GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Một phần của tài liệu 686 Một số vấn đề quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Đức Tân Long (Trang 48 - 50)

IV. Chi phí bán hàng (bao gồm cả lãi tiền vay)

4.GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

Nhằm đánh giá sự thực hiện hay thành tích công tác để từ đó có những thông tin phản hồi cho nhân lực giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả công việc. Để đảm bảo cho sự thành công của công tác này công ty phải xây dựng cho mình hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự thực hiện công việc và phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia về đánh giá thực hiện công việc. Việc hình thành kế hoạch đánh giá sự phân tích công việc chủ yếu là do phòng hành chính tổ chức của công ty đảm nhiệm.

Tiến trình đánh giá sự phân tích công việc bao gồm: - Xác định các mục tiêu đánh giá thực hiện công việc - Thiết lập kỳ vọng công việc

- Kiểm tra sự thực hiện công việc - Đánh giá sự thực hiện công việc

- Thảo luận việc đánh giá với nhân viên.

Quá trình này luôn ảnh hưởng bởi môi trường bên trong và bên ngoài. Đánh giá sự thực hiện là một nội dung quan trọng nhằm khuyến khích hiệu quả làm việc của người lao động. Chính vì vậy công ty phải có phương pháp đánh giá hợp lý, với đặc điểm của công ty như trên công ty nên sử dụng các phương pháp như sau:

- Phương pháp xếp hạng luân phiên: theo phương pháp này thì tất cả nhân viên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ người có kết quả yếu nhất đến người có kết quả cao nhất hoặc ngược lại về các nội dung như thái độ làm việc, hiệu quả công việc...Sau đó tổng hợp lại sẽ cho biết ai là người có thực hiện công việc tốt nhất.

- Phương pháp so sánh cặp: cũng gần tương tự như phương pháp trên, nhưng từng cặp nhân viên lần lượt được đem so sánh.

- Phương pháp bảng điểm: Nhân viên sẽ được cho điểm từ mức cao cho đến mức thấp theo mỗi yếu tố được lựa chọn để đánh giá.

- Phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn công việc: So sánh sự hoàn thành thành công việc với tiêu chuẩn đã đặt ra.

Việc đánh giá nhân viên có thể dựa vào các tiêu chí sau:

- Khả năng giao tiếp với yếu tố môi trường: như mối quan hệ với mọi người xung quanh, thích nghi với các yếu tố mới.

- Đánh giá thông qua kết quả thực hiện công việc, mức độ hoàn thành công việc như thế nào,

- Sư nhạy cảm cũng như hiểu biết về công việc

Việc đánh giá công nhân sản xuất qua các tiêu chí như: - Mức độ hoàn thành sản phẩm

- Chất lượng sản phẩm

- Phần trăm thực hiện mức lao động - Thái độ đối với công việc

- ....

Việc đánh giá đối với cán bộ quản lý:

- Đánh giá khả năng lãnh đạo thông qua việc ra quyết định có phù hợp không, và quyêt định đó mang lại lợi ích cho công ty đó như thế nào.

- Sự điều hoà các mối quan hệ con người trong tổ chức. - Năng lực chỉ huy.

Một phần của tài liệu 686 Một số vấn đề quản lý nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Đức Tân Long (Trang 48 - 50)