1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

111 1,2K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 432 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm vào việc phân tích, đánh giá ưu -nhược điểm của chính sách thuế xuất - nhập khẩu trong thời gian qua từ đó tìm ra những biện pháp để giải quyết những hạn chế của chính sách cũ và góp phần xây dựng những giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm đáp ừng những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trang 1

Lời mở đầu

Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triểnchủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế Xu thế này có tác dụng hỗ trợ và bổ xungcho nhau, trong đó các quốc gia trên thế giới đều được tích cực đan xen và phốihợp các chính sách kinh tế theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới xoá bỏ hoàn toànhàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tạo thuận lợi và tiến tới tự do hoáthương mại, hàng hoá, dịch vụ, đầu tư; tự do hoá tài chính tiền tệ, vốn và laođộng Trên thực tế, phần lớn các quốc gia trên thế giới đạt được tăng trưởng kinh

tế bền vững là do có sự hoà nhập về thương mại với thế giới Thương mại khôngbao giờ chỉ đem lại lợi ích cho quốc gia này mà quốc gia kia lại chịu thiệt thòi

Nhận thức được vấn đề này, Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện công nghiệphoá - hiện đại hoá theo xu thế tự do hoá thương mại Hiện nay, Việt Nam đã làthành viên của ASEAN, APEC, ASEM, đã kí kết hiệp định thương mại Việt –

Mỹ và đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO Việc tham gia vào các tổchức kinh tế khu vực và thế giới đồng nghĩa với việc Việt Nam phải tuân thủ cáccam kết bắt buộc Nội dung các cam kết liên quan đến tất cả các lĩnh vực của nềnkinh tế quốc dân, trong đó có quy định về hạ thấp, thậm chí loại bỏ hàng rào thuếquan và phi thuế quan

Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, thuế xuấtnhập khẩu là một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước; điều chỉnh, kiểm soát hoạtđộng ngoại thương và là một nguồn thu không nhỏ của Ngân sách Nhà nước .Việc tuân thủ các cam kết về giảm và loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuếquan sẽ có ảnh hưởng nhất định đến các vấn đề trên Do đó, việc xem xét, nghiêncứu chính sách thuế xuất – nhập khẩu, đánh giá những mặt ưu điểm và mặtnhược điểm của nó, từ đó rút ra những bài học để xây dựng một chính sách phùhợp nhất, vừa thực hiện được các mục tiêu của quốc gia vừa đảm bảo hội nhậpkinh tế quốc tế trong tương lai là rất cần thiết

Trang 2

Nhận thức được điều này, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách

thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” để nghiên cứu cho chuyên đề của mình.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thuế xuất - nhập khẩu của ViệtNam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm vào việc phân tích, đánh giá ưu -nhượcđiểm của chính sách thuế xuất - nhập khẩu trong thời gian qua từ đó tìm ranhững biện pháp để giải quyết những hạn chế của chính sách cũ và góp phần xâydựng những giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩunhằm đáp ừng những yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Để nghiên cứu và tiếp cận đề tài, phương pháp luận được sử dụng gồm:

Trang 3

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Duy Hào, các thầy cô giáo trong khoaNgân hàng – Tài chính, cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị công tác tại phòngThuế xuất nhập khẩu – Tổng cục Thuế đã giúp đỡ em thực hiện chuyên đề này.

Hà nội ngày 02/05/2003.

Sinh viên thực hiện

Trang 4

Chương I:

Tổng quan về thuế xuất - nhập khẩu và Chính sách thuế xuât - nhập khẩu.

I Lý luận chung về thuế xuất - nhập khẩu

Thuế là một biện pháp động viên bắt buộc của Nhà nước đối với các thể nhân

và pháp nhân nhằm buộc các thể nhân và pháp nhân trích một phần thu nhập do kinh doanh, do lao động, do đầu tư tài chính, do lưu giữ, chuyển dịch tài sản mang lại cho Nhà nước.

Trang 5

- Thuế chứa đựng các yếu tố kinh tế - xã hội

Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính bắt buộc Tuy nhiên,

sự bắt buộc đó luôn luôn được xác lập trên nền tảng của các vấn đề kinh tế và xãhội của người làm nghĩa vụ nộp thuế Việc xác lập một hệ thống thuế với cácloại thuế xuất khác nhau trước hết bắt nguồn từ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước,song thực tế, mức động viên qua thuế bao giờ cũng chịu sự ràng buộc của cácyếu tố kinh tế - xã hội của một quốc gia qua từng giai đoạn lịch sử

Yếu tố kinh tế ràng buộc đến thuế trước hết phải kể đến thu nhập bình quânđầu người của quốc gia; đến cơ cấu kinh tế, thực tiễn vận động của cơ cấu kinh

tế đó cũng như chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước Cùng với các yếu tố

đó, cần phải kể đến phạm vi, mức độ chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện cácchức năng kinh tế của mình

Yếu tố xã hội ràng buộc đến thuế chính là phong tục tập quán của quốc gia,kết cấu giai cấp cũng như đời sống thực tế của các thành viên trong từng giaiđoạn lịch sử

Trang 6

- Thuế thu nhập: bao gồm các sắc thuế đánh trên cơ sở là thu nhập Thu nhập

hình thành từ nhiều nguồn: thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công;thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, cổ tức, tráitức Thu nhập được biểu hiện dưới nhiều dạng do đó, thuế thu nhập cũng cónhiều dạng: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế tiêu dùng: là các loại thuế đánh vào phần thu nhập được mang tiêu

dùng trong hiện tại Trong thực tế, thuế tiêu dùng được thể hiện dưới nhiều dạng:thuế doanh thu, thuế TTĐB, thuế GTGT

- Thuế tài sản: là các loại thuế đánh vào tài sản Tài sản co nhiều hình thức

biểu hiện: tài sản lưu động (tiền mặt, tiền gửi .), tài sản cố định (nhà cửa, đấtđai, máy móc .) Thuế tài sản đánh trên giá trị tài sản cố định được gọi là thuếbất động sản, đánh trên tài sản tài chính gọi là thuế động sản

Trang 7

những người có thu nhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế

sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất

- Thuế gián thu: là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của

người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch

vụ Đặc điểm của thuế gián thu là người nộp thuế và người chịu thuế không đồngnhất với nhau ở nước ta, thuế gián thu bao gồm: thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặcbiệt, thuế xuất - nhập khẩu

B Thuế xuất - nhập khẩu là gì?

1 Khái niệm: Thuế xuất nhập khẩu hay thuế quan (custom duty) là một

biện pháp tài chính mà các nước dùng để can thiệp vào hoạt động ngoại thương.Thực chất đây là một loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá được phép xuất khẩuhoặc nhập khẩu qua biên giới

bỏ nó trong buôn bán giao dịch quốc tế Quan điểm này đặc biệt thịnh hành ởAnh, nơi mà chủ nghĩa tư bản phát triển sớm nhất Tuy nhiên, cũng trong giaiđoạn này ở một số nước mà nền kinh tế chưa phát triển , được khuyến khíchbằng tư tưởng bảo hộ nền sản xuất trong nước, người ta lại sử dụng mạnh mẽhàng rào thuế quan để che chắn cho nền sản xuất nội địa

Trang 8

ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, hầu hết các nước đế quốc đều sử dụngthuế quan như là một công cụ quan trọng trong chính sách ngoại thương để giànhlấy ưu thế trong lĩnh vực buôn bán Hàng rào thuế quan được dựng lên, nhưngkhông phải để bảo hộ nền sản xuất trong nước mà để hỗ trợ các ngành có thế lựcmang tính chất độc quyền Thuế quan cao cho phép độc quyền trong nước thâutóm thị trường nội địa và nâng giá để trang trải cho các khoản lỗ cho xuất khẩunhằm chiếm lấy ưu thế trên thị trường quốc tế.

ở thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất, thuế quan được coi là một công cụ quantrọng của Nhà nước dùng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương Sự mất cân đốikinh tế của các nước tham chiến và sự tan rã của việc buôn bán quốc tế sau chiếntranh, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế vào những năm 30, làm người ta cảmthấy nếu chỉ sử dụng riêng thuế quan thì không đủ sức điều chỉnh quá trình hoạtđộng ngoại thương Vì vậy, các quốc gia còn kết hợp hàng rào thuế quan với cáccông cụ khác như: hạn mức ngoại tệ trong thanh toán, tạo ra hạn ngạch xuấtkhẩu, quy định danh mục hàng hoá xuất -nhập khẩu

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc sử dụng công cụ thuế quan ở các nướcphát triển đã có sự thay đổi căn bản Sự phát triển tương đối nhanh chóng củanền kinh tế các nước phát triển đã đưa tới sự ổn định trong buôn bán quốc tế và

sự ra đời của hệ thống tiền tệ thế giới Trong xu thế đó, hầu hết các nước đã dầndần từ bỏ cac biện pháp quản lý hành chính trong buôn bán ngoại thương Người

ta hạ thấp hoặc xoá bỏ hàng rào thuế quan vốn được coi trọng trong chiến tranhthế giới thứ nhất trong những nước tham gia hiệp định GATT (GeneralArgreement On Tariffs and Trade)

Trang 9

Trái với trào lưu trên, các nước đang phát triển đều nhấn mạnh đến công cụthuế quan trong điều chỉnh hoạt động ngoại thương Công cụ thuế quan của cácnước này được sử dụng nhằm vào hai mục đích là động viên nguồn thu quantrọng cho Ngân sách Nhà nước và bảo hộ nền sản xuất trong nước Điều này xuấtphát từ hai lý do chủ yếu:

Một là, nền công nghiệp của các nước đang phát triển còn yếu chưa đủ khả

năng cạnh tranh

Hai là, nguồn tài chính của các nước còn eo hẹp, trong khi nhu cầu chi tiêu

cho việc thực hiện các chính sách ngày càng lớn

Như vậy, với những nét khái quát về thuế trong tiến trình phát triển kinh tếcủa các nước, ta có thể rút ra những kết luận cơ bản sau:

Thứ nhất, tuỳ theo tình hình kinh tế - chính trị của thế giới và của mỗi nước, ở

từng giai đoạn khác nhau mà việc sử dụng công cụ thuế quan ở mỗi nước cónhững điểm khác nhau

Thứ hai, khi nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh lớn thì hàng rào thuế

quan không được coi trọng Đối với những nền kinh tế phát triển thì mục tiêubảo hộ sản xuất trong nước ít được đặt ra

Thứ ba, đối với những nền kinh tế đang phát triển, khả năng cạnh tranh còn

yếu thì việc bảo hộ sản xuất trong nước là cần thiết Đồng thời, để hoà nhập với

xu thế tự do hoá thương mại, các nước này phải dần loại bỏ hàng rào thuế quanmột cách hợp lý

Trang 10

2 Phân loại thuế quan

2.1 Thuế quan theo mục đích

- Thuế quan theo mục đích ngân khố: đây là dạng thuế quan tạo nguồn thu

cho Ngân sách Nhà nước Loại thuế quan này mang tính chất là một loại thuếtiêu dùng đánh vào hàng hoá nhập khẩu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc

vì những lý do kinh tế và xã hộ mà hạn chế nhập khẩu như rượu, bia, thuốc lá

- Thuế quan bảo hộ: Loại thuế quan này có nhiệm vụ chủ yếu là bảo hộ sản

xuất trong nước Thuế quan bảo hộ thường được dùng trong các trường hợp sauđây:

+ Bảo hộ hàng xuất khẩu bán dưới giá sản xuất trên thị trường quốc tế để đảmbảo ưu thế cạnh tranh

+ Hạn chế việc nhập khẩu hàng hoá bằng việc thực hiện thuế xuất cao

+ Bù đắp lỗ do chủ trương ưu tiên xuất khẩu vào những thị trường đặc biệt đểtăng khả năng cạnh tranh đối với hàng sản xuất trong nước hoặc sử dụng chế độ

ưu tiên về thuế quan phục vụ cho việc nhập nguyên, nhiên vật liệu cần thiết choviệc sản xuất trong nước

- Thuế quan đàm phán thương mại: loại thuế quan này thường được ấn định

trên giới hạn cần thiết để bảo hộ nền sản xuât trong nước, đồng thời là phươngtiện dùng để đạt được những kết quả nhất định trong đàm phán với những bêntham gia

Trang 11

- Thuế quan trừng phạt: loại thuế quan này thường được sử dụng trong trường

hợp cần thiết phải trả đũa đối với việc phân biệt thuế quan của hàng hoá do mộtnước sản xuất sang nước khác Loại thuế quan này thường được ấn định ở mứccao

2.2 Thuế quan theo xu hướng vận động của hàng hoá

- Thuế xuất khẩu: đánh vào hàng xuất khẩu Xu hướng chung trên thế giới

hiện nay là để thuế xuất thuế xuất khẩu thấp để hỗ trợ cho việc xuất khẩu hànghoá Đối với các nước đang phát triển, nhằm khuyến khích việc xuất khẩu sảnphẩm hoàn thành, các nước thường quy định mức thuế xuất khá cao đối vớinguyên, nhiên vật liệu xuất khẩu

- Thuế nhập khẩu: đánh vào hàng hoá nhập khẩu ở mức độ khác nhau, các

nước đều sử dụng loại thuế quan này vào hai mục đích: động viên khai thácnguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ nền sản xuất trong nước

2.3 Thuế quan theo phạm vi tác dụng

- Thuế quan tự quản: là loại thuế quan thể hiện tính độc lập trong việc đánh

thuế của một quốc gia, không phụ thuộc vào các Hiệp định song phương hay đaphương đã ký kết Loại thuế quan này được chia thành thuế quan tối đa có thuếsuất cao nhất và loại thuế quan tối thiểu có thuế suất thấp nhất

- Thuế quan hiệp định: loại thuế quan này có thuế suất ấn định thoe những

điều khoản đã cam kết trong Hiệp định song phương hoặc đa phương

2.4 Thuế quan theo cách thức quy định

Trang 12

- Thuế quan theo giá trị: đây là loại thuế quan có thuế suất quy định bằng %

của giá trị ghi trên hóa đơn, không phân biệt bằng số lượng, khối lượng

- Thuế quan đặc thù: mức thuế suất của loại này được quy định bằng số tiền

tuyệt đối cho mỗi đơn vị hàng hoá (số lượng, trọng lượng, kiện ) Loại thuếquan này đảm bảo cho số thu ngân sách nhà nước ổn định, không chịu ảnhhưởng của sự biến động giá cả

- Thuế quan phân biệt: loại thuế quan có thể là thuế quan theo giá trị hoặc thuế

quan đặc thù nhưng thuế suất thường được chia thành bậc theo giá cả hàng hoá

3 Vai trò của thuế xuất - nhập khẩu

3.1 Thuế xuất - nhập khẩu là một công cụ của chính sách thương mại

- Chính sách tự do hoá thương mại: cơ sở của chính sách này là học thuyết về

lợi thế so sánh của nhà kinh tế học người Anh David Ricardo Lý thuyết nàyđược phát biểu như sau: “mỗi nước sẽ có lợi nếu chuyên môn hoá sản xuất vàxuất khẩu các hàng hoá mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp Đồngthời, mỗi nước sẽ có lợi nếu nhập khẩu những hàng hoá mà mình sản xuất vớichi phí tương đối cao”

- Chính sách bảo hộ mậu dịch: để bảo hộ nền sản xuất trong nước trước sự

cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài, những nước theo đuổi chính sách bảo hộmậu dịch thường thi hành chính sách thuế suất cao Họ lý luận rằng thuế quancao sẽ có tác động tích cực cho các ngành công nghiệp non trẻ bởi một số ngành

Trang 13

lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Trong thực tế, các nhà kinh

tế học sau này đã tổng kết những lý luận này không phải luôn đúng, thậm chí cótrường hợp phản tác dụng

3.2 Thuế xuất nhập - khẩu và việc làm

Thuế quan làm tăng giá hàng nhập khẩu do vậy có tác dụng hướng cầu vào sảnphẩm nội địa Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất,thu hút lao động do đó làm giảm thất nghiệp

3.3 Thuế xuất - nhập khẩu và đầu tư nước ngoài

Những nhà kinh tế học cổ điển lập luận về vấn đề này như sau: giả sử nước A

có lợi thế về lao động, nước B có lợi thế về kỹ thuật Nếu nước A tranh thủ được

kỹ thuật của nước B, nước A sẽ chuyển sang có lợi thế về kỹ thuật Để tranh thủđược kỹ thuật của nước B, nước A sẽ đánh thuế suất cao đối với sản phẩm củanước B Nước B để tránh thuế suất sẽ chuyển giao vốn và kỹ thuật sang nước A(đầu tư nước ngoài) để sản xuất sản phẩm tại nước A Khi đó, nước A sẽ có đượcnhững kỹ thuật của nước B và cộng với những lợi thế về lao động, chi phí trungbình tại nước A sẽ thấp hơn nước B và do vậy hàng hoá của nước A sẽ có khảnăng cạnh tranh cao hơn hàng được sản xuất tại nước B Đây là lập luận khá

“ngây thơ” và thực tế đã không đứng vững

3.4 Thuế xuất - nhập khẩu và chủ quyền quốc gia

Một lập luận mà ta thường thấy ở các chính trị gia, họ cho rằng để bảo vệ chủquyền quốc gia, tránh bị phụ thuộc vào nước ngoài thì cần phải phát triển một số

Trang 14

ngành, lĩnh vực trọng yếu Để làm được điều này thì cần phải bảo hộ tuyệt đốicho những ngành và lĩnh vực mà họ lựa chọn Khi đó, công cụ thuế quanvà nhiềucông cụ khác thậm chí kể cả biện pháp hành chính được thực thi để bảo vệ choquan điểm của họ Lập luận này đúng trong một số trường hợp, song vấn đề ởchỗ lựa chọn ngành nào, lĩnh vực nào, ở cấp độ nào thì lại là cả một vấn đềkhông phải dễ dàng.

3.5 Thuế xuất nhập khẩu là một bộ phận của chính sách tài chính quốcgia

Với vai trò này , thuế xuất - nhập khẩu được coi là nguồn thu cho ngân sáchnhà nước Đặc biệt đối với những nước đang phát triển thì đây là một nguồn thuquan trọng

Trang 15

4 Tác động của thuế xuất nhập khẩu.

Chúng ta sẽ nghiên cứu thị trường sản phẩm nội địa X qua hình 1 dưới đây:

Trang 16

Giả sử một quốc gia nào đó đứng trước một mức giá quốc tế Pw của sản phẩm

X, theo đó quốc gia A có thể mua bao nhiêu sản phẩm X tuỳ ý từ nước ngoài.Các đường DD, SS biểu thị mức cầu của người tiêu dùng quốc gia A về sảnphẩm X và mức cung sản phẩm X của các nhà sản xuất quốc gia A Ta giả thiếtrằng sản phẩm X nội địa và sản phẩm X nước ngoài hoàn toàn có thể thay thế lẫnnhau, người tiêu dùng sẽ mua loại nào rẻ hơn

Tại mức giá Pw, người tiêu dùng quốc gia A sẽ mua Qd sản phẩm X ( họmuốn ở tại điểm G trên đường cầu Đ) trong khi đó doanh nghiệp nội địa chỉ sảnxuất Qs sản phẩm X (họ muốn tại điểm C trên cung SS) Do vậy, sẽ có sự chênhlệch giữa mức cung trong nước Qs và mức cầu trong nước Qd, mức chênh lệchnày được bù đắp thông qua nhập khẩu hàng hoá

Bằng cách nâng giá nội địa, thuế nhập khẩu đã khuyến khích ngành sản xuấtsản phẩm X trong nước Các doanh nghiệp tăng mức sản xuất từ Qs lên Qs’.Thuế nhập khẩu đã bảo hộ cho người sản xuất nội địa bằng cách nâng giá nộiđịa lên mức mà tại đó, hàng nhập khẩu trở nên kém cạnh tranh hơn Khi dịchchuyển đường cung từ điểm C đến điểm E, những người sản xuất trong nước sẽcảm thấy dễ thở hơn vì giá hàng nhập khẩu vào trong nước đã bị nâng lên do cóthuế nhập khẩu

Về phía cầu, việc tăng giá cả làm người tiêu dùng chuyển tiêu dùng của họtrên đường cầu từ điểm G đến điểm F Lượng cầu đối với sản phẩm X giảm từ

Qd xuống Qd’ Người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm X

Hình 1 cho thấy ảnh hưởng kết hợp của việc tăng cường sản xuất nội địa và

Trang 17

cho trước, mức độ giảm nhập khẩu phụ thuộc vào hệ số góc của đường cung vàđường cầu nội địa Các đồ thị này càng co giãn thì một mức tăng nhất định trongquá trình nội địa đã cộng thuế sẽ càng làm giảm mức nhập khẩu Nhưng khi cảhai đường đều rất dốc thì mức tăng do thuế trong giá nội địa sẽ có ảnh hưởngnhỏ tới lượng cung và lương cầu do đó, ảnh hưởng ít đến số lượng nhập khẩu.

* Chi phí và lợi ích của thuế quan.

Hình 2 sẽ cho chúng ta biết tính toán chi tiết về chi phí và lợi ích trong việcđánh thuế nhập khẩu Chúng ta cần phải thận trọng để phân biệt chi phí ròng đốivới xã hộ và lượng chuyển khoản giữa một bộ phận này củ nền kinh tế sang một

bộ phận khác

Sau khi thuế nhập khẩu được thực hiện số người tiêu dùng mua một lượng sảnphẩm X là Qd’ Vì giá đã tăng thêm Pw.t% so với trước nên người tiêu dùngphải chịu thiệt một khoản tiền được biểu thị bằng hình chữ nhật LFHJ trên hình

2 Vởy khoản tiền đó sẽ rơi vào tay ai?

Một phần khoản tiền đó thuộc về nhà nước, phần thu nhập từ việc đánh thuếnhập khẩu của Nhà nước là hình chữ nhật EIHF, bằng mức thuế suất Pw.t% nhânvới tổng số sản phẩm X nhập khẩu I Qd’ – Qd I

Trang 18

Hình 2 Chi phí và lợi ích của thuế quan

Số tiền được biểu thị bằng hình chữ nhật EIHF này từ những người tiêu

Trang 19

Khoản tiền trả thêm của người tiêu dùng cũng rơi vào tay các hãng với tư cách

là phần lợi nhuận thêm Đường cung cho thấy các hãng cần bao nhiêu để tranhtrải chi phí thêm cho việc sản xuất cho lượng hàng hoá Qs’ chứ không phải là

Qs, diện tíchCELJ biểu thị lượng chuyển khoản từ người tiêu dùng vào phần lợinhuận thuần tuý hoặc từ lợi ích kinh tế mà các hãng kiếm được Đó không phải

là chi phí ròng đối với toàn xã hội nói chung

Diện tích tam giác CEI cũng biểu thị khoản trả thêm của người tiêu dùng, nókhông phải là thu nhập của Chính phủ, cũng không phải là lợi nhuận thêm củacác hãng Đó là chi phí ròng đối với xã hội gọi là chi phí hỗ trợ cho các hãng nộiđịa không hữu hiệu

Đường cung SS cho thấy chi phí cận biên để làm thêm một sản phẩm X chonền kinh tế quốc nội Nhưng toàn xã hội có thể nhập khẩu sản phẩm X từ phầncòn lại của thế giới với số lượng không hạn chế theo giá quốc tế Pw Pw là chiphí cận biên thực sự của sản phẩm X đối với nền kinh tế quốc nội Tam giác CEIbiểu thị phần nguồn lực mà xã hội phung phí do sản xuất một lượng Iqs-Qs’l sảnphẩm X ở trong nước khi mà đáng lẽ nó đã được nhập khẩu tại mức chi phí thấphơn Các nguồn lực mất vào việc sản xuất sản phẩm X trong nước đáng lẽ đã cóthể được dùng một cách hiệu quả hơn ở đâu đó trong nền kinh tế

Còn một khoản tổn thất ròng thứ hai đối với xã hội là phần tam giác FGH Giả

sử thuế nhập khẩu được bãi bỏ và thương mại tự do được phục hồi, số lượng sảnphẩm X được tiêu dùng sẽ là Qd Tam giác FGH biểu thị phần trội hơn của lợiích tiêu dùng khi đo các độ cao của đường cầu, cho thấy rõ những người tiêudùng đã định dùng bao nhiêu tiền để chi trả cho một đơn vị hàng hoá cần mua sovới chi phí biên của việc mở rộng từ Qd’ đến Qd xét theo mức giá quốc tế mà tại

đó hàng nhập khẩu lẽ ra đã có thể được mua Do việc đánh thuế nhập khẩu xã

Trang 20

hội phải chịu một khoản tổn thất ròng bằng tam giác FGH Tam giác này biểu thịphần lợi ích ròng mà xã hội đã phải mất đi do việc giảm số lượng sản phẩm X

mà người tiêu dùng định mua

Tóm lại, khi chúng ta bắt đầu từ điểm cân bằng thương mại tự do và sau đóđánh thuế nhập khẩu thì hậu quả là sự tăng giá nội địa đưa đến những chuyểnkhoản cũng như các khoản lãng phí ròng Dưới dạng mức xấp xỉ ban đầu, ta cóthể coi chi phí ròng của các chuyển khoản này đối với toàn xã hộ bằng không.Mức xấp xỉ này là chính xác chỉ khi tất cả những người tiêu dùng là đồng nhất vàchia xẻ ngang nhau sở hữu của các hãng và cùng được hưởng lợi về các khoản

mà Chính phủ thu được trong phần thu nhập từ thuế nhập khẩu Trong thực tế,điều đó khó có thể xảy ra và chúng ta sẽ phải lo ngại về cách thực hiện phân phốicác chuyển khoản đó

Nhưng ngoài các chuyển khoản và những ảnh hưởng tiềm tàng trong phânphối, thuế quan còn gắn với những khoản lãng phí ròng Xã hội luôn luôn có thểnhập sản phẩm X tại mức giá quốc tế Tại mức cân bằng đã cộng thuế nhập khẩu,giá sản phẩm trong nước cao hơn giá quốc tế Những người tiêu dùng mua sảnphẩm X cho đến khi lợi ích cận biên của sản phẩm X cuối cùng ngang bằng vớigiá cả mà họ phảI trả cho nên đối với người tiêu dùng, sản phẩm X sau cùngđược mua sẽ có giá cao hơn giá quốc tế mà theo đó toàn xã hội có thể mua mộtsản phẩm X khác nữa Những người tiêu dùng đang tiêu dùng quá ít Ngược lại,những người sản xuất nội địa đang sản xuất quá nhiều sản phẩm X Những ngườisản xuất nội địa sẽ tiếp tục mở rộng việc sản xuất sản phẩm X cho đến khi giá cảtrong nước vừa đủ trang trải cho chi phí làm ra sản phẩm X cuối cùng Vì giá nộiđịa cao hơn giá quốc té, xã hội đang phải trả cho sản phẩm X cuối cùng này của

Trang 21

dùng ít nguồn lực hơn vào ngành X và chuyển các nguồn này vào một ngànhxuất khẩu mà có thể thu được số ngoại hối để nhập sản phẩm X tại mức giá quốc

tế rẻ hơn

II Chính sách thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập.

1 Thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế và bản chất của quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế.

1.1 Thuật ngữ “hội nhập kinh tế quốc tế”

Hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là các nước (có thể là các nước trong mộtkhu vực - các nước Đông Nam á, có thể là giữa hai nước - Việt Nam và Mỹ, cóthể là giữa một nước với một nhóm nước - Việt Nam và EU hoặc có thể là cácnước trên thế giới – WTO) tìm kiếm một số điều kiện nào đó mà họ có thể thốngnhất được với nhau (kể cả dành cho nhau những ưu đãI) tạo ra sự công bằngtrong quan hệ hợp tác nhằm khai thác các khả năng của nhau phục vụ cho nhucầu phát triển của mình

1.2 Bản chất của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập là quá trình tự thích nghi, tự phù hợp Về bản chất đây là quá trình

mà một quốc gia độc lập phấn đấu chủ động tạo ra những điều kiện chung chohoạt động kinh tế thương mại không phân biệt đối xử để trở thành một thànhviên chính thức và hoạt động như một tế bào sống, một bộ phận không thể táchrời trong một tổ chức, tập hợp lớn hơn Biểu hiện của hội nhập trong lĩnh vựckinh tế là quá trình điều chỉnh, thích nghi để gia nhập tổ chức toàn cầu hay khuvực dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá Nói cách khác, quá trình toàn cầu hoálàm nảy sinh nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 22

Các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đều có những điểm tương đồng phápluật quốc tế về hợp tác kinh tế quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc đã được xácđịnh về tiếp cận thị trường, không phân biệt đối xử, cạnh tranh công bằng, minhbạch hoá chính sách và pháp luật Quy định về những hoạt động khẩn cấp củacác thành viên trong những trường hợp cần thiết: cắt giảm hàng rào pháp lý vềthuế quan và phi thuế quan; giảm và loại bỏ các trở ngại khác để thông thương,phát triển Mỗi tổ chức quốc tế xác lập và được phân định bằng không gian pháp

lý quốc tế khu vực, trong đó dung nạp trạng thái quan hệ hợp tác kinh tế giữa cácthành viên, được quy định bằng sự thoả thuận cụ thể hoá thành các hiệp định,chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động của tổ chức đó về hợp tác kinh tế.Trong điều chỉnh quan hệ kinh tế quốc tế, vấn đề hài hoà sự đa dạng của hệthống chính sách các nước là rất cần thiết Để đảm bảo quá trình hợp tác kinh tếquốc tế diễn ra liên tục, chuẩn mực thì các nước đã áp dụng các nguyên tắc điềuchỉnh trong quan hệ thương mại quốc tế bao gồm:

- Thứ nhất: nguyên tắc Tối huệ quốc hay nguyên tắc nước được ưu đãi nhất(MFN - Most Favoured Nation) Guying tắc Tối huệ quốc được hiểu là các bêntham gia trong quan hệ kinh tế thương mại dành cho nhau những ưu đãi khôngkém hơn những ưu đãi mà mình dành cho nước khác

Có hai cách áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc:

+ áp dụng chế độ Tối huệ quốc có điều kiện: quốc gia được hưởng Tối huệquốc phải chấp nhận thực hiện những điều kiện kinh tế - chính trị do Chính phủcủa quốc gia cho hưởng đòi hỏi

Trang 23

+ áp dụng chế độ Tối huệ quốc không điều kiện: quốc gia được hưởng Tối huệquốc không phải kèm theo bất cứ điều kiện ràng buộc nào cả.

- Thứ hai: nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT - National Treatment) Nguyên tắcđãi ngộ quốc gia là nguyên tắc mà theo đó những sản phẩm nước ngoài và cácnhà cung cấp sản phẩm đó được đối xử trong thị trường nội địa không kém ưuđãi hơn các sản phẩm nội địa và các nhà cung cấp nội địa

2 Chính sách thuế xuất - nhập khẩu và vấn đề xây dựng chính sách thuếxuất - nhập khẩu

2.1 Khái niệm

Chính sách thuế xuất - nhập khẩu là tổng hợp các phương hướng của Nhà nước vào từng giai đoạn trong lĩnh vực nộp thuế xuất - nhập khẩu và các biện pháp để đạt được những mục tiêu đã định.

Chính sách thuế xuất - nhập khẩu thể hiện đường lối và phương hướng độngviên thu nhập trong nền kinh tế quốc dân dưới hình thức thuế xuất - nhập khẩu.Chính sách thuế xuất - nhập khẩu được thực hiện bằng cách thiết lập các văn bảnpháp luật trong lĩnh vực nộp thuế xuất - nhập khẩu; xây dựng biểu thuế xuất -nhập khẩu và ưu đãi về thuế xuất - nhập khẩu trong từng giai đoạn phát triểnnhất định

2.2 Vấn đề xây dựng chính sách thuế xuất - nhập khẩu

2.2.1 Xác định mục tiêu của chính sách thuế xuất - nhập khẩu

Trang 24

- Mục tiêu ngân sách: thuế xuất - nhập khẩu có nhiệm vụ động viên tối đa

nguồn tài chính do hoạt động ngoại thương mang lại tập trung vào Ngân sáchnhà nước Để đạt được mục tiêu này, con đường đúng đắn là mở rộng thúc đẩyhoạt động ngoại thương Tuy nhiên, có những nước, đặc biệt là những nước đangphát triển, do hoạt động ngoại thương chưa phát triển nên thường coi biện pháptăng tối đa thuế quan làm biện pháp chủ yếu để đạt được mục đích Biện phápnày đôi khi phản tác dụng

- Mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước: tuỳ theo đặc điểm kinh tế của mỗi

nước mà mục tiêu được xem xét ở những mức độ khác nhau ở những nước cónền kinh tế phát triển cao, khả năng cạnh tranh của hàng hóa nội địa lớn thì biệnpháp thuế quan sử dụng cho mục đích này thường ít được coi trọng Song, đốivới những nước có nền kinh tế đang phát triển hoặc các nước theo đuổi chiếnlược công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu, phát triển theo mô hình hướngnội, lấy độc lập, tự chủ kinh tế làm trọng thì hết sức coi trọng mục tiêu bảo hộnền sản xuất trong nước

- Mục tiêu kiểm soát hoạt động ngoại thương: có nhiều công cụ được sử dụng

để kiểm soát hoạt động ngoại thương như hạn ngạch, tỷ giá, thuế xuất nhập khẩu nhưng công cụ thuế xuất – nhập khẩu có nhiều ưu điểm và được dùng nhiềuhơn cả Để khuyến khích nhập khẩu một mặt hàng nào đó, biện pháp đơn giản là

hạ thấp mức thuế xuất Ngược lại, nếu muốn ngăn cản, hạn chế xuất nhập khẩu,biện pháp được dùng là nâng thuế suất

- Mục tiêu thực hiện công bằng xã hội: là một chính sách kinh tế xã hội , một

công cụ điều hành vĩ mô nền kinh tế, chính sách thuế xuất - nhập khẩu thực hiện

Trang 25

điều tiết thu nhập của bộ phận dân cư có thu nhập cao, yêu thích hàng nhập khẩuthay cho việc dùng hàng trong nước.

2.2.2 Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng chính sách thuế xuất - nhậpkhẩu

Có nhiều nguyên tắc khi xây dựng chính sách thuế xuất - nhập khẩu Nhưnghiện nay, trong xu thế hội nhập, các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh đếncác nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc tổng thể: nguyên tắc này xem xét một cách tổng thể sự tác độngcủa thuế quan đối với nền kinh tế một nước

Thuế xuất - nhập khẩu là một công cụ để bảo hộ nền sản xuất trong nướcnhưng nó cũng gây ra các tác động tiêu cực Để đánh giá hiệu quả của chính sáchthuế xuất - nhập khẩu, các nhà hoạch định chính sách phải luôn quan tâm so sánhcác tác động tiêu cực (những phản ứng phụ) này với những mặt tích cực củachính sách

Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng chính sách thuế xuất - nhập khẩu, cácnhà hoạch định chính sách phải tính toán, cân nhắc, lựa chọn đúng mục tiêu: bảo

hộ hay thương mại hay đầu tư cho phù hợp với điều kiện nước mình

Nguyên tắc minh bạch: nguyên tắc minh bạch trong chính sách thuế xuất nhập khẩu đòi hỏi mục tiêu của chính sách phải được xác định một cách rõ ràng

-Cụ thể, chính sách thuế xuất - nhập khẩu phải được thiết kế sao cho xác địnhđược ngành nào, lĩnh vực nào được bảo hộ và cấp độ được bảo hộ là bao nhiêu Đây là một nguyên tắc rất quan trọng, nhất là đối với những nước đang pháttriển như nước ta, nơi mà chính sách thường không có mục tiêu rõ ràng, nhấtquán Sự tuỳ tiện thay đổi mục tiêu của chính sách bằng việc tuỳ tiện thay đổi

Trang 26

mức thuế quan khiến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực phải gánh chịu những hậu quảkhông thể xác định trước, gây khó khăn thậm chí làm phá sản cả kế hoạch sảnxuất kinh doanh của một ngành, một lĩnh vực.

- Nguyên tắc có thể dự đoán được: mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trongbất kỳ ngành nào, lĩnh vực nào cũng đều phải được lập kế hoạch Như vậy, chínhsách của chính phủ cũng phải đảm bảo khả năng có thể dự đoán được, sẽ thật phi

lý nếu chính sách của Chính phủ luôn thay đổi làm phá sản mọi kế hoạch sảnxuất kinh doanh mà doanh nghiệp đã lập trước

Quan hệ giữa ba nguyên tắc này được biểu diễn như sau:

2.2.3 Xây dựng công cụ của chính sách thuế xuất - nhập khẩu

- Giá tính thuế hàng hoá xuất nhập khẩu.

Giá tính thuế hay trị giá hải quan là trị giá của hàng hoá xuất nhập khẩu đượcxác định theo mục đích quản lý của cơ quan hải quan Việc xác định đúng đắngiá trị hàng hoá không chỉ có ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách, tớichính sách bảo hộ sản xuất nội địa mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến quan hệ

Bối cảnh kinh tế Tổng thể

Trang 27

+ Trường phái những nước áp dụng phương pháp xác định trị giá hàng

nhập khẩu theo trị giá GATT:

Những nước theo trường phái này quy định giá tính thuế hàng nhập khẩu làgiá thực thanh toán Giá thực thanh toán được hiểu là giá ghi trong hóa đơnthương mại (giá mua bán hàng hóa ghi trong hợp đồng thương mại quốc tế) cộngthêm các khoản chi phí hợp lý khác như chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm, chiphí bốc dỡ, chi phí đóng gói, chi phí hoa hang Những nước áp dụng trị giáGATT thường quy địng rõ trong luật pháp nước mình phương pháp xác định giáthực thanh toán mà căn cứ pháp lý cơ bản xem xét giá thực thanh toán là hợpđồng mua bán hàng hoá quốc tế Đơn vị kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩuphải chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của mức giá ghi trên hợpđồng Mọi hành vi gian lận nếu bị phát hiện đều bị xử phạt rất nặng Thôngthường, những nước áp dụng trị giá GATT là những nước phát triển có hệ thốngluật pháp tương đối ổn định và người dân đã có ý thức pháp luật cao Phươngpháp này hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực của thương mại tự do và được luậtpháp quốc tế hoá bằng việc tổ chức GATT ban hành Công ước về trị giá hảiquan theo GATT để các nước tham gia

+ Trường phái những nước áp dụng bảng giá tối thiểu: giá tối thiểu được

căn cứ vào giá trị hàng hoá được xác định trong nước nhập khẩu hoặc giá trị hưcấu, áp đặt Những nước áp dụng giá tối thiểu thường quy định là nếu mức giághi trên hợp đồng mà thấp hơn mức giá ghi trong Bảng giá tối thiểu được Nhànước quy định thì phải áp dụng giá ghi trong Bảng giá tối thiểu Việc áp dụngphương pháp tính giá này thường thấy ở những nước đang phát triển có hệthống pháp luật chưa ổn định , ý thức luật pháp của người dân chưa cao vàthường trốn thuế bằng cách ghi thấp giá trị trong hợp đồng áp dụng hình thứcnày, thực chất là sử dụng biện pháp phi thuế quan giúp các nước này tăng số thu

Trang 28

nhưng không phải thông qua việc tăng thuế suất - một biện pháp dễ bị trả đũa.Nhưng đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ để nạn tham nhũng phát triển khiếnchính sách thuế không được rõ ràng, minh bạch và không thể dự đoán được.

- Thuế suất và biểu thuế.

Có thể nói thuế suất là “linh hồn” của chính sách thuế suất nhập khẩu Nó thểhiện mọi mục tiêu của chính sách Nếu Nhà nước khuyến khích nhập một loạimặt hàng nào đó thì thuế suất của mặt hàng đó được để ở mức thấp, thậm chíbằng 0 Nếu không khuyến khích xuất nhập khẩu thì thuế suất của mặt hàng đórất cao Thuế suất được tập trung trong một văn bản quy phạm pháp luật đượcgọi là Biểu thuế Biểu thuế có hai loại: Biểu thuế nhập khẩu và biểu thuế xuấtkhẩu

Biểu thuế nhập khẩu: là biểu thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu Biểu thuế

được chia thành từng Chương, mỗi Chương được chia thành từng nhóm và mỗiNhóm lại được chia thành từng Phân nhóm, thậm chí lại được chia thành từngloại hàng hoá Theo thống kê của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), tính đếnngày 10/05/1996, đã có tới 162 nước áp dụng Biểu thuế nhập khẩu theo Danhmục Hệ thống Điều hòa

Biểu thuế xuất khẩu:

Biểu thuế xuất khẩu không được cấu trúc theo từng chương, phần như Biểuthuế nhập khẩu Các nước khác nhau có Biểu thuế xuất khẩu khác nhau tuỳthuộc vào lợi thế của mình Tuy nhiên, việc xác định mã , phân loại hàng hoávẫn tuân thủ Danh mục Hệ thống Điều hoà (đối với những nước tham gia Côngước hoặc có biểu thuế áp dụng hệ thống này)

Trang 29

Do có nhiều ưu điểm, Hệ thống Điều hoà mô tả và mã hàng hoá được nhiềunước áp dụng để xây dựng Biểu thuế xuất nhập khẩu Việc nhiều nước có biểuthuế với kết cấu và phân loại hàng hoá giống nhau tạo thuận lợi cho việc giao

lưu, đẩy mạnh hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá với nhau, thực hiện điều

chỉnh, hội nhập chính sách từ đó thực hiện hội nhập kinh tế

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thuế xuất - nhập

khẩu.

Chính sách thuế xuất - nhập khẩu là một chính sách nằm trong hệ thống cácchính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế của một quốc gia Nó được xây dựng nhằmthực hiện các mục tiêu đã định đối với nền kinh tế Tuy nhiên, chính bản thân nócũng chịu sự tác động của một số nhân tố cơ bản sau:

- Nhân tố chủ quan

+ ý chí chủ quan của bộ phận xây dựng chính sách thuế xuất - nhập khẩu: bất

cứ một chính sách nào cũng vậy, khi được xây dựng , ít nhiều đều bị áp đặt bởinhận thức của những người xây dựng nó Đây có thể xem như là một nhân tố tâm

lý tự nhiên tác động tới chính sách thuế xuất - nhập khẩu

+ Trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu: một chính sách mặc dù được xây dựng

hoàn hảo nhưng nếu việc thực hiện nó lại được tiến hành bởi một đội ngũ cán bộ

bị hạn chế về năng lực, trình độ, tinh thần và ý thức kỷ luật kém thì chính sách

đó không thể phát huy được hết tác dụng đối với nền kinh tế

- Nhân tố khách quan:

+ Những chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể: chính sách thuế xuất - nhập khẩu nằm trong hệ thống các chính sách

Trang 30

quản lý vĩ mô nền kinh tế của quốc gia nên khi hệ thống này có sự thay đổi thìbản thân chính sách thuế xuất - nhập khẩu cũng có sự thay đổi để phù hợp vớitoàn bộ hệ thống Điều này thể hiện rõ nhất khi có sự thay đổi trong chính sáchkinh tế đối ngoại

+ Hệ thống luật pháp: thông thường, chính sách thuế xuất - nhập khẩu thường

được cụ thể hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật Vì vậy, việc thiết lập một

hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, rõ ràng chính là nhân tố tạo ra một môitrường pháp luật thuận lợi để thực hiện tốt chính sách thuế xuất - nhập khẩu

+ Sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước: sự thịnh vượng

và ổn định của bất kỳ quốc gia nào cũng không nằm ngoài sự ổn định chung của

các nước láng giềng và của toàn bộ thế giới Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cácquốc gia trong từng khu vực, trong các tổ chức thương mại, trên toàn thế giới với

xu thế toàn cầu hoá đang là một tất yếu khách quan Bởi vậy, có thể chỉ cần mộtthay đổi nhỏ về chính trị - kinh tê - xã hội trong nước nói riêng và bên ngoài nóichung là một trong những nhân tố đảm bảo cho sự ổn định của chính sách thuếxuất - nhập khẩu

+ Nhận thức của công dân: các công dân có một nhận thức đúng đắn về hiệu

quả mà chính sách thuế xuất - nhập khẩu đem lại cho ngay chính bản thân họcũng như cho tổng thể nền kinh tế thì các quy định pháp luật liên quan đến chínhsách thuế xuất - nhập khẩu sẽ được họ chấp hành một cách nghiêm túc và đầy

đủ Khi đó, chính sách thuế xuất - nhập khẩu mới có thể thực hiện một cáchthuận lợi để đạt được các mục tiêu đề ra

Trang 31

Chương II:

Thực trạng chính sách thuế xuất - nhập khẩu của Việt Nam hiện nay.

I Nội dung của chính sách thuế - xuất nhập khẩu.

1 Luật thuế xuất - nhập khẩu và các văn bản liên quan.

1.1 Giai đoạn trước 1999

Luật thuê xuất - nhập khẩu của Việt Nam lần đầu được ban hành ngày29/12/1987 có tên gọi “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch”.Tuy nhiên, từ năm 1990, Nhà nước ta thực hiện một chính sách kinh tế bình đẳnggiữa các thành phần kinh tế, nền kinh tế nước ta đã chuyển mạnh từ nền kinh tếđóng sang nền kinh tế mở Với tình hình thế giới có nhiều thay đổi, quan hệ vớiLiên Xô và các nước Đông Âu không còn như trước, đặc biệt là sự tan rã củakhối SEV, đồng thời quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta được mở rộng, chínhsách thuế xuất - nhập khẩu trong thời gian này đã bộc lộ những hạn chế, đó là:phạm vi điều chỉnh hẹp không còn phù hợp với đường lối đa phương hoá, đadạng hoá của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới; mang nặng tính phân biệtđối xử, thiếu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tếquốc doanh được hưởng ưu đãi nhất, đã tạo ra một môi trường cạnh tranh thiếulành mạnh, thiếu bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước, thủ tiêu động lựccạnh tranh hiệu quả của nền kinh tế Nếu tiếp tục Luật thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu hàng mậu dịch thì sẽ không còn phù hợp

Để thực hiện mục tiêu bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước thay thếhàng nhập khẩu, tăng nguồn thu Ngân sách Nhà nước, tạo môi trường cạnh tranhbình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước, phối hợp với chính sách mở rộngquan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước, ngày 26/12/1991, quốc hội đãthông qua “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu” và sau đó sửa đổi, bổ sung theo

Trang 32

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đượckhoá IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 05/07/1993, gồm các nội dung cơ bản sau:

- Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế.

Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hàng hoá được phépxuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thịtrường trong nước đưa vào khu chế xuất và đưa từ khu chế xuất ra thị trườngtrong nước đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Hàng hoáthuộc đối tượng là hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua biên giớiViệt Nam, hàng chuyển khẩu; hàng viện trợ nhân đạo không thuộc diện chịu thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu

Các tổ chức, cá nhân có hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế (gọi chung là đốitượng nộp thuế), khi xuất khẩu, nhập khẩu đều phải nộp thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu

- Căn cứ tính thuế.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính dựa trên:

+ Số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Giá tính thuế:

Nguyên tắc chung về giá tính thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu được quyđịnh như sau:

Trang 33

Giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu được quy định là giá bán tại cửa khẩuxuất theo hợp đồng ngoại thương, không bao gồm phí bảo hiểm (I) và chi phívận tảI (F) Còn đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế là giá mua tại cửa khẩunhập theo hợp đồng ngoại thương kể cả phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F).

Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nếu có hợp đồng mua bán và cácchứng từ hợp lệ đủ điều kiện để xác định giá tính thuế theo quy định thì giá tínhthuế được xác định theo hợp đồng Trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩukhông đủ điều kiện xác định giá tính thuế theo hợp đồng; hoặc giá ghi trong hợpđồng quá thấp so với giá mua, bán thực tế tối thiểu tại cửa khẩu và đối với hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức khác không phải là mua bán, khôngthanh toán qua Ngân hàng thì giá tính thuế là giá mua, bán tối thiểu tại cửa khẩu

+ Thuế suất của từng mặt hàng:

Thuế suất đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu gồm thuế suất thông thường vàthuế suất ưu đãi

Thuế suất thông thường là thuế suất được quy định tại Biểu thuế

Thuế suất ưu đãi được quy định thấp hơn nhưng không quá 50% so với thuếsuất thông thường của từng mặt hàng Chính phủ quy định mức thuế suất ưu đãi

cụ thể của từng mặt hàng với từng nước

- Biểu thuế.

Trên cơ sở quy định như trên về thuế suất, ngày 30/12/1992, Chính phủ đã cóNghị định 110 - HĐBT về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhậpkhẩu

Trang 34

Biểu thuế nhập khẩu được xây dựng dựa trên “Danh mục mô tả và mã hoáhàng hóa” của tổ chức Hải quan thế giới thay thế cho Danh mục hàng hoá theokhối SEV trước đây Về chi tiết, Biểu thuế nhập khẩu có 2954 dòng thuế với 25mức thuế suất khác nhau, trong đó có 20 mức thuế suất cơ bản và 5 mức thuếsuất riêng (mức thuế suất riêng là mức thuế suất áp dụng đối với linh kiện, bộphận hàng hoá ở dạng rời, đồng bộ như linh kiện rời dạng SKD, CKD, IKD), cụthể gồm các mức: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 7; 8; 10; 12; 15; 18; 20; 30; 35; 40; 45; 50; 70;80; 100; 120; 150; 200, thuế suất trung bình là 17,3% Tỷ trọng các mức thuếsuất được trình bày ở bảng 1.

- Miễn thuế, giảm thuế, hoàn lại thuế.

Hàng hoá là đối tượng được miễn thuế gồm: hàng viện trợ không hoàn lại;hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để dự hội chợ triển lãm; hàng là tàI sản

di chuyển; hàng hoá mang theo hoặc gửi về của công dân Việt Nam đi hợp táclao động, hợp tác chuyên gia, công tác và học tập ở nước ngoài trong mức quyđịnh của Chính phủ; hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu của tổ chức, các nhânngười nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao do Chính phủ quyđịnh phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; hàngxuất khẩu để trả nợ nước ngoài của Chính phủ; hàng là vật tư, nguyên liệu nhậpkhẩu để gia công xuất khẩu cho nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết

Bảng 1: Tỷ trọng các mức thuế suất (Biểu thuế ban hành kèm theo Nghị định 110 - HĐBT) STT Mức thuế Tỷ trọng (%) STT Mức thuế Tỷ trọng (%)

Trang 35

và của bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinhdoanh trong trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư; hàng là quà biếu, quàtặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân của Việt Nam vàngược lại trong mức quy định của Chính phủ.

Trường hợp hàng hoá trong quá trình vận chuyển, bốc xếp bị hư hỏng hoặc bịmất mát có lý do xác đáng được cơ quan giám định Nhà nước về hàng xuất khẩu,nhập khẩu chứng nhận

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xét hoàn lại cho các đối tượng nộp thuếtrong các trường hợp: hàng nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng thực tế xuấtkhẩu ít hơn; hàng đã nộp thuế theo tờ khai nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhậpkhẩu ít hơn; hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu được

cơ quan có thẩm quyền cho phép

- Thời hạn nộp thuế.

Tuỳ theo loại hình hàng hoá xuất nhập khẩu, thời hạn nộp thuế được quy địnhkhác nhau, cụ thể:

Trang 36

+ Đối với hàng xuất khẩu: thời hạn là 15 ngày kể từ ngày đối tương nộp thuế

nhận được thông báo chính thức số thuế phải nộp của cơ quan thu thuế

+ Đối với hàng nhập khẩu mậu dịch: thời hạn là 30 ngày kể từ ngày đối tượng

nộp thuế nhận được thông báo chính thức số thuế phải nộp của cơ quan thu thuế

+ Đối với hàng nhập khẩu phi mậu dịch và tiểu nghạch biên giới: phải nộp

ngay khi xuất hàng ra nước ngoài và nhập hàng vào Việt Nam

Riêng trường hợp hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuấtkhẩu thì thời hạn nộp xong thuế được quy định cho từng ngành nghề sản xuất cụthể nhưng chậm nhất không qua 90 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhậnđược thông báo chính thức của cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp Chính phủquy định chi tiết thời hạn cụ thể được áp dụng cho từng ngành sản xuất

- Xử lý vi phạm các quy định về thuế xuất - nhập khẩu.

+ Phạt chậm nộp thuế: quá thời hạn quy định trên đây, mỗi ngày nộp chậm,đối tượng nộp thuế bị phạt 0,2% số thuế chậm nộp

+ Trong trường hợp đối tượng nộp thuế chậm nộp thuế quá 90 ngày thì cơquan hải quan không được làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cho chuyến hàngtiếp theo của đối tượng nộp thuế và Bộ Thương mại và Du lịch không được cấpgiấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cho đến khi đối tượng đó nộp đủ thuế

Trang 37

- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Trong trường hợp đối tượng nộp thuế không đồng ý với số thuế đã được thôngbáo chính thức thì vẫn phải nộp đủ số thuế đó đồng thời có quyền khiếu nại lên

cơ quan thu thuế trung ương giải quyết; nếu vẫn không đồng ý thì khiếu nại lên

Bộ trưởng Bộ Tài chính Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết địnhcuối cùng

cụ thể Cho đến trước thời điểm 01/01/1999, Việt Nam đã ký Hiệp định thươngmại với khoảng hơn 60 nước, trong đó có điều khoản dành cho nhau những ưuđãi tối huệ quốc về thuế nhập khẩu nhưng không ghi một cách rõ ràng mặt hàngnào với số lượng bao nhiêu thì được áp dụng những ưu đãi nói trên Vì vậy, trênthực tế, Việt Nam chưa áp dụng thuế suất ưu đãi với bất kỳ nước nào Hơn nữa,việc quy định thuế suất ưu đãi mang tính song phương như vậy là không phù hợpvới thông lệ quốc tế về thuế suất ưu đãi Tối huệ quốc Điều này đồng nghĩa vớiviệc vi phạm nguyên tắc Tối huệ quốc đã đề cập ở chương I - tức là các bên tham

Trang 38

gia trong quan hệ kinh tế, thương mại dành cho nhau những ưu đãi khu vực hoặc

ưu đãi mà các nước có chung biên giới dành cho nhau Các tổ chức thương mạiquốc tế mà Việt Nam đã tham gia như ASEAN, APEC, ASEM và sắp tới làWTO đều đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ quy định trên để tạo điều kiện thuậnlợi cho việc thực hiện các cam kết quốc tế cũng như được hưởng ưu đãi từ nhữngcam kết này

Tại thời điểm này, đối với ASEAN, Việt Nam đã ký Hiệp định ưu đãi về thuếquan có hiệu lực chung (CEPT) Như vậy, với các nước ASEAN, ngoài hai mứcthuế suất thuế thuế nhập khẩu là thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi còn

có thêm một mức thuế suất là thuế suất CEPT (thuế suất ưu đãi đặc biệt)

Do vậy, quy định về mức thuế của Việt Nam như trên là không còn phù hợp

và cần phải sửa đổi bổ sung Mặt khác, việc biểu thuế nhập khẩu quy định nhiềumức thuế suất, trong khi đó số dòng thuế ít khiến công tác phân loại hàng hoá, áp

mã tính thuế gặp rất nhiều khó khăn, gây tính thuế sai nhiều , dẫn đến tình trạngthất thu cho Ngân sách Nhà nước

Thứ hai, về thuế quan trừng phạt đối với hàng nhập khẩu, trong khoảng thờigian từ năm 1992 đến năm1998, các nhà quản lý Việt Nam đã thống kê nhiềutrường hợp hàng hoá nước được bán phá giá vào thị trường Việt Nam, nhằm vừatiêu thụ được hàng hoá, vừa chiếm lĩnh được thị trường nước ta, đẩy sản xuất củanước ta vào tình trạng khó khăn Theo kết quả điều tra xã hội học của hội Ngườitiêu dùng Việt Nam ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy,trước năm1992, hàng gia dụng Việt Nam chiếm 62% thị trường, hàng Mỹ chiếm15%, hàng các nước châu Âu chiếm 14%, hàng các nước khác là 9% Từ năm

1992 đến 1998, hàng Trung Quốc đã từng bước chiếm lĩnh thị trường Việt Nam

Trang 39

Bên cạnh đó, cũng xảy ra tình trạng hàng hoá xuất khẩu của nước ta bị cácnước khác áp dụng chính sách phân biệt đối xử nên khó, thậm chí không thể xâmnhập được vào thị trường nước đó.

Để đối phó với tình hình trên, các nước đều có quy định về loại thuế quantrừng phạt để thu thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu trong các trường hợptrên Song ở nước ta, khi ban hành, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không

có quy định về việc này đây là một hạn chế khi thực hiện hội nhập kinh tế, chínhsách của nước ta khi đó sẽ không thể bảo vệ được sản xuất trong nước trước cácthủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của các đối tác Do vậy, cần chú ý sửa đổi,

bổ sung

Thứ ba, về xử lý vi phạm và kiểm tra thu thuế

Theo quy định Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khi đối tượng nộp thuếchậm nộp thuế quá 90 ngày cơ quan hải quan không được làm thủ tục xuất nhậpkhẩu cho chuyến hàng tiếp theo của đối tượng nộp thuế Quy định này có nhữngđiểm hạn chế:

- Trường hợp đối tượng nộp thuế chỉ hoạt động xuất khẩu một lần hoặc một

số lần trong thời gian ngắn thì quy định trên trở nên vô hiệu đối với những đốitượng này

- Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp nhận uỷ thác nhập khẩu đã phải “dở khóc

dở cười” vì quy định nêu trên Do phải chịu trách nhiệm nên khi đơn vị uỷ thácdây dưa, chậm nộp thuế, doanh nghiệp nhận uỷ thác chỉ còn cách tự bỏ tiền của

Trang 40

mình để nộp hộ doanh nghiệp uỷ thác, tự biến mình thành chủ nợ bất đắc dĩ vì cónhư vậy mới được tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu.

Hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu do đối tượng nộp thuế khai man, trốn thuếhoặc do thiếu sót của cơ quan hải quan là hiện tượng có thật và tồn tại ở bất cứquốc gia nào Để đối phó với tình trạng này, Chính phủ các nước đều có quyđịnh truy thu thuế xuất - nhập khẩu Nhưng ở nước ta, Luật thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu không có quy định về truy thu thuế xuất - nhập khẩu Đây là một hạnchế khiến các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó vớinhững đối tượng trốn thuế, lách thuế, vi phạm các quy định về chính sách thuếxuất - nhập khẩu

1.2 Giai đoạn từ 1999 đến nay

Để khắc phục những hạn chế nêu trên; để phù hợp với nội dung cải cách cácluật thuế và pháp lệnh thuế; đồng thời để phù hợp với những thay đổi trong chínhsách thương mại do Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức kinh tếkhu vực và thế giới; đang xúc tiến đàm phán để gia nhập WTO Nên cuối cùng,năm 1998, chính sách thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi.Ngày 25/05/1998, Quốc hội nước ta tại kỳ họp thứ 3 khoá X đã thông qua Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Luật số04) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 Luật sửa đổi mới cùng với các vănbản quy phạm pháp luật khác có liên quan chứa đựng nhiều thay đổi, bổ sungquan trọng phù hợp với xu thế chung

Theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Ngày đăng: 29/04/2013, 16:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Chúng ta sẽ nghiên cứu thị trường sản phẩm nội đị aX qua hình 1 dưới đây: - Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
h úng ta sẽ nghiên cứu thị trường sản phẩm nội đị aX qua hình 1 dưới đây: (Trang 15)
Hình 2. Chi phí và lợi ích của thuế quan - Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Hình 2. Chi phí và lợi ích của thuế quan (Trang 18)
Bảng 2: Tỷ trọng các mức thuế suất - Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Bảng 2 Tỷ trọng các mức thuế suất (Trang 49)
Bảng 2: Tỷ trọng các mức thuế suất - Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Bảng 2 Tỷ trọng các mức thuế suất (Trang 49)
Bảng 3: tổng hợp số thu thuế từ hàng hoá xuất -nhập khẩu 1998 - 2002 - Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Bảng 3 tổng hợp số thu thuế từ hàng hoá xuất -nhập khẩu 1998 - 2002 (Trang 78)
Bảng 3: tổng hợp số thu thuế từ hàng hoá xuất - nhập khẩu 1998 - 2002 - Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Bảng 3 tổng hợp số thu thuế từ hàng hoá xuất - nhập khẩu 1998 - 2002 (Trang 78)
Nhìn vào bảng 4 ta thấy, nhập khẩu hàng hoá từ ASEAN giảm gần 5%, chủ yếu do giảm nhập khẩu từ Singapore - Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
h ìn vào bảng 4 ta thấy, nhập khẩu hàng hoá từ ASEAN giảm gần 5%, chủ yếu do giảm nhập khẩu từ Singapore (Trang 80)
Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của việt năm năm 2002 so với năm 2001 theo châu lục - Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Bảng 4 Kim ngạch xuất nhập khẩu của việt năm năm 2002 so với năm 2001 theo châu lục (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w