1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học Mở Hà Nội

109 537 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 536 KB

Nội dung

Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước: mục tiêu, nội dung, chươngtrình, hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học, giáo v

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nghị quyết Trung ương II khoá VIII, Nghị quyết đại hội Đảng toànquốc lần thứ IX, còng nh Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam đều khẳng định: Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu

Trải qua 55 năm phát triển, đặc biệt trong 15 năm đổi mới gần đây,giáo dục Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc nângcao dân trí, đào tạo đội ngò lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật vàbồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.Bước vào thế kỉ XXI với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoahọc – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hoá,thì vai trò của giáo dục ngày càng trở lên quan trọng, là động lực pháttriển và là nhân tố quyết định tương lai của mỗi quốc gia [15,1]

Giáo dục là then chốt của mọi vấn đề then chốt Nghị quyết Trungương II khoá VIII của ban chấp hành Trung ương Đảng khẳng định

“Muốn tiến hành Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá thắng lợi phải pháttriển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bảncủa sự phát triển nhanh và bền vững” Tiếp theo hội nghị lần thứ IV banchấp hành Trung ương khoá IX đã chỉ rõ: Từ nay đến năm 2010 méttrong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là “Nâng cao chấtlượng hiệu quả giáo dục” [10,50]

1.2 Với tinh thần đó, để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các nghịquyết và chỉ thị của Đảng, Bộ giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị về nhiệm

vụ của toàn ngành trong năm học 2005 – 2006 Mét trong những nhiệm

vụ đó là “…tạo bước chuyển biến cơ bản về quản lý giáo dục và nângcao chất lượng giáo dục…”

1.3 Nước ta đang đứng trước một thách thức lớn: Đến năm 2020 phải cơbản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Trước mắt

Trang 2

phải rút ngắn được khoảng cách về trình độ sản xuất và đời sống xã hội

so với các nước đang phát triển trong khu vực và trên thế giới Để có thểđạt được điều này thì việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhânlực đóng một vai trò vô cùng quan trọng

Thực hiện nghị quyết của Đảng, chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đàotạo nhằm tạo ra những con người có học vấn cao để hội nhập với thế giớiđòi hỏi ngành giáo dục nói chung và giáo dục học nói riêng phải đào tạođược nguồn nhân lực có chất lượng cả về tri thức khoa học và khả năngvận dụng những tri thức đó vào cuộc sống, đồng thời phải có tính sángtạo, tự chủ trong học tập để trau dồi kiến thức nghề nghiệp đáp ứng yêucầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của nhàtrường, đây chính là điều kiện để nhà trường tồn tại và phát triển

Việc Đại Học Mở Hà Nội nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân,

là một cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu các loại hình đào tạo từ xa,đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng củ xã hội, gópphần tăng tiềm lực cán bộ khoa học, kỹ thuật cho đất nước [32,1]

Trong những năm qua Viện Đại Học Mở luôn chú trọng đến côngtác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Tuy chất lượng đào tạongày càng được nâng lên nhưng phải nói rằng chất lượng đó chưa thực

sự đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội

Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước: mục tiêu, nội dung, chươngtrình, hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học, giáo viên, học sinh

và bao trùm lên toàn bộ là yếu tố quản lý giáo dục, trong đó công tácquản lý sinh viên giữ vai trò tương đối quan trọng

Vì vậy mới mong muốn góp phần xây dựng Viện Đại Học Mở Hà

Nội ngày càng phát triển, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện

Trang 3

pháp quản lý sinh viên hệ chính quy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học Mở Hà Nội”

Trang 4

2 Mục đích nghiên cứu.

Đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quynhằm khắc phục những bất cập trong quản lý hiện nay góp phần nângcao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học Mở Hà Nội

3 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý sinh viên hệ chính quy ởViện Đại Học Mở Hà Nội hiện nay, tìm ra hạn chế, xác định nguyênnhân của những hạn chế về công tác quản lý sinh viên

- Đề xuất một số biện pháp để khắc phục những hạn chế trongcông tác quản lý sinh viên hệ chính quy góp phần nâng cao chất lượngđào tạo

- Xác định tính khả thi của các biện pháp quản lý sinh viên hệchính quy ở Viện Đại Học Mở Hà Nội

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

- Khách thể: Sinh viên hệ chính quy của Viện Đại Học Mở HàNội

- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý sinh viên hệchính quy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học

Mở Hà Nội

5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đề xuất một số biện pháp quản lýsinh viên hệ chính quy ở Viện Đại Học Mở Hà Nội

6 Giả thuyết khoa học.

Nếu tìm ra được các biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy phùhợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học Mở Hà Nội

7 Phương pháp nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu lý luận về công tácquản lý sinh viên, nghiên cứu các văn bản nghị quyết và các tài liệu cóliên quan đến đề tài

Trang 5

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp điềutra, phỏng vấn, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia.

8 Điểm mới của luận văn.

- Về lý luận: Làm sáng tỏ thêm khái niệm về sinh viên và công tácquản lý sinh viên

- Về thực tiễn: Từ thực trạng công tác quản lý sinh viên hệ chínhquy hiện nay đề xuất một sô biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quygóp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học Mở Hà Nội

9 Cấu trúc luận văn.

Mở đầu

Chương 1: Mét số vấn đề lý luận về công tác quản lý sinh viên

trong trường đại học hiện nay

Chương 2 Thực trạng công tác quản lý sinh viên ở các trường đại

học và ở Viện Đại Học Mở Hà Nội hiện nay

Chương 3 mét số biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy nhằm

góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại Học Mở Hà Nội

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục.

Trang 6

CHƯƠNG 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Quản lý

1.1.1.1 Khái niệm quản lý.

Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ: quan hệgiữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa conngười với xã hội và cả quan hệ giữa con người với chín bản thân mình,xuất hiện theo Điều này làm nảy sinh nhu cầu về quản lý Trải quan tiếntrình phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, trình độ sản xuất,

tổ chức,điều hành xã hội cũng phát triển theo Đó là tất yếu lịch sử.[11,5]

Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng quản lý trở thành một nhân

tố của sự phát triển xã hội Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến,diễn ra trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp độ và liên quan đến mọi người

Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm quản lý songchóng ta có thể hiểu: Quản lý là những tác động có mục đích, có kếhoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) đến đối tượng bị quản lý(khách thể quản lý) trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt tới mụctiêu nhất định [11,7]

1.1.1.2 Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một

nhóm xã hội: hoạt động quản lý là những động tác có tính hướng đích:hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhânnhằm thực hiện mục tiêu tổ chức

Chức năng của quản lý:

+ Lập kế hoạch (gồm dự báo, vạch mục tiêu)

+ Tổ chức (tổ chức công việc, sắp xếp con người)

Trang 7

+ Điều hành (tác động đến con người bằng các quyết định để conngười hoạt động, đưa bộ máy đạt tới mục tiêu, trong đó bao gồm cả việckhuyến khích động viên).

+ Kiểm tra (Kiểm tra giám sát hoạt động của bộ máy nhằm kịpthời điều chỉnh sai sót, đưa bộ máy đạt mục tiêu đã xác định)

+ Thông tin (là công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý,cần thiết cho tất cả các chức năng quản lý Đây là quá trình hai chiều,trong đó mỗi người vừa là nguồn phát vừa là nguồn thu nhận) [26,2]

1.1.2 Quản lý giáo dục.

1.1.2.1 Khái niệm quản lý giáo dục (QLGD)

Có thể khẳng định, giáo dục và quản lý giáo dục là tồn tại songhành, Giáo dục xuất hiện nhằm thực hiện cơ chế truyền kinh nghiệm lịch

sử – xã hội của loài người, của thế hệ đi trước cho thế hệ sau và để thế

hệ sau có trách nhiệm kế thừa, phát triển nó một cách sáng tạo, làm cho

xã hội, giáo dục và bản thân con người phát triển không ngừng Để đạtđược mục đích đó, quản lý được coi là nhân tố tổ chức, chỉ đạo việc thựcthi cơ chế nêu trên [11,35]

Đối với cấp vĩ mô (quản lý một nền/ hệ thống giáo dục)

Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mụcđích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất

cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục lànhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu pháttriển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đã đặt ra ngành giáo dục.[11,36]

Đối với cấp vĩ mô (quản lý một nhà trường/ trường học)

Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, cómục đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể quản lýđến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, sinh viên, cha mẹhọc sinh, sinh viên và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường

Trang 8

nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu qủa mục tiêu giáo dục của nhàtrường [11.38]

Nói một cách tổng quát: quản lý giáo dục là hệ thống những tác động

có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thốnggiáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dụcnhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡngnhân tài QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hộinhằm đẩu mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển xã hội [25.6]

- Bản chất của quản lý giáo dục là vì lợi Ých phát triển của giáodục, nhằm mục tiêu tối thượng là hình thành và phát triển nhân cáchngười được giáo dục, đối tượng và chủ thể giáo dục, đáp ứng yêu cầuphát triển kinh tế – xã hội

- Đối tượng của quản lý giáo dục là: hệ thống giáo dục quốcdân,

hệ thống quản lý giáo dục, các quan hệ quản lý, các chủ thể quản lý cấpdưới, tập thể và cá nhân giáo viên và học sinh [11.49]

1.1.2.2 Đặc trưng của quản lý giáo dục.

- Sản phẩm giáo dục là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù nênquản lý giáo dục phải ngăn ngõa sự dập khuôn, máy móc trong việc tạo

ra sản phẩm cũng như không được phép tạo ra phế phẩm

-Quản lý giáo dục chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm sư phạm

so với lao động xã hội nói chung

- quản lý giáo dục đòi hỏi những yêu cầu cao về tính toàn diện,tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa,tính phát triển…

- Giáo dục là sự nghiệp cuả quần chóng, quản lý giáo dục phảiquán triệt quan điểm quần chúng [25,7]

1.1.2.3 Chức năng của quản lý giáo dục.

Quản lý giáo dục cũng có những chức năng cơ bản của quản lý nóichung đó là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra cùng với các hoạtđộng chung là thông tin và quyết định

Trang 9

Thông tin quản lý giáo dục vô cùng quan trọng, nó được coi là

‘mạch máu” của quản lý giáo dục [25.8]

1.1.2.4 Vai trò trách nhiệm cuả cán bộ quản lý giáo dục.

Cán bộ quản lý giáo dục là chủ thể tham gia hoạt động giáo dục,một bộ phận trong số họ là nhà giáo Hoạt động dạy và học thực hiện bởihai chủ thể chính là nhà giáo và người học, trong đó là nhà giáo là ngườigiữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục

Một bộ phận không trực tiếp tham gia vào hoạt động dạy và họcđó làcác nhà quản lý giáo dục, bằng những hoạt động quản lý của mình tác độngvào quá trình giáo dục nhằm hướng cho hoạt động dạy và học đạt đượcnhững mục tiêu, yêu cầu của giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục

Tham gia vào hoạt động giáo dục, sống và hoạt động trong môitrường giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục phải góp phần xây dựng môitrường giáo dục tốt đẹp, nêu gương sáng cho người học đạo đức, tácphong, lối sống giúp cho việc hình thành và hoàn thiện nhân cách củangười học Có thể khẳng định rằng:

Cán bộ quản lý giáo dục có vai trò quan trọng trong việc tổ chứcquản lý, điều hành các hoạt động giáo dục giúp cho hoạt động giáo dụcdiễn ra đúng pháp luật, có tổ chức, đảm bảo chất lượng giáo dục và đạtđược những mục tiêu giáo dục

Để thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình, cán bộ quản lý giáodục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức,trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân [31.22]

1.1.3 Quản lý nhà trường.

1.1.3.1 Nhà trường

Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong xã hội thực hiện chứcnăng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sù duy trì và phát triển của xãhội bằng các con đường giáo dục cơ bản [7.3]

Trang 10

Mục đích giáo dục của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển vàthời đại Giáo dục nhà trường, bằng kiến thức và phương pháp khoa học,bằng tổ chức các hoạt động giao lưu trong thực tiễn làm cho nhân cáchhọc sinh, sinh viên được hình thành, tạo nên bộ mặt tâm lí cá nhân phùhợp với tiêu chuẩn, giá trị xã hội và thời đại.

1.1.3.2 Quản lý nhà trường.

Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (các cấp quản lý của hệ thống giáodục) nhằm làm cho nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để đạt tớimục tiêu giáo dục đặt ra cho từng thời kì phát triển của đất nước [25.7]

Quản lý nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả cácmặt, liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi một nhàtrường

1.1.3.3 Các lĩnh vực quản lý của hiệu trưởng nhà trường.

- Quản lý hoạt động giáo dục và dạy học (quản lý quá trình đào tạo)

- Quản lý các hoạt động mang tính điều kiện cho quá trình đào tạo:Việc thực hiện các chế định: bộ máy tổ chức và nhân lực; tài lực và vậtlực; môi trường tự nhiên và xã hội; thông tin [7.28]

1.1.4 Quản lý dạy học

1.1.4.1 Khái niệm dạy học.

Tri thức nhân loại luôn phát triển và mỗi ngày một hoàn thuệnhơn

Khái niệm dạy học cũng cần dần được mở rộng về nội hàm đểthích ứng với những yêu cầu về tiêu chuẩn nhân cách người học do mỗihình thái xã hội quy định và để phù hợp với sự phát triển củ các phươngthức tổ chức dạy học

Chóng ta có thể xem, xét khái niệm dạy học từ nhiều góc độ khoahọc khác nhau: nh giáo dục học, tâm láy học, điều khiển học…

Trang 11

- Tiếp cận từ góc độ giáo dục: dạy học- một bộ phận của quá trìnhtông thể giáo dục nhân cách toàn vẹn – là quá trình tác động qua lại giữagiáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học,những kĩ năng kĩ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đóhình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng cácphẩm chất nhân cách người học.[7.1]

Nh vậy, dạy học là khái niệm chỉ quá trình hoạt động chung củangười dạy và người học Quá trình này là mét bộ phận hữu cơ của quátrình giáo dục tổng thể, trong đó:

- Hoạt động dạy và học tồn tại song song và phát triển trong cùngmột qúa trình thống nhất, chúng bổ xung cho nhau, nhằm kích thíchđộng lực bên trong của mỗi chủ thể để cùng phát triển

- Người dạy luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng tổchức, điều khiển và thực hiện các hoạt động truyền thụ tri thức, kĩ năng

và kĩ xảo đến người học một cách có khoa học

- Người học sẽ ý thức và tổ chức quá trình tiếp thu một cách tựgiác, tích cực, độc lập và sáng tạo hệ thống những kiến thức, kĩ năng và kĩxảo nhằm: hình thành năng lực, thái độ đúng đắn, tạo ra động lực cho việchọc (tư cách là chủ thể sáng tạo) và hình thành nhân cách cho bản thân

Các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học là: mục tiêu, nội dung,phương pháp, phương tiện, lực lượng, hình thức tổ chức, kết quả và môitrường dạy học Để cho quá trình dạy học được phát triển thì phải tạođược sự cộng tác tối ưu của lực lượng dạy học nhằm xác định đúng mụctiêu, lùa chọn nội dung thích hợp, thực hiện theo các nguyên tắc, tôntrọng các quy luật, áp dụng hài hoà các phương pháp tân dụng được cácphương tiện và điều kiện, tổ chức có hiệu quả các hình thức dạy học,tìm

ra phương thức đánh giá kết quả dạy học đáng tin và tận dụng các yếu tốcủa môi trường (tự nhiên và xã hội)

Trang 12

- Tiếp cận từ góc độ tâm lý học: Dạy học được hiểu là sự biến đổihợp lý hoạt động và hành vi của người học trên cơ sở cộng tác hoạt động

và hành vi của người dạy và người học

- Tiếp cận từ góc độ điều khiển học: Dạy học là quá trình cộng tácgiữa thày với trò nhằm điều khiển – truyền đạt và điều khiển – lĩnh hộitri thức nhân loại nhằm thực hiện mục đích giáo dục [7.3]

1.1.4.2 Quản lý quá trình dạy học: là quản lý các thành tố cấu trúc của

quá trình dạy học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, lựclượng, hình thức tổ chức kết quả và môi trường dạy học).[7.11]

Quản lý hoạt động dạy học là quản lý hoạt động dạy của thày vàhoạt động của trò cùng với những điều kiện vật chất và các phương tiệnthiết bị phục vụ dạy học

Quản lý quá trình dạy học là một hệ thống cân bằng động, gồmnhiều thành tố tác động qua lại lẫn nhau chế ước lẫn nhau theo nhữngquy luật và nguyên tắc nhất định, thực hiện các nhiệm vụ dạy học, nhằmđạt chất lượng và hiểu quả dạy học

1.1.5 Quá trình đào tạo.

1.1.5.1 Quá trình đào tạo: Bao gồm quá trình dạy học và quá trình giáo

dục (theo nghĩa hẹp) là bộ phận cấu thành chủ yếu nhất trong toàn bộhoạt động của một nhà trường Do đó, quản lý quá trình đào tạo là bộphận chủ yếu nhất trong toàn bộ công tác quản lý nhà trường [25.11]

- Nội dung tổng thể:

+ Quản lý thực thi chế định giáo dục và đào tạo trong hoạt độngdạy học

+ Quản lý hoạt động của bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học (cán

bộ quản lý giáo dục, người dạy, người học)

+ Quản lý việc huy động các nguồn tài lực và vật lực dạy học.+ Quản lý môi trường dạy học

+ Quản lý hệ thống thông tin dạy học

Trang 13

- Nội dung cụ thể

+ Quản lý thực hiện mục tiêu

+ Quản lý thực hiện nội dung chương trình.+ Quản lý khâu đổi mới phương pháp dạy học.+ Quản lý nề nếp dạy học [7.17]

Trang 14

1.2 Khái niệm về sinh viên và công tác quản lý sinh viên.

1.2.1 Sinh viên: Sinh viên là người học đang học tập tại các trường đại

học và cao đẳng [31 116]

1.2.1.1 Đặc điểm của sinh viên:

Sinh viên hệ chính quy ở các trường đại học thường ở lứa tuổi từ

18 đến 24 tuổi

Sinh viên thuộc mọi thành phần khác nhau trong xã hội, có thể nóisinh viên gần nh mét xã hội thu nhá

1.2.1.2 Nhiệm vụ của sinh viên.

1 Thực hiện nhiệm vụ học tập,rèn luyện theo chương trình, kế hoạchgiáo dục của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác:

2 Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáodục khác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; rèn luyện; thực hiệnnội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của nhà nước;

3 Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trườngphù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực

4 Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác:

5 Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhàtrường,cơ sở giáo dục khác [31.117]

1.2.1.3 Quyền của sinh viên.

1 Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối sử bình đẳng,được cung cấp đầy đủ thông tin về học tập, rèn luyện của mình:

2 Được học trước tuổi vượt líp, học rút ngắn thời gian thực hiện chươngtrình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban:

3 Được cấp văn bằng chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đàotạo theo quy định

4 Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhàtrường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật:

Trang 15

5 Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động họctập, văn hoá, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác:

6 Được trực tiếp thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị vớinhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhàtrường, bảo vệ quyền, lợi Ých chính đáng của người học:

7 Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vàocác cơ quan Nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.[31.118]

1.2.1.4 Các hành vi sinh viên không được làm

Sinh viên là chủ thể của hoạt động học Họ thuộc các thành phầnkhác nhau trong xã hội nên có sự khác biệt về nhận thức và văn hoá ứng

xử Để có môi trường giáo dục tốt đẹp thì hành vi củangười học cần có

sự điều chỉnh theo những chuẩn mực nhất định Để xây dựng môi trườnggiáo dục tốt đẹp luật giáo dục năm 2005 đã quy định những hành vi màngười học không được làm sau đây:

1 Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bbọ,nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác;

2 Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh:

3 Hót thuốc, uống rượu, bia trong giê học; gây rối an ninh, trật tự trong

cơ sở giáo dục và nơi công cộng [31.119]

1.2.2 Công tác quản lý sinh viên.

Công tác quản lý sinh viên là quản lý việc thực hiện các nhiệm vôhọc tập của sinh viên theo đúng chương trình, kế hoạch đã định và thựchiện đúng các quy chế, quy định hiện hành Tổ chức giáo dục chính trị,

tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên Tổ chức, quản lý đời sống vậtchất và tinh thần của sinh viên

1.2.3 Nội dung công tác quản lý sinh viên (Công tác học sinh – sinh

viên)

1 Tổ chức tiếp nhận sinh viên tróng tuyển vào học

Trang 16

2 Tổ chức quản lý việc học tập của sinh viên theo đúng chương trình, kếhoạch đã định và thực hiện đúng các quy chế, quy định hiện hành.

3 Tổ chức quản lý đời sống vật chất của sinh viên: ăn ở, sinh hoạt, củasinh viên

4 Tổ chức quản lý đời sống tinh thần của sinh viên: Công tác chính trị tưtưởng, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt độngkhác của sinh viên

5 Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đốivới sinh viên về học bổng, học phí, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác

có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của sinh viên

6 Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương nơi trườngđóng xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộitrên địa bàn nơi đóng: giải quyết kịp thời đúng đắn các vụ việc, các vấn

đề liên quan đến sinh viên Hướng dẫn sinh viên nghiêm chỉnh chấphành pháp luâth và nội quy quy chế

7 Biểu dương khen thưởng những sinh viên đạt thành tích cao trong họctập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, trong các hoạt động xã hội, xử lý kỉluật đối với sinh viên vi phạm pháp luật và nội quy, quy chế Chỉ đạothực hiện tốt công tác thanh tra [3.7]

1.2.4 Mục đích của công tác quản lý sinh viên.

Công tác quản lý sinh viên phải hướng vào mục tiêu đào tạo chungcủa nhà trường, là hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực côngdân; đào tạo người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòngnhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, có kiến thứcvăn hoá, khoa học, công nghệ, kĩ năng nghề nghiệp, có sức khoẻ, có khảnăng góp phần có hiệu quả làm cho dân giầu nước mạnh đưa đất nướctiến kịp thời đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [3.5]

Công tác quản lÝ sinh viên là một trong những công tác trọng tâmcủa nhà trường Công tác quản lý sinh viên phải thực hiện theo đúng

Trang 17

đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của BộGiáo dục và Đào tạo và nội quy, quy chế của nhà trường [3.5]

Sinh viên vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình đào tạo, do

đó công tác quản lý sinh viên được chú trọng và quan tâm sẽ góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo

1.2.5 Hệ thống tổ chức làm công tác quản lý sinh viên

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày18/7/2003 quy định về chức năng, nhiệm vô, quyền hạn và cơ cấu tổchức của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết dinh số 4778/QĐ - BGD

& ĐT - TCCB ngày 8/9/2003 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ củacác tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Nghị định trên của Chính phủ,trong đó có Vụ Công tác học sinh, sinh viên

- Cấp Bộ: Vụ Công tác học sinh, sinh viên có chức năng giúp Bộtrưởng BGD & ĐT thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác

HS – SV trong các trường đào tạo có nhiệm vô:

1 Trình Bộ trưởng các văn bản về quy chế, quy trình, chế độ chính sáchtrong công tác học sinh, sinh viên các trường đại học, cao học và cáctrường tạo nguồn và sự bị đại học, THCN và Dạy nghề ở trong nước, kể

cả lưu học sinh nước ngoài đến học tập tại Việt Nam

2 Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các trường thực hiện các chính sách, chế

độ liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của học sinh sinh viên

3 Xây dựng các văn bản quy định về công tác chính trị, tư tưởng củahọc sinh, sinh viên trong các trường đào tạo, đồng thời theo dõi kiểm traviệc thực hiện

4 Làm đầu mối phối hợp với TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, TW hộisinh viên Việt Nam và các ngành, các địa phương có liên quan trong mọihoạt động của phong trào học sinh, sinh viên

Trang 18

5 Phối hợp với bộ nội vụ và chính quyền địa phương trong công tác bảo

vệ trật tự trị an trong các trường đào tạo

6 Nắm chắc tình hình học sinh sinh viên, giải quyết, xử lí các vụ việc cụthể của học sinh sinh viên trong phạm vi trách nhiệm của Bộ

7 Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị hữu quan quản lý công tác họcsinh trong các trường tạo nguồn dự bị đại học trực thuộc Bộ

- Cấp trường: Các trường đào tạo chịu sự chỉ đạo và quản lý thốngnhất theo ngành của Bộ giáo dục và đào tạo về công tác học sinh, sinhviên, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản, đồngthời chịu sự chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với một số việc cóliên quan

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chủ yếu và phải đích thânchỉ đạo công tác học sinh, sinh viên của trường:

1 Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các nội quy, quy chế, chủ trương chínhsách đối với học sinh, sinh viên đảm bảo dân chủ công khai và côngbằng xã hội ở tất cả các khâu có liên quan đến học sinh, sinh viên Quyếtđịnh các biện pháp thích hợp nhằm đưa công tác học sinh, sinh viên vào

nề nếp, đảm bảo cho học sinh, sinh viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa

vụ của mình

2 Nắm chắc tình hình học sinh, sinh viên về các mặt học tập và rèn luyện,tình hình tư tưởng và đời sống Định kỳ tổ chức đối thoại với họcsinh,sinh viên để cung cấp kịp thời cho học sinh, sinh viên những thôngtin cần thiết của trường, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thờinhững yêu cầu bức xúc mà nhà trường và học sinh, sinh viên quan tâm

3 Bồi dưỡng và lùa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình làm côngtác học sinh, sinh viên

4 Bảo đảm các điều kiện vật chất và cơ chế để phát huy vai trò của tổchức đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và hội sinh viên (nếu có)trong công tác học sinh, sinh viên và các mặt công tác khác của trường,

Trang 19

đặc biệt là các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống,giáo dục truyền thống, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao

và các hoạt động xã hội khác trong nhà trường

- Cấp phòng: phòng công tác chính trị và sinh viên có chức nănggiúp Hiệu trưởng trong công tác học sinh, sinh viên với các nhiệm vụ:

1 Tổ chức tiếp nhận học sinh,sinh viên tróng tuyển vào trường Sắp xếp

bố trí học sinh, sinh viên vào các líp học theo đúng ngành nghề đượctuyển chọn, chỉ định ban đại diện líp học sinh, sinh viên (líp trưởng, lípphó Xử lý những trường hợp học sinh, sinh viên không đủ điều kiện vàcác thủ tục, hồ sơ vào trường Tiến hành làm thẻ học sinh, sinh viên, thẻthư việncho học sinh, sinh viên

2 Tổ chức khám sức khoẻ cho học sinh, sinh viên mới vào trường, khámsức khoẻ định kì cho học sinh,sinh viên trong thời gian học tập theo quyđịnh tại thông tư liên bộ y tế - đại học, THCN và DN (nay là Bộ giáodục và đào tạo), xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ

để học tập Triển khai công tác bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn thân thểcho học sinh, sinh viên, phối hợp với các cơ quan bảo hiểm, phối hợpvới các cơ quan bảo hiểm, các phòng ban có liên quan, giải quyết cáctrường hợp học sinh, sinh viên bị ốm đau tai nạn rủi ro

3 Phối hợp với các phòng ban, tổ chức “tuần sinh hoạt công dân họcsinh – sinh viên” vào đầu mỗi năm học cho học sinh, sinh viên với nộidung sau: phổ biến tình hình trong nước vàquốc tế, các chính sách và chế

độ của nhà nước đối với học sinh – sinh viên (học bổng, học phí, trợ cấp

xã hội, nghĩa vụ quân sự trong thời bình, về an ninh, trật tự trị an…), cácquy chế, nội quy, các thông tư,chỉ thị liên quan đến học sinh, sinh viên,các kiến thức pháp luật thường thức, các vấn đề thời đại: môi trường,dân số, siđa

4 Phối hợp các khoa tiến hành phân, xếp loại học sinh, sinh viên theotừng học kỳ, năm học, giai đoạn và kết thúc khoá học theo quy chế hiện

Trang 20

hành làm căn cứ để thực hiện chế độ học bổng, trợ cấp xã hội và họcphícho học sinh – sinh viên Kiến nghị biểu dương khen thưởng tập thể

và cá nhân học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong học tập và rènluyện đối với những học sinh, sinh viên vi phạm quy chế, nội quy Giảiquyết các thủ tục hành chính, chuyển các học sinh, sinh viên bị thi hành

kỉ luật ở mức đình chỉ học tập, buộc thôi học về địa phương

5.Phối hợp với phòng đào tạo tổ chức kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện

kế hoạch, chương trình học tập, thực tập, thi và kiểm tra học phần, mônhọc, học kì, lên líp và thi tốt nghiệp cho các líp, khoá học

6 Phối hợp với phòng đào tạo và các khoa, phòng, ban liên quan tổ chứccho học sinh, sinh viên thamgia nghiên cứu khoa học, xét học bổngkhuyến khích tài năng cho những học sinh, sinh viên xuất sắc trong họctập và NCKH

7 Phối hợp với đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội sinh viên vàcác phong ban tổ chức tạo điều kiện cho hócinh, sinh viên tham gia cáchoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ sở thích vàcác hoạt động giải trí lành mạnh khác Định kì tổ chức các cuộc tiếp xúc,đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo nhà trường với học sinh, sinh viên, làmđầu mối giải quyết và trả lời khiếu nại của học sinh, sinh viên [3.17]

1.3 Khái niệm về chất lượng và chất lượng đào tạo.

1.3.1 Chất lượng.

Có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng, chất lượng luôn ởtrạng thái động, chỉ mang tính tương đối và phù hợp với từng thời kì cụthể, nhưng nói chung chóng ta có thể hiểu rằng chất lượng là sự đáp ứngmục tiêu, đáp ứng yêu cầu của thị trường và xã hội [13.2]

Trang 21

chúng chấp nhận và thống nhất thể hiện ở mức độ đóng góp nhân cáchđược đào tạo vào sự phát triển xã hội [13,7]

Chất lượng giáo dục là vấn đề quan trọng hàng đầu của hoạt độnggiáo dục Chất lượng giáo dục phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu giáodục, nội dung, phương pháp giáo dục, quá trình tổ chứcc và hoạt độnggiáo dục Chất lượng giáo dục không tốt thì mục tiêu giáo dục không đạtđược

Trong thời gian gần đây, chất lượng giáo dục được sự quan tâm,chú ý của mọi người trong xã hội Sự phát triển nhanh về quy mô đàotạo, số lượng người học đã làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn,chất lượng giáo dục không đảm bảo Bệnh chạy theo thành tích trongngành giáo dục đã làm cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, người

xử dụng lao động và mọi người trong xã hội không xác định đúng đượcchất lượng giáo dục Tâm lý coi trọng bằng cấp trong xã hội làm chongười học chạy theo bằng cấp cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáodục [31,23]

Để đảm bảo chất lượng giáo dục cần có nhiều biện pháp đồng bénh:

+ Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục

+ Nâng cao trình độ và đề cao trách nhiệm nhà giáo, cán bộ quản

lý giáo dục

+ Đổi mới phương pháp nội dung giáo dục

+ Thực hiện tốt quy chế giảng dạy, học tập, thi cử, tăng cườngcông tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giáo dục

+ Đổi mới công tác quản lý giáo dục nói chung và công tác quản

lý sinh viên nói riêng

1.3.3 Chất lượng đào tạo.

Chất lượng đào tạo là trình độ đạt được so với mục tiêu đào tạothể hiện ở trình độ phát triển nhân cách của sinh viên sau khi kết thúc

Trang 22

qỳa trỡnh đào tạo, được xem xột, đỏnh giỏ toàn diện hay từng mặt vàtrong một hệ thống điều kiện nhất định sỏt với thực tiễn nhu cầu xó hội.[25,36]

Chất lượng đào tạo thể hiện ở nhõn cỏch của sinh viờn sau khi tốtnghiệp Nhan cỏch của sinh viờn thể hiện ở phẩm chất và năng lực

Phẩm chất bao gồm: Phẩm chất người cụng dõn, phẩm chất củangười lao động núi chung và ở một lĩnh vực lao động nhất định Năng lựcbao gồm: hệ thống kiến thức khoa học nhất định và hệ thống kĩ năng, kĩxảo

Sơ đồ 1.1: Mụ hỡnh nhõn cỏch [25,25]

1.3.4 Cỏc yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

- Đường lối, chủ trương, chớnh sỏch của Đảng và nhà nước về giỏodục: luật giỏo dục, quy định, quy chế, điều lệ, cỏc chuẩn,tiờu phớ

động nghề nghiệp

Kiến thức:

- Khoa học

- Lý thuyết cơ sở

- Lý thuyết

kỹ thuật chuyên môn

KN, KX trí óc và chân tay:

KN, KX trong các hoạt động

- Các hoạt

động nghề nghiệp

- Các hoạt

động chính trị, xã hội

Năng lực

Trang 23

- Bé máy tổ chức quản lý và lực lượng giáo dục: cơ chế quảnlý,cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, sinh viên

- Mục tiêu, nội dung, chương trình hình thức và phương pháp dạyhọc

- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

- Môi trường giáo dục và môi trường dạy học

- Thông tin giáo dục và thông tin dạy học

Trong các yếu tố trên thì yếu tố quan trọng và ảnh hưởng nhiềunhất đến chất lượng giáo dục là trình độ chuyên môn và đạo đức của giáoviên, và bao trùm toàn bộ các yếu tố quản lý trong đó có công tác quản

lý sinh viên

1.4 Mối liên hệ giữa công tác quản lý sinh viên với chất lượng đào tạo.

Đại hội Đảng lần thứ 9 nhận định: “Thế kỉ XXI tiếp tục có nhiềubiến đổi Khoa học và công nghệ sẽ có bước nhảy vọt Kinh tế tri thức cóvai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất”

Khoa học – Công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triểnnguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại, đóng vai trò chủyếu trong việc nâng cao ý thức dân téc và năng lực các thế hệ Chính vìvậy đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu Người ta quantâm hơn đến chất lượng giáo dục, đến nhân cách người học, đến cách tổchức quá trình giáo dục và hệ thống giáo dục

Giáo dục nước ta những năm qua đã có sự đầu tư tốt hơn,cơ sở vậtchất được tăng cường hơn, quy mô đào tạo được tăng nhanh, đang tiếp tụcthực hiện sự đổi mới toàn diện, sâu sắc hơn cả về cơ cấu hệ thống, nộidung, phương pháp cơ chế quản lý …tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sinhviên trong học tập, nghiên cứu khoa học và phát huy tài năng, trí tuệ củamình

Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới để tiếp cận nền kinh tếtiên tiến của thế giới, phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam Các

Trang 24

ngành nghề cần sử dụng đội ngò lao động là những công nhân, kĩ thuậtviên có trình độ bậc cao, những chuyên gia, trí thức trẻ đáp ứng yêu cầucủa thời đại Đó chính là thời cơ cho ngành giáo dục Việt Nam tham giavào việc đào tạo nhân lự cho khu vực thế giới, đồng thời cũng là thời cơcho sinh viên Việt Nam rèn luyện, học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng

đẻ hội nhập

Công tác quản lý sinh viên là một bộ phận trọng tâm, chủ yếu hìnhthành nhân cách cho sinh viên trong toàn bộ quá trình tổt chức tào tạo ởcác trường đại học.[3,3]

Làm tốt công tác quản ló sinh viên sẽ giúp cho sinh viên có cáchnhìn đúng đắn về cuộc sống, về quyền lợi và nghĩa vụ của mình từ đósinh viên chủ động tích cực học tập trau dồi kiến thức khoa học, để saukhi tốt nghiệp trở thành người lao động có phẩm chất, có ngăng lực

Làm tốt công tác sinh viên, đảm bảo cho sinh viên được hưởngđầy đủ quyền lợi về chế độ chính sách của nhà nước

Làm tốt công tác quản lÝ sinh viên giúp cho sinh viên có đời sốngvật chất tinh thần tốt hơn, phong phú hơn từ đó giúp cho sinh viên cóđộng lực học tập, nâng cao được chất lượng học tập của sinh viên

Mục tiêu của công tác quản lÝ sinh viên hướng vào mục tiêu đàotạo chung của nhà trường và hình thành nhân cách, phẩm chất và nănglực công nhân, đào tạo người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỉ luật,giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, cókiến thức văn hoá, khoa học, công nghệ, kĩ năng nghề nghiệp, có sứckhoẻ, có khả năng góp phần có hiệu quả làm cho dân giàu nước mạnhđưa đất nước tiến kịp thời đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổquốc

Công tác quản lý sinh viên là một trong những công tác trọng tâmcủa nhà trường Công tác quản lý sinh viên phải thực hiện theo đúng

Trang 25

đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ giáodục và đào tạo và nôi quy của nhà trường

Quản lý sinh viên là quản lý việc học tập của sinh viên theo đúngnội dung chương trình lập kế hoạch của nhà trường; quản lý việc giáodục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên; quản lý về đờisống vật chất và tinh thần của sinh viên Tóm lại công tác quản lý sinhviên quan tâm đến mọi hoạt động của sinh viên giúp cho việc giáo dụctoàn diện sinh viên đạt kết quả tốt

Sinh viên vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình đàotạo, do

đó công tác quản lý sinh viên nếu được chú trọng và quan tâm sẽ gópphần nâng cao chất lượng đào tạo

Trang 26

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY

Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ Ở VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

HIỆN NAY 2.1 Thực trạng sinh viên và công tác quản lý sinh viên ở các trường đại học.

2.1.1 Thực trạng sinh viên trong các trường đại học.

2.1.1.1 Những mặt tích cực.

- Trong những năm qua, quy mô đào tạo tiếp tục được mở rộng,các loại hình đào tạo tiếp tục phát triển đa dạng,số lượng sinh viên tiếptục tăng lên; chất lượng đàotạo; tính chủ động, sáng tạo trong học tập,thực hành, nghiên cứu khoa học; ý thức rèn luyện, tự học của sinh viênđược nâng cao

- Về mặt tư tưởng, đạo đức, lối sống của sinh viên tiếp tục có nhữngchuyển biến tiến bộ Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mục tiêu

“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” đã tạo đượcniềm tin của sinh viên vào Đảng và sự nghiệp đổi mới của Đảng Trongmỗi sinh viên lòng yêu nước, lòng tự tôn dân téc thể hiện bằng hoài bãolập thân, lập nghiệp, quyết tâm xoá đói nghèo, tụt hậu cũng được nâng caohơn Thái độ và ý thức chính trị của sinh viên ngày càng được nâng lêntheo hướng tích cực Sinh viên tham gia ngày càng nhiều vào các hoạtđộng chính trị – xã hội mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc

- Hầu hết sinh viên có lối sống lành mạnh, năng động, sáng tạo và

có ý chí vươn lên mạnh mẽ Phong trào phấn đầu trở thành Đảng viên và

tỷ lệ sinh viên được kết nạp vào Đảng ngày càng cao Việc học ngoạingữ, tin học và một sô số nghề khác đã thành phong trào rộng rãi Sinhviên tham gia các kì thi Olimpic các môn học, phong trào nghiên cứukhoa học ngày càng nhiều và có hiệu quả

- Sinh viên hiện nay được giao lưu, tiếp xúc với nhiều luồng vănhoá, nghệ thuật bên ngoài, nhưng đa số vẫn giữ được phong cách truyền

Trang 27

thống dân téc, lối sống lành mạnh, nêu cao cảnh giác không để kẻ xấu lợidụng, kích động gây mất ổn định chính trị – xã hội Hiện tượng sinh viên

vi phạm đạo đức, pháp luật, tệ nạn xã hội có chiều hướng giảm

- Tính tích cực xã hội sinh viên ngày càng rõ nét; sinh viên hănghái tham gia các phong trào học tập, rèn luyện Vì ngày mai lập nghiệp,phong trào tự quản ký túc xá, xây dựng KTX văn minh, sạch đẹp, nhàtrường không ma tuý, tệ nạn xã hội, phong trào sinh viên tình nguyệntham gia các hoạt động xã hội ngày càng tăng với ý thức tự giác cao

2.1.1.2 Những mặt hạn chế

- Hiện nay là còn nhiều sinh viên thiếu trung thực trong học tập vàthi cử, một bộ phận chưa có hoài bão, lý tưởng; một só vi phạm nội quy,quy chế, có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, đua đòi

- Tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý, cờ bạc, rượu bia, mê tín, vi phạmpháp luật trong sinh viên tuy Ýt nhưng chưa ngăn chặn được, gây nhiều

2.1.2 Thực trạng công tác quản lý sinh viên trong các trường đại học

2.1.2.1 Bộ máy làm công tác quản lý sinh viên.

Hiện nay một số trường đã chủ động kiện toàn bộ máy làm côngtác sinh viên theo hướng tập trung vào một đầu mối trên cơ sở sát nhậpcác bộ phận làm công tác chính trị, công tác sinh viên thành phòng côngtác chính trị – sinh viên hoặc phòng công tác sinh viên nên thuận tiệncho công tác quản lý sinh viên

Trang 28

Tuy nhiên vẫn còn một số trường chưa có phòng công tác sinhviên chuyên trách mà chỉ giao cho phòng đào tạo hoặc ban quản lý KTXtheo dõi sinh viên, có trường giao cho khoa, cho đoàn thanh niên, hộisinh viên Công đoàn trường, phòng quản trị, phòng công tác chính trịv.v… nên việc triển khai các hoạt động quản lý sinh viên còn chưa đồng

- Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết củaĐảng, chủ trương, chính sách của nhà nước báo cáo thời sự trong nước

và quốc tế

- Duy trì tổ chức “tuần sinh hoạt công dân – sinh viên” vào đầunăm học, đầu khoá học theo nội dung Bộ giáo dục và đào tạo hướng dẫnhàng năm như: báo cáo tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước vàquốc tế, phổ biến các quy chế về học tập, thực hành, nghiên cứu khoahọc, các quy chế về học sinh, sinh viên các chế độ chính sách về liênquan đến công tác phòng chống ma tuy, tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệmôi trường và phổ biến triển khai công tác đoàn, hội

- Nhiều trường chú ý khau giáo dục truyền thống, hướng về cộinguồn thông qua các hoạt động tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn trongnăm, phong trào đền ơn đáp nghĩa, tổ chức chi sinh viên đi tham quancác di tích lịch sử, văn hoá Đây là dịp để sinh viên nâng cao nhận thức,trách nhiệm, tự hoàn thiện nhân cách đạo đức, lối sống

- Đẩy mạnh thực hiện phong trào “xây dựng đời sống văn hoátrong trường học” và tổ chức các sân chơi lành mạnh cho sinh viên như

Trang 29

hoạt động thể thao, tổ chức các câu lạc bộ học thuật, biểu diễn văn nghệtiến tới các “hội thi tiếng hát sinh viên, học sinh chuyên nghiệp toànquốc”, “hội thi nghiệp vụ sư phạm – văn hoá - thể thao của các trường sưphạm toàn quốc” theo định kì, hội thể thao đại học và giáo dục chuyênnghiệp đã phối hợp với vụ công tác học sinh, sinh viên Bộ giáo dục vàđào tạo tổ chức các giải thi đầu thể thao sinh viên, học sinh toàn quốccho từng môn thể thao phù hợp với tuổi trẻ học đường đã thu hót nhiềusinh viên, các thầy cô giáo tham gia và đã đạt được các giải thưởng cao.

- Công tác phát triển đảng trong sinh viên được Đảng uỷ cáctrường quan tâm cũng là động lực thúc đẩy tu dưỡng, rèn luyện phẩmchất chính trị, tư tưởng,đạo đức, lối sống trong sinh viên Sè lượng sinhviên phấn đầu vươn lên để trở thành đảng viên và số sinh viên được kếtnạp vào Đảng có chiều hướng ngày càng tăng

- Quy định mới về đánh giá phân loại đạo đức, sinh viên đã có tácđộng tích cực trong việc thúc đẩy tudưỡng, rèn luyện của sinh viên Việclượng hoá các tiêu chí rèn luyệnu, yêu cầu từng sinh viên phải phấn đấurèn luyện song song với phấn rèn luyện song song với phấn đáu học tập

2.1.2.3 Công tác quản ló việc học tập của sinh viên.

- Các trường đại học đều thực hiện việc tổ chức, quản lý học tập củasinh viên theo quyết định số 04/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 11 tháng 02 năm

1999 của Bộ trưởng BGD&ĐT về việc ban hành qui chế tổ chức đào tạo,kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học cao đẳng hệ chính qui

- Nền nếp kỉ cương trong học tập, thực hành của sinh viên trongnhững năm gần đây đã được lập lại, tình trạng bỏ học, nghỉ học tuỳ tiện,gian lận trong thi cử có chiều hướng giảm dần

- Nhiều trường đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi, đề thi, thànhlập các ban thanh tra, giám sát thi, kiểm tra học phần, môn học theo từngnăm học, việc kiểm tra, thi của nhiều trường được thực hiện nghiêmngặt, công khai, dân chủ giúp cho việc đánh giá kết quả học taapj đảm

Trang 30

bảo chính xác, công bằng, tránh được hiện tượng học tủ, học lệch, quaycóp, xin điểm, mua điểm, coi đó là yếu tố đảm bảo cho chất lượng đàotạo của trường mình.

2.1.2.4 Các chế độ chính sách đối với sinh viên

Các trường dã nghiêm túc thực hiện các chế độ chính sách chosinh viên nh: chế độ về học bổng, về chính sách ưu đãi, về miễn giảmhọc phí, cho vay quĩ tín dụng, về công tác bảo hiểm chăm lo sức khoẻcho sinh viên

2.1.2.5 Công tác quản lÝ sinh viên nội trú, ngoại trú.

- Về công tác quản lÝ sinh viên nội trú

Nhu cầu về chỗ ở của sinh viên trong kí túc xá đòi hỏi ngày mộtnhiều tăng theo ti lệ thuận với tăng qui mô đào tạo ở các trường, hiện nay

có thể chia làm mấy loại trường như sau: một số trường không có kí túc xá,sinh viên phải ở ngoại trú 100%, một số trường chỉ đáp ứng được một phầnnhu cầu, một số trường đáp ứng gần như 100% nhu cầu của sinh viên

Công tác quản lí ở kí túc xá nói chung các trường đều có mô hình

tổ chức quản lí thống nhất thành lập: “đội học sinh sinh viên tự quản”,

“đội thanh niên xung kích bảo vệ an ninh”, “đội thanh niên cờ đỏ”, “tổbảo vệ kí túc xá” và có cán bộ quản lí có kinh nghiệm Các tổ chức trênhoạt động nhip nhàng theo chức năng và nhiệm vụ được phân công, nên

có kết quả tốt.Phòng kí túc xá nhiều trường được xây dựng tiện nghikhép kín điện nước được lắp công tơ hầu hết qui định không được nấu ăntrong phòng ở nhiều trường đã đặt ra chế độ định kì kiểm tra, xếp loạihoặc thi phong ở sạch, đẹp, kiểu mẫuv.v…

Nhiều trường đã thực hiện xã hội hoá giáo dục, huy động thêm sựđóng góp của các địa phương để xây dựng thêm KTX tăng chỗ ở chosinh viên Mặc dù trong 3 năm qua các trường và một sô địa phương như

Hà Nội (có làng sinh viên HACINCO) đã có nhiều cố gắng lỗ lực, nhưng

Trang 31

bình quân chung hiện nay các trường cũng chỉ mới đáp ứng được khoảng30% nhu cầu ở kí túc xá của sinh viên, ở các thành phố lớn thù tỉ lệ nàycòn thấp hơn

Tuy nhiên, cũng còn một số trường trong nhiều năm không đượcđầu tư kí túc xá và nhà ăn cho sinh viên, nên rất đáng lo ngại khâu vệsinh an toàn thực phẩm và phòng tránh tệ nạn xã hội Sinh viên hoàntoàn tự túc ở, ăn và tự lo mọi sinh hoạt Một số trường, trong kí túc xásinh viên vẫn còn hiện tượng che riđô ở các giường của sinh viên

- Về công tác quản lý sinh viên ngoại trú

Đến nay sinh viên ở ngoại trú chiếm gần 80% (trong đó số ở vớigia đình tại các đô thị và thành phố lớn chiếm khoảng 50%) Sinh viênngoại trú tại thành phố lớn ở trọ phân tán khắp tất cả các quận , huyện; ởcác đô thị nhỏ ở các nhà trọ thường thiếu tiện nghi, điều kiện vệ sinhkém và Ýt bảo đảm an toàn (về an ninh trật tự, tệ nạn xã hội, tội phạm).Đặc điểm nổi bật của sinh viên ngoại trú thường trong việc theo dõi,quản lý

Thực hiện quy chế công tác sinh viên ngoại trú của bộ giáo dục vàđào tạo, nhiều trường đã chủ động xây dựng chương trình công tác sinhviên ngoại trú như: xây dựng quy định về ngoại trú, biểu mẫu số đăng kí,thống kê, nhiều trường in và phát cho sinh viên sổ tay liên lạc ngoại trú đểcông an nhận xét, để ghi sù thay đổi địa chỉ chỗ ở của mình báo cho giáoviên chủ nhiệm hoặc cán bộ được giao nhiệm vụ theo dõi công tác nàycủa trường, có nhiều trường đã xây dựng được phần mềm quản ló sinhviên ngoại trú và thường cử cán bộ có kinh nghiệm, nhiệt tình của phòngcông tác sinh viên hoặc cán bộ của khoa theo dõi công tác ngoại trú

Tuy nhiên công tác quản lÝ sinh viên ngoại trú, nhiều trường chưaquan tâm, thiếu chủ động, thiếu biện pháp phối hợp với chính quyền,công an địa phương nên không nắm được địa chỉ sinh viên, buông lỏngmảng công tác sinh viên ngoại trú

Trang 32

Để đua công tác quản lÝ sinh viên ngoại trú di vào nề nếp, bộ giáodục và đào tạo đã nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đáng giá công tácsinh viên nọi trú, ngoại trú, đa lấy ý kiến của đại biểu 21 cụm trường,hiện đang chỉnh sủa và sẽ trình lên lãnh đạo bộ xem xét ban hành thựchiênh thống nhất trong các trường vào những năm học tới.

2.1.2.6 Công tác quản lí đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trong các trường học hiện nay.

Những mặt được:

Gĩư vững được ổn định chính trị- xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự,

an toàn trong trường học

Tạo được phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hoá trongtrường học, vai trò của đoàn thanh niên, hội sinh viên được đề cao và làchủ lực trong việc tạo ra những hoạt động, sân chơi lành mạnh, bổ Ých,thu hót sinh viên tham gia, vì thế đã đẩy lùi được các tiêu cực như matuý, tệ nạn xã hội và tội phạm trong nhà trường

Phần lớn các trường đã coi trọng và quan tâm đúng mức đến côngtác bảo vệ an ninh, trật tự, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm có liênquan đến sinh viên, đến các vấn đề tệ nạn xã hội, luật an toàn giao thông

Trang 33

phép, làm ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàntrường học.

Một số trường chưa quan tâm đảm bảo an ninh, trật tự và các điềukiện cho sinh viên khu nội trú dẫn đến tình trạng sinh viên phản khángtập thể bằng cách đập phá tài sẩn chung khu nội trú

Tệ nạn ma tuý, rượu bia bê tha, cờ bàc, lô đề, mê tín…là mối đedoạ thế hệ trẻ trường học và đến nay vẫn chưa thật sự chấm dứt

2.1.2.7 Quản lý sinh viên thông qua công tác đoàn, hội và các phong trào nhà trường.

Hoạt động giáo dục chính trị- tư tưởng cho sinh viên: Nội dunghoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên của các đoàn trườnglà: phong trào đền ơn đáp nghĩa, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai,ủng hộ sinh viên nghèo, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, phong tràoánh sáng văn hoá hè, phong trao thanh niên sinh viên tình nguyện, tổchức đi thăm bảo tàng, di tích lịch sử, làm vệ sinh môi trường, giao lưuvăn nghệ, thể thao với các trường, giao lưu quốc tế

Phong trào “xây dựng kí túc xá văn minh, sạch, đẹp, nhà trườngkhông có ma tuý, tệ nạn xã hội” tạo ra nếp sống văn minh, lịch sự và ýthức bảo vệ môi trường của sinh viên các trường

Phong trào sinh viên tình nguyện tại chỗ, tình nguyện đi các vùngsâu, vùng xa giúp đồng bào và thanh niên vùng khó khăn để chuyển giaocông nghệ kĩ thuật sản xuất, xoá mù chữ, khám chữa bệnh miễn phí, xâydựng phong trào đoàn thanh niên, đội thiếu niên đã được lãnh đạo vànhân dân đánh giá cao

Một số mặt hạn chế: hai bên chưa phân rõ trách nhiệm cụ thể nênhiệu quả của sự phối hợp chưa cao; hoạt động của đoàn, hội trong một sốtrường học chưa bám vào những nhiệm vụ chính, trọng tâm nhà trường

là phong trào học tập, nghiên cứu khoa học, chống gian lận trong kiểmtra, thi cử, làm luận văn, đồ án Một số trường đoàn thanh niên còn nặng

Trang 34

về tính hình thức, hoạt động bề nổi, văn hoá, văn nghệ giao lưu mà chưa

đi sâu vào công tác giáo dục, tu dưỡng, rèn luyện cho sinh viên [2,6]

2.2 Viện Đại Học Mở Hà Nội và công tác quản lý sinh viên hệ chính quyn ở Viện Đại Học Mở Hà Nội hiện nay

2.2.1 Vài nét về Viện Đại Học Mở Hà Nội.

2.2.1.1 Nhiệm vụ của Viện Đại Học Mở Hà Nội.

“Viện Đại Học Mở Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứuvới các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầuhọc tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học, kĩthuật cho đất nước”

“Viện Đại Học Mở Hà Nội là tổ chức hoạt động trong hệ thống cáctrường đại học quốc gia do Bộ giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý vàđược hưởng mọi quy chế của một trường đại học công lập” [32,4]

Viện Đại Học Mở Hà Nội khác đại học truyền thống ở thuật ngữ “Mở”

Mở về phương thức đào tạo: đào tạo chính quy, đào tạo từ xa, đàotạo tại chức (hệ vừa học vừa làm)

Mở về chương trình đào tạo: đào tạo theo một chương trình hoànchỉnh của bậc đại học, cao đẳng, trung cấp theo khung chương trình của

Bộ giáo dục và đào tạo quy định; đào tạo theo chương trình bồi dưỡngkiến thức cho nhiều lĩnh vực khác nhau, cho nhiều đối tượng khác nhau,đào tạo nâng cao trình độ học vấn cho các sĩ quan quân đội

Mở về các cơ chế quản lý tài chính: là một trường đại học công lậpnhưng không được cấp ngân sách mà phải tự chủ về tài chính

Mở về đối tượng, nhằm tạo cơ hội học tập cho nhiều người, ở mọilứa tuổi và mọi hoàn cảnh khác nhau

Viện Đại Học Mở Hà Nội mở cơ hội học tập cho nhiều người,nhiều đối tượng có nhu cầu học tập nâng cao kiến thức theo các loại hìnhđào tạo:

Trang 35

- Hệ chính quy (trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp): Sinh viênhọc tập trung liên tục thời gian 5 năm, 4 năm, 3 năm, 2 năm tuỳ theongành đào tạo và trình độ đào tạo

- Hệ vừa học vừa làm (hệ tại chức cũ): Sinh viên tập trung liên tụcngoài giê hành chính hoặc tập trung định kỳ

- Hệ từ xa: sinh viên tự học theo hướng dẫn

Ngoài ra Viện Đại Học Mở Hà Nội còn đào tạo:

- Bằng đại học thứ hai (hệ chính quy, hệ tại chức)

- Cao đẳng liên thông (từ THCN lên cao đẳng chính quy)

- Hệ hoàn chỉnh kiến thức (từ cao đẳng lên đại học)

- Chương trình đào tạo cử nhân cao đẳng liên kết với học viện kĩthuật Box Hill, Australia [26,4]

2.2.2.2 Hệ thống tổ chức và các đơn vị trong viện.

- Lãnh đạo viện gồm: Đảng uỷ và Ban giám hiệu

- Chính quyền 3 cấp: Viện – khoa – bộ môn

- Các tổ chức quần chóng:

+ Công đoàn

+ Công đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

+ Hội sinh viên

- Các phòng ban trung tâm:

+ Phòng quản lý đào tạo

+ Phòng công tác chính trị và sinh viên

+ Phòng tổ chức – hành chính

+ Phòng kế hoạch – tài chính

+ Phòng nghiên cứu khoa học

+ Trung tâm phát triển đào tạo từ xa

+ Trung tâm nghiên cứu đào tạo từ xa

+ Trung tâm hợp tác đào tạo quốc tế

+ Trung tâm giáo dục chuyên nghiệp

Trang 36

+ Trung tâm đại học mở Hà Nội tại Đà Nẵng

+ Thư viện

- Các khoa chuyên môn

+ Khoa công nghệ tin học đào tạo chuyên ngành:

Tin học ứng dụng

+ Khoa điện tử thông tin đào tạo chuyên ngành:

Điện tử Viễn thông

+ Khoa công nghệ sinh học đào tạo chuyên ngành:

Công nghệ sinh học

+ Khoa kinh tế đào tạo 2 chuyên ngành

Quản trị kinh doanh, kế toán

+ Khoa du lịch đào tạo 2 chuyên ngành:

Quản trị du lịch khách sạn, hướng dẫn du lịch

+ Khoa tiếng anh đào tạo chuyên ngành:

Biên, phiên dịch tiếng anh, tiếng anh sư phạm

+ Khoa tạo dáng công nghiệp đào tạo 2 chuyên ngành:

Kiến trúc và mĩ thuật công nghiệp

+ Khoa luật đào tạo chuyên ngành: luật kinh tế

Ngoài ra viện còn liên kết với đài tiếng nói Việt Nam và đài truyềnhình Việt Nam, liên kết taị 40 tỉnh thành trong cả nước đào tạo từ xa vàđào tạo tại chức

Viện Đại Học Mở Hà Nội là một trường đại học đào tạo đa ngành(13 chuyên ngành), đa loại hình đào tạo (chính quy, tại chức, từ xa, bằng

II, hoàn chỉnh kiến thức, liên thông) và đa cấp đào tạo (đại học, caođẳng, trung cấp)

Phương hướng của Viện là phát triển mạnh đào tạo từ xa nhưnglấy đào tạo chính quy làm gốc, làm tiền đề, do đó công tác quản lý nóichung vàquản lý sinh viên hệ chính quy nói riêng cần phải được đổi mới

Trang 37

hoàn thiện, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần vào sựphát triển lớn mạnh bền vững của Viện Đại Học Mở Hà Nội

Sè sinh viên đang học tại viện hiện nay: 45.000 sinh viên

- Hệ chính quy: 9.500 sinh viên

- Hệ tại chức: 5.500 sinh viên

- Hệ từ xa: 29.000 sinh viên

- Các hệ khác: 1000 sinh viên

Trang 38

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO:

và TN

TT Hợp tác

Đào tạo QT

TT Đặt tại các địa ph

Khoa Luật

Trang 39

2.2.2 Các văn bản pháp quy về quản lý sinh viên hệ chính quy ở Viện Đại Học Mở Hà Nội.

2.2.2.1 Các quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo về công tác quản lý sinh viên hệ chính quy được thực hiện ở Viện Đại Học Mở Hà Nội.

- Quyết định số 153/2003/ QĐ - TTg ngày 30/07/2003 của thủtướng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ trường đại học”

- Quyết định số 04/1999/BGD & ĐT ngày 11/02/1999 của Bộtrưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế về tổ chức đàotạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học và cao đẳng hệ chínhquy

- Quyết định số 1584/GD - ĐT ngày 27/07/1993 của Bộ trưởng bộgiáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế công tác học sinh, sinhviên trong các trường đào tạo

- Quyết định số 39/2000/QĐ - BGD & ĐT về việc, bổ sung, sửađổi một số điểm trong quy chế công tác học sinh, sinh viên trong cáctrường đào tạo của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo

- Quyết định số 08/2000/QĐ - BGD ĐT ngày 30/03/2000 của Bộtrưởng bộ giáo dục và đào tạo về nghiên cứu khoa học của sinh viêntrong các trường đại học và cao đẳng

- Thông tư liên tịch số 40/1998/TTLT – GD ĐT – BYT ngày 18/07/1998 của Bộ giáo dục và đào tạo và Bộ y tế hướng dẫn thực hiện bảohiểm y tế học sinh, sinh viên

- Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên cáctrường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hệ chính quy banhành kèm theo quyết định số 42/2002./ QĐ - BGD &ĐT ngày21/10/2002 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo

- Quyết định số 25/2006/QĐ - BGD &ĐT ngày 26/06/2006 của Bộtrưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo đại học

và cao đẳng hệ chính quy

Trang 40

2.2.2.2 Quy định của Viện Đại Học Mở Hà Nội về công tác quản lý sinh viên.

Viện trưởng Viện Đại Học Mở Hà Nội quy định chức năng của cácđơn vị trong viện về công tác quản lý sinh viên nh sau:

- Phòng quản lý đào tạo: có chức năng quản lý đào tạo sinh viên

từ khâu tuyển sinh, quá trình học tập đến việc tổ chức cho sinh viên thitốt nghiệp

+ Tiếp nhận thí sinh tróng tuyển, làm thủ tục nhập học cho sinhviên

+ Giúp ban giám hiệu theo dõi, quản lý quá trình học tập của sinhviên, xử lý học tập cuối năm

+ Theo dõi công tác bảo hiểm cho sinh viên

+ Làm thủ tục để sinh viên thuộc diện chính sách được hưởng trợcấp ưu đãi, miễn giảm học phí

+ Cấp thẻ sinh viên cho sinh viên

+ Tư vấn giúp sinh viên giải quyết khó khăn trong học tập

+ Phối hợp cùng với phòng công tác chính trị và sinh viên theo dõicông tác khen thưởng kỉ luật sinh viên

+ Trình duyệt các quyết định thành lập hội đồng tốt nghiệp, phốihợp với các khoa tổ chức cho sinh viên thi và bảo vệ tốt nghiệp Làm thủtục cấp phát bằng cho sinh viên; xin quyết định phân công công tác chosinh viên tốt nghiệp

- Phòng công tác chính trị và sinh viên: phòng mới được thành lập

từ ngày 29/04/2005, phòng có nhiệm vụ: là đầu mối trong việc tổ chứccác hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, xây dựng môitrường học đường trong sạch, lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượnghọc tập,rèn luyện của sinh viên

+ Tổ chức cho sinh viên học chính trị đầu khoá

+ Theo dõi công tác phong trào: văn nghệ, thể dục, thể thao

Ngày đăng: 23/04/2015, 09:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2001), Tài liệu hội nghị giáo dục đại học, Hà Nội Khác
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2005), tài liệu hội nghị công tác học sinh, sinh viên giai đoạn 2002 – 2005, Hà Nội Khác
3. Bộ giáo dục và đào tạo (1993), Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo, NXB giáo dục, Hà Nội Khác
7. Nguyễn Phóc Châu (2005), Quản lý nhà trường, bài giảng cao học chuyên ngành quản lý giáo dục Khác
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiệnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IIIX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia Hà Nội Khác
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành Trung ương khoá IX, NXB chính trị quốc gia Hà Nội Khác
11. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB giáo dục, Hà Nội Khác
12. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội Khác
13. Lưu Xuân Mới (2002), Kiểm định và quản lý chất lượng giáo dục, bài giảng cao học chuyên ngành quản lý giáo dục Khác
14. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra - đánh giá trong dạy – học đại học, NXB giáo dục, Hà Nội Khác
15. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XXI chiến lược phát triển, NXB giáo dục, Hà Nội Khác
16. Phạm Thành Nghị (2000),Quản lý chất lượng giáo dục, NXB đại học quốc gia, Hà Nội Khác
17. Nhà xuất bản lao động (2002) – Xã hội, luật giáo dục và các chế độ chính sách đối với giáo viên, học sinh, sinh viên, NXB lao động – xã hội, Hà Nội Khác
18. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2001), văn bản pháp luật về quản lý học sinh, sinh viên, NXB chính trị quốc gia Hà Nội Khác
19. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
20. Nhà xuất bản Thanh niên (2004), Điều lệ Hội sinh viên Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội Khác
21. Trần Quy Nhơn (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Thanh niên trong các mạng Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội Khác
22. Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác giáo dục, NXB sự thật Khác
23. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w