V. Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam ta hiện nay.
6. Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải phù hợp với những giá trị phổ biến tiến bộ của nhân loại.
phổ biến tiến bộ của nhân loại.
Quan niệm về một Nhà nước “Đức trị” và “Làm chính trị phải tựa vào Nhân” của Khổng Tử là điểm tựa để xây dựng một Nhà nước lý tưởng thân dân, gần dân, lấy dân làm gốc. Quan niệm đĩ cĩ những giá trị quý báu mà Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải tiếp thu. Mặt khác, những nhà tư tưởng cổ đại đã thấy được mối liên hệ giữa Nhà nước và pháp luật, vai trị pháp luật trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước, trong đĩ pháp luật phải thể hiện ý chí của dân và phải khách quan, cơng bằng và bình đẳng.
Tư tưởng Nhà nước pháp quyền tư sản trong thời kỳ đầu cũng đã gắn liền với ý tưởng về tự do, cơng bằng, bình đẳng, bác ái… ngọn cờ tư tưởng giải phĩng đĩ đã tạo nên những động lực xã hội hết sức mạnh mẽ cho sự giải phĩng xã hội, giải phĩng giai cấp mà dù muốn hay khơng vẫn cịn giữ nguyên giá trị. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân cũng vì những mục đích đĩ.
Vượt lên trên các nhà tư tưởng tư sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin khơng chỉ dừng lại ở lĩnh vực tư tưởng về sự cần thiết của Nhà nước pháp quyền mà cịn hành động cách mạng để thực hiện hố tư tưởng đĩ trong xã hội. Chủ nghĩa xã
hội làm nền tảng kinh tế dựa trên chế độ sở hữu XHCN là biểu hiện cho việc xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân; đồng thời nĩ cũng là sự biểu hiện thực tế của tự do, bình đẳng bác ái… của con người.
C. Mác viết: “Tự do là biến Nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội, thành cơ
quan hồn tồn phục tùng xã hội, vào thời đại chúng ta, tự do ở mức độ cao hơn hay thấp hơn của các hình thức Nhà nước được xác định bởi mức độ chúng hạn chế tự do của Nhà nước”. V. I. Lênin tiếp thu tư tưởng của C. Mác về Nhà nước pháp luật và
phát triển nĩ trong điều kiện thực tiễn mới phải kế thừa di sản mà lồi người đã tích luỹ được; dưới chủ nghĩa xã hội để điều tiết sản xuất và phân phối sản phẩm cần phải dùng pháp quyền mà tính tư sản, do đĩ cần “Một Nhà nước tư sản khơng cĩ giai cấp tư sản”. Tiếp tục tư tưởng đĩ của Lênin, các nhà tư tưởng sau này khi bàn đến nội dung, bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN đã khẳng định: “Khơng thể nêu một nguyên tắc
nào của quan điểm Nhà nước pháp quyền XHCN mà chưa được xây dựng từ lâu hoặc khơng cĩ những điều tương tự trong các Nhà nước thuộc các hệ thống xã hội khác nhau”. Từ quan điểm đĩ, các nhà chính trị pháp lý và triết học Mác – Lênin về Nhà
nước pháp quyền đều nhấn mạnh đến các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân như: quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, tính tối cao của luật, nguyên tắc phân quyền và thống nhất quyền lực. Trong Nhà nước đĩ, về bản chất pháp luật phải đảm bảo tính khách quan cơng bằng, bình đẳng; pháp luật đảm bảo quyền con người, quyền tự do dân chủ được quan tâm đặc biệt.
Kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ đĩ của nhân loại, Đảng ta cho rằng việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân phải phù hợp với chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối của nền kinh tế thị trường với định hướng XHCN. Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân phải phù hợp với tính chất xã hội hố theo hướng phát huy cao độ sáng kiến của cá nhân, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự do sáng tạo trong mọi hoạt động của mình. Để làm được điều đĩ, Nhà nước cĩ vai trị điều tiết kinh tế ở tầm vĩ mơ, Nhà nước lo cho dân, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện mọi chức năng xã hội của mình. Do vậy, chức năng xã hội của Nhà nước ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu.
Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải kế thừa những giá trị nhân loại trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chúng ta cũng khơng xem nhẹ truyền thống, đặc điểm dân tộc, hồn cảnh cụ thể của đất nước. Như vậy, Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân và vì dân vừa phản ánh cái vốn cĩ, đang cĩ, lại vừa phản ánh cả xu hướng đang đến của lịch sử dân tộc và của thời đại.
Câu 15:Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề con người trong triết học đã được đặt ra và nghiên cứu từ thời cổ đại. Trải qua các thời đại, vấn đề này được đề cập đến ở nhiều khía cạnh như: Bản chất con người là gì? Vai trị và ảnh hưởng của nĩ đối với tiến trình lịch sử nhân loại ra sao? Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu nĩ như thế nào?... Đây là một hệ vấn đề rộng lớn và phức tạp, một đề tài tưởng chừng đã cũ nhưng luơn luơn mới, là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Tùy theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại mà nổi trội lên vấn đề này hay vấn đề kia. Đồng thời, tùy theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học, các nhà triết học trong lịch sử cĩ những phát hiện, đĩng gĩp khác nhau trong việc lý giải về con người.
Nhìn chung, các quan điểm triết học trước Mác cịn cĩ một hạn chế cơ bản là phiến diện trong phương pháp tiếp cận lý giải các vấn đề triết học về con người, cũng do vậy trong thực tế lịch sử đã tồn tại lâu dài quan niệm trừu tượng về bản chất con người và những quan niệm phi thực tiễn trong lý giải nhân sinh, xã hội cũng như những phương pháp hiện thực nhằm giải phĩng con người. Những hạn chế đĩ đã được khắc phục và vượt qua bởi quan niệm duy vật biện chứng của triết học Mác – Lênin về con người.
Kế thừa cĩ chọn lọc những tư tưởng nhân văn trong lịch sử, tiếp thu hạt nhân hợp lý trong quan niệm của Hégel, Feuerbach và các nhà triết học tiền bối trong quan niệm về bản chất con người, C. Mác đã xem xét vấn đề con người một cách nhất quán, tồn diện và sâu sắc trên quan điểm duy vật biện chứng triệt để nhất. Triết học Mác là sự kế thừa biện chứng những giá trị khoa học đã cĩ trong lịch sử triết học về con người.
Khi vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc phân tích các mối quan hệ xã hội, C. Mác đã chỉ ra rằng, con người sẽ khơng thể tồn tại với tư cách là người nếu tách rời khỏi mối quan hệ với thế giới xung quanh, với cộng đồng xã hội và với người khác. Hệ thống các mối quan hệ xã hội đĩ được tạo nên bởi hoạt động thực tiễn của con người, do con người sản sinh ra. Trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbac, C. Mác chỉ ra hạn chế của Phoiơbac trong việc xem xét con người như là một cơ thể sinh vật cĩ ý thức và tình cảm, như tình yêu, tình bạn, khơng thấy mặt xã hội và hoạt động thực tiễn của con người, C. Mác đã viết “bản chất con người khơng phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nĩ, bản chất con người là tổng hồ các quan hệ xã hội” [4;11]. Điều này cĩ nghĩa rằng, những quan hệ xã hội ấy thể hiện trong tồn bộ hoạt động cụ thể của con người. Khơng cĩ con người trừu tượng mà chỉ cĩ những con người sống, hoạt động trong một xã hội nhất định, một thời đại nhất định trong những điều kiện lịch sử nhất định. Chỉ trong tồn bộ những quan hệ xã hội cụ thể đĩ con người mới bộc lộ và thực hiện được bản chất hiện thực của mình. Muốn hiểu được con người hiện thực và đời sống hiện thực của con người khơng thể dừng lại ở mối quan hệ chật hẹp giữa cơ thể con người và mơi trường mà phải xen xét tồn diện
các mối quan hệ, đĩ chính là mối quan hệ giữa con người và thế giới xung quanh, với xã hội và với chính bản thân mình.
Tự nhiên, xã hội và con người cĩ mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Tự nhiên là cái cĩ trước, sinh ra con người, cho dù hơm nay và ngày mai nền văn minh của nhân loại cĩ tiến xa tới đâu thì con người cũng phải phụ thuộc vào tự nhiên và các quy luật của tự nhiên. Tuy nhiên, con người sở dĩ trở thành con người là do khơng lệ thuộc một cách thụ động vào tự nhiên như những sinh vật khác. Nhờ lao động và thơng qua lao động con người khơng những thích nghi với tự nhiên mà cịn cải tạo tự nhiên, tạo ra sản phẩm mà tự nhiên khơng cĩ. Quá trình con người cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con người hồn thiện chính bản thân mình khi đối diện trước tự nhiên.
Khác với tự nhiên, xã hội khơng thể cĩ trước con người. Cùng với sự phát triển của con người là sự phát triển xã hội, nhưng xã hội lồi người đúng theo nghĩa của nĩ chỉ được hình thành khi tính cộng đồng và những mối quan hệ xã hội của con người được thiết lập tương đối vững chắc. C. Mác đã đánh giá rất cao vai trị của xã hội khi ơng cho rằng “ xã hội đã sản xuất ra con người”. Xã hội khơng phải là một cái gì trừu tượng, bất biến mà mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều gắn với một phương thức sản xuất nhất định, một khi phương thức sản xuất biến đổi thì nĩ cũng biến đổi theo. Nhân tố quyết định sự biến đổi của phương thức sản xuất chính là lực lượng sản xuất với hai yếu tố chính là người lao động và tư liệu sản xuất. Chính con người cùng với những cơng cụ lao động do nĩ chế tạo ra đã quyết định sự phát triển của xã hội. và sự phát triển của xã hội đến lượt nĩ lại quyết định sự hồn thiện và phát triển của chính bản thân con người. Đây là luận điểm vơ cùng quan trọng của triết học mácxít, là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu vấn đề con người trong xã hội hiện nay.
Con người muốn phát triển và tham gia vào các hoạt động xã hội trước hết phải tồn tại, phải được thỏa mãn các tiền đề về nhu cầu tự nhiên như một cá thể sinh vật – xã hội. Điều tất yếu này vốn cĩ từ xa xưa trong lịch sử nhưng bị che khuất bởi những kiểu giải thích theo tơn giáo, thần bí của các thế lực thống trị. Chỉ khi nào giải quyết được thỏa đáng những tiền đề mang tính tự nhiên đảm bảo cho sự tồn tại của con người, con người mới cĩ cơ sở cho hoạt động sáng tạo. Sự hoạt động sáng tạo đem lại sự hồn thiện cho nhân tố con người. Và thực tiễn hoạt động sáng tạo của con người càng mở rộng phạm vi và mức độ bao nhiêu thì nhân tố con người càng được xã hội hố, làm cho bản chất người nhiề hơn bấy nhiêu.
Trong xã hội cĩ giai cấp thì việc giải quyết yếu tố lợi ích của con người, vấn đề phát triển con người khơng thể khơng thơng qua những cuộc đấu tranh giải phĩng để đưa con người thốt ra khỏi tình trạng bị bĩc lột và nơ dịch của chế độ chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất – căn nguyên sâu xa dẫn đến con người bị tha hĩa. Theo
C. Mác quá trình giải phĩng con người cũng chính là quá trình hồn thiện nhân tố con người nhằm hình thành nên những cá nhân tự do một cách phổ biến, làm phong phú và lành mạnh hố các quan hệ xã hội của con người. Do đĩ, cĩ thể nĩi rằng phát triển con người, xét về bản chất là quá trình giải phĩng nhân tố con người để hồn thiện năng lực người. Đĩ cũng chính là quá trình khắc phục sự tha hố của con người và chỉ đến chủ nghĩa xã hội - với bản chất là xã hội nhân đạo nhất thì cơng cuộc giải phĩng này mới được diễn ra một cách tồn diện và triệt để. Theo Mác "đến xã hội cộng sản chủ nghĩa, con người khơng cịn thất nghiệp, khơng cịn bị ràng buộc vào một nghề nghiệp nhất định họ cĩ thể làm bất kỳ một nghề nào nếu cĩ khả năng và thích thú, họ cĩ quyền làm theo năng lực, hướng theo nhu cầu tuy nhiên những ý muốn đĩ khơng xảy ra bởi vì cách mạng cộng sản chủ nghĩa khơng diễn ra theo ý của họ. Nĩ khơng diễn ra đồng loạt trên tất cả các nước tư bản, ít ra là ở các nước tư bản tiên tiến, trái lại nĩ lại diễn ra ở những nước xã hội chủ nghĩa tiêu biểu là nước Nga (Liên Xơ cũ)…
Tĩm lại, lịch sử hình thành và phát triển triết học Mác là lịch sử hình thành và phát triển tư tưởng triết học về con người trong tính khoa học và nhân văn của nĩ. Theo C.Mác, nhiệm vụ cao nhất của triết học là phải gĩp phần thực hiệnmục tiêu giải phĩng con người, giải phĩng nhân loại thốt khỏi mọi áp bức, bất cơng. bằng tư duy biện chứng và khoa học, triết học Mác đã nhận thức và giải quyết đúng vấn đề con người đặt nĩ vào vị trí trung tâm của tiến trình lịch sử. Khơng chỉ nhận thức đúng mà cịn chỉ ra những điều kiện cần thiết để con người cĩ thể phát triển tồn diện, hài hồ và đạt tới tự do theo đúng nghĩa của nĩ sau khi đã nhận thức được cái tất yếu. Chính vì vậy, khơng thể giải quyết đúng vấn đề nhân tố con người nếu thiếu cơ sở lý luận của triết học mácxít về con người.