Xây dựng quyền lực Nhà nước của các cơng dân trên nền tảng một hệ thống pháp luật ngày càng hồn thiện.

Một phần của tài liệu Đáp án câu hỏi triết học cao học toàn tập (Trang 91 - 93)

V. Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam ta hiện nay.

4. Xây dựng quyền lực Nhà nước của các cơng dân trên nền tảng một hệ thống pháp luật ngày càng hồn thiện.

pháp luật ngày càng hồn thiện.

Tư tưởng về xây dựng quyền lực Nhà nước trong quan hệ xã hội của các cơng dân thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực với pháp luật. Trong đĩ pháp luật là cơ sở để duy trì quyền lực Nhà nước, bản thân Nhà nước vừa là cơng cụ tổ chức của giai cấp, lại vừa là hình thức thực hiện quyền lực cơng khai. Vì vậy, Nhà nước chỉ cĩ thể biểu hiện ý chí phổ biến và quyền lực cơng khai của mình đối với xã hội, với mọi cơng dân thơng qua pháp luật. Xây dựng quyền lực Nhà nước trong quan hệ xã hội của các cơng dân là xây dựng một hệ thống pháp luật trên nền dân chủ thực sự, xuất phát từ nhân dân và vì nhân dân. Pháp luật phải định hướng mọi cơng dân và tổ chức xã hội vươn tới cái chân, thiện, mỹ, vươn tới tự do đích thực của con người. Để đạt được mục đích đĩ, pháp luật phải khách quan, cơng bằng, bình đẳng và dân chủ, lấy quyền con người, giải phĩng con người làm trung tâm để xây dựng quyền lực Nhà nước. Quyền lực Nhà nước phải thuộc về nhân dân, phải thể hiện ý chí của nhân dân, là sự phản ánh khách quan các nhu cầu xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Mặt khác, khi đặt ra các thiết chế của mình trong khuơn khổ pháp luật, hoặc thiết lập cơ chế để kiểm tra tính hợp pháp, hợp hiến của các đạo luật, các cơ quan quyền lực Nhà nước cũng phải làm sao cho hệ thống pháp luật được xây dựng trên sự tự do và các quyền cơng dân được bảo đảm. Pháp luật XHCN thể hiện ý chí chung của xã hội, được bảo đảm bằng sức mạnh cộng đồng. Nhà nước tơn trọng pháp luật như một giá trị xã hội chung; đồng thời quyền lực Nhà nước là cơ sở, là tiến đề quan trọng nhất để bảo đảm cho pháp luật cĩ được bản chất pháp lý của nĩ. Hệ thống pháp luật của Nhà nước luơn là

chỗ dựa cho việc tổ chức và hoạt động của quyền lực làm giá đỡ cho việc xác định các mục tiêu của quyền lực Nhà nước là vì con người, vì xã hội của các cơng dân. Vì vậy, mọi thiết chế quyền lực Nhà nước phải thực sự bảo đảm tính cơng bằng, bình đẳng và dân chủ của xã hội cơng dân. Bảo đảm trên nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

5.Nhà nước pháp quyền XHCN phải được tổ chức và vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.

Tập trung dân chủ là nguyên tắc căn bản, là một yêu cầu tự nhiên và tất yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền và nền dân chủ XHCN với tư cách là một chế độ chính trị. Vì nếu khơng cĩ dân chủ thơng qua bàn bạc, thảo luận, tranh luận để chọn một giải pháp hợp lý nhất thì khơng thể tạo được sự thống nhất thật sự. Nhưng khơng cĩ tập trung để chuyển sự thống nhất từ quan niệm, nhận thức sang hành động, thì khơng bao giờ dân chủ trở thành một giá trị hiện thực, một kết quả thực tế được “vật chất hố” mà con người cĩ thể kiểm nghiệm, cảm nhận được một cách trực tiếp như cơm ăn, nước uống hàng ngày.

Tập trung dân chủ trong Nhà nước pháp quyền XHCN là sự cần thiết hợp lý để cho dân chủ tránh được những thĩi xấu tệ hại của thứ dân chủ bất chấp pháp luật, kỷ cương, vượt quá hành động pháp lý để rơi vào tự do, hỗn loạn, phá phách, vơ chính phủ. Nĩ bảo đảm cho các cơ quan quyền lực khơng thể trở nên nhu nhược, bất lực mà cĩ thực quyền. Nĩ kết hợp tính tơn trọng dân chủ, tơn trọng các quyết định của tập trung với tinh thần trách nhiệm của các tổ chức và các cá nhân cĩ quyền lực.

Điểm quan trọng của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý Nhà nước theo tinh thần của Nhà nước pháp quyền là đề cao tinh thần tơn trọng pháp luật, hoạt động hợp hiến, hợp pháp, thực hiện sự bình đẳng của mọi tổ chức và cá nhân trước pháp luật, xác lập rành mạch quy chế, chức trách, bổn phận cơng chức trước Nhà nước và xã hội. Đĩ là cơ sở để khẳng định rằng: “sự kết hợp đúng đắn tập trung và dân chủ là yếu

tố quyết định sức mạnh và hiệu lực của bộ máy Nhà nước ta”.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN là nhằm đảm bảo cho Nhà nước mang bản chất của giai cấp cơng nhân, thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Hoạt động của Đảng thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, giúp Nhà nước hồn thành thuận lợi mọi nhiệm vụ của mình. Đảng lãnh đạo Nhà nước được thể hiện bằng những phương thức khác nhau. Một là, Đảng lãnh đạo Nhà nước để nĩ thể chế hố đúng đắn lập trường, các quan điểm chính trị cơ bản của mình. Hai là, Đảng định hướng hoạt động của Nhà nước vào việc tổ chức thực hiện cĩ hiệu quả những nghị

quyết đã được thể chế hố đĩ. Ba là, Đảng lãnh đạo cơng tác cán bộ ngay trong lĩnh vực Nhà nước…

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, phải đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Vai trị lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước khơng phải nhờ vào uy quyền, mệnh lệnh, mà ở trình độ năng lực vạch ra đường hướng chính trị đúng đắn và thơng qua cơng tác tuyên truyền, thuyết phục, làm cho mọi tổ chức và tồn xã hội tự giác chấp nhận, ở tính gương mẫu và vai trị tiên phong chiến đấu của tổ chức Đảng, của đội ngũ cán bộ, Đảng viên; ở sự gắn bĩ, tín nhiệm của quần chúng đối với Đảng; ở sự trong sạch, vững mạnh về bản lĩnh chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng.

Đổi mới, chỉnh đốn Đảng bao gồm đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, xác định đúng mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước; Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xây dựng nền pháp chế, nhưng Đảng và mọi Đảng viên hoạt động trong khuơn khổ hiến pháp và pháp luật, gương mẫu chấp hành chính sách và pháp luật; Đảng khơng lấn sân Nhà nước, khơng làm thay Nhà nước.

Hiện nay vị trí, vai trị lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là khơng thể cĩ một lực lượng chính trị nào cĩ thể thay thế được. Vấn đề đĩ khơng chỉ mang tính nguyên tắc được khẳng định từ lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà con là kết luận chắc chắn được rút ra từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay.

Một phần của tài liệu Đáp án câu hỏi triết học cao học toàn tập (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w