Định hướng về chính sách thuế xuất nhập khẩu trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (Trang 96 - 98)

1. Mục tiêu của chính sách thuế xuất - nhập khẩu.

Thực hiện chủ trương của Đảng về chiến lược mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như các cam kết với AFTA/ASEAN,

APEC, ASEM, Mỹ, tiến tới gia nhập WTO; tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết quốc tế, bổ sung, hoàn thiện, đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau. Chính sách thuế xuất - nhập khẩu trong thời gian tới nhằm vào các mục tiêu cơ bản như sau:

- Bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hiệu quả, thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu.

- Đưa Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu phù hợp với những cam kết quốc tế về cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi tham gia hội nhập với các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực.

- Bảo đảm sự động viên, đóng góp hợp lý cho Ngân sách Nhà nước, phù hợp với quá trình cải cách hệ thống thuế nước ta.

2. Những nguyên tắc khi xây dựng chính sách thuế xuất nhập - khẩu trong thời gian tới.

Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, mở cửa hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, đồng thời xuất phát từ thực trạng chính sách thuế xuất -nhập khẩu hiện hành, việc xây dựng chính sách thuế xuất - nhập khẩu của nước ta trong thời gian tời cần quán triệt các nguyên tắc sau:

- Không bảo hộ tràn lan đối với tất cả các ngành kinh tế, thực hiện sự bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện và có thời hạn.

Bảo hộ là để nhằm mục đích tạo điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ. . . Nếu các ngành được bảo hộ thực sự phát triên, có khả năng

cạnh tranh ngay cả khi hàng rào bảo hộ được dỡ bỏ thì bảo hộ thực sự đã đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiênm trong thực tế, đã không thiếu những trường hợp cho thấy bảo hộ lại tạo ra một đơn vị kinh tế ốm yếu hơn. Ngành sản xuất được bảo hộ không tự vươn lên mà ỷ lại vào hàng rào bảo hộ, cạnh tranh kém ngay cả khi hàng rào bảo hộ rất cao. Trong điều kiện hội nhập, khi mà xu hướng tự do hoá thương mại không thể đảo ngược thì việc nâng cao hàng rào bảo hộ là điều không thể. Nhưng nếu dỡ bỏ hoàn toàn các hàng rào bảo hộ trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu kém sẽ có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì thế, việc bảo hộ nền kinh tế có chọn lọc, có điều kiện và có thời gian là đáp án tối ưu.

- Hàng rào thuế quan là hàng rào bảo hộ cuối cùng và duy nhất cho nền sản xuất trong nước.

Việc xây dựng các mức thuế bảo hộ trong điều kiện vẫn còn các rào cản thương mại phu thuế quan sẽ không có ý nghĩa bởi vì các hàng rào phi thuế quan này đã làm giảm tính minh bạch, tăng tính không nhất quán của chính sách thuế xuất - nhập khẩu và phi phạm một trong những nguyên tắc của WTO. Do vậy, trong thời gian tới, khi xây dựng chính sách thuế xuất - nhập khẩu, chúng ta phải tiến hành thuế hoá các biện pháp phi thuế quan.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu nhằm phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w