1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn quận 10 trong thời gian tới

88 774 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 602,5 KB

Nội dung

Ví dụ: “Bước đầu tìm hiểu mốiquan hệ Nhà nước và Giáo hội” của GS.TS Đỗ Quang Hưng chủ biên Nhàxuất bản Tôn giáo năm 2003, “Một số vấn đề cấp bách trong quản lý tôn giáo ở một số tỉnh ph

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài:

1.1 Vấn đề tôn giáo luôn là một vấn đề xã hội phức tạp, tế nhị và nhạycảm Khi nói đến tôn giáo có nhiều ý kiến ngược chiều nhau, thậm chí đối lậphẳn với nhau Có người cho rằng tôn giáo gắn với mê tín dị đoan, với sự bất

ổn Có người lại cho rằng tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của conngười, là đức tin của con người đối với các đấng chí tôn mà người ta tôn thờ.Làm sao để các tôn giáo hoạt động một cách bình thường theo giáo lý, giáoluật của từng tôn giáo và phù hợp với pháp luật của mỗi quốc gia; phát huynhững giá trị tích cực, hạn chế những mặt phức tạp, nhạy cảm và cũng chính

là để mọi người có cách nhìn biện chứng, khoa học, khách quan về tôn giáoquả là công việc không ít khó khăn Để giải quyết khó khăn này, vai trò quản

lý của Nhà nước đối với tôn giáo là vô cùng quan trọng

1.2 Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo Mỗi tôn giáo có quá trình hìnhthành, xuất hiện và hoạt động, có hệ thống giáo lý, giáo luật, tổ chức khácnhau Hơn nữa, đặc điểm, tình hình tôn giáo cũng mỗi vùng mỗi khác Do đó,vấn đề đặt ra cho tất cả các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương

là phải có những giải pháp quản lý sao cho phù hợp đặc điểm tình hình tôngiáo chung cho cả nước và cho từng vùng, từng địa phương

1.3 Thành phố Hồ Chí Minh là Thành phố lớn nhất nước, đồng thời cũng

là địa phương có số lượng tôn giáo, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành nhiều nhấtnước Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2002, TP.HồChí Minh có 1.654.858 tín đồ trong tổng số 16.719.091 tín đồ trong cả nước,chiếm gần 10%

Trong số 24 quận huyện của Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 10 là mộttrong những quận trung tâm, là địa bàn có nhiều tôn giáo và tín đồ, hơn nữa lànơi có hai trung tâm lớn của Phật giáo và Tin Lành

Trong thời gian qua, chính quyền các cấp của Thành phố Hồ Chí Minh,trong đó có các cấp chính quyền của Quận 10, đã có nhiều chủ trương, biệnpháp nhằm quản lý tốt hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn Trong tìnhhình mới, hoạt động của các tôn giáo nói chung, ở Thành phố Hồ Chí Minhnói riêng đã có nhiều thay đổi, nhiều “màu sắc” mới Theo đó, vấn đề đặt racho chính quyền các cấp trong cả nước, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh

và Quận 10 phải có những giải pháp mới, phù hợp với tình hình mới, trướchết là phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn

Trang 2

giáo Trong ý nghĩa đó, khóa luận này muốn tìm hiểu về mặt lý luận và thực

tế mối quan hệ giữa Nhà nước với tôn giáo nói chung, thực tế công tác QLNNđối với hoạt động tôn giáo tại địa bàn Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, vàgóp phần giải quyết vấn đề đặt ra trên đây

2 Lược sử vấn đề:

Từ góc độ QLNN, đã có một số công trình đề cập đến mối quan hệ củaNhà nước đối với các tôn giáo nói chung Ví dụ: “Bước đầu tìm hiểu mốiquan hệ Nhà nước và Giáo hội” của GS.TS Đỗ Quang Hưng chủ biên (Nhàxuất bản Tôn giáo năm 2003), “Một số vấn đề cấp bách trong quản lý tôn giáo

ở một số tỉnh phía Bắc” của GS.TS Đỗ Quang Hưng; PGS.TS Nguyễn HữuKhiển với công trình “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trongđiều kiện xây dựng nhà nước dân chủ, pháp quyền hiện nay”, tác giả NguyễnThế Doanh với “Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quốc tế các tôn giáo”…Cũng có một số luận văn thạc sĩ đi sâu vào các đề tài QLNN về tôn giáo:

“Công tác Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại tôn giáo ở nước tahiện nay” của ThS.Nguyễn Thị Bạch Tuyết, “QLNN đối với dòng tu của đạoCông giáo ở Việt Nam” của ThS.Nguyễn Hữu Có Đối với chúng tôi khi triểnkhai khóa luận của mình, những ý kiến nêu ra trong những công trình trên lànhững gợi ý quý báu Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết chưa có một côngtrình nào nghiên cứu về các tôn giáo và hoạt động của các tôn giáo ở Thànhphố Hồ Chí Minh nói chung, ở Quận 10 nói riêng từ góc độ QLNN Đây làvừa là khó khăn, vừa là thuận lợi cho chúng tôi Thuận lợi là có thể tìm hiểu

“khai hoang” các vấn đề tương đối thoải mái Khó khăn bởi tình hình tôn giáo

và hoạt động của tôn giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh và Quận 10 khá phứctạp; đây cũng là lĩnh vực nhạy cảm nên trong thu thập tài liệu và tiếp xúc thực

tế không dễ dàng

3 Đối tượng nghiên cứu:

- Tình hình hoạt động các tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về tôngiáo trên địa bàn quận 10, chủ yếu về mặt quản lý hành chính nhà nước, trong

đó chú ý mối quan hệ giữa cơ quan, cán bộ Nhà nước và tôn giáo

4 Phạm vi nghiên cứu:

- Địa bàn: Quận 10 TP.Hồ Chí Minh;

- Thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2005

5 Nội dung khóa luận:

Trang 3

Khóa luận này đề cập 3 nội dung:

- Các vấn đề chung của tôn giáo;

- Tình hình tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bànQuận 10 trong thời gian qua;

- Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạtđộng tôn giáo trên địa bàn Quận 10 trong thời gian tới

6 Phương pháp nghiên cứu:

Tùy từng chương, từng phần, chúng tôi sử dụng một hay một số phươngpháp sau:

- Phương pháp thống kê;

- Phương pháp đối chiếu so sánh;

- Phương pháp phân tích và khái quát hóa;

- Phương pháp lược đồ hóa;

- Phương pháp phỏng vấn…

7 Kết cấu khóa luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được tổ chức gồm 3 chương, mỗichương có nhiều phần:

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo.

Khái quát chung về tôn giáo:

Các quan điểm của Đảng về tôn giáo:

Mối quan hệ giữa Nhà nước với tôn giáo và quản lý Nhà nước về tôn giáo:

Chương II: Tình hình tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn quận 10.

2.1 Tổng quan về Quận 10:

2.2 Tình hình tôn giáo trên địa bàn quận 10:

2.3 Tình hình quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bànQuận:

Trang 4

2.4 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạtđộng tôn giáo của Quận trong thời gian tới:

Chương III: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Quận 10.

3.1 Những cơ sở xây dựng giải pháp:

3.2 Những nguyên tắc và yêu cầu khi xây dựng giải pháp:

3.3 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạtđộng tôn giáo trên địa Bàn quận 10:

1.1 Khái quát chung về tôn giáo:

1.1.1 Khái niệm:

Thuật ngữ “tôn giáo” theo tiếng Latinh là “relegion” có nguồn gốc xuấtphát từ tiếng Hy Lạp “Leg” có nghĩa là nơi nương tựa, dựa dẫm vào nhautrong cuộc sống “Re” và “lego” là sự cầu nguyện trước đấng siêu nhiên Nhưvậy, “tôn giáo” theo nghĩa xuất xứ là sự cầu nguyện, nương tựa của con ngườitrước thần linh, các đấng siêu nhiên, thần bí

Có nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo: Duyếc Khem – Nhà xã hộihọc tôn giáo và giáo dục học người Pháp cho rằng “Tôn giáo là quan hệ giữacái linh thiêng và cái trần tục”

Hêghen xây dựng và phát triển khái niệm về tôn giáo dựa theo mô hìnhcủa Thiên Chúa giáo, tôn giáo với “nội dung tinh thần tuyệt đối”, bao chứamột thực tế là sự mặc khải và “nguồn gốc sự mặc khải là Chúa” (Tôn giáo Lýluận xưa và nay, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh, 2005, tr 144, 145) CònPhoiơbắc thì cho rằng “Tôn giáo là trực giác với cái tất yếu như một cái gì đótùy tiện, tự nguyện trong những biểu hiện ngẫu nhiên riêng biệt” (sđd, tr 168)

Trang 5

Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học xãhội Việt Nam năm 1992 định nghĩa tôn giáo là “1.Hình thái ý thức xã hội gồmnhững quan niệm dựa trên cơ sở tín ngưỡng và sùng bái lực lượng siêu tựnhiên của con người, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định sốphận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ 2.Hệ thống những quanniệm tín ngưỡng một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễnghi thể hiện sự sùng bái ấy.”

Do tôn giáo là một phạm trù rất rộng, nhiều cách tiếp cận trên nhữnggiác độ khác nhau cho nên có những định nghĩa khác nhau về tôn giáo Cácvăn kiện của Đảng cũng như văn bản pháp luật của Nhà nước cũng chưa cómột định nghĩa cụ thể về tôn giáo Về cơ bản chúng ta nhận thức tôn giáo trên

cơ sở quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo:

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội ra đời và biến đổi theo sự biếnđộng của đời sống kinh tế, xã hội Tín ngưỡng, tôn giáo là sự phản ánh mộtcách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan vào đầu óc con người Qua sựphản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đềutrở nên thần bí Anghen viết “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua là sự phản ánh

hư ảo – vào đầu óc con người – của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộcsống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trầnthế đã mang hình thức lực lượng siêu trần thế.” (C.Mac – Ph.Ănghen toàn tập,NXB CTQG Hà Nội, 1994, tập 20, tr 437)

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tựnhiên và xã hội xác định, do đó tôn giáo là một hiện tượng xã hội, nó phảnánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và suy cho cùng là cách đểcon người hiểu về thế giới tự nhiên và xã hội

Theo Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèonàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy Tôngiáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không

có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinhthần Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” (sđd, tập 1, tr 570)

1.1.2 Vai trò của tôn giáo:

Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, tôn giáo có cả mặt tích cựclẫn tiêu cực:

1.1.2.1 Những tác động tiêu cực:

Trang 6

- Tôn giáo mang lại cho con người niềm tin mù quáng, bù đắp hư ảovào đầu óc con người, tin tưởng vào “bến bờ” hạnh phúc ở bên kia thế giới,vào số mệnh và sự sắp đặt vận mệnh của mình ở các đấng siêu nhiên Từ sự

mù quáng dẫn đến hủy diệt con người, có khi hàng loạt

- Tôn giáo mang tính bảo thủ và sức ỳ lớn, con người có niềm tin tôngiáo muốn thay đổi cuộc sống của mình chỉ trông chờ vào các đấng thiênliêng, không nỗ lực bản thân, chờ sự thay đổi của số mệnh

- Các tổ chức tôn giáo tham gia vào hoạt động chính trị hoặc bị lợidụng vào chính trị gây mất ổn định xã hội và an ninh quốc gia Các cuộcthánh chiến để mở rộng “đất thánh”, các tổ chức vũ trang, khủng bố mangmàu sắc tôn giáo “tử vì đạo” như của Hồi giáo hiện nay…là mối đe dọa chohòa bình thế giới

- Đạo đức tôn giáo phù hợp với xây dựng đạo đức con người mới xãhội chủ nghĩa Tôn giáo hướng con người đến giá trị “Chân – Thiện – Mỹ”,làm điều lành, tránh xa điều ác, thương người, chia xẻ với những khổ đau, bấthạnh của người khác bằng các hoạt động cụ thể như hoạt động từ thiện …Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:”Học thuyết tôn giáo của Khổng tử có ưu điểmcủa nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó làlòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biệnchứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách nó thích hợpvới đất nước ta Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, mưu cầuphúc lợi cho xã hội Nếu hôm nay còn sống trên đời, nếu họp lại một chỗ, tôitin rằng họ chung sống với nhau rất toàn mỹ như những người bạn thân thiết.Tôi cố gắng làm học trò nhỏ của các vị ấy” (Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo,Nhà xuất bản CTQG Hà Nội 1995, tr152)

Trang 7

- Một số sản phẩm của tôn giáo có giá trị văn hóa cần được gìn giữ, bảotồn và phát huy Nhiều công trình, đền thờ, kinh sách, đồ thờ tự… của các tôngiáo trên thế giới là di sản văn hóa thế giới, kể cả hoạt động sinh hoạt tôn giáonhư Lễ Phật đản của Phật giáo cũng được công nhận là lễ hội tôn giáo thếgiới Ở nước ta, nhiều đền, chùa, nhà thờ, tượng là công trình kiến trúc có giátrị văn hóa và nghệ thuật cao, các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo là sinh hoạt vănhóa mang tính truyền thống của dân tộc và cộng đồng.

1.2 Các quan điểm của Đảng về tôn giáo:

Trong suốt quá trình Cách mạng, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhànước ta mà tiêu biểu là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo làthống nhất, có tình, có lý nên đã tập hợp và phát huy được sức mạnh của khốiđại đoàn kết toàn dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo hay không tôn giáo,giới tính, tuổi tác làm nên những thắng lợi của công cuộc đấu tranh giải phóngdân tộc trước đây, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩangày nay

Trên cơ sở Chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng ta đã bổ sung cơ sở lịch sửcủa Chủ nghĩa Mác – Lênin thời đó không có được, để sớm có được phươngpháp luận biện chứng và lịch sử cụ thể để gắn vấn đề tôn giáo trong thực tiễncách mạng Việt Nam Đó là một quá trình đổi mới tư duy lâu dài, phức tạpcủa Đảng về tôn giáo

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, tác giả của tác phẩm “Tôn giáo

và xã hội loài người” là người cộng sản Việt Nam đầu tiên trình bày hệ thốngcác luận điểm về tôn giáo của Chủ nghĩa Mác – Lênin và nhắc nhở nhữngngười cộng sản phải chú ý “cái giá trị nhân văn, đạo đức” của tôn giáo

Ngày 03/9/1945, ngay sau Tuyên ngôn độc lập một ngày, trong phiênhọp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố “tínngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”

Văn kiện các Đại hội của Đảng, Đại hội sau kế thừa, phát triển và đổimới quan điểm của Đại hội trước nhưng trước sau vẫn thống nhất tôn trọng

“tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, đặt vấn đề đoàn kết đồng bào tôn giáo trong vấn

đề đại đoàn kết toàn dân Văn kiện Đại hội II của Đảng năm 1951 khẳng định:

“Đoàn kết dân tộc, lập thành Mặt trận dân tộc thống nhất gồm tất cả mọi lựclượng chống đế quốc và phong kiến phản quốc, không phân biệt chủng tộc,

giai cấp, tôn giáo, khuynh hướng chính trị”.

Trang 8

Trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo, một mặt tôn trọng quyền

tự do, tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm khắckhông chấp nhận và phê phán cán bộ, đảng viên vi phạm, thực hiện chưađúng, chưa tốt chính sách này của Đảng, “Đối với nông dân Công giáo, có độiđưa Chủ nghĩa Mác – Lênin ra giải thích Nhiều cán bộ khi nói đến cha cố,không phân biệt tốt xấu, cứ gọi là thằng, làm cho nông dân Công giáo khóchịu” (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 7, trang 332, NXB CTQG Hà Nội) Mặtkhác kiên quyết phê phán những hoạt động nhằm lợi dụng tôn giáo gây tổnhại đến khối đại đoàn kết toàn dân, đến cuộc kháng chiến giành độc lập củadân tộc “Trong một nước văn minh, có tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luậnnhưng không được vu khống kẻ khác Tự do tuyên truyền không phải tự do vô

lễ” (Thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ, Hồ Chí Minh với vấn đề tôn giáo, tín

ngưỡng, NXB CTQG Hà Nội,1995, tr189)

Đất nước hoàn toàn thống nhất, Đại hội lần thứ IV của Đảng tiếp tụckhẳng định: “Chính sách của Đảng về tôn giáo từ trước đến nay là tôn trọng

tự do tín ngưỡng của nhân dân, tôn trọng quyền theo hoặc không theo đạo

của mọi công dân, đối xử bình đẳng về mặt pháp luật với các tôn giáo, đoàn

kết tất cả những người yêu nước và tiến bộ trong các tôn giáo để cùng nhauxây dựng và bảo vệ đất nước, chống những hoạt động lợi dụng tôn giáo đểlàm hại đến lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, của sự nghiệp xây dựng Chủnghĩa Xã hội”

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, Đại hội của công cuộc Đổi mớitoàn diện đất nước, nhấn mạnh: “Trong việc phát huy yếu tố con người và lấyviệc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, cần có kếhoạch chủ động xây dựng cơ cấu giai cấp cho xã hội mới, cụ thể hóa và thực

hiện đúng chính sách dân tộc và chính sách tự do tín ngưỡng” Trong nhiệm

kỳ này, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 24/

NQ - TW năm 1990 đánh dấu bước phát triển mới trong tư duy của Đảng vềvấn đề tôn giáo, đề ra 3 quan điểm chỉ đạo, 3 nhiệm vụ, 5 nguyên tắc trongthực hiện công tác tôn giáo; cũng trong năm này, Đảng ta chuyển tôn giáo từphạm trù nội chính sang phạm trù dân vận

Văn kiện Đại hội VII cho rằng đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phùhợp, tương đồng với đạo đức Xã hội Chủ nghĩa

Văn kiện Đại hội IX tiếp tục khẳng định: “Thực hiện nhất quán chínhsách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một

Trang 9

tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật; đoànkết chăm lo phát triển kinh tế văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào Từng

bước hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng tôn giáo”.

Nghị quyết Trung ương 7, khóa IX là văn kiện toàn diện và cụ thể nhất,đánh dấu sự đổi mới tư duy cao nhất từ trước đến nay của Đảng về tôn giáo:

đề ra 5 quan điểm chính sách, 6 nhiệm vụ, 4 hệ thống giải pháp trong công táctôn giáo, phát triển 3 quan điểm, 3 nhiệm vụ của Nghị quyết 24/NQ - TW của

Bộ Chính trị năm 1990 5 quan điểm, chính sách cơ bản được đặt ra là:

1 Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

2 Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôngiáo và đồng bào không theo tôn giáo;

3 Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quầnchúng;

4 Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị;

5 Về vấn đề theo đạo và truyền đạo: mọi tín đồ có quyền tự do hànhđạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật; các tổchức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật vàđược pháp luật bảo hộ; việc theo đạo và truyền đạo cũng như mọi hoạt độngtôn giáo đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng gần đây nhất tiếp tụckhẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự

do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạttôn giáo bình thường theo pháp luật Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáokhác nhau, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo Đấu tranh ngănchặn các hành vi lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạtđộng trái pháp luật, kích động, chia rẻ nhân dân, chia rẻ các dân tộc, tôn giáolàm phương hại đến lợi ích chung của đất nước”

Như vậy, trong quá trình cách mạng, Đảng ta đã sớm có được phươngpháp luận biện chứng và lịch sử cụ thể để gắn vấn đề tôn giáo vào thực tiễncách mạng Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam đã cố gắng khắc phục

Trang 10

khuynh hướng tả khuynh, không nhấn mạnh mặt chính trị trong tôn giáo màxem nhẹ sự lựa chọn của quần chúng

Từ mệnh đề nổi tiếng của Mác mà Lênin coi là “hòn đá tảng” trong lýluận của Mác về tôn giáo “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” là mệnh đềcòn nhiều tranh luận cho đến nay, Việt Nam đã kịp thời khắc phục sự hạn chếnhận thức về mệnh đề này trong một số thời điểm, và quan trọng hơn, ngườiCộng sản Việt Nam, tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn tôn giáo mộtcách khoan dung hơn và luôn khai thác các giá trị nhân văn, văn hóa, đạo đứctốt đẹp trong hầu hết các tôn giáo, tìm kiếm điểm tương đồng giữa những hạtnhân tư tưởng tiến bộ và hợp lý của các tôn giáo để hội nhập với những giá trị

ưu việt của hệ ý thức chủ nghĩa xã hội như quan điểm của Đảng đã khẳngđịnh “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ởnước ta Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”(Trích Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng, khóa IX tháng 3 năm2003)

1.3 Mối quan hệ giữa Nhà nước với tôn giáo và quản lý Nhà nước về tôn giáo:

1.3.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về tôn giáo và Quản lý hành chính

Nhà nước về tôn giáo:

Lý luận nhiệm vụ QLNN và QLHCNN về tôn giáo cho biết:

QLNN về tôn giáo là quá trình dùng quyền lực nhà nước (quyền lậppháp, hành pháp, tư pháp) của các cơ quan nhà nước theo quy định của phápluật để tác động, điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình tôn giáo và hành vi hoạtđộng tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp pháp luật, đạtđược mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý Chức năng này quy định cho các cơquan nhà nước thuộc cả ba hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp

QLHCNN về tôn giáo là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thựchiện pháp luật của cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, UBND cáccấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND) để điều chỉnh các quá trình tôngiáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ratheo quy định của pháp luật

Quá trình tôn giáo là tổng thể nói chung những sự việc, hiện tượng diễn

ra nối tiếp nhau trong một thời gian, một trình tự nhất định của tôn giáo đó,

Trang 11

tôn giáo nhất định Còn hành vi hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thựchành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo (theo Pháp lệnhtín ngưỡng, tôn giáo).

Vấn đề đặt ra ở đây là Nhà nước cần phân biệt đâu là hoạt động củachức sắc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo với tư cách công dân bình thườngtrước pháp luật trong các mối quan hệ xã hội đơn thuần và đâu là quá trình vàhoạt động với tư cách đại diện cho tôn giáo hoăc mang tính chất tôn giáo Từ

đó phân định nhiệm vụ, chức năng quản lý của Nhà nước đối với tôn giáo ởtừng mặt cho phù hợp

Trong quá trình đó, như khái niệm QLNN về tôn giáo đã nói trên, chứcnăng QLNN về tôn giáo được quy định cho cả ba hệ thống cơ quan thuộc cơquan lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉtập trung nghiên cứu thực tế quản lý cũng như đề xuất giải pháp tăng cườnghiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở chức năng QLHCNNthuộc các cơ quan hành chính nhà nước

1.3.2 Mối quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo:

Mối quan hệ giữa Nhà nước với tôn giáo được biểu hiện qua quan hệgiữa Nhà nước với tổ chức đại diện tôn giáo, trong đó có những con người cụthể là chức sắc, nhà tu hành và tín đồ với nhiều quan hệ khác nhau Ở đây, cácchức sắc, nhà tu hành, tín đồ của một tổ chức tôn giáo quan hệ với Nhà nướctrước hết với tư cách công dân của một quốc gia với Nhà nước của quốc gia

đó và sau đó là với tư cách những người đại diện của một lực lượng xã hộiquan hệ với Nhà nước, phân biệt với lực lượng khác ở chỗ họ có niềm tin tôngiáo với người không có niềm tin tôn giáo

Quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo khác nhau tùy thuộcNhà nước đó thuộc chế độ xã hội nào, thể hiện trong chính sách tôn giáo củaNhà nước đó, về mặt bản chất đó là quá trình thực hiện tư tưởng, quan điểmcủa giai cấp cầm quyền đối với tôn giáo

Chủ nghĩa và tôn giáo:

Từ thời cổ đại đến trung cổ ở Châu Âu, quan hệ giữa Nhà nước với tôngiáo là đồng nhất Tôn giáo là chính trị và ngược lại Khi nhiệm vụ xây dựngNhà nước gia tăng với sự xuất hiện nhiều tôn giáo nhập thế, nhiều Quốcvương không thể đồng thời là giáo chủ, buộc thế quyền và thần quyền phảiphân lập

Trang 12

Sau khi đế quốc La Mã bị tách đôi, hai miền Châu Âu chia ra theo haingôn ngữ: Giáo hội phía Đông là giáo hội Chính thống và Giáo hội Rômaphía Tây Giáo hội Chính thống phía Đông tuy phân biệt thần quyền và thếquyền nhưng trong thực tế thì đều phụ thuộc vào nhà cầm quyền Giáo hội tựanhư bộ phận hữu cơ của Nhà nước, thế quyền và thần quyền cấu kết với nhauhết sức chặt chẽ để kìm hãm nhân dân trong cuộc sống vật chất khổ cực vàcuộc sống tinh thần mê muội Ở đây, thời điểm này Nhà nước đứng trên Giáohội.

Tây Âu, Giáo hội Công giáo trị vì lại luôn có vị trí đứng trên chínhquyền Thế kỷ XI, giáo quyền thắng thế, nó chi phối có khi đồng nhất với thếquyền Đến thế kỷ XVI, canh tân tôn giáo Luther, tách Tin Lành khỏi Giáohội Công giáo Rôma, cũng là thời điểm thành lập các quốc gia Châu Âu nhưAnh, Pháp, Đức Ở những nước theo Công giáo Rôma tuy chưa cắt đứt quan

hệ với Vatican, các nhà vua các nước Châu Âu đã được hưởng quyền độc lậpnhất định nhưng vẫn phụ thuộc vào Giáo hội Rôma; ở các nước theo TinLành, các giáo phái Tin Lành ra đời với tổ chức Giáo hội độc lập, không chịu

sự chỉ huy của Giáo hoàng nhưng vẫn ảnh hưởng đến Nhà nước

Các Nhà nước phương Đông nhất là vùng Đông Á, tôn giáo khôngđược xem là đối thủ đe dọa quốc gia và Nhà nước mà ngược lại Nhà nước chủđộng dựa vào một tôn giáo để trị nước Ở đây, vua – người đại diện cho quyền

sở hữu tối cao về đất đai, tự cho mình là thiên tử, hay nói như Mác một phần

là ông vua chuyên chế có thực, một phần là nhân vật huyền thoại không thựccai quản cả con người trên trần thế, các thần linh, ma quỷ như việc vua cóquyền sắc phong thần linh Nhìn chung, Nhà nước đứng trên tôn giáo Tuythế, yếu tố tôn giáo cùng với các yếu tố dân tộc, sắc tộc vẫn luôn là nguy cơtiềm ẩn thách đố quốc gia

Thế kỷ XVIII, Đại Cách mạng tư sản Pháp lật đổ chế độ quân chủchuyên chế vốn luôn dựa vào tôn giáo – là kết quả của các ý tưởng và các họcthuyết, quan điểm tư sản, tiêu biểu như thuyết “Khế ước xã hội” với các đạidiện Hugo Crotius, Thomas Hobbes, Tolon Locke, J.J Rousseau: một Nhànước chỉ căn cứ vào nhu cầu và đòi hỏi của con người chứ không còn tựa vào

những nguyên tắc tôn giáo Cách mạng tư sản Pháp đã tạo ra một quyền lực

bằng chính chủ thể con người, tách khỏi sự phán xét của thần quyền.

Các cuộc cách mạng tư sản khác ở Châu Âu diễn ra tiếp tục theo xuhướng thế tục hóa, dẫn đến sự ra đời của các quốc gia thế tục của giai cấp tư

Trang 13

sản và Nhà nước tư sản Nhà nước tuyên bố tự do tín ngưỡng và nguyên tắcNhà nước theo chế độ thế tục … Như vậy, ở các nước tư bản, nguyên tắc

quyết định mối quan hệ giữa Nhà nước với tôn giáo là tự do tôn giáo và

không tôn giáo, các tổ chức tôn giáo tách khỏi Nhà nước, tách khỏi nhà trường Công việc tôn giáo được coi là việc riêng tư Tuy nhiên thực tế hiện

nay Nhà nước tư sản vẫn tồn tại 3 hình thức: thế tục, thỏa hiệp, quốc giáo vànhiều quốc gia tư bản thực hiện theo thể chế quốc gia thỏa hiệp hoặc quốcgiáo; và dù ở một quốc gia có chế độ chính trị như thế nào thì tôn giáo vẫn tồntại như một hiện tượng xã hội khách quan

B ng 1 Các qu c gia có tôn giáo làm qu c giáo:ảng 1 Các quốc gia có tôn giáo làm quốc giáo: ốc gia có tôn giáo làm quốc giáo: ốc gia có tôn giáo làm quốc giáo:

Phật giáo Công giáo Tin Lành Chính

- Ireland (95.8%)

- Monaco (90,7%) -Aghentina (91.9%)

- Paragoay (96%)

- Bolivia (92.5%)

- Guetemala (94%)

- Pêru (95.1%)

- Côlômbia (96.6%)

- Costarica (96.5%)

- Esanvado (96.8%)

- Nauy (87.8%)

- Đan Mạch (95%)

- Thụy Điển (98%)

- Iceland (97%)

- Hy Lạp (98.1%)

- Malaysia (55%)

- Pakistan (97%)

- Gioocđani -Apghanistan ( 99.9%)

- Angiêri (99%)

- Arập Saudi (100%)

- Irắc (97%)

- Thổ Nhĩ Kỳ (99.2%)

- Iran (97.1%)

- Inđônêxia (87%)

- Brunây (64,2%)

- Oman (98.9%)

- Baranh (95%)

- Maroc (99.4%)

- Libi (98.1%)

- Anh (quốc giáo Anh)

Trang 14

- Xômali (99.8%)

- Tunicia (99.9%)

- Ai Cập (91%)

- Tuynidi (98%)

Ngoài ra, còn có nhiều quốc gia không coi một tôn giáo nào là quốcgiáo nhưng tỷ lệ dân số theo một tôn giáo là rất lớn và tồn tại sự ảnh hưởngcủa các Giáo hội lên đời sống chính trị, ví dụ ngay các nước lớn:

Mỹ : 61% dân số theo Tin Lành, 25% dân số theo Công giáo;

Đức : 47% Tin Lành, 36% Công giáo;

Pháp : 87% theo Công giáo…

Ở nhiều Nhà nước tư sản, sự tham gia của tôn giáo vào đời sống chínhtrị còn biểu hiện rõ nét bằng sự xuất hiện của các Đảng chính trị mang màusắc tôn giáo Cụ thể như:

Đức : Liên minh dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) đang đứng đầu liênminh cầm quyền; Liên minh xã hội Thiên chúa giáo (CSU), Đảng Dân chủThiên chúa giáo

Nga : có 4 tổ chức chính trị Thiên chúa giáo; các tổ chức Đảng Hồigiáo: Đảng Hồi giáo phục sinh, Đảng Dân chủ Hồi giáo, Phong trào Dân chủHồi giáo Nga, Liên hiệp xã hội Hồi giáo toàn Nga ánh sáng, Liên minh Hồigiáo Nga

Inđônêxia: Đảng Hội đồng giáo sĩ (NU) và Đảng Phong trào giáo dụcHồi giáo hiện nay hợp nhất thành Đảng Thống nhất vì sự Phát triển (PPP) naygọi là Đảng Hồi giáo; Đảng Hồi giáo trăng lưỡi liềm (PBB) cũng là 1 đảnglớn trong Quốc hội, nắm giữ một số bộ trong Chính phủ…

Trang 15

Đó là những quốc gia tuyên bố xây dựng Nhà nước thế tục nhưng thựcchất tồn tại sự thỏa hiệp, “chung sống hòa bình” giữa Nhà nước và Giáo hội.

1.3.2.2 Nhà nước xã hội Chủ nghĩa và tôn giáo:

Nhà nước Xã hội chủ nghĩa là Nhà nước được xây dựng trên nền tảng

tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, do Đảng Cộng sản lãnh đạo Các nhàsáng lập học thuyết Mác – Lênin phê phán những mặt tiêu cực của tôn giáo,nhưng có một cách nhìn hết sức biện chứng về tôn giáo Trong mối quan hệgiữa Nhà nước XHCN và tôn giáo cần quan tâm đến một số nguyên tắc cơbản mà Chủ nghĩa Mác –Lênin đã chỉ ra:

a, Trên cơ sở luận điểm nổi tiếng của Mác trong tác phẩm “Về vấn đề

Do Thái” (1843) có thể thấy một trong những nguyên tắc xây dựng tổ chức xã

hội nói chung, Nhà nước XHCN nói riêng là nguyên tắc phải tách biệt quan

hệ Nhà nước và Giáo hội “Nhà nước mà còn cần lấy tôn giáo làm nền tảng

thì chưa phải Nhà nước đích thực {…} Cái gọi là Nhà nước Cơ đốc giáo, thực

ra là một Nhà nước không hoàn vị vì nó cần có Cơ đốc giáo để bù đắp tínhchất thiếu hoàn hảo và trở nên thiêng liêng… Còn Nhà nước dân chủ, mộtNhà nước thật sự, thì nó không cần đến tôn giáo để bù đắp về mặt chính trịcho mình.” (C.Mác, Ph.Ănghen toàn tập, NXB CTQG Hà Nội, 1995, Tập 1, tr

541 – 542)

Lênin tiếp tục khẳng định nguyên tắc này: “Tôn giáo phải là một việc

tư nhân, nhưng đối với chúng ta, bất luận thế nào, chúng ta không thể coi tôngiáo là một việc tư nhân được Nhà nước không được dính đến tôn giáo, cácđoàn thể tôn giáo không được dính đến các cơ quan Nhà nước.” (Lênin toàntập, tập 12, NXB Tiến bộ Matxcơva, 1980, tr 171)

b, Nguyên tắc thứ hai, Nhà nước XHCN tôn trọng quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo của mọi người trong xã hội Cương lĩnh của Đảng CNXH

Dân chủ Nga ở Đại hội Lần thứ II “…7.Xóa bỏ đẳng cấp và đảm bảo bình

đẳng giữa các dân tộc không phân biệt nam – nữ; tôn giáo, màu da và dân

tộc…13.Tách Giáo hội ra khỏi Nhà nước và nhà thờ khỏi trường học.”

“Bất kỳ ai cũng được hoàn toàn tự do theo tôn giáo mình thích hoăckhông thích tôn giáo nào…Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa các công dân cótôn giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ được.” (Lênin toàn tập,tập 17, NXB Tiến bộ Matxcơva, 1980, tr 515)

Nhà nước XHCN và tôn giáo có mặt đối lập về ý thức hệ, nhưng nhữngnhà sáng lập học thuyết Mác – Lênin và cả những học trò của các ông đều

Trang 16

khẳng định người cộng sản không chống lại tôn giáo, ngược lại Chủ nghĩaMác – Lênin đã nêu những quan điểm biện chứng trong mối quan hệ giữaNhà nước với tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo

Lênin chỉ rõ: “…đối với người mácxít, một điều quan trọng phải biết làtôn giáo không đồng nghĩa với phản động với tất cả mọi người, ở mọi nước vàmọi thời đại.” (Lênin toàn tập, tập 12, NXB Tiến bộ Matxcơva, 1980, tr 274)

Và “Mọi người nhất thiết tránh mọi sự xúc phạm đến tôn giáo.” (Lênin toàntập, tập 52, NXB Tiến bộ Matxcơva, 1980, tr 180)

Trên thực tế, ở một số thời điểm, ở một số Nhà nước XHCN, nhữngngười cộng sản bị chi phối bởi xu hướng tả khuynh, nhận thức các luận điểmcủa học thuyết macxít một cách phiến diện cực đoan nên có sự khắt khe, thậmchí phân biệt đối xử với tôn giáo, chống tôn giáo

Cách đối xử với tôn giáo như vậy đã bị các ông phê phán, hơn nữa phêphán cả hai phương thức giải quyết vấn đề tôn giáo: tuyên truyền thuyết phục

và đấu trang giai cấp Lênin: “Sai lầm lớn nhất và tệ hại nhất mà một ngườimacxít có thể mắc phải là tưởng rằng “có thể chỉ có do con người trực tiếpgiáo dục chủ nghĩa Mác thuần túy” mà làm cho quần chúng bừng tỉnh khỏi

mê tin tôn giáo” (Những vấn đề tôn giáo hiện nay, NXB CTQG Hà Nội, 1994,

tr 107) Ănghen viết: “Ông ta – Duyrinh – tung bọn hiến binh tương lai củaông ta ra truy kích tôn giáo và do đó ông ta giúp cho tôn giáo đạt tới chỗ thựchiện tinh thần tử vì đạo và kéo dài sự tồn tại của nó” (C.Mác, PhĂnghen toàntập, NXB CTQG Hà Nội, tập 20, tr 439)

Đây cũng chính là bài học khi tác động vào tôn giáo cần tôn trọng hoàncảnh khách quan và dựa vào quan điểm lịch sử cụ thể:

- Khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo là lập trường củanhững người macxít – lêninnít;

c, Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo Yêu cầu đúngđắn đặt ra là: tôn trọng tự do tín ngưỡng, tư tưởng, tinh thần và loại bỏ yếu tốchính trị phản động trong sinh hoạt tôn giáo

Mặt chính trị và mặt tư tưởng trong tôn giáo có quan hệ với nhau, song

có sự khác nhau: mặt tư tưởng trong tôn giáo hiện ra là đức tin, ở nhận thức

của các tín đồ về đấng thiêng liêng, về đức Chúa trời, về đấng chí tôn Trongnhận thức, trong tư tưởng của tín đồ, các đấng chí tôn là vô cùng cao cả, sángsuốt và công bằng, có thể đem lại hạnh phúc và mọi điều như mong ước cho

Trang 17

phần tử tôn giáo muốn biến đức tin của tín đồ đối với các đấng thiêng liêngthành công cụ mang sức mạnh thiêng liêng phục vụ cho mục đích thống trị, ápmức mọi người – trước hết là tín đồ – của họ

- Tôn giáo quả thật có vai trò an ủi, vỗ về, xoa dịu bớt nỗi đau trần thế,

bị giai cấp thống trị lợi dụng nhưng không chỉ từ đó kết luận rằng tất cả mọitôn giáo ở mọi nơi, mọi thời kỳ lịch sử đều đẩy con người xa lánh hành động,đấu tranh lao động sản xuất hoặc chỉ là công cụ của kẻ xâm lược và giai cấpthống trị là không đúng

d, Giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn liền với việc giải quyết nguồngốc, tức những cơ sở sản sinh ra nó Nói một cách cụ thể hơn, giải quyết vấn

đề tôn giáo phải gắn liền với việc giải quyết vấn đề nhận thức, xã hội và tâm

lý của con người, của xã hội Đằng sau vấn đề này là vấn đề phát triển kinh tế– xã hội Đối với Chủ nghĩa Mác – Lênin, giải quyết vấn đề phát triển kinh tế

- xã hội luôn gắn liền với mục đích của sự nghiệp Cách mạng XHCN “Phêphán thượng giới biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thànhphê phán pháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị.”(C.Mác, Ph.Anghen toàn tập, tập 1, NXB CTQG, 1995, tr 571)

- Hơn nữa, Lênin còn khẳng định sẵn sàng kết nạp vào hàng ngũ ngườicộng sản những người đang có niềm tin tôn giáo “Chúng ta không nhữngphải sẳn sàng kết nạp, mà còn cố gắng để thu hút vào Đảng Dân chủ – xã hộitất cả những công nhân nào còn tin ở Thượng Đế; chúng ta nhất định phản đốibất cứ một sự xúc phạm nhỏ nào đối với tín ngưỡng tôn giáo.” (V.I.Lênintoàn tập, NXB Tiến Bộ Matxcơva, 1974, tập 17, tr 520)

Như vậy, những người sáng lập Chủ nghĩa Mac – Lênin hoàn toànkhông phủ nhận sự tồn tại của tôn giáo trong Chủ nghĩa xã hội nhưng khẳngđịnh nguyên tắc Nhà nước phải tách khỏi Giáo hội và ngược lại

1.3.2.3 Nhà nước Việt Nam và tôn giáo:

a, Các Nhà nước Việt Nam trong lịch sử và tôn giáo:

Lịch sử Việt Nam chưa có một tôn giáo nào thật sự là quốc giáo, kể cảtrường hợp Phật giáo ở thế kỷ XI – XII, Nho giáo sau này là rường cột tưtưởng chính trị cho chế độ phong kiến nhưng nó hoàn toàn không là một tôngiáo

Nhà nước phong kiến Việt Nam giống như đa số các nước phong kiếnphương Đông: Nhà nước đứng trên tôn giáo Nhà vua, triều đình có đủ mọi

Trang 18

quyền lực công nhận, cất nhắc, trả lương, bảo hộ mọi cơ sở tôn giáo, thậm chíhành lễ tôn giáo mặc dù ở một số triều đại có những vị sư có vai trò quantrọng trong triều đình phong kiến như dưới thời Lý hoặc Phật giáo giữ vị trítôn giáo độc tôn ở thời Trần.

Sự phức tạp trong quan hệ chính trị – tôn giáo ở Việt Nam bắt đầu từthời cận đại, khi Kitô giáo và đặc biệt là chủ nghĩa thực dân phương Tây xâmlược nước ta Thực dân Pháp dung dưỡng và dựa vào Giáo hội công giáo.Dưới chế độ thực dân mới ở miền Nam thập niên 50 – 60 của thế kỷ XX,chính sách kỳ thị tôn giáo dựa vào Công giáo của các thế lực tay sai càng rõrệt

Trong các cuộc chiến tranh và Cách mạng, vấn đề dân tộc và tôn giáoluôn là vấn đề ý thức hệ tư tưởng mà các thế lực thù địch luôn lợi dụng để làm

vũ khí tư tưởng chính trị chống lại những người “Mácxit vô thần”

Lịch sử Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnhđạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam luôn thực hiệnnhất quán chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân Chínhsách đó của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể chế hóa, pháp luậthóa bằng nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam Dân chủ CộngHòa, nay là Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

b, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và tôn giáo:

Ngày 3/9/1945, ngay sau phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thờisau Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố “tín ngưỡng tự do,lương giáo đoàn kết”

Ngày 10/5/1958, trả lời các câu hỏi của cử tri Hà Nội “Tiến lên CNXHthì tôn giáo có bị hạn chế không?”, Hồ Chí Minh trả lời rất rõ “Không Ở cácnước xã hội chủ nghĩa, tôn giáo hoàn toàn tự do, ở Việt Nam cũng vậy.” (HồChí Minh toàn tập, tập 9, NXB CTQG, tr176)

Trước thời kỳ đổi mới 1986, ở nước ta, vấn đề dân tộc và tôn giáo vẫn

là vấn đề cơ bản, xu hướng này coi việc đấu tranh với âm mưu chính trị hóa,nhà nước hóa và quần chúng hóa các tôn giáo của các thế lực thù địch là cơbản, cùng với bối cảnh lịch sử tác động nên Nhà nước có phần khắt khe vớitôn giáo và các hoạt động tôn giáo

Trang 19

Từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và đặc biệt là từsau Đổi mới, xu hướng tôn giáo đồng hành cùng với dân tộc, đi liền vớiCNXH trở thành xu thế cơ bản, chi phối hoạt động của tôn giáo

Từ đó cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách đổi mới,toàn diện, khách quan hơn đối với tôn giáo Nghị quyết Hội nghị BCH TWlần thứ bảy khóa IX đã nêu rõ hệ thống quan điểm của Đảng về vấn đề tôngiáo trong tình hình mới, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo là một bước tiến dàicủa chế định luật pháp đối với tôn giáo

Từ quá trình lịch sử dân tộc và lịch sử Cách mạng Việt Nam, lịch sửhình thành và hoạt động của các tôn giáo, có thể rút ra cơ sở lý luận và thựctiễn khẳng định tôn giáo có thể hòa nhịp, thích ứng và đồng hành cùng Chủnghĩa Xã hội, dưới sự quản lý của Nhà nước XHCN

Cơ sở lý luận và thực tiễn tôn giáo có thể hòa nhịp, thích ứng và đồng hành cùng Chủ nghĩa Xã hội, dưới sự quản lý của Nhà nước XHCN:

- Những nhà sáng lập học thuyết Mác – Lênin và các học trò kế tục tiêubiểu như Hồ Chí Minh hoàn toàn không phủ nhận sự tồn tại của tôn giáotrong CNXH với những luận điểm quan trọng đã trình bày ở trên

- Mâu thuẫn giữa tôn giáo và Nhà nước XHCN là mâu thuẫn giữa ýthức hệ biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa các con đường vàphương thức đưa con người đến cuộc sống hạnh phúc, nó không phải là mâuthuẫn lợi ích, mâu thuẫn đối kháng dẫn đến đấu tranh giai cấp Chỉ có mâuthuẫn giữa các thế lực lợi dụng và đội lốt tôn giáo để chống phá Nhà nướcXHCN, đó là mâu thuẫn địch – ta nhưng không phải là mâu thuẫn giữa Nhànước và tôn giáo về bản chất

- Nhà nước XHCN dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản chânchính chấp nhận sự dị biệt và các ý kiến khác nhau, cùng tìm kiếm điểmtương đồng Điểm tương đồng của tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng CNXH

là tính dân tộc, là lòng yêu nước của đồng bào có đạo – chức sắc, nhà tu hành,tín đồ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hôm qua và xây dựng, bảo vệ

Tổ quốc hôm nay

Đối với nước ta, quan hệ Nhà nước với tôn giáo là một trong những vấn

đề hàng đầu trong quan hệ với vấn đề dân tộc và CNXH Trong công cuộcđấu tranh giải phóng dân tộc, thắng lợi cuối cùng là kết quả của sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có

sự đóng góp, hy sinh rất lớn của đồng bào tôn giáo Hiện nay, trong sự nghiệp

Trang 20

xây dựng và phát triển đất nước, các tôn giáo có khả năng thích ứng, thíchnghi theo đường hướng “tốt đời đẹp đạo” như “Dân tộc – Đạo pháp và Chủnghĩa Xã hội” của Phật giáo, “Sống phúc âm trong lòng dân tộc, gắn bó vớivận mệnh quê hương” của đạo Công giáo (Thư chung Công giáo 1980),

“Sống phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc” của đạo Tin Lành,

“Nước vinh – Đạo sáng” của Phật giáo Hoà Hảo, Cao Đài với đường hướng

“Đời đạo tương sắc – đời đạo tương hiệp”

Điểm tương đồng thứ hai là đạo đức, văn hóa tôn giáo có những điểmphù hợp với CNXH đã được Đảng ta khẳng định trong Nghị quyết TW 7 khóaIX

- Cả Nhà nước và tôn giáo cần nhận thức rõ cái hố ngăn cách khôngphải vì bản thân tôn giáo và Nhà nước XHCN mà vì mưu đồ chia để trị củathực dân phong kiến, âm mưu chống phá CNXH của đế quốc lợi dụng chiêubài tự do tôn giáo, nhân quyền Chính những người tôn giáo đã nhận thấy:

“Người Kitô giáo không cảm thấy bị đe dọa bởi cộng sản … có lẽ vì người tacho rằng cuộc đấu tranh giữa vô thần và hữu thần tại đây không có lợi ích gì”(D.Marr, Giáo hội và Nhà nước tại Việt Nam, bản dịch của Viện nghiên cứutôn giáo)

Trong Thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũngkhẳng định: “Đường lối của Chính phủ gồm 3 mục tiêu sau đây:

1 Giải phóng nhân dân khỏi đói rét (khổ sở) và khỏi dốt;

2 Đem lại cho nhân dân tự do, tự do sống, tự do tín ngưỡng;

3 Bảo vệ độc lập của Tổ quốc

Nếu cộng sản mà thực hiện những việc trên đây thì tôi tin chắc mọi

người sẽ chấp nhận thứ cộng sản ấy.” (Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín

ngưỡng, NXB Khoa học xã hội, 1998, tr 189, 190)

Như vậy, CNXH và tôn giáo không mâu thuẫn, không ngăn cách màcòn có điểm tương đồng

Vấn đề có ý nghĩa quan trọng còn lại là Nhà nước XHCN phải làm cho

tín đồ, cho các tôn giáo hiểu rằng, đức tin tôn giáo chân chính không đối lập

với Chủ nghĩa Mácxit mà hơn thế nữa chính CNXH hiện thực hóa những lý

tưởng của Chủ nghĩa nhân đạo tôn giáo

“Xã hội xã hội chủ nghĩa không chỉ giành riêng cho những người cộng

Trang 21

người tán thành CNXH đồng thời phải là người duy vật vô thần triệt để”(Phạm Quang Hiệu, Tự do tín ngưỡng, Tạp chí Học tập, số 12, 1961, tr 57).

1.3.3 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với tôn giáo là một yêu

cầu khách quan:

Tính khách quan trong yêu cầu của việc tăng cường công tác QLNNđối với hoạt động tôn giáo được thể hiện ở những vấn đề sau:

a, Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội Nói đến tôn giáo là nói đến

một tổ chức tôn giáo với những con người cụ thể – là các chức sắc, nhà tuhành, tín đồ và những hoạt động cụ thể, có sự tương tác với xung quanh, vớimọi lĩnh vực đời sống xã hội

Hoạt động tôn giáo liên quan đến các lĩnh vực đời sống xã hội cho nênkhông chỉ các tôn giáo mà tất cả các hoạt động của các cơ quan tổ chức, cánhân liên quan đến đời sống xã hội cũng đều phải tuân thủ pháp luật Nhànước và chịu sự quản lý của Nhà nước

Hơn nữa, một tôn giáo muốn tồn tại và phát triển thì không thể đứng

ngoài một quốc gia, không hòa đồng với cộng đồng dân tộc của quốc gia đó.

Quá trình đồng hành của một tôn giáo trong một quốc gia đòi hỏi tổ chức tôngiáo phải có đường hướng hành đạo và làm đẹp đời theo đường hướng chungcủa quốc gia dân tộc dưới sự quản lý của một Nhà nước, xây dựng theo mộtđường lối nhất định của một chính Đảng lãnh đạo Ở Việt Nam đó là Nhànước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam

b, Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ một quốc gia nào khác trên thếgiới, tôn giáo cũng là đối tượng quản lý, phải tuân thủ pháp luật và chịu sựquản lý của Nhà nước Các quốc gia tuy tổ chức có khác nhau nhưng đều cóchế định quản lý Nhà nước về tôn giáo, tùy thuộc vào tình hình và vai trò củatôn giáo trong đời sống xã hội, ví dụ một số nước như Nhật Bản chức năngQLNN về tôn giáo được giao cho Bộ Văn hóa, Trung Quốc là Ban Tôn giáocủa Quốc vụ viện, ở Thái Lan Bộ Giáo dục QLNN về tôn giáo…

Một điều đặc biệt cần chú ý là không chỉ hiện nay, ở các quốc gia, tôngiáo là một đối tượng quản lý của Nhà nước mà từ thời phong kiến, pháp luậtNhà nước phong kiến đã điều chỉnh đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, tiêubiểu như tại Bộ luật Hồng Đức, triều Lê ở nước ta, Điều 41 quy định: “Tronghạt có người nào giả xưng bồ tát, bà đồng mà các quan phủ, tuần không bắt

Trang 22

trình lên để trị tội thì đều bị xử tội biếm Những bồ tát, bà đồng ấy đều bị xửtội đồ, tội nặng hơn thì bị xử thêm 1 bậc.”

c, Như nhiều thực thể và lĩnh vực xã hội khác, ngoài những mặt tiến bộ,tích cực bao giờ cũng kéo theo đằng sau nó là những hạn chế, tiêu cực vànhững mặt trái, vi phạm pháp luật mà tôn giáo không ngoại lệ Quan trọnghơn, đây còn là lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp mà các thế lực phản động, thùđịch thường xuyên lợi dụng với âm mưu chính trị hóa tôn giáo, với chiêu bài

tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nhân quyền để chống phá Nhà nước XHCN, gâymất ổn định xã hội, đe dọa an ninh quốc gia Chính vì vậy Nhà nước phải tăngcường quản lý để một mặt bảo đảm chính sách tự do, tín ngưỡng, tôn giáo củamọi công dân đã được khẳng định trong Hiến pháp và pháp luật Nhà nước;mặt khác ngăn chặn âm mưu và hoạt động chống phá, bảo đảm ổn định trật

tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia

d, Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, khi quan điểm, chínhsách của Đảng có nhiều đổi mới để phù hợp với tình hình mới thì công tácQLNN về tôn giáo cũng phải đổi mới cho phù hợp Đảng xác định “cốt lõicủa công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng” và “nhiệm vụ thựchiện công tác tôn giáo là của cả hệ thống chính trị” (Nghị quyết TW 7 khóaIX), trong đó vai trò quản lý của Nhà nước đối với tôn giáo là rất quan trọng

e, Yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước nói chung và quản lý hànhchính Nhà nước về các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tôn giáo đặt ra nhiềuvấn đề đổi mới về hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo, về bộ máyquản lý, đội ngũ cán bộ cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chínhNhà nước nói chung, đồng thời đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN,trong đó có QLNN về tôn giáo

Điều quan trọng cần nhận thức và thực hiện là Nhà nước tăng cườngquản lý bằng chính sách, pháp luật không nhằm mục đích cấm cản, hoặc hạnchế tôn giáo mà chính là để bảo đảm cho các hoạt động tôn giáo diễn ra bìnhthường đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của một bộ phận nhân dân màpháp luật quy định; bảo đảm tính hợp pháp của tổ chức tôn giáo để chống lại

âm mưu lợi dụng tôn giáo chia rẽ đoàn kết toàn dân tộc, xuyên tạc chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo

Như vậy, từ lý luận cũng như thực tiễn vấn đề tôn giáo ở nước ta trongthời điểm hiện nay đã đặt ra yêu cầu Nhà nước cần phải thực hiện nhiều côngviệc để đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN về tôn giáo, thực

Trang 23

hiện tốt chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo trong tình hình mới Trong

đó Nhà nươc phải làm nhiều việc hơn và làm tốt hơn công tác QLNN về tôngiáo, như hoàn thiện thể chế và chính sách, đổi mới nâng cao năng lực quản

lý, điều hành của tổ chức, bộ máy, cán bộ cơ quan nhà nước Đó chính làviệc tăng cường công tác QLNN về tôn giáo Thước đo hiệu lực, hiệu quả củacông tác này chính là những chính sách, là những công việc cụ thể mà các cơquan nhà nước tiến hành đối với tôn giáo, là “bức tranh” tình hình tôn giáotrên từng địa bàn cụ thể, là thái độ đồng tình, ủng hộ của các chức sắc, nhà tuhành, tín đồ các tôn giáo đối với tổ chức, cơ quan và cán bộ Nhà nước

1.3.4 Thể chế, chính sách của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo:

Trong quá trình thể chế hoá các quan điểm của Đảng về tôn giáo, Nhànước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ ngày thành lập đến nay đềukhẳng định tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo nhưmột nguyên tắc quan trọng trong chính sách đối với tôn giáo, trong bảo đảmquyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Cả 4 bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 là những văn bản pháp lýcao nhất của hệ thống pháp luật nước ta trong từng thời kỳ lịch sử, đều khẳngđịnh nguyên tắc nói trên

Hiến pháp 1992 có giá trị hiện nay, Điều 70 đã quy định cụ thể: “Công

dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo

nào Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của các tínngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm tự do tínngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật vàchính sách của Nhà nước.”

Văn bản pháp lý đầu tiên điều chỉnh toàn diện, cụ thể riêng vấn đề tôngiáo và hoạt động tôn giáo là Sắc lệnh 234/SL năm 1955 do Chủ tịch Hồ ChíMinh ký ban hành đã quy định chi tiết quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo củacông dân, đặc biệt lần đầu tiên Nhà nước ta chính thức tuyên bố nguyên tắc

“chính quyền không can thiệp vào công việc nội bộ các tôn giáo”

Hơn hai mươi năm sau, Chính phủ ban hành Nghị quyết 297/CP tháng11/1977 tạo khung pháp lý thống nhất điều chỉnh vấn đề tôn giáo trong cảnước sau ngày miền Nam giải phóng Nghị quyết 297 đã đề ra 5 nguyên tắctrong quản lý vấn đề tôn giáo:

1 Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của côngdân;

Trang 24

2 Đảm bảo bình đẳng trước pháp luật giữa người có tín ngưỡng vàngười không có tín ngưỡng;

3 Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của công dân của người theo đạo vàkhông theo đạo;

4 Định chế các hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật;

5 Chế tài những hành động lợi dụng tôn giáo phương hại đến lợi íchcủa đất nước, của dân tộc

Ngày 21/3/1991, Chính phủ ban hành Nghị định 69/HĐBT đã đặt thêm

một nguyên tắc khuyến khích các hoạt động tiến bộ của các tôn giáo có lợi

cho sự nghiệp của đất nước và hạnh phúc của nhân dân Nghị định 26/1999/

NĐ – CP kế thừa những nguyên tắc cơ bản của Nghị định 69 năm 1991, đặc

biệt đã quy định cụ thể quyền hạn cho chính quyền địa phương trong xử lý

các vấn đề tôn giáo

Các văn bản pháp luật từ thời điểm này trở về trước đã tạo cơ sở pháp

lý quan trọng cho các tôn giáo sinh hoạt và hoạt động theo pháp luật và các cơquan quản lý có cơ sở pháp lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình

Tuy nhiên, cùng với quá trình đổi mới các quan điểm của Đảng về tôngiáo, các văn bản pháp luật chỉ dưới hình thức Nghị định của Chính phủ, chưađáp ứng được yêu cầu thực tế của các tổ chức và hoạt động tôn giáo, và côngtác QLNN về tôn giáo đặt ra, cũng như chưa thể hiện tính chất quan trọng vàphức tạp, đặc thù của nó

Thực hiện Nghị quyết TW 7 khóa IX, Chính phủ đã đề ra Chương trìnhhành động thực hiện Nghị quyết TW 7 về công tác tôn giáo và đã xây dựngtrình Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua Pháp lệnh tín ngưỡng,tôn giáo ngày 18/6/2004, là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất cho đến nayđiều chỉnh cụ thể cho riêng vấn đề tôn giáo Tháng 1/2005, Chính phủ banhành Nghị định 22/2005/NĐ – CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng,tôn giáo

Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (nay gọi tắt là Pháp lệnh) đã cụ thể hóaquyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được quy định tại Điều 70Hiến pháp 1992, trong đó khẳng định nguyên tắc cơ bản:

“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo

một tôn giáo nào Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo củacông dân Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy

Trang 25

Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Công dân có tín ngưỡng tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng tôn giáocũng như công dân có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫnnhau” (Điều 1, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo)

Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn quy định rõ quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo, quyền và nghĩa vụ của người có tín ngưỡng và hoạt động tôn giáocủa tín đồ, nhà tu hành, chức sắc, các quy định về tổ chức tôn giáo và hoạtđộng của các tổ chức tôn giáo; quy định thẩm quyền và trách nhiệm của các

cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạtđộng của các tổ chức tôn giáo như công nhận tổ chức tôn giáo, thành lập,chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các tổ chức trực thuộc; tổ chức đại hội, hộinghị, đăng ký hoạt động; công nhận việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm,bầu cử, suy cử chức sắc tôn giáo, việc mở trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡngnhững người chuyên hoạt động tôn giáo…

* Những điểm mới của Pháp lệnh và Nghị định 22/2005/NĐ – CP của Chính phủ điều chỉnh vấn đề tôn giáo so với các quy định trước đây:

1 Văn bản pháp luật điều chỉnh có giá trị pháp lý cao hơn (Pháp lệnh

so với các Nghị định trước đây)

2 Nội dung điều chỉnh khá rõ ràng và thông thoáng, một số quy định

về hoạt động của tổ chức tôn giáo trước đây phải xin phép các cơ quan Nhànước thì hiện nay chỉ phải đăng ký hoặc thông báo cho cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền được biết như chương trình hoạt động hằng năm, đăng ký việcphong phẩm, phong chức, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc tôn giáo không

có yếu tố nước ngoài, mà việc này trước đây phải xin phép đến Thủ tướngChính phủ (Nghị định 69 năm 1991, Nghị định 26 năm 1999)…

3 Quy định cụ thể thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, trong đó thực hiện phân cấp mạnh mẽ cho các cơ quan quản lý Nhà nước ở

địa phương Nhiều nội dung trước đây quy định thuộc thẩm quyền của Thủtướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ, nay phân cấp cho địa phương; đặcbiệt chính quyền cấp quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (nay gọi chungcấp quận) đã được phân cấp quản lý nhiều nội dung so với trước đây Nghịđịnh 69 năm 1991, Nghị định 26 năm 1999 chưa quy định một nội dungQLNN nào về tôn giáo cho chính quyền cấp quận

Trang 26

Theo Pháp lệnh và Nghị định 22 hướng dẫn, UBND cấp quận được quy

định quản lý 09 nội dung công việc (01 cấp đăng ký, 04 chấp thuận, 02 tiếp

nhận đăng ký, 02 tiếp nhân thông báo) cụ thể:

°Cấp đăng ký cho dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác

có phạm vi hoạt động trong một quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(điều 12, khoản 3, Nghị định 22 );

°Chấp thuận hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký của tổ chứctôn giáo cơ sở (điểm b, khoản 1, điều 21)

°Chấp thuận tổ chức Đại hội, hội nghị của tổ chức tôn giáo cơ sở(Khoản 3, Điều 23);

°Chấp thuận các cuộc lễ diễn ra ngoài cơ sở tôn giáo trên địa bàn mộtquận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (khoản 3, điều 26);

°Chấp thuận việc giảng đạo, truyền đạo ngoài cơ sở tôn giáo (khoản 3,điều 27);

°Tiếp nhận đăng ký hội đoàn tôn giáo có phạm vi hoạt động tronghuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (khoản 4, điều 14);

°Tiếp nhận đăng ký thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chức sắc,nhà tu hành (khoản 3, điều 19);

°Tiếp nhận thông báo thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của chứcsắc, nhà tu hành (khoản 1, điều 18);

°Tiếp nhận thông báo tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chứctôn giáo (điểm b, khoản 3, điều 30)

4 Quy định rõ thời hạn các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách

nhiệm xử lý và trả lời các vấn đề trong tổ chức và hoạt động của các tổ chứctôn giáo khi được gửi hồ sơ đề nghị, đăng ký hoặc thông báo; trong trườnghợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nói rõ lý do

Sau một thời hạn nhất định sau khi đăng ký, thông báo, nếu không có ýkiến nào khác từ phía các cơ quan QLNN có thẩm quyền thì các tổ chức tôngiáo có thể tiến hành hoạt động của mình, ví dụ như việc đăng ký hội đoàn,dòng tu, tu viện và các tổ chức tu hành tập thể khác; đăng ký người đượcphong phẩm, phong chức, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệmchức sắc trong tôn giáo; thông báo và đăng ký về việc thuyên chuyển nơi hoạt

Trang 27

động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành; đăng ký hoạt động hằng năm; thôngbáo tổ chức quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

5 Về mặt thủ tục hành chính, Chính phủ cũng đã ban hành các mẫu

biểu, hướng dẫn như Đơn đề nghị, Đơn đăng ký, Bản thông báo … để các tổchức tôn giáo thuận tiện trong quan hệ với các cơ quan Nhà nước có thẩmquyền giải quyết nhu cầu hoạt động tôn giáo của mình Về mặt hình thức chữnghĩa, các hoạt đông tôn giáo cũng như các vấn đề liên quan về mặt tổ chứccủa các tôn giáo được quy định trong Pháp lệnh và Nghị định không còn phải

“xin phép” mà là “đăng ký”, “đề nghị”; cũng như trong các mẫu biểu khôngphải là “Đơn xin phép” mà thay vào đó là “Đơn đăng ký”, “Đơn đề nghị”,

“Bản thông báo”, “Bản đăng ký” cũng là một điểm mới, cải tiến mối quan hệ

về mặt hành chính giữa Nhà nước với các tổ chức tôn giáo, khắc phục tưtưởng về quan hệ “xin – cho” trong cả hoạt động QLNN nói chung và đối vớihoạt động QLNN đối với tôn giáo nói riêng

TIỂU KẾT CHƯƠNG I:

1 Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh một cáchhoang đường, hư ảo hiện thực khách quan vào đầu óc con người, là một hiệntượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên Tôngiáo có những tác động tiêu cực nhưng đồng thời cũng có những ảnh hưởngtích cực mà người duy vật biện chứng phải có cái nhìn hết sức khách quan,khoa học về tôn giáo và trong công tác tôn giáo

2 Theo từng thời kỳ lịch sử và từng chế độ xã hội khác nhau, mối quan

hệ giữa Nhà nước và tôn giáo có sự khác biệt Hiện nay xu thế chung chỉ mốiquan hệ đó là thế tục, thỏa hiệp hoặc quốc giáo

Trang 28

Những nhà sáng lập ra học thuyết Mac – Lênin khẳng định sự tồn tạicủa tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội Nhà nước XHCN là Nhà nước thế tục,tách khỏi tôn giáo và ngược lại nhưng Nhà nước tôn trọng quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo và không tôn giáo của công dân.

3 Người Cộng sản Việt Nam, tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnhìn tôn giáo một cách khoan dung hơn và luôn khai thác các giá trị nhân văn,văn hóa, đạo đức tốt đẹp trong hầu hết các tôn giáo, tìm kiếm điểm tươngđồng giữa những hạt nhân tư tưởng tiến bộ và hợp lý của các tôn giáo để hộinhập với những giá trị ưu việt của hệ ý thức chủ nghĩa xã hội

4 Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩaViệt Nam thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự dotín ngưỡng, tôn giáo và không tôn giáo của công dân từ trước đến nay Tôngiáo ở nước ta có cơ sở lý luận và thực tiễn để thích ứng, đồng hành với xãhội xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý của Nhà nước XHCN Theo từng thời

kỳ lịch sử, để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, các quy định cụ thể của Nhànước đối với hoạt động tôn giáo càng đổi mới và thông thoáng hơn, đảm bảonhu cầu sinh hoạt tôn giáo của một bộ phận nhân dân và công tác quản lý vềtôn giáo của Nhà nước

Tên gọi Quận 10 xuất hiện trên bản đồ hành chính Sài Gòn từ sau cuộctổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, khi ngụy quyền Sài Gòn thành

Trang 29

Sau ngày giải phóng, Quận 10 là quận nội thành của TP.Hồ Chí Minh

và nay là một trong những quận trung tâm của Thành phố

Diện tích tự nhiên 5,72 km2 Ranh giới Quận 10 được bao bọc bởi cáctuyến đường:

- Phía Đông giáp Quận 3 giới hạn bởi đường Cách Mạng tháng Tám,Nguyễn Thượng Hiền, Điện Biên Phủ và Lý Thái Tổ

- Phía Tây tiếp giáp Quận 11 giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt

- Phía Bắc giáp Quận Tân Bình giới hạn với đường Bắc Hải và kênhBan Ngạn đã lấp

- Phía Nam giáp ranh với Quận 5 giới hạn bởi đường Hùng Vương vàđường Nguyễn Chí Thanh

Về cơ cấu hành chính, từ tháng 7/1969 đến tháng 6/1976, Quận 10 có 5phường, 47 khóm, 2 khu 5 phường có tên gọi là các Phường Chí Hòa,Phường Phan Thanh Giản, Phường Minh Mạng, Phường Nguyễn Tri Phương

và Phường Nhật Tảo

Từ tháng 7/1976 đến đầu năm 1979 từ 5 phường cũ chia thành 24phường; từ ngày 17/2/1979 đến 1981 sáp nhập lại còn 21 phường Từ 1982đến 1986 tổ chức lại còn 18 phường và từ tháng 2/1987 đến nay Quận 10 có

15 phường từ phường 1 đến phường 15, có 75 khu phố, 996 tổ dân phố

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội:

Dân cư Quận 10 phần lớn là những người dân lao động từ mọi miền đấtnước do bị thiên tai hoặc do chiến tranh qua các giai đoạn lịch sử đã hội tụ vềđây lập nghiệp và sinh sống, cùng nhau xây dựng và chọn nơi đây là quêhương thứ hai của mình

Hiện nay Quận 10 có 238.148 dân, 49905 hộ (tính đến tháng 12/2005) Dân số trong độ tuổi lao động là 198.575 người, chiếm 83,38%, đây là

nguồn lao động dồi dào, nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh

tế – xã hội, song đó cũng đặt ra cho chính quyền nhiệm vụ không nhỏ là tăngcường phát triển sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm, không ngừng nâng caomức sống cho người dân trong quận

So với các quận nội thành, dân cư Quận 10 với mật độ đông trên

41.000 người/km 2 và phân bố không đều Phần lớn người lao động sống trong

Trang 30

các chung cư Ấn Quang, Nguyễn Kim, cư xá Bắc Hải, các khu lao động chậthẹp, đông đúc Ở phường 3 mật độ là 129.000 người/km2, phường 7 mật độ141.000 người/km2 Đa số cư dân Quận 10 là những người lao động, với độingũ công nhân, công chức, giáo viên, tiểu chủ, buôn gánh bán bưng, làm thuêmướn dịch vụ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm thấp, đã giảm từ 11‰năm 2000 xuống còn 7‰ trong hai năm 2004, 2005 Tuy nhiên, cho đến nayQuận 10 vẫn còn là vùng đất hấp dẫn cho cư dân các nơi đến sinh sống, lậpnghiệp nên tỷ lệ tăng dân số hằng năm vẫn còn cao mà mục tiêu trong nămnăm tới sẽ giảm tỷ lệ này xuống dưới 1%/năm.

Bảng 2 Tình hình dân số Quận 10 qua các năm:

Nguồn: Niên giám Thống kê Quận 10 năm 2000 – 2005

Về dân tộc: dân cư Quận 10 đa số là người Kinh, chiếm hơn 80% dân

số, người Hoa chiếm khoảng 18%, còn lại một số ít dân tộc ít người nhưChăm, Tày, Thái, Khơme, Nùng Đồng bào các dân tộc trên địa bàn Quận 10sống đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, không có sự phân biệt đối xử, đồngbào các dân tộc ít người luôn được sự quan tâm của cộng đồng dân cư vàchính quyền các cấp, cuộc sống ổn định và ngày càng nâng cao

Bảng 3 Các dân tộc trên địa bàn Quận 10:

n v : ng iĐơn vị: người ị: người ười

Trang 31

217.938 31302 262 121 57 20 11 2 1

Kinh tế Quận 10 phát triển nhiều năm qua khá toàn diện, đạt tốc độtăng trưởng trung bình hằng năm khá cao, tính từ năm 2000 trở lại đây, tốc độsản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hằng năm ước tăng 15,62%/năm,thương mại dịch vụ năm năm 1999 – 2004 tăng bình quân hằng năm 16,98%.Toàn Quận có 9891 cơ sở kinh tế trên địa bàn, số cơ sở thương mại dịch vụchiếm 88%, trong đó có hệ thống chợ thuận lợi cho hoạt động buôn bán, dịch

vụ như chợ Hòa Hưng, Nguyễn Tri Phương, Chí Hòa, các Trung tâm thươngmại lớn như Trung tâm Thương mại Lý Thường Kiệt, chợ điện tử Nhật Tảo,các khu chuyên kinh doanh đồ gỗ đường Ngô Gia Tự, hệ thống siêu thị đường3/2, đường Tô Hiến Thành… Hoạt động thương mại – dịch vụ với doanh sốrất cao và tăng nhanh qua hằng năm, từ 4.622 tỷ đồng năm 2000 đến 9 thángđầu năm 2004 đạt 7.989,013 tỷ đồng

Trang 32

Quận 10 không có các công trình công nghiệp lớn; các cơ sở sản xuấtcông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, kể cả cơ sở của Trung ương và Thànhphố đóng trên địa bàn Hầu hết các các cơ sở sản xuất do Quận quản lý vàđóng xen kẽ trong các khu dân cư Vì thế, giải quyết vấn đề môi trường, môisinh đã và đang là một vấn đề mà Quận quan tâm và tập trung xử lý

Qua phát triển kinh tế, Quận 10 đã khẳng định sự ổn định về sức tăngtrưởng kinh tế và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững ở cácnăm tiếp theo

2.1.2.3 Văn hóa, giáo dục, y tế:

Về văn hóa: nhận thức đúng đắn vai trò, nhiệm vụ của văn hóa “vừa là

nền tảng, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, songsong với phát triển kinh tế, trong những năm qua, lãnh đạo Quận đã tập trungđẩy mạnh phát triển các hoạt động văn hóa – xã hội, tạo điều kiện, cơ sở đểQuận phát triển bền vững, ổn định

Từ những cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn từ ngày đầu giải phóng,đến nay Quận 10 đã có những trung tâm sinh hoạt văn hóa phục vụ cho nhândân trong và ngoài Quận Nhiều công trình văn hóa – thể dục thể thao nhưNhà hát Hòa Bình, Trung tâm Văn hóa, Nhà Thiếu nhi, Công viên Kỳ Hòa,Công viên văn hóa Lê Thị Riêng, Sân vận động Thống Nhất, Trung tâmTDTT Nguyễn Tri Phương… được đầu tư xây dựng và chỉnh trang, cùngnhiều cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa tư nhân khác đã trở thành tụ điểm vănhóa cho nhân dân trong Quận Hệ thống Nhà văn hóa phường cũng được đầu

tư phát triển, từ chỗ không có Nhà văn hóa đến nay đã có 7 Nhà văn hóaphường (1, 2, 3, 4, 10, 11, 13 ) được xây dựng khang trang và đi vào hoạtđộng ổn định 45/75 khu phố (60%) toàn Quận đạt danh hiệu “khu phố vănhóa” , 42.200 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm 95% tổng số hộ giađình toàn Quận; 4 Phường (3, 4, 5, 8) đăng ký xây dựng Phường đạt chuẩnvăn hóa, 36 đơn vị (chợ, bệnh viện, trường học) đăng ký xây dựng đơn vị vănhóa theo tiêu chí Thành phố

Quận đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển hoạtđộng ngành văn hóa thông tin đến năm 2010 để trên cơ sở đó tiếp tục đầu tư,phát triển sự nghiệp văn hóa – thông tin, trong đó có công tác xây dựng đờisống văn hóa cơ sở

Về giáo dục, sự nghiệp giáo dục – đào tạo của Quận 10 trong thời gian

qua đạt được nhiều thành tựu Tính đến năm học 2004 – 2005, toàn Quận có

Trang 33

30 trường mẫu giáo, 19 trường tiểu học, 8 trường Trung học cơ sở và 4Trường Trung học phổ thông, 13 Trường trong số đó được xây dựng mớikhang trang, 3 trường đạt chuẩn quốc gia; địa bàn Quận 10 còn là nơi đóngnhiều Trường Đại học, các Trung tâm đào tạo chất lượng của Thành phố và

cả nước như Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốcgia, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế, Đại học Dân lập Ngoại ngữ –Tin học, 02 cơ sở, chi nhánh của Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh,nhiều trường Trung học dạy nghề…Chất lượng đào tạo ngày càng tiến bộ, tỷ

lệ tốt nghiệp các cấp học đều cao, trung bình 99% học sinh tốt nghiệp tiểu học

và Trung học cơ sở hàng năm; 100% trẻ em 6 tuổi được vào lớp 1, 100% họcsinh tiểu học học 2 buổi/ngày; trình độ đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩnquốc gia: giáo viên mầm non là 98,6%, trung học cơ sở 97,8%, tiểu học99,7% Đầu tư cho giáo dục luôn được lãnh đạo Quận quan tâm, ngân sáchđầu tư cho giáo dục năm sau luôn cao hơn năm trước

B ng 3 Ngân sách đ u t cho giáo d c c a Qu n 10 qua các n m:ảng 1 Các quốc gia có tôn giáo làm quốc giáo: ầu tư cho giáo dục của Quận 10 qua các năm: ư ục của Quận 10 qua các năm: ủa Quận 10 qua các năm: ận 10 qua các năm: ăm:

Cùng nhiều biện pháp, đến nay trình độ dân trí của dân cư Quận 10,

đã được nâng cao rõ rệt, đến tháng 11/1996, Quận 10 hoàn thành tiêu chuẩn

phổ cập tiểu học và trung học cơ sở Đến tháng 12/2003, Quận 10 là mộttrong hai quận đầu tiên của Thành phố hoàn thành tiêu chuẩn phổ cập giáodục trung học

Về y tế, mạng lưới y tế của Quận gồm một Trung tâm y tế cấp Quận đủ

trang thiết bị y tế cần thiết hiện đại, được xây dựng mới; 15 Trạm y tế tại 15Phường với đội ngũ cán bộ y tế cơ sở gồm 224 người, nhiều phòng khám đakhoa và chuyên khoa tư nhân đã giúp cho công tác chăm sóc sức khỏe chonhân dân của Quận ngày càng tốt hơn như tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ33,3% năm 1990 giảm xuống còn 16,3% năm 1995 và hiện nay ở mức11,27%, khắc phục hoàn toàn tình trạng tai biến khoa sản và uốn ván rốn,khống chế được các dịch bệnh như dịch hạch, tả, bại liệt; tỷ lệ tiêm chủng mởrộng luôn ở mức đạt và cao hơn 92%

Trang 34

Về các vấn đề xã hội khác: kinh tế phát triển cao, nhưng một trong

những mục tiêu khó khăn mà Quận 10 phải hướng tới giải quyết là giảm tỷ lệ

hộ nghèo còn ở mức 2,84% năm 2005 đến năm 2008 không còn hộ nghèotheo tiêu chí mới (theo tiêu chí mới hộ nghèo là hộ có thu nhập 6 triệuđồng/năm, theo tiêu chí cũ đến năm 2003 Quận 10 đã không còn hộ nghèo),giảm tỷ lệ thất nghiệp ở mức trên 7% trong nhiều năm 2004, 2003 xuống 4%vào năm 2010 Tính đến năm 2005, số lao động được giới thiệu và giải quyếtviệc làm là 13.168 người/năm và số người có việc làm ổn định 3.180 người sovới dân số trong độ tuổi lao động của Quận là còn rất ít Đây là những khókhăn, thách thức mà Quận 10 phải vượt qua trong thời gian tới trên con đườngphát triển toàn diện và bền vững của mình

2.2Tình hình tôn giáo trên địa bàn quận 10:

2.2.1 Các tôn giáo ở Quận 10:

2.2.1.1 Đặc điểm, tình hình:

Quận 10 được Thành phố xác định là địa bàn trọng điểm về tôn giáo; là

Quận đa tôn giáo, có đầy đủ 6 tôn giáo chính của Việt Nam hoạt động, với số

lượng tín đồ, chức sắc và nhà tu hành các tôn giáo đông, ngoài ra còn có một

số người ngụ trên địa bàn Quận 10 có tín ngưỡng đạo Baha’l là đạo chưa chưađược Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân nhưng được cho phép sinh hoạtđiểm tại Quận 3 và Quận Tân Phú Một số tôn giáo đang hoạt động trên địabàn Quận 10 có sự ảnh hưởng và vai trò quan trọng đối với tổ chức Giáo hộicủa tôn giáo đó

- Trong đó địa bàn Quận 10 được coi là một trong những trung tâm củaPhật giáo Thành phố và cả miền Nam – nơi xuất phát của phong trào đấutranh của Phật giáo chống nhà cầm quyền Mỹ – ngụy trước đây, nơi xuất xứcủa tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất với hai hệ phái tại Tổđình Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự từ trước giải phóng

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) thành lập năm

1964 trên cơ sở tập hợp một số tổ chức hệ phái Phật giáo ở miền Nam, trong đó nòng cốt là Tổng hội Phật giáo Việt Nam Năm 1966, GHPGVNTN phân rẽ thành hai phái Một phái do Thích Tâm Châu đứng đầu tách ra đặt trụ sở ở chùa Việt Nam Quốc Tự, hay gọi là phái Việt Nam Quốc Tự, phái còn lại đặt trụ sở tại chùa

Ấn Quang nên gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất An Quang hay còn gọi là phái Ấn Quang Phái Việt Nam Quốc Tự đến những năm 1970 bị cô lập dần

và tự tiêu vong, phái Ấn Quang lại có những bất đồng trong nội bộ cho đến ngày giải phóng miền Nam Năm 1981, tại Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam được

Trang 35

tổ chức ở Hà Nội, GHPGVNTN cùng với 8 hệ phái Phật giáo trong cả nước thống nhất hợp thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Ngày nay, một số tu sỹ, tín đồ của GHPGVNTN trước đây vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của tổ chức này nhằm chia rẽ tôn giáo và chống đối, xuyên tạc chính sách tự do, tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước.

Ngày nay, Quận 10 là nơi đóng trụ sở Ban Trị sự Phật giáo Thành phốtại Chùa Ấn Quang, và cũng là nơi trụ xứ của nhiều vị cao tăng, trong đó có

03 vị trong Hội đồng chứng minh, 02 vị Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trungương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng, Phó Ban trị sự Phật giáo Thànhphố

Chùa Ấn Quang nay được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa Thành phố, được xây dựng từ 1949 Đây là nơi tập trung, xuất phát của nhiều cuộc xuống đường tuần hành đấu tranh chống Mỹ và chính quyền ngụy của đồng bào Phật tử và phong trào học sinh, sinh viên Thành phố, nơi Hòa thượng Thích Quảng Đức trụ xứ

1 tháng trước ngày tự thiêu phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963; nơi nuôi dưỡng, che giấu, gặp gỡ của các cán bộ hoạt động Cách mạng Từ 1981, đây là nơi đóng trụ sở Thành hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đạo Tin Lành trên địa bàn Quận 10 cũng có vị trí quan trọng trong hệthống Tổng Liên hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) và Thànhphố, là nơi đóng trụ sở Ban Đại diện Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miềnNam) Thành phố Hồ Chí Minh

Sau ngày giải phóng, tình hình tôn giáo trên địa bàn Quận rất phức tạp,các tổ chức phản động trong đó có một số chức sắc tôn giáo tham gia lợi dụngcác cơ sở tôn giáo hoạt động bạo loạn chống phá chính quyền Cách mạng nhưnhà thờ Vinh Sơn, nhà thờ Đồng Tiến, Viện Hóa Đạo Việt Nam Quốc Tự; các

cơ sở tôn giáo cũng tiến hành khiếu kiện đòi lại đất đai, cơ sở thờ tự làm chotình hình thêm phức tạp…

Hiện nay, tình hình tôn giáo trên địa bàn Quận cơ bản ổn định, không

có điểm nóng, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp như hoạt độngcủa tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất của Thích Huyền Quang,Thích Quảng Độ có sự tác động đến một số chức sắc Phật giáo của Quận –nơi vốn sản sinh ra tổ chức này; Quận 10 còn là nơi thường đến cư ngụ vàhoạt động của Lê Quang Liêm, lãnh đạo tin thần của một số tín đồ Phật giáoHòa Hảo gây ra một số hoạt động chống phá chính quyền Cách mạng và chia

rẽ nội bộ tôn giáo…

Trước giải phóng, Lê Quang Liêm – nguyên là cố vấn kiêm quản đốc Trung tâm phổ thông giáo lý của Phật giáo Hòa Hảo từng bị cách chức “vì lợi dụng danh

Trang 36

nghĩa giáo hội” bán giấy miễn dịch Năm 1971, Lê Quang Liêm đứng ra thành lập phái Hòa Hảo thứ ba gọi là phái Lê Quang Liêm hoạt động cho đến ngày miền Nam giải phóng với khoảng hơn 200 ngàn tín đồ Sau giải phóng ông ta quan hệ với các tổ chức phản động nước ngoài, liên tiếp có thái độ chống đối chính quyền Khi Nhà nước cho phép đạo Phật giáo Hòa Hảo hoạt động trở lại và công nhận tư cách pháp nhân, cho tiến hành Đại hội bầu ra Ban Trị sự TW năm 1999 nhưng Lê Quang Liêm hiện đã già yếu nhưng vẫn tiếp tục gây ra các hoạt động chia rẽ nội bộ tôn giáo và chống đối chính quyền.

Số lượng tín đồ các tôn giáo trên địa bàn Quận 10 tính đến tháng

12/2005 là 76.029 người, chiếm 31,92% dân số toàn Quận, tăng 5.294 người

so với năm 2004 (số liệu của Ban Tôn giáo Quận 10) (theo cuộc tổng điều tradân số ngày 01 tháng 4 năm 1999 trong cả nước, Quận 10 có 81.038 ngườitheo đạo, chiếm tỷ lệ 33,78% dân số toàn Quận)

Trong đó tín đồ Phật giáo đông nhất là 50.337 người, chiếm 21.1% dân số toàn Quận, chiếm 66,2% tổng số tín đồ; tín đồ Công giáo là 23.204 người, chiếm 9,74% dân số toàn Quận, chiếm 30,5% tổng số tín đồ; Tin Lành 1480 người, chiếm 0,62 % dân số toàn Quận, chiếm 1,94% tổng số tín đồ; tín đồ Cao Đài 616 người, chiếm 0,26% dân số toàn Quận, chiếm 0,81% tổng số tín đồ; tín đồ Hồi Giáo 360 người, chiếm 0,15% dân số toàn Quận, chiếm 0,47% tổng số tín đồ; Phật giáo Hòa Hảo rất ít, không đáng kể 9 người

và đạo Bahai’l có 23 người đạt tỷ lệ khoảng 0,03% tổng số tín đồ theo đạo

trên địa bàn Quận

Tín đồ Phật giáo và Tin Lành có xu hướng tăng nhanh qua từng năm.

Chỉ tính trong hai năm 2004 và 2005, tín đồ Phật giáo tăng 4591 người (từ45.386 người năm 2004 lên 50.337 năm 2005, tăng 10,1%); tín đồ Tin Lànhtăng từ 1344 lên 1480 người, tỷ lệ 10,1% Riêng đạo Hòa Hảo giảm 4 tín đồ,

từ 13 người năm 2004 xuống còn 9 người năm 2005 Tổng số đồng bào cóđạo trên địa bàn Quận tăng trong hai năm 2004 – 2005 là 5294 người (Hòa

Hảo giảm 4), tỷ lệ tăng 7,5%.

Tỷ lệ đồng bào theo đạo của Quận 10 đạt tỷ lệ trung bình của Thành

phố, tuy nhiên theo cuộc tổng điều tra dân số 01/04/1999, số lượng đồng bàotheo đạo Tin Lành của quận đứng thứ ba toàn thành phố (sau Tân Bình, BìnhThạnh) và tỷ lệ dân số theo đạo Tin Lành so với tổng số dân được xếp cao thứnhì Thành phố đạt 0,7% sau Phú Nhuận 0,8%

Ngoài ra, tại Hội thánh Tin Lành Nguyễn Tri Phương thuộc địa bànQuận 10 còn có hệ phái Tin Lành Trưởng lão của Hàn Quốc, được UBND

Trang 37

Thành phố cho phép là nơi tập trung sinh hoạt của các tín đồ người Hàn Quốcđang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng khoảng 130 người.

Bảng 4 Bảng tổng hợp số liệu tín đồ các tôn giáo trên địa bàn Quận 10

tính đến tháng 12/2005.

Đơn vị: người

Phật Giáo

Công giáo

Tin Lành

Cao Đài

Hồi giáo

Hòa Hảo

Nguồn: Ban Tôn giáo Quận 10.

* Về chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo trên địa bàn Quận:

- Phật giáo với số lượng tín đồ đông nên số lượng chức sắc, nhà tu hànhkhá đông Chức sắc được phong hàm giáo phẩm là 269 vị (trong đó có 17 vịni), tu sĩ 263 vị, cụ thể Hòa thượng 7 vị, Thượng tọa 11, Đại đức 220, sadităng 31, ni trưởng 4, sư cô 139, sadi ni 26 Có 3 vị tham gia Hội đồng Chứngminh, 5 vị tham gia Hội đồng trị sự (trên tổng số 95 vị của cả nước), trong đó

có 01 Phó Chủ tịch Thường trực và 01 Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trungương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Trưởng ban Trị sự, 01 Phó ban và 03 ủyviên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo Thành phố cũng trụ xứ tại Quận 10.Theo số liệu thống kê của Thành hội Phật giáo Thành phố năm 1998, số chức

sắc, nhà tu hành trên địa bàn Quận 10 đứng thứ tư trong tổng số 22 quận

huyện (Quận 10 có 429 vị, sau Bình Thạnh 723 vị, Bình Chánh 606 vị, Quận

4 có 442 vị) Đặc điểm trên cho thấy Phật giáo Quận 10 có vị trí quan trọngtrong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Thành phố

- Đạo Công giáo có 8 linh mục (5 linh mục chánh xứ, 3 linh mục phụtá) lãnh đạo 6 Giáo xứ trên địa bàn Quận, 01 linh mục là Hạt trưởng Hạt Phú

Trang 38

Thọ thuộc Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, 01 linh mục tham gia

Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố

- Tin Lành có 7 mục sư (4 mục sư và 3 mục sư nhiệm chức) quảnnhiệm và phụ tá mục vụ tại 5 Chi hội Hội thánh Tin Lành tại Quận, 110 chứcviệc tham gia Ban Trị sự và Ban Chấp sự các chi hội Quận 10 cũng là nơi đăttrụ sở Văn phòng Ban đại diện Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam)Thành phố tại nhà thờ Nguyễn Tri Phương, có 02 mục sư tham gia Ban Đạidiện

- Cao Đài có 9 vị chức sắc gồm 8 lễ sanh, 1 giáo hữu phụ trách Thánhthất họ đạo Chợ Lớn thuộc Tòa Thánh Tây Ninh và 01 đền thờ Phật Mẫu

- Hồi giáo có 1 giáo cả và 1 phó giáo cả, phụ trách 01 tiểu thánh đườngHồi giáo và hướng dẫn 360 tín đồ

- Phật giáo Hòa Hảo với đặc tính tu tại gia nên không có chức sắc ĐạoBaha’l là tôn giáo chưa được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân, chỉ cóhơn 20 người thuộc 5 gia đình có tín ngưỡng đạo Baha’l tham gia sinh hoạtđiểm tại Quận khác cho nên cũng không có chức sắc, nhà tu hành

Về cơ sở thờ tự của các tôn giáo, Quận 10 có đông cơ sở thờ tự và sinh

hoạt của các tôn giáo phân bố rộng khắp trên các Phường Phật giáo có 36chùa, tịnh xá, thánh thất; Công giáo có 6 nhà thờ, 1 nhà nguyện và 1 Đài đức

Mẹ Công giáo, có 5 nhà thờ là 5 chi Hội Tin Lành, 1 Thánh thất và 1 Đền thờPhật Mẫu đạo Cao Đài, 1 thánh đường Hồi Giáo, Phật giáo Hòa Hảo và đạoBaha’l không có cơ sở thờ tự Ngoài ra, trên địa bàn Quận 10 còn có 23 cơ sởtín ngưỡng là các đình, đền, miếu thờ cúng các vị thần, thánh và tín ngưỡngdân gian

Nhìn chung tín đồ các tôn giáo phân bố rộng khắp tại các Phường củaQuận Phường có đông tín đồ tôn giáo nhất là Phường 14 có 47,8% dân số củaPhường theo đạo (11.537 người), chiếm 15,2% tín đồ tôn giáo toàn quận.Phường 5 là Phường có ít tín đồ tôn giáo nhất, có 673 tín đồ, chỉ chiếm 6,1%dân số của Phường và 0,008% tín đồ toàn quận Các phường có đông tín đồ làPhường 15 (9467 tín đồ, 12,5% số tín đồ toàn Quận, 34,7% dân số củaPhường), Phường 2 (8850 tín đồ, tỷ lệ 48,3% dân số của Phường, 11,6% tín

đồ toàn Quận)

Trang 39

Tín đồ Phật giáo tập trung đông ở Phường 14 với 8794 người, chiếm17,5% tín đồ Phật giáo của Quận; tín đồ Công giáo chủ yếu tập trung ởPhường 15 (3989 người, chiếm 17,2% tín đồ Công giáo của quận), Phường 9(3638 người, chiếm 15,7% tín đồ Công giáo của quận) và Phường 12 (3.202người, chiếm 13,8% tín đồ Công giáo của quận) Phường 12 cũng là Phườngtập trung nhiều tín đồ Hồi giáo, có 119 người, chiếm 33,1% tín đồ Hồi giáo,Phường 13 có số tín đồ Hồi giáo đông thứ hai với 112 người, chiếm 31,1%trên tổng số tín đồ Hồi giáo, còn lại phân bổ rải rác trên các Phường 2, 4, 5, 7,

8, 9, 10 Tín đồ Đạo Cao Đài, Tin Lành phân bố đều tại các Phường; tín đồPhật giáo Hòa Hảo có một vài người tập trung sinh hoạt tại gia ở Phường 13(4 người), Phường 14 (3 người); tín đồ đạo Baha’l có 23 người thì 20 ngườisinh sống trên địa bàn phường 9, còn lại ở Phường 2, 8, và 15 mỗi phường có

Tỷ lệ

%

Phật giáo

Công giáo

Tin lành

Cao đài

Hồi giáo

P G H H Baha'l

Trang 40

Nguồn: Ban Tôn giáo Quận 10.

Các tôn giáo có cơ sở phân bố đều và rộng khắp ở đa số các Phườngtrong Quận, từ Phường 1 đến phường 15, trừ Phường 6 đều có cơ sở tôn giáo,đông nhất là của Phật giáo Phường 8 nơi có Tòa thánh thất và Đền thờ PhậtMẫu là địa điểm tập trung sinh hoạt của tín đồ của Đạo Cao Đài, cũng nhưPhường 12 là nơi có Thánh đường Hồi giáo, nơi tập trung sinh hoạt duy nhấtcủa tín đồ Hồi giáo của Quận

B ng 6 B ng t ng h p s h dân theo đ o c a Qu n 10.ảng 1 Các quốc gia có tôn giáo làm quốc giáo: ảng 1 Các quốc gia có tôn giáo làm quốc giáo: ổng hợp số hộ dân theo đạo của Quận 10 ợp số hộ dân theo đạo của Quận 10 ốc gia có tôn giáo làm quốc giáo: ộ dân theo đạo của Quận 10 ạo của Quận 10 ủa Quận 10 qua các năm: ận 10 qua các năm:

Phường Tổng

số hộ

Tổng số

hộ theo đạo

Tỷ lệ

giáo

Công giáo

Tin lành

Cao đài

Hồi giáo

P G.

H H Baha'l

Nguồn: Ban Tôn giáo Quận 10.

Bảng 7 Phân bố cơ sở tôn giáo ở Quận 10.

Phường Phật

giáo

Công giáo

Tin Lành

Cao Đài

PG Hòa Hảo

Hồi giáo Baha’l Tổng

Ngày đăng: 21/01/2016, 17:50

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w