1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp giúp học sinh yêu thích môn học lịch sử ở trường thcs

14 710 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 119 KB

Nội dung

Muốn làm đợc điều đó thì ngời dạy phải có những biện pháp giúp học sinh yêu thích môn lịch sử ở trờng THCS nói riêng và các trờng phổ thông nói chung.. ở các trờng THCS nói chung ,đa số

Trang 1

Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử ở trờng THCS

Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích

môn lịch sử ở trờng THCS

A Phần mở đầu

I Cơ sở lí luận

Toynbee- một sử gia ngời Anh từng nói: “ Tại sao chúng ta phải nghiên cứu

môn lịch sử? Chắc chắn loài ngời sẽ đi đến chỗ tự diệt vong nếu chúng ta không tạo

đ-ợc một cộng đòng giống nh một đại gia đình Vì thế chúng ta cần phải học cách hiểu lẫn nhau Có nghĩa là học để hiểu lịch sử của chính dân tộc mình và những dân tộc khác Bởi vì con ngời không chỉ sống với hiện tại mà còn sống trong một thứ dòng chảy thời gian của tinh thần , nhớ lại quá khứ và nhìn về tơng lai ở phía trớc với niềm

hy vọng hoặc nỗi lo âu”

Từ trong bản chất, con ngời là động vật khát khao hiểu biết Sự hiểu biết sẽ trở thành mục đích cho chính nó Muốn làm đợc điều đó thì ngời dạy phải có những biện pháp giúp học sinh yêu thích môn lịch sử ở trờng THCS nói riêng và các trờng phổ thông nói chung Điều quan trọng và cần thiết nhất là luôn tạo cho các em niềm khát khao tìm hiểu , biết tự đánh giá và nhận xét khách quan các sự kiện hay nhân vật lịch

sử nào đó, khiến các em đam mê thực sự chứ không bị gò bó hay ép buộc bởi bất cứ một lí do nào

II Cơ sở thực tiễn

Trong cuộc sống kinh tế thị trờng ngày nay khi hầu hết các giá trị đều qui đổi thành hàng hóa tiền bạc và lợi nhuận thì kiến thức từ các môn tự nhiên đợc phụ huynh

và học sinh hết sức đề cao Ngợc lại các môn khoa học xã hội, đặc biệt các “môn phụ”

nh Sử, Địa… thì học sinh chỉ học cho qua loa đại khái thậm chí còn cảm thấy “chán ngán” nếu nh giáo viên dạy môn đó không cải tiến phơng pháp, dạy theo lối truyền thống “đọc-chép” Câu hỏi “ Học lịch sử để làm gì?” cũng sẽ đợc qui về giá trị lợi ích

mà nó đem lại Điều này cũng đợc phản ánh rõ nét nhất bằng các kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi ĐH, Cao đẳng những năm gần đây, số học sinh đợc điểm không môn lịch sử ngày càng nhiều là điều chúng ta dễ hiểu

ở các trờng THCS nói chung ,đa số học sinh còn lời học và cha có sự say mê môn học Lịch sử, ngay cả khi hỏi đến những mốc quan trong nhất của lịch sử dân tộc nhiều em cũng không trả lời đợc, khi đợc giải đáp về câu hỏi đó thì cũng không hiểu gì về sự kiện lịch sử ấy

Việc gây hứng thú học tập cho học sinh nói chung, giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử nói riêng không phải lúc nào cung đợc chú ý thờng xuyên Đây không phải là vấn đề mới nhng để thực hiện tốt không dễ Làm thế nào để học sinh yêu thích môn Lịch sử? Làm thế nào để Lịch sử trở thành bộ môn đợc học sinh coi trọng nh các môn học khác chính là vấn đề đặt ra với mỗi giáo viên mỗi trờng học, mỗi cấp học hiện nay Bởi vậy trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi mạnh dạn đặt ra vấn đề Giáo viên: Đào Thị Hồng Trờng THCS Hoàn Long

Tổ: Xã hội - 1 - Năm học 2011-1012

Trang 2

và bớc đầu đề xuất ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lợng giờ học Lịch sử cũng

nh giúp học sinh yêu thích môn học này hơn nữa

B Nội dung

I Thực trạng dạy và học lịch sử ở Tr ờng THCS

1 Về phía giáo viên

Đa số giáo viên coi môn này là môn phụ, học xong chỉ kiểm tra đơn thuần không tổ chức thi vợt cấp do đó sự tâm huyết với môn sử của đại đa số giáo viên dạy môn này còn ít Sự chuẩn bị chu đáo cho bài dạy chỉ tập trung ở tiết thanh tra, thao giảng mà thôi

2 Về phía phụ huynh và học sinh:

- Học sinh không thích học môn lịch sử vì cho rằng đó chỉ là môn phụ không quan trọng, nội dung kiến thức quá dài, khó nhớ, nhiều sự kiện

- Phụ huynh : Nếu con em mình chọn thi môn lịch sử trong các kì thi học sinh giỏi, Đại học, Cao đẳng…thì đại đa số phụ huynh học sinh đều phản đối kịch liệt vì cho rằng không thực tế, ra trờng khó xin việc…

3 Nguyên nhân của thực trạng trên:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trờng đang phát triển, trớc tác động ngày càng mạnh của xu thế toàn cầu hóa, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn trở ngại do chất lợng

và hiệu quả giáo dục-đào tạo còn thấp hơn so với yêu cầu Hơn thế nữa, khi hội nhập toàn cầu sẽ có nhiều cái mới, nhiều nét văn hóa khác biệt du nhập và ảnh hởng đến

n-ớc ta Nếu không khéo lựa chọn, không có bản lĩnh để tiếp thu tinh hoa, loại bỏ những mặt trái, những tiêu cực sẽ là một thảm họa lớn với nền văn hóa dân tộc Và tất nhiên khi văn hóa bị lai căng, xuống dốc, bản sắc dân tộc sẽ không còn Thực tế này đang dần hiển hiện trong lối sống, cách ứng xử hiện nay và cả trong môn lịch sử những năm gần đây đặc biệt là năm 2011 điểm thi môn sử trong các kì thi quá thấp đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề: vì sao lại nh vậy? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh không yêu thích môn lịch sử Theo cá nhân tôi thì do những nguyên nhân sau:

* Nguyên nhân quan trọng hàng đầu và trớc tiên là sự đối xử không công bằng đối với môn lịch sử trong chơng trình giảng dạy của hệ thống giáo dục phổ thông, trong khi chúng ta đều biết và đều coi Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa là những môn khoa học

có vị trí vai trò ngang nhau ở các cấp học phổ thông thì thời gian học môn lịch sử chỉ

đợc bố trí từ 1-1,5 tiết/ tuần trong khi môn Văn, Toán là 4 đến 5 tiết/tuần Hay là trong nhà trờng hạn chế tối đa môn Toán, Văn có tiết 5 trong mỗi buổi học thay vào đó là môn Sử, GDCD…Sự đối sử bất bình đẳng đó kéo dài trong nhiều năm dần dà làm nảy sinh trong thầy cô và học trò một lối ứng xử ngầm phi văn bản là xem môn Sử là môn học phụ

* Nguyên nhân thứ hai ảnh hởng rất lớn đến việc học môn lịch sử giảm sút là chế

độ thi cử Các trờng Đại học quân sự trớc đây bắt buộc thi môn lịch sử, những năm gần đây đã bỏ hẳn Các trờng Đại học An Ninh ngày trớc cũng bắt buộc thi môn Lịch

sử giờ đây chỉ còn một ít chỉ tiêu khối C còn lại nhờng chỗ cho khối A các trờng Luật, Giáo viên: Đào Thị Hồng Trờng THCS Hoàn Long

Trang 3

Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử ở trờng THCS

Báo chí, Văn Hóa trớc đây thi khối C hiên nay chỉ tiêu khối A, D còn nhiều hơn Thi

đầu vào cấp III, ngoài đầu vào Toán, Văn là bắt buộc thì môn thứ ba rơi tự do nhng môn Sử ở tỉnh Hng Yên tôi thấy chỉ đợc thi năm đầu tiên (2006), từ đó tới nay không thấy “ gắp thăm” đợc môn Sử nữa Chính vì vậy qua tiếp xúc trao đổi với học sinh, tìm hiểu tâm t, nguyện vọng của các em cũng nh các bậc phụ huynh tôi hiểu rằng: không phải các em không thích học mà là không muốn học các môn khoa học xã hội chứ không riêng gì môn Lịch sử đơn giản chỉ vì các môn học này không phải là phơng tiện để giúp các em kiếm sống dễ dàng trong xã hội ngày nay

* Nguyên nhân thứ ba có thể nói xuất phát chủ yếu từ 2 nguyên nhân trớc Đó là hầu hết giáo viên dạy môn Lịch sử cấp THCS đều đợc đào tạo 2 chuyên môn nh Văn – Sử; Sử – GDCD Chính vì thế những giáo viên này đều chú trọng vào môn Ngữ văn Mặt khác thái độ “phân biệt” với môn Lịch sử dẫn đến tiết dạy ít đợc đầu t nên không gây hứng thú với học sinh Từ đó kết quả bộ môn thấp là không thể tránh khỏi

* Nguyên nhân thứ t: Cách viết sách giáo khoa môn Lịch sử hiện nay cha thực sự hấp dẫn với ngời học bời lối viết dài, cứng nhắc, quá nhiều sự kiện

* Một nguyên nhân nữa khiến học sinh cha yêu thích học môn Lịch sử là công tác tuyên truyền trong và ngoài nhà trờng cha thực sự quan tâm mạnh mẽ Đa số các trờng

đều cha tổ chức cho học sinh tham quan thực tế, các buổi ngoại khóa tìm hiểu kiến thức lịch sử, do đó mà hầu hết các em đều “ngoảnh lng” với môn học này

II Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích môn lịch sử

1 Thay đổi cách nhận thức về môn học này.

- Giáo viên và học sinh coi môn Lịch sử là một môn khoa học Muốn vậy ngời thầy phải luôn luôn nghiêm túc với tiết dạy lịch sử Thờng ở trờng THCS giáo viên dạy Văn thì đi đôi với dạy Sử, Địa…do đó giáo viên chỉ coi trọng môn Văn còn môn Sử thì dạy cho hết giờ rồi thôi

Qua thực tế nhiều năm, giảng dạy môn Lịch sử( hơn 10 năm), tôi thấy tiết học nào

mà chuẩn bị chu đáo về nội dung lẫn đồ dùng dạy học, sử dụng nhiều phơng pháp khác nhau kết hợp với lời giảng đúng đặc trng bộ môn thì học sinh rất hứng thú say

mê nghe giảng, kiến thức cũng đợc khắc sâu hơn

Học sinh phải coi đây là một môn khoa học chính, có sự chuẩn bị bài, tìm hiểu những sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến bài học…có nh vậy sau khi nghe thầy giảng thì mới hiểu thấu đáo đợc vấn đề

2 Luôn cải tiến phơng pháp dạy học

- Trớc đây khi CNTT cha phát triển thì ngời thầy tâm huyết với môn học này thờng kèm theo bản đồ tranh ảnh lịch sử( nếu có) Nay khi CNTT phát triển nh vũ bão thì rất thuận lợi cho việc giảng dạy nói chung và đặc biệt môn lịch sử nói riêng Vì thế ngời giáo viên luôn không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phơng pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin một cách thuần thục để giờ Sử luôn Giáo viên: Đào Thị Hồng Trờng THCS Hoàn Long

Tổ: Xã hội - 3 - Năm học 2011-1012

Trang 4

sống động trong mỗi tiết học chứ không đơn thuần ở tiết thao giảng hay thanh tra mà thôi…

Theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu kĩ thuật của Mỹ vào năm 1993: “ Con ngời

lu lại trong bộ nhớ đợc khoảng 20% những gì họ thấy và khoảng 30% những gì họ nghe và con số này có thể lên đến 80% nếu họ thấy và nghe sự vật, hiện tợng một cách đồng thời ” Qua những số liệu này và quá trình giảng dạy thực tế ở trờng phổ thông có thể thấy việc dạy học Lịch sử chỉ với những phơng tiện truyền thông nh bảng

đen, lời nói của thầy cô giáo và một ít phơng tiện dạy học mang tính tĩnh( Bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ…) chắc chắn mức độ ghi nhớ sẽ không cao và nhanh quên Trong khi

đó nếu học sinh đợc xem phim t liệu, bản đồ, sơ đồ động( đợc thực tế theo logic sự kiện) tranh ảnh, màu sắc sinh động, kết hợp với lời nói của giáo viên thì khả năng ghi nhớ của các em sẽ tăng lên Không những thế nếu làm đợc điều này chúng ta sẽ tạo lên đợc bầu không khí học tập sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho các em, đồng thời khắc sâu những kiến thức mà các em tiếp thu đợc Nói nh vậy không có nghĩa là chúng ta gạt bỏ phơng pháp dạy học truyền thống mà là “ kê thừa” phát triển mặt tích cực của hệ thống phơng pháp dạy học đồng thời cần phải học hỏi, vận dụng những

ph-ơng pháp dạy học mới theo hớng tích cực khắc phục những vấn đề mà phph-ơng pháp dạy học cũ còn nhiều vấn đề cha phù hợp

3 Về phía nhà trờng thờng xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa:

Tìm hiểu kiến thức lịch sử qua các tiết chào cờ, sinh hoạt, giáo dục ngoài giờ lên lớp thực tế ở trờng tôi (THCS Hoàn Long) đã từng làm bằng cách: Giáo viên môn Lịch

sử ra hệ thống câu hỏi đầu tháng in và phô tô dán ở mỗi lớp, yêu cầu học sinh về tìm hiểu và tìm đáp án đúng sau đó giờ chào cờ cuối tháng sẽ có một phần thầy Tổng phụ trách hỏi về nội dung lịch sử đã tung ra của tháng đó( tất nhiên sẽ có một phần quà dành cho học sinh có đáp án trả lời đúng- dù là phần quà đó không lớn lắm có khi chỉ

là quyển vở, bút chì hay thớc kẻ mà thôi)

Câu hỏi tìm hiểu về Lịch sử dân tộc có thể đợc viết dới dạng câu hỏi bình thờng, cũng có thể đợc viết dới dạng thơ Dới đây là một vài vần thơ đố về Lịch sử mà trờng tôi đã áp dụng:

1 Đó ai Yên Thế hùm thiêng

Phất cờ khởi nghĩa ở miền Lạng Giang

Khi mai phục lúc trá hàng

Làm quân cớp nớc hoang mang điên đầu

( là ai? - Đáp án: Hoàng Hoa Thám)

2 Vua nào mặt sắt đen sì?

Vua nào trong thuở hàn vi ở chùa?

(Là những ai? - Đáp án: Mai Thúc Loan, Lý Công Uẩn)

3 Đố ai trên Bạch Đằng Giang

Làm cho cọc nhọn dọ ngang sáng ngời

Phá quân Nam Hán tơi bời

Giáo viên: Đào Thị Hồng Trờng THCS Hoàn Long

Trang 5

Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử ở trờng THCS

Gơm thần độc lập, giữa trời vung lên?

( là ai?- Đáp án: Ngô Quyền)

4 Ngàn năm trang sử còn ghi

Mê Linh, sông Hát chỉ vì non sông

Chị em một dạ, một lòng

Đuổi quân Tô Định khỏi vùng biên cơng

(Là ai?- Đáp án: Hai Bà Trng)

5 Đố ai qua Nhật sang Tàu

Soạn thành huyết lệ hơn cầu tàn th

Hô hào vận động Đông Du

Kết đoàn cùng với sĩ phu khắp miền

( Đáp án: Phan Bội Châu) Ngo i ra còn rất nhiều vần thơ khác đồng nghiệp có thể tìm hiểu ở cuốn Câu đốà Việt Nam(NXB Hồng Đức)

Qua áp dụng tôi thấy một không khí thi đua tìm hiểu Lịch sử diễn ra sôi nổi và các em rất mong đến tiết chào cờ cuối tháng để trả lời câu hỏi đầu tháng thầy cô đa ra

Cứ nh vậy nhà trờng duy trì từ năm này qua năm khác xoay quanh nội dung kiến thức cơ bản về lịch sử sẽ giúp các em khắc sâu hơn để rồi vào giờ học chính khóa môn Lịch

sử các em tiếp thu bài nhanh hơn, tự nhiên hơn

III áp dụng đổi mới ph ơng pháp dạy học trong một tiết dạy

cụ thể môn Lịch sử lớp 9

Tiết 36: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lợc

kết thúc

Với bài này tôi đã vận dụng linh hoạt rất nhiều phơng pháp khác nhau khiến bài giảng sinh động: Phơng pháp thuyết trình, vấn đáp, kể chuyện, đọc thơ, đồng thời tôi ứng dụng CNTT vào tiết dạy này

A Mục tiêu cần đạt

1 Kiến thức: Học xong bài này học sinh cần nắm vững:

- Cứ điểm Điện Biên Phủ và chủ trơng của ta quyết tâm chiến thắng thực dân Pháp trong chiến dịch này

- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

- Sự thắng lợi của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc chiến tranh

ở Đông Dơng bằng việc kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/07/1954)

- ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nớc ta

Giáo viên: Đào Thị Hồng Trờng THCS Hoàn Long

Tổ: Xã hội - 5 - Năm học 2011-1012

Trang 6

2 T tởng:

- Giúp học sinh tin vào bộ đội của ta, bồi dỡng lòng tự hào dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nớc của nhân dân ta

- Thấy đợc sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và ngời tổng chỉ huy chiến dịch này là Võ Nguyên Giáp

3 Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định các sự kiện lịch sử

- Biết kể chuyện nhân vật lịch sử

- Kĩ năng sử dụng bản đồ

B Chuẩn bị:

- Tranh ảnh, tài liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ

- Máy chiếu đa năng

C Tiến trình:

I ổn định lớp:1’

II Kiểm tra bài cũ( Lồng trong bài học) III Bài mới(42’)

Giáo viên: Đào Thị Hồng Trờng THCS Hoàn Long

Trang 7

Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử ở trờng THCS

Giáo viên: Đào Thị Hồng Trờng THCS Hoàn Long

Tổ: Xã hội - 7 - Năm học 2011-1012

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

GV chiếu H53 Hình thái chiến trờng

trên các mặt trận Đông Xuân

1953-1954

GV: sau khi thất bại trên khắp các

chiến trờng, Pháp-Mĩ tập trung xây

dựng cứ điểm Điện Biên Phủ

GV giới thiệu vị trí Điện Biên Phủ

- Điện Biên Phủ có vị trí chiến lợc

nh thế nào?

HS trả lời- GV chốt

- Đế quốc Pháp-Mĩ xây dựng cứ

điểm Điện Biên Phủ nh thế nào?

HS Trả lời- GV chốt

GV chiếu trên máy mô hình cứ điểm

Điện Biên Phủ

GV: Phân khu Bắc gồm: đồi Him

Lam, Độc Lập, Bản Kéo

Phân Khu TT Mờng Thanh tập

trung 2/3 lực lợng địch, có sở chỉ

huy, sân bay Mờng Thanh, có kho

hậu cần và nhiều cụm cứ điểm

Phân khu Nam gồm: sân bay

Hồng Cúm, sở chỉ huy địch…

Điện Biên Phủ trở thành điểm thách

thức với ta!

- Trớc âm mu của địch ta có chủ

tr-ơng gì?

HS trả lời- GV chốt

GV: Chiếu lên máy về sự chuẩn bị

của ta: ngựa thồ, dân công mở đờng,

hình ảnh kéo pháo vào trận địa…

GV kể chuyện anh hùng Tô Vĩnh

Diện: Trong lúc kéo pháo qua những

chặng đờng khó khăn nguy hiểm, anh

xung phong lái để an toàn cho khẩu

pháo Khi kéo pháo vào trận địa, dây

tời bị đứt anh hô: Thà hi sinh, quyết

bảo vệ pháo và anh buông tay lái

xông lên phía trớc lấy thân mình

chèn bánh pháo Anh đã hi sinh khi

tuổi đời còn rất trẻ.

GV chiếu một đoạn phim t liệu về

chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

II Cuộc tiến công chiến lợc Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch

sử Điện Biên Phủ( tiếp)

2 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.

a Cứ điểm Điện Biên Phủ

- Đây là vị trí chiến lợc quan trọng

- Pháp- Mĩ xây dựng cứ điểm này mạnh nhất Đông Dơng: 16200 quân,

49 cứ điểm chia thành 3 phân khu: + Phân khu Bắc

+ Phân khu trung tâm Mờng Thanh + Phân khu Nam

- Chúng cho đây là “pháo đài bất khả xâm phạm”

- 3/12/1953, chúng quyết định giao chiến với ta tại Điện Biên Phủ

b Chủ trơng của ta

- Đầu tháng 12/1953, ta quyết định

mở chiến dịch Điện Biên Phủ

c Diễn biến:

Trang 8

IV Củng cố: (2’)

1 Nêu diễn biến chính của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?

2 Nội dung chủ yếu của Hiệp định Giơ-ne-vơ về việc kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dơng?

3 Tại sao lại khẳng định chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã quyết định chấm dứt chiến tranh xâm lợc của thực dân Pháp ở Đông Dơng?

( gợi ý: chúng phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ công nhận độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nớc Đông Dơng)

V H ớng dẫn về nhà: (1 phút)

- Học bài cũ

- Lập bảng các niên đại và sự kiện thắng lợi có ý nghĩa chiến l ợc của quân

và dân ta trên các mặt trận quân sự, chính trị( Từ 12/1946-7/1954)

- Chuẩn bị trớc bài Lịch sử địa phơng: Bài 4: Quân và dân Hng Yên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lợc( 1945-1954)(phần I, II mục 1)

C Kết luận

I Kết quả thu đợc:

a Với học sinh đại trà:

Với các biện pháp đã thực hiện ở trên, tôi thấy không khí tiết học lịch sử sôi

động, học sinh hiểu bài, hứng thú hơn Đa số các em đều thích tìm hiểu kiến thức lịch sử Sau đây là kết quả đối chứng:

Lớp(sĩ số)

Trớc khi áp

dụng kinh

nghiệm

Không thích

Rất thích

Sau khi áp

dụng kinh

Không thích

Giáo viên: Đào Thị Hồng Trờng THCS Hoàn Long

Trang 9

Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử ở trờng THCS

nghiệm Rất

thích

b.Với đội tuyển học sinh giỏi:

- Kể từ khi ra trờng công tác, đặc biệt là về giảng dạy tại trờng THCS Hoàn Long, với việc phân công đúng chuyên ngành đào tạo , năm nào tôi cũng đợc nhà trờng giao nhiệm vụ bồi dỡng đội tuyển HSG Với lòng yêu nghề cũng nh nêu cao tinh thần trách nhiêm của mình nên đội tuyển HSG do tôi bồi dơng luôn xêp ở thứ hạng cao trong huyện Kết quả cụ thể nh sau :

sinh yêu thích môn Lịch sử ngoài những biện pháp

mà tôi nêu ở trên thì cần có các giải pháp trớc mắt nh: chỉnh sửa sgk, thay đổi chế

độ thi cử, về lâu dài cần đa môn Lịch sử thành môn bắt buộc bên cạnh môn Văn, Toán nh các nớc vẫn làm đối với giáo dục phổ thông: “ Nớc Mĩ có hơn 200 năm lịch sử dân tộc nhng họ dành 5 tiết học lịch sử/ tuần, trong khi nớc ta có hàng 1000 năm lịch sử dân tộc thì chỉ dành 1,5 tiết/ tuần” Việc đa ra các giải pháp hữu hiệu khắc phục sự sa sút đáng lo ngại của môn lịch sử trong nhà trờng là trách nhiệm không chỉ của cơ quan chức năng mà của giới sử học cả nớc nói chung rằng môn Lịch sử cần đợc nâng tầm cho đúng chức năng, vai trò của nó Đặc biệt trong quá trình đất nớc hội nhập thì môn Lịch sử nhất là quốc sử càng cần đợc coi trọng để giúp giới trẻ xây dựng nhân cách, bản lĩnh con ngời để giữ gìn bản sắc dân tộc trớc

sự giao thoa văn hóa thế giới

- Cần thay đổi nếp nghĩ, không coi môn lịch sử là “môn phụ” trong nhà trờng và toàn xã hội

III Điều kiện áp dụng

Giáo viên: Đào Thị Hồng Trờng THCS Hoàn Long

Tổ: Xã hội - 9 - Năm học 2011-1012

Năm học Đội tuyển xếp

thứtrong huyện

SốHSG huyện

Số HSG tỉnh

Trang 10

- Những biện pháp trên của môn Lịch sử áp dụng cho các cấp học phổ thông đặc biệt là cấp THCS

- Ngời giáo viên phải yêu nghề, phải say bộ môn, có thời gian nhất định để đầu t khai thác xây dựng bài, lựa chọn phơng tiện dạy học và có đợc hình thức tổ chức dạy học hợp lý gây dợc hứng thú với học sinh

- Học sinh phải có đợc thói quen học tập, tìm hiểu khoa học, bài bản theo hớng dẫn của giáo viên

- Nhà trờng phải có cơ bản các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học: Hệ thống tranh ảnh, bản đồ, phòng học, thiết bị công nghệ thông tin …

IV Bài học kinh nghiệm

- Muốn học sinh yêu thích môn lịch sử bản thân ngời giáo viên lịch sử phải yêu thích nó, tâm huyết với nghề

- Học sinh cần phải biết su tầm kiến thức lịch sử trên các phơng tiện thông tin đại chúng…

- Cần có sự ủng hộ nhiệt tình từ phía BGH nhà trờng , PHHS và toàn xã hội

V Đề xuất kiến nghị

* Đối với cấp trên

- Cần cấp phát những thiết bị dạy học về các trờng nhiều hơn nữa đặc biệt là máy chiếu đa năng, những thớc phim t liệu lịch sử để tiến tới mỗi phòng học đều có hệ thống máy chiếu giúp giáo viên ứng dụng CNTT một cách thuận tiện nhất

- Về lâu dài cần tổ chức cho các em sau khi học xong Đại học, Cao đẳng phải có chứng chỉ môn Lịch sử trớc khi đi làm

* Về phía nhà trờng:

- Cần tuyên truyền sâu rộng thông qua hoạt động ngoại khóa nhiều hơn nữa về kiến thức lịch sử ở các tiết GDNGLL, tiết chào cờ

* Đối với tổ xã hội:

- Thờng xuyên tổ chức các chuyên đề để nâng cao chất lợng môn Lịch sử

* Đối với giáo viên:

- Ngo i những kiến thức có trong sgk, ngà ời giáo viên cần không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận sự kiện mới nhất để giảng cho học sinh

Lời kết: Với mục tiêu thực hiện tốt các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm

g-ơng đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gg-ơng

đạo đức, tự học sáng tạo” cùng với phong trào “ Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực.” Bản thân tôi với t cách là một giáo viên bộ môn, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi các phơng pháp dạy học sao cho học sinh của mình có thể nắm bắt kiến thức một cách dễ hiểu nhất, giúp các em có hứng thú với bộ môn, tránh đợc áp lực khi học bộ môn này Bằng sáng kiến của mình, tôi rất mong muốn đợc đóng góp một phần nhỏ cùng với các bạn đồng nghiệp để học sinh yêu thích học môn Lịch sử hơn Trong quá trình viết, không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong các đồng nghiệp góp ý để sáng kiến đợc hoàn thiện hơn Trong thời gian tôi làm sáng kiến tôi đã nhận đợc Giáo viên: Đào Thị Hồng Trờng THCS Hoàn Long

Ngày đăng: 20/01/2016, 08:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w