1 Tính cấp thiết của đề tài
Qua hơn mười lăm năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào khởi xướng và lãnh đạo, bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1986) mở đường cho một thời kỳ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII của Đảng NDCM Lào đã đề ra chương trình cải cách hành chính và đổi mới cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực, các ngành, trong đó có thương mại nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào đến năm 2020
Trọng tâm của chương trình cải cách và đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế là hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quản lý, đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra, phù hợp xu thế của thời đại mới Vì vậy, đòi hỏi tất cả các ngành kinh tế quốc dân nói chung và ngành thương mại nói riêng phải đổi mới cơ chế, chính sách, các công cụ và phương pháp quản lý vĩ mô cho phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo định hướng XHCN
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trong những năm qua, quản lý nhà nước về kinh tế nói chung và đối với thương mại nói riêng đã đạt được những thành tựu quan trọng Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế, vừa chưa định hướng quy hoạch chiến lược phát triển, vừa chưa quản lý kiểm soát chặt chẽ hoạt động thương mại của các thành phần kinh tế tham gia
Trang 2động của quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã
hội và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là địa bàn nông thôn miền núi
Bó Kẹo là tỉnh miền núi nhưng có cả đồng bằng và đô thị, hoạt động
thương mại có sự đan xen, hỗ trợ lẫn nhau Ngoài ra, Bó Kẹo còn có vị trí địa lý thuận lợi là cầu nối giữa các tỉnh miền núi phía Tây Đông Bắc, có
nhiều tiềm năng để phát triển thương mại Tuy nhiên, quản lý nhà nước đối
với hoạt động thương mại cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết trong thực tiễn Là người trực tiếp tham gia quản lý trong lĩnh vực này, tôi chọn đề tài: "Đối mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào " làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về thương mại trong quá trình chuyển đổi từ nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung - quan liêu, bao
cấp sang nên kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng đã được nhiều nhà
khoa học, nhà kinh tế và nhà quản lý quan tâm
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu dưới dạng chuyên đề được đăng trên các báo chí, tạp chí và công trình khoa học đã công bố như: luận văn thạc sĩ: "Tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá" của Nguyễn Xuân Thiện (2000) Dé tai nghiên cứu khoa học cấp nhà nước "Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại trên thị trường nội địa nước ta thời kỳ đến năm 2070" (2003) của Bộ Thương mại
Trang 3Một số nghiên cứu sinh Lào tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng đã có các công trình nghiên cứu trên những lĩnh vực khác nhau như:
- Đề tài về Cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào - Những giải pháp cơ bản tạo tiền đề, Luận án tiến sĩ kinh tế của Khăm Pheng SA SOM PHENG, Khoa học Kinh tế chính trị XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001
- Đề tài về "Phát triển thị trường nông thơn Cộng hồ dân chủ Nhân dan Lao", Luan án tiến sĩ kinh tế của Bun Thi Khưa My Xay, Khoa học Kinh tế chính trị XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998
- Đề tài về: "Đổi mới quản lý nhà nước về thương mại ở Cộng hoà
Dân chủ Nhân dân Lào", Luận án tiến sĩ kinh tế của Chăn Seng Phim Ma Vông, Khoa học Kinh tế chính trị XHCN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003
Tuy nhiên, ở một địa phương cụ thể cấp tỉnh có nhiều đặc thù riêng như tỉnh Bó Kẹo, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có
hệ thống về lĩnh vực này Để thực hiện đề tài, tôi có kế thừa các ý tưởng lý
luận của các công trình đã công bố của Việt Nam và Lào, đi sâu phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp cho hoạt động thương mại của tỉnh Bó Kẹo trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với
hoạt động về thương mại trong nền kinh tế thị trường, đánh giá thực trạng
Trang 4nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo
- Đánh giá quá trình đổi mới và thực trạng quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại ở tỉnh Bó Kẹo Từ đó rút ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về
thương mại ở tỉnh Bó Kẹo
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự tác động của quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở tỉnh Bó Kẹo
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quản lý nhà nước về thương mại đối với tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước thuộc Sở Thương mại quản lý
- Thời gian nghiên cứu từ năm 1996 đến nay 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mac-Lénin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào từ Đại hội IV đến nay Đồng thời tham khảo, tiếp thu một cách có chọn lọc các ý kiến của các nhà kinh tế, các nhà hoạt động thực tiễn qua các bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này
- Luận văn kết hợp nhiều phương pháp, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp điều tra
khảo sát, phân tích thống kê, tổng kết thực tiễn
6 Những đóng góp khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận, và thực tiễn về quản lý nhà
Trang 5- Luận văn là một công trình nghiên cứu lý luận với tình hình thực
tiễn của tỉnh Bó Kẹo, nên có thể làm tài liệu tham khảo để hoạch định
những chủ trương, chính sách phát triển thương mại ở tỉnh Bó Kẹo trong những năm tới
7 Kết cấu của luận văn
Trang 6ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động thương mại - Khái niệm:
Sản xuất của cải vật chất là hoạt động cơ bản nhất của xã hội loài người, là cơ sở của đời sống xa hội, nhưng của cải vật chất sản xuất ra không đem
trao đổi và tiêu dùng thì không phải là hàng hoá
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, sản xuất ngày càng mở rộng làm cho lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự phân công lao động xã hội Lúc đầu là phân công tự nhiên (mang tính tự phát), sau đó là phân công có ý thức Chính nhờ sự phân công lao động xã hội đó mà hình thành các ngành kinh tế độc lập khác nhau Các Mác đã chỉ ra rằng: "nếu xét riêng bản thân lao động thì người ta có thể gọi sự phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngành lớn như: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp là sự phân công lao động chung, và sự phân chia những ngành sản xuất ấy thành từng loại và như là sự phân công lao động đặc thù” [24, tr.580]
Quá trình phát triển từ công xã nguyên thuỷ đến chủ nghĩa tư bản đã hình thành khá rõ 3 cuộc phân công lao động xã hội lớn: mới đầu chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt, và hình thành một ngành nghê khác trong nông nghiệp, tiếp đó ngành thủ công tách ra khỏi nghề nông, đã hình thành sự chuyên môn hố trong nơng nghiệp và bắt đầu nhen nhóm ngành công nghiệp Hoạt động
Trang 7ngành độc lập trong nên kinh tế quốc dân
Các Mác đã chứng minh rằng, tư bản thương mại đã ra đời trước khi xuất hiện tư bản công nghiệp, hoạt động của tư bản thương mại trong thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa là một tiền đề quan trọng cho việc ra đời của tư bản công nghiệp, nhờ vào việc tích tụ vốn và tạo ra thị trường tiêu thụ sản phẩm Các Mác viết:
Cho nên, chẳng lấy gì làm khó hiểu, tại sao tư bản thương nhân lại xuất hiện với tư cách là một hình thái lịch sử của tư bản, rất lâu
trước khi tư bản khống chế được nền sản xuất Bản thân sự tồn tại và
phát triển tới một mức nào đó của tư bản thương nhân là điều kiện lịch sử của phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) Vì đó là điều kiện tiên quyết của việc tích tụ tài sản bằng tiên và vì phương thức sản xuất TBCN giả định sản xuất nhằm mục đích buôn bán [19, tr.77]
Khi tư bản công nghiệp đã giữ vị trí thống trị trong xã hội thì tư bản thương mại trở thành kẻ phục vụ cho tư bản công nghiệp và phụ thuộc vào tư bản công nghiệp Các Mác đã nhấn mạnh: Ở giai đoạn đầu của xã hội tư bản thương mại thống trị công nghiệp, trong xã hội hiện đại ngược lại
Thương mại ra đời đánh dấu một sự phân công lao động trong xã hội, khi đó chức năng trao đổi hàng hoá đã trở thành công việc chuyên môn của một bộ phận lao động thoát ly sản xuất và phục vụ sản xuất bằng cách đưa hàng từ người sản xuất đến người tiêu dùng thông qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ Thương mại là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với tiêu dùng, là hình thức trao đổi hàng hố thơng qua việc mua, bán và các dịch vụ thương mại
Trang 8của lực lượng sản xuất ở từng giai đoạn lịch sử quyết định Trình độ của lực lượng sản xuất này ngày càng phát triển, phân công lao động ngày càng sâu sác thì hoạt động thương mại được mở rộng cả về phạm vi, quy mơ, cơ cấu hàng hố, dịch vụ cũng đa dạng và phong phú hơn
- Đặc điểm:
+ Thương mại là một lĩnh vực kinh tế, trong đó các chủ thể kinh tế thực
hiện việc mua bán, trao đổi hàng hoá bằng các phương thức khác nhau Thương mại ra đời cùng với nền kinh tế hàng hoá và ngày càng phát triển Cho đến nay, thương mại là một ngành kinh tế phát triển ở trình độ cao với quy mô rộng lớn trong nền kinh tế quốc dân của các nước, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cấu thành khu vực dịch vụ
+ Thương mại tuy không phải là một ngành sản xuất vật chất độc lập, nhưng lại có quan hệ chặt chế và tác động qua lại với sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất và quá trình chuyên mơn hố, giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước
+ Thương mại trong điều kiện hiện nay chịu ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và phát triển nền kinh tế tri thức Nó không chỉ đóng vai trò cung cấp đầu vào và giải quyết đầu ra cho sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hàng hố của tồn xã hội mà còn đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc góp phần khai thác tiêm năng và lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia; phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và
có hiệu quả Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp
Trang 9thương mại với hoạt động khác
+ Trong thời đại ngày nay, thương mại có tầm quan trọng đặc biệt với phát triển kinh tế Do vậy hầu hết các quốc gia và vùng kinh tế trên thế giới đều rất quan tâm đến phát triển hoạt động thương mại Trong xu hướng chung đó Đảng và Chính phủ Lào cũng rất quan tâm đến quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại của quốc gia Chính phủ đã có nhiều chính sách quan trọng cho sự phát triển chung của nền kinh tế, trong đó có sự chú ý đặc biệt tới
sự phát triển của ngành thương mại, là cơ sở quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế của Lào tăng trưởng và phát triển
Thể hiện ý chí đó, Đại hội lần IV và V của Đảng Nhân dân cách mạng
Lào đã xác định chủ trương đổi mới trong phát triển kinh tế Trong đó coi hoạt
động thương mại là cầu nối quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có nhiệm
vụ quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển, nhằm phá vỡ kiểu sản xuất tự nhiên, tự cung, tự cấp để chuyển sang phát triển kinh tế
1.1.2 Vai trò của hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường, thương mại có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Xác định rõ vai trò của thương mại cho phép tác động đúng hướng và tạo được những điều kiện cho thương mại phát triển
Trang 10đổi mua bán Hoạt động thương mại gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hoá
Ở đây có thể phát triển ý kiến của Ăngghen rằng: sản xuất và thương mại là
hai mặt của kinh tế, có thể coi như trục hoành và trục tung của đồ thị kinh tế + Thương mại làm cho sản xuất hàng hoá phát triển chấn hưng các quan hệ hàng hoá tiền tệ Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích thích đối với người sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chun mơn hố sản xuất hàng hoá lớn Phát triển thương mại cũng có nghĩa là phát triển các quan hệ hàng hoá tiền tệ, làm cho con người năng động, dần thích nghi với cách thức của nền sản xuất hàng hoá, đó
là con đường ngắn nhất để chuyển từ sản xuất tự nhiên tự cấp, tự túc thành sản
xuất hàng hoá
+ Thương mại kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất Lợi nhuận là mục đích của hoạt động thương mại Người sản xuất sẽ tìm mọi cách
để cải tiến công tác, áp dụng khoa học công nghệ mới, hạ chi phí để thu
nhiều lợi nhuận Đồng thời cạnh tranh trong thương mại bắt buộc người sản xuất phải năng động, phải không ngừng nâng cao tay nghề chuyên môn và tính toán thực chất hoạt động kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất lao động Đó là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất
phát triển
+ Thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới Người tiêu dùng bán không xuất phát từ tình cảm mà bằng lý trí, lợi ích của sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tạo ra khả năng tái tạo nhu cầu Thương mại một mặt làm cho nhu cầu trên thị trường gần với nhu cầu thực tế, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu Thương mại đáp ứng nhu cầu tốt hơn chế độ trao đổi hiện vật Thương mại luôn buộc các nhà sản xuất phải đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, điều này tác động ngược lại người tiêu dùng làm khơi dậy những nhu
Trang 11quốc tế, làm cho quan hệ thương mại giữa các nước không ngừng phát triển Điều đó giúp cho chúng ta tận dụng được ưu thế của thời đại, phát huy lợi thế so sánh, từng bước đưa thị trường trong nước hội nhập với thị trường thế giới,
đó cũng là con đường để phát triển kinh tế
+ Thương mại giúp xã hội sử dụng hợp lý và tiết kiệm lao động:
Do có thương mại, các nhà sản xuất có thể tiến hành sản xuất liên tục,
không phải dùng sản xuất để tiêu thụ sản phẩm, nên có thể tăng hiệu suất sử
dụng máy móc, thiết bị tăng năng suất lao động giảm chi phí sản xuất
Do có thương mại nên chỉ phí lưu thông, bao gồm chi phí bảo quản, đóng gói, chuyên chở, v.v có thể giảm nhiều so với chỉ phí lưu thông mà các nhà sản xuất tư làm
+ Thương mại thúc đẩy và tạo điều kiện phân công lao động xã hội: Phân công lao động xã hội là một trong nhiều biện pháp tăng năng suất lao động xã hội Mà việc không ngừng tăng năng suất lao động quan trọng như thế nào thì chúng ta đã biết
Nhờ có thương mại, nhà sản xuất có thể yên tâm sản xuất, nhờ thương
mại nhà sản xuất có thể nắm được cầu một cách rộng khắp, nhanh chóng, từ
đó sớm có sự lựa chọn chuẩn xác phương án cung của mình sao cho tối ưu + Thương mại giúp xã hội mở rộng quan hệ hàng hoá trên phạm vỉ ngày càng rộng lớn, nhờ đó mà nâng cao mức sống vật chất, văn hoá của con người:
Nhờ có ngành thương mại, trong đó có ngoại thương, nhân loại toàn cầu có thể thụ hưởng thành quả lao động của nhau
Thông qua hàng hoá, con người có thể giao lưu văn hoá, thúc đẩy trí tuệ
Trang 12* Mối quan hệ giữa thương mại với sản xuất và tiêu dùng trong tái sản xuất xã hội:
- Thương mại giữ vị trí trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất xã hội Trong nền kinh tế thị trường, chính thương mại kết nối và thực hiện sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua hoạt động mua bán bằng tiền Thương mại là điều kiện không thể thiếu của tái sản xuất xã hội
- Thương mại một mặt chịu sự tác động quyết định của sản xuất và tiêu dùng (quy mô, cơ cấu, tốc độ phát triển của thương mại do quy mô, cơ cấu và sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng quy định) Ngược lại sự phát triển của
thương mại có tác động trở lại làm biến đổi quy mô, cơ cấu và sự phát triển
của cả sản xuất lẫn tiêu dùng
* Thương mại phản ánh tổng hợp nhiều mối quan hệ giữa các chủ thể của nên kinh tế thông qua hoạt động mua bán trên thị trường:
- Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ kinh tế của các chủ thể kinh tế được phản ánh chủ yếu trên thị trường thông qua mua bán gắn liền với hoạt động thương mại
- Những mối quan hệ thương mại này có liên quan tới nhiều chủ thể khác nhau (chính phủ, các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân người tiêu dùng cũng như có liên quan tới mọi thành phần kinh tế khác nhau trong nền kinh tế)
Trang 13- Thương mại là một hệ thống tập hợp các yếu tốt có mối liên hệ qua lại thực hiện việc trao đổi mua bán hàng hoá và các dịch vụ bằng tiền với mục tiêu kinh doanh hoặc phi kinh doanh như chúng ta đã nói ở trên
- Hệ thống thương mại được hình thành bởi hai hệ thống con, đó là cung và cầu
+ Cung được hình thành bởi sản xuất, người bán đại diện cho sức cung trên thị trường
+ Cầu được hình thành bởi tiêu dùng dựa trên cơ sở khả năng thanh toán của xã hội Người mua đại diện cho sức cầu của thị trường
- Hai hệ thống con của hoạt động thương mại được liên hệ với nhau bởi các hoạt động và mối quan hệ qua lại giữa người mua và người bán trên thị trường như: hoạt động Marketing, hệ thống kênh phân phối của thị trường
- Thương mại là một hệ thống mở trong sự tương tác qua lại với môi trường bên ngoài
- Thương mại chịu ảnh hướng tác động của các yếu tố môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, pháp luật, tự nhiên Những yếu tố môi trường này
có thể tác động thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển của thương mại
- Thương mại cũng tác động trở lại đến tất cả các yếu tố mơi trường bên ngồi Những tác động này khá đa dạng và có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của tái sản xuất Phạm vi tác động của thương mại rất rộng, nó liên quan đến mọi người, mọi tổ chức, mọi thành viên kinh tế Những tác động này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà còn mở rộng ra cả phương diện chính trị, xã hội, luật pháp, văn hoá và môi trường tự nhiên
- Những tác động của thương mại rất phức tạp và đa chiều Chúng có
thể những tác động tích cực (thúc đẩy hoặc đưa lại những lợi ích), cũng có thể
Trang 14tiếp hoặc gián tiếp, phạm vi ảnh hưởng của chúng rất khác nhau Có nhiều hoạt động thương mại mà ảnh hưởng của chúng chỉ trong một phạm vi hẹp và trong một thời gian ngắn, ngược lại có những tác động mà ảnh hưởng của chúng rất rộng rãi và lâu dài Trong một số trường hợp, hậu quả của những tác động thương mại là có thể sửa chữa được nhưng một số trường hợp hậu quả lại có thể là vĩnh viễn hoặc nếu sửa chữa được thì phải tốn kém nhiều tiền của và thời gian
- Nghiên cứu những tác động của thương mại rất quan trọng, nó không chỉ giúp cho việc thúc đẩy hoạt động thương mại ở phạm vi doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu kinh doanh mà còn giúp cho việc quản lý các hoạt động thương mại ở phạm vi vĩ mô một cách có kết quả và hiệu quả, góp phần đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội của thương mại cũng như sự phát triển
kinh tế bền vững
1.1.3.2 Những tác động của thương mại * Tác động tích cực của thương mại:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thương mại có những tác động tích cực sau:
- Về kinh tế:
+ Góp phần tạo ra thu nhập quốc dân là nguồn thu ngoại tệ quan trọng (ngoài thương), góp phần cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, ổn định và bền vững + Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và đẩy mạnh xuất khẩu
Trang 15+ Thúc đẩy cạnh tranh và hội nhập kinh tế thế giới - Về xã hội (văn hoá, xã hội, chính trị, pháp luật):
+ Góp phần tạo công ăn việc làm, giải quyết những vấn đề dư thừa lao động và nạn thất nghiệp
+ Giúp phát triển các vùng lạc hậu, vung sâu, vùng xa
+ Xoá bỏ sự chênh lệch phát triển giữa các quốc gia, các khu vực kinh tế trong nền kinh tế thế giới
+ Củng cố các mối quan hệ kinh tế giữa các thành phần kinh tế, giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp
+On định và nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống của dân cư + Trên cơ sở xây dựng và củng cố các mối quan hệ kinh tế, thương mại góp phần thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, mở rộng giao lưu văn hố, củng cố hồ bình, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc và các quốc gia trên thế giới
+ Thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng chung
+ Tái đầu tư để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường đảm bảo sự phát triển bền vững
* Tác động tiêu cực của thương mại:
Sự phát triển của thương mại một cách tự phát, không có sự quản lý và định hướng đúng đắn của Nhà nước cũng có thể dẫn tới những tác động tiêu cực
- Về kinh tế:
+ Sự phát triển thương mại một cách tự phát có thể dẫn đến khủng
hoảng, gây nên sự lãng phí các nguồn lực trên phạm vi toàn xã hội
+ Chạy theo lợi nhuận và cái lợi ích cục bộ một cách mù quáng đi lên những hoạt động thương mại bất hợp pháp, cạnh tranh không lành mạnh, buôn
gian bán lận phá hoại nền kinh tế
Trang 16sắc thêm những mâu thuẫn xã hội
+ Nguy cơ xâm nhập các lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền du nhập lối sống và văn hoá ngoại lai xa lạ với lối sống và bản sắc văn hoá dân tộc
+ Gia tăng sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển dẫn đến sự bất bình đẳng, làm sâu sắc những mâu thuẫn giữa các quốc gia
+ Cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường, chiếm lĩnh các nguồn tài nguyên nhiều khi đã là nguyên nhân trực tiếp của các xung đột giữa các dân tộc và giữa các quốc gia
- Về môi trường tự nhiên:
+ Khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên
+ Phá huỷ môi trường tự nhiên và gây ô nhiễm môi trường sống
Để khai thác những mặt tích cực của thương mại và hạn chế những mặt tiêu cực của nó, hoạt động thương mại phải vận động theo cơ chế thị trường và phải chịu sự quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước
1.2 NỘI DUNG, YÊU CẦU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại
Trang 17được Chính phủ thông qua) thể hiện những quan điểm chủ đạo chung của Nhà
nước đối với thương mại, mục tiêu tổng quát của ngành thương mại của các giải pháp vĩ mô; 2 Chiến lược thương mại vùng lãnh thổ là bộ phận của chiến
lược phát triển kinh tế vùng lãnh thổ do Bộ Thương mại xây dựng; 3 Chiến lược thương mại của tỉnh, thành phố là bộ phận của chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, thành phố
Quy hoạch phát triển thương mại là một cấp độ thực hiện chiến lược
thương mại nhằm thể hiện rõ ý tưởng của Nhà nước về bố trí lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất trong lĩnh vực thương mại của quốc gia, gồm các nội dung chủ yếu như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng chung cho hoạt động thương mại, bố trí nguồn nhân lực và các loại hình chủ thể tham gia hoạt động thương mại Hệ thống quy hoạch phát triển thương mại
trong nền kinh tế quốc dân bao gồm: 1 Quy hoạch tổng thể phát triển thương
mại trong nền kinh tế quốc dân; 2 Quy hoạch phát triển thương mại theo vùng
lãnh thổ; 3 Quy hoạch phát triển thương mại của các tỉnh, thành phố; 4 Quy
hoạch phát triển thương mại của các ngành hàng chủ yếu
Trang 18trường, phát triển lưu thơng hàng hố, phát triển xuất nhập khẩu (XNK) và
lợi nhuận Đối tượng của kế hoạch phát triển thương mại bao quát toàn bộ các quá trình kinh tế trong ngành thương mại, cá hoạt động thương mại trong nước và với nước ngoài, trọng tâm là các quan hệ tổng cung - tổng cầu, quan hệ tiền hàng, quan hệ cung -cầu từng mặt hàng thiết yếu, các cơ cấu thương mại chủ yếu
Kế hoạch phát triển thương mại trong nền kinh tế quốc dân gồm kế
hoạch phát triển thương mại quốc gia, kế hoạch phát triển thương mại của
vùng lãnh thổ, kế hoạch phát triển thương mại của các tỉnh, thành phố
Chính sách thương mại thuộc hệ thống chính sách kinh tế của Nhà nước, là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp, mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại trong nước và hoạt động thương mại quốc tế trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu xác định trong chiến lược phát triển thương mại quốc gia nói riêng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung trong thời kỳ lịch sử Chính sách thương mại được phân thành nhiều chính sách bộ phận, gồm: chính sách lưu thơng hàng hố, chính sách ngoại thương, chính sách thương nhân, chính sách phát triển thị trường, chính sách thương mại đối với các vùng đặc thù (miền núi, vùng sâu, vùng xa ), chính sách thuế quan, chính sách bảo
vệ người tiêu dùng, chính sách hội nhập khu vực và thế giới Trong mỗi chính sách, bộ phận nói trên lại được phân nhỏ thành các chính sách riêng biệt khác nhau Ví dụ chính sách ngoại thương được phân thành 3 chính sách bộ phận: chính sách phát triển quan hệ thương mại giữa quốc gia với các nước,
các đối tác thương mại chủ yếu; chính sách xuất khẩu, chính sách nhập khẩu
Trong chính sách xuất khẩu lại được phân nhánh thành các chính sách bộ
phận như: chính sách thị trường xuất khẩu, chính sách mặt hàng xuất khẩu,
Trang 19môi trường và hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại theo yêu cầu của cơ chế thị trường Hệ thống luật pháp này bao gồm luật và các văn bản dưới luật của Chính phủ, Bộ Thương mại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác Bảo đảm tính hệ thống, nhất quán và tương đối ổn định của pháp luật là khâu trọng yếu đầu tiên của quản lý Nhà nước
Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy định do Nhà nước ban hành tạo
thành một hệ thống thống nhất, bao gồm những văn bản luật và những văn bản quản lý Nhà nước (dưới luật) Các văn bản luật, pháp quy đều chứa đựng các quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc chung với toàn xã hội hoặc một nhóm xã hội và được thực hiện lâu dài
Hệ thống các văn bản pháp luật của một đất nước, thông thường bao gồm: hiến pháp, cá đạo luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội (hoặc nghị viện), pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước (hoặc tổng thống); nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, chỉ thị, thông tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ; quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp
Các văn bản pháp luật về thương mại gồm: 1 Luật thương mại; 2
Các luật về tổ chức doanh nghiệp (như luật doanh nghiệp, luật phá sản doanh nghiệp ) các nghị định và quyết định của Chính phủ về tổ chức doanh nghiệp, các thông tư, công văn, chỉ thị, quyết định của Bộ Thương mại (hoặc cơ quan tương tự) và các Bộ ngành hữu quan liên quan đến tổ chức doanh nghiệp; 3 Các văn bản hiện hành về quản lý kinh doanh trong nước; 4 Các văn bản về xuất nhập khẩu, các văn bản về quản lý thị trường;
5 Các văn bản về đầu tư liên quan đến thương mại; 6 Các văn bản về tiêu
chuẩn chất lượng về quản lý đo lường chất lượng hàng hoá; 7 Các văn bản
Trang 20thương mại; 9 Các văn bản về hải quan; 10 Các văn bản về hợp đồng kinh tế và trọng tài thương mại
- Tổ chức hệ thống quản lý hoạt động thương mại các cấp:
Tổ chức hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại ở mỗi
nước có những đặc thù riêng theo quy định của Hiến pháp và luật pháp của từng nước, đồng thời, tuỳ thuộc vào thiết chế và thể chế chính trị và hành chính của Chính phủ từng quốc gia Tuy nhiên điểm chung giữa các nước là đều có Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng (hoặc Tổng thống ở một số nước) Với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất nắm quyền hành pháp
Chính phủ ở hầu hết các nước đều có chức năng cơ bản là thống nhất việc quản
lý thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; lập quy để thực hiện các luật do quyền lập pháp định ra; quản lý công việc hàng ngày của Nhà nước; quản lý bộ máy hành chính Nhà nước và quản lý nhân sự của bộ máy đó; tham gia quá trình lập pháp
Cơ cấu tổng thể Nhà nước ở các nước đều do Hiến pháp các nước đó
quy định và chủ thể quản lý vĩ mô nền kinh tế cũng thuộc cơ cấu tổ chức và cơ chế phân bổ quyền lực do hiến pháp quy định Ở các nước theo chế độ tư bản
chủ nghĩa đều theo nguyên tắc tam quyền phân lập: quyền lập hiến - lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Ba quyền này phân lập theo chức năng của
các cơ quan trong cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước Do đó việc xác định chủ
thể quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung, về thương mại nói riêng không
quá phức tạp - đó là Chính phủ Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại là cơ cấu của Chính phủ, người đứng đầu cơ quan, Bộ trưởng là thành viên trong Chính phủ
Ở một số nước còn phân định cụ thể hơn nữa về chủ thể quản lý vĩ mô nền kinh tế, ví dụ: Bộ Thương mại là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động
Trang 21mại lại được giao cho các Bộ như: Bộ Kinh tế (Pháp), Bộ Công thương (Nhật Bản và Philippin), Bộ Ngoại giao và Thương mại (Austraylia)
Vấn đề phân cấp theo ngành, theo lãnh thổ và vùng là vấn đề phức tạp
và luôn luôn là vấn đề thời sự của các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi
Cơ quan nào của Nhà nước có vai trò trọng tâm của quản lý Nhà nước về kinh
tế ở các nước có nên kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường là
vấn đề phức tạp, xong có ý nghĩa quan trọng Vì đây không phải là vấn đề đơn
lẻ mà nó là kết quả của chuyển đổi đồng bộ các chức năng quản lý Nhà nước
về kinh tế
Bộ Thương mại có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý Nhà nước về thương mại hàng hoá và dịch vụ thương mại Các Bộ, cơ quan ngang Bộ các cơ quan thuộc Chính phủ khác cũng có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước về thương mại đối với một số lĩnh vực được phân công phụ trách và có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại để thực hiện việc quản lý Nhà nước về thương mại theo quy định của Chính phủ Để giúp cho công tác nghiên cứu, trường đại học trung tâm đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thương mại; các cơ quan tham tấn kinh tế thương mại, đại diện thương mại ở nước ngoài làm nhiệm vụ môi giới, xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường
Đối với bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại ở các địa phương (nh, thành phố, vùng lãnh thổ) ở mỗi nước có những đặc thù riêng, chính quyền các cấp quản lý thương mại trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ Sở Thương mại là cơ quan tham mưu, trực tiếp giúp chính
quyền tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thương mại ở
địa phương Đơn vị cuối cùng trong hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về thương mại
Trang 22- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thương mại:
Bao gồm những nội dung cụ thể như thanh tra, kiểm tra sự phù hợp của chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường với: tiêu chuẩn Lào bắt buộc áp
dụng, đăng ký chất lượng hàng hoá, các quy định về an toàn vệ sinh môi trường Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện những quy định về ghi nhãn sản phẩm của hàng hoá lưu thông trên thị trường Thanh tra, kiểm tra tính hợp pháp của các dụng cụ đo lường có liên quan đến việc kinh doanh hàng hoá trên thị trường và hàng hoá gói sẵn trên định lượng Thanh tra, kiểm tra các vụ việc về sản xuất hoặc buôn bán hàng giả, buôn lậu, buôn bán khơng có hố đơn trên thị trường Thanh tra, kiểm soát phòng và chống gian lận thương mại
trên phạm vi cả nước, phạm vi từng địa bàn lãnh thổ
1.2.2 Yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương
mại ở Lào
Trong những năm qua CHDCND Lào đã giữ vững và thực hiện đường lối đổi mới quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại của Lào
- Một là: phát huy tiêm năng của các thành phần kinh tế vào hoạt động thương mại, trong đó thương mại Nhà nước giữ vai trò chủ đạo Thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, khuyến khích mọi thành viên kinh tế tham gia, khai thác vốn liếng, tái sản xuất, kinh nghiệm nhằm phát triển thương mại, làm cho thị trường sơi động, hàng hố đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu phụ vụ sản xuất và đời sống nhân dân Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ cho doanh nghiệp thương mại Nhà nước có đủ tiềm lực kinh tế thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước nói chung và thương mại nói riêng là "làm đòn bẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và
giải quyết vấn đề xã hội, mở đường hướng dẫn hỗ trợ các thành phần khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều
Trang 23- Hai là: xác định đúng chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là vấn đề rất mới mẻ Lào chưa trải qua, chưa có kinh nghiệm mặt khác hoạt động thương mại với tư cách là đối tượng quản lý lại đang quá trình
đổi mới hình thành, phát triển và hoàn thiện Trong thời gian qua đã có nhiều
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà kinh tế và quản lý đã và đang góp phần xác định một cách đúng đắn, có cơ sở khoa học về chức năng và nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, trong bước chuyển sang cơ chế thị trường Điều rất quan trọng là trong thời gian gần đây, Bộ Thương mại đã và đang tổ chức việc nghiên cứu kinh tế thương mại, các công trình nghiên cứu để hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại ở Trung ương đến địa phương Nhờ đó việc xác định đúng đắn và hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại, sẽ có cơ sở khoa học và thực tiễn hơn Mặt khác luật thương mại đã được Quốc hội khoá V kỳ họp thứ 8 đã thẩm tra ngày 7/10/2005 nhưng chưa thông qua
- Mở rộng thị trường ngoài nước gắn với việc phát triển ổn định thị
trường trong nước, lấy thị trường trong nước làm cơ sở, đặt hiệu quả kinh doanh thương mại trong hiệu quả kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế
Chủ trương đưa nền kinh tế của Lào vào hội nhập với thị trường thế giới và khu vực, chuyển hoạt động kinh tế đối ngoại hướng mạnh vào xuất khẩu dựa trên sự khai thác các lợi thế so sánh là để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, quốc phòng và đời sống nhân dân Vì vậy trong khi hết sức coi trọng mở rộng thị trường ngoài nước, hoạt động thương mại phải lấy thị trường trong nước làm cơ sở, gắn ngoại thương với nội thương, đặt các hoạt động thương mại và xuất
Trang 24- Việc quản lý Nhà nước phải thể hiện trong toàn bộ sự vận động lưu
thông hàng hoá Các cơ quan quản lý Nhà nước phải chủ động tác động đến mọi hoạt động của các doanh nghiệp Nguyên tắc chung để chỉ đạo là khuyến khích, phát huy mạnh mẽ các mặt tích cực, đồng thời có biện pháp hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển
Nhân tố quyết định nhất bảo đảm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường là vai trò quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo cua Dang, trong đó kế hoạch và thị trường kết hợp chặt chế với nhau trong
một thể thống nhất, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau Sự vận động của kinh tế thị
trường trong mấy năm qua đã giúp chúng ta nhận thức sâu sắc rằng thông qua thị trường và hoạt động thương mại sẽ diễn ra quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, vì vậy sự công bằng xã hội trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường không chỉ được thực hiện thông qua phân phối trực tiếp kết quả sản xuất, mà còn được thực hiện ở khâu phân phối lưu thông qua thị trường, giá cả bằng pháp luật, các định chế, ác chính sách; bằng các định hướng trong quy hoạch và kế hoạch phát triển và bằng
kiểm kê, kiểm soát Nhà nước tổ chức về thiết lập trật tự thị trường, thúc đẩy
hình thành vận động lưu thông hàng hoá giữa các vùng các miền; khuyến khích và phát huy các mặt tích cực của cơ chế thị trường đồng thời có biện pháp ngăn ngừa xu hướng tự phát, nạn đầu cơ buôn lậu và hành vi kinh doanh trái phép; hạn chế sự phân hoá giàu nghèo quá mức, bảo đảm tăng trưởng kinh
tế kết hợp với tiến bộ và công bằng xã hội
1.3 TÌM HIỂU KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
DONG THUONG MAI CUA VIET NAM VA BAI HOC VAN DUNG O LAO
1.3.1 Kinh nghiệm đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động
thương mại của Việt Nam
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Đại hội lần thứ VI
Trang 25hội sâu sắc và toàn diện Đây là một thực sự cách mạng đổi mới triệt để được tiến hành đồng thời trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Để thực hiện đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn
chiến lược phát triển hợp lý Trong bối cảnh quốc tế và khu vực, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đất nước, Việt Nam lựa chọn thương mại như sau:
Thứ nhất, Việt Nam đã lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá hướng về
xuất khẩu, đồng thời thực hiện hợp lý chính sách thay thế hàng nhập khẩu có
hiệu quả cao hơn
Thứ hai, Việt Nam thực hiện chiến lược ưu tiên phát triển có trọng
điểm, tập trung vào những ngành và vùng trọng điểm có điều kiện thuận lợi,
có thế mạnh, tiến tới phát triển các vùng trong cả nước Nhưng trong giai đoạn đầu giành ưu tiên cho ngành và vùng trọng điểm nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao và thu hồi vốn nhanh Qua đó tạo nguồn hàng xuất khẩu lớn và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước
Thứ ba, Việt Nam tập trung đầu tư vốn và công nghệ xây dựng các doanh nghiệp Nhà nước với quy mô lớn đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài Nhà nước
Thứ tư, Việt Nam thực hiện chiến lược ưu tiên phát triển công nghệ tiên tiến và công nghệ cao, xử lý thoả đáng những vấn đề sở hữu trí tuệ, vai trò của thông tin trong quản lý và chất xám trong nền kinh tế tri thức
Thứ năm, Việt Nam thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân ngay từ rất sớm Phát triển các ngành công nghiệp phục vụ cơng nghiệp hố nơng nghiệp nông thôn trong giai đoạn đầu của quá trình cơng nghiệp hố đất nước Vì Việt Nam đã có bài học kinh nghiệm của các nước về tầm quan trọng của nông nghiệp trong việc ổn định nền kinh tế và đời sống nhân dân
Trang 26ra chỉ tiêu kế hoạch và phương thức thực hiện kế hoạch của Chính phủ và Bộ
ngành, địa phương theo mô hình kinh tế mới được tổ chức theo quan điểm kế hoạch hoá mang tính định hướng, kế hoạch không phải chỉ giao chỉ tiêu để
thực hiện mà còn là điều phối sự thực hiện theo dự án
Những đổi mới quan trọng của Việt Nam về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế và thương mại thời kỳ mở cửa và hội nhập có thể khái quát như sau:
+ Về đổi mới cơ chế quản lý: Nhà nước sử dụng quyền lực kinh tế - chính trị của mình tiếp tục quá trình tự do hoá thương mại, thực hiện xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp (hay còn gọi là cơ chế xin cho) chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Giảm dần độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước và xây dựng các đạo luật theo tỉnh thần đảm bảo bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, chống
cửa quyền, độc quyền tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh
nghiệp, tạo lập môi trường pháp lý (hay còn gọi là sân chơi) chung, giảm phân biệt đối xử Nhà nước tạo điều kiện, tiền đề cho sự ra đời hoạt động của các thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ
+ Về xây dựng chính sách thương mại: Nhà nước đóng vai trò tạo lập môi trường và chính sách quản lý phù hợp với quy luật kinh tế thị trường, hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh theo luật pháp và có hiệu quả Nhà nước ban hành các chính sách kinh tế, thương mại và đầu tư thơng thống hấp dẫn để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư mở rộng sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu, đổi mới đồng bộ các chính sách thương mại và các chính sách kinh tế liên quan đến thương mại, gồm:
Đổi mới chính sách xuất nhập khẩu đối với thương nhân: Nghị định
64/HĐBT (1989) là bước đột phá đầu tiên về quyền kinh doanh, đã xoá bỏ độc
Trang 27mở rộng quyền cho các doanh nghiệp tư nhân được tham gia XNK Ngày 10/5/1997, Luật thương mại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua và tiếp sau đó Chính phủ cũng đã ra Nghị định số 57/1998/NĐ-CP xoá bỏ chế độ cấp phép kinh doanh XNK, nhưng vẫn có giới hạn trong phạm vi ngành nghề nhất định Khi Luật doanh nghiệp ra đời đã mở rộng quyền tự do kinh doanh XNK cho mọi đối tượng tham gia sản xuất kinh doanh Ngày 29/4/1999 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/1999/CP-TTg quy định "đẩy mạnh xuất khẩu là nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành và mọi tổ chức" Nghị định 44/CP
(2001) về chính sách thương nhân, mở rộng quyền kinh doanh thương mại cho mọi thương nhân đều được trực tiếp XNK tất cả các loại hàng hoá Đây là một bước phát triển mới của tự do hoá thương mại trong nước
Đổi mới chính sách thương mại thu hút, khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh XNK:
Ngày 8/7/1999 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ra Nghị định số 51/1999/NĐ-CP quy định chính sách ưu đãi với các dự án sản xuất hàng hoá
xuất khẩu
Ngày 3/2/2000 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị định số 03/2000/NĐ- CP xoá bỏ thủ tục cấp giấy phép kinh doanh, thay vào đó là thủ tục đăng ký kinh doanh
Cho đến ngày 31/7/2000 Thủ tướng Chính phủ Việt Nam lại ra chính sách ưu đãi mới, đó là Nghị định số 24/2000/CĐ-CP quy định chính sách ưu
đãi với các dự án sản xuất hàng hoá xuất khẩu và kinh doanh xuất khẩu + Về cơ chế điều hành XNK, Chính phủ Việt Nam đã cải tiến mạnh mẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK trong thời kỳ mới, phù hợp
với xu thế hội nhập thương mại khu vực và quốc tế
Trang 28định số 46/QD-TTg ngay 4/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã xoá bỏ hầu hết các hạn chế định lượng về hàng hoá XNK, nhập khẩu 2001 - 2005 Những mặt hàng này sẽ cón duy trì sự quản lý của Bộ Thương mại và hàng hoá thuộc diện quản lý của Ø7 chuyên ngành do Bộ chủ quản quản lý Cho đến nay về hàng xuất khẩu chỉ còn 2 mặt hàng phải cấp giấy phép xuất khẩu, về hàng
nhập khẩu chỉ còn 8 mặt hàng còn phải cấp giấy phép nhập khẩu
Nhằm tạo lập môi trường thuận lợi và giảm phiền hà cho nhân dân và
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và XNK, trong năm 2000 Chính phủ Việt Nam đã xoá bỏ 165 loại giấy phép kinh doanh trong cả nước, đến năm 2003 Chính phủ Việt Nam đã xoá bỏ thêm 246 giấy phép con nữa, trong đó có giấy phép về quản lý thương mại, tạo ra một bước đột phá kỷ lục chưa từng có trong lịch sử cải cách quản lý Nhà nước về kinh tế ở Việt Nam
Trong tiến trình hội nhập và thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, tại cuộc toạ đàm ngày 13/8/2003 Chính phủ Việt Nam đã sáng suốt kết hợp vận dụng hệ thống các cơ quan hoạt động ngoại giao đồng thời làm nhiệm vụ kinh tế đối ngoại, các nhà ngoại giao đồng thời cũng là nhà kinh tế, thương mại, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị
trường, đẩy mạnh xuất khẩu
+ Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các chính sách hỗ trợ
đầu tư Nhà nước đầu tư, cung cấp hàng hoá công cộng, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh thương mại; Nhà nước Trung ương cho phép các tỉnh sử dụng toàn bộ (100%) nguồn thu
qua các cửa khẩu để đầu tư phát triển hạ tầng và khu kinh tế cửa khẩu biên
giới; tỉnh, thành phố được quyền ban hành chính sách ưu đãi riêng của tỉnh nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nổi bật nhất là những chính sách sau đây:
Trang 29- Chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư Hay chính sách xây dựng cánh đồng
50 triệu đồng bằng cách kết hợp 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp, chủ yếu và quan trọng nhất là nhà thương mại, vì vấn đề quyết định của quá trình sản xuất hàng hoá là vấn đề thị trường đầu ra
+ Về đổi mới chính sách phát triển thương mại đối với miền núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng hải đảo và chính sách trợ giá các hàng hoá đối với khu vực
miền núi, vùng đồng bào dân tộc tại Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Quyết định 72/HĐBT, Chỉ thị 525/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ Việt
Nam đã ra Văn bản số 1960/KTTH (1994) về một số chính sách đối với việc đưa hàng lên miền núi phục vụ đồng bào miền núi - dân tộc Quy định chế độ trợ cấp không thu tiền 4 mặt hàng chính sách và bổ sung thêm 2 mặt trợ giá, trợ cước là giống cây tròng và than Nghị định số 22/CP (1998) của Chính phủ
về phát triển thương mại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, trong đó
đã quy định bổ sung về chính sách trợ giá, trợ cước để bán hàng chính sách xã hội, mua sản phẩm sản xuất ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào các dân tộc Cho đến nay cuộc cải cách cơ chế và chính sách kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục không ngừng để tạo lập môi trường kinh doanh thương mại cho mọi thành phần kinh tế để theo tiến kịp các nước tiên tiến thế giới Đặc biệt là trong kỳ họp thứ III (tháng 5 -6/2003) Quốc hội khoá XI của Việt Nam, Nhà nước Việt Nam lại một lần nữa tiến hành cuộc cải cách sửa đổi luật kinh tế nói chung và luật doanh nghiệp nói riêng (trong đó van dé cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước; tính độc lập của doanh nghiệp và trách nhiệm, quyền hạn của giám đốc; bỏ chế độ "Bộ chủ quản đối với doanh nghiệp” được làm rõ),
để phù hợp tình hình kinh tế - xã hội, trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường trong nước và trên thị trường khu vực và quốc tế
Nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng, đổi mới cơ chế, chính sách quản
Trang 30về thương mại nói riêng phù hợp điều kiện thực tiễn của đất nước và xu thế tự
do hoá thương mại, hiện nay Việt Nam đã đạt được thành quả cao trong sự nghiệp phát triển kinh tế, làm cho GDP không ngừng tăng lên nhanh, xuất khẩu tăng mạnh mẽ, dự trữ ngoại tệ vững chắc, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao Đặc biệt là Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai và xuất khẩu cà phê đứng thứ ba của thế giới Uy tín hàng hoá của Việt Nam ngày càng cao trên thị trường quốc tế Xây dựng được đội ngũ doanh nghiệp khá vững mạnh, trở thành lực lượng sản xuất mới tiên phong tham gia hội nhập thương mại quốc tế
1.3.2 Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Lào nói chung và tỉnh Bó Kẹo nói riêng
Qua thực tiễn đổi mới quản lý Nhà nước về thương mại ở Việt Nam đã
trình bày ở trên ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm dé vận dụng ở Lào nói
chung và tỉnh Bó Kẹo nói riêng như sau:
Một là, chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ
chế thị trường không được xem nhẹ mà phải đề cao vai trò của Nhà nước Cái mới thành công về đổi mới quản lý Nhà nước về thương mại trong những thập kỷ trước đều có sự kết hợp hợp lý giữa điều tiết của Nhà nước và điều tiết của thị trường Nước này đều nhận thức đúng đắn vai trò của Nhà nước trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Hai là, đổi mới quản lý Nhà nước về thương mại luôn được coi là trọng tâm của đổi mới Việt Nam đã sử dụng thương mại như là khâu đột phá cho toàn bộ quá trình đổi mới kinh tế Phải kiên trì đường lối đối ngoại rộng mở, phát triển nền kinh tế mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, xoá bỏ độc quyền ngoại thương, tự do hoá thương mại, tự do hố lưu thơng hàng hoá trên thị trường trong nước
Trang 31hướng vào sản xuất Sự bảo hộ quá mức và tràn lan hàng hoá trong nước được
giảm dần Chính sách bảo hộ có nguyên tắc và có điều kiện được áp dụng và
xoá bỏ dần các hàng rào phi thuế quan Chế độ nhiều tỷ giá và tỷ giá cứng được loại bỏ và thay vào đó là tỷ giá được hình thành theo quan hệ thị trường
Bốn là, xây dựng và khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật và chính sách thương mại cho phù hợp với sự phát triển trong nước và bối cảnh quốc tế Nhà nước phải tạo dựng được môi trường và hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhà kinh doanh Bảo đảm sự công khai, minh bạch trong chính
sách Đồng thời đổi mới toàn diện, đồng bộ nội dung quản lý Nhà nước về
thương mại, đổi mới sử dụng các phương pháp và các công cụ, biện pháp quản
lý và điều tiết hoạt động thương mại, đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt
động và cán bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại
Năm là, giảm sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào thị trường và thương mại Củng cố và tăng cường thương mại Nhà nước như công cụ để điều tiết thị trường Nhà nước quản lý và điều tiết kinh tế nói chung, thương mại nói riêng chủ yếu bằng các công cụ, chính sách vĩ mô Phân định rõ chức năng
quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung, về thương mại nói riêng theo hướng
tách chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại chuyển hẳn sang hoạch định luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thương mại
Sáu là, bài học của Việt Nam kiên định đường lối kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập thương mại thế giới và khu vực đồng thời giữ vững ổn định chính trị và kinh tế trong nước, bình ổn thị trường nội địa; nhất quán coi
xuất khẩu là hướng ưu tiên trọng điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại, trên cơ
sở đó xác lập chính sách ưu đãi thích hợp, phát triển thương mại đường biên,
phát triển các khu công nghiệp, khu thương mại tự đo là rất bổ ích đối với
Trang 32Bảy là, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998 là một bài học của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào nói chung, Bó Kẹo nói riêng cần phải rút kinh nghiệm và sớm điều chỉnh cơ chế chính sách và cơ cấu kinh tế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trong nước nói chung, Bó Kẹo nói riêng và thu hút đầu tư nước ngoài và Lào nói chung, Bó Kẹo nói riêng sẽ hợp lý hơn, phát huy nội lực, tiêm năng của tất cả các thành phần kinh tế nhằm
phát triển thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu bảo đảm quyền tự do kinh doanh
của các doanh nghiệp, mở rộng quyền kinh doanh XNK trực tiếp cho tất cả các doanh nghiệp, các thương nhân chưa phải là doanh nghiệp, không hạn chế
về ngành nghề, mặt hàng đăng ký kinh doanh, nếu có thị trường và mặt hàng
xuất khẩu thì đều được trực tiếp XNK theo pháp luật, phát huy lợi thế so sánh của Lào là yếu tố nhất định
Tám là, Nhà nước đặc biệt quan tâm, hỗ trợ phát triển thương mại ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa còn khó khăn về kinh tế Nhà nước có chính sách đưa hàng lên vùng núi cao và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của vùng sâu, vùng xa
Chín là, Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kế cấu
hạ tầng cho phát triển thương mại, hỗ trợ tài chính cho phát triển thương mại nông thôn, miền núi, cho đẩy mạnh xuất khẩu cần được thực hiện một cách
có hiệu quả, thiết thực, tránh phân tán, chồng chéo Đặc biệt là việc quản lý, sử dụng các loại quỹ hỗ trợ cùng một lớp đối tượng cần được tập trung vào
một đổi mới để thống nhất quản lý để đạt hiệu quả cao
Những kinh nghiệm thành công của Việt Nam nói trên đều là bài học kinh nghiệm vô giá, là cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu và hoạch định chính sách, cơ chế quản lý thương mại Vì đó là bài học kinh nghiệm
thiết thực những nước bạn gần gũi với Lào, có nhiều điểm tương đồng có thể
Trang 33Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÓ KEO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1 TINH HINH HOAT DONG THUONG MAI TREN DIA BAN TINH BO KEO 2.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá tác động đến hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Bó Kẹo
- Vị trí địa lý và địa hình:
Ngày 15 tháng 6 năm 1983, tỉnh Bó Kẹo được tái lập sau hơn 20 năm, tách ra khỏi tỉnh Luông Nam Thà Bó Kẹo là tỉnh miền núi, chiếm 70% nằm ở phía Tây Bắc của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, có diện tích 6.169 km? (61.690.000 ha), có đường biên giới với các nước láng giểng: Phía tây giáp tỉnh Chiêng Rai Vương quốc Thái Lan, dài 145 km, với đường bộ đất liền dài 48 km, đường sông Mê Kông dài 97 km Phía đông bắc giáp Mianma Đường sông Mê Kông dài 98 km, phía đông giáp tỉnh Luông Nam Thà dài 100 km và tỉnh Ou Dom Xay dài 97 km và phía nam giáp tỉnh Sayabauly dài 35 km
Địa hình Bó Kẹo bị chia cắt khá phức tạp do núi chiếm phần lớn, có sông ngòi đan xen chạy qua như Nam Thà, Nam Nhủ, Nam Ngào, Nam Nhôn, Nam Kâng, Nam Tin, Nam Khả, Nam Hạt, Nam Chòng và Nam Can Có nhiều khúc tạo hành thác, ghềnh thuận lợi xây dựng thuỷ điện và thuỷ lợi phục vụ cho việc tưới tiêu và sử dụng nhân sinh hàng ngày Quan trọng nhất có 8
vùng đồng bằng như: vùng đồng bằng Thông Phảo Hạo diện tích 11,600 ha, vùng đồng bằng Thông Ngua Đeng diện tích 14,600 ha, vùng đồng bằng Phu
U Đôm diện tích 8.400 ha, vùng đồng bằng Chiêng Tòng diện tích 800 ha rất phù hợp với phục vụ cho sản xuất hàng hoá Ngoài ra còn có nhiều địa hình
Trang 34việc sản xuất, diện tích rừng chiếm 57,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, còn vùng cao và miền núi phù hợp với trồng cây công nghiệp như: trồng cây tếch, cây hương trầm, gia nhân và chăn nuôi như nuôi bị, ni trâu
Ngồi ra, còn có các khoáng sản, đá quý các loại như: Mỏ ngọc quý, vàng, sắt, tôn, đất keo, măng ka nét Trong tỉnh còn có nhiều khu du lịch: du lịch lịch sử và du lịch văn hoá
- Dân cư và nguồn lực:
Tỉnh Bó Kẹo có dân số 145.919 người, nam 72.313 người, nữ 73.606 người, mật độ bình quân là 24 người/km', có 5 huyện, 154 bản và 25.632 hộ gia đình Trên địa bàn tỉnh có 3 dân tộc lớn: Lào Lùm, Lào Thâng va Lao Xung có 15 bộ tộc nhỏ, trong đó dân số chiếm nhiều nhất là bộ tộc Lào Lùm 65% Các dân tộc đó có phong tục tập quán, tiếng nói và trình độ văn hoá khác nhau, phần lớn là theo đạo phật, các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại Theo thống kê của Sở Kế hoạch và đầu tư cho biết năm 2005 có hai huyện, 111 bản và 5.147 hộ gia đình còn nghèo
Bó Kẹo có bờ sông Mê Kông khá dài giáp với Thái Lan và Myanmar Với điều kiện thuận lợi đó giúp cho tỉnh có khả năng trao đổi với Thái Lan và
Myanmar rất thuận lợi, tạo điều kiện cho hàng hoá của tỉnh có thể xuất khẩu
sang Thái Lan và Myanmar Và mua hàng hoá của Thái Lan và Myanmar với
giá rẻ Ngoài ra, Bó Kẹo có cửa khẩu chính thức quốc tế và cửa khẩu cấp địa
Trang 35- Đặc điểm kinh tế - xã hội văn hoá
Mật độ dân số phân bố không đều, riêng dân số đô thị tập trung gần
40% ở Huổi Sai Dân cư và các cơ sở sản xuất chỉ tập trung ở một số vùng có mạng lưới giao thông thuận tiện và có sự trao đổi hàng hoá, chủ yếu là sản
phẩm tự nhiên, vì sự trao đổi còn hạn chế trong khu vực chưa phát triển rộng
rãi trên quy mô quốc gia và quốc tế, nên chưa kích thích sản xuất phát triển Dân số phần lớn sống ở vùng nông thôn trong đó 1/3 sống ở vùng cao và miễn núi quy tụ thành những bản nhỏ vài chục hộ cách xa nhau Sự phân bố dân số giữa đồng bằng và miền núi, giữa thị xã và nông thôn không đồng đều dẫn đến tình trạng thiếu, thừa đất giả tạo Chẳng hạn, chỉ tính hai huyện cần bờ sông Mê Kông như huyện Huổi Sai và huyện Tộn Phầng cũng đã chiếm tới 50%
tổng số dân cả tỉnh, về mật độ dân số càng có sự chênh lệch lớn: huyện Huổi Xai 23 người/km”, huyện Tộn Phang 19 người/km”, còn ba huyện trung bình
mỗi huyện 16 người/km”; tính chất không đồng đều của sự phân bố dân số cũng có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp
Trong điều kiện đất rộng người thừa, tài nguyên thiên nhiên phong phú, người dân tốn ít thời gian và công sức tạo ra tư liệu sinh hoạt cần thiết cho đời sống Các dân tộc thiểu số ở tỉnh có những nét riêng: một nóc nhà là một gia đình được coi là một đơn vị sản xuất hoàn chỉnh riêng rẽ, một cặp vợ chồng hoặc một gia đình với công cụ lao động thô sơ có thể làm ra một khối lượng
sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tối thiểu cho một cuộc sống hết sức đơn
giản và nghèo nàn lạc hậu, ngoài ra còn dành một ít để chi phí, nghi lễ đạo phật Do đó tâm lý tự thoả mãn ý thức dành dụm tiết kiệm sản phẩm chưa ăn sâu và tiềm thức của họ, tính y lại vào sự ưu đãi của thiên còn tồn tai dai dang đến ngày nay
CHDCND Lào nói chung ở Bó Kẹo nói riêng vừa mới thoát thai từ chế độ phong kiến, phân quyền, chưa qua giai đoạn phát triển TBCN tiến lên xây
Trang 36nói chung nông nghiệp nói riêng đang trong tình trạng lạc hậu và thấp kém, mất cân đối nghiêm trọng Cả tỉnh có 45 nghìn lao động, trong đó có 75% là lao động - nông nghiệp Bình quân mỗi gia đình nông dân chỉ sử dụng 35% quỹ thời gian lao động trong năm, hầu hết dân cư đều tập trung ở nông thôn, chăn nuôi kiểu thả rông Nghề thủ công chưa tách hẳn ra khỏi nông nghiệp
Trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh rất thấp kém, phân công lao động - xã hội chưa phát triển, công cụ lao động thô sơ, trình độ khoa học - kỹ thuật và chuyên môn của người lao động còn thấp, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân ngành nghề quá ít, năng suất lao động thấp, chất
lượng sản phẩm kém, nhập khẩu - nhiều hơn xuất khẩu, công nghiệp hầu như
chưa có gì
Lương thực, tính theo bình quân đầu người đạt 391kg thóc/năm Có thể nói, sản xuất lương thực trong tỉnh thừa ăn, tiêu thụ nội địa, xuất khẩu cho
Thái Lan và Trung Quốc, sản phẩm ngô xuất khẩu 30.000 tấn/năm Về thu
nhập quốc dân bình quân đầu người trong tỉnh chỉ đạt 365 USD/người/năm (còn thấp so với một số tỉnh trong nước và tiêu chuẩn quốc tế)
Trình độ văn hoá - xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và mức sống của xã hội không chỉ ảnh hưởng gián tiếp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các hình thức kinh tế gia đình nông dân Chẳng những thế, đôi khi các nhân tố xã hội lạc hậu lại khó vượt lên vào trình độ xã hội văn minh Nhưng mà trình độ văn hoá của nhân dân thấp kém, phong tục mê tín dị đoan nặng nề, thì thường vật chất chưa thể thắng thế ngay
tức khắc các phong tục lạc hậu, mà phải có thời gian để họ tự nhận thức Từ đó
nói rằng những nhân tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạt động thương mại ở trong tỉnh
Trang 37đã thuộc về tay nhân dân, nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên và nắm lấy những cơ sở kinh tế quan trọng với kinh nghiệm của các nước đi trước, nhất định Đảng NDCM Lào sẽ đề ra được những chính sách thích hợp nhằm đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại cả nước nói chung và Bó Kẹo nói riêng
- Đặc điểm sản xuất nông nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bó Kẹo chủ yếu là của hộ gia đình nông dân, Nhà nước khuyến khích nông dân tiến hành sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, chuyển từ lực lượng sản xuất truyền thống thô sơ, phụ thuộc vào tự nhiên sang lực lượng sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới, chuyển sản xuất mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất mang tính xã hội, nghĩa là nông dân vừa sản xuất cho mình; vừa sản xuất hàng hoá để bán Trong những năm đổi mới, ở tỉnh Bó Kẹo, Đảng bộ và chính quyền cấp tỉnh đã quan tâm khuyến khích tạo điều kiện cho nông dân sản xuất hàng hố nơng nghiệp bằng cách xây dựng hệ thống thuỷ lợi, xây dựng giao thông vận tải, xây dựng chợ mua bán sản phẩm nông nghiệp, xây dựng ngân hàng khuyến nông để cho nông dân vay vốn bằng hiện vật và tiền tệ trong thời gian ngắn hạn và dài hạn với tỷ lệ lãi thấp Mặt khác, Nhà nước đã đưa cán bộ chuyên môn nông - lâm nghiệp tổ chức tuyên truyền giới thiệu và giúp đỡ nông dân vận dụng lực lượng sản xuất và khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua, nên kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã phát triển nhanh chóng, nhất là lĩnh vực trồng trọt
Trong 5 năm (2000 - 2005) phong trào sản xuất nông nghiệp của nông
dân đã sôi nổi, phong trào ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới đã phát triển
rộng rãi, sản phẩm nông nghiệp đã tăng lên chiếm 55,33% của GDP, cuộc sống của nhân dân được cải thiện tốt hơn
Trang 38ha bằng 23%, diện tích lúa chiêm tăng 600 ha năm 2005 so với năm 2000 tăng gấp I1 lần Tổng sản lượng tăng 56.719 tấn năm 2005, so với năm 2000 (49.385) tăng 7.334 tấn bằng 15 %, bình quân đầu người 391 kg/người
Thúc đẩy nông dân trồng trọt và chăn nuôi, diện tích sản xuất hàng hoá 8.085 ha, năm 2005 so với năm 2000 tăng gấp 8 lần, sản lượng bằng 30.000 năm 2005, so với năm 2000 tăng 83% Chăn nuôi của nông dân hiện tại có số con trâu 20.812 con năm 2005, giảm 25% so với năm 2000, bò 24.123 con; năm 2005 so với năm 2000 tăng 48%, gia cầm, thuỷ cầm 369.489 con năm 2005, so với năm2000 giảm 32%
Mạng lưới thuỷ lợi vừa và nhỏ thô sơ tổng số 1.352 chi nhánh, có thể
phục vụ cho diện tích tưới tiêu được 10.475 ha mùa mưa trong đó thuỷ lợi kiên cố 48 chi nhánh tưới tiêu được 7.497 ha [37, tr.8]
- Đặc điểm sản xuất công nghiệp và dịch vụ:
Sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng khá, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10,18% Một số sản phẩm tăng trên địa bàn có tốc độ tăng nhanh, nhà máy, xí nghiệp tổng số 76 xưởng, trong đó quy mô xưởng, quy mô vừa 13 xưởng; quy mô nhỏ 63 xưởng Nhà máy lắp ráp xe máy I1
xưởng có tổng giá trị đầu tư là 1.620 tỷ kíp, tổng giá trị sản xuất 16.917 tỷ
kíp, tổng giá trị lưu thông 18.870 tỷ kíp Có xí nghiệp lắp đặt bật lira ga 1
xưởng, tổng giá trị đầu tư 5.405 tỷ kíp, tổng giá trị sản xuất 1.701 tỷ kíp, tổng giá trị lưu thông 2.530 tỷ kíp Các xí nghiệp chế biến 70 xưởng, tổng giá trị đầu tư 28.759 tỷ kíp, tổng giá trị sản xuất 1.588 tỷ kíp, tổng giá trị lưu
thông 2.603 tỷ kíp [37, tr I I]
Về mạng lưới điện hiện nay hai huyện được tiêu dùng điện 96 bản chiếm 27% trong tổng số 135 bản của tỉnh
Trang 39cầu (trong đó có 10 cầu bê tông, 5 cầu sắt, 50 cầu gỗ) với chiều dài 203 km, tổng số xây dựng 92,48 tỷ kíp, trong đó vốn của nước ngoài 59,68 tỷ kíp Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Bó Kẹo tạo điều kiện thuận lợi trong việc
đi lại, vận chuyển hàng hoá trong cả hai mùa
Mạng lưới thông tin liên lạc của tỉnh Bó Kẹo đến nay nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém Mạng lưới này tuy đã đảm bảo thông suốt thông tin liên lạc cho việc lưu thông hàng hoá, đáp ứng được nhu cầu của an ninh quốc phòng, nhưng vẫn còn rất lạc hậu Đến năm 2005 số điện thoại trên toàn tỉnh mới được khoảng 3% dân số kể cả điện thoại của cơ quan nhà nước Toàn tỉnh hiện nay có 5 bưu cục, do vậy có rất nhiều làng chưa có điện thoại Do vậy có thể nói hệ thống thông tin liên lạc cần được mở rộng nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nữa cho sản xuất và lưu thông hàng hoá, cũng như yêu cầu của an ninh quốc phòng
- Đặc điểm thị trường:
Thị trường Bó Kẹo đa dạng và phong phú, nhất là trên địa bàn tỉnh có nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp tiểu thủ của địa phương, cả trong nước và nước ngoài nên dịch vụ thương mại phục vụ sản xuất cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu có thị trường, có thị trường vừa và nhỏ.Hoạt động thương mại trên địa bàn hiện nay mới chỉ đáp ứng được 30- 35% nhu cầu đó Bó Kẹo có biên giới giáp Thái Lan, Myanma và gần Trung Quốc, là thị trường tiêu thụ hàng hố của nước ngồi, phần lớn là hàng hoá
nhập khẩu do sản xuất trong nước chưa phát triển nói chung Bó Kẹo nói riêng
Trang 40doanh như: Chi nhánh ngân hàng phát triển, chi nhánh ngân hàng khuyến nông và dịch vụ Năm 2003 - 2004 tổng vốn huy động tại chỗ đạt 41,39 tỷ kíp, tổng vốn cho vay các thành phần kinh tế đạt 1,7 tỷ kíp Nhìn chung hoạt động thị trường vốn đảm bảo chính sách của nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân
2.1.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển thương mại
2.1.2.1 Thuận lợi
Một là, Bó Kẹo nằm trên trục quốc lộ A;, trục giao thông đường bộ
huyết mạch nối cửa khẩu với các tỉnh miền Bắc của Vương quốc Thái Lan và
Myanmar và trở thành trung tâm xuất - nhập khẩu hàng hoá của các tỉnh Bắc trong nước Bó Kẹo có vùng đồng bằng và núi cao có điều kiện phát triển nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi Với đặc điểm của mọi tiểu vùng khí hậu ôn đới, là địa hình lý tưởng cho quy hoạch một khu du lịch rộng lớn với hang động, sông suối dạng "sơn thủy hữu tình"
Hới là, Bó Kẹo có điều kiện để vận chuyển hàng hố khơng chỉ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của tỉnh mà còn có điều kiện mở rộng lưu
thơng hàng hố với Luong Pha Bang, tinh Luong Nam Tha, tinh U Dom Xay va công hoa nhân Trung Quốc Khi quy mô của lưu thông hang hoá lớn lên và tốc độ lưu thơng hàng hố phải nhanh thì Bó Kẹo ngoài hệ thống đường bộ
còn có tiềm năng để vận chuyển hang hoá theo đường Thủy và đường hàng
không Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới, Lào đã gia nhập ASEAN; tham gia APEC, AFTA và chuẩn bị gia nhập WTO
thì vấn đề mở cửa kinh tế và phát triển kinh tế cửa khẩu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng Bó Kẹo có cửa khẩu kinh tế quốc tế Huổi Xài và Bản Mòm để
phát triển kinh tế đối ngoại không chỉ với tỉnh Chiêng Rai của Vương quốc Thái Lan và tỉnh Chiêng Tung - Myanma mà có điều kiện trở thành trung tâm giao lưu hàng hoá giữa một số tỉnh phía Bắc của ta