện nay

Nhận thức của cán bộ quản lí giáo dục phù hợp với mục tiêu quản lý sẽthúc đẩy cho hoạt động giáo dục thẩm mĩ của trẻ nhanh chóng đạt hiệu quả tối

ưu và ngược lại khi nhận thức lệch lạc, chưa đúng với yêu cầu tổ chức giáo dụcthẩm mĩ cho trẻ sẽ trở thành yếu tố cản trở việc tổ chức hoạt động giáo dụcthẩm mĩ cho trẻ của các trường mầm non Do vậy, nhận thức của các lực lượngquản lý và thực hành giáo dục đúng sẽ tạo nên sự đồng thuận trong việc xácđịnh mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thẩm mĩ chotrẻ cũng như hiểu được sự cần thiết của việc tổ chức hoạt động giáo dục thẩm

mĩ cho trẻ để thúc đẩy cho hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ đạt kết quả theo

sự kỳ vọng của các lực lượng tham gia tổ chức giáo dục

* Năng lực quản lí của cán bộ quản lý nhà trường, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mĩ của giáo viên ở trường mầm non

Đội ngũ CBQL và giáo viên là lực lượng chủ đạo quyết định chất lượnggiáo dục thẩm mĩ đối với trẻ mẫu giáo Đứng trước yêu cầu thực tiễn của giáodục mầm non hiện nay người cán bộ quản lí phải là người hiểu rõ về chươngtrình giáo dục toàn diện trẻ nói chung và giáo dục thẩm mĩ nói riêng Trên cơ

Trang 39

sở hiểu rõ về chương trình, mục tiêu của chương trình giáo dục thẩm mĩ để tổchức, chỉ đạo giáo viên tiến hành hoạt động theo đúng kế hoạch đề ra đạt tớichất lượng và hiệu quả giáo dục thẩm mĩ mà nhà trường mong muốn.

Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục thẩm mĩ của giáo viên là yếu tốquyết định trực tiếp đến chất lượng của hoạt động này Giáo viên cần nhận thứcđược vai trò quan trọng của bản thân đối với hoạt động từ đó có sự cố gắng nỗlực rèn luyện và nâng cao hiểu biết của bản thân về nội dung giáo dục thẩm mĩnhằm phát huy tốt vai trò của bản thân trong quá trình tổ chức các hoạt độnggiáo dục thẩm mĩ trong nhà trường

* Sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo

Dưới góc độ giáo dục, gia đình, xã hội không chỉ là lực lượng tham giavào quá trình giáo dục mà còn là môi trường giáo dục quan trọng Trong lĩnhvực hoạt động giáo dục thẩm mĩ cho trẻ tại các trường mầm non, môi trườnggia đình và môi trường xã hội có thể tác động theo hướng tích cực hoặc khôngtích cực đối với quá trình hình thành và phát triển thẩm mĩ của trẻ Do hoạtđộng giáo dục thẩm mĩ thuộc phạm trù năng lực nên sự trải nghiệm có ý nghĩaquan trọng đòi hỏi quá trình giáo dục thẩm mĩ cho trẻ cần phát huy tốt sứcmạnh của các yếu tố gia đình và xã hội

Gia đình là cơ sở đầu tiên, có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn đối với quátrình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người Vì vậy, mỗi người luônhướng về gia đình để tìm sự bao bọc, chia sẻ Trong gia đình, cha mẹ là nhữngngười đầu tiên dạy dỗ, truyền đạt cho con cái những phẩm chất nhân cách cơbản, tạo nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực,thẩm mĩ… đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội

Nền kinh tế thị trường hiện nay đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộđời sống vật chất và tinh thần của mỗi gia đình và trẻ nhỏ Các tệ nạn xã hội tạo

ra nhiều thách thức và khó khăn trong việc lựa chọn các giá trị chân, thiện, mỹ

Trang 40

trong giáo dục gia đình Vì vậy, cha mẹ phải là những tấm gương về đạo đứccho con cái học tập, thường xuyên uốn nắn, răn dạy con từ lời ăn, tiếng nói đếncách ứng xử trong đời sống thường ngày Cha mẹ cũng cần dành thời gian đểtìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của con, gần gũi và chia sẻ với con nhữngđiều con cảm thấy vướng mắc, khó khăn, tiếp thêm sức mạnh và bản lĩnh chocon để ứng phó với các tình huống, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, để xâydựng, hình thành cho trẻ các thói quen ứng xử có văn hóa, theo chuẩn mực xãhội ngay từ trong gia đình

Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ tại các trường mầm non cần nghiên cứu vàphát huy tốt nhất những ảnh hưởng tích cực từ sự tác động của môi trường giađình và xã hội Các trường mầm non phải chủ động, tích cực trong phối hợp,hiệp đồng chặt chẽ với gia đình và xã hội để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ đồng thờiphát huy được vai trò chủ đạo của giáo dục nhà trường trong giáo dục thẩm mĩcho trẻ

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu lý luận, đề tài luận văn đãtổng quan được những vấn đề nghiên cứu về quản lý giáo dục thẩm mĩ cho trẻmẫu giáo thông qua hoạt động giáo dục và xác định những vấn đề cơ bản sau:

1 Giáo dục thẩm mĩ là quá trình tác động của nhà giáo dục tới trẻ mầmnon nhằm hình thành và phát triển nhân cách của họ phù hợp với mục tiêu giáodục trong môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định

2 Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ thông qua họat động tạo hình là quá trình tácđộng của nhà sư phạm mầm non tới trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hìnhnhằm hình thành những quan hệ thẩm mĩ đúng đắn của trẻ với hiện thực gópphần xây dựng nền tảng cho sự phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện cho trẻ

Ngày đăng: 11/04/2019, 23:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Thanh Âm (chủ biên) (2007), Giáo dục học mầm non (Tập I, tập II, tập III). NXB Đại Học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Đào Thanh Âm (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại Học Sư phạm
Năm: 2007
2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số kinh nghiệm về quản lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kinh nghiệm về quản lý
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
3. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Bài giảng cho học viên Cao học quản lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục, quản lýnhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2009
4. Đặng Quốc Bảo (2010), Những vấn đề về sự quản lý và sự vận dụng điều hành nhà trường. Bài giảng cho học viên Cao học quản lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về sự quản lý và sự vận dụng điềuhành nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 2010
5. Lê Đình Bình (2005), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ em (Quyển I), NXB Đại Học Quốc gia, Hà Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạohình cho trẻ em (Quyển I)
Tác giả: Lê Đình Bình
Nhà XB: NXB Đại Học Quốc gia
Năm: 2005
6. Nguyễn Lăng Bình, Phan Việt Hoa (1996), Tạo hình và phương pháp hướng dẫn hoạt động tạo hình, Bộ giáo dục và đào tạo, Trung tâm nghiên cứu Đào tạo giáo viên (Tập I, tập II), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo hình và phương pháp hướngdẫn hoạt động tạo hình, Bộ giáo dục và đào tạo
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình, Phan Việt Hoa
Năm: 1996
8. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Điều lệ trường mầm non - 2008, NXB Giáo dục 9. Phạm Khắc Chương, Lý luận quản lý - quản lý giáo dục đại cương, Đại cương,Giáo trình giảng dạy dành cho các học viên lớp cao học quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận quản lý - quản lý giáo dục đại cương, Đại cương
Nhà XB: NXB Giáo dục9. Phạm Khắc Chương
10.E.A.Kôtxakopxkaia (1979), Dạy nặn trong trường mẫu giáo, ND: Tạ Thị Ngọc Thanh, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy nặn trong trường mẫu giáo
Tác giả: E.A.Kôtxakopxkaia
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1979
11.Đỗ Xuân Hà (1997), Giáo dục thẩm mĩ - Món nợ lớn đối với thế hệ trẻ, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thẩm mĩ - Món nợ lớn đối với thế hệ trẻ
Tác giả: Đỗ Xuân Hà
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
12.Phạm Minh Hạc, 1998, Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáodục
Nhà XB: NXB Giáo dục
13.Harol Koontz (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lí, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cốt yếu của quản lí
Tác giả: Harol Koontz
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
14.Nguyễn Trọng Hậu, Quản lý ngành học, bậc học, Giáo trình giảng dạy dành cho các học viên lớp cao học quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý ngành học, bậc học
15.Bùi Minh Hiền (chủ biên) - Đặng Quốc bảo, Vũ Ngọc Hải (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lýgiáo dục
Tác giả: Bùi Minh Hiền (chủ biên) - Đặng Quốc bảo, Vũ Ngọc Hải
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm Hà Nội
Năm: 2006
16.Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý Giáo Dục, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Giáo Dục,nhà xuất bản Đại học Sư Phạm
Tác giả: Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: nhà xuất bản Đại học Sư Phạm"
Năm: 2006
17.Ngô Tú Hiền (1998), Giáo dục thẩm mĩ- Công cụ quan trọng để xây dựng nhân cách có văn hóa, trong văn hóa giáo dục- Giáo dục và văn hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thẩm mĩ- Công cụ quan trọng để xây dựngnhân cách có văn hóa, trong văn hóa giáo dục- Giáo dục và văn hóa
Tác giả: Ngô Tú Hiền
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 1998
18.Phan Thị Việt Hoa (1996), Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình. Luận án PTS Khoa học sư phạm Tâm lý, Viện khoa học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹcho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động tạo hình
Tác giả: Phan Thị Việt Hoa
Năm: 1996
19.TS Phan Thị Việt Hoa, TS Nguyễn Thị Hoàng Yến (2005), Mĩ học và giáo dục thẩm mĩ, NXBĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mĩ học và giáodục thẩm mĩ
Tác giả: TS Phan Thị Việt Hoa, TS Nguyễn Thị Hoàng Yến
Nhà XB: NXBĐHSP
Năm: 2005
20.Nguyễn Thị Hoà, Tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, Chuyên đề cao học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non
21.Lê Xuân Hồng (chủ biên) (2002), Giáo dục nghệ thuật cho trẻ lứa tuổi mầm non, NXB Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: iáo dục nghệ thuật cho trẻ lứa tuổi mầmnon
Tác giả: Lê Xuân Hồng (chủ biên)
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 2002
22.Đặng Thành Hưng (2010), Đặc điểm quản lý giáo dục và quản lý trường học trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế, tạp chí Quản lý giáo dục, số 22/10, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm quản lý giáo dục và quản lý trườnghọc trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w