Phép biện chứng duy vật:

Một phần của tài liệu Đáp án câu hỏi triết học cao học toàn tập (Trang 45 - 46)

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, C.Mác và Ph.Angghen sáng lập ra phép biện chứng duy vật, trên cơ sở kế thừa cĩ phê phán hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của Hêghen. Về sau được V.I.Lênin tiếp tục phát triển. Đây là hình thức cao nhất của phép biện chứng. Nĩ dựa trên những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên và là hình thức cao nhất của tư duy khoa học hiện đại.

Ph.Ăngghen đ định nghĩa: “Php biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ

biến” và “Phép biện chứng là mơn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của x hội lồi người và của tư duy”.

V.I.Lênin viết: “Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hồn bị nhất, sâu sắc nhất và khơng phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luơn luơn phát triển khơng ngừng”. Hồ Chí Minh đánh giá “Chủ nghĩa Mác cĩ ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng”. Cĩ thể hiểu phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ

phổ biến và sự phát triển; về những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Phép biện chứng duy vật l sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng; giữa lý luận nhận thức với lơgic biện chứng. Sự ra đời của phép biện chứng duy vật là cuộc cách mạng trong phương pháp tư duy triết học; là phương pháp tư duy khác về chất so với các phương pháp tư duy trước đĩ; là “phương

pháp mà điều căn bản là nĩ xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”.

Phép biện chứng duy vật cĩ khả năng cho con người tính tự giác cao trong mọi hoạt động. Mỗi luận điểm của phép biện chứng duy vật là kết quả của sự nghiên cứu rút ra từ giới tự nhiên, cũng như lịch sử xã hội lồi người. Mỗi nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng đều được khái quát và luận giải trên cơ sở khoa học. Chính vì vậy, phép biện chứng duy vật đã đưa phép biện chứng từ tự phát đến tự giác.

Hệ thống các quy luật, phạm trù của nĩ khơng chỉ phản ánh đúng đắn thế giới khách quan mà cịn chỉ ra những cách thức để định hướng cho con người trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

Phép biện chứng duy vật bao gồm 2 nguyên lý cơ bản, những cặp phạm trù và những nguyên lý cơ bản, vừa là lý luận duy vật biện chứng, vừa là lý luận nhận thức khoa học, vừa là logic của chủ nghĩa Mác. Đi sâu vào từng nguyên lý, phạm trù và quy luật của phép biện chứng duy vật, chúng ta sẽ càng thấy rõ sự thống nhất chặt chẽ giữa lý luận và phương pháp của phép biện chứng duy vật.

Một phần của tài liệu Đáp án câu hỏi triết học cao học toàn tập (Trang 45 - 46)