1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường đại học sài gòn

91 733 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Các hoạt động học tập của sinh viên hệ đào tạo Vừa làm vừa họcVHVL luôn được Ban Giám hiệu nhà trường ưu tiên thực hiện, Trường đã có nhiều cố gắng đế đưa công tác quản lý hoạt động học

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN PHÚC CHÁNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN -2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN PHÚC CHÁNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

• • •

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dân khoa học:

PGS TS NGUYỄN VIÉT NGOẠN

NGHỆ AN - 2013

Trang 3

Bằng những tình cảm chân thành nhất, tôi Kính xỉn bày tỏ lòng biết ơn sân sắc đến PGS TS Nguyễn Viết Ngoạn, người Thầy đã tận tình hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thòi gian nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận vãn này.

Tôi Kính xin chân thành cảm on sự chỉ dẫn tận tâm của tất cả các giảng viên trực tiếp giảng dạy chủng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý Thầy, Cô đang công tác tại Khoa Sau đại học trường Đại học Vinh.

Tôi cũng xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu, ban lãnh đạo Phòng Đào tạo Tại chức & TNGV tnrờng Đại học Sài Gòn và các đong nghiệp đã tạo mọi điều kiện cho tôi được tham gia học tập và nghiên cứu.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự dộng viên, giúp dỡ, chia sẽ của các bạn học cùng lớp và xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình về sự động viên, giúp đỡ to lớn nhất đã dành cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn tất luận vãn này.

Xin trân trọng cám ơn

Nghệ An, thủng 9 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Phúc Chánh

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khánh thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp 3

7 Cấu trúc luận văn 4

Chuông 1 Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN IIỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 5

1.1 Lịch sử của hệ Vừa làm vừa học 5

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 6

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 7

1.2.1 Trường đại học 7

1.2.2 Sinh viên và công tác quản lý sinh viên 8

1.2.3 Quản lý giáo dục 12

1.2.4 Quản lý, quản lý nhà trường 13

1.2.5 Giải pháp 16

Tiểu kết chương 1 17

Chương 2 THựC TRẠNG QUẢN LÝ SINH VIÊN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 18 2.1 Khái quát cơ bản về trường Đại học Sài Gòn 18

2.1.1 Trước đây 18

2.1.2 Hiện nay 19

Trang 5

2.1.4 Công tác đào tạo 22

2.1.5 Công tác tuyển sinh 26

2.1.6 Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ 27

2.1.7 Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế 29

2.1.8 Công tác quản lý học sinh, sinh viên 33

2.1.9 Công tác thanh tra, Khảo thí và kiếm định chất lượng giáo dục 41

2.1.10 Công tác tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị trường học 44

2.2 Thực trạng quản lý sinh viên hệ VLVH tại trường Đại học Sài Gòn 48

2.2.1 Thực trạng số lượng sinh viên tại các đơn vị liên kết 48

2.2.2 Thực trạng phát triển các lớp tại đơn vị liên kết 50

2.2.3 Thực trạng công tác tuyển sinh 52

2.2.4 Thực trạng chương trình học hiện nay của hệ VLVH 57

2.2.5 Thực trạng về công tác quản lý sinh viên 62

Tiểu kết chương 2 64

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PIIÁP QUẢN LÝ SINĨI VIÊN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 65 3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 65

3.1.1 Nguyên tắc mục tiêu 65

3.1.2 Nguyên tắc hiệu quả 65

3.1.3 Nguyên tắc toàn diện 65

3.1.4 Nguyên tắc khả thi 65

3.2 Một số giải pháp 65

3.2.1 Tổ chức nhân sự phòng ĐTTC&TNGV của trường Đại học Sài Gòn 6 5 3.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý sinh viên hệ VLVH 67 3.2.3 Giải pháp nâng cao công tác tổ chức tuyển sinh 67

3.2.4 Cải tiến công tác quản lý chương trình học hiện nay của hệ VLVH 69

Trang 6

tác quản lý sinh viên hệ VLVH 71

3.3 Khảo nghiệm các giải pháp 71

3.3.1 về tính cấp thiết 71

3.3.2 về tính khả thi 72

Tiểu kết chương 3 74

KÉT LUẬN 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHU LƯC 79

Trang 7

1 CBCNV Cán bộ công nhân viên

19 UNESCO United Nations Educational, scientiíìc

and Cultural Organization

Trang 8

Bảng:

Bảng 2.1 Số lượng sinh viên tại các đơn vị liên kết 48

Bảng 2.2 Kết quả về việc liên kết đặt lóp 51

Bảng 2.3 Các môn thi tuyển sinh 52

Bảng 2.4 Kết quả việc làm của sinh viên 53

Bảng 2.5 Kết quả về chương trình học hiện nay 57

Bảng 2.6 Kết quả về kiểm tra giữa kỳ và thi hết học phần 59

Bảng 2.7 Việc chuân bị bài trước khi đến lớp của sinh viên 60

Bảng 2.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học của sinh viên đang học 61

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các giải pháp 72

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát về tính khả thi của các giải pháp 72

Biểu đồ: Biêu đồ 2.1 Biêu đồ việc làm của sinh viên 54

Biểu đồ 2.2 Độ tuổi của sinh viên hệ VLVH 55

Biếu đồ 2.3 Biêu đồ mục đích theo học của sinh viên 56

Biểu đồ 2.4 Biểu đồ kết quả về chương trình học hiện nay 58

Biếu đồ 2.5 Biểu đồ về kiểm tra giữa kỳ và thi hết họcphần 59

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhânlực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đây mạnhphát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyểnđối mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm chophát triển nhanh, hiệu quả và bền vững Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũcán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi,lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn Đào tạo nguồnnhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ pháttriển của các lĩnh vực, ngành nghề Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanhnghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước đế phát triểnnguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội Thực hiện các chương trình, đề án đàotạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn.Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho pháttriển kinh tế tri thức

Phát triẻn mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đây nhanh quá trìnhcông nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), phát triển kinh tế tri thức; gópphần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh

tế, sự phát triến nhanh, bền vững của đất nước; nâng tỉ lệ đóng góp của yếu tốnăng suất tổng họp vào tăng trưởng Thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu:nâng cao năng lực khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý; đây mạnhnghiên cứu ứng dụng

Từ những phát triển và đối mới không ngừng của Giáo dục Việt Nam,ngày 25 tháng 04 năm 2007 trường Đại học Sài Gòn được thành lập trên cơ sởnâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định

Trang 10

số 478/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm vụ phát triển và nângcao chất lượng nguồn nhân lực.

Đe nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, Hiệu Trưởng trường Đại họcSài Gòn quyết định thành lập Phòng Đào tạo tại chức & Tu nghiệp Giáo viên(ĐTTC&TNGV) thuộc trường Đại học Sài Gòn, Quyết định có hiệu lực từngày 01/04/2008 Với nhiệm vụ:

-Tô chức đào tạo hệ ngoài chính quy các ngành học, bậc học theo kế hoạch của nhà trường.

- Tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, tong hợp, đề xuất

ỷ kiến, tô chức thực hiện công việc thuộc lĩnh vực đào tạo hệ ngoài chính quy.

Các hoạt động học tập của sinh viên hệ đào tạo Vừa làm vừa học(VHVL) luôn được Ban Giám hiệu nhà trường ưu tiên thực hiện, Trường đã

có nhiều cố gắng đế đưa công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên hệđào tạo Vừa làm vừa học đi vào nề nếp như cố gắng sắp xếp thời khóa biểuhọc tập, lịch thi học phần cho phù hợp với điều kiện của nhà trường và thuậnlợi cho hoạt động học tập của sinh viên (SV)

Tuy nhiên, do mỏi thành lập nên công tác quản lý hoạt động học tậpcủa sinh viên chưa đạt hiệu quả cao, chưa theo kịp với tốc độ phát triên nhanhcủa Trường cả về số lượng sinh viên cũng như yêu cầu cải tiến chất lượng đàotạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) và của xã hội

Là chuyên viên của phòng Đào tạo tại chức & TNGV được phân côngnhiệm vụ quản lý sinh viên nên tôi hết sức cố gắng tìm tòi, học hỏi kinhnghiêm nhằm đưa ra những giải pháp tương đối có hiệu quả để vừa hoànthành nhiệm vụ của mình nhưng quan trọng hơn là góp phần định hướng tưtưởng, giúp sinh viên có được cơ hội rèn luyện, học tập, tu dưỡng cho bảnthân trong tiến trình hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa dât nước Vóisuy nghĩ đó, tôi xin lựa chọn đề tài cho luận văn là: “Một số giải pháp quản lýsinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Sài Gòn”

Trang 11

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thục tiễn, đề xuất một số giải phápquản lý sinh viên hệ VLVH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đạihọc Sài Gòn

3 Khánh thể và đối tượng nghiên cúu

3.1 Khách thê nghiên cứu

Công tác quản lý sinh viên hệ Vừa làm vừa học tại trường Đại học

3.2 Đoi tượng nghiên cứu

Giải pháp quản lý sinh viên hệ Vừa làm vừa học nhằm nâng cao chấtluợng đào tạo tại truờng Đại học Sài Gòn

4 Giả thuyết khoa học

Neu đề xuất và thực hiện các giải pháp có cơ sở khoa học, phù hợp vớithục tiễn, có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý sinhviên hệ Vừa làm vừa học tại Trường Đại học Sài Gòn

5 Nhiệm vụ nghiên cúu

- Xây dựng cơ sở lý luận của công tác quản lý sinh viên hệ Vừa làmvừa học tại các trường đại học

- Khảo sát thực trạng công tác quản lý sinh viên hệ Vừa làm vừa học tạitrường Đại học Sài Gòn

- Đe xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý sinh viên

hệ Vừa làm vừa học tại trường Đại học Sài Gòn

- Nghiên cứu các giải pháp đưa ra; tính khả thi của các giải pháp

6 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp

Trang 12

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Ket luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,Luận văn có 3 chuơng

Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản ìý sinh viên hệ Vừa làm

vừa học tại các trường đại học

Chương 2: Thực trạng công tác quản ỉỷ sinh viên hệ Vừa làm vừa học

tại trường Đại học Sài Gòn

Chương 3: Một so giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh

viên hệ Vừa làm vừa học tại trường Đại học Sài Gòn

Trang 13

Chương 1

Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN

HẸ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRIĨỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

1.1 Lịch sử của hệ Vừa làm vừa học

1.1.1 Các nghiên cừu ở nước ngoài

Giáo dục Vừa làm vừa học phải là nét chủ đạo của mọi chính sách giáodục tại các nước công nghiệp phát triển cũng như các nước đang phát triển

Theo Lênin: “Muốn tạo lập chủ nghĩa xã hội phải có một trình độ văn

hoá nhất định” “Việc nâng cao năng suất lao động trước hết phải nâng

cao trình độ học vẩn và văn hoá của quần chủng nhân dân ” và “Nếu không

có một mạng lưới giảo dục quốc dãn ít nhiều phát triển thì tuyệt nhiên không thế giải quyết mọi vẩn đề trên quy mô toàn dân ”.

Nước Pháp đưa ra tên gọi “sự tồn tại của xã hội học tập trên thế giới,

giáo dục hôm này và ngày mai” vào 1972 đã xác nhận tính pháp lý của tư

tưởng này, không chỉ ở Pháp mà trên phạm vi quốc tế Do đó quan niệm họctập suốt đời ngày càng thâm nhập sâu vào thực tiễn giáo dục của nhiều nướctrên thế giới có nền giáo dục phát triển

Giáo dục theo quan điểm các chuyên gia hàng đầu của UNESCO, thì ý

kiến ngày càng phổ biến đều cho rằng “Giáo dục là một trong những công cụ

mạnh nhất mà chủng ta có trong tay đế sáng tạo nên tưong lai” (lacques

Trang 14

lớp lao động nghèo, giảm sinh dẻ và tăng cường sức khoẻ, giúp mọi người cùng có cơ hội tham gia đầy đủ và hoạt động xã hội và phát triển kinh tế ”

(Ngân hàng thế giới - 1997)

1.1.2 Các nghiên cún ở trong nước

Giáo dục Vừa làm vừa học cho mọi lứa tuổi, trong suốt cuộc đời,không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường - có nghĩa là phải cải tổ toàn diệnnền giáo dục Giáo dục phải trở thành phong trào quần chúng thực sự

Thực tiễn đã cho thấy, quá trình giáo dục tự giác là quá trình giáo dụcthường xuyên, là quá trình lâu dài và thiết thực nhất, bởi lẽ nó gắn bó với cả

cuộc đời của mỗi con người và “Việc học không bao giờ củng, học hành sáng

tạo suốt đời ” Lý luận và thực tiễn về tư tưởng tự học, tự giáo dục của Người

được xem là tư tưởng chiến lược của việc tiếp tục đổi mới và phát triển giáodục - đào tạo trong thời kỳ đổi mói công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Đấy mạnh

giáo dục trong nhân dân bằng các hình thức chính quy và ỈTỈTỈ, thực hiện

giáo dục cho mọi người, cả nước thành một xã hội học tập ”.

Sự phát triển Kinh tế - Xã hội của nước ta hiện nay đã dần dần tạo điềukiện cho từng người dân, thông qua việc học tập suốt đời và cơ hội bình đăng

về tiếp nhận giáo dục để tự hoàn thiện mình, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xãhội và hội nhập quốc tế Giáo dục suốt đời là phương thuốc hữu hiệu củangành giáo dục và đào tạo đê nhanh chóng làm cho tất cả người lao độngnước ta sớm được thông qua đào tạo Trong cuộc hành trình suốt đời, hướngtới một xã hội học tập, giáo dục hệ VLVH chính là hướng đi chủ đạo

Giáo dục đại học hiện nay hướng đến đạt mục tiêu “Đối mới cơ bản vàtoàn diện giáo dục đại học, tạo chuyến biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả vàqui mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hội nhập kinh tếquốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân Đen năm 2020, giáo dục đại họcViệt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến

Trang 15

trên thế giới, có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường địnhhướng XHCN” (Trích Nghị quyết 14 của Chính phủ) Trong số nhiều nhiệm

vụ và giải pháp dành cho giáo dục đại học, có giải pháp đổi mới nội dung,phương pháp và qui trình đào tạo những điều trên đều là thách thức khôngnhỏ đối với đào tạo đại học, trong đó có đào tạo hệ vừa học vừa làm Trong

đó có các nhà nghiên cứu như: Vũ Văn Tảo [107], Nguyễn Minh Đường [71],[45], [47], Đặng Quốc Bảo, Mạc Văn Trang, Thái Xuân Đào v.v [33], [99],

Vũ Ngọc Hải [44], Phạm Minh Hạc [43], [54], [55]

Ngoài ra còn các tác giả khác như Nghiêm Đình Vì, trong tác phẩm

“Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài”, Thái Duy Tuyên, trong tác phẩm

“Giáo dục học hiện đại” [102], đều nhấn mạnh mọi người cần học tập, họcthường xuyên, học suốt đời

1.2 Một sổ khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1 Trường đại học

Trường Đại học là một cơ sở giáo dục bậc cao tiếp theo bậc trung họcdành cho những học sinh có khả năng và nguyện vọng học tập tiếp lên trên.Trường đại học cung cấp cho sinh viên học vấn cao và cấp các bằng cấp khoahọc trong nhiều các lĩnh vực ngành nghề

Trường Đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quyđịnh của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động sau đây:

- Đưa ra chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đàotạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng;

- Thiết kế chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy học tập đối vớicác ngành được phép đào tạo;

- Huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực;

- Thiết lập bộ máy nhà trường, tuyến dụng, quản lý, sử dụng đãi ngộnhà giáo, cán bộ, nhân viên;

Trang 16

- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao, y

tế, các nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định củaChính phủ (Điều 60 Luật Giáo dục 2005)

1.2.2 Sinh viên và công tác quản lý sinh viên

1.2.2.1 Sinh viên

a - Khái niệm: Người đang học trong các hệ đại học và hệ cao đăng gọi

là sinh viên

b - Ouyền, nghĩa vụ và những hành vi sinh viên không được làm:

* Quyền của sinh viên:

+ Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyến nếu đủ cácđiều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ GD & ĐT và nhà trường

+ Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy

đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường;được nhà trường phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốtnghiệp, rèn luyện, về chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến họcsinh, sinh viên (HSSV)

Được tạo điều kiện trong học tập và rèn luyện, bao gồm:

- Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ cáchoạt động học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thêdục, thể thao;

- Được tham gia nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, thi Olympic cácmôn học, thi sáng tạo tài năng trẻ;

- Được chăm lo, bảo vệ sức khỏe theo chế độ hiện hành của Nhà nước;

- Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài, học chuyển tiếp ở cáctrình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành của Bộ GD & ĐT

- Được tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản ViệtNam, Đoàn thanh niên Cộng Sản (TNCS) Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên ViệtNam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; tham gia các tố chức tự quản của

Trang 17

HSSV, các hoạt động xã hội có hên quan ở trong và ngoài nhà trường theoquy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành mạnh,phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường;

- Được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến

độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định củaquy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ

lễ theo quy định

I Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhànước; được xét nhận học bống do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tàitrợ; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông,giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quyđịnh của Nhà nước

+ Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghịvới nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường; được đề đạtnguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quanđến quyền, lợi ích chính đáng của HSSV

+ Được xét tiếp nhận vào ký7 túc xá theo quy định của trường Việc ưutiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định tại Quy chế công tác HSSV nộitrú của Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ HSSV đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được nhà trưừng cấp bằngtốt nghiệp, bảng điếm học tập và rèn luyện, hồ sơ HSSV, các giấy tờ có liênquan khác và giải quyết các thủ tục hành chính

+ Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vàocác cơ quan Nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi, rèn luyện tốt và được hưởngcác chính sách ưu tiên khác theo quy định về tuyên dụng cán bộ, công chức

* Nghĩa vụ của sinh viên:

+ Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường

Trang 18

+ Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết,giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sốngvăn minh.

+ Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng, bảo vệ

và phát huy truyền thống của nhà trường

+ Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạchgiáo dục, đào tạo của nhà trường; chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sángtạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống

+ Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ khi mới nhập học,khám sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của nhà trường

+ Đóng học phí đúng thời hạn theo quy định

I Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trườngphù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của nhà trường

+ Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhànước khi được hưởng học bống, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc donước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hànhphải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định

I Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và cáchoạt động khác của HSSV, cán bộ, giáo viên; kịp thời báo cáo với khoa,phòng chức năng, Hiệu trưởng nhà trường hoặc các cơ quan có thẩm quyềnkhi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặcnhững hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của HSSV,cán bộ, giáo viên trong trường

I Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại dâm và các tệnạn xã hội khác

*Các hành vi sinh viên không được làm:

+ Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ,nhân viên nhà trường và HSSV khác

Trang 19

+ Gian lận trong học tập như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thi,xin điểm: học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi,thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốtnghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.

I Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp

+ Gây rối an ninh, trật tự trong trường hoặc nơi công cộng

+ Tham gia đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép

I Đánh bạc dưới mọi hình thức

+ Sản xuất, buôn bán, vận chuyên, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôikéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma tuý, các loại hóa chấtcấm sử dụng, các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tàiliệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức, tham gia, truyền bá cáchoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong nhà trường và cáchành vi vi phạm đạo đức khác

+ Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái phápluật, tổ chức, tham gia các hoạt động tập thẻ mang danh nghĩa nhà trường khichưa được Hiệu trưởng cho phép

1.2.2.2 Công tác quản lý sinh viên

Quản lý sinh viên là cách thức tác động (tổ chức, điều khiến, chỉ huy)hợp quy luật của chủ thể quản lý (ở đây gồm nhà trường, gia đình, xã hội -trong đó vai trò nhà trường là quan trọng nhất) đến sinh viên trong và ngoàitrường học làm cho nhà trường vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạtđược các mục tiêu đề ra

Công tác quản lý sinh viên, dưới khía cạnh là những phương diện hoạtđộng công ích của nhà trường nhằm quản lý, tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp sinhviên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình học tập tại trường

Công tác quản lý sinh viên bao gồm tất cả tiện ích do nhà trường cungcấp nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình

Trang 20

từ khi trúng tuyển vào trường cho đến khi ra trường; từ hoạt động học tập củasinh viên cho đến hoạt động rèn luyện đạo đức, nhân cách, thể chất; từ việcsinh viên thực hiện những quy định cho đến việc chủ động, tích cực thực hiệntrong điều kiện cho phép sinh viên lực chọn, yêu cầu.

1.2.3 Quản lỷ giáo dục

Theo tác giả Trần Kiểm: “quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủthể quản lỳ nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát, mộtcách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụcho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ímg các yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội” [16, tr 10]

Theo tác giả, đối với cấp vĩ mô: “Quản lý giáo dục là sự tác độngliên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáodục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống, sử dụng một cách tối ưu các tiềmnăng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cáchtốt nhất trong điều kiện đảm bảo sự cân bằng với môi trường bên ngoàiluôn biến động” [16, tr37]

Theo PGS TS Thái Văn Thành: “Quản lý hệ thống giáo dục có thể xácđịnh là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủthẻ quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộđến Trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệtrẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũngnhư các quy luật của quá trình giáo dục, sự phát triển thê lực và tâm lý trẻem” [20, tr7]

Theo PGS.TS Đặng Quốc Bảo: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát

là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đấy mạnh

mẽ công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội” [2, tr52]

Tóm lại: Quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướngcủa ngành giáo dục, nhà quản lý giáo dục trong việc vận dụng nguyên

Trang 21

lý, phương pháp chung nhất của khoa học nhằm đạt được những mục tiêu đề

ra Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến nhà trường,làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch đảm bảo quátrình giáo dục đạt được mục tiêu giáo dục

1.2.4 Quản lý, quản lý nhà trường

động quản lý Mác nói: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động

chung nào tiến hành trên quy mô tương đổi lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một

sự chỉ đạo đế điều hòa những hoạt động cá nhân Một ngưòi độc tẩu vĩ cầm

tự mình điều khiến lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải nhạc trưởng”.

Quản lý vừa là một nghệ thuật, vừa là một khoa học Đó là nghệ thuậtlàm cho người khác làm việc hiệu quả hon những điều bản thân họ sẽ làmđược nếu không có bạn Còn khoa học chính là cách bạn làm thế nào để thựchiện được nghệ thuật quản lý Lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và giám sát là

bốn điều căn bản trong khoa học đó: “Quản lý là các hoạt động được thực

hiện nhằm đảm bảo sự hình thành công việc qua no lực của người khác ”

(Giáo trình khoa học Quản lý - Tl NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội 1999)

Theo “Từ điến Tiếng Việt’: “Quản lý là tố chức và điều hành các hoạt

động theo những yêu cầu nhất định” [21; trg789]

Quản lý là một quá trình hoạt động có định hướng, có tổ chức dựa trêncác thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vậnhành của đối tượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định

Trang 22

Hiện nay, quản lý được hiểu là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chứcbằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo(lãnh đạo) và kiếm tra.

Như vậy, có thể khái quát: quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển,hướng dẫn hoạt động của một nhóm (hay nhiều nhóm) xã hội cùng thực hiệnnhững nhiệm vụ và mục đích chung

Các khái niệm trên đây cho thấy:

- Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội

- Quản lý gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho nhữngngười khác thực hiện công việc và đạt được mục đích của nhóm

Nói cách khác, quản lỷ là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của

chủ thế quản lý đến với khách thê quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

1.2.3.2 Quản lý nhà trường

Trường học là tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác giáo dục,

là tế bào của bất cứ hệ thống giáo dục nào (từ cơ sở đến trung ương) Chấtlượng của giáo dục là do thành tích đích thực của nhà trường

Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì : “Quản lý nhà trường là thực hiệnđường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưanhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục,mục tiêu đào tạo”

Theo tác giả Bùi Trọng Tuân thì quản lý nhà trường bao gồm quản lýbên trong nhà trường (nghĩa là quản lý từng thành tố: Mục đích giáo dục, nộidung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đội ngũ giáo viên

và các cán bộ công nhân viên, tập thế học sinh và cơ sở vật chất - thiết bị dạyhọc Các thành tố này quan hệ qua lại lẫn nhau và tất cả đều nhằm thực hiệnchức năng giáo dục - đào tạo) và quản lý các mối quan hệ giữa nhà trường vớimôi trường xã hội bên ngoài

Trang 23

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì quản lý trường học là tập hợpnhững tác động tối ưu (công tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, can thiệp) củachủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác.

Từ các định nghĩa trên cho chúng ta thấy: Quản lý nhà trường là quản

lý giáo dục (QLGD) được tổ chức thực hiện ở trong một phạm vi không giannhất định của một đon vị giáo dục - đào tạo là nhà trường Nhà trường thuộccác cấp, bậc học khác nhau, loại hình trường khác nhau, vì thế trong quá trìnhQLGD các nguyên lý chung của QLGD được vận dụng một cách khác nhau

để bảo đảm đạt mục tiêu quản lý đặt ra Tuy nhiên dù quản lý nhà trường ởcấp học, bậc học nào, loại hình trường nào thì cũng phải đảm bảo những yếu

tố cơ bản chung nhất là:

- Xác định rõ mục tiêu quản lý của nhà trường, đó là những mục tiêuhoạt động của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động Mụctiêu đó được cụ thể hóa trong kế hoạch năm học, chính là các nhiệm vụ, chứcnăng mà nhà trường phải thực hiện trong năm học

- Xác định cụ thể nội dung các mục tiêu, trên cơ sở đó hoạch định cácmục tiêu một cách tổng thể, chủ thể quản lý cụ thể hóa nội dung từng mụctiêu, đây là những điều kiện đê cho mục tiêu trở thành hiện thực khi được tổchức thực hiện trong năm học

- Nhà trường là một cơ sở giáo dục - đào tạo là một đơn vị độc lập, nhàtrường thực hiện sứ mệnh chính trị của mình là dạy học, vì vậy nội dung mụctiêu hoạt động quản lý nhà trường rất phong phú

Quản lý nhà trường là một khoa học cũng mang tính nghệ thuật Nóđược thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của khoa học quản lý, đồngthời khi vận dụng cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể Sản phẩm GD - ĐT củanhà trường là nhân cách học sinh - sinh viên được rèn luyện, phát triển theoyêu cầu của xã hội Có thể nói rằng quản lý nhà trường là quản lý quá trình tổ

Trang 24

chức hoàn thiện và phát triển nhân cách học sinh - sinh viên một cách có hiệuquả và chất lượng đáp ứng yêu cầu của xã hội.

1.2.5 Giải pháp

Theo từ điển tiếng Việt thì “Giải pháp là phương pháp giải quyết vấn

đề cụ thể nào đó” Giải pháp càng thích hợp, càng tối ưu, càng giúp cho conngười nhanh chóng giải quyết những vấn đề đặt ra Tuy nhiên để có được giảipháp như vậy cần phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn đáng tin cậy

Trang 25

I Công tác quản lý sinh viên phải thực hiện đúng đường lối chính sáchcủa Đảng, Nhà nước và qui định của Bộ GD & ĐT.

I Công tác quản lý sinh viên phải bảo đảm tính khách quan, công bằng,công khai, dân chủ

Sinh viên là trung tâm của mọi hoạt động trong nhà trường, là đốitượng quản lý chính của nhà trường Một nhà trường không có sinh viên thìkhông thể hoạt động được

Vì vậy, chúng tôi phân tích vai trò của công tác quản lý sinh viên tạitrường Đại học là cơ sở để khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp chocác chương sau

Trang 26

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SINH VIÊN HỆ VỪA LẢM VỪA HỌC

TẠI TRƯÙNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

2.1 Khái quát cơ bản về trường Đại học Sài Gòn

2.1.1 Trước đây

Trường Đại học Sài gòn tiền thân là trường Sư phạm cấp II miền Nam

được thành lập 1972 trong vùng giải phóng của TW Cục Miền Nam (Cục R)tại Tây Ninh

Sau ngày miền Nam giải phóng 30/04/1975, trường Sư phạm cấp II

miền Nam chia thành nhiều chi nhánh ở Sài gòn, miền Tây và miền ĐôngNam bộ tiếp quản một số trường Đại học để tiếp tục làm nhiệm vụ đào tạo

giáo viên cấp II cho toàn miền Nam Năm 1976, các chi nhánh tại miền Tây

và miền Đông Nam bộ tách ra thành các trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP)tại Sài gòn, trường được đổi tên thành trường CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh,trực thuộc ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ

đào tạo giáo viên cấp II cho thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1992, trường CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh được chuyển sang

Sử Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh quản lý;

Năm 1998, trường Sư phạm Kỹ thuật Phố thông được sát nhập vàotrường CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh thành Khoa Sư phạm Kỹ thuật;

Năm 2000, trường Trung học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh sátnhập vào trường CĐSP Thành phố Hồ Chí Minh thành Khoa Tiêu học;

Ngày 24/04/2007, ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyếtđịnh sát nhập trường Trung học Sư phạm Mầm non Thành phố Hồ Chí Minh

và trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vào trườngCĐSP Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 27

2.1.2 Hiện nay

Trường Đại học Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số TTg ngày 25/04/07 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng Đại học SàiGòn là cơ sở giáo dục Đại học công lập trực thuộc ƯBND TP Hồ Chí Minh,Đại học Sài Gòn là trường đào tạo đa ngành đa cấp, đa lĩnh vực Đại học SàiGòn đào tạo từ trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học, đào tạotheo 2 phương thức: chính quy và không chính quy (vừa làm vừa học, tạichức, chuyên tu, liên thông) Tuy mới được thành lập được 6 năm nhưngTrường đã có bề dày lịch sử trên 35 năm tiền thân là trường Sư phạm cấp 2Miền Nam Việt Nam từ năm 1972 đến năm 1976 sau khi đất nước hoàn toàngiải phóng trường được đổi tên là trường Cao đắng sư phạm Thành phố HồChí Minh và chính thức được mang tên đại học Sài Gòn từ năm 2007

478/QĐ-ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chủ quản củatrường Đại học Sài Gòn Trường Đại học Sài Gòn chịu sự quản lý Nhà nước

về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trường Đại học Sài Gòn được xây dựng, trở thành trung tâm đào tạo nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, trung tâm văn hoá - giáo dục hàngđầu của thành phố Với sứ mệnh và mục tiêu đã xác định, một số định hướng

-về chiến lược phát triển của trường Đại học Sài Gòn đến năm 2020 được xâydựng trên những tiêu chí sau:

Tập trung phát triển theo chiều sâu đối với những ngành nghề đào tạo

có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của xã hội, đặc biệt là đào tạo nguồn nhânlực cho thành phố Hồ Chí Minh

Tiếp tục mở các ngành nghề đào tạo trong đề án đã được phê duyệtnhưng chưa thực hiện

Tập trung xây dựng một số ngành trọng diêm đê phấn đấu đến năm

2020 các ngành nghề này sẽ trở thành các ngành nghiên cứu của nhà trường

Trang 28

2.1.3 Cơ cẩu tổ chức

- Ban Giám Hiệu: gồm 05 người, trong đó có 01 Hiệu trưởng.

- Các Khoa: gồm 16 khoa: Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Sư

phạm Khoa học Xã hội, Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Quản lý Giáo dục,Nghệ thuật, Sư phạm Kỹ thuật, Ngoại ngữ, Thư viện Thông tin, Khoa họcMôi trường, Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Tài chính Kế toán,Văn hóa Du lịch, Giáo dục - Chính trị, Luật

- Các phòng, ban chức năng: gồm 12 phòng, ban: Đào tạo, Tổ

chức-Cán bộ, Văn phòng, Kế hoạch-Tài chính, Thiết bị & phương tiện dạy học,Công tác HS-SV, Khoa học Công nghệ và Đào tạo sau đại học, Khảo thí vàkiểm định chất lượng Giáo dục, Đào tạo Tại chức và TNGV, Quan hệ Doanhnghiệp, Thanh tra, Ban Hạ tầng cơ sở và xây dựng cơ bản (XDCB)

- Các trung tâm: gồm 9 trung tâm: Học liệu (KLF), Quản lý và khai

thác mạng thông tin, Tin học, Ngoại ngữ, Trung Tâm Đào tạo nghiệp vụ

&ứng dụng Kinh tế- Kỹ thuật (TT.ĐTNV&KT-KT)

- Các bộ môn trực thuộc: gồm 3 bộ môn: Tâm lý Giáo dục, Giáo dục

Thể chất, Giáo dục quốc phòng

- Các đon vị trực thuộc: gồm 4 đơn vị: Trung học Thực hành Sài gòn,

Ký túc xá, Trạm Y tế; Ban trị sự Tạp chí Đại học Sài Gòn.

Trang 29

Sơ DÒ TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

ĐOAN THANH NIÉN

HỘI SINH VIÊN

QUAN HỆ DOANH NGHIỆP

BAN HẠ TẦNG cơ SỞ & XDCB

HỌC LIỆU

TIN HỌC

NGOẠI NGỮ

QUÁN LÝ & KHAI THÁC MẠNG TT

ĐT&BD NGHIỆP vụ KINH TÉ

KHOA

V

c

ĐƠN VỊ \ TRựC \ <

SU PHẠM KỸ THUẬT NGOẠI NGỮ THU VIỆN - THONG TIN MOI TRUÔNG CONG NGHỆ THỒNG TIN QUẢN TRỊ KINH DOANH TÀI CHÍNH KÊ TOÁN VĂN HOA DU LỊCH GIAO DỤC - CHÍNH TRỊ

LUẬT

TRUNG HỌC THỰC HÁNH SÀI GÒN TẠI CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN TRẠM Y TÉ

KÝ TÚC XÁ

Trang 30

2.1.4 Công tác đào tạo

- Trường tổ chức triển khai các văn bản và thực hiện hướng dẫn vềcông tác đào tạo đúng theo Chỉ thị của Bộ đối với các trình độ, các hình thứcđào tạo

- Năm học 2011-2012, triển khai thực hiện các nhiệm vụ đào tạo củanăm học đối với các hệ, các khóa học; tiếp tục thực hiện chỉ thị Chỉ thị296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chưong trình hành động đổi mớigiáo dục và đào tạo; Trường thực hiện nghiêm túc các quy chế đào tạo của Bộ

GD & ĐT quy định

- Triến khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục (GD);hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực, phùhợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng giai đoạn phát triển CNH,HĐH đất nước; gắn kết đào tạo với yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực, thựchiện việc đào tạo theo nhu cầu xã hội

Thực hiện đối mới nội dung chương trình đào tạo: trên cơ sở chươngtrình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các khoa chỉnh lý và phát triển tất cảcác chương trình đào tạo theo hướng cập nhật sự phát triển của các ngànhkhoa học có liên quan và nhu cầu của xã hội hiện nay đối với các ngành đàotạo Việc duyệt chương trình và đề cương bài giảng được thực hiện hàng năm.Biên soạn giáo trình và hoàn thiện đề cương giảng dạy các môn học chuyênngành mới được thực hiện đúng quy định Các khoa thực hiện tốt kế hoạchgiảng dạy theo biên chế năm học Vận động giảng viên duy trì và đấy mạnhviệc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tích cực đổi mới phươngpháp giảng dạy Thực hiện quy trình ra đề, duyệt đề, tổ chức thi và chấm thinghiêm túc Giảng viên (GV) khi lên lớp thực hiện việc giảng dạy đúng thờikhóa biểu, đúng giờ và đúng đề cương chi tiết đã được duyệt

Trường đã triển khai việc đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên

và của sinh viên phù hợp với một phương thức đào tạo theo những yêu cầu cơ

Trang 31

2 Hệ Cao đẳng chính quy 5369 7 Hệ Cao đẳng VLVH 1491

3 Hệ trung cấp chính quy 1215 8 Hệ Cao đẳng chuẩn hóa 517

4 Hệ Đại học liên thông

- Tiếp tục mở các ngành đào tạo mới theo đề án đã được phê duyệt.Tháng 06/2011, Trường thực hiện đúng các quy định về quy trình mở mãngành mới và đã được Bộ cho phép mở thêm 3 mã ngành:

Trang 32

+ Toán ứng dụng (52460112)

+ Kỹ thuật điện tử, truyền thông (52520207)

I Kỹ thuật điện, điện tử (52520201)

Để nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo quyền được người học thụhưởng chất lượng đào tạo cao Trong các năm qua, nhà trường luôn đối mớiquản lý giáo dục với các hoạt động đào tạo: xây dựng khoa học Danh mụcđào tạo; quản lý và thực hiện tốt kế hoạch năm học; thực hiện việc đánh giá,rút kinh nghiệm chương trình đào tạo chu ki 2008 - 2012 Chỉnh lý và cậpnhật tốt chương trình chu kì 2012 - 2016; xây dựng và thực hiện tốt quy trìnhchuyến sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ; phát huy tốt các ứngdụng của công nghệ thông tin vào quản lý đào tạo: xếp và công bố thời khóabiểu trên mạng, đăng kí môn học qua mạng, xếp lịch thi, công bố lịch thi và tổchức thi qua sự hỗ trợ của mạng, quản lý và công bố kết quả học tập của sinhviên qua mạng ; xây dựng và thực hiện tốt một số quy chế đào tạo: quy chế

cố vấn học tập, quy chế về hoạt động khóa luận tốt nghiệp, quy chế về cáchoạt động học tập trong ngoài trường Ngoài ra, trường đã và đang thực hiệnnhiều chủ trương khuyến khích các giảng viên học tập nâng cao trình độ vàtuyển mới các giảng viên có trình độ học hàm học vị cao Hơn nữa việc thựchiện lấy ý kiến phản hồi của người học theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đàotạo từ 2010 đến nay cũng có ý nghĩa tích cực đối với việc nâng chất lượng độingũ giảng dạy của trường

- Đào tạo sau đại học: Trường Đại học Sài Gòn liên kết với Đại họcVinh đào tạo trình độ thạc sĩ 16 chuyên ngành Năm học 2011-2012 đã tuyểnsinh đợt 1 được 265 học viên Tổ chức bảo vệ luận văn Thạc sỹ cho 186 họcviên khóa 17 Tổ chức bảo vệ đề cương cho 443 học viên khóa 18 Hoạt độnghên kêt đào tạo sau đại học đã góp phân nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ -giảng viên (CB-GV) cho trường,Thành phố.Tống số học viên cao học đangquản lý: 1209 học viên

Trang 33

- Các loại hình khác: theo yêu cầu nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viêncủa Thành phố và các đơn vị có nhu cầu, trường đã mở các lớp bồi dưỡng Tinhọc A, ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học, bồi dưỡng bảomẫu trường mầm non, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp tổ bộ môn, Hiệu trưởngtrường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở với số lượng là 2457 họcviên; bồi dưỡng 5 khóa chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho 241 GV các trườngđại học, cao đắng.

- Đào tạo theo nhu cầu xã hội:

Phòng Quan hệ doanh nghiệp góp phần thực hiện chức năng đào tạotheo nhu cầu xã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập Trường đãxây dựng quan hệ hợp tác với 09 tập đoàn và doanh nghiệp lớn; Giới thiệu và

tổ chức thực tập tại doanh nghiệp cho 1.331 sinh viên

* Hoạt động của Trung tâm Học liệu trong việc cung cấp giáo trình, tài

liệu phục vụ giảng dạy/học tập, nghiên cứu khoa học (NCKH) của trường.

- Trung tâm Học liệu thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ được giao.Năm học 2011-2012 trung tâm đã khai thác tốt các phân hệ tra cứu, bố sung,biên mục, mượn trả, quản lý Website, đặc biệt là trang tra cứu sách (OPAC)

Sử dụng hiệu quả các phòng đa phương tiện, phòng máy, phòng tra cứu trựctuyến, phòng thiết bị - Phương tiện dạy học (PTDH) phục vụ cho giảng dạy,học tập và NCKH

+ Công tác bố sung và xử lý tài liệu:

- Tài liệu in ấn : 15.762 nhan đề, gồm 104.162 bản sách

Trang 34

- Phòng tham khảo và tra cứu: 31.749 lượt người

+ Phục vụ phòng đa phương tiện:

- Phục vụ tổ chức 14 buổi báo cáo đề cương

- Phục vụ nghiêm thu 26 đề tài NCKH cấp trường

Ngoài ra, Trung tâm Học liệu còn phối hợp các đơn vị tố chức các hộinghị chuyên đề, bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên

+ Thành tích đào tạo:

Tính đến năm học này, sinh viên của trường đã lập được nhiều thànhtích trong các kỳ thi Olympic Toán, Lý, Hóa, Tin học toàn quốc

- Toán : 39 giải cá nhân, 2 giải tập thể

- Vật lý : 05 giải cá nhân, 1 giải tập thể

- Hóa : 02 giải cá nhân, 1 giải tập thể

- Tin học : 18 giải cá nhân, 1 giải tập thể

2.1.5 Công tác tuyển sình

Trường thực hiện và triển khai công tác tuyển sinh theo đúng kế hoạch

và quy định của Bộ đề ra Các kỳ tuyển sinh chính quy và VLVH đều đảmbảo đúng quy chế, ban hành các văn bản hướng dẫn và không đế xảy ra saiphạm gì Nhà trường đã thực hiện đầy đủ các biêu mẫu báo cáo và đảm bảo

dữ liệu theo cấu trúc quy định của Bộ

- Tuyển sinh hệ chính quy:

Năm 2011, số thí sinh trúng tuyên nhập học ở hệ Đại học là 2324; Caođẳng (xét tuyển) là 2033; Trung cấp xét tuyển 1161

Năm 2012 tổ chức tốt các hoạt động tư vấn tuyển sinh tại 31 tỉnh thànhvới 109 điểm tư vấn số hồ sơ đăng ký dự thi vào trường Đại học Sài Gòn là50.500 (xếp thứ 2 các trường đại học các tỉnh phía nam)

- Tuyển sinh hộ licn thông, VLVH:

+ Năm học 2011-2012 Trường đã tổ chức 2 kỳ thi tuyển sinh đào tạo hệhên thông, VLVH vào tháng 11/2011 và tháng 4/2012 Tổng số sv trúng

Trang 35

tuyển ở hệ liên thông, VLVH là 4727 (lớp đào tạo đặt tại cơ sở của trườngĐHSG và tại các đơn vị hên kết).

+ 10/2012 Trường tiếp tục tổ chức tuyển sinh liên thông hệ chính quy

và đợt 2 hệ VLVH

21.6 Công tác xây dụng và nâng cao chất lượng đội ngũ

- Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức vàthực hiện phân công, phân nhiệm cụ thể Công tác quản lý và điều hành đượcphân cấp và đáp ứng yêu cầu của cơ sở Thực hiện đúng quy chế tổ chức vàhoạt động của trường ĐHSG đã được Thành phố phê duyệt

- Việc xây dựng và ban hành quy định về công tác tuyển dụng cán bộ,viên chức và thực hiện tuyển dụng cán bộ, viên chức đúng quy định hiệnhành Trong quá trình phát triển của nhà trường, hàng năm đều có điều chỉnh,

bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế

- Việc bổ nhiệm cán bộ quản lý cho các Khoa, các đơn vị đều thực hiệntheo quy hoạch cán bộ kế cận hàng năm của Đảng ủy nhà trường Tất cả cáccán bộ được đề bạt đều thông qua Đảng ủy, Ban giám hiệu và lấy ý kiến tínnhiệm tại đơn vị công tác Các chính sách chế độ đối với giảng viên nói riêng

và cán bộ, viên chức toàn trường nói chung được thực hiện theo đúng quyđịnh, công khai, minh bạch

- Năm học 2011-2012 trường xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán

bộ, viên chức đã được ƯBND Thành phố phê duyệt Hiện nay, Trường đangtriển khai thực hiện nâng chuẩn, tập trung đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ quản lý, đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

- Trường đang tiếp tục thực hiện quy hoạch, bồi dưỡng giảng viên theoyêu cầu tổ chức, quản lý đào tạo mới; xây dựng và phát triển đội ngũ giảngviên theo hướng bồi dưỡng tại chỗ, cử đi học trong và ngoài nước theo dự áncủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo quy hoạch nguồn củaThành ủy, tuyển mới giảng viên có trình độ cao (ưu tiên Giáo sư, Phó Giáo

Trang 36

CBVC CBVC Quản lý Giảng dạy Hành chính

Trang 38

(Sơ liệu từ phòng TCCB)

Trong thời gian tới Nhà trường tập trung tăng cường trẻ hóa đội ngũ đêkịp thời bù đắp số giảng viên có kinh nghiệm, công tác lâu năm ở trường nghỉhưu Yêu cầu các giảng viên trẻ làm nghiên cứu sinh theo chương trình của

Bộ GD & ĐT và của Thành phố; tiếp nhận và tuyến dụng giảng viên ở nơikhác về có trình độ đáp ứng được yêu cầu của nhà trường

2.1 7 Công tác nghiên cíni khoa học và hợp tác quốc tế

2.1.7.1 Công tác nghiên cứu khoa học

Nhà trường đang thực hiện đây mạnh hoạt động nghiên cứu khoa họcgóp phần nâng cao trình độ giảng viên và chất lượng đào tạo cũng như khắngđịnh được mô hình của một trường đại học theo quy định Công tác tố chứcthực hiện các đề tài ngày càng được hoàn thiện và khoa học hơn Mỗi đề tài

cấp trường khi đăng ký được Hội đồng xét duyệt đề tài góp ý về các mặt, giúpcho tác giả/nhóm tác giả xác định, xây dựng được đề cương chi tiết đảm bảotính khả thi cao cho đề tài Sau khi hoàn thành sản phâm, đề tài được nghiệmthu bởi hội đồng khoa học là các nhà khoa học có uy tín trong chuyên ngành

- Đe tài NCKH cấp trường tăng đáng kê trong 2 năm qua cả về sốlượng và chất lượng Năm học 2011-2012, có 178 đề tài NCKH, tính đếntháng 8 năm 2012 đã có 40 đề tài cấp trường và 67 đề tài cấp khoa đượcnghiệm thu

- Kết quả hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ

Đe khuyến khích đội ngũ làm công tác NCKH, trường đã thực hiện chế

độ khen thưởng cho đề tài nghiên cứu khoa học được chuyến giao công nghệcấp trường (đã nghiệm thu) đạt loại xuất sắc là 6 triệu đồng, loại giỏi là 5 triệuđồng Từ tháng 9/2011, các bài báo khoa học của giảng viên được Hội đồngKhoa học Nhà trường đánh giá và khen thưởng ở các mức khác nhau Tháng02/2012, 70 bài báo đã được duyệt trong đó có 53 bài được khen thưởng vớitổng mức kinh phí hơn 60 triệu đồng Tháng 10/2012 sẽ xét duyệt tiếp 80 bàibáo khoa học đã gửi về

Đe tài NCKH có khả năng triển khai ứng dụng vào thực tiễn được tạođiều kiện để thực hiện; mỗi đề tài được cấp tối đa 10 triệu đồng (căn cứ vào tờtrình của tác giả đề tài về kế hoạch khai thác ứng dụng sau nghiệm thu)

Đen nay đã có 84 ấn phấm của các cán bộ giảng viên trường Đại họcSài Gòn được phát hành là sách và giáo trình

Nhà trường sẽ tố chức HỘI thảo tổng kết 5 năm hoạt động NCKH,thông qua đó đưa ra những định hướng cho hoạt động NCKH trong 5 năm tới.Đây là một trong những mục tiêu để xây dựng vị thế Đại học Sài Gòn

Tạp chí Đại học Sài Gòn từ khi ra đời đã không ngừng phát triển, tự

khẳng định mình Đây là diễn đàn khoa học công bố các kết quả nghiên cứu

Trang 40

Bài báo khoa học 169

- Đăng trên tạp chí khoa học trong nước

81

Hội thảo khoa học năm học 2010-2012

2

Ngày đăng: 30/12/2015, 16:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945-1995), Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), "50 năm phát triển sự nghiệp giáo dụcvà đào tạo (1945-1995)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1995
5. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ - chủ biên (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ 21, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ 21
Tác giả: Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ - chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia
Năm: 2002
6. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lỷ luận quản lý giáo dục, Trường CBQL TW 1 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lỷ luận quản lýgiáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
7. Hà Sĩ Hồ (1965), Những bài giảng về quản lý trường học (tập 2, tập 3), Nhà Xuất bản Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Sĩ Hồ (1965), "Những bài giảng về quản lý trường học (tập 2, tập 3)
Tác giả: Hà Sĩ Hồ
Nhà XB: Nhà Xuất bản Giáo dục Hà Nội
Năm: 1965
8. Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học tập, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học tập
Tác giả: Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nhà xuất bảnGiáo dục
Năm: 1988
9. Hoàng Chúng (chủ biên) &amp; Phạm Thanh Liêm (1982), Một sổ vẩn đề quản lý giáo dục” tập 1, Trường CBQL &amp; NV Tp.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một sổ vẩn đềquản lý giáo dục” tập 1
Tác giả: Hoàng Chúng (chủ biên) &amp; Phạm Thanh Liêm
Năm: 1982
11. Luật Giảo dục, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia- Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giảo dục
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia- Hà Nội 2005
12. Nguyễn Thị Doan - chủ biên (1996), Các học thuyết quản lý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các học thuyết quản lý
Tác giả: Nguyễn Thị Doan - chủ biên
Nhà XB: Nhà xuấtbản Chính trị Quốc Gia
Năm: 1996
13. PGS. TS. Đỗ Văn Phức (2004), Quản lý đại cương, Nhà xuất bản Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý đại cương
Tác giả: PGS. TS. Đỗ Văn Phức
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa
Năm: 2004
14. Phan Tất Giá, Chuyên đề " Vài nhận xét về xu thế phát triến giáo dục đại học &amp; trmg học chuyên nghiệp trên thế giới" Viện Nghiên cứu Đại học - Giáo dục chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nhận xét về xu thế phát triến giáo dụcđại học & trmg học chuyên nghiệp trên thế giới
15. Nguyễn Công Giáp (1996), Tông luận Giáo dục thường xuyên: hiện trạng và xu hưởng phát triển, Viện Nghiên cứu phát triên giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Công Giáp (1996), "Tông luận Giáo dục thường xuyên: hiệntrạng và xu hưởng phát triển
Tác giả: Nguyễn Công Giáp
Năm: 1996
16. Đỗ Văn Phức (2004), Quản ỉý dại cương, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản ỉý dại cương
Tác giả: Đỗ Văn Phức
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹthuật
Năm: 2004
17. Phạm Minh Hạc (1986), Một sổ vẩn đề giáo dục và khoa học giáo dục.Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội, tr 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một sổ vẩn đề giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội
Năm: 1986
18. Thái Duy Tuyên, (1991) “Đoi mới giáo dục theo hướng gan chặt hon nữa với thực tiễn”, NCGD, 1991 (4), tri-4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Duy Tuyên, (1991) "“Đoi mới giáo dục theo hướng gan chặt honnữa với thực tiễn”
19. Nguyễn Kiên Trường và nhóm dịch giả (biên dịch) (2004), Phương pháp lãnh đạo và quản li nhà trường hiệu quả, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phươngpháp lãnh đạo và quản li nhà trường hiệu quả
Tác giả: Nguyễn Kiên Trường và nhóm dịch giả (biên dịch)
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia
Năm: 2004
20. Tô Bá Trượng - chủ biên (2001), Giáo dục thường xuyên thực trạng và định hưủngphát triến ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục thường xuyên thực trạng vàđịnh hưủngphát triến ở Việt Nam
Tác giả: Tô Bá Trượng - chủ biên
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
21. Nguyễn Thị Liên Diệp (1993), Quản trị học, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị học
Tác giả: Nguyễn Thị Liên Diệp
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 1993
22. Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - Vụ Giáo dục thường xuyên (1998), Nhũng van đề về chiến lược phát triến giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Giáo dục.2. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhũng van đề về chiến lược phát triến giáo dục trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục - Vụ Giáo dục thường xuyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục.2. Tiếng Anh
Năm: 1998
2. Bộ GD-ĐT,Vụ Đại học - Trường CBQL Giáo dục và Đào tạo (1997), Giáo dục học đại học Khác
3. ĐHQG Hà Nội - Khoa Sư phạm (2003), Giáo dục học đại học Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w