Nhưng xét trong toàn bộ quá trình lịch sử từ hình thành, phát triển và tiến tới hoàn thiện Triết học thì phép biện chứng luôn được các nhà Khoa học đánh giá cao, thể hiện được tính đúng
Trang 1“So sánh phép biện chứng trong Triết học Ấn Độ và Triết học Hy Lạp cổ đại”
MỞ ĐẦU
Biện chứng và Siêu hình là hai phạm trù cơ bản trong Triết học, nó là hai phương pháp tư duy trái ngược nhau Trong khi phương pháp siêu hình xem xét
sự vật, hiện tượng trong trạng thái tĩnh, không liên hệ, không vận động, thì trái lại phương pháp biện chứng lại nhận thức, lý giải thế giới trong mối liên hệ phổ biến, luôn vận động và phát triển không ngừng Trong lịch sử triết học, có những thời điểm phương pháp siêu hình chiếm ưu thế hơn so với phương pháp biện chứng Nhưng xét trong toàn bộ quá trình lịch sử từ hình thành, phát triển và tiến tới hoàn thiện Triết học thì phép biện chứng luôn được các nhà Khoa học đánh giá cao, thể hiện được tính đúng đắn và vai trò quan trọng trong nhận thức và lý luận.Nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của phép biện chứng là bước đầu tiên và quan trọng để có thể thấy rõ được bản chất và sự cần thiết phát triển
tư duy biện chứng
Vì lẽ đó, trong phạm vi bài tập này, nhóm chúng em tìm hiểu và trình bày đề tài: “So sánh phép biện chứng trong Triết học Ấn Độ và Triết học Hy Lạp cổ đại”
Trang 2NỘI DUNG
1 Nội dung cơ bản của Phép biện chứng trong Triết học Ấn Độ và Triết học Hy Lạp cổ đại
1.1 Phép biện chứng
Thuật ngữ “Biện chứng” xuất hiện ở thời kỳ Hy Lạp cổ đại trong Triết học của Hêracrit, Xôcrat, Platon và Arixtốt Khi việc nghiên cứu tiến từ giai đoạn sưu tập sang giai đoạn chỉnh lý, kết hợp nghiên cứu về các quá trình, về sự phát sinh, phát triển của sự vật, thì phương pháp siêu hình mà trước đó đang thống trị lại bộc lộ sự thiếu sót, không còn đáp ứng được yêu cầu của nhận thức khoa học nữa, đòi hỏi phải có một tư duy mới, một cách nhìn biện chứng về thế giới Từ
đó, phương pháp biện chứng phát huy thế mạnh và trở thành phương pháp thống trị trong tư duy khoa học
Phép biện chứng là phương pháp tư duy Triết học, trong đó nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến, tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng.
Theo Ph.Ăngghen, biện chứng bao gồm biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất và biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đời sống ý thức của con người
1.2 Phép biện chứng trong Triết học Ấn Độ
Triết học Ấn Độ là nền triết học có sự đan xen hòa đồng giữa triết học và tôn giáo với các trường phái khác nhau Tuy còn ở trình độ sơ khai song nó đã chứa đựng các yếu tố về bản thể luận và những tư duy biện chứng nhất định
a Triết học Samkhya
Theo phái Samkhya, Prakriti là vật chất đầu tiên ở dạng tinh tế, trầm ẩn, vô định hình và trong nó chứa đựng khả năng tự biến hóa không ngừng, phát triển trong không gian theo luật nhân quả Tuy nhiên, về bản thể luận, phái Samkhya theo quan điểm nhị nguyên luận khi thừa nhận sự tồn tại hai bản nguyên của vũ trụ là bản nguyên vật chất Prakriti và bản nguyên tinh thần Prusa
b Triết học Jaina
Tư tưởng biện chứng của phái Jaina thể hiện ở học thuyết tương đối Theo đó, tồn tại vừa bất biến, vừa biến chuyển, cái vĩnh hằng là bản thể còn cái không vĩnh hằng luôn biến đổi là các dạng của bản thể Điều đó có nghĩa là thế giới bao quanh con người vừa vận động lại vừa đứng im, đó là một mâu thuẫn mà con người cần phải chấp nhận
Trang 3c Triết học Lokayata
Theo phái Lokayata, mọi sự vật, hiện tượng của thế giới được tạo ra từ bốn nguyên tố vật lý: đất, nước, lửa và không khí Các nguyên tố này tự tồn tại, tự vận động trong không gian tạo thành tất cả các sự vật, kể cả con người Đây là trường phái duy vật và vô thần triệt để nhất trong các trường phái triết học Ấn Độ
cổ đại
d Triết học Phật giáo
Phép biện chứng trong Triết học Ấn Độ cổ đại được nhận xét là toàn diện nhất, rõ nét, sâu sắc và tiêu biểu nhất chính trong Triết học Phật giáo
Khi luận giải những vấn đề thuộc thế giới quan và nhân sinh quan Triết học, Phật giáo đã đề cập tới hàng loạt những vấn đề thuộc phạm vi của phép biện chứng, về mối liên hệ phổ biến và sự biến đổi của mọi tồn tại Những tư tưởng biện chứng của nó được thể hiện qua một số phạm trù cơ bản là: vô ngã, vô thường, nhân quả và giải thoát
- Vô ngã là không có cái tôi bất biến Với cách nhìn này, triết học Phật giáo đưa ra những nguyên lý về mối liên hệ tất định, phổ biến: không có cái nào là biệt lập tuyệt đối so với tồn tại khác, tất cả đều hòa đồng nhau
- Vô thường nói lên sự biến đổi không ngừng của vạn vật, không có cái gì đứng im Quy luật vô thường của mọi tồn tại là Sinh – Trụ - Dị - Diệt
- Quy luật nhân quả cho rằng kết quả sự tồn tại đa dạng và phong phú của thế giới đều có nguyên nhân, một định lý tất định và phổ biến của mọi tồn tại, dù
đó là vũ trụ hay nhân sinh
- Để “giải thoát” khỏi luân hồi và nghiệp, Phật giáo đưa ra “Tứ diệu đế” Tứ diệu đế gồm có: Khổ đế; Nhân đế hay Tập đế; Diệt đế; Đạo đế
Trang 41.3 Phép biện chứng trong Triết học Hy Lạp cổ đại
Thời kỳTriết học Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ “Biện chứng” ra đời Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, những thành tựu to lớn đặc biệt là lĩnh vực khoa học tự nhiên thiên văn học, vật lý cổ điển, toán học đã làm cơ sở cho sự phát triển tư duy biện chứng và là nền tảng của Triết học phương Tây sau này.Một số đại diện tiêu biểu của tư tưởng biện chứng triết học
Hy Lạp cổ đại:
a Hêraclit
Theo đánh giá của các nhà kinh điển Mác – Lênin, Heraclit là người sáng lập
ra phép biện chứng, là người xây dựng phép biện chứng trên lập trường duy vật Phép biện chứng của Heraclit chưa được trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm khoa học mà hầu như được đề cập dưới dạng danh ngôn Các tư tưởng biện chứng chủ yếu:
- Thứ nhất, quan niệm về vận động vĩnh cửu của vật chất Theo Heraclit,
không có sự vật, hiện tượng nào trên thế giới đứng im tuyệt đối mà trái lại tất cả đều trong trạng thái biến đổi và chuyển hóa không ngừng Tư tưởng này được thể hiện rõ qua 2 câu danh ngôn: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” và
“Ngay cả mặt trời cũng mỗi ngày một mốt”.Heraclit cũng đưa ra quan điểm Lửa chính là bản nguyên của thế giới, là cơ sở duy nhất, phổ biến nhất của tất cả mọi
sự vật, hiện tượng Đồng thời cũng là gốc của mọi vận động, tất cả các dạng khác nhau của vật chất cũng chỉ là sự chuyển hóa của Lửa mà thôi Đây là một hạn chế của Heraclit khi nói về bản chất của vật chất và sự vận động, nhưng cũng chính nhờ quan điểm ấy mà Heraclit đã nhấn mạnh được tính vĩnh viễn, bất diệt của thế giới
Trang 5- Thứ hai,Heraclit đưa ra quan niệm về sự tồn tại phổ biến của các mâu
thuẫn trong mọi sự vật, hiện tượng Điều đó thể hiện trong những phỏng đoán của ông về vai trò của những mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến của tự nhiên, về
sự trao đổi của những mặt đối lập, về sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập
- Thứ ba, theo Heraclit, sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới
do quy luật khách quan (logos) quy định Logos khách quan là trật tự khách quan của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ Logos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói, suy nghĩ của con người Logos chủ quan phải phù hợp với logos khách quan Người nào càng tiếp cận với khách quan bao nhiêu thì càng thông thái bấy nhiêu
b Xôcrat
Xôcrat là người đầu tiên đưa đề tài con người trở thành chủ đề trọng tâm nghiên cứu của triết học phương Tây Theo Xôcrat, ý thức về sự vật ngoài những yếu tố chủ quan còn có nội dung khách quan Ông cho rằng nếu không hiểu cái chung, cái phổ biến thì không thể phân biệt được cái thiện – cái ác, cái tốt – cái xấu Muốn phát hiện ra cái thiện phổ biến thì phải có phương pháp tìm ra chân lý thông qua các cuộc tranh luận, tọa đàm, luận chiến Đây chính là yếu tố biện chứng trong triết học Xôcrat, song nó lại dựa trên lập trường duy tâm vì Xocrat cho rằng giới tự nhiên là do thần thánh an bài
c Platon
Các quan điểm triết học của Platon chứa đựng những yếu tố biện chứng Ông thừa nhận sự vận động của thế giới song đó chỉ là sự vận động theo sự điều khiển của ý niệm Ông chia thế giới thành hai loại: Thế giới của những ý niệmvà Thế giới của các sự vật cảm tính.Lý luận nhận thức của Platon cũng chứa đựng những yếu tố biện chứng thông qua các khái niệm đối lập và phương pháp đối chiếu những mặt đối lập Nhưng đó là biện chứng duy tâm – biện chứng của các khái niệm, tách rời hiện thực, từ bỏ cảm giác, chỉ nhận thức bằng tư duy thuần túy Tóm lại, phép biện chứng thời cổ đại về căn bản là đúng, nhưng chủ yếu dựa trên những phỏng đoán, những trực kiến thiên tài của các nhà khoa học Phép
Trang 62 So sánh phép biện chứng trong Triết học Ấn Độ và Triết học Hy Lạp
cổ đại
2.1 Giống nhau
- Về sự hình thành: + Phép biện chứng trong Triết học Ấn Độ và triết học
Hy Lạp cổ đại đều được xây dựng trên cơ sở sự cảm nhận trực quan về thế giới khách quan, về sự vận động và mối liên hệ của sự vật, hiện tượng
+ Chúng đều được hình thành trong bối cảnh xã hội xuất hiện những mâu thuẫn gay gắt giữa các giai cấp, các tầng lớp Do vậy, tư duy biện chứng đều có khuynh hướng giải thoát con người khỏi những tư tưởng duy tâm siêu hình kìm hãm sự phát triển, đấu tranh của con người
- Về tính chất, phép biện chứng thời kỳ này ở cả Ấn Độ và Hy Lạp đều tự
phát (sơ khai), về căn bản còn mang tính ngây thơ, chất phác Các nhà khoa học đều chỉ nhận thức về tính biện chứng bằng trực kiến, trực quan, chưa được kiểm chứng, và không phải là kết quả của nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
- Về nội dung, ở cả hai phép biện chứng đều cho rằng mọi sự vật đều nằm
trong mối quan hệ phổ biến, tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau, luôn thay đổi, vận động và phát triển không ngừng
Trang 72.2 Khác nhau
Bên cạnh những điểm tương đồng như đã phân tích ở trên thì trong phép biện chứng của hai nền triết học này còn có những sự khác biệt nhất định
Thứ nhất, Triết học Hy Lạp cổ đại gắn chặt với khoa học tự nhiên, lấy giới tự
nhiên làm đối tượng nghiên cứu và thế giới quan bao trùm nên chính là duy vật
và vô thần Do đó, phép biện chứng tuy được hình thành tự phát, ngây thơ nhưng là hình biện chứng duy vật đầu tiên trong lịch sử triết học nhân loại và phép biện chứng này gắn liền với khoa học tự nhiên Còn trong Triết học Ấn Độ gắn liền với sự hình thành của các trường phái tôn giáo, phép biện chứng tiêu biểu là triết lý đạo phật, tuy mang tính biện chứng sâu sắc nhưng đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm
Thứ hai, Triết học Ấn Độ nhấn mạnh mặt thống nhất trong mọi quan hệ giữa
con người với vũ trụ, gắn con người với vũ trụ là tư tưởng nhất quán, lấy con người làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu, nghiên cứu thế giới cũng chỉ nhằm làm rõ vấn đề con người Vì thế vấn đề bản thể luận trong triết học Ấn Độ bị mờ nhạt Còn Triết học Hy Lạp lại tách con người ra khỏi vũ trụ (thế giới quan) coi con người là chủ thể, còn thế giới quan là khách thể con người cần nghiên cứu
và chinh phục Triết học Hy lạp cổ đại đặt trọng tâm nghiên cứu vào thế giới, vấn đề con người cũng chỉ được bàn tới nhằm giải thích thế giới Do đó, vấn đề bản thể luận lại khá đậm nét
Trang 8Thứ ba, phép biện chứng trong Triết học Hy Lạp cổ đại giải thích về nguồn
gốc hình thành thế giới vật chất do chính sự vận động, phát triển, đấu tranh giữa các mặt đối lập nội tại của nó đó tạo nên, còn phép biện chứng trong Triết học
Ấn Độ lại lý giải về điều này bởi những yếu tố khách quan bên ngoài sự vật mà tạo thành
Thứ tư, do triết học Ấn Độ gắn liền với tôn giáo, vì vậy suy cho cùng phép
biện chứng mà họ sử dụng cũng chỉ nhằm mục đích giải phóng con người bằng cải tạo tâm linh, giải thích sự đúng đắn của các tư tưởng tôn giáo chứ không phải cải tạo xã hội Còn Triết học Hy Lạp cổ đại mang ngọn cờ lý luận của giai cấp chủ nô, ngay từ đầu đã mang tính giai cấp sâu sắc Nó là công cụ lý luận để duy trì và bảo vệ trật tự xã hội đương đại, phục vụ cho giai cấp chủ nô cầm quyền
ĐÁNH GIÁ
Sau khi phân tích về nội dung và có sự so sánh giữa hai phép biện chứng trong Triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại, có thể thấy rằng phép biện chứng trong mỗi nền Triết học đều có những điểm tiến bộ nhất định Tuy nhiên, đánh giá một cách chung nhất, phép biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại có nhiều điểm tiến bộ hơn
Trang 9Tiêu biểu là Hêraclit với phép biện chứng duy vật của ông đã có sự phỏng đoán thiên tài về sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn bên trong các sự vật, hiện tượng; cho rằng mọi vật luôn vận động phát triển không ngừng chính từ những mâu thuẫn nội tại của nó; khẳng định thế giới hiện thực là cái duy nhất, cái đa dạng, phong phú nhất thông qua luận điểm về lửa - nguồn gốc của mọi sự vật Phép biện chứng này còn đạt đến trình độ khái quát cao hơn về tính thống nhất của các mặt đối lập - trong cái đồng nhất tồn tại sự khác biệt, sự đấu tranh giữa các vật, giữa các mặt đối lập mà thế giới phát triển Còn ở phép biện chứng trong triết học Ấn Độ, tuy có nhiều yếu tố duy vật nhưng về cơ bản nhận thức luận vẫn có tính chất duy tâm, chưa giải quyết được triệt để các vấn đề tự nhiên
Tuy có nhiều tiến bộ hơn, nhưng phép biện chứng theo triết học Hy Lạp cổ đại không phải không có hạn chế Thứ nhất, Quan niệm lửa là nguồn gốc tạo ra mọi vật, còn mang tính chủ quan; thứ hai, hình thức thể hiện hầu hết đều chưa được trình bày thành các luận điểm khoa học hoàn chỉnh mà chủ yếu tồn tại dưới dạng các câu danh ngôn, do đó thiếu tính hệ thống và chặt chẽ
Trang 10khoa học, xã hội và đời sống thời kỳ đó, tạo tiền đề cho sự phát triển của phép biện chứng trong nền triết học của thế giới sau này