1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây

117 711 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 796,5 KB

Nội dung

Vì vậy hơn lúc nào hết, những người làm công tác quản lý Giáo dụctrong giai đoạn hiện nay cần thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nângcao trình độ và nghiệp vụ quản lý, cải tiến cá

Trang 1

"Sự giàu có và thịnh vượng này càng phụ thuộc vào tri thức và kỹ năng; khoahọc và kỹ thuật bây giờ được xác lập là những lực lượng có sức mạnh to lớntrong việc định hướng tương lai Các nước đang phát triển phải đối mặt với sựthách thức cần phải tạo ra cho chính họ nhưng con đường học hỏi có thể giúp

họ tiếp cận được xu thế của cuộc cách mạng tri thức" (Ravaroy-singh - nềngiáo dục cho thế kỷ XXI: những triển vọng của Châu Á - Thái Bình Dương )

- Ngày nay dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - côngnghệ, lực lượng sản xuất mang tính bùng nổ Trong đó tri thức khoa học côngnghệ và thông tin ngày càng đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất vậtchất trên quy mô toàn cầu Sự phát triển kinh tế, tương lai sẽ chủ yếu phụthuộc vào nhân tố tri thức - trí tuệ Điều đó đặt ra yêu cầu rất cao cho sựnghiệp đào tạo của nước nhà

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đã đề ra mục tiêu

"từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản thành một nướccông nghiệp" Để thực hiện mục tiêu này Nghị quyết hội nghị TW2 khoá VIII(tháng 12/1996) đã đưa ra định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạocủa nước ta trong thời kỳ CNH - HĐH và nhiệm vụ, mục tiêu phát triển đến

Trang 2

năm 2000 Đồng thời nêu ra giải pháp chủ yếu là: Tăng cuờng các nguồn lựccho Giáo dục - Đào tạo xây dựng đội ngũ giáo viên Tạo động lực cho ngườidạy, người học; Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp Giáo dục - Đào tạo vàtăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, đổi mới công tác quản lý giáodục Trong đó quản lý giáo dục được xem là một giải pháp quan trọng nhằmnâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo.

- Đại hội Đảng IX một lần nữa đã khẳng định "Phát triển Giáo dục - Đàotạo là một trong những động lực quan trọng, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản

để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" Đại hội chủtrương "Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phươngpháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiệnchuẩn hoá, hiện đại hoá" (Văn kiện đại hội Đảng IX) Trong đó đổi mới côngtác quản lý giáo dục được xem như một giải pháp quan trọng nhằm nâng caochất lượng Giáo dục - Đào tạo

1.2 Những năm qua Giáo dục - Đào tạo cả nước và tỉnh Hà Tây nóichung, huyện Chương Mỹ nói riêng đã đạt được những thành tích đáng phấnkhởi, nhưng nhìn chung chất lượng và hiệu quả còn hạn chế, phần nào chuađáp ứng được yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới Nguyên nhân đầu tiên của

sự yếu kém đó đã được chỉ ra từ Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) là:"Công tácquản lý Giáo dục - Đào tạo còn những mặt yếu kém, bất cập" Đến hội nghị

TW 6 (khoá IX) đánh giá "Năng lực quản lý Nhà nước về Giáo dục còn bộc lộnhiều yếu kém, lúng túng trước yêu cầu mới, thiếu tầm nhìn và giải pháp chiếnlược, nặng về đối phó vụ việc đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bấtcập, tư duy và phương thức quản lý Giáo dục còn chịu ảnh hưởng của cơ chếhành chính bao cấp" Kết luận Hội nghị TW 6 (khoá IX) Vì vậy để khắc phụcyếu kém thì một trong những biện pháp chủ yếu là "Đổi mới mạnh mẽ quản lýNhà nước về giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụcmột cách toàn diện"

Trang 3

Vì vậy hơn lúc nào hết, những người làm công tác quản lý Giáo dụctrong giai đoạn hiện nay cần thường xuyên nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nângcao trình độ và nghiệp vụ quản lý, cải tiến các biện pháp quản lý, vận dụngmột cách linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể trong đơn vị quản lý củamình.

Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý chuyên môn lànhiệm vụ vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lýcủa Hiệu trưởng Biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng có vai tròđặc biệt vì nó tác động trực tiếp đến đội ngũ giáo viên, yếu tố quyết định chấtlượng giáo dục của mỗi nhà trường Vì thế người Hiệu trưởng phải là hạt nhânchủ yếu trong việc ứng dụng khoa học quản lý Vận dụng linh hoạt sáng tạocác biện pháp quản lý, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu giáo dục

Thực tế ở huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây các trường THPT đã cónhững đổi mới nhất định về công tác quản lý chuyên môn, song kết quả đạtđược chưa cao Những biện pháp quản lý chuyên môn mà Hiệu trưởng đã ápdụng vào công tác quản lý của mình hầu hết là do kinh nghiệm bản thân vàkinh nghiệm của người đi trước truyền lại cho người đi sau đồng thời tự học làchính

Vì cho đến hết năm học 2004 - 2005 hầu hết cán bộ quản lý và Hiệutrưởng của trường THPT trên địa bàn huyện Chương Mỹ chưa được đào tạodài hạn về công tác quản lý Giáo dục cho nên dù rất cố gắng trong việc quản lýđơn vị, nhà trường các đồng chí Hiệu trưởng vẫn không thể tránh khỏi nhữnghạn chế

Chính vì vậy việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chuyên môncủa Hiệu trưởng các trường THPT huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây nhằm đề racác biện pháp quản lý đồng bộ có tính khả thi cao, phù hợp với phát triển củagiáo dục trong thời kỳ đổi mới của nền kinh tế nước nhà là vấn đề cấp thiếtsớm được nghiên cứu và làm sáng tỏ

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài nghiên cứu:

"Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao

Trang 4

chất lượng dạy học của giáo viên THPT huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây".

Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việcxác định hệ thống các biện pháp quản lý nhà trường Đặc biệt là biện phápquản lý chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT

2 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng

2.2 Khách thể nghiên cứu:

Hoạt động quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng

2.3 Khách thể điều tra:

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng : 15 đồng chí

- Giáo viên 04 trường THPT huyện Chương Mỹ : 200 đồng chí

- Chuyên viên Sở GD-ĐT : 20 đồng chí

3 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý chuyên môn của Hiệutrưởng các trường THPT huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, đề xuất các biện phápnhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT

5 Giả thuyết khoa học:

Hiện nay chất lượng dạy học của giáo viên THPT huyện Chương Mỹchưa cao, người Hiệu trưởng đã tiến hành nhiều biện pháp quản lý chuyên môn

để nâng cao chất lượng dạy và đã đạt được những kết quả nhất định.Tuy nhiênvẫn còn có những bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau Nếu đề xuất đượccác biện pháp quản lý chuyên môn phù hợp thì sẽ nâng cao được chất lượngdạy học của giáo viên THPT

Trang 5

6 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý, quản lý giáodục , quản lý nhà trường, quản lý chuyên môn

- Tìm hiểu thực trạng các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệutrưởng trường THPT huyện Chương Mỹ - Hà Tây

- Đề xuất một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằmnâng cao chất lượng dạy và học

7 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Để có cơ sở lý luận làm nền tảngcho quá trình nghiên cứu Tôi tiến hành thu thập tài liệu lý luận, nghiên cứu tàiliệu, các văn bản pháp quy về giáo dục và đào tạo, các công trình khoa học vềquản lý giáo dục, quản lý chuyên môn từ đó phân tích tổng hợp vấn đề từ góc

lý luận có liên quan đến luận văn

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp quan sát:

Phương pháp quan sát các hình thức thể hiện công tác quản lý của Hiệutrưởng và hoạt động giảng dạy của người giáo viên các trường THPT

+ Phương pháp điều tra:

* Điều tra thu thập số liệu bằng các phiếu, biểu mẫu thống kê về thựctrạng quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy họccủa giáo viên THPT trong phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của các bộ phận quản lý nhà trường,nhằm mục đích đánh giá thực trạng việc quản lý hoạt động chuyên môn củaHiệu trưởng

* Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy,các chuyên gia, các chuyên viên để nhằm đánh giá thực trạng một số biện phápquản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học củagiáo viên THPT

+ Phương pháp phỏng vấn:

Trang 6

Phỏng vấn các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn ởcác trường THPT làm rõ thực trạng quản lý dạy học của Hiệu trưởng.

+ Phương pháp toán thống kê:

Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từcác phiếu thu thập được

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Trang 7

1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu:

Nghiên cứu các biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằmgóp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT là một vấn đềtưởng như đơn giản nhưng lại rất khó khăn phức tạp và cơ bản Vì thực chấtcông tác quản lý trường học của Hiệu trưởng chủ yếu là quản lý chuyên mônvới mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT

Việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường nói chung vànhà trường THPT nói riêng từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của các nướctrên thế giới, trong đó có Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển Giáo dục

- Đào tạo của xã hội để nâng cao chất lượng giảng dạy, vai trò đóng góp củacác biện pháp đó là hết sức quan trọng Đây là vấn đề luôn được các nhà khoahọc trong và ngoài nước quan tâm Họ đã nghiên cứu thực tiễn nhà trường đểtìm ra các biện pháp quản lý chuyên môn sao cho hiệu quả nhất

1.1 Các nghiên cứu quản lý giáo dục Xô Viết trong những công trìnhnghiên cứu của mình đã cho rằng "Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trườngphụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác hoạt độngcủa đội ngũ giáo viên"

Với kinh nghiệm thực tiễn 26 năm làm Hiệu trưởng V.A XUKHOMLinxki đã tổng kết được những thành công cũng như thất bại của mình, cùngvới nhiều tác giả khác ông đã đưa ra một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởngtrường THPT như sau:

- Việc phân công hợp lý công việc qua các thành viên trong Ban Giámhiệu, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng phụ tráchchuyên môn

Các tác giả nhấn mạnh đến sự phối hợp chặt chẽ sự thống nhất quản lýgiữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng để đạt mục tiêu đề ra Các tác giả đềukhẳng định vai trò lãnh đạo toàn diện của Hiệu trưởng Tuy nhiên, trong thực

tế cùng tham gia quản lý nhà trường với Hiệu trưởng còn có vai trò của Phóhiệu trưởng, đặc biệt là Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn Tất

Trang 8

nhiên công việc của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đều nhằm tiến tới mụctiêu chung của nhà trường Song làm thế nào để công việc của Hiệu trưởng vàPhó hiệu trưởng đạt hiệu quả cao nhất, tránh "dẫm chân" lên nhau, tránh bị

"lấn sân" của nhau, mà làm thế là huy động tốt nhất sức mạnh của tập thể giáoviên Đó là vấn đề các tác giả đặt ra trong những công trình nghiên cứu củamình Vì vậy V.A.Xukhom linxki cũng như các tác giả trước chú trọng đến

Sự phân công hợp lý giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng ở đây đượchiểu theo nghĩa: Hiệu trưởng là người lãnh đạo tập thể sư phạm của nhàtrường, chịu trách nhiệm về các vấn đề chung, song không xa rời công tác dạyhọc Bằng việc Hiệu trưởng có thể trực tiếp quản lý một công tác chuyên môn

cụ thể nào đó và am hiểu công tác dạy học môn chuyên ngành thuộc lĩnh vựcchuyên môn của mình Còn Phó hiệu trưởng cùng với Hiệu trưởng đề ra kếhoạch công tác dạy học tối ưu nhất trong điều kiện cụ thể và là người tổ chứcthực hiện kế hoạch này

Khi đã cùng nhau bàn bạc thống nhất và đề ra kế hoạch nghĩa là giữaHiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đã có sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ vớinhau Đây cũng chính là một mặt của sự phân công hợp lý, không phải là dẫmchân lên nhau mà hơn thế còn là "thống nhất với nhau" Bởi vậy các tác giả rấtcoi trọng sự thoả thuận giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng về những thànhcông hay thất bại trong công tác quản lý nhà trường cùng tìm ra biện phápquản lý nhà trường để đạt đuợc hiệu quả cao V.A xukhom linxki đã viết

"Trong khi trao đổi ý kiến vối nhau, chúng tôi đã chính xác hoá những quanđiểm của mình, trong những cuộc trao đổi này đã nảy sinh ra những dự định

mà sau này được phát triển trong lao động sáng tạo của tập thể sư phạm"

- Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:

+Trong những trang viết của mình V.A.Xukhom linxki cũng như các tácgiả V.P xtrezicodin, Gigoocscaia, zakhanôp đều cho rằng một trong nhữngchức năng của Hiệu trưởng nhà trường là phải xây dựng và bồi dưỡng đội ngũgiáo viên, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong lao động và tạo ra khảnăng ngày càng hoàn thiện vì tay nghề sư phạm của mình Muốn xây dựng

Trang 9

được đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tâm huyết với nghề, ngườiHiệu trưởng phải có quyền lựa chọn đội ngũ giáo viên cho trường mình đó lànhững người mà nói theo V.A.Xukhom linxki thì "Người giáo viên tốt nhấtphải là người yêu trẻ, phải biết giao tiếp với trẻ, nắm vững chuyên môn giảngdạy, nắm vững các khoa học có liên quan đến các môn trong nhà trường, vậndụng linh hoạt lý luận dạy học, lý luận giao tiếp, tâm lý học trong thực tiễncông tác của mình, đồng thời phải thành thạo kỹ năng trong lĩnh vực đó".

Hiệu trưởng phải biết đề ra yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn củatừng giáo viên trong trường, từ đó có nội dung, hình thức bồi dưỡng phù hợp.Những biện pháp bồi dưỡng có hiệu quả được các tác giả đề cập đến là tổ chứccho giáo viên học tập có hệ thống về triết học, kinh tế chính trị học, lý luận vềChủ nghĩa Cộng sản khoa học với các hình thức phong phú và hấp dẫn, traođổi thông tin, triển lãm khoa học, giao lưu với giáo viên dạy giỏi nhằm mụcđích: Nâng cao nhận thức của giáo viên về chủ nghĩa Mác-Lênin, nâng caotrình độ về bộ môn của mình giảng dạy, đồng thời cũng hoàn thiện tay nghề sưphạm của mình

+ Tổ chức hội thảo khoa học:

Mét trong những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy

mà các nhà nghiên cứu quan tâm chính là tổ chức hội thảo khoa học Bởi tổchức hội thảo khoa học là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy họccủa giáo viên Vì "Giáo viên càng hiểu biết nhiều anh ta vạch ra trước học sinhnhững triển vọng của khoa học, thường xuyên hơn, càng làm cho học sinh hiểu

kỹ, tính ham hiểu biết của học sinh bộc lộ ra nhiều hơn, ở các em sẽ nảy sinh ranhiều câu hỏi, nhiều thắc mắc hơn, những câu hỏi các em đặt ra sẽ thông minhhơn, thú vị hơn và khó hơn"

Tuy nhiên để hoạt động này đạt hiệu quả cao, nội dung các cuộc hội thảokhoa học được chuẩn bị kỹ phù hợp và có tác dụng thiết thực đến việc dạy học,

tổ chức hội thảo sinh động thu hút được nhiều giáo viên tham gia thảo luận,trao đổi Vấn đề đưa ra hội thảo phải mang tính thực tiễn cao, phải là vấn đề

Trang 10

được nhiều giáo viên quan tâm và có tác dụng thiết thực đối với việc dạy vàhọc.

Qua các buổi hội thảo Hiệu trưởng hiểu thêm được các quan điểm củagiáo viên về việc dạy học, bản thân các giáo viên nắm vững hơn, hiểu sâu hơn

về khoa học cơ bản, về các vấn đề còn mơ hồ và họ sẽ mở rộng hơn về tầmnhìn, tầm hiểu biết vận dụng vào trong giảng dạy từ đó để nâng cao chất lượngdạy học

- V.A.Xukhom linxki và Xvecxlerơ còn nhấn mạnh biện pháp dự giờ vàphân tích bài học

Xvecxlerơ cho rằng việc dự giờ và phân tích bài học là đòn bẩy quantrọng nhất trong công tác quản lý quá trình dạy học của giáo viên Việc phântích bài học trước hết phải nêu cho giáo viên biết cách khắc phục thiết sót, pháthuy các mặt mạnh để nâng cao chất lượng bài giảng, tác giả đã đề ra các yêucầu và quy trình phân tích một giờ dạy để giúp cho Hiệu trưởng thực hiện cóhiệu quả biện pháp quản lý này Trong cuốn "Vấn đề quản lý và nhà lãnh đạonhà trường"

Tác giả V.A.Xukhom linxki đã nêu lên rất cụ thể cách tiến hành dự giờ

và phân tích bài học Theo ông trước hết phải giúp giáo viên chuẩn bị bài dạybằng việc phân tích sư phạm của sách giáo khoa, nội dung dạy trong chươngtrình Sau đó giáo viên và Hiệu trưởng dự giờ lẫn nhau và cùng nhau dự giờgiáo viên giỏi, cứ như vậy, giáo viên đã được Hiệu trưởng dạy cho rất nhiều vềphương pháp dạy học, về cách thức tổ chức dạy học để nâng cao trình độ họcvấn của học sinh

1.2 Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu chủ yếu về mặt lýluận như quản lý và chức năng quản lý, về tiêu chuẩn và các phẩm chất cần cócủa người quản lý, về vai trò của Hiệu trưởng trường THPT, về sự liên hệ giữakhoa học quản lý và khoa học khác Cũng có những công trình nghiên cứuriêng về chân dung người Hiệu trưởng trường học, có thể kể đến là các côngtrình của các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang, Hà Sỹ Hồ, NguyÔn Văn Lê, LêTuấn Trong các công trình đó các tác giả đã nhấn mạnh vai trò của quản lý

Trang 11

trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tác giả Hà Sỹ Hồ và Lê Tuấn cho rằng "Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo việc quản lý chuyên môn là nhiệm vụ trọngtâm của nhà trường" Đặc biệt với sự tâm huyết của mình với công tác giáo dụccác tác giả đã nhấn mạnh: Hiệu trưởng phải là người "Luôn luôn biết kết hợp mộtcách hữu cơ sự quản lý dạy và học (theo nghĩa rộng) với sự quản lý các quá trình

bộ phận, hoạt động dạy và học các môn và hoạt động khác bổ trợ cho hoạt độngdạy và học nhằm làm cho tác động giáo dục được hoàn chỉnh chọn vẹn"

- Biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên và bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ để xây dựng tiềm lực chuyên môn cho đội ngũ giáoviên cũng là biện pháp được tác giả Nguyễn Văn Lê chú trọng trong các biệnpháp quản lý của Hiệu trưởng

- Tác giả Nguyễn Thị Èn đánh giá cao công tác thi đua và khen thưởngtrong quá trình quản lý Bởi vì thi đua là động lực cho mọi thành viên phát huyhết khả năng, trí tuệ, động viên lẫn nhau dạy thật tốt, học thật tốt, làm cho chấtlượng và hiệu quả giáo dục ngày một nâng cao hơn

- Về vai trò công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng giáo dục,tác giả Lê Ngọc Trà, Nguyễn Ngọc Thanh cũng nhấn mạnh trong tài liệu "Giáodục Tiểu học - những vấn đề đặt ra ở các nước trong khu vực Châu Á TháiBình Dương" như sau : Các nhà làm công tác quản lý giáo dục phải khôngngừng cải tiến nâng cao chất lượng điều hành và quản lý của mình để qua đótác động có hiệu quả vào quá trình cải tiến chất lượng ở các khâu, các bộ phậncủa hệ thống giáo dục ở cấp vi mô cũng như vĩ mô" các công trình khoa học nàyvới tầm vóc quy mô cũng như ý nghĩa, lý luận và thực tiễn nhất định trong quản

lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, tuy nhiên các công trình này chủ yếu chỉnghiên cứu về mặt lý luận, song vấn đề nghiên cứu các biện pháp quản lý chuyênmôn nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT chưa được đề cập cụthể, đầy đủ và chi tiết trong khoa học giáo dục đây cũng chính là vấn đề bức xúctrong chiến lược về phát triển Giáo dục ở nước ta cần "Đổi mới mạnh mẽ nộidung - phương pháp và quản lý Giáo dục - Đào tạo", gần đây một số luận vănThạc sỹ khoa học giáo dục chuyên ngành quản lý giáo dục bước đầu tổ chức

Trang 12

nghiên cứu thực trạng và hệ thống được một số vấn đề về quản lý cũng như đềxuất một số biện pháp quản lý trường học như đề tài: "Biện pháp quản lý hoạtđộng dạy và giao lưu thầy trò nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THPTtỉnh Gia Lai" của Trần Ngọc Chi (1997).

"Một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm góp phầnnâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT thị xã Sơn La" của Nguyễn KhắcTâm (2000) ; Các biện pháp quản lý hoạt động dạy của Hiệu trưởng trườngTHPT tỉnh Thái Nguyên của Đinh Thị Tuyết Mai (2002) nhìn chung các đềtài đã nghiên cứu lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học dã khảosát được thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy của Hiệu trưởng và đềxuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng Kết quả nghiên cứu các đề tàitrên đã đóng góp vào việc làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý chuyên môncủa Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và phổ biếnmột số kinh nghiệm quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý ở từng địa phương

1.3 Ngành giáo dục tỉnh Hà Tây nói chung, huyện Chương Mỹ nóiriêng vài năm trở lại đây đã có sự chú ý tới công tác quản lý chuyên môn nhằmnâng nao chất lượng dạy học của giáo viên THPT Ngành đã tổ chức hội thigiáo viên giỏi cấp cụm gồm 5 đơn vị đó là Trường THPT Xuân Mai, Chương

Mỹ A, Chương Mỹ B, dân lập Xuân Mai chọn ra giáo viên đứng nhất cụm.Tham gia thi giáo viên giỏi cấp tỉnh do Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức hàngnăm tổ chức Ýt nhất 3 môn khác nhau cho 3 khối và chọn giáo viên giỏi thamgia thi giáo viên giỏi toàn quốc

Qua nhiều năm cho thấy tỷ lệ giáo viên giỏi cấp cơ sở ngày càng tăngchất lượng giờ dạy ngày càng nhiều Đó là kết quả khả quan, tuy nhiên kết quảnày mới chỉ phản ánh được một phần chất lượng dạy học của một bộ phận giáoviên chứ chưa phải là đánh giá chung của đại đa số giáo viên Mà các đơn vịtrường học khi chọn các đồng chí tham gia thi đều cố gắng tìm chọn các đồngchí đã có trình độ chuyên môn, chất lượng dạy học tốt Điều Êy có nghĩa là:Rất cần có các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáoviên HTPT huyện Chương Mỹ Qua tìm hiểu các chuyên đề tham dự các hội

Trang 13

nghị quản lý chuyên môn nhằm nâng chất lượng dạy học của giáo viên THPThuyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây Tôi thấy chủ yếu là các chuyên đề về đổi mớiphương pháp dạy học của giáo viên, sinh hoạt chuyên đề của các tổ chuyênmôn: Áp dụng giáo án điện tử tức là chủ yếu thiên về người dạy còn vấn đềquản lý của Hiệu trưởng như thế nào để nâng cao chất lượng dạy học mới chỉđược nhắc chung chung Nói chung còn Ýt chuyên đề, bài viết về góc độ quản

lý, chất lượng dạy học ở nhà trường THPT đặc biệt rất Ýt các nhà quản lý thamluận các chuyên đề về việc quản lý chuyên môn như thế nào để nâng cao chấtlượng dạy học của giáo viên, vấn đề quản lý hoạt động dạy học của giáo viên ởtrường THPT như thế nào? Biện pháp thực hiện ra sao để đạt hiệu quả caotrong giảng dạy và học tập để đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường THPT

đó là vấn đề mà tôi muốn đề cập trong luận văn này

2 Lý luận về quản lý và quản lý giáo dục:

2.1 Khái niệm quản lý:

2.1.1 Những khái niện về quản lý:

Quản lý là một hiện tượng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tạikhách quan được ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốcgia, trong mọi thời đại, qua đó có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý

* Theo quan điểm điều khiển học:

Quản lý là chức năng của những hệ có tổ chức, với bản chất khác nhau :sinh học, xã hội học, kỹ thuật nó bảo toàn cấu trúc các hệ, duy trì chế độ hoạtđộng Quản lý là một tác động hợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận động,vận hành và phát triển

* Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống:

Quản lý là "Phương thức tác động có chủ định của chủ thể quản lý lên

hệ thống, bao gồm hệ các quy tắc, các ràng buộc về hành vi đối với mọi đốitượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lý của cơ cấu và đưa

hệ thống sớm đạt tới mục tiêu"

Trang 14

Trên đây là những quan niệm khác nhau về quản lý, tuy có cách tiếp cậnkhác nhau nhưng chúng tôi nhận thấy khái niệm quản lý bao hàm một ý nghĩachung là:

- Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành côngviệc qua những nỗ lực của mọi người trong tổ chức

- Quản lý là một hoạt động thiết yếu, đảm bảo phối hợp những nỗ lực cánhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm

- Quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một nhómngười, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một Nhà nước

- Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thểquản lý lên đối tượng quản lý, thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệ thống ổnđịnh, phát triển, đạt được những mục tiêu đã định

Như vậy theo chúng tôi khái niệm quản lý có thể được hiểu: Quản lý làmột quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản

lý nhằm đạt được mục tiêu chung Bản chất của quản lý là một loại lao động đểđiều khiển lao động xã hội ngày càng phát triển, các loại hình lao động phongphú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng

- Để đạt được những mục tiêu đã định, quản lý phải thông qua các chứcnăng quản lý

2.1.2 Chức năng quản lý:

Chức năng quản lý là một hoạt động cơ bản mà thông qua đó chủ thểquản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu xác định.Chức năng quản lý chiếm giữ vị trí then chốt, nó gắn liền với nội dung củahoạt động điều hành ở mọi cấp Quản lý có 4 chức năng :

- Chức năng lập kế hoạch:

Là chức năng trung tâm, kế hoạch được hiểu khái quát là một bảng ghinhận những mục tiêu cơ bản là một chương trình hành động cụ thể được hoạch

Trang 15

định trước khi tiến hành thực hiện những nội dung nào đó mà chủ để quản lý

đã đề ra

- Chức năng tổ chức:

Tổ chức là sắp sếp, sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, những conngười, những dạng hoạt động thành một hệ toàn vẹn nhằm đảm bảo cho chúngtương tác với nhau một cách tối ưu

Lê Nin nói: Tổ chức là một nhân tố sinh thành ra hệ toàn vẹn, biến mộttập hợp các thành tố rời rạc thành một hệ thống nhất định, người ta gọi là triệuchứng tổ chức

- Chức năng chỉ đạo:

Là huy động lực lượng để thực hiện kế hoạch, là biến những mục tiêutrong dự kiến thành kết quả hiện thực Phải giám sát các hoạt động, các trạngthái vận hành của hệ đúng tiến trình, đúng kế hoạch Khi cần thiết phải điềuchỉnh, sửa đổi, uốn nắn nhưng không làm thay đổi mục tiêu hướng vận hànhcủa hệ nhằm giữ vững mục tiêu chiến lược đề ra

- Chức năng kiểm tra đánh giá:

Nhiệm vụ của kiểm tra nhằm đánh giá trạng thái của hệ, xem mục tiêu

dự kiến ban đầu và toàn bộ kế hoạch đã đạt tới mức độ nào

Kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạtđộng, tìm ra nguyên nhân thành công, thất bại giúp cho chủ thể quản lý rót tanhững bài học kinh nghiệm

Theo lý thuyết hệ thống (Cyberneticque): Kiểm tra là giữ vai trò liên hệnghịch, là trái tim mạch máu của hoạt động quản lý Có kiểm tra mà khôngđánh giá coi như không có kiểm tra, không có kiểm tra coi như không có hoạtđộng quản lý

SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ

15LËp kÕ ho¹ch

Trang 16

2.1.3 Các nguyên tắc quản lý:

Trong việc quản lý các tổ chức (Kinh tế - Chính trị - Văn hoá, giáodục ) mà yếu tố chủ yếu là con người, các nhà lãnh đạo, các nhà quản lýthường vận dụng các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng:

Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối vì thếtrong quản lý chóng ta phải thường xuyên bám sát vào các Chỉ thị, Nghị quyếtcủa Đảng, các chủ trương, đường lối chính sách và pháp luật của Đảng và Nhànước

- Nguyên tắc tập trung dân chủ:

Đây là nguyên tắc quan trọng đảm bảo sự thành công trong công tácquản lý Tạo khả năng quản lý một cách khoa học, có sự kết hợp chặt chẽ của

cơ quan quyền lực với sức mạnh sáng tạo của quảng đại quần chúng trong việcthực hiện mục tiêu quản lý

Tập trung trong quản lý được hiểu là toàn bộ các hoạt động của hệ thốngđược tập trung vào cơ quan quyền lực cao nhất, cấp này có nhiệm vụ vạch chủtrương đường lối phương hướng mục tiêu tổng quát và đề xuất các giải pháp cơbản để thực hiện Nguyên tắc tập trung được thông qua chế độ thủ trưởng

Dân chủ trong quản lý được hiểu là: Phát huy quyền làm chủ của mọithành viên trong tổ chức Huy động trí lực của họ, dân chủ được thể hiện ở chỗcác chỉ tiêu kế hoạch hoạt động đều được tập thể tham gia bàn bạc, kiến nghịcác biện pháp trước khi quyết định

Trang 17

Trong thực tiễn người quản lý phải biết kết hợp hài hoà giữa tập trung vàdân chủ, tránh tập trung dẫn đến quan liêu, độc đoán Song cũng phải biết sửdụng quyền tập trung một cách đúng lúc, đúng chỗ, phải dám quyết đoán vàdám chịu trách nhiệm.

-Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải nắm được quy luật phát triểncủa bộ máy, nắm vững quy luật tâm lý của quá trình quản lý, hiểu rõ thực tếđịa phương, thực tế ngành mình đảm bảo hài hoà lợi Ých tập thể và lợi Ých cánhân đảm bảo hiệu quả kinh tế, đảm bảo vai trò quần chúng tham gia quản lýthực hiện tinh thần: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra

2.2 Khái niệm quản lý giáo dục:

Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người tanghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung Cũng giống nhưkhái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp cậnkhác nhau Ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm giáo dục trong phạm viquản lý một hệ thống giáo dục nói chung mà hạt nhân của hệ thống là các cơ

sở trường học

Về khái niệm quản lý giáo dục các nhà nghiên cứu đã quan niệm nhưsau:

- Theo M.O Kônđacốp:

Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp, kế hoạch hoá nhằm đảmbảo vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục pháttriển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng

Trong cuốn sách "Quản lý giáo dục quốc dân ở địa bàn huyện, quận" tácgiả Khuđônminski đã viết "Quản lý khoa học hệ thống giáo dục có thể xácđịnh như là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích củachủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (Từcác cơ sở Giáo dục đến trường và đến Bộ) nhằm mục đích đảm bảo việc giáodục hình thành nhân cách cho đứa trẻ tình yêu quê hương, đất nước, con người

Trang 18

Việt Nam Nguyện suốt đời hy sinh phấn đấu cho lý tưởng cao cả đó là xâydựng thành công Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Dù quan niệm về quản lý giáo dục ở các nước tư bản chủ nghĩa hay cácnước XHCN có khác nhau, thì điểm chung nhất mà ta thấy được là đều nhằmnâng cao hiệu quả giáo dục (tất nhiên quan niệm về hiệu quả giáo dục ở đây có

- Theo Đặng Quốc Bảo thì: "Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát làhoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tácđào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội"

- Theo Phạm Minh Hạc "Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mụcđích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằmlàm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng thực hiệnđược các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quátrình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiếnlên trạng thái mới về chất"

Những khái niệm về quản lý giáo dục nêu trên tuy có những cách diễnđạt khác nhau nhưng nhìn chung lại có thể là sự tác động có tổ chức, có địnhhướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đốitượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục của từng cơ sở và của toàn bộ hệthống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định

Trong quản lý giáo dục chủ thể quản lý ở các cấp chính là bộ máy quản

lý giáo dục từ Trung Ương đến Địa phương, còn đối tượng quản lý chính là

Trang 19

nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năngcủa giáo dục đào tạo Hiểu một cách cụ thể là:

- Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mụcđích của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý

- Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và cáclực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phốihợp tác động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục đích

đã định

Trên cơ sở lý luận chung ta thấy rằng thực chất của nội dung quản lýhoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động của học sinh nhằm đạt hiệu quảcao nhất trong việc hình thành nhân cách của học sinh

3 Quản lý nhà trường và quản lý trường THPT:

3.1 Quản lý nhà trường:

Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục và để tiến hànhquá trình giáo dục đào tạo nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội.Thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu của xã hội, đào tạocác công dân cho tương lai

Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tínhgiáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, nó là tế bào quantrọng của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ Trung Ương đến Địa phương Nhưvậy "Quản lý nhà trường" chính là bộ phận của "Quản lý giáo dục" Vậy quản

lý giáo dục là?

- Theo Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối củaĐảng trong phạm vi, trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vào vậnhành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạođối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh" Ông cho rằng: "Việcquản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy học, tức là làm sao đưahoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mụcđích giáo dục" Ông còn viết "Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức

Trang 20

hoạt động dạy học có tổ chức hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chấtcủa nhà trường phổ thông Việt Nam XHCN, mới quản lý được giáo dục tức là

cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực,đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước"

Có thể thấy công tác quản lý trường học bao gồm xử lý các tác động qualại giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường Người ta cóthể phân tích quá trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồm 6 thành

6 Cơ sở vật chất và các phương tiện, thiết bị phục vụ giáo dục

Các thành tố này được chia thành 3 loại Thành tố con người, thành tốtinh thần, thành tố vật chất

Hoạt động quản lý của người quản lý là phải làm sao cho hệ thống cácthành tố vận hành liên kết chặt chẽ với nhau đưa đến kết quả mong muốn,người quản lý trường học là Hiệu trưởng các trường

3.2 Quản lý trường THPT:

Trong quản lý nhà trường thì quản lý trường THPT là vấn đề tất yếuđược đặt ra, và nếu trường THPT là một cơ sở giáo dục thì quản lý trường phổthông được hiểu là quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp

Như chóng ta đã biết, trong các trường học đặc biệt là trường THPT thìhoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã

đề ra Vì thế có ý kiến cho rằng: Quản lý trường phổ thông là quản lý chuyênmôn nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, tức là đưa hoạt động đó

từ trạng thái này đến trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục mà

Trang 21

mục tiêu giáo dục của bậc THPT là một mục tiêu kép: Vừa chuẩn bị kiến thứccho học sinh vào đại học, vừa chuẩn bị cho các em một kỹ năng, tính tự chủtrong lao động điều đó có nghĩa là khác nhiều do với bậc THCS Đối với họcsinh THPT thì ngoài trang bị kiến thức cho các em việc hình thành cho các emphương pháp học tập, khả năng tư duy, khả năng thích ứng với cuộc sống cũng

là một vấn đề quan trọng Vì thế vấn đề đặt ra đối với việc quản lý trườngTHPT chính là: Người quản lý (chủ thể quản lý) tác động như thế nào vào cácthành tố của hệ thống giáo dục, nhằm đem lại kết quả như mong muốn Chúngtôi cho rằng đây thực sự là vấn đề khó khăn, khó khăn không chỉ bởi công tácquản lý là một công tác mang tính khoa học, đồng thời ở một khía cạnh nào đócũng mang tính nghệ thuật, mà còn bởi trong sự phát triển nhanh chóng của xãhội ngày nay thì đổi mới giáo dục phổ thông, để đạt được mục tiêu giáo dụckhông phải là việc dễ dàng Hơn thế, dù giáo dục phổ thông là một lĩnh vựctrong nhiều năm qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm song những bất cậpcủa nó về đội ngũ giáo viên, về cơ sở vật chất cũng bị lộ rõ bởi những lẽ đóchúng tôi cho rằng, Quản lý nhà trường THPT là điều kiện hiện nay Bên cạnhnhững điều kiện thuận lợi, thực sự gặp nhiều khó khăn, trong điều kiện Êy việcquản lý nhà trường THPT đòi hỏi người quản lý phải tận tâm với công việc và

có một phương pháp làm việc khoa học Hiệu quả của công tác quản lý khôngphải được đo bằng thời gian người quản lý giành cho công việc mà chính bằngkết quả công việc đạt được

Có thể thấy, nếu hoạt động trọng tâm của trường THPT là hoạt độngchuyên môn thì để đạt được mục tiêu giáo dục, người quản lý cần chú trọngđến việc quản lý hoạt động dạy học của người giáo viên Bởi muốn có trò giỏitrước tiên phải có thầy giỏi và người chính là người "kiến thiết" giờ dạy, địnhhướng việc học tập cho học sinh Vì thế hiệu quả giáo dục phụ thuộc rất nhiềuvào người thầy Trong quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu về quản lýgiáo dục chúng tôi nhận thấy: Các nhà nghiên cứu giáo dục nước ngoài cũngnhư Việt Nam đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp quản lý của Hiệutrưởng Có một số tác giả đề cập tới chất lượng dạy học của bậc THPT nhưng

Trang 22

lại thiên về vấn đề cải tiến phương pháp dạy học bộ môn mà chưa đề cập mộtcách sâu sắc đến các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đến các hoạt động dạyhọc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Ở đề tài này, chúng tôi khảo sát thựctrạng quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy họccủa giáo viên THPT huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây Từ đó có cơ sở đề xuấtthêm một số biện pháp quản lý chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy họccủa giáo viên

Như vậy quản lý trường THPT là tập hợp các tác động tối ưu sự côngtác, tham gia hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của chủ thể quản lý đến tậpthể giáo viên, học sinh và cán bộ công nhân viên nhằm tận dụng các nguồn dựtrữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do xây dựng vốn tự cóhướng vào việc đẩy mạnh hoạt động của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ trọngtâm của nhà trường mà hoạt động cơ bản nhất là quản lý chuyên môn, cũngchính vì thế mà nội dung cơ bản nhất trong nhà trường của Hiệu trưởng là quản

lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện

có chất lượng mục tiêu Giáo dục - Đào tạo

4 Hiệu trưởng trường THPT và vấn đề quản lý chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT:

4.1 Đặc điểm chung của trường THPT:

Trường THPT là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông, gồm 3 năm.Đây là bậc học hoàn thiện kiến thức phổ thông cho học sinh, là bậc học tạo nguồnnhân lực cho yêu cầu của xã hội, đồng thời chuẩn bị tích cực, trực tiếp cho thế hệtrẻ chuẩn bị hành trang vào đời, đi vào cuộc sống lao động sản xuất làm nghĩa vụcông dân và có điều kiện để tiếp tục học lên

Trường THPT có mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mang tínhphổ thông cơ bản, toàn diện, với những đặc thù riêng nhằm thực hiện nhiệmvụ

- Hoàn chỉnh học vấn phổ thông nhằm phát triển nhân cách người laođộng mới: Năng động, sáng tạo, tích cực chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộcsống lao động, sản xuất, làm nghĩa cụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Trang 23

Việt Nam xã hội chủ nghĩa Chuẩn bị cho một bộ phận tiếp tục học lên bậc họccao hơn đáp ứng với yêu cầu tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công nhân, kỹ thuậtlành nghề và tri thức xã hội chủ nghĩa.

- Tiếp tục phát hiện bồi dưỡng học sinh có năng khiếu nhằm góp phầnđào tạo nhân tài cho đất nước

- Đảm bảo số lượng, chất lượng và hiệu quả đào tạo học sinh THPT phùhợp với nhu cầu và khả năng phát triển kinh tế xã hội của địa phương

- Phát huy tác dụng về mặt văn hoá tư tưởng, khoa học kỹ thuật ở địaphương

Với những năm đầu của quá trình đổi mới đất nước với sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc xây dựng cơ sở vật chất của Chủ nghĩa

xã hội ở nước ta được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữuthành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng XHCN, sảnxuất hàng hoá phát triển, làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầuđào tạo tăng lên tạo điều kiện cho giáo dục phát triển Mặt khác kinh tế thịtrường làm thay đổi quan niệm về giá trị, ảnh hưởng đến động cơ học tập, việclựa chọn các ngành nghề tác động đến các quan hệ trong nhà trường và ngoài

xã hội, hầu hết các bậc phụ huynh đều có nhận thức đúng đắn về yêu cầunguồn nhân lực trong từng thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đặc biệt lànhững năm đầu của kỷ nguyên mới Trước sự phát triển phong phú và đa dạngcủa nền kinh tế tri thức sự phân hoá trong xã hội đã hình thành hai xu hướng

- Một là: Những em có điều kiện đều có nguyện vọng học lên tiếp hoànchỉnh học vấn theo ngành nghề

- Hai là: Một số em không có điều kiện hoặc do năng lực bản thân hoặc

do thi không đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng , Trung học chuyên nghiệp,sau khi tốt nghiệp THPT hoà nhập vào thị trường lao động, chờ đón cơ hội để

có thể học thêm

Như vậy giáo dục THPT không phải có "Mục tiêu kép" vừa chuẩn bịcho học sinh vào Đại học - Cao đẳng, vừa chuẩn bị cho học sinh vào đời Từ

Trang 24

đó trong trường THPT ngoài trang bị kiến thức cần phải hình thành cho họcsinh một số năng lực chủ yếu Năng lực thích ứng với sự thay đổi của thực tiễn

để chủ động, tự chủ trong lao động, trong cuộc sống và hoà nhập với môitrường lao động

Định hướng chiến lược phát triển giáo dục của Đảng ta đã chỉ ra đặcđiểm chủ yếu của nhiệm vụ và các đặc trưng về mục tiêu quản lý nhà trườngTHPT Hiệu trưởng với vai trò nhà quản lý là nhân tố quyết định hiệu quả việcquản lý nhà trường Do vậy có sự quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả giáodục của nhà trường

4.2 Vai trò, vị trí của Hiệu trưởng trong trường THPT:

Trường THPT là cơ quan đơn vị giáo dục của Đảng và Nhà nước Hiệutrưởng là thủ trưởng cơ quan đó, nên Hiệu trưởng quản lý nhà trường, quản lýgiác dục theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụtrách Thủ trưởng chịu trách nhiệm đối với cấp trên, có quyền xử lý và ra quyếtđịnh theo đúng quyền hạn và chức trách của mình

Người Hiệu trưởng trước hết là người có phẩm chất chính trị tốt, biếtvận động thu hút quần chúng thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường, đồng thờiphải biết hy sinh quyền lợi cá nhân vì tập thể Có chuyên môn vững, biết vậndụng sáng tạo chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vàotrong đơn vị phát huy tốt tinh thần dân chủ, sáng tạo đoàn kết trong việc thựchiện nhiệm vụ quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượngdạy học cho giáo viên

Theo điều lệ trường THPT thì Hiệu trưởng có 10 nhiệm vụ và 6 quyềnhạn như sau:

* Nhiệm vụ của Hiệu trưởng:

- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục của nhà trường, chấp hànhđầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết và các quy định của Bộ, Tỉnh và của Ngành

- Xây dựng kế hoạch công tác và chỉ đạo thực hiện kế hoạch công táchàng năm của nhà trường, duyệt kế hoạch công tác của các tổ chuyên môn,

Trang 25

giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và cán bộ công nhân viên nhà trường.

Ên định lịch công tác hàng tháng, tuần, phối hợp với các tổ chức chính trị trongnhà trường điều hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, phát huy tính tích cực của họtrong hoạt động giáo dục Nhà trường

- Quản lý các hoạt động của cán bộ, giáo viên theo kế hoạch, có chế độthanh kiểm tra thường xuyên trong giảng dạy và các hoạt động khác, dự sinhhoạt đoàn thanh niên theo lời mời của các tổ chức đó Để đánh giá việc thựchiện nhiệm vụ và kết quả đào tạo, từ đó phát hiện những sai sót kịp thời điềuchỉnh, uốn nắn, đánh giá và ghi nhận xét cho cán bộ - giáo viên theo điều lệquy định

- Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên thành một khối thốngnhất đoàn kết, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chyên môn cho giáo viên,chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên, cán bộ và nhânviên

- Chỉ đạo tốt công tác quản trị hành chính của nhà trường:

+ Quản lý chế độ sinh hoạt, hội họp của giáo viên, cán bộ nhân viên vàhọc sinh

+ Quản lý và thực hiện đúng nguyên tắc tài chính hiện hành Có kếhoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, và kỹ thuật của nhà trường đểthực hiện tốt nhiệm vụ dạy học cho giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng giáodục toàn diện cho học sinh Quản lý và sử dụng toàn bộ thiết bị, tài sản, cơ sởvật chất và kỹ thuật đã có vào việc giáo dục học sinh

+ Tổ chức tốt công tác văn thư lưu trữ, công tác hồ sơ theo quy địnhcủa Nhà nước

- Chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua hai tốt trong cán bộ, giáo viên vàhọc sinh

- Tổ chức hội nghị công nhân viên chức, hội nghị liên tịch để thực hiệnchế độ quần chúng tham gia quản lý trường học

Trang 26

- Duy trì và thực hiện tốt chế độ báo cáo đối với cấp trên, tổ chức cơ sởĐảng về mọi mặt của Nhà trường.

- Có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, chính quyền địa phương, các

cơ quan đoàn thể, lực lượng vũ trang, các cơ sở sản xuất xung quanh trường,với hội cha mẹ học sinh; tổ chức động viên các lực lượng xã hội tham gia tíchcực vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ

* Quyền hạn của Hiệu trưởng:

- Quyết định mọi hoạt động của nhà trường

- Quyết định và chủ trì mọi hoạt động liên tịch

- Phân công, phân nhiệm cho cán bộ - giáo viên trong trường

- Tiếp nhận chuyển trường, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, học sinh

- Được bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và hưởng các chế

độ theo quy định hiện hành

- Được uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng lúc vắng mặt với nhiệm vụ vàquyền hạn của mình, Hiệu trưởng phải thể hiện được năng lực của mình trongvai trò nhà quản lý

+ Hiệu trưởng là đại diện cho chính quyền về mọi mặt và thực hiện hiếnpháp và pháp luật - luật gia đình

+ Hiệu trưởng là người phát triển và điều hành tổ chức mọi hoạt độngtrong nhà trường Là người cổ động, hỗ trợ và bồi dưỡng thường xuyên về sưphạm cho giáo viên trong nhà trường

+ Hiệu trưởng là người kết hợp các mối quan hệ trong hợp đồng giảng dạy

để huy động nhân lực, vật lực, tài lực vào công tác quản lý của mình

+ Hiệu trưởng là hạt nhân đổi mới giáo dục, quản lý giáo dục và nângcao năng lực của đội ngũ cán cán bộ quản lý Nhà trường để thực hiện mục tiêugiáo dục và thực hiện tự chủ, tự quản trong giáo dục Như vậy nhiệm vụ quản

lý cơ bản của Hiệu trưởng là:

Xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo, các thành viên trong trường pháthuy vai trò làm chủ ra sức thi đua hai tốt, tiến hành các hoạt động giáo dục cơ

Trang 27

bản của nhà trường bao gồm hoạt động dạy và học, hoạt động lao động hướngnghiệp, hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể, rèn luyện thân thể Theo đúng chỉthị nhiệm vụ năm học của Bộ, của Tỉnh và của Ngành nhằm thực hiện được kếhoạch phát triển của địa phương với mục tiêu nâng cao dân trí đào tạo nhânlực, bồi dưỡng nhân tài.

+Chỉ đạo xây dựng hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, bồi dưỡngđội ngũ giáo viên, vận động nhân dân, tham gia giáo dục để tiến hành tốt cáchoạt động giáo dục

+ Bản thân phải thường xuyên chăm lo tự bồi dưỡng để không ngừngnâng cao trình độ về mọi mặt

Có thể thấy rằng trong các nhiệm vụ của Hiệu trưởng thì nhiệm vụ đầutiên có thể coi là nhiệm vụ then chốt vì nó quyết định trực tiếp đến chất lượnggiáo dục đào tạo của học sinh theo mục tiêu đã đề ra

Hiệu trưởng trong quá trình quản lý, tác động đến từng giáo viên và cảtập thể giáo viên trong công tác giảng dạy và học tập

Mỗi giáo viên giảng dạy, quản lý việc học tập, giáo dục học sinh Mốiquan hệ ở đây là mối quan hệ liên nhân cách Mỗi học sinh lại quản lý việc họctập, giáo dục của chính mình và như vậy cuối cùng sản phẩm của quá trìnhquản lý dạy học trong nhà trường phổ thông là con người được đào tạo với tríthức mới và nhân cách mới Hơn nữa ta còn thấy việc quản lý của Hiệu trưởngđối với giáo viên chỉ có thể mang tính dân chủ, nhằm thuyết phục, giúp đỡ tạođiều kiện cho giáo viên có thể phát huy hết năng lực tự quản lý quá trình giảngdạy của mình

Như vậy mối quan hệ quản lý giữa Hiệu trưởng và giáo viên phải mangtính cộng đồng, hợp tác cao Có thể nói: Hiệu trưởng phải là người biết sửdụng hợp lý thời gian và sức lao động của giáo viên, bình tĩnh, có niềm tin đốivới mọi người thấy được cái ưu điểm của mọi người, không nên kèm cặp vàsát sao quá Trong quan hệ với đồng nghiệp Hiệu trưởng phải có những yêucầu nghiêm túc đối với công tác giảng dạy và đặc biệt là hiệu suất lao động sưphạm của họ Người Hiệu trưởng phải quan tâm đặc biệt đến đời sống, sức

Trang 28

khoẻ và sự trưởng thành trong nghề nghiệp của giáo viên, cố gắng đưa ranhững nhận xét khen chê kịp thời đối với giáo viên nhằm khuyến khích sựnhiệt tình công tác của họ.

Hiệu trưởng phải nắm được đặc điểm lao động sư phạm của giáo viênthấy được sự phức tạp tinh tế, khó khăn của công tác giảng dạy, đồng thờicũng thấy rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác giáo dục trong giai đoạn đấtnước hiện nay Bác Hồ nói: "Vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dụcphải là xây dựng một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục,yêu nghề, yêu trường, hết lòng yêu thương, chăm sóc giáo dục học sinh, khôngngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để thực hiện là tấmgương sáng cho học sinh noi theo"

Hiệu trưởng quản lý việc dạy và học của tập thể giáo viên, học sinhnhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu giáo dục Hiệu trưởng tácđộng quản lý tới từng giáo viên và cả tập thể giáo viên, học sinh trong việc đầu

tư nội dung làm phương pháp dạy học, giáo dục, giáo dưỡng Người Hiệutrưởng phải năng động, sáng tạo tự tìm tòi những biện pháp, giải pháp quản lýmới sao cho phù hợp với thực tiễn và thuận lợi để nhanh chóng đạt được chấtlượng, hiệu quả trong hoạt động dạy học - nhiệm vụ trọng tâm của nhà trườngTHPT trong hoạt động dạy học, vai trò của người thầy giáo, một vai trò đặcbiệt quan trọng, bởi vì chính người thầy giáo đã tạo ra những động lực để họcsinh chiếm lĩnh trí thức hình thành và phát triển nhân cách mà xã hội đòi hỏi.Nhưng trong thực tế hoạt động của người thầy giáo lại luôn bị phụ thuộc vàonhững tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của người Hiệu trưởng tạo ra ảnhhưởng to lớn đến chất lượng dạy và học của cả thầy và trò trong suốt quá trìnhgiảng dạy Do đó, tuy có các Phó hiệu trưởng giúp việc, nhưng Hiệu trưởngvẫn giữ vai trò thủ lĩnh thường xuyên nắm bắt thông tin quản lý và phải cónhững quy định kịp thời không để những hiện tượng thiếu trách nhiệm xảy rahoặc tiếp diễn làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong tương lai

4.3 Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT:

Trang 29

4.3.1 Khái niệm biện pháp :

Theo từ điển tiếng việt biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn

đề cụ thể Như vậy biện pháp là cách làm cụ thể được chủ thể sử dụng trên cơ

sở phương pháp đã được xác định Muốn hiểu rõ khái niệm biện pháp quản lýgiáo dục, trước hết chúng ta xem xét đến các phương pháp quản lý giáo dục.Phương pháp quản lý giáo dục là bộ phận đông nhất, linh hoạt trong hệ thốngquản lý Phương pháp quản lý cũng thể hiện rõ nhất tính năng động, sáng tạocủa chủ thể quản lý trong mọi tình huống, mọi đối tượng nhất định Người cán

bộ phải biết sử dụng phương pháp quản lý thích hợp Tính hiệu quả của quản

lý phụ thuộc một phần quan trọng vào việc lựa chọn đúng đắn và áp dụng cácbiện pháp quản lý Biện pháp quản lý chính là những cách thức cụ thể để thựchiện phương pháp quản lý Thực tế cho thấy đối tượng quản lý phức tạp đòihỏi những biện pháp quản lý cũng rất đa dạng linh hoạt Hơn nữa các biệnpháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống các biệnpháp Các biện pháp này sử dụng cho nhà quản lý của mình mang lại hiệu quảtối ưu của bộ máy

4.3.2 Biện pháp quản lý:

Giáo dục là hiện tượng xã hội, nó sinh ra tồn tại và phát triển cùng với

sự tồn tại của lịch sử loài người Nó duy trì và bảo tồn những kinh nghiệm vănhoá mà loài người đã tích luỹ được, nó thực hiện các chức năng xã hội hết sứcquan trọng đó là chức năng kỹ thuật sản xuất, chức năng chính trị xã hội vàchức năng tư tưởng văn hoá Lê Nin coi giáo dục là hiện tượng tất yếu và vĩnhhằng của xã hội loài người Vì ở đâu có loài người thì ở đó có giáo dục, ở đâu

có con người thì ở đó có giáo dục, ở đâu còn con người thì ở đó cần sự truyềnđạt những kinh nghiệm của xã hội loài người và như vậy giáo dục được thựchiện bằng nhiều con đường trong đó con đường quan trọng nhất là tổ chức dạyhọc đó là con đường ngắn nhất để chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm của nhânloại Hoạt động dạy học sẽ cung cấp cho người học hệ thống kiến thức khoahọc, bồi dưỡng phương pháp tư duy sáng tạo và kỹ năng thực tiễn nhằm nângcao trình độ học vấn, hình thành lối sống văn hoá Mục đích cuối cùng là làm

Trang 30

cho người học được trang bị kiến thức mới; tiếp thu một cách năng động, tựchủ, sáng tạo và vận dụng linh hoạt trong thực tế cuộc sống Như vậy thực hiệnđược chức năng nâng cao dân trí cho toàn xã hội

Dạy học được thực hiện trong một môi trường thuận lợi đó là nhà trường

ở đó được xây dựng một nội dung, chương trình liên hoan, phù hợp với từnglứa tuổi, thích ứng với điều kiện môi trường nghề nghiệp với nhà trường phổthông và đặc biệt là nhà trường THPT thì hoạt động dạy học là hoạt động trọngtâm nó giúp cho học sinh nắm vững kiến thức phát triển một cách hệ thống quahoạt động dạy của thầy giáo Theo BaBusky chỉ có tác động qua lại giữa thầy

và trò thì mới xuất hiện bản thân quá trình dạy học Nếu không có mối liên hệtác động qua lại giữa dạy và học sẽ làm mất đi quá trình toàn vẹn đó Hoạtđộng dạy học theo giáo sư Đặng Vũ Hoạt thì hoạt động của thầy là hoạt độngđiều khiển, hoạt động của trò là đối tượng của quá trình dạy học

Hoạt động dạy học trên lớp có tính đặc trưng chuyên môn hoá cao vềdạy học theo môn học, vì thế nó có ưu thế tuyệt đối trong việc hình thành trithức phát triển năng lực thông qua việc dạy các môn học cơ bản, đồng thời đặtnền móng cho sự phát triển toàn diện Như vậy hoạt động dạy học được hiểumột cách đầy đủ và bao gồm toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục của thầy, việchọc tập, rèn luyện của trò theo nội dung giáo dục toàn diện nhằm đào tạo thế

hệ trẻ thành những chủ nhân tương lai của đất nuớc có giác ngộ XHCN, có vănhoá kỹ thuật, có sức khoẻ, là những người phát triển toàn diện để đáp ứng xâydựng xã hội mới

4.3.3.Biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên THPT:

Nhiệm vụ của giáo viên là giảng dạy, truyền thụ tri thức cho học sinhcùng với việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, nhiệm vụcủa Hiệu trưởng là quản lý đội ngũ giáo viên đó để giúp cho họ ngày một hoànthiện hơn và hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học của mình Có thể nêu lên sauđây một số biện pháp quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng để nâng cao chấtlượng như sau:

Trang 31

* Phân công công tác giảng dạy cho giáo viên:

Năng lực chuyên môn chính là căn cứ chủ yếu để phân công giáo viên,khi phân công công tác giảng dạy cho giáo viên người Hiệu trưởng nên xemxét đến triển vọng của khả năng cũng như những non yếu phải chấp nhận trongđiều kiện hiện nay của đội ngũ giáo viên mà lựa chọn phương án tối ưu NênPhân công làm sao để tất cả giáo viên ngoài giờ giảng dạy còn tham gia cáchoạt động giáo dục khác để gắn họ với tập thể sư phạm và có sự tiếp xúc rộngrãi với học sinh Việc phân công đúng với khả năng của mỗi giáo viên sẽ manglại kết quả thiết thực Ngược lại sẽ phát sinh nhiều vấn đề tư tưởng, tình cảmlàm ảnh hưởng không tốt đến các mặt hoạt động của nhà trường Vì vậy Hiệutrưởng cần hết sức thận trọng cân nhắn các yêu cầu công tác và khả năng củatừng giáo viên, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của mỗi thành viên trong Hộiđồng giáo dục, trong khi phân công giảng dạy Hiệu trưởng là người có tráchnhiệm cuối cùng về sự phân công và sử dụng đội ngũ giáo viên

Nói về vai trò của người Hiệu trưởng trong việc sử dụng nguồn lực conngười nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất, ngạn ngữ có câu "Dụng nhân nhưdụng mộc" Nói một cách hình ảnh nếu ví tập thể sư phạm như một ngôi nhàđược dựng lên bởi nhiều cột lớn nhỏ khác nhau, thì việc hiểu được đặc tính củatừng cây gỗ, bố trí vị trí của chúng như thế nào để có một ngôi nhà chắc chắnnhất, đẹp nhất, hoàn thiện nhất đó chính là vai trò của người Hiệu trưởng

Kết quả của Hoạt động giáo dục nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào khảnăng của Hiệu trưởng biết bố trí cán bộ, biết phân phối chức năng của họ, tổchức sự liên hệ, tác động qua lại của họ với nhau được đúng đắn và hợp lý

* Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy:

Việc xây dựng kế hoạch giảng dạy là việc xác định mục tiêu công tácgiảng dạy của mỗi giáo viên, phải dựa trên cơ sở trình độ tay nghề và kết quảphân tích tình hình học tập của học sinh Hiệu trưởng phải hướng dẫn giáo viênquy trình xây dựng kế hoạch giúp họ xác định mục tiêu đúng đắn và tìm ra cácbiện pháp để đạt được mục tiêu đề ra

Trang 32

Trong công tác quản lý nhà trường Hiệu trưởng phải coi việc giáo viênthực hiện tốt kế hoạch giảng dạy là quan trọng nhất để đảm bảo chất lượngcông tác Vì vậy Hiệu trưởng phải biết sử dụng nhiều biện pháp quản lý phùhợp với tình hình đội ngũ giáo viên nhà trường giúp họ hoàn thành kế hoạch.

* Quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học:

Chương trình là pháp lệnh, nó quy định nội dung phương pháp hình thứcdạy học các môn, thời gian dạy học từng môn học, nhằm thực hiện những yêucầu mục tiêu cấp học, thực hiện chương trình dạy học và thực hiện kế hoạchđào tạo theo mục tiêu của nhà trường THPT Về nguyên tắc chương trình dạyhọc là pháp lệnh của nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, ngườiHiệu trưởng phải thực hiện nghiêm chỉnh, không tự ý, tuỳ tiện thay đổi, thêmbớt làm sai lệch chương trình dạy học Vì vậy Hiệu trưởng phải nắm vứng và

tổ chức cho toàn thể giáo viên nghiên cứu nắm vững mục tiêu, chương trìnhdạy học của cấp học

Quản lý giáo viên dạy đúng, dạy đủ chương trình dạy học và nắm toàn

bộ hoạt động dạy của giáo viên, soạn bài, lên lớp, ôn tập kiểm tra, tổ chức tốtcác hình thức học tập ngoài lớp học Để quản lý giáo viên dạy đúng, dạy đủchương trình dạy học Hiệu trưởng cần thực hiện các việc sau:

- Yêu cầu giáo viên xây dựng chương trình dạy học môn học do mìnhphụ trách trong đó chương trình dạy học phải được thể hiện rõ

- Hiệu trưởng cùng với các Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên mônphân công kiểm tra theo dõi nắm tình hình, thực hiện tiến độ chương trìnhhàng tuần hàng tháng Điều quan trọng là Hiệu trưởng phải tiến hành phân tíchtình hình thực hiện chương trình sau mỗi lần tổng hợp để có những biện phápquản lý tốt chương trình dạy học

- Sử dụng các biểu bảng, sổ sách như: Sổ báo giảng, sổ đầu bài, lịchkiểm tra học tập, sổ dự giờ để nắm tình hình có liên quan đến việc thực hiệnchương trình hàng ngày

Trang 33

- Qua thời khoá biểu để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiệnchương trình dạy học của tất cả các môn các lớp sao cho đồng đều cân đối,tránh sự so le, thiếu giờ, thiếu bài, kịp thời xử lý các sự cố hàng ngày ảnhhưởng đến việc thực hiện chương trình dạy học.

* Quản lý giáo viên soạn bài và thuận lợi trước khi lên lớp :

Việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên bao gồm việc chuẩn bị dài hạn chotoàn năm học và từng học kỳ hoặc chuẩn bị cho từng tiết lên lớp cụ thể

- Chuẩn bị dài hạn: Giáo viên cần xây dựng được kế hoạch dạy học từngmôn học cho toàn năm hay từng học kỳ dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ chươngtrình dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tình hình học tập của họcsinh trong quá trình xây dựng kế hoạch cần tính đến khả năng của nhà trườngtrong việc cung ứng những điều kiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động dạy học,khả năng tự làm các đồ dùng dạy học của thầy và trò Từ đó lựa chọn phươngpháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp

- Chuẩn bị kỹ cho từng tiết lên lớp: Đó là công tác soạn giáo án, đây làviệc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp Giáo án là bảnthiết kế cụ thể về tiết lên lớp, do đó cần phải ghi rõ nội dung khoa học mà họcsinh cần nắm, các hoạt động với các cách thức và phương tiện cụ thể Thời gianphân phối trong một tiết học Để quản lý tốt công tác soạn bài và chuẩn bị giờlên lớp của giáo viên Hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp :

+ Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài

+ Thống nhất cơ bản về nội dung và hình thức thể hiện các loại bài soạnvới tính chất chỉ dẫn

+ Hướng dẫn việc sử dụng sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng bài,bài soạn mẫu trong việc soạn bài

+ Quy định về việc dùng các bài soạn đã có

+ Phân lịch hội ý nhóm chuyên môn để thảo luận thống nhất những nộidung phương pháp soạn bài, những thay đổi cần bổ sung, đòi hỏi phương pháphay cải tiến giờ dạy đi tới giờ dạy tốt

Trang 34

- Giữa Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn có

sự phân công kiểm tra, ký giáo án, theo dõi nắm bắt tình hình soạn bài của giáoviên qua các buổi họp, thảo luận, kiểm tra, nắm bắt tình hình qua biên bản sinhhoạt nhóm chuyên môn, sổ báo giảng

* Quản lý giờ lên lớp của giáo viên:

Hoạt động dạy học ở trường THPT được thực hiện chủ yếu bằng hìnhthức dạy học trên lớp với những giờ lên lớp và hệ thống bài học Giờ lênlớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học, vì vậy cả Hiệu trưởng vàgiáo viên phải tập trung mọi cố gắng của mình để nâng cao chất lượng giờdạy Trực tiếp quyết định kết quả giờ lên lớp là giáo viên quản lý thế nào

để các giờ lên lớp của giáo viên có kết quả tốt là trách nhiệm của Hiệutrưởng

Khi lên lớp nhiệm vụ cơ bản của giáo viên là thực hiện một cách nghiêmtúc và linh hoạt, sáng tạo giáo án lên lớp Sau khi lên lớp, giáo viên căn cứ vào giáo

án, tự đánh giá và rút kinh nghiệm về kết quả của giờ dạy

Để quản lý tốt giờ lên lớp của giáo viên Hiệu trưởng cần quán triệt quanđiểm chỉ đạo là : Một mặt phải có những biện pháp tạo khả năng điều kiện chogiáo viên lên lớp có chất luợng, hiệu quả, mặt khác Hiệu trưởng cùng vớinhững người giúp việc tìm mọi biện pháp tác động có chủ ý đến giờ lên lớpcủa giáo viên

* Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để quản lý giờ lên lớp:

Hiệu trưởng xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để kiểm tra, để hướng đíchđối với các loại giờ lên lớp Từng bước nâng cao dần chất lượng toàn diện giờlên lớp Xây dựng thời khoá biểu một cách khoa học, hợp lý để quản lý giờ lênlớp Thời khoá biểu có vai trò duy trì nền nếp dạy học, điều khiển nhịp điệudạy học trong ngày, trong tuần, điều tiết giờ lên lớp của giáo viên Hiệu trưởngphải coi việc quản lý giờ lên lớp là biện pháp quản lý chính của mình

Trang 35

- Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên bằng hình thức dự giờ là chủyếu, đồng thời kết hợp với việc trao đổi trực tiếp với giáo viên về trình độ nhậnthức của học sinh chất lượng toàn diện giờ lên lớp.

- Từng tháng, từng học kỳ cần tổng kết, phân tích tình hình giờ lên lớpcủa giáo viên về các mặt Trình độ giảng dạy của giáo viên, trình độ học tậpcủa học sinh, chất lượng, chất lượng toàn diện của giờ lên lớp

Hiệu trưởng phải thường xuyên đánh giá hiệu quả của những biện phápquản lý giờ lên lớp đã đề ra, nguyên nhân của tình hình và những vấn đề đặt ra

* Quản lý giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:

Kiểm tra và đánh giá kiến thức, kỹ xảo của học sinh là khâu quan trọngcủa quá trình dạy học, nó có tác dụng phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạtđộng học và hoạt động dạy, củng cố và phát triển trí tuệ của học sinh cũng nhưgiáo dục phẩm chất và nhân cách cho học sinh

- Do việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cóvai trò quan trọng như vậy nên Hiệu trưởng cần nắm được tình hình giáo viênthực hiện vấn đề này ở các nội dung:

+ Thực hiện đúng chế độ kiểm tra , chế độ cho điểm theo quy định.+ Chấm bài và trả bài đúng thời hạn, có nhận xét chung và lời phê cụ thểcho từng bài để học sinh rót kinh nghiệm cho mình

+ Vận dụng đúng tiêu chuẩn cho điểm

+ Báo cáo tình hình kiểm tra theo quy định của Nhà trường và lưu trữkết quả kiểm tra trong sổ điểm để sử dụng trong việc tổng kết, phân loại, đánhgiá học sinh cuối mỗi học kỳ và cuối năm

- Để nắm vững các nội dung trên Hiệu trưởng cần phân công cho Phóhiệu trưởng, Thư ký hội đồng, Tổ trưởng chuyên môn theo dõi và tổng hợptình hình hàng tuần, hàng tháng Hiệu trưởng cũng cần lập ra những mẫu báocáo thống kê thu thập chính xác số liệu về tình hình thực hiện của giáo viên,đồng thời tự mình xem xét các sổ sách (sổ ghi điểm, sổ đầu bài và một số bàikiểm tra của học sinh) để nắm tình hình cụ thể

Trang 36

- Từ những số liệu và kết quả thu được Hiệu trưởng cần phân tích tìnhhình giáo viên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

để có sự điều chỉnh uốn nắn kịp thời

* Tổ chức công tác thi đua khen thưởng:

Thi đua là một biện pháp quan trọng để động viên tính tích cực hoạtđộng của cá nhân và tập thể Khi lôi cuốn mọi người vào phong trào thi đua thì

họ sẽ cảm thấy rõ ràng vị trí của mình trong các công việc mà tập thể đề ra cho

họ, từ đó nâng cao trách nhiệm của họ đối với công việc

Trong thi đua có các danh hiệu: lao động giỏi, giáo viên giỏi, chiến sỹthi đua, tập thể lao động giỏi, tập thể lao động xuất sắc và có các phần thưởngtương ứng để động viên mọi người vươn lên Cần lãnh đạo tư tưởng quầnchúng sao cho họ không quy về sự cố gắng để lập thành tích cá nhân, từ đó cóđịa vị, danh hiệu vẻ vang hoặc được những phần thưởng vật chất để "Cải thiệnđời sống" Từ đó sinh ra ganh đua báo cáo sai sự thật, chạy đua theo thành tích

mà phải hướng dẫn quần chúng vào việc thi đua giúp đỡ nhau, xây dựng tinhthần thái độ lao động mới, trao đổi công tác nâng cao tay nghề Vì vậy phảilàm cho mọi người tham gia thi đua hiểu rõ và đúng quan hệ hữu cơ giữa việcđạt danh hiệu thi đua, phần thưởng và lợi Ých của tập thể, của xã hội Ngườilãnh đạo cần tiến hành công tác thi đua bằng nhiều hình thức phong phú nhưtrao đổi kinh nghiệm tổ chức các phong trào thi đua cần bảo đảm tính côngkhai và tính tập thể, đề cao tác dụng thi đua thì người lãnh đạo cần xây dựngmối liên hệ hành động của cá nhân với sự đánh giá của tập thể Vì vậy ngườilãnh đạo cần làm tốt công tác bình bầu khen thưởng, trong khi sơ kết bình bầu,khen thưởng cần làm cho mọi người có ý thức noi gương điển hình tiên tiếnnhưng đồng thời nhắc nhở, động viên khuyến khích người chậm tiến nay đã cóchuyển biến tốt

Quản lý nhà trường vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi ngườiHiệu trưởng phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý vàquản lý giáo dục vận dụng một cách linh động, sáng tạo vào điều kiện thực tếcủa nhà trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra Trong công tác quản lý

Trang 37

giáo dục nói chung thì quản lý hoạt động dạy trong nhà trường đối với Hiệutrưởng là một việc làm hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượngdạyhọc ở nhà trường Mặt khác người Hiệu trưởng với vai trò của mình là nhân tốquyết định hiệu quả quản lý nhà trường, dẫn đến tính tất yếu của việc tìm rabiện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáoviên Trung học phổ thông.

Trên đây là cơ sở lý luận của việc xác định các biện pháp quản lý nângcao chất lượng quản lý quá trình dạy học của Hiệu trưởng trường THPT

Các biện pháp cụ thể của người Hiệu trưởng còn được xác định trên cơ

sở thực tiễn và hiệu quả quản lý của nhà trường THPT sẽ được trình bày ở 2chương sau

Chương 2 Thực trạng công tác quản lý chuyên môn Của hiệu trưởng trường THPT huyện chương mỹ tỉnh Hà Tây

Trang 38

1 Khái quát về giáo dục của huyện Chương Mỹ:

Huyện Chương Mỹ là một trong 14 Huyện, Thị của Tỉnh Hà Tây, đồngthời cũng là một trong năm cửa ô địa bàn trọng điểm ở cửa ngõ phía tây namThăng Long - Hà Nội Cùng với cả nước Chương Mỹ có bề dày lịch sử vềtruyền thống dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, cũng như sự pháttriển của giáo dục Chương Mỹ

1.1 Vị trí tự nhiên:

Huyện Chương Mỹ nằm trên trục đường quốc lộ số 6 có thể xuôi xuốngthị xã Hà Đông, Hà Nội và ngược lên Hoà Bình rồi qua Sơn La, Lai Châu, Thịtrấn Xuân Mai vừa là giao điểm của quốc lộ số 6 vừa có thể nối với quốc lộ 21

ở Việt Trì về phía bắc và với Tam Điệp (Ninh Bình) ở phía nam ngoài ra cóthể nối với đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, trục giao thông mới rất quan trọngcủa Hà Tây

Về địa lý hành chính: Phía bắc giáp huyện Hoài Đức và Quốc Oai, phíanam giáp huyện Ứng Hoà, Mỹ Đức, phía Đông giáp Huyện Thanh Oai (bờ hữusông Đáy) phía Tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình

Theo số lượng thống kê của tổng cục thống kê Tỉnh đến năm 1996,Chương Mỹ có diện tích tự nhiên là 225,1 ngàn ha, dân số gồm 253,5 ngànngười và mật độ dân số là 1126 người /1km2 So với toàn tỉnh thì Chương Mỹ

là huyện lớn , có nhân khẩu nhiều nhất , diện tích rộng thứ hai sau Ba Vì.Huyện có 31 xã và 2 thị trấn

Hiện tại Chương Mỹ với số dân 27 vạn gồm hai dân tộc : Kinh, Mường.Dân tộc Mường có một thôn là thôn Đồng Ké xã Trần Phú, có 110 hộ với 460người Chương Mỹ là huyện đông dân cư nhất tỉnh Hà Tây hiện nay Diện tíchđất tự nhiên của huyện Chương Mỹ đứng thứ hai sau Ba Vì

Trên đất Chương Mỹ ở xã Phụng Châu có núi Tử Trầm (Tử Trầm Sơn).với quần thể di tích chùa Long Tiên (Chùa Trầm), động Long Tiên (hangRồng), chùa Vô Vi (Vô Vi tự) Núi Tử Trầm đã được Phan Huy Chú- học giả

Trang 39

Việt Nam đầu thế kỉ XIX viết “Quang cảnh đậm đà đẹp nhất trong các núi SơnTây” và xã Tiên Phương có núi Tiên Lữ- nơi tọa lạc của chùa Trăm Gian đượcxây dựng từ thời Lý Cao Tông (1185) là một trong sè 12 di tích lịch sử- vănhoá đặc biệt của tỉnh Hà Tây Tại long Tiên (hang Rồng) của Chùa Trầm đêmngày 19 tháng 12 năm 1946 Đài tiếng nói Việt Nam đã phát vang lời kêu gọiToàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; rung động cả nonsông đất nước Dịp tết Đinh Hợi (1947) một lần nữa Bác lại về thăm lại chùaTrầm.

Từ chính những tình yêu sâu nặng với những tên làng, tên núi, tên sông,với bao truyền thống quý báu của thế hệ cha ông để lại mà người Chương Mỹdưới sự lãnh đaọ của Đảng mà đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh cùng vớinhân dân cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "trấn động địa cầu”tháng 7/1954 và chiến thắng lịch sử 30/4/1975 thống nhất đất nước Trong haicuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc đánh đuổi đế quốc Pháp và Mĩ, Đảng

bộ và nhân dân huyện Chương Mỹ vinh dự được Đảng và Nhà nước phongtặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang” Đảng bộ và nhân dân các xãTrường Yên, Trần Phú, Thuỷ Xuân Tiên vinh dự được Đảng và Nhà nướcphong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”

1.2 Kinh tế xã hội:

- Về kinh tế :

Cơ cấu kinh tế chủ yếu của Chương Mỹ là công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp, xây dựng cơ bản, nông-lâm -ngư nghiệp, dịch vụ, thương mại Nhữngnăm gần đây, kinh tế -xã hội huyện Chương Mỹ có nhiều chuyển biến tích cựcmức tăng trưởng kinh tế hàng năm là 11% trở lên, song điểm xuất phát cònthấp và nhiều hạn chế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất còn chậm,chưa đồng đều giữa các vùng, khối lượng hàng hoá còn thấp, nhỏ lẻ chưa tậptrung, chất lượng sản xuất, kinh doanh hiệu quả còn thấp, khả năng cạnh tranhtrên thị trường còn hạn chế cho nên nền kinh tế vẫn còn yếu kém mang tính tựcấp, tự túc thu nhập bình quân đầu người mới đạt ở mức 310 USD/năm Tỷ

Trang 40

trọng cơ cấu kinh tế vẫn còn ở mức 29-38-33 Hệ thống giao thông, điện,đường, trường, trạm được nâng cấp để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ pháttriển kinh tế của địa phương như đường liên thôn, liên xã đã được bê tông hoá:100% các thôn xóm đã có điện phục vụ tốt cho nhu cầu dân sinh và phát triểnkinh tế của địa phương; 100% các trường từ tiểu học đến trung học đều đượckiên cố hóa, các xã đều có các phòng khám chăm lo sức khoẻ cho cộng đồng

- Về văn hoá xã hội :

Cũng như các địa phương khác của Hà Tây đất Chương Mỹ có truyềnthống cần cù lao động và hiếu học, có lòng yêu nước nồng nàn cùng nhau đoànkết đấu tranh chống ngoại xâm và thiên tai Trong lịch sử dựng nước và giữnước là quê hương của nhiều nhân tài xuất chúng từng lưu truyền sử sách đó làcác nữ tướng Vĩnh Hoa, Lang Nương, Vĩnh Nương trong cuộc khởi nghĩa Hai

Bà Trưng đó là nữ tướng Dương Thị Phương Lan trong cuộc khởi nghĩa củaNgô Quyền Ngô Sĩ Liên với Đại Việt sử kí toàn thư nhà sử học bậc thầy,Thám Hoa Đặng Ma La tài ba cùng các văn thần võ tướng thuộc các dòng họlớn như danh thơm họ Đặng, tên tuổi Lê Ngô Cát với sách “Đại Nam Quốc sửdiễn ca” Con người nơi đây từng hết lòng trung quân ái quốc Trung quân vớivua, chứ không thể trung với triều đình nhu nhược, hại dân Vì thế cũng chínhnơi đây đã từng diễn ra cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương do Cao Bá Quát, một danhthần triều đình Nguyễn đứng đầu

Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy truyền thống quê hươngđất nước Chương Mỹ luôn luôn quan tâm tới lĩnh vực văn hoá-xã hội

Lĩnh vực văn hoá-xã hội tiếp tục được củng cố và có những bước tiến bộ

rõ rệt Chính quyền các cấp được củng cố và kiện toàn, công tác cải cách hànhchính đạt được kết quả rất phấn khởi, quốc phòng, quân sự địa phương đượctăng cường, an ninh chính trị và an toàn xã hội được giữ vững

Phát triển quy mô các lớp học, ngành học, tăng cường đầu tư cơ sở vậtchất, nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ

Ngày đăng: 22/04/2015, 23:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aunapu F.FL (1994) - Quản lý là gì ? NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội Khác
2. Nguyễn Thị Ân - Công tác thi đua và khen thưởng trong quá trình quản lý giáo dục . GD-ĐT 11/1997 Khác
3. Đặng Quốc Bảo - Một số khái niệm về quản lý giáo dục . NXB Hà Nội 1997 Khác
4. Đặng Quốc Bảo - Một số khái niệm về quản lý . NXB Hà Nội 1997 Khác
5. Báo cáo tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học : 2000-2001 ; 2001- 2002 … ; 2004-2005 Khác
6. Hoàng Chủng - Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục . NXB Giáo dục 1982 Khác
7. Lê Ngọc Doanh - Chương Mỹ xưa và nay . NXB Lao động 2002 Khác
8. Dự thảo chiến lược phát triển GD-ĐT đến năm 2010 (Ban soạn thảo chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo ) . Bộ Giáo dục và Đào tạo 10/1999 Khác
9. Nguyễn Minh Đạo - Cơ sở khao học quản lý . NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1997 Khác
10. Đảng cộng sản Việt Nam (1986) - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI . NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
11. Đảng cộng sản Việt Nam (1990) - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII . NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1995) - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII . NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
13. Đảng cộng sản Việt Nam Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) . NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2000) - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX . NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
15. Đảng bộ tỉnh Hà Tây - Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ IX Khác
16. Đảng bộ huyện Chương Mỹ - Văn kiện Đại hội huyện Chương Mỹ lần thứ XX Khác
17. Điều lệ nhà trường phổ thông . NXB Giáo dục - Đào tạo 2000 Khác
18. Phạm Minh Hạc - Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ xã hội phát triển kinh tế . XNB Khoa học xã hội Hà Nội 1996 Khác
19. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ : Giáo dục học (tập 2) . NXB Giáo dục 1998 Khác
20. Hà Sĩ Hồ - Những bài giảng về quản lý trường học (tập 2 và 3) . NXB Giáo dục Hà Nội 1985 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w