1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án câu hỏi triết học cao học toàn tập

100 314 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 664,5 KB

Nội dung

Bởi vậy, dù một số nhà tư tưởng Tây học có lòng yêu nước nhiệt thành nhưng với thế giới quan triết học duy vật siêu hình vàduy tâm về xã hội đã không thể giải đáp được những nhu cầu lớn

Trang 1

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRIẾT HỌC CAO HỌC Câu1 Quan điểm chính trị - xã hội của Nho gia Nhận xét mặt tích cực và hạn chế So sánh đường lối chính trị của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia

Quan điểm chính trị - xã hội của Nho gia:

Nho gia, do Khổng Tử sáng lập, là trường phái triết học có ảnh hưởng lớn nhất, là

hệ tư tưởng thống trị trong suốt thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc và nhiều nước khácnhư Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên Mạnh Tử phát triển về phía duy tâm tiên nghiệm

và Tuân Tử phát triển về phía duy vật

Về quan điểm chính trị-xã hội, Khổng Tử coi xã hội là tổng hợp các mối quan

hệ giữa người với người, trong đó các quan hệ như : vua tôi, cha con, chồng vợ, anh

em, bạn bè Năm mối quan hệ này về sau được Nho gia gọi là Ngũ luân, trong đó có

ba mối quan hệ cốt lõi: vua -tôi, cha-con, chồng-vợ được gọi là Tam cương

Khổng Tử coi nguyên nhân xã hội loạn lạc là do sự suy thoái đạo đức xã hội Ôngmong muốn khôi phục lại trật tự xã hội kiểu nhà Chu, một kiểu xã hội được ông coi làmẫu mực, lý tưởng Đó là một trật tự xã hội có đẳng cấp, tôn ti trật tự, từ vua tôi đếnthứ dân ai cũng phải lấy nhân, nghĩa, lễ, chính danh làm chuẩn mực

Những phạm trù cơ bản trong học thuyết chính trị - đạo đức của Khổng Tử là

Nhân, Nghĩa, Lễ, chính danh.

Nhân là lòng thương người Phàn Trì hỏi thế nào là Nhân, Khổng Tử đáp “Ái

nhân” (Yêu người) Nhân được hiểu như là “toàn đức” Nhân có hai khía cạnh – trung

và thứ: Trung là thành thật với người, “Mình muốn lập thân thì hãy giúp người khác

lập thân Mình muốn thành đạt thì hãy giúp người khác thành đạt” (Kỷ dục lập nhi lập

nhân Kỷ dục đạt nhi đạt nhân) Thứ là lòng vị tha, khoan dung “Điều mình không

muốn thì đừng làm cho người khác” (Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân)

Người nhân biết thương người nhưng cũng biết ghét người Nhân có tính đẳngcấp thể hiện trong các mối quan hệ cụ thể: vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè

Trong đạo nhân, hiếu là gốc Hiếu không chỉ thể hiện ở việc nuôi nấng cha mẹ

mà quan trọng nhất là lòng thành kính Khổng Tử nói: “Nuôi cha mẹ mà chẳng kính

trọng thì có khác gì nuôi thú vật”

Nhân gắn liền với nghĩa Nghĩa là hành vi đạo đức biểu hiện của lòng nhân.

Người làm việc nghĩa thì hy sinh lợi ích của mình vì người khác Vì thế, nghĩa và lợikhông thể dung hợp với nhau Khổng Tử nói: “Quân tử biết rõ về nghĩa, tiểu nhân biết

rõ về lợi” (Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi)

Lễ là hình thức biểu hiện của nhân, biểu hiện lòng thương yêu, quý trọng con

người Lễ bao gồm nhiều mối quan hệ rộng lớn từ quan hệ với thần linh (tế lễ) đếnquan hệ ứng xử giữa người với người, quan hệ đạo đức, phong tục tập quán, quan hệnhà nước, luật pháp, v.v

Trang 2

Theo Khổng Tử, tuân theo lễ là một điều kiện để thực hiện nhân đức Khổng Tửnói “Khắc kỷ phục lễ vi nhân” “Không biết lễ không thể đứng vững” Người quân tửkhông bao giờ làm trái với lễ “Cái gì trái với lễ thì không nhìn, điều gì trái với lễ thìkhông nghe, điều gì trái với lễ thì nói, điều gì trái với lễ thì không làm” (Phi lễ vật thị,phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động)

Cùng với lễ, nhạc cũng có vai trò quan trọng Khổng Tử nói “Hưng khởi là nhờ

thi, tạo lập là nhờ lễ, thành đạt là nhờ nhạc” Nhạc mà chính trực, trang nghiêm, hòanhã có tác dụng nuôi dưỡng tâm tính, cảm hóa lòng người, hướng cái tâm con ngườitới chân, thiện, mỹ

Khổng Tử coi chính danh là điều cơ bản để trị nước Danh là tên, khái niệm, bản

chất Chính danh có nghĩa là người ở cương vị nào thì phải xứng đáng với cương vị đó, phải làm đúng danh phận, chức trách của mình, “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con

ra con” (Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử)

Danh mà không chính thì ngôn (lời nói) sẽ không thuận (không có tính thuyết

phục, sẽ không được nghe và làm theo) Khổng Tử nói: “Thân mình chính được thìkhông phải hạ lệnh mọi việc vẫn tiến hành Thân mình mà không chính được thì dù có

hạ lệnh cũng chẳng ai theo” Nhân, lễ, chính danh không chỉ là đạo làm người, mà còn

là đạo trị nước

Khổng Tử coi trọng giáo dục, phản đối bạo lực và chiến tranh Đường lối nàyđược gọi là đường lối “đức trị”, hay “nhân trị” Để cho đất nước thịnh trị, phải biếtthượng hiền (tôn trọng người hiền tài) Phải thực hiện 3 điều: thực túc, binh cường, dântín

Quan điểm chính trị-xã hội của Mạnh Tử : ông phát triển học thuyết của Khổng

Tử thành học thuyết nhân chính, chủ trương lấy đức để thu phục lòng người, phản đốiviệc cai trị bằng bạo lực Ông phân biệt vương chính (cai trị bằng nhân nghĩa) với báchính (cai trị bằng bạo lực) Mạnh Tử nói: “Kẻ lấy sức mạnh nói thác nhân là bá… Kẻlấy đức thi hành nhân là vương… Lấy sức mạnh thu phục người, không phải lòngngười theo mà vì sức mạnh không đủ Lấy đức thu phục người thì người ta vui lòngtheo mình một cách thành thực như bảy muơi đệ tử theo Khổng Tử vậy”

Mạnh Tử coi dân là quan trọng nhất, kế đến là giang sơn xã tắc, vua làthường thôi “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” Quan hệ vua tôi là quan hệ haichiều, tôn trọng lẫn nhau Nếu vua coi bề tôi như cỏ rác thì bề tôi sẽ coi vua như kẻthù Nếu vua không có đạo đức thì không còn xứng đáng là vua nữa mà chỉ là “mộtthằng” thôi và nhân dân có quyền đạo đức để lật đổ ngôi vua

Thời Mạnh Tử, chế độ công hữu tan rã, chế độ tư hữu ra đời Mạnh Tử chủtrương để cho dân chúng có hằng sản mới có hằng tâm nghĩa là dân phải có tư liệu sảnxuất (ruộng đất để canh tác) ổn định thì mới có cái tâm ổn định được

Trang 3

Tóm lại, triết học của Mạnh Tử tuy còn mang yếu tố duy tâm và thần bí (hạn chế)nhưng trong học thuyết về CT-XH với tư tưởng “nhân chính”, “dân bản” có ý nghĩatiến bộ, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của lịch sử XH.

Quan điểm chính trị- xã hội của Tuân Tử: là người phát triển học thuyết của

Khổng Tử, đề cao nhân, nghĩa, lễ nhạc và chính danh, tuy nhiên, Tuân Tử phản đốiquan niệm của Khổng Tử và Mạnh Tử về những vấn đề chính trị và đạo đức Ôngđứng trên quan điểm duy vật và vô thần (tích cực), ông cho rằng tự nhiên gồm 3 bộphận: trời, đất và người Trời chỉ là một bộ phận của tự nhiên, bản thân tự nhiên là cơ

sở hình thành và biến hoá của vạn vật Như vậy, trời không quyết định vận mệnh củacon người, con người là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên Việc trị hay loạn, lànhhay dữ là do con người làm ra chứ không phải tại trời Nếu con người hành động thuậnvới lẽ tự nhiên thì lành, trái lại sẽ gặp loạn “Lấy sự trị mà đối phó với đạo thì lành, lấy

sự loạn mà đối phó với đạo ấy thì dữ”

Không chỉ hành động phù hợp với tự nhiên mà con người có thể cải tạo tự nhiên và

XH để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn Ông phê phán mê tín dị đoan, việc tôn thờ trời,

ỷ lại trời, khuyên con người nên tin ở sức mình, ra sức phát triển sản xuất, thực hànhtiết kiệm, ăn ở điều độ, giữ gìn sức khoẻ thì trời sẽ không để cho nghèo khó và bệnhtật Về đạo đức ông đưa ra thuyết tính ác cho nên ông chủ trương sửa trị việc nước,giáo dục đạo đức, lễ nghĩa làm cho XH tiến bộ, văn minh hơn Ông đề cao “lễ trị”, ôngcho rằng lễ nghĩa và đẳng cấp trong XH là cần thiết để duy trì trật tự XH

Nhận xét mặt tích cực và hạn chế: Đường lối nhân trị của Khổng Tử có tính

chất điều hòa mâu thuẫn giai cấp, phản đối chiến tranh Theo đường lối này, giai cấpthống trị phải thương yêu, tôn trọng, chăm lo cho dân; nhân dân phải an phận, lấynghèo làm vui (an bần nhi lạc), nghèo mà không oán trách (bần nhi vô oán)

Nho gia đề cao đạo đức và trách nhiệm của con người đối với xã hội Nho gia đặtcon người trong năm mối quan hệ với những lập luận chặt chẽ, làm cơ sở cho mục tiêuphấn đấu và nội dung tu dưỡng của con người Nó thực sự góp phần củng cố trật tự xãhội

Tuy nhiên, quan điểm Nho gia không tưởng khi chủ trương đơn thuần lấy đạođức làm cốt yếu để thiết lập trật tự xã hội theo kiểu nhà Chu Đó là xã hội của quá khứ,một xã hội có nền tảng kinh tế đã thay đổi Chế độ công hữu với phép tỉnh điền củanhà Chu không còn giá trị thực tế, trong khi đó, chế độ tư hữu ngày càng phát triển.Theo quan điểm này sẽ gây nhiều chướng ngại cho sự phát triển đời sống xã hội

So sánh đường lối chính trị của Nho gia, Đạo gia và Pháp gia:

Trang 4

Trong thời Xuân Thu- Chiến Quốc và qua các thời đại sau, ở Trung Quốc có 3

thuyết lớn về đường lối chính trị: Thuyết Nhân trị của Nho gia, Vô vi trị của Đạo gia

và Pháp trị của Pháp gia

Nho gia: đường lối chính trị là “đức trị” hay “nhân trị”, chủ trương cai trị đấtnước trên cơ sở bản thân nhà cầm quyền, sự hưng suy của xã hội đều do nơi bản thânnhững người cầm quyền và vấn đề cốt lõi tập trung ở chỗ làm sao cho người cai trị có

đủ tài đức Nhà cầm quyền phải lấy đạo đức mà giáo hóa, dẫn dắt dân chúng chứkhông phải dùng đến cưỡng chế trừng phạt “Vua cai trị nước mà biết đem cái đức củamình để cảm hóa thì mọi người đều phục theo Ngôi sao bắc đẩu tuy ở một chỗ mà cómọi vì sao chầu theo” Biện pháp cơ bản để thực hiện nhân trị là chính danh, lễ, vai tròtài đức của người cầm quyền và vai trò của dân Coi trọng giáo dục, phản đối bạo lực

và chiến tranh Khổng Tử coi XH là tổng hợp các mối quan hệ giữa người với người,

đó là Ngũ luân và Tam cương Đường lối nhân trị của Khổng Tử có tính chất điều hòamâu thuẫn giai cấp, phản đối đấu tranh Ông khuyên giai cấp thống trị phải thươngyêu, tôn trọng, chăm lo cho nhân dân Đồng thời, ông cũng khuyên dân phải an phận,lấy nghèo làm vui, nghèo mà không oán trách Ông coi việc oán trách cảnh nghèo hèn,

ưa dùng bạo lực là mầm mống của loạn Tuy nhiên những kế sách chính trị của ông chỉdừng lại ở tính chất cải lương và duy tâm chứ không phải phải bằng cách mạng hiệnthực

Đạo gia đề xướng thuyết vô vi làm đường lối chính trị Vô vi là sống, hoạt động

theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không làm trái với tự nhiên, không can thiệp vào trật tự tựnhiên.Vô vi cũng có nghĩa là giữ gìn bản tính tự nhiên của mình, của vạn vật “ theothái độ vô vi, dùng thuật không nói mà dạy dỗ, để cho vạn vật tự nhiên sinh trưởng màkhông can thiệp vào” Lão Tử cho rằng chỉ cần làm cho dân “no bụng”, “xương cốtmạnh” mà “lòng hư tĩnh”, “khiến cho dân không biết, không muốn” Không dùng luậtpháp, không cần giáo dục nhân nghĩa, lễ, trí “Theo chính sách vô vi thì mọi việc đềutrị” Lão Tử chủ trương hạn chế quyền lực của Nhà nước và hoạt động của dân đếnmức tối đa, để cho dân sống chất phác thời nguyên thủy, duy trì tình trạng nước nhỏ,dân ít

Pháp gia chủ trương đường lối pháp trị Hàn Phi cho rằng bản tính con người ích

kỉ, thích tìm điều lợi và tránh điều hại, luôn mưu lợi cho bản thân; do đó phải đặt rapháp luật, trọng thưởng, nghiêm phạt để duy trì trật tự xã hội Theo Hàn Phi, để cai trị

xã hội cần phải có ba yếu tố là Pháp, Thế, Thuật Pháp là pháp luật Hàn Phi cho rằng

pháp luật phải được công bố cho mọi người biết để tuân theo Pháp luật phải thay đổi

phù hợp với tình hình cụ thể Thế là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu Thuật là phương pháp, mưu lược, thủ đoạn trong việc trị dân Nếu pháp được công bố

rộng rãi, thì thuật là cơ trí, thủ đoạn ngấm ngầm của vua, không để ai biết Chính vì

Trang 5

thế, Hàn Phi nói vua dùng luật như trời, dùng thuật như quỷ Đường lối pháp trị củaPháp gia là tư tưởng của giai cấp quý tộc mới, kiên quyết đoạn tuyệt với tư tưởng bảothủ, mê tín đương thời

Ba đường lối chính trị này khác nhau về nguyên tắc Thuyết nhân trị đề cao vaitrò của đạo đức, thuyết pháp trị nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp, thuyết vô vithì phản đối cả đạo đức lẫn pháp luật

Mỗi học thuyết đều có giá trị riêng và hạn chế của nó, nhưng đường lối chính trịmang tính nhân văn cao và được áp dụng hiệu quả trong lịch sử là đường lối nhân trịcủa Nho gia Học thuyết Pháp gia là công cụ giúp vua Tần thống nhất Trung Quốc, tuynhiên, học thuyết này khiếm khuyết nghiêm trọng ở sự tuyệt đối hóa yếu tố pháp luật,phủ nhận vai trò của yếu tố đạo đức, nặng hình phạt tàn bạo, nên đường lối cai trị nhưvậy tất yếu dẫn đến chế độ độc tài, mất lòng dân, và đó cũng chính là nguyên nhân dẫnđến sự sụp đổ nhanh chóng của nhà Tần

Trong ba đường lối này, thuyết vô vi mang tính chất xuất thế, trốn tránh tráchnhiệm với xã hội, đối lập với hai học thuyết còn lại Chủ trương pháp trị đối lập vớinhân trị về nguyên tắc, nhưng xét đến cùng pháp trị cũng chỉ cụ thể là một hình thứccủa nhân trị Bởi vì muốn thi hành được các chủ trương của Pháp gia, xã hội cũng cần

có một đấng minh quân, một nhà vua sáng suốt, am hiểu nguyên tắc pháp trị và chịukhép mình theo nguyên tắc đó

Câu 2: Bản thể luận và nhân sinh quan Phật giáo Ấn Độ cổ đại Nhận xét mặt tích cực và hạn chế

Nét nổi bật về kinh tế xã hội của ấn độ cổ đại là sự tồn tại lâu dài của mô hình

“công xã nông thôn”,với kết cấu đó xã hội rất phức tạp với sự phân chia đẳng cấp, sựphân biệt chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo Những điều kiện đó tác độngmạnh mẽ đến con người, để lại dấu ấn tâm linh đậm nét, tạo ra tiền đề cho sự ra đờicủa nền triết học Ấn Độ cổ, trung đại Nét đặc thù của nền triết học Ấn Độ là nền triếthọc chịu ảnh hưởng của những tư tưởng, tôn giáo có tính chất “hướng nội” chính vìvậy việc lý giải và tiến hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm sinh tôngiáo nhằm đạt tới sự “giải thoát” là xu hướng nổi trội của triết học cổ đại Ấn Độ tưtưởng triết học Ấn Độ cổ đại

Phật giáo là một trường phái triết học tôn giáo xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ VItrước Công nguyên Phật giáo ra đời trong làn song đấu tranh chống lại sự thống trị củađạo Bàlamôn, chống phân biệt đẳng cấp và đòi bình đẳng xã hội

Người sáng lập (theo truyền thuyết): Siddharta (Tất đại đa, 563-483 TrCN), convua Tịnh Phạn (Suddhodana), nước Katìlavệ (Kapilavastu), mẹ là Hoàng hậu Ma-Gia(Maha-maya) thuộc dòng họ Sakya nên ông được gọi là Sakyamuni (Thích ca Mâu ni

= nhà thông thái của dòng họ Sakya) Năm 29 tuổi ông xuất gia đi tìm con đường giải

Trang 6

thoát Sau khi tu luyện giác ngộ (năm 35 tuổi), ông lấy hiệu là Buddha (Phật, có nghĩa

là giác ngộ), thu nhận đồ đệ và đi khắp đất nước Ấn Độ để truyền bá học thuyết củamình cho đến khi qua đời năm 80 tuổi

Bản thể luận của Phật giáo: toàn bộ thế giới quan của Phật giáo được thể

hiện trong “đạo lý duyên khởi”, trong đó đưa ra 4 luận điểm:

-Vô tạo giả: Phật khẳng định rằng không có lực lượng sáng tạo đầu tiên (phủnhận Brahman) và cho rằng vũ trụ là vô thuỷ, vô chung, là một dòng vô tận không domột thần thánh nào sáng tạo nên Mỗi một sự vật được gọi là một pháp (hiểu theo hainghĩa: đồng nhất sự vật và hiện tượng; điều cấm kị của nhà Phật)

- Vô ngã: mọi sự vật và hiện tượng xung quanh và chính bản thân con người làkhông có thật (duy tâm), nó được cấu tạo từ các yếu tố mà Phật giáo gọi là danh và sắc.Danh và sắc được chia thành 5 yếu tố gọi là ngũ uẩn Các yếu tố tinh thần gọi là danh(nama) gồm: thụ (vedana), tưởng (samjna), hành (samskara), thức (vijnana) Con người

do 5 yếu tố (ngũ uẩn: sắc, thụ, tưởng, hành, thức) tạo nên Có lúc Phật đưa ra 6 yếu tố(lục đại) gồm: danh là các yếu tố tinh thần có tên gọi mà không có hình, và sắc là cácyếu tố có hình (địa, thuỷ, hoả, phong và không) Các yếu tố lục đại và ngũ uẩn kết hợp

và hoà trộn với nhau tạo nên sự chuyển biến không ngừng của vũ trụ và bác bỏ sự tồntại của Brahman

- Vô thường: Phật khẳng định Thế giới khách quan (con người và vũ trụ) không

có gì vĩnh hằng bất biến mà cái gì cũng có quá trình sinh thành, biến đổi và tiêu vongtheo luật nhân quả mà Phật gọi là sinh- trụ- dị- diệt hay thành- trụ- hoại- không Mọivật từ bé nhất (vi mô) đến vũ trụ (vĩ mô) đều phải tuân theo quy luật trên

- Nhân quả tương tục: Phật khẳng định rằng tất cả các sự vật và hiện tượng trênThế giới đều có nguyên nhân và kết quả tạo thành một chuỗi không ngừng nghĩ màPhật gọi là: nhân quả tương tục vô gián đoạn và nhân quả tương tục vô tạp loạn

Nhân sinh quan của Phật giáo: toàn bộ nhân sinh quan được thể hiện trong

“Tứ diệu đế”, 4 chân lý vĩnh hằng, thiêng liêng , cao cả và đúng đắn nhằm giải thích xãhội con người và thân phận con người

- Khổ đế: chân lý về cái khổ, Phật cho rằng “đời là bể khổ”, Phật dạy rằng: “ta

chỉ dạy các con một điều là khổ và diệt khổ”, rằng “nước mắt của chúng sinh nhiềuhơn nước biển” Cuộc đời con người có tám nổi khổ lớn mà Phật gọi là bát khổ: sinh,lão, bệnh, tử, thụ biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, thủ ngũ uẩn

- Tập đế hay Nhân đế: Phật khẳng định rằng mọi nổi khổ của con người đều có

nguyên nhân, Phật đưa ra 12 nguyên nhân cho nổi khổ trên đời “Thập nhị nhân duyên”nghĩa là mọi sự vật, hiện tượng đều vô ngã, vô thường (không có thật, không có cái gìbất biến), không có cái gì tồn tại vĩnh viễn thế mà con người sinh ra lại “tham- sân- si”

12 nguyên nhân sinh ra nổi khổ là:

Trang 7

+ vô minh (avidya): không sáng suốt

+ hành (samskara): do vô minh mà dẫn đến tâm dao động, hoặc dẫn con người ta

đi vào ngõ cụt hoặc dẫn con người ta đi đến sự tham lam vô lối

+ thức (vijnana): thức tồn tại, phân biệt ta với không ta, từ cái tâm trong sáng, cânbằng đến mờ tối, mất cân bằng

+ danh sắc (namarupa): là sự phối hợp giữa các yếu tố vật chất và tinh thần sinh

ra lục căn (6 cảm giác của con người: nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý)

+ lục nhập (sandagatana): do tiếp xúc giữa 6 yếu tố bên trong với 6 yếu tố bênngoài nghĩa là lục căn tiếp xúc với lục trần mà sinh ra 6 cảm giác là nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt,thân, ý

+ xúc (sparsa): cảm nhận được do tiếp xúc giữa con người với yếu tố bên ngoài+ thụ (vedana): 3 loại: lạc thụ, khổ thụ, xá thụ

- Diệt đế: khi tìm ra được ngọn nguồn của nổi khổ theo thập nhị nhân duyên Phật

cho rằng con người có thể từ bỏ được tận gốc mọi nổi khổ để thoát khỏi vòng luân hồi,nghiệp chướng để đưa chúng sinh đến cõi niết bàn (nirvana)

- Đạo đế: con đường con người phải tuân theo để diệt khổ, gồm có Bát chính

đạo-con đường với tám phương hướng đúng đắn

+ Chính kiến (sammyak- dristi; right views): thấy, xem xét sự vật một cách đúngđắn Chính kiến cũng có nghĩa là hiểu biết đúng đắn

+ Chính tư duy (sammyak- samkalpa; right intention): suy nghĩ đúng đắn

+ Chính ngữ (sammyak- vaca; right speech): lời nói đúng dắn

+ Chính mệnh (sammyak-ajiva; right livehood): mưu sinh đúng dắn

+ Chính tinh tiến (sammyak- vyayama; right effort): cố gắng, nỗ lực phấn đấumột cách đúng đắn

+ Chính niệm (sammyak- smritisati; right mindfulness): ghi nhớ, tâm niệm đúngđắn

+ Chính định (sammyak-samadhi; right concentration): tập trung tư tưởng mộtcách đúng đắn

Tám điều này được gộp lại thành 3 điều: Giới (sila, morality) gồm chính ngữ,chính nghiệp, chính mệnh; Định (samadhi, concentration) gồm chính tinh tiến, chínhniệm, chính định; Tuệ (panna; wisdom) gồm chính kiến, chính tư duy

Nhận xét m ặt tích cực và hạn chế:

Trang 8

- Tích cực:

+ Là trường phái triết học vô thần (chống lại Brahman và không thừa nhậnatman) mặc dù không triệt để, có yếu tố duy vật biện chứng, thừa nhận có sự vận độngtuyệt đối của các sự vật hiện tượng

+ Chống lại sự phân biệt đẳng cấp, chủ trương bình đẳng xã hội

+ Triết lý của đạo Phật có ý nghĩa giáo dục rất lớn vì nó khuyên con người khinh ghétnhững ham muốn dục vọng vật chất tầm thường

+ Đạo Phật có tính nhân đạo cao bởi vì nó khuyên con người suy nghĩ và làm điềuthiện, tránh xa điều ác, thưng yêu cứu giúp mọi người Không dùng bạo lực trongng yêu cứu giúp mọi người Không dùng bạo lực trongquan hệ giữa các giáo phái khác nhau cũng như tôn giáo khác nhau

- Hạn chế:

+ Phật giáo là trường phái duy tâm chủ quan trong quan niệm về XH bởi vì nó chorằng nguyên nhân cơ bản của mọi nổi khổ là do vô minh do đó Phật giáo cho rằng sựsáng suốt, giác ngộ của con người là yếu tố quyết định sự giải thoát con người khỏi cáikhổ

+ Chưa nhận thấy được sự đứng yên tương đối của các sự vật hiện tượng.+ Phật giáo chủ trương giải thoát con người bằng phép tu thân, tích đức tiêu cực, xalánh cuộc đời mà không mang phong trào cách mạng XH, phủ nhận sự biến đổi cải tạo

XH bằng thực tiễn cách mạng

+ Phật giáo theo trường phái nhận thức luận duy tâm, nhận thức chỉ thực hiệnbằng sự tu luyện, thiền định Không thừa nhận vai trò của nhận thức cảm tính và tư duycũng như via trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức

+ Phật giáo cho rằng cuộc đời là giả, ảo, mọi ham muốn đời thường đều là tội lỗi.Tuy nhiên, Niết bàn - cái mà Phật cho là thực tại thì hóa ra chỉ là điều tưởng tượngthuần túy, không có gì làm bằng chứng

Câu 3: Những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Việt Nam

I Qúa trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học Việt Nam

1. Tư tưởng triết học Việt Nam thời cổ đại

Cách đây 4000 ngàn năm, cư dân trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã bước vàothời kỳ đồng thau Trong nền văn hoá Tiền Đồng Sơn ( bắt đầu từ 2000 năm trướccông nguyên ), cư dân Việt nam đã biết trồng lúa, chăn nuôi gia súc: trâu, bò, lợn…Họbiết chế tạo những đồ trang sức bằng ngọc tinh vi với những kiểu dáng khác nhau,những đồ gốm với nhiều hoa văn phức tạp Các đường tròn và hình đối xứng chứng tỏ

cư dân đã có những kiến thức hình học nhất định

Cư dân Tiền Đông Sơn đã có tục chôn cất người chết sâu trong lòng đất cùng với

đồ tuỳ táng Điều này chứng tỏ họ đã quan tâm đến “cuộc sống”của người chết ở thế

Trang 9

giới bên kia Những hoa văn được trang trí trên đồ gốm biểu hiện mô hình vũ trụ vàhình đối xứng chứng tỏ cư dân đã có những kiến thức hình học nhất định.

Sự hình thành nền văn hoá Đông Sơn đánh dấu quá trình hợp nhất các bộ lạc vànhóm bộ lạc để tạo thành một nhà nước rộng lớn mà truyền thuyết gọi là những VănLang của các vua Hùng

Chủ nhân nền văn hoá Đông Sơn đã đưa nghệ thuật đúc đồng lên đỉnh cao Họ đã

đúc được những chiếc trống đồng lớn có âm thanh hay và những hoa văn tinh tế Ngoài

ra họ còn đã biết chế tạo những công cụ bằng sắt

Nhữnh hình vẽ trên trống đồng ghi lại cảnh sinh hoạt của người Viềt Nam thời kỳvăn hoá Đông Sơn Trên mằt trống đồng khắc hoạ hình ảnh ngôi nhà sàn, những đoànngười nhảy múa với các nhạc khí trên tay, những con thuyền với những người cầm vũkhí, hình ảnh những con chim,hươu…

Thời kỳ văn hoá Đông Sơn là thời kỳ xuất hiện nhiều huyền thoại Có nhữnghuyền thoại lớn được lưu truyền đến ngày nay, như huyền thoại về nguồn gốc dân tộcViệt Nam như Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh gióng…

Người Việt Nam thời Đông Sơn đã có tư duy lưỡng hợp ( tương tự như thuyết âmdương ở Trung Hoa cổ đại ) Những mặt đối lập, lưỡng hợp được trình bày trên trốngđồng, như đực – cái, dương vật – âm vật, chim – hươi… Nhưng hình ảnh lưỡng hợp,lưỡng phân, đối lập, xung đột giữa các mặt đối lập cũng được thể hiện trong huyềnthoại: Con cháu rồng – tiên, 50 con lên núi – 50 con xuống biển, Sơn Tinh - ThuỷTinh, núi - nước…

2 Sự truyền bá những hệ tư tưởng nước ngoài vào Việt Nam

- Nho gia truyền vào thời Bắc thuộc trước Công nguyên Hai thái thú Giao chỉ và

Cửu chân là Nhâm Diên và Tích Quang đã khởi xướng việc dạy học ở nước ta Nhiều

sĩ phu Trung quốc sang là mở trường dạy Nho học

Mục đích truyền bá Nho học vào nước ta là nhằm đào tạo những người làm việccho chính quyền Trung Quốc Tuy vậy, người Việt Nam học Nho nhờ nắm được kiếnthức nên lại có thêm cơ hội suy gẫm về vận mệnh nước Việt

- Đạo gia cùng với Nho gia cũng được truyền vào Việt Nam và trở thành một bộ

phận trong quan niệm tư tưởng của người Việt

Đạo gia tuy đối lập với Nho gia nhưng cũng được nhiều tri thức Trung Quốc vàViệt Nam chấp ở khía cạnh lối sống nhàn hạ, hoà nhập với thiên hiên, xa lánh vòngdanh lợi ở một số tri thức bị thất thế hay đã hoàn thành trách nhiệm đối với xã hội.Một biến tướng của Đạo gia cũng được truyền vào nước ta dưới hình thức tínngưỡng, mê tín quần chúng (Đạo giáo nhờ nhân vật Lão Tử)

- Đạo Phật cũng được truyền vào Việt Nam rất sớm bằng hai con đường: Phật

giáo Nam tông, chủ yếu là dòng Tiểu thừa truyền từ Ấn Độ qua Srilanca, Mianma,

Trang 10

Thái Lan, Lào, Capuchia, Indonesia, Việt Nam Phật giáo Bắc tông chủ yếu dòng Đạithừa qua Tây Tạng, Mông Cổ, các nước Trung Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.Thời Tiền, Lê, Lý, Trần, đạo Phật có vai trò quốc giáo Đạo Phật có vai trò tíchcực trong dựng nước và bảo vệ Tổ quốc Nhiều nhà sư nổi tiếng được tham gia quốc

sự, giúp nhà vua trong công việc đối nội và đối ngoại Các vua Lý, Trần chịu ảnhhưởng Phật giáo rất sâu sắc Nhiều tác phẩm Phật học được viết ra, nhiều môn pháiPhật giáo được thành lập

Từ thời Hậu Lê, sau khi đường lối “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem trí nhânthay cường bạo” đã thực sự góp phần giành độc dân tộc thì hệ tư tưởng Nho gia bắtđầu giữ vai trò thống trị trong đời sống chính trị và tinh thần ở nước ta

Nho, Lão, Phật được coi là “Tam giáo” và được vào chương trình giảng dạy vàhọc tập ở nước ta trong thời kỳ phong kiến

- Kitô giáo bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ

XVI Từ cuối thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII nhiều giáo đoàn thuộc dòng Phranxicô

và dòng tên thuộc Bồ Đào Nha và dòng Đa Minh thuộc Tây Ban Nha liên tiếp vào ViệtNam thu hút được 50.000 người theo đạo Cuối thế kỷ XVII, quyền truyền giáo ở ViệtNam được giao cho Người Pháp Đến năm 1850 cả nước có khoảng 500.000 tín đồ.Các vua triều Nguyễn từ Minh Mạng, Tự Đức đưa ra nhiều chỉ dụ cấm đạo,nhưng không ngăn cản được việc truyền đạo Công giáo Trong thời kỳ Pháp thuộc ởViệt Nam có khoảng 1,5 triệu tín đồ Công giáo

II Những nội cơ bản của tư tưởng triết học Việt Nam

1 Về bản thể luận- Chủ nghĩa duy tâm và tư tưởng tôn giáo là tư tưởng

thống trị trong xã hội Niệt Nam Tư tưởng duy tâm thể hiện ở việc vào số mệnh,nghiệp, kiếp; coi mệnh trời quyết định sự thành bại của con người:

“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”

“Cho hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm cho người thân

Bắt phong trần phải phong trần,

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

Bên cạnh tư tưởng mệnh trời cũng có tư tưởng đề cao vai trò con người hơn mệnhtrời:

“Xưa nay nhận định thắng thiên cũng nhiều”

Có quan điểm coi trọng thời, thế hơn mệnh

- Các quan điểm duy vật lẻ tẻ, không thành hệ thống thường xuyên phản kháng lại quan điểm duy tâm:

+ bác bỏ nguồn gốc thần thánh và vai trò quyết định của vua:

“Được làm vua, thua làm giặc”

Trang 11

“Phép vua thua lệ làng”.

+ vạch trần thực chất của tệ mê tín bói toán:

“Bói ra ma, quét nhà ra rác”

+ vạch trần sự giả trá của thầy bói

“Hòn đất mà biết nói năng

Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”

2 Quan điểm chính trị - xã hội

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam: trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tư tưởng yêu

nước không chỉ là một tư tưởng chính trị mà còn là một tư tưởng đạo đức và nhân văncao cả.Yêu nước là phẩm chất cao quý nhất, đứng hàng đầu trong bảng giá trị tinh thầnViệt Nam Đồng thời, yêu nước là trách nhiệm của mọi người không phân biệt đẳngcấp, giới tính

“Quốc gia lâm nguy, thất phu hữu trách”

“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam còn được thể hiện ở việc tôn kính, thờ cúng nhữngngười anh hùng dân tộc, những người có công dựng nước, xây dựng làng xã…, khinhghét những kẻ phản quốc, như Lê Chiêu Thống, Trần ích Tắc

- Tư tưởng về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia

Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với Trung Quốc

Bài thơ của Lý Thường Kiệt:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạmNhữ đẳng hành khang thủ bại hư”

Bài “Đoạt sáo Chương dương độ” của Trần Quang Khải:

Đoạt sáo Chương Dương độCầm hồ Hàm Tử quanThái bình tu nỗ lựcVạn cổ thử giang sơn”

Hoặc trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi nêu lên tư tưởng về sự phân biệt

bờ cõi giữa hai nước, sự khác biệt về phong tục, tập quán, sự ngang hàng nhau về cáctriều đại giữa Việt Nam và Trung Quốc

“Xét như nước Đại Việt ta, thật là một nước văn hiến

Bờ cõi, sông núi đã riêng,

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi đàng làm đế một phương

Trang 12

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau

Mà hào kiệt không bao giờ thiếu”

Tư tưởng tự hào về nguồn gốc dân tộc (Huyền thoại “Con rồng, cháu tiên”)

Chăm lo xây dựng nhà nước độc lập, luôn luôn giữ vững địa vị của một nhà nướcđộc lập

Giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, phong tục, tập quán, chống lại âm mưu đồnghoá của Trung quốc (Tư tưởng của Nguyễn Huệ, đánh cho dài tóc, đánh để răng đen)

- Vấn đề động lực và phương thức giành và bảo vệ độc lập dân tộc

Đại đoàn kết toàn dân tộc Truyền thuyết “đồng bào” (cùng một bọc) nói lêntình đoàn kết dân tộc, không phân biệt chủng tộc của tất cả các dân tộc trong đại giađình dân tộc Việt Nam

Quan hệ vua tôi, nhà nước và nhân dân: Vua tôi đồng lòng, quân dân hợp sức.Khoan thứ sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ (Trần Hưng Đạo)

Toàn dân kháng chiến, trường kỳ kháng chiến, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắnglớn Phát huy vai trò của địa thế và các phương tiện đánh giặc, giữ nước

Vừa đánh bại ý chí xâm lược, vừa mở đường cho giặc rút khỏi nước ta Thựchiện đường lối ngoại giao mềm dẻo khôn khéo để giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyềnquốc gia

3 Quan niệm về đạo làm người: Một trong những vấn đề được các nhà tư

tưởng Việt Nam trong lịch sử đặc biệt quan tâm là vấn đề đạo làm người, bởi lẽ đây làvấn đề có liên quan mật thiết đến việc xác định cơ sở tư tưởng của hành động chính trị,đạo đức và nhân sinh

- Chủ nghĩa nhân đạo Việt nam

+ Thương yêu giúp đỡ mọi người “Thương người như thể thương thân” “Chịngã em nâng” “Miếng khi đó gói khi no”, “Lá lành đùm lá rách”…

+ Tình thương yêu, gắn bó giữa các dân tộc trong đại gia đình dân tộc ViệtNam

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

+ Lòng nhân đạo khoan dung đối với những người lầm đường lạc lối đã ăn nănhối cãi Đối xử nhân đạo đối với kẻ đầu hàng

“Đánh người chạy đi, không đánh người chạy lại”

+ Lối sống nặng tình nghĩa, coi trọng và hiếu thảo với cha mẹ Thờ cúng tổ tiên.Chăm sóc phần mộ ông bà, yêu con cháu, ít phân biệt nam nữ

Giữ vững lối sống trong sạch:

“Giấy rách phải giữ lấy lề”

“Đói cho sạch, rách cho thơm”

Trang 13

- Quan niệm về đạo làm người trong Nho gia, Đạo gia với những khái

niệm”Tam cương”, “Ngũ luân”, “Ngũ thường” “Nhàn”

“Trai thời trung hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh là câu giữ mình”

- Quan niệm đạo đức Phật giáo với lòng “từ bi”, “cứu khổ cứu nạn”… cũng ảnh

hưởng sâu đậm trong đời sống tinh thần của người Việt Nam

III Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc phát triển tư tưởng triết học Việt Nam

Từ khi thực dân Pháp xâm lược và đặt ách cai trị thực dân ở Việt Nam đã làmxuất hiện hai nhu cầu lớn của lịch sử là giải thích sự thất bại của triều đại phong kiếnnhà Nguyễn và tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Để giải quyết nhu cầu đócủa lịch sử, các nhà tư tưởng Việt Nam thời kỳ này đã trở về với các hệ tư tưởng đã cótrong lịch sử Họ dùng các lý luận của Nho giáo và Phật giáo để giải thích các sự kiệnlịch sử và cố tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc theo thế giới quan và phươngpháp luận của Phật giáo, Nho giáo Tiêu biểu nhất là phong trào chấn hưng Phật giáo ởNam Kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Tuy nhiên mọi cố gắng của các nhà tư tưởngViệt Nam thời kỳ này đều thất bại Bởi lẽ, về mặt thực tế, sự thất bại của triều đạiphong kiến nhà Nguyễn là sự thất bại của một phương thức sản xuất ở trình độ thấphơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Về mặt ý thức hệ, tư tưởng tư sản ở trình độ phát triển cao hơn ý thức hệ phongkiến, bởi lẽ ý thức hệ chính trị tư sản dựa trên một thế giới quan duy vật cận đại, gắnliền với những tri thức khoa học tự nhiên ở thế kỷ XVII-XVIII

Trong khi đó, ý thức hệ phong kiến Việt Nam trong lịch sử gần một ngàn nămthời kỳ độc lập tự chủ (từ thế kỷ thứ X) là ý thức hệ xác lập trên nền tảng căn bản làthế giới quan duy tâm, gắn với những quan niệm tôn giáo và tín ngưỡng- đó là thế giớiquan và phương pháp luận của Nho giáo và Phật giáo Thế giới quan Nho giáo, dù làNho giáo ở Trung quốc hay ở Việt Nam, về căn bản đều là thế giới quan và phươngpháp luận duy tâm về lịch sử Trong khi đó, thế giới quan Phật giáo cổ đại có nhiềuyếu tố duy vật với những tư tưởng biện chứng sâu sắc Tuy nhiên, Phật giáo du nhậpvào Việt Nam về cơ bản là những tư tưởng Phật giáo đã ít nhiều Trung Hoa hoá Xét

về tổng thể và cơ bản, đó vẫn là thế giới quan duy tâm Vì vậy, sự nỗ lực của các nhà

tư tưởng Việt Nam thời cận đại tìm kiếm lời giải đáp những nguyên nhân thất bại củatriều đại nhà Nguyễn cũng như con đường giải phóng dân tộc đều thất bại

Để tạo ra tầng lớp trí thức phục vụ cho mục tiêu khai thác thuộc địa, thực dânPháp đã tiến hành tạo dựng một hệ thống giáo dục- đào tạo Tây học với nội dung cơbản là các kiến thức khoa học kỹ thuật Tuy nhiên, quá trình đó đã tạo cơ hội cho sự dunhập những tư tưởng triết học phương Tây vào Việt Nam những tư tưởng triết học

Trang 14

phương tây được du nhập vào Việt Nam qua tầng lớp trí thức Tây học căn bản lànhững tư tưởng triết học các nước Tây Âu thời cận đại Đó là thế giới quan duy vậtsiêu hình và không triệt để Các nhà duy vật Tây Âu thời cận đại chỉ duy vật trongquan niệm về giới tự nhiên, còn trong lĩnh vực các quan điểm xã hội, họ vẫn đứng trênlập trường duy tâm Với thế giới quan đó nó không thể giải thích các nguyên nhân thực

sự của các sự kiện lịch sử từ cơ sở kinh tế xã hội, nó cũng không thể giải thích quátrình lịch sử-tự nhiên của xã hội loài người Bởi vậy, dù một số nhà tư tưởng Tây học

có lòng yêu nước nhiệt thành nhưng với thế giới quan triết học duy vật siêu hình vàduy tâm về xã hội đã không thể giải đáp được những nhu cầu lớn lao của lịch sử ViệtNam

Trước sự thất bại của tất cả các thế giới quan và phương pháp luận truyền thốngNho học, Phật học cũng như Tây học, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước,giải phóng dân tộc Điểm xuất phát để Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước khôngphải trực tiếp là nhu cầu đi tìm một thế giới quanvà một phương pháp luận triết họcmới, không phải là một lý luận triết học trừư tượng, mà là những lý luận, những biệnpháp có khả năng thực tế nhất để dẫn dắt, lãnh đạo phong trào yêu nước đi đến thànhcông trong thực tiễn chín trị là giải phóng dân tộc-cứu dân, cứu nước; là làm sao đểdân tộc Việt Nam đuợc độc lập, đồng bào Việt Nam ai cũng có cơm ăn, áo mặc, aicũng được học hành Cũng tức là độc lập cho dân tộc và tự do, hạnh phúc cho mỗingười dân lao động Suốt ba muơi năm tìm đường cứu nước, như một tất yếu lịch sử

Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin

Học thuyết Mác-Lênin là hệ tư tưởng cách mạng và khoa học nhất của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động Học thuyết đó là khối thống nhất vững chắc của cả ba

bộ phận lý luận cấu thành là Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoahọc, trong đó Triết học đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận chung Triếthọc Mác-Lênin chính là thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạngnhất; là thành quả vĩ đại của lịch sử triết học thế giới Linh hồn của nó, sức sống mãnhliệt nhất của nó là phép biện chứng duy vật ở trình độ lý luận cao nhất, khoa học nhất,vượt qua không những phép siêu hình của triết học duy vật cận đại Tây Âu mà cònvượt qua phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức

Thế giới quan duy vật của triết học Mác-Lênin đã khắc phục được hạn chế củathế giới quan duy vật cận đại Tây Âu ở chỗ nó đã đem lại một quan niệm duy vật vàbiện chứng về quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, lịch sử phát triển củanhân loại Trung tâm của những quan điểm duy vật về lịch sử chính là học thuyết vềhình thái kinh tế-xã hội

Trang 15

Chỉ có thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật của triếthọc Mác- Lênin mới có khả năng lý giải được một cách đúng đắn khoa học đối với các

sự kiện lịch sử, dù là các sự kiện lịch sử ở phương Tây hay phương Đông châu Á

Không phải ngẫu nhiên mà khi nhận xét về giá trị của các học thuyết đã có tronglịch sử, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng cái hay của chủ nghĩa Mác là phương pháplàm việc biện chứng Ở đây, Hồ Chí Minh đã khẳng định không phải chỉ là cái hay củaphương pháp tư duy biện chứng mà quan trọng hơn là phương pháp biện chứng duyvật trong tổ chức hoạt động thực tiễn

Hồ Chí Minh đã vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứngduy vật để lý giải một cách đúng đắn khoa học những câu hỏi đặt ra của lịch sử ViệtNam thời cận đại mà không một nhà tư tưởng tiến bộ nào có thể làm được va đỉnh caocủa sự vận dụng đó là tìm ra lý luận và phương pháp giải quyết đúng đắn khoa học conđường giải phóng dân tộc đồng thời xác định hướng phát triển của xã hội Việt Nam lênhình thái kinh tế-xã hội mới sau khi giành được độc lập- đó là con đường định hướngphát triển xã hội-xã hội chủ nghĩa

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã

khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu

sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng vàphát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa vàphát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại Đó là tư tưởng về giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộcgắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sứcmạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân,xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân … về phát triển kinh tế và vănhóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, về đạo đứccách mạng, cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư … ” Trong hệ thống tư tưởng Hồ ChíMinh, tư tưởng triết học Hồ Chí Minh đóng vai trò là thế giới quan và phương phápluận khoa học, cách mạng của những tư tưởng về độc lập dân tộc, về chủ nghĩa xã hội,

về văn hoá, về đạo đức, nhân văn… Thế giới quan và phương pháp luận Hồ Chí Minh

là một hệ thống toàn vẹn, thống nhất của những quan điểm duy vật biện chứng và duyvật lịch sử Hạt nhân của thế giới quan quan đó là triết học Mác-Lênin; sự phong phúcủa thế giới quan đó là những tổng kết kinh nghiệm cách mạng Việt Nam và cáchmạng thế giới; vẻ đẹp của thế giới đó được tạo ra bởi sự kết hợp lôgíc giữa tính khoahọc của thế giới quan Mác- Lênin với các giá trị triết học truyền thống Việt Nam, cũngnhư các giá trị của lịch sử triết học phương Đông và phương Tây Chính vì vậy, có thểtìm thấy trong mỗi lời nói, việc làm, bài viết của Hồ Chí Minh sự vững chắccủa cácnguyên lý triết học Mác- Lênin, sự tinh tế của các triết lý trong nền triết học phương

Trang 16

Đông, phương Tây và một chiều sâu thẳm của các giá trị tư tưởng triết học Việt Namvầe độc lập dân tộc, nhân dân, về đạo sống, đạo làm người của dân tộc Việt Nam.

Với Hồ Chí Minh, lịch sử triết học Việt Nam đã chuyển sang một thời kỳ pháttriển mới, hiện đại.Thời kỳ hiện đại của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam là thời kỳphát triển tư tưởng triết học với nội dung cơ bản của nó là nghiên cứu, vận dụng vàphát triển các nguyên lý của triết học Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

Đó cũng là quá trình vượt qua những hạn chế và kế thừa có chọn lọc các giá trị tronglịch sử triết học Việt Nam cũng như lịch sử triết học phương Đông và phương Tây theomục tiêu giải quyết các nhiệm vụ của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam

IV Nhận xét chung

Việt Nam là một dân tộc tuy nhỏ nhưng đã đứng vững trước âm mưu xâm lược

và đồng hoá của những kẻ thù lớn mạnh gấp nhiều lần Yếu tố tinh thần đã làm chodân tộc Việt Nam đứng vững được là truyền thống tư tưởng và văn hoá

Cốt lõi của tư tưởng triết học Việt Nam là tư tưởng yêu nước, độc lập dân tộc

và chủ quyền quốc gia, Tư tưởng này thể hiện ở lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốcgia xây dựng một nhà nước vững mạnh, chăm lo đời sống nhân dân Tư tư tưởng cònthể hiện lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc, tự hào về truyền thống dân tộc, tôn kínhnhững người anh hùng dân tộc, những người có công bảo vệ, xây dựng đất nước, quêhương, khinh ghét những kẻ phản quốc

Ngoài ra tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc, tư tưởng về đạo làm người, tưtưởng khoan dung những người lầm đường lạc lối và kẻ thù đã chịu thất bại hoặc đầuhàng cũng góp phần làm nên tầm vóc vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Câu 4: Sự đối lập giữa quan điểm duy tâm và duy vật, siêu hình và biện chứng trong triết học Hi Lạp cổ đại (Về bản thể luận, nhận thức luận, chính trị-

xã hội giữa Đêmôcrit và Platôn; triết học Hêraclit và phái Elê…)

1 Về “Bản thể luận”:

a Đêmôcrít: đứng trên lập trường duy vật vô thần, ông cho rằng khởi nguyên

của thế giới là nguyên tử, là dạng vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa, nó

là cơ sở của thế giới, của sự vật hiện tượng Nguyên tử này không màu, không mùi,không vị, không nóng, không lạnh, nó không khác nhau về chất, nó chỉ khác nhau vềhình dáng, về cấu tạo, về tư thế sắp xếp và các nguyên tử này luôn luôn vận động trongchân không Các sự vật hiện tượng khác nhau là do sự lien kết giữa các nguyên tử cóhình dáng khác nhau, tư thế khác nhau, cấu tạo khác nhau Các nguyên tử vận độngkhông ngừng và chính sự vận động của các nguyên tử xô đẩy nhau tạo nên những nơiđậm đặc, những nơi lỏng lẻo Những nguyên tử nào có hình dạng, khối lượng lớn thìlắng vào trong tạo thành chất rắn, còn những nguyên tử nào có hình dạng, khối lượng

Trang 17

nhỏ thì bay ra ngoài tạo thành chất lỏng Sự hình thành của vũ trụ là do sự vận độngcủa nguyên tử mà ra.

b Đối lập với Đêmôcrít, Platon khẳng định rằng bản nguyên của thế giới là

“thế giới ý niệm”, thế giới ý niệm tồn tại một cách chân thật, đầy đủ và bất biến Thếgiới ý niệm là nguyên hình Các sự vật, con người được coi là hình ảnh (bóng) của thếgiới ý niệm Thế giới cảm tính là thế giới tạm thời Thế giới tồn tại vĩnh viễn sáng tác

ra thế giới tạm thời là thế giới ý niệm Quan điểm này được gọi là quan điểm duy tâmkhách quan về thế giới Ông chia thế giới thành hai bộ phận là thế giới ý niệm và thếgiới vật cảm tính Thế giới ý niệm là thế giới có trước và sinh ra thế giới vật cảm tính.Thế giới vật cảm tính là thế giới không chân thật, không đúng đắn và luôn luôn thayđổi, là thế giới có sau và là cái bóng của thế giới ý niệm

Đêmôcrít phủ nhận cái ngẫu nhiên, cho rằng cái ngẫu nhiên không tồn tại,cho nên mọi cái điều sinh ra là tất yếu, không hề có tính ngẫu nhiên, ông thừa nhậnmọi cái điều có nhân quả Platon đưa ra thuyết mục đích luận cho rằng mọi vật đượctạo ta như thế nào là phụ thuộc vào mục đích của thần thánh

Trong thời kỳ sơ khai của triết học, cùng với cuộc đấu tranh giữa quan điểm duyvật và duy tâm về bản thể luận, còn có cuộc đấu tranh giữa quan điểm biện chứng vớiquan điểm siêu hình về bản tính thế giới

c.Hêracrít coi bản nguyên thế giới là lửa và khẳng định bản tính thế giới là

“mọi thứ điều trôi qua” Tính đặc thù của tư tưởng này chính là ông thừa nhận sự thốngnhất mâu thuẫn của vận động và đứng im, sinh thành và hiện hữu Vận động và đứng

im là sự thống nhất giữa các mặt đối lập, giống như đấu tranh và hài hoà, chúng khôngtồn tại thiếu nhau và thể hiện ra thông qua nhau Ông vừa thừa nhận dòng sông luônchảy, mặt trời lien tục và thường xuyên biến đổi, vừa thừa nhận không có cái gì ổnđịnh và bất biến hơn là dòng sông luôn chảy và mặt trời luôn chiếu sang Nói cáchkhác, tính biến đổi của dòng sông không loại trừ sự đứng im và tính xác định của dòngsông không loại trừ sự vận động (chảy) của nó Hêracrít nói rõ hơn “khi biến đổi, nóđứng im” (nghỉ ngơi) Từ đó ta suy ra rằng chính Hêracrít là người bói về cái hài hoàtrong đấu tranh, thống nhất trong phân đôi, bất biến trong biến đổi, đồng nhất trongkhác biệt, vĩnh cửu trong nhất thời Khái niệm triết học cơ bản của tư tưởng về bản tínhthế giới của Hêracrít là Logos Thuật ngữ này làm nên nội dung cốt lõi của phép biệnchứng Hêracrít

Theo ông, trước hết Logos là sự thống nhất của mọi cái hiện hữu Thống nhất ởđây có nghĩa là sự đồng nhất của cái đa dạng, là sự hài hoà giữa các mặt đối lập Vốn

là tư tưởng cơ bản của phép biện chứng, ông thường sử dụng tư tưởng này với tínhkiên định và nhất quán Ông phê phán các vị tiền bối như Hexiot, Pitago, Xenophan…không hiểu sự thống nhất Ông cho rằng ngày và đêm, thiện và ác không phải là một,

Trang 18

đó là điều ai cũng hiểu Nhưng ngày và đêm, thiện và ác, cũng như mọi đối lập tạo nênmột chỉnh thể thống nhất thì là điều ít ai hiểu Đương nhiên dễ hiểu rằng các kiểu đốilập trên là nối tiếp nhau, tạo ra tính chu kỳ và lặp lại nhất định Nhưng người ta, theoHêracrít không hiểu được rằng bản thân tính chu kỳ và tính lặp lại đó được quy địnhbởi sự thống nhất, sự hoà hợp, sự hài hoà giữa các mặt đối lập, tức là bởi “Logos” phổbiến.

Nói tới sự thống nhất của mặt đối lập, Hêracrít chỉ muốn nói rằng các mặt đốilập giả định lẫn nhau nhưng và không thể có được nếu thiếu nhau chứ không phải là sựtrùng hợp nhau tuyệt đối, chẳng hạn, không thể quý sức khoẻ nếu không biết mặt đốilập của nó là bệnh Ông nói rằng “bệnh tật làm cho sức khoẻ trở nên quý giá, ngọtngào” Quan hệ giữa Logos chủ quan và Logos khách quan, tức là khả năng thống nhấtgiữa chúng Ông giả quyết vấn đề mộtcách khẳng định Ông cho rằng, tư duy vốn có ởmọi người và Logos thế giới con người (chủ quan) và có khả năng phù với Logos thếgiới (khách quan), mặc dù điều đó không diễn ra thường xuyên và hoàn toàn khôngphải ở mọi người Khả năng ấy suy ra rằng việc nhận thức Logos của thế giới bênngoài là có thể có được Con đường đạt tới khả năng ấy theo ông là bằng nổ lực bảnthan và quan hệ với Logos của thế giới sự vật bên ngoài

Đóng góp của Hêracrít trong lịch sử phép biện chứng là cách trình bày đầu tiên

về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Ông đã cố thể hiện bản chấtmâu thuẫn của các sự vật trong Logos chủ quan và chỉ ra sự thong nhất giữa biệnchứng của nhận thức và biện chứng của thế giới

- Đối lập với biện chứng khẳng định của Hêracrít là phép biện chứng phủ định

của trường phái Elê, với chủ trương vạn vật bất biến, không sinh thành, không diệt

vong với hai đại biểu lớn là Pácmênít và Dênôn

Vấn đề lớn trong triết học Pácmênít là quan hệ giữa tồn tại và hư vô, tồn tại và tưduy, vận động và đứng im Cuộc tranh luận giữa Hêracrít và Pácnêmít là cuộc tranhluận giữa một người xem sự vật trong sự vận động với một người nhìn nhận sự vậttrong sự yên tĩnh Tư tưởng triết học của Pácnêmít thể hiện ở 3 luận điểm:, coi vậnđộng, biến đổi là hư ảo, bác bỏ khái niệm không gian rỗng thuần tuý; coi tồn tại và tưduy đồng nhất với nhau vừa như quá trình, vừa như kết quả Tư duy là tư duy chỉ khinào có vật thể và vật thể là vật thể hiện hữu chỉ khi nào ta tư duy được với tính cách nó

có như một hiện thể đặc trưng; coi thế giới không có sinh thành, xuất hiện và diệtvong

Denôn đã cụ thể hoá và phát triển nguyên lý “vạn vật đồng nhất thể” và vạn vậtbất biến bằng phương pháp trưng dẫn chứng lý và nghịch lý Ông đã đặt ra quan hệgiữa vận động và đứng im, giữa liên tục và gián đoạn, giữa hữu hạn và vô hạn, songông chưa có điều kiện để bàn tới tính biện chứng theo cách nhìn hiện đại về các mối

Trang 19

quan hệ ấy Mặt tích cực của nhà biện chứng theo nghĩa cũ này là các nghịch lý củaông thực sự kích thích tư duy, khuyến khích tinh thần hoài nghi, tranh luận đi tới chânlý.

2 Nhận thức luận

a Đêmôcrít chia nhận thức thành hai dạng: nhận thức cảm tính và nhận thức lý

tính Nhận thức cảm tính là dạng nhận thức mờ tối, do giác quan mang lại Nhận thức

lý tính là dạng thức thông qua những phán đoán logic, là dạng trí tuệ Ông đã thấyđược mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, giúp cho cảm tínhnhận thức được lý tính, nếu chỉ dừng lại ở cảm tính thì con người không đạt được chân

lý Vì vậy, muốn đạt đến chân lý thì phải bằng lý tính, nhờ có lý tình thì con người thìcon người mới hiếu được nguyên tử tức là nguồn gốc của sự vật Nhưng đứng trên cơ

sở học lý thuyết ý niệm rằng nhận thức cảm tính, cảm giác không phải là nguồn gốccủa tri thức chân thật Kết quả của nhận thức cảm tính chỉ là dư luận, tri thức chân thựcchỉ có thể đạt được bằng nhận thức lý tính

b.Theo Platon ý niệm là bản chất chung của mọi sự vật hiện tượng, là cơ sở

thông nhất của thế giới, là linh hồn của vũ trụ Ý niệm thông qua các quan hệ toán học,biểu thị bằng con số, tạo nên sự vật cảm tính Platon cho rằng nhận thức là sự hồitưởng của linh hồn về thế giới ý niệm có trước vật chất Ông cho rằng nhận thức cảmtính chỉ là sự nhận thức cái bóng của ý niệm, chỉ cho ta những quan niệm, chứ khôngphải là tri thức chân thực Chỉ có nhận thức lý tính, tức nhận thức khái niệm mới đạtđến tri thức chân thực

c.Theo Hêracrít “mọi người có khả năng nhận thức bản thân và suy xét” và

Logos thế giới con người (chủ quan) có khả năng phù hợp với Logos thế giới (kháchquan) Từ đó ông suy ra rằng khả năng ấy của con người có thể thực hiện được bằngcon đường tự nhận thức và quan hệ với Logos thế giới

d.Đối với trường phái Elê, việc đối lập tư duy duy lý về các sự vật với trực

quan cảm tính về chúng và các ý kiến dựa vào trực quan là động cơ nghiên cứu củamình Tri thức chống lại ý kiến giả dối - tức chân lý chống lại sai lầm cảm tính, đó làphản đề xuyên suốt triết học Pácnêmít và Dênôn

Pácnêmít đề cao vai trò nhận thức lý tính, ông coi trọng việc sử dụng lý trí

để giải quyết các vấn đề khi thảo luận Còn Dênôn cho rằng nếu dung trực quan cảmtính để nhận thức sự vật thì sẽ không hiểu được bản chất sự vật Muốn vậy, phải sửdụng tư duy trừu tượng Điều đó cũng có nghĩa ông phủ nhận vai trò của nhận thứccảm tính, đề cao vai trò của nhận thức lý tính

3 Chính trị- xã hội

a.Đêmôcrít đứng trên lập trường của phái chủ nô, chống lại đường lối Platon.

Tuy nhiên, ông vẫn coi chế độ nô lệ là hợp lý Ông ca ngợi tình thân ái, tính ôn hoà, lợi

Trang 20

ích chung và quyền lợi của công dân tự do Ông giống Xôcrat ở chỗ là muốn duy lýhoá nhà nước, muốn tất cả những người điều hành nhà nước phải có tri thức, phải có sựhiểu biết Ông ủng hộ nền dân chủ nhưng ông không hạ thấp vai trò của lý trí.

b Trong khi đó Platon không coi người nô lệ là người mà họ chỉ là “động vật

biết nói”, cho nên họ không có đời sống đạo đức mà theo ông chỉ có những nhà triếthọc, các nhà thông thái thì mới có đạo đức cao cả, hướng vào ý niệm tối cao của cáithiện Ông đưa ra học thuyết về một nhà nước lý tưởng, đó là nhà nước cộng hoà gồm

3 đẳng cấp: nhà triết học làm vua, vệ binh bảo vệ đất nước và người lao động sản xuất

Platon muốn xây dựng một thiết chế nhà nước mới vừa đảm bảo bình đẳng

xã hội, vừa cho phép bất bình đẳng về mặt hình thức trong quan hệ giữa các đẳng cấp,nhằm duy trì những thang bậc xã hội cần thiết, tránh tình trạng vô chính phủ như trongnền dân chủ Nhà nước lý tưởng của Platon là sự thống nhất những thực thể không bảnsắc, hoàn thành những chức năng xã hội của mình không yêu cầu quyền lợi, nhu cầu cánhân Trong nhà nước ấy, các công việc của công dân được thực hiện theo sự phâncông chung đạt tới sự hài hoà, thống nhất Trong nhà nước lý tưởng, giáo dục đượcdành vị trí xứng đáng hướng con người tới lẽ công bằng và cái thiện Như vậy, nhànước lý tưởng mà Platon hình dung là một tổ chức chính trị hoàn hảo, giả quyết cácnhiệm vụ sau: an ninh xã hội cho mọi thành viên và chủ quyền xứ sở, đảm bảo nhu cầuvật chất thiết yếu cho con người và xã hội, định hướng và khuyến khích sự sang tạokhoa học Khi các nhiệm vụ ấy được giải quyết thì con người đạt tới cái thiện Nguyên

lý cơ bản của nhà nước này là công bằng, mục tiêu của nhà nước là cái thiện tối cao,phương tiện của nó là giáo dục

Tóm lại, Đêmôcrít với thành tựu triết học rực rỡ của mình đã đưa chủ nghĩa duy

vật cổ đại Hy Lạp lên một tầm cao mới Ông đã có những quan niệm đúng đắn về mốiquan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Ông là người đầu tiên đặt cơ sở

lý luận cho chủ nghĩa duy vật vô thần vì thế hệ thống quan niệm duy vật của ông đượccoi là giá trị tinh thần kết tinh của thời đại ông và được gọi là đường lối Đêmôcrít, nóđối lập hoàn toàn với đường lối của Platon, là hệ thống triết học duy tâm

Câu 5 : Quan điểm triết học của các nhà triết học Tây Âu Trung cổ (Về quan

hệ giữa triết học và tôn giáo, về vấn đề bản thể luận, nhận thức luận con người và

xã hội)

Xã hội Tây Âu từ thế kỷ IV - XV là xã hội phong kiến Đế quốc La Mã tan rã,các vương quốc phong kiến được thành lập Hai giai cấp cơ bản trong xã hội được hìnhthành: giai cấp địa chủ quý tộc và giai cấp nông nô Nông nghiệp, thủ công nghiệpcũng có những bước phát triển nhất định, tuy rất chậm chạp Ki tô giáo trở thành tôngiáo chính thống Nhà thờ Kitô giáo cùng với thế lực phong kiến trở thành một lựclượng thống trị xã hội Các nhà sử học gọi thời kỳ này là “đêm trường Trung cổ”

Trang 21

Đặc điểm của triết học trong thời kỳ này: Triết học mất vai trò độc lập, trởthành đầy tớ của tôn giáo, được coi là công cụ chứng minh cho niềm tin tôn giáo Chủnghĩa kinh viện là khuynh hướng thống trị trong triết học Đó là khuynh hướng kết hợpthần học chính thống của Kitô giáo với triết học Hy Lạp cổ đại (Platôn, Arixtôt) Nóđược coi là triết học chính thống, được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường học

Về quan hệ giữa triết học và tôn giáo

Các nhà triết học thời kỳ này coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí hàng đầu trongquan hệ với lý trí Trên cơ sở quan điểm ấy, họ đi sâu nghiên cứu các vấn đề triết học

có liên quan, trong đó quan trọng nhất là mối quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng”.Các nhà triết học kinh viện đề xuất một số ý kiến giải quyết mối quan hệ này Ý kiếnthứ nhất khẳng định “cái chung”, “cái phổ biến” là thực thể tinh thần, tồn tại thật, cótrước sự vật đơn nhất Quan niệm này được gọi là chủ nghĩa duy thực.Ý kiến thứ haikhẳng định sự vật đơn nhất có thực, có trước, còn “cái chung”, “cái phổ biến” chỉ làtên gọi giản đơn do con người sáng tạo ra.Quan niệm này gọi là chủ nghĩa duy danh.Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh trong các thế kỷ thờitrung cổ có ý nghĩa quan trọng về mặt nhận thức, đồng thời ẩn giấu cuộc đấu tranhgiữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.Phái duy thực gần với chủ nghĩa duy tâm,

phái duy danh gần với chủ nghĩa duy vật Chẳng hạn: Tectuliêng cho rằng trí tuệ con

người không có khả năng sáng tạo gì hết, còn tôn giáo bao hàm trong nó tất cả, do đókhông thể cho rằng triết học, lý trí là cơ sở của tôn giáo Trong quan hệ giữa lý trí vàlòng tin tôn giáo, ông cho rằng lý trí chỉ nhận thức được giới tự nhiên, còn lòng tinvượt ra khỏi giới hạn đó với mục đích nhận thức Thượng đế Ơrigennơ theo phái duythực triệt để cho rằng lòng tin tôn giáo và lý trí có thể dung hợp Ông kết luận cáichung là cái có thật, có truớc cái riêng, là cơ sở của cái riêng Cũng trong giai đoạnnày, Abơla nhà triết học, thần học Pháp theo chủ nghĩa duy danh triệt để cho rằng lý trí

là tối cao vì nó cho ta những phương tiện chính xác để vạch ra toàn bộ những nội dungcủa chân lý tôn giáo, cho câu trả lời đúng đắn vấn đề tín điều nào của tôn giáo là xácđáng, tín điều nào không xác đáng Từ đó, ông nêu lên nguyên lý “ hiểu để mà tin”,đồng thời ông coi khái niệm chung không tồn tại bên ngoài các sự vật cụ thể Quanđiểm tiến bộ này bị Giáo hội lên án, coi là quan điểm dị giáo Tômát Đacanh cho rằngtriết học và thần học không đổi lập Đối tượng của triết học là chân lý lý trí, còn đốitượng của thần học là chân lý của lòng tin tôn giáo.Thượng đế là khách thể cuốicùngcủa thần học, triết học là nguồn gốc của mọi chân lý Tuy vậy, ông coi triết họcthấp hơn thần học, phụ thuộc vào thần học và trí tuệ có hạn của con nguời, thấp hơn sựanh minh của Thượng đế Khi giải quyết vấn đề bản chất của cái chung và cái riêng,Tômát Đacanh đứng trên lập trường của thực tại luận ôn hòa mà cơ sở là nguyên lý về

sự hài hòa giữa lòng tin tôn giáo và lý trí

Trang 22

Về bản thể luận:

Các nhà triết học cho rằng Thượng đế sáng tạo ra thế giới và quyết định mọi trật

tự trong tự nhiên và xã hội, là cơ sở của tri thức và đạo đức con người Ôguytxtanh chorằng toàn bộ thế giới do thượng đế sáng tạo ra và được nhận thức bởi Thượng đế.Thượng đế có sức mạnh vạn năng, quyền lực tuyệt đối Tuy nhiên Thượng đế không cómặt trong thế giới cảm tính Trong khi đó, Tômat Đacanh cho rằng, giới tự nhiên là doThượng đế sáng tạo ra Mọi trật tự trong tự nhiên, từ sự vật không có linh hồn đến conngười rồi đến thần thánh và sau cùng là chúa trời đều do Thượng đế sắp xếp Mọi đẳngcấp trong xã hội, quyền lực của nhà vua đều do Thượng đế quy định Mọi cái trong tựnhiên và xã hội đều có mục đích do Thượng đế an bài Ông chứng minh sự tồn tại củaThượng đế bằng lập luận dựa trên 5 yếu tố: TĐ là nguyên nhân đầu tiên; TĐ là độnglực đầu tiên;TĐ là cái tất nhiên tuyệt đối; TĐ là cái hoàn thiện tuyệt đối; TĐ là lý trí tốicao điều chỉnh thế giới

Về nhận thức:

Ôguytxtanh cho rằng nhận thức của con người là do nhận thức Thượng đế Chân

lý chỉ có thể đạt được bằng niềm tin tôn giáo Thượng đế ở trong mỗi người nên nhậnthức cũng chính là sự tự nhận thức Thượng đế là chân lý tối cao, là chân lý của mọichân lý Ông chia thành 3 mức độ nhận thức về thượng đế: thông qua cảm giác bênngoài, những cảm giác này nói chung không lừa dối; nhận thức thông qua cảm giácbên trong “bàn bạc” lại những cảm giác bên ngoài; nhận thức lý trí, đánh giá nhữngphán đoán của cảm giác bên trong Tômat Đacanh áp dụng học thuyết về hình dạngcủa Arixtôt, chia hình dạng thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính, trong đóhình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính Ơrigiennơ cho rằng, cái chung có trướccái riêng và là cơ sở của cái riêng; và cái chung là cái bản chất của sự vật, vì các sự vậtđều bắt nguồn từ cái chung và cái chung chứa đựng các sự vật bên trong Đơnxcôt chorằng, tinh thần ý chí là hình thức của thân thể con người gắn liền với thân thể conngười đang sống và do Thượng đế ban cho từ khi con người mới sinh ra Tri thức đượchình thành từ tinh thần và từ đối tượng nhận thức Tinh thần tuy có sức mạnh to lớntrong nhận thức nhưng vẫn phải phụ thuộc vào đối tượng nhận thức

Về con người

Ôguytxtanh cho rằng Nhà nước là vương quốc điều ác Nhà thờ là vương quốccủa sự thánh thiện Do đó, quyền lực nhà thờ phải được đặt trên quyền lực của nhà vua.Ông tích cực bảo vệ sự bất bình đẳng xã hội Thượng đế ban thưởng cho người nàyđược sung sướng và bắt người kia phải chịu đọa đày khốn khổ Người nghèo khôngnên yêu của cải, mà chỉ nên yêu Thượng đế vì cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ

Về xã hội

Trang 23

Theo ông, con người do Thượng đế sáng tạo ra Con người có tự do trong giớihạn sự tiền định của Thượng đế Con người là “kẻ bộ hành tạm thời trên trái đất’, là

“cây nến trước gió mạnh” Cuộc sống trần gian là tội lỗi, tạm thời và chỉ là sự chuẩn bịcho cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia Giới tự nhiên vật chất là đáng nguyền rủa,người ta càng chóng thoát khỏi xiềng xích của nó thì càng chóng đạt tới hạnh phúc.Trong khi đó, Đơnxcôt cho rằng linh hồn là hình thức của cơ thể con người và doThượng đế ban cho khi mới sinh ra

Tóm lại, do chịu sự chi phối và thống trị của tôn giáo và thần học, triết học Tây

Âu thời Trung cổ trở thành tôi tớ của tôn giáo Tìm cách chứng minh Thượng đế sángtạo thế giới và quyết định mọi trật tự trong tự nhiên và xã hội, là cơ sở của tri thức vàđạo đức con người Một số nhà triết học có yếu tố duy vật, núp dưới hình thức duydanh, thần luận nhưng không dám công khai bác bỏ sự tồn tại của Thượng đế Thầnhọc đặt niềm tin lên trên hết Niềm tin cao hơn lý trí Khoa học phải phục tùng tôngiáo Theo quan điểm thần học, con người là thực thể yếu đuối Cuộc sống vật chất làtạm bợ, tội lỗi Mục đích tối cao là Thiên đường

CÂU 6 Những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa duy vật Tây Âu thế kỷ

XVII – XVIII

1.Điều kiện ra đời triết học Tây Âu cận đại

Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết học duy vật,vận dụng nó để chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần học Trung cổ Cuộc đấu tranhcủa chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thứcđặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luậnkinh viện Cuối cùng, sự chuyên chính của giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa kinhviện Trung cổ đã không ngăn được sự phát triển bước đầu của khoa học thực nghiệm

và triết học duy vật - tiền đề cho những thành tựu mới và những đặc điểm mới của triếthọc trong các thế kỷ tiếp theo

Đến thời kỳ cận đại là thời kyø phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặtcủa đời sống xã hội Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và

tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới Khác với thời kỳ Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây

Âu là thời kyø giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phongkiến Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ ra và thành công: Cách mạng tư sản Hà Lancuối thế kỷ XVI ; cách mạng tư sản Anh (1642-1648); cách mạng tư sản Pháp (1789-1794)

Đây cũng là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trởthành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu Nó tạo đã tạo ra những vận hội mới chokhoa học, kyõ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã

Trang 24

đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển Đấy là thời kỳ khoa học tự nhiên bắt đầu phân ngànhmạnh Đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kỳ này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm.Đặc trưng ấy tất yếu dẫn đến thĩi quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừutượng tách rời, cơ lập, khơng vận động, khơng phát triển, nếu cĩ nĩi đến vận động thìchủ yếu là vận động cơ giới, máy mĩc Đĩ là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết họcduy vật thời kỳ này mang nặng tính máy mĩc siêu hình.

Chính điều kiện kinh tế - xã hội vào khoa học tự nhiên thời cận đại đĩ quy địnhnhững đặc trưng về mặt triết học của thời kỳ này

2 Một số nội dung triết học Tây Âu Cận Đại

a Tư tưởng về bản thể vào bản tính thế giới:

Nếu triết học tự nhin thời cổ đại Hy Lạp thấm đượm tinh thần biện chứng ngâythơ th́ T H tự nhiên thời kỳ này này gắn với nhưng thành tựu của khoa học tự nhiên,đặc biệt là lý luận cơ học thấm đượm phương thức tư duy siêu hình của khoa học tựnhiên Phương thức tư duy siêu hình chi phối những hiểu biết triết học về bản nguyênbản tính của thế giới Người ta giải thích mọi hiện tượng tự nhiên bằng sự tác động qualại của lực hấp dẫn và lực đẩy giữa các phần tử vật thể Các phần tử vật thể luơn bấtbiến, các thay đổi chỉ là trạng thái khơng gian và tập hợp của chúng Mọi phân biệt vềchất giữa các vật thể đều quy giản về sự phân biệt về lượng, mọi vận động đều đượcquy về sự dịch chuỷn vị trí trong không gian Từ đĩ, họ đồng nhất vật chất với khốilượng, coi vận động vật chất chỉ là vận động cơ học, nguyên nhân vận động do bênngồi Các nhà triết học tự nhiên thời kỳ này coi nguyên tử là phần tử nhỏ nhất khôngthể phân chia, cho thấy vận động là thuộc tính cố hưu của nguyên tử Chẳng hạn: + Phranxi Bêcơn (1561-1626) coi vật chất là tổng hợp các hạt, coi tự nhiên làtổng hợp những vật thể các chất lượng khác nhau Ơng chia vận động của vật chất ra

19 dạng nhưng dạng cơ bản là vận động cơ học

+ Các nhà duy vật Pháp TK XVIII đã cĩ cơng phát triển triết học duy vật, vơ thầnlên một bước mới Họ thừa nhận vật chất, giới tự nhiên cĩ trước, vĩnh cửu và vơ tận,khơng do ai sáng tạo ra và khơng ai cĩ thể tiêu diệt Vận động gắn liền với vật chất vànhờ vận động mà giới tự nhiên luơn chuyển động Tuy vậy, các nhà duy vật Pháp vẫnkhơng thể tránh khỏi tính chất siêu hình với cơ giới trong quan niệm về vật chất và vậnđộng Vận động, theo họ chỉ là sự dịch chuyển vị trí của cc vật thể trong khơng gian.Lamêtơri (1709-1751): coi thế giới là thực thể vật chất, thực thể vật chất của mọi

sự vật, hiện tượng, kể cả con người

Điđrơ (1713-1784): vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn Vận động là bản tính

cố hữu của vật chất Vận động bao hàm cả sự đứng im

Henvêtiuýt (1715-1771): coi tư tưởng trong con người là do vật chất sinh ra Cảmgiác là kết quả tác động sự vật vào giác quan

Trang 25

Hônbách (1723-1789): vật chất là tất cả những gì tác động bằng cách nào đó vocảm giác của chúng ta Vật chất bao gồm các nguyên tử bất biến không thể phân chia

b Lư luận nhận thức:

Nhiệm vụ trọng tm của triết học thời kỳ ny là lý luận nhận thức, là tìm ra phươngpháp của tri thức chân lý cho tất cả các khoa học Các nhà triết học hăng hái đi tìmphương pháp chân lý cơ bản của nhận thức, từ đó xuấtt hiện hai khuynh hướng:

* Bêcơn, Hốpxơ, Lốccơ – những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm cho rằngnguồn gốc duy nhất của tri thức là kinh nghiệm Kinh nghiệm liên quan đến cảm tính,cảm giác, tri giác, biểu tượng Phương châm của họ là “không có gì trong nhận thức màtrước đó không do cảm giác thu nhận” Tâm hồn, trí tuệ của con người lúc đầu như cáibảng trắng, thuần khiết, không có tri thức Tri thức phải đi từ cái cụ thể, kinh nghiệm(thực nghiệm) đến sự khái quát vào ñöa ra lý thuyết Đó là phương pháp quy nạp của sựvận động trí tuệ đồng hành với thực nghiệm và nó chính là phương pháp chính xác trongtriết học và khoa học Mác coi Beacôn là ông tổ của CNDV Anh và tất cả KH thựcnghiệm hiện đại

* Đềcáctơ, Xpinôda, Lépních và một số người khác theo chủ nghĩa duy lý chorằng kinh nghiệm dựa trên cảm giác con người không thể trở thành cơ sở phương phápchung cho mọi khoa học được Tri giác và cảm giác là ảo Trong lý tính, trong chínhtâm hồn của con người hàm chứa những tư tưởng rõ nét một cách trực giác Theonguyên tắc của phép diễn dịch – đi từ cái chung đến cái cụ thể, khi phát triển những tưtưởng có sẵn trong đầu ấy, con người có thể thu được tri thức chính xác về thế giới Trithức chân thực là kết quả của sự kết hợp giữa kinh nghiệm và lý tính trực giác Do đó,phải tìm cơ sở của phương pháp chính xác trong trí tuệ Tư duy đều dựa trên trực giác

và diễn dịch Tư duy xuất hiện trước cảm giác và không phụ thuộc vào cảm giác, song

tư duy lại phải đi kèm với cảm giác Phương pháp chính xác của mọi khoa học và triếthọc đều giống phương pháp toán học

Cuộc luận chiến của các nhà triết học xung quanh việc tìm cơ sở của phươngpháp mới chính là cuộc luận chiến giữa chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý.Trong thực tế, chủ nghĩa duy lý và phương pháp tương tự của nó luôn chiếm ưu thế,được sử dụng rộng rãi

c.Tư tưởng về con người và bản tính con người:

Để truyền bá tri thức thuận lợi cho con người, nhiệm vụ căn bản của các nhà triếthọc thời đại Khai sáng như Lamêtri, Điđrô, Henvêtiúyt, Hônbách là phải đấu tranh vớinhững quan điểm tôn giáo và các học thuyết siêu hình của Đềcáctơ và Lépních, vìtrong học thuyết đó có sự khẳng định, sự tán thành của lý tính về cơ sở niềm tin củatôn giáo Họ xây dựng nên hệ thống thế giới quan vô thần, chống lại siêu hình học.Các nhà triết học Khai sáng cho rằng vũ trụ là vật chất, vũ trụ là vô tận, vĩnhhằng, luôn vận động Con người là một bộ phận của giới tự nhin, là một động vật, suy

Trang 26

nghĩ nhờ các giác quan Tư tưởng của con người chịu sự quy định của cấu trúc cơ thểtrong sự tác động qua lại với môi trường và điều kiện sống Con người là một thực thểthống nhất hữu cơ của hai mặt thể xác và linh hồn Con người còn là sản phẩm củahoàn cảnh lịch sử, cuûa xa hội nên cần thay đổi hoàn cảnh xã hội, quan hệ phong kiến.

Cơ sở để cải tạo cuộc sống hiện tại, để vươn tới con người là lý tính Lý tính củacon người là sản phẩm do sự tác động của vật chất đến các giác quan gây nên cảmgiác Cảm giác là nguồn gốc của lý tính, Lý tính của con người được bắt nguồn từ kinhnghiệm Phương pháp để đạt tới lý tính là quan sát và thực nghiệm Như vậy, các nhàKhai sáng đấu tranh vì thắng lợi của “Vương quốc trí tuệ” trên cơ sở tự do chính trị,bình quyền Họ coi “ánh sáng tự nhiên của trí tuệ” là phương pháp cơ bản và độc lậpvới cuồng tín tôn giáo để nhận thức thế giới, để hoàn thiện xã hội và đời sống xã hội.Các nhà Khai sáng cũng cho rằng bản tính của con người vốn không ác Sở dĩ xãhội có cái ác là do sự khiếm khuyết của các quan hệ xã hội và nền giáo dục khôngđúng đắn Con người được giáo dục đúng đắn tức là sự khai sáng Con người đượcgiáo dục đúng đắn sẽ trở thành kẻ ích kỷ sáng suốt với nguyên tắc của nó là “hãy tự loliệu cuộc sống cho mình và người khác cũng được sống”

D Tư tưởng về đạo đức:

Đạo đức học thời cận đại thế kỷ XVII-XVIII được phát triển dường như quay trở

về tư tưởng đạo đức học Hy Lạp cổ đại Nó làm sống lại đạo đức Êpiquya, diễn giảiđạo đức như là hiện tượng của chủ quan cá nhân, đồng thời như là một quan hệ kháchquan hiện thực

+ Môngtenhơ (1533-1592) – nhà triết học người Pháp cho rằng trong đức hạnhcủa con người sự khoan khoái là mục đích và sự khoan khoái tinh thần là điểm trungtâm của đạo đức học

+ Tômát Hôpxơ (1588-1679) cho rằng chủ nghĩa ích kỷ và đấu tranh giữa ngườivới người là những đặc điểm phổ biến của bản chất con người Do đó, con người cầnphải chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội hay trạng thái nhà nước Vìvậy, ông đã gắn liền đạo đức học với đạo đức về nhà nước và pháp quyền

+ Xpinôda (1632-1677) gắn đạo đức với pháp quyền.Ông coi đạo đức phải giúpcon người chiến thắng những ham muốn lầm lạc và những sùng bái tôn giáo Việc hiểubiết tự nhiên là hạnh phúc cao nhất của con người Nhận thức được tính tất yếu sự vật

là tự do Ông gọi sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với những ham muốncủa mình là sự “nô lệ” Nhiệm vụ của đạo đức là tìm ra con đường khắc phục sự nô lệấy

+ Vào thời Khai sáng, tư tưởng đạo đức có bước phát triển mới Các nhà duy vậtPháp thế kỷ XVIII đã phát triển đạo đức duy vật và đẩy mạnh cuộc đấu tranhchống tưtưởng đạo đức thần học tôn giáo Họ cho rằng con người không phải sinh ra là có đạo

Trang 27

đức Đạo đức nảy sinh dưới sự tác động của môi trường xã hội, trước hết là chính trị vàpháp luật Từ đó, họ kết luận rằng con người cần thay đổi điều kiện xã hội nếu muốnđạt đến đạo đức cao cả.

+ Điđrô (1713-1784) đã bác bỏ đạo đức tôn giáo và khẳng định sự tha thiết muốnsống hạnh phúc là nguyên tắc đạo đức của con người Ông chủ trương lợi ích cá nhân

và lợi ích xã hội phải được kết hợp một cách hợp lý

+ Henvêtiuýt (1715-1771) đã đề xướng thuyết “đạo đức trần thế” để chống lạiđạo đức thần học Ông coi hạnh phúc chung là nguồn gốc của đức hạnh, là mục tiêucủa luật lệ, phong tục, tập quán Ông cho động lực thầm kín của sự phát triển xã hội làlợi ích và sự tự tư tự lợi Ông chủ trương hạnh phúc cá nhân phải kết hợp với hạnhphúc chung

+ Hônbách (1723-1789) đã khái quát và hệ thống hoá tư tưởng tiên tiến của chủnghĩa duy vật và khoa học tự nhiên Pháp Vì vậy tư tưởng đạo đức học của ông có tínhchiến đấu chống lại đạo đức học phong kiến và thần học Ông khẳng định con ngườisinh ra không thiện, không ác Sở dĩ con người lỗi lầm là do điều kiện xung quanh màchủ yếu là điều kiện chính trị Cùng với việc tấn công vào thần học, ông khẳng địnhrằng sự hiểu biết đúng đắn về lợi ích cá nhân là con đường dẫn tới đức hạnh Nhiệm vụchính của đạo đức là vạch cho được những điều kiện trong đó lợi ích cá nhân là cơ sởtất yếu của hành vi con người có thể dung hợp với lợi ích xã hội

3 Những thnh tựu v hạn chế:

a Thnh tựu:

Triết học phương Tây thế kỷ XVII-XVIII là thế giới quan của giai cấp tưsản đang lên, có chức năng chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản Cácnhà triết học duy vật đề cao vai trò của triết học và khoa học trong việc nhận thức quyluật và sức mạnh tự nhiên, giúp con người làm chủ tự nhiên

- Về bản thể luận, các nhà triết học đứng trên lập trường duy vật vô thần,chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo của Nhà thờ Họ khẳng định vật chất, tựnhiên là thực thể duy nhất, Thượng đế cũng chính là giới tự nhiên "Trong vũ trụ chỉ cómột thực thể - cả con người lẫn động vật đó là vật chất" (Điđrô) Họ cũng thừa nhậnvật chất luôn luôn vận động bao gồm cả đứng im hay vận động tương đối Và quá trìnhvận động do nguyên nhân bên trong của vật chất, từ đó làm tiền thân cho thuyết tiếnhóa sau này

- Về con người: Con người là sản phẩm của tự nhiên, là thể thống nhất giữa

cơ thể và ý thức Họ bác bỏ linh hồn bất tử, linh hồn tách rời cơ thể Điđrô quan niệm

về linh hồn tách rời cơ thể cũng vô lý như: “có thể nhìn mà không cần mắt, có thể nghe

mà không cần tai….” Theo họ, nhân cách con người là sản phẩm của hoàn cảnh vàgiáodục

Trang 28

- Về nhận thức: Các nhà triết học duy vật chia nhận thức thành nhận thức cảm tính vànhận thức lý tính Trong đĩ cảm tính là giai đoạn thứ nhất của nhận thức, lý tính là giaiđoạn thứ hai nhận thức và giai đoạn kết hợp chúng dùng thực nghiệm khoa học đểkiểm tra.

- Về chính trị - xã hội: Họ chống lại tư tưởng và trật tự phong kiến, tuyên truyền

tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản Họ đưa ra thuyết kết ước xã hội Theo họ, nhànước là do sự thoả thuận giữa các tầng lớp nhân dân lập ra Họ đề cao hình thức nhànước dân chủ; chống quyền lực phong kiến và Nhà thờ

- Về vấn đề tơn giáo: Họ vạch trần bản chất tơn giáo và tính chất phản động, phảntiến bộ của nĩ Theo Hơpxơ nguồn gốc của tơn giáo là sự sợ hãi và ngu dốt của quầnchúng Theo họ, khơng phải tơn giáo sáng tạo ra con người mà chính con người sángtạo ra tơn giáo

b Hạn chế:

- Về bản thể luận: Do chịu ảnh hưởng của cơ học Newtơn nên thế giới quan của

họ nhìn chung là siêu hình và máy mĩc Họ chỉ nhìn nhận vận động ở hình thức vậnđộng cơ giới

- Về con người: Họ chưa thốt khỏi cách nhìn máy mĩc về con người, coi conngười như một cái máy, lấy quy luật cơ học hay lấy yếu tố bản năng để giải thích bảnchất con người

- Về nhận thức: Các nhà triết học duy vật đề cao vai trị nhận thức cảm tính,của tư duy và thực nghiệm khoa học, chưa nhận thức được tầm quan trọng của thực tiễn,mối liên hệ giữa nhận thức và thực tiễn

- Về chính trị - xã hội: Họ cho rằng nhà nước là do sự thỏa thuận giữa cáctầng lớp nhân dân lập ra Họ chưa nhận ra được bản chất của nhà nước là cơng cụ củagiai cấp thống trị

- Về tơn giáo: Họ chỉ thấy nguồn gốc nhận thức, chưa thấy được nguồn gốc

xã hội của tơn giáo Vì vậy, họ chủ trương xĩa bỏ tơn giáo bằng cách giáo dục quầnchúng và tiêu diệt giới tu hành

CÂU 7: Các luận điểm của chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa thực dụng

1 Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh

a Nguồn gốc ra đời và các đại biểu chính cuả chủ nghĩa hi ệ n sinh:

Chủ nghĩa hiện sinh phát triển ở Đức và Pháp từ những năm 20 của thế kỉ XX,trở thành một trào lưu mạnh mẽ ở Châu Âu trong và sau thế chiến thứ II, ảnh hưởngmạnh mẽ thành thị miền Nam Việt Nam trong thời kì chiến tranh xâm lược của Mỹ(1964-1975)

Chủ nghĩa hiện sinh ra đời do 2 nguồn gốc:

Trang 29

Một là, sự khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản đã đẩy con người vào tình trạng

tha hĩa cùng cực Hai cuộc chiến tranh thế giới do chủ nghĩa đế quốc gây ra đã đem lại

sự tàn phá, đau thương chết chĩc khủng khiếp, gây ra tình trạng khủng hoảng sâu sắctrong đời sống tinh thần của con người

Hai là, sự bất lực của các hệ thống triết học duy lý và khoa học kỹ thuật trong

việc giải quyết các mâu thuẫn xã hội khiến con người bị bỏ rơi, họ khơng cịn tin tưởngvào lý trí, vào khoa học kỹ thuật, vào xã hội, nhà nước hay vào tương lai

Hai nguyên nhân trên đã dẫn đến tâm trạng bi quan tuyệt vọng của con người,cho rằng tất cả mọi thứ đều phi lý Con người khơng cịn tin vào bất cứ cái gì bênngồi cĩ thể cứu giúp họ Mỗi cá nhân chỉ cịn cách dựa vào chính bản thân mình, tựcứu mình, tự lựa chọn con đường riêng cho mình Đây là cơ sở dẫn đến sự ra đời vàphát triển của chủ nghĩa hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh của nguồn gốc từ nhà triết học kim thần học Đan Mạchtên là Kierkegaard (1813-1855) Ơng là người đầu tiên đã gọi mình là hiện sinh Ngồi

ra cĩ thể kể đến những ơng tổ của chủ nghĩa hiện sinh như nhà triết học ĐứcNietszche, nhà hiện tượng học người Đức Husserl, và các triết gia khác tiêu biểu nhưSartre, Karl Jaspers, Marcel…

b Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh:

Chủ nghĩa hiện sinh được chia làm 2 nhánh: chủ nghĩa hiện sinh hữu thần vàchủ nghĩa hiện sinh vơ thần Cĩ nhiều triết gia với nhiều quan điểm khác nhau trongchủ nghĩa hiện sinh nhưng nhìn chung họ nhấn mạnh sự hiện hữu của từng cá nhân cụthể và từ đĩ nhấn mạnh tính chủ quan, tự do cá nhân và sự lựa chọn cá nhân Cụ thể:

+ Về vấn đề tồn tại: chủ nghĩa hiện sinh khơng phủ nhận tồn tại khách quan

của thế giới, nhưng theo họ, tồn tại tự nĩ khơng là gì cả Theo Sartre, tồn tại chia làm 2

miền: tồn tại tự nĩ (being in itself) và tồn tại cho nĩ (being for itself)

Tồn tại trong nĩ tức tồn tại tự nĩ chỉ đơn thuần là sự cĩ mặt ở đĩ, như viên

sỏi, như cái rễ cây hạt dẻ kia Tồn tại tự nĩ thì dày đặc, khơng cĩ ý thức về chính nĩ vàvề thế giới xung quanh Nĩ là đồng nhất với chính nĩ, khơng cĩ quan hệ gì với cáikhác, khơng cần bất cứ một cái gì khác làm nguyên nhân, cứu cánh cho nĩ Nĩ chẳng

là cái gì cả Nĩ là tồn tại hỗn độn, thừa thãi, phi lý và gây ra sự buồn nơn

Tồn tại cho nĩ là tồn tại cĩ ý thức, ý thức về đối tượng và về chính mình.

Tồn tại cho nĩ khơng phải là ý thức thuần tuý mà ý thức về một đối tượng Đĩ là sựsáng suốt mà nhờ đĩ đối tượng được nhận thức Tồn tại cho nĩ cũng là tự ý thức, nghĩa

là biết được là mình đang cĩ ý thức về đối tượng Con người là một tồn tại cho nĩ, mộttồn tại cĩ ý thức

Các nhà phân tích chủ nghĩa hiện sinh thường phân biệt khái niệm tồn tại với khái niệm hiện sinh hay hiện hữu Chỉ cĩ tồn tại cĩ ý thức mới là sự hiện hữu, sự hiện

Trang 30

sinh, và như vậy con người mới hiện hữu, hiện sinh, còn đồ vật chỉ đơn giản tồn tại màthôi Đồ vật chỉ hiện hữu khi con người có những cảm xúc về nó, sự hiện hữu của đồvật là do con người đem lại

Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa hiện sinh về tồn tại và về con người là một

quan điểm duy tâm chủ quan, siêu hình Tồn tại tự nó là những đồ vật không có quan

hệ với nhau, không thể nhận thức được Còn tồn tại của con người là tồn tại có ý thức.Tồn tại của con người bị đồng nhất với ý thức Con người trong chủ nghĩa hiện sinh làmột cá nhân đơn nhất, với những tâm lý, những xúc cảm, những đau khổ, những trăntrở riêng tư của nó; con người bị chia cắt khỏi mặt sinh học của nó, khỏi những quan

hệ xã hội và hoạt động thực tiễn của xã hội

+ Về quan hệ giữa hiện sinh và bản chất:

Các nhà hiện sinh cho rằng hiện sinh có trước bản chất, hiện sinh là tính thứ nhất so với bản chất Con người không có bản chất vốn có nào cả, nó không giống như

cái tên của nó, nó không phải là cái mà người ta định nghĩa về nó, không phải là cáibản chất mà triết học, khoa học gán cho nó Mỗi c nhn trở thnh ci gì l do sự hiện sinh

của nĩ, do ý thức của nĩ Simone de Beauvoir cĩ cu nĩi nổi tiếng: “Người ta không phải sinh ra là phụ nữ, mà trở thành phụ nữ” Giữa cá nhân này với cá nhân khác không có

một bản chất chung nào cả Đồ vật cũng vậy, nó không phải là cái tên mà người ta đặtcho nó, cái bản chất mà người ta gán cho nó ngay từ đầu, một cái bản chất có sẵn, cótrước nào Nhìn chung quan điểm này còn mang tính duy tâm, do con người không thểquyết định hết mọi việc cũng như việc trở thành cái gì, mà sự lựa chọn đó còn chịu tácđộng của các quy luật khách quan, không thể có tự do tuyệt đối

+ Về sự trăn trở, sự đau khổ, cái chết:

Đó là trạng thái không thoải mái, lo sợ, khủng khiếp nói chung, không gắn

một cách trực tiếp với một đối tượng cụ thể nào cả Các nhà hiện sinh có một cái nhìnđen tối, bi quan về cuộc sống, họ phủ nhận tư tưởng về hạnh phúc, chủ nghĩa lạc quancủa các nhà khai sáng Họ khai thác triệt để khía cạnh bi kịch, đau khổ, tuyệt vọngtrong sự hiện hữu của con người

Con người hiện sinh là con người luôn luôn sợ hãi trước cái chết, vì sự sống

Triết học hiện sinh là một trào lưu triết học phi lý tính (irrationalism), phủ

nhận chủ nghĩa duy lý trong triết học và khoa học, phủ nhận sự giải thích sự vật, hiện

Trang 31

tượng bằng lý luận, bằng khoa học Nó không thừa nhận bất cứ mối liên hệkhách quan nào, bất kỳ bản chất và quy luật khách quan nào.

Cái phi lý là cái khơng cĩ bản chất, khơng cĩ tính tất yếu, khơng cĩ quy luật, khơng cĩ nguyên nhân, mục đích, nĩi chung là khơng thể giải thích bằng lý trí

Ngay cả sự hiện diện của con người cũng là điều phi lý Mỗi người chúng tachỉ đơn giản bị ném vào thế giới trong lúc này, chỗ này Như Kierkergaard hỏi, tại saolại là chỗ này? tại sao lại là lúc này? Khơng cĩ một lý do nào cả, khơng cĩ một mốiliên hệ tất yếu nào cả, chỉ là ngẫu nhiên, và như thế đời tơi chỉ là một sự kiện ngẫunhiên, vơ lý

+ Về h ư vơ :

Chủ nghĩa hiện sinh phủ nhận mọi bản chất, kết cấu Con người hiện sinhkhơng một bản chất, một kết cấu tri thức, một giá trị đạo đức, một mối quan hệ xã hộinào cả Nĩi tĩm lại, nĩ chỉ đơn thuần là một sự trống rỗng, hư vơ Nĩ sống trong sựđau khổ, lo âu, tuyệt vọng, đang đứng bên bờ vực thẳm

+ Về sự tha hĩa:

Chủ nghĩa hiện sinh phát triển khái niệm tha hĩa đến cực đoan, khơng thể

chấp nhận được Con người hiện sinh là những người bị tha hĩa, tách rời, xa lạ với tấtcả: với thế giới đồ vật, với xã hội, trong lao động, trong quan hệ với người khác, kể cảtrong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ chồng, giữa con cái với nhau, về kể cả

sự tha hĩa trong tình yêu

Sartre cho rằng: “địa ngục là những người khác” ( Trong quan hệ với

người khác bao giờ cũng là quan hệ mâu thuẫn, quan hệ người chủ-người nơ lệ Ngườikhác nhìn tơi, xâm phạm tự do của tơi,biến tơi thành đối tượng của nĩ, thành đồ vật.Tơi cũng vậy, khi tơi tìm cách nơ dịch người khác thì người khác cũng tìm cách nơdịch tơi, khi tơi cố gắng giải thốt tơi khỏi người khác thì người khác cũng tìm cáchgiải thốt họ khỏi tơi.)

do kiểu như vậy khơng đem lại một kết quả gì cả, cho nên như nhận xét của một nhàtriết học Pháp, tự do của Sartre là tự do khơng để làm gì cả

Trang 32

Sartre gắn liền tự do với trách nhiệm cá nhân Người hiện sinh hoàn tồn chịu

trch nhiệm về sự lựa chọn và hành vi của mình Sự tự do không bị quy định bởi bất kỳ

cái gì khác ngoài trách nhiệm cá nhân

Như vậy, hạn chế trong quan niệm tự do của các nhà hiện sinh là xem xét tự

do tách rời với cái tất yếu, định nghĩa tự do là không bị quy định bởi bất kỳ cái tất yếu

khách quan nào Nếu như vậy, con người chẳng có một chút tự do nào, vì những sự lựachọn tùy ý trái với quy luật khách quan chẳng đem lại một kết quả nào Tự do theoquan điểm của triết học Mác là nhận thức được cái tất yếu và quy luật khách quan, vậndụng chúng một cách có kế hoạch, phục vụ cho cuộc sống của con người Con ngườicàng nhận thức và vận dụng được quy luật thì càng có tự do Như vậy, tự do không chỉ

là vấn đề ý thức, mà suy cho cùng, là vấn đề thực tiễn có tính lịch sử Không thể có tự

do tuyệt đối, bởi vì tự do bị quy định bởi cái tất yếu Chỉ có thể có tự do tương đối mỗingày phát triển cao hơn cùng với sự phát triển của nhận thức và thực tiễn mà thôi

Ngoài ra, trách nhiệm cá nhân mà chủ nghĩa hiện sinh nói đến do đâu mà có.Trách nhiệm cá nhân bao giờ cũng liên quan đến tự ý thức và lương tâm của mỗi cánhân, tuy nhiên, nó không phải là cái vốn có trong mỗi người Trách nhiệm cá nhân làkết quả của sự phản ánh của cá nhân về cái tất yếu khách quan trong tồn tại xã hội, là

sự đáp ứng của cá nhân đối với những yêu cầu của đạo đức, nghĩa vụ xã hội Nếukhông có nhận thức đúng đắn về tính tất yếu và quy luật khách quan, không được giáodục một cách đầy đủ, thì cá nhân không thể có ý thức trách nhiệm được

c Nhận xét chung:

- Như vậy, chủ nghĩa hiện sinh là phản ứng của con người trước tình trạng conngười bị hạ thấp, bị bỏ rơi tha hóa đến mức cùng cực trong thời kì tổng khủng hoảngcủa chủ nghĩa tư bản Trong đó, chủ nghĩa hiện sinh vô thần nêu cao vấn đề tự do củacon người chống lại niềm tin mù quáng và ràng buộc vào đạo đức tôn giáo

- Tuy nhiên, chủ nghĩa hiện sinh là trào lưu triết học duy tâm, phủ nhận thực tạikhách quan và quy luật khách quan, phủ nhận khả năng nhận thức của con người nênkhông thể tìm ra con đường đúng đắn để giải phóng con người

- Bên cạnh đó, đây là trào lưu triết học bi quan về cuộc sống, tuyệt đối hóa tự

do cá nhân đối lập với xã hội nên tác động tiêu cực tới tầng lớp trẻ là không thể tránhkhỏi

2 Chủ nghĩa thực dụng:

a Nguồn gốc ra đời và những đại biểu của chủ nghĩa thực dụng:

Chủ nghĩa thực dụng là trào lưu triết học có ảnh hưởng lớn ở Mỹ từ cuối thế

kỉ XIX đến nay.Nó ra đời trong nững năm 1871-1874, khi Câu lạc bộ siêu hình học ở

trường Đại học Cambridge được thành lập Chủ nghĩa thực dụng phản ánh tư tưởng,

Trang 33

lợi ích và nhu cầu thực tế của giai cấp tư sản Mỹ Người sáng lập là Charles SandersPeirce Sau đó có William James, và John Dewey là những đại biểu quan trọng nhất.

b Những luận điểm chính của chủ nghĩa thực dụng:

- Nguyên tắc phương pháp luận căn bản của chủ nghĩa thực dụng là lấy kinh nghiệm, hiệu quả, công dụng làm tiêu chuẩn Chủ nghóa thực dụng quy triết học chỉ

còn là phương pháp, tuyên bố rằng chủ nghỉa thực dụng không phải là lý luận triết học

có hệ thống, mà chỉ là lý luận về phương pháp Dewey viết rằng: triết học chỉ hoànthành nhiệm vụ của mình khi nó thôi không nghiên cứu những vấn đề của các nhà triếthọc nữa, mà bắt đầu nghiên cứu phương pháp giải quyết những vấn đề của con người.Nhiệm vụ của triết học là làm thế nào cho con người có thể đạt được một hạnh phúchợp lý Vì thế những nhà triết học thực dụng nói rằng họ kiên quyết đoạn tuyệt với triếthọc cũ, cải tổ nó lại và xây dựng một thứ triết học mới, thực hiện một bước ngoặt trongtriết học

- Chủ nghĩa thực dụng nhấn mạnh vai trò của thực tiễn như là mục đích của

triết học, như là tiêu chuẩn của chân lý Thế nhưng họ lại xuyên tạc bản chất của hoạtđộng thực tiễn Theo họ, con người trong tieán trình hoạt động của mình chỉ xuất phát

từ lợi ích, từ mong muốn chủ quan của mình, họ không bị hạn chế bởi bất kỳ tính tấtyếu, quy luật khách quan nào cả Bởi vì, theo họ trong tự nhiên không có một hìnhthức, một trật tự, những quy định ổn định Tất cả những cái được coi là quy luật kháchquan, hiện thực khách quan đều là sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người Do

đó, họ rút ra kết luận: con người tuyệt đối tự do trong hoạt động của mình, họ có thểlàm bất cứ việc gì họ muốn, bất cứ cái gì có lợi cho họ

- Tính chất phản động của kết luận đó thật là rõ ràng CNTD là triết học củasức mạnh, nó mở đường cho hoạt động của giai cấp tư sản Mỹ trong việc tăng lợinhuận không hạn độ, gây chiến tranh xâm lược, can thiệp vào các nước khác để hònglàm bá chủ thế giới Nhà triết học Anh B Russell đã phê phán chủ nghĩa thực dụng

“đó là một thứ điên rồ, là biểu hiện của sự say mê quyền lực”.

- Theo chủ nghĩa thực dụng, những gì tồn tại đều là những yếu tố của kinh nghiệm Dewey viết: “Khi nói đến kinh nghiệm, chúng tôi ngụ ý muốn nói đó là cái gì cũng rộng rãi, sâu sắc và đầy đủ, ít ra cũng như lịch sử của quả đất”… “Những vật thể như mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, núi sông, rừng rú, hầm mỏ, gió mưa,… đều không phải là những điều kiện bên ngoài của lịch sử, của kinh nghiệm, chúng không thể tách rời khỏi lịch sử và kinh nghiệm”.

- Chủ nghĩa thực dụng coi kinh nghiệm như là cái bao hàm trong nó cả vật chất

và ý thức, cả khách quan và chủ quan Bằng cách tuyên bố kinh nghiệm là cái duynhất, chủ nghĩa thực dụng cho rằng họ đã khắc phục được sự đối lập giữa chủ nghĩaduy vật và chủ nghĩa duy tâm và đã giải quyết triệt để vấn đề đã được tranh cãi hàng

Trang 34

nghìn năm nay Dewey viết: “Hiện nay khơng cĩ căn cứ để phân chia một cách cứng nhắc những sự kiện thành sự kiện khách quan và sự kiện chủ quan” “Cái khách quan

và cái chủ quan khơng phải là những trật tự, những dạng riêng biệt của tồn tại, mà chính là những sự phân biệt nhất định được định ra vì một mục đích nhất đinh ở bên trong kinh nghiệm”.

- Về nhận thức luận, chủ nghĩa thực dụng coi ý nghĩa của sự vật, của khái niệm

không phải là cái gì cĩ sẵn, vốn cĩ của nĩ, mà chỉ biểu hiện ra trong quan hệ cụ thể,trong cơng dụng thực tế Giá trị của tư tưởng hay lý luận khơng phải ở chỗ nĩ cĩ phảnánh đúng đắn hiện thực khách quan hay khơng, mà là ở chỗ nĩ cĩ đem lại hiệu quảthực tế hay khơng Chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm, khoa học hay tơn giáonếu đem lại lợi ích, hiệu quả thực tế thì đều cĩ giá trị như nhau, vì chúng đều là nhữngcơng cụ để đạt đến mục đích của đời sống con người mà thơi

- Về tiêu chuẩn của chân lý, James cho rằng chân lý khơng phải là hình ảnh chủ

quan của thế giới khách quan, mà là mối liên hệ giữa các kinh nghiệm với nhau Cái gìđem lại lợi ích và hiệu quả hữu dụng thì nĩ là chân lý, mà khơng cần xem nĩ cĩ phùhợp với thực tế khách quan hay khơng Như vậy, hữu dụng và vơ dụng trở thành tiêuchuẩn để phân biệt chân lý và sai lầm James khẳng định, chân lý là cái gì cĩ tácdụng Chân lý khơng phải là một trạng thái tĩnh, khơng phải là cái gì cĩ sẵn, mà nĩ chỉxảy đến với một tư tưởng trong quá trình chứng thực nĩ Chân lý theo quan niệm củachủ nghĩa thực dụng chỉ cĩ tính chất tương đối, tuỳ theo từng người, từng thời gian,

từng hồn cảnh và địa điểm áp dụng khác nhau Chủ nghĩa thực dụng “cho phép mỗi người đều cĩ chân lý riêng của mình”.

Như vậy trong quan niệm về chân lý, chủ nghĩa thực dụng chỉ nhấn mạnhcơng dụng và hiệu quả thực tế và phủ nhận tính khách quan của chân lý; nhấn mạnhtính tương đối và phủ nhận tính tuyệt đối của chân lý

c Nhận xét chung:

Nhận xét về chủ nghĩa thực dụng, Bách khoa Encarta 2001 viết: “Chủ nghĩa thực dụng địi hỏi quan niệm và lý luận phải được kiểm tra bằng thực tiễn, bằng cách đánh giá xem hành động dựa trên những quan niệm và lý luận đĩ cĩ đem lại những kết quả mong muốn hay khơng” Khái niệm thực tiễn mà chủ nghĩa thực dụng nhiều khi

coi là tiêu chuẩn của chân lý, mới nghe qua tưỏng chừng như nĩ giống với chủ nghĩaMác, nhưng thực ra đĩ chỉ là những biểu hiện thực tiễn vụn vặt, rời rạc Theo quanniệm của chủ nghĩa Mác, chỉ cĩ thực tiễn trong phạm vi rộng lớn, thực tiễn của tồnnhân loại, thực tiễn lặp đi lặp lại trong thời gian dài mới cĩ thể chứng minh hay bác bỏnhững vấn đề phức tạp trong quá trình nhận thức

Về chủ nghĩa thực dụng, giáo trình triết học Mỹ cĩ những nhận xét như sau:

“Nguy hiểm hiển nhiên của chủ nghĩa thực dụng triệt để là ở chỗ, một lý thuyết sai

Trang 35

lầm, một lý thuyết chỉ thuần tuý có tính chất tuyên truyền và hấp dẫn… có thể “có tác dụng” bằng cách làm cho người ta tin và hành động theo nó để đạt được một mục đích chính trị hấp dẫn Liệu chúng ta có thể gọi một lý thuyết như thế là chân thực bởi vì nó

có tác dụng hay không? Những lý thuyết như vậy có tác dụng bao lâu và như thế nào khi người ta hành động theo nó, và với cái giá về máu và sự tàn phá mà con người phải trả, và với hậu quả thất vọng như thế nào?”.

CÂU 8: Thực chất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện

Triết học Mác-Lênin là sự kế thừa có phê phán và chọn lọc những tư tưởng

triết học của nhân loại trong quá trình lịch sử Đồng thời sự ra đời của triết học

Mác-Lênin là một bước ngoặt vĩ đại trong sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại.

Triết học Mác có những cái mới về chất so với các hệ thống triết học trước đó:

Một là, C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển CNDV lên hình thức cao của nó

là CNDV biện chứng và phát triển PBC lên hình thức cao của nó là PBC duy vật.

Ở triết học Mác, CNDV và PBC được kết hợp thành một thể thống nhất

+ Trước Mác, CNDV và PBC tách rời nhau CNDV trước Mác mà đỉnh cao của

nó là CNDV thế kỷ XVIII của các nhà triết học khai sang Pháp và của Phoiơbăc thìvẫn còn mang tính chất siêu hình, máy móc Nó chưa đưa được quan điểm phát triểnvào trong lý luận của nó; nó lấy quy luật cơ học để giải thích sự vận động của thế giới,duøng quy luật cơ học và sinh học để giải thích bản chất con người Còn phép biện

chứng trước Mác mà đỉnh cao của nó là phép biện chứng Hêghen thì lại là duy tâm.

Mặc dù Hêghen là người có công nghiên cứu phép biện chứng một cách có hệ thống,

nhưng ông lại xuất phát từ quy luật vận động, phát triển của một ý niệm tuyệt đối nào

đó có trước thế giới để giải thích tất cả những gì đang tồn tại Cho nên php biện chứng

của Hghen l phép biện chứng duy tm ngược đầu và đóng khung trong một kết cấu tự biện, gượng gạo Do đó, nhìn chung, lịch sử triết học trước C.Mác thể hiện thế giới

quan duy vật trong mối quan hệ với phương pháp nhận thức siêu hình, hoặc là thế giớiquan duy tâm trong mối quan hệ với phương pháp nhận thức biện chứng

+ Trên cơ sở kế thừa có phê phán và chọn lọc những thành tựu mà các nhà duyvật đã đạt được cũng như kế thừa hạt nhân hợp lý trong PBC của Hêghen, C.Mác vàPh.Ăngghen sáng lập ra CNDVBC và PBC duy vật Từ khi triết học Mác ra đời,CNDV và PBC được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất Đánh giá về tính chất

triệt để trong triết học Mác, Lênin viết: “Triết học của Mác là một CNDV triết học hoàn bị, nó cung cấp cho loài người và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại”

Hai là, việc sáng lập ra CNDV lịch sử là biểu hiện quan trọng nhất của bước ngoặt cách mạng trong sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại

Trang 36

+ Trước Mác, các nhà triết học, kể cả các nhà duy vật như Phoiơbắc đều không

tránh khỏi duy tâm khi giải thích các hiện tượng xã hội Họ đều cho rằng tinh thần, tư tưởng (ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới, trời, thượng đế, hoặc ý thức chủ quan của

con người) là yếu tố quyết định trong lịch sử Họ không thấy được vai trò quyết địnhcủa hoạt động sản xuất vật chất, của đời sống vật chất Họ coi thường vai trò của quầnchúng nhân dân

+ C.Mác vào Ph.AÊngghen đã vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu lĩnh vực đời sống xã hội Triết học Mác coi xã hội như là một cơ thể sống,

một cấu trúc phức tạp bao gồm những cá nhân, gia đình, giai cấp, dân tộc với vô sốnhững mối quan hệ chằng chịt được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn của họ

Triết học Mác coi sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội;

vạch ra những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội không phụ thuộc ý muốnchủ quan của con người; lấy cơ sở hạ tầng để giải thích khiến trúc thượng tầng; lấy tồntại xã hội để giải thích ý thức xã hội

+ Một đặc điểm có ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng trong triết học là mởrộng chủ nghĩa duy vật sang lĩnh vực lịch sử xã hội loài người, hình thành nên chủ

nghĩa duy vật lịch sử Lênin nhận xét: “Trong khi nghiên cứu saâu và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người CNDV lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học Một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ đã thay cho sự lộn xộn và sự tuỳ tiện vẫn ngự trị từ trước đến nay trong các quan niệm về lịch sử và chính trị…”.

+ CNDV lịch sử của triết học Mác đã chỉ ra quy luật vận động của lịch sử xãhội loài người, sự thay thế của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử – tựnhiên Trong các quy luật của lịch sử xã hội, quy luật biện chứng giữa lực lượng sảnxuất và quan hệ sản xuất có vai trò quyết định Các quan hệ về kinh tế quyết định cácquan hệ về kiến trúc thượng tầng Triết học lịch sử cũng phát hiện ra vai trò sứ mệnhlịch sử của giai cấp công nhân là người “đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản”, thực hiệncách mạng XHCN, hướng đến mục tiêu giải phóng con người Với bản chất duy vậttriệt để trong lĩnh vực xã hội, triết học Mác trở thành công cụ vĩ đại để nhận thức vàcải tạo thế giới, tạo ra bước phát triển mới về chất, một sự nhảy vọt so với các hệ thốngtriết học khác trong lịch sử

Chính vì thế, triết học Mác là CNDV cân đối, hoàn chỉnh và triệt để; nó bao

quát cả tự nhiên, xã hội và tư duy

Ba là, thống nhất lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của triết

học Mác - Lênin

Trang 37

+ Triết học Mc-Lnin khơng chỉ là lý luận khoa học phản ánh bản chất, quy luật

của sự vận động và phát triển của thế giới, giải thích thế giới m vấn đề quan trọng là cải tạo thế giới Mc nĩi: “Các nhà triết học đ chỉ giải thích thế giới bằng những cch khc nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” Vì vậy, sự thống nhất biện chứng giữa lý

luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của triết học Mác

+ Trước Mác, người ta chưa xác lập được mối quan hệ gắn bĩ với nhau giưa lýluận v thực tiễn Đặc biệt trong triết học duy tm v tơn giáo, lý luận hồn tồn tch rời thựctiễn Lý luận nhiều khi chỉ là sản phẩm của tư duy thuần tuý, chỉ là kết quả của sự suy

lý tư biện của các nhà lý luận Người ta chưa chỉ ra được một tiêu chuẩn khách quan đểphân biệt cái đúng và cái sai trong lý luận Lý luận càng cao siêu, càng xa rời thực tếthì cng được đánh giá cao Triết học trước Mác chưa thấy vai trị thực tien là cơ sở,động lực, mục đích của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý, chưa nhận thức hết ýnghĩa thực tiễn cao nhất của triết học là hướng đến phát triển xã hội và giải phĩng conngười

+ Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, C.Mác và Ph.Ăngghen vạch ra một cách đầy

đủ và chính xác vai trị của hoạt động thực tiễn với tính cách là hoạt động vật chất cải

tạo tự nhiên và x hội đối với quá trình nhận thức; khẳng định rằng thực tiễn là cơ sở,mục đích, động lực của nhận thức, tiu chuẩn của chn lý C.Mác viết: “Vấn đề tìm hiểuxemtư duy của con người cĩ thể đạt tới chân lý khách quan khơng, hồn tồn khơng

phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn” Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của triết học Mác - Lênin

+ Triết học là những học thuyết về những nguyên lý chung nhất của tồn tại vànhận thức Để rút ra được những nguyên lý đĩ, trước hết con người phải phản ánh thếgiới một cách đúng đắn Tuy nhiên, mục đích của triết học khơng chỉ giải thích thế giới

mà vấn đề quan trọng hơn là trên cơ sở giải thích đúng đắn quy luật vận động pháttriển của thế giới khách quan, triết học cĩ vai trị định hướng cho hoạt động thực tiễncủa con người trong việc cải tạo tự nhiên và xã hội, sáng tạo ra một cuộc sống tốt đẹphơn cho con người

Bốn là, triết học Mác - Lênin cĩ sự thống nhất giữa tính cách mạng, tính

khoa học và tính sáng tạo

+ Bản chất khoa học của triết học Mác đã bao hàm tính cách mạng Tính khoahọc càng sâu sắc, càng phản ánh đúng quy luật của sự phát triển thế giới thì tính cáchmạng càng cao, càng triệt để Triết học Mác biểu hiện tính cách mạng ở trong bản chấtkhoa học của học thuyết, trong mục đích cải tạo thế giới, trong vai trị và sứ mệnh lịch

sử của giai cấp vơ sản Với sự ra đời của triết học Mác - Lênin, giai cấp vơ sản và nhândân lao động cĩ một lý luận khoa học để giải thích đúng đắn các hiện tượng tự nhiên

và xã hội Triết học Mác - Lênin cịn là vũ khí lý luận cách mạng của giai cấp vơ sản và

Trang 38

nhân dân lao động để đấu tranh xố bỏ áp bức, bất cơng, xây dựng xã hội khơng cĩ giaicấp, khơng cĩ người bĩc lột người

+ Những quan điểm cách mạng trong triết học Mác - Lênin, nhất là quan điểm

về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản khơng phải là những hồi bão chủ quan củalồi người, mà trái lại chúng cĩ cơ sở khoa học vững chắc, dựa trên sự nghiên cứunghiêm túc và logic chặt chẽ của triết học và các khoa học xã hội

Năm là, triết học Mác đã đem lại một quan niệm đúng đắn về đối tượng của triết học

+ Thời cổ đại, do tri thức của con người cịn ít ỏi, người ta chưa phân biệt triết

học với các khoa học cụ thể Quan niệm coi triết học là khoa học bao trùm tất cả cáckhoa học cụ thể tồn tại mãi đến đầu thế kỷ XIX Triết học Hêghen là hệ thống cuối

cùng cĩ tham vọng coi triết học là “khoa học của các khoa học” Mặt khác, trước tình

hình các khoa học cụ thể dần dần tách ra khỏi triết học và trở thành những khoa họcđộc lập và sự bất lực của các hệ thống triết học tự biện trong việc giải quyết những vấn

đề xã hội trong giai đoạn khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản nên nhiều trào lưu triếthọc ngồi mácxít đã hạ thấp vai trị của triết học chỉ cịn “cơng cụ” của khoa học hoặccủa hoạt động thực tiễn

+ Triết học Mác đã đưa ra một quan niệm đúng đắn trong việc xác định đốitượng và vai trị của triết học Đối với triết học Mác, triết học khơng đồng nhất với các

khoa học cụ thể, cũng khơng phải là “khoa học của các khoa học”, mà là học thuyết về những nguyên lý chung nhất, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên,

xã hội và tư duy con người Vì vậy, khơng những khơng tách rời, mà trái lại, triết học

Mác càng cĩ mối liên hệ thống nhất và độc lập với các khoa học chuyên ngành Mặtkhác, những kết luận của triết học trở thành thế giới quan khoa học và phương phápluận chung nhất cho sự phát triển của các lĩnh vực khoa học

+ Sau C.Mác và Ph.Ăngghen, triết học Mác được Lênin bổ sung và phát triểnmột cách sáng tạo trong tình hình mới Lênin đã vận dụng sáng tạo học thuyết của Mác

để giải quyết những vấn đề của cách mạng vơ sản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc vàbước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội

CÂU 9 : Bản chất của thế giới quan DVBC Các nguyên tắc phương pháp

luận của nĩ và sự vận dụng trong thực tiễn cách mạng ở Việt Nam.

I BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG:

1 Khái niệm thế giới quan, TGQDV và TGQDVBC:

- Thế giới quan (world view, world outlook) là tồn bộ những quan niệm, quan

điểm chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vaitrị của con người trong thế giới

Trang 39

- Thế giới quan duy vật là thế giới quan thừa nhận bản chất của thế giới là vật

chất, thừa nhận vai trị quyết định của vật chất đối với các biểu hiện của đời sống tinhthần và thừa nhận vị trí, vai trị của con người trong cuộc sống hiện thực

- Thế giới quan duy vật biện chứng được C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng

vào giữa thế kỷ XIX, V.I.Lênin và những người kế tục ơng phát triển Sự ra đời củaTGQDVBC là kết quả kế thừa tinh hoa các quan điểm về thế giới trước đĩ, trực tiếp lànhững quan niệm duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen; là kết quả sửdụng tối ưu thành tựu của khoa học, trước hết là thành tựu của vật lý học và sinh học;

là kết quả tổng kết các sự kiện lịch sử diễn ra ở các nước Tây Âu, khi phương thức sảnxuất TBCN đã hình thành và đã bộc lộ cả những mặt mạnh cũng như những mặt hạnchế của nĩ

Bản chất của TGQDVBC – vấn đề mà chúng ta tìm hiểu sau đây – đem lại chocon người khơng chỉ một bức tranh trung thực về thế giới mà cịn đem lại cho conngười một định hướng, một phương pháp tư duy khoa học để con người tiếp tục nhậnthức và cải tạo thế giới

2 Bản chất của TGQDVBC:

Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng được thể hiện ở việc giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn, ở sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng, ở quan niệm duy vật triệt để và

ở tính thực tiễn cách mạng của nĩ.

a Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn:

Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại Ở đây, mối

quan hệ này được hiểu là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Khắc phục những hạnchế của chủ nghĩa duy tâm khi tuyệt đối hĩa vai trị của ý thức, coi ý thức là nguồn gốccủa vật chất, sản sinh ra vật chất; cũng như hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác làduy vật khơng triệt để (duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về xã hội) và khơng thấyđược sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất, chủ nghĩa duy vật biện chứngkhẳng định:

* Vật chất cĩ trước, quyết định ý thức Nhưng ý thức cũng cĩ vai trị vơ cùng

to lớn Quan hệ giữa vật chất và ý thức là quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trên cơ sởhoạt động thực tiễn Thực tiễn, với tư cách là tồn bộ hoạt động vật chất cĩ mục đíchmang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo hiện thực mà những dạng cơbản của nĩ là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị – xã hội và hoạt độngthực nghiệm khoa học, được các nhà duy vật biện chứng coi là hoạt động bản chất củacon người, là hoạt động đặc trưng cho con người Hoạt động này là mắt khâu trunggian trong mối quan hệ giữa ý thức của con người với thế giới vật chất Thơng qua

Trang 40

thực tiễn, ý thức con người được vật chất hố, tư tưởng trở thành hiện thực Thơng qua

thực tiễn, ý thức con người đã khơng chỉ phản ánh thế giới mà cịn “sáng tạo ra thế giới” C.Mác cho rằng thực tiễn là nơi con người chứng minh sức mạnh, chứng minh

tính hiện thực và tính trần tục của tư duy Bằng việc đưa quan điểm thực tiễn vào hoạtđộng nhận thức, đặc biệt việc thấy vai trị quyết định của hoạt động sản xuất vật chấtđối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, các nhà duy vật biện chứng đã khắc phụcđược hạn chế của CNDV trước đĩ để giải quyết thoả đáng vấn đề cơ bản của triết học

Ở đây, trong khi khẳng định vai trị quyết định của các yếu tố vật chất, các nhà DVBC

đã “khơng loại trừ việc các lĩnh vực tư tưởng, đến lượt chúng, lại cĩ tác động ngược lại, nhưng là tác động cấp hai lên những điều kiện vật chất ấy…”; khơng loại trừ việc các lĩnh vực tư tưởng “… cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nĩ thâm nhập vào quần chúng”.

* TGQDVBC cịn thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người

2 Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng:

Thiếu sĩt của chủ nghĩa DVBC trước Mác là phương pháp siêu hình, máymĩc, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng về cơ bản bị tách rời nhau CNDV tuy cĩchứa đựng một số tư tưởng biện chứng nhất định, nhưng nhìn chung phương pháp siêuhình giữ vai trị thơng trị, đặc biệt trong CNDV thế kỷ XVII-XVIII Trong khi đĩ, phépbiện chứng lại đạt đến đỉnh cao ở chủ nghĩa duy tâm với quan niệm về sự phát triển

của “ý niệm tuyệt đối” trong triết học cổ điển Đức Việc tách rời giữa TGQDV với

phép BC đã khơng chỉ làm các nhà duy tâm mà ngay cả các nhà duy vật trước Máckhơng hiểu về mối liên hệ phổ biến, về sự thống nhất và nối tiếp nhau của các sự vật,hiện tượng trong thế giới vật chất

Với việc kế thừa những tư tưởng hợp lý của các học thuyết trước đĩ, với việctổng kết thành tựu các khoa học của xã hội đương thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã giảithốt thế giới quan duy vật khỏi hạn chế siêu hình và cứu phép biện chứng khỏi tínhchất duy tâm thần bí để hình thành nên chủ nghĩa duy vật biện chứng với sự thốngnhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng Sự thống nhất này đã đemlại cho con người một quan niệm hồn tồn mới về thế giới – quan niệm thế giới làmột quá trình với tính cách là vật chất khơng ngừng vận động, chuyển hố và pháttriển

3 Chủ nghĩa duy vật triệt để:

Khi giải quyết những vấn đề tự nhiên, chủ nghĩa duy vật trước Mác đứngtrên quan điểm duy vật, khẳng định sự tồn tại của thế giới vật chất và thừa nhận tínhthứ nhất của vật chất Song vì khơng hiểu đđúng nguồn gốc, bản chất của ý thức,thiếu quan điểm thực tiễn, thiếu phương pháp tư duy biện chứng với một số hạn chếkhác về nhận thức, về lịch sử nên khi giải quyết những vấn đề xã hội, các nhà duy vật

Ngày đăng: 21/01/2016, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w