1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý sinh viên ơ trường đại học công nghiệp vinh

127 987 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Trong nhữngnăm qua quản lý công tác sinh viên của nhà trường đã có những tiến triểnnhất định, tuy nhiên với Với dự kiến quy mô đào tạo ngày càng mở rộng, lưulượng sinh viên ngày

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN VIỆT DŨNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN VIỆT DŨNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYỄN BÁ MINH

Trang 3

NGHỆ AN - 2015

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm trân trọng và chân thành tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Trường Đại học Vinh, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban Giám hiệu và Phòng Công tác HSSV trường Đại học Công nghiệp Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Xin được bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học

Đặc biệt xin được trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bá Minh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết chỉ bảo cho tác giả những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, giúp tác giả tự tin trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học

Mặc dù trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, bản thân đã rất nỗ lực và cố gắng, song chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn qua đó cũng góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý sinh viên ở Trường Đại học Công nghiệp Vinh.

Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 5 năm 2015

Tác giả

Trang 5

Trần Việt Dũng

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Những đóng góp của đề tài 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 6

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 10

1.2.1 Trường đại học 10

1.2.2 Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 10

1.2.3 Học sinh, sinh viên và công tác học sinh - sinh viên 15

1.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý 17

1.3 CÔNG TÁC HSSV CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 18

1.3.1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ công tác HSSV 18

1.3.2 Mục đích, yêu cầu của nâng cao hiệu quả công tác HSSV 20

1.3.3 Nguyên tắc quản lý học sinh - sinh viên 21

1.3.4 Các nội dung cơ bản của công tác HSSV 24

Trang 6

1.3.5 Hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV 27

1.4 NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HSSV Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC .29

1.4.1 Quản lý công tác kế hoạch 29

1.4.2 Quản lý về hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV 30

1.4.3 Quản lý công tác hoạt động xã hội, công tác y tế, văn nghệ, thể dục thể thao của HSSV 31

1.4.4 Quản lý việc thực hiện chế độ chính sách đối với HSSV 32

1.4.5 Quản lý việc thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn phòng chống tội phạm và trật tự xã hội 32

1.4.6 Quản lý công tác HSSV nội trú, ngoại trú 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VINH 35

2.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VINH 35

2.1.1 Sơ lược về lịch sử phát triển 35

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 36

2.1.3 Quy mô đào tạo 37

2.1.4 Đội ngũ cán bộ 38

2.1.5 Tổ chức Đảng, Đoàn thể 41

2.1.6 Định hướng phát triển 43

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HSSV Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VINH 44

2.2.1 Thực trạng công tác kế hoạch 44

2.2.3 Thực trạng quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú 52

2.2.4 Thực trạng quản lý thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên 56

Trang 7

2.2.5 Thực trạng việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội

trong việc quản lý sinh viên 60

2.2.6 Thực trạng nhận thức tầm quan trọng trong quản lý công tác sinh viên 65

2.3 NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG 70

2.3.1 Những thuận lợi khó khăn trong quản lý sinh viên của nhà trường .70

2.3.2 Những mặt mạnh, mặt tồn tại và nguyên nhân trong quản lý sinh viên của nhà trường 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN Ổ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VINH 75

3.1 CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 75

3.1.1 Nguyên tắc mục tiêu 75

3.1.2 Nguyên tắc thực tiễn 75

3.1.3 Nguyên tắc hiệu quả 76

3.1.4 Nguyên tắc khả thi 76

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐHCNV .76

3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công tác quản lý HSSV đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ làm công tác QLSV 76

3.2.2 Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên 79

3.2.3 Tăng cường vai trò của Đoàn trường và Hội sinh viên 84

3.2.4 Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác QLSV 86

Trang 8

3.2.5 Tổ chức tốt công tác quản lý sinh viên ngoại trú 88

3.2.6 Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác QLSV 90

3.2.7 Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng cho sinh viên và các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác quản lý sinh viên 91

3.3 THĂM DÒ VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT 93

3.3.1 Khái quát về việc thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 93

3.3.2 Kết quả thăm dò 94

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101

1 Kết luận 101

2 Kiến nghị 102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC

Trang 9

CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

CBGVNV : Cán bộ, giáo viên, nhân viên

CT HSSV : Công tác học sinh, sinh viên

GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo

HSSV : Học sinh, sinh viên

VHVN-TDTT : Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Trang

Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1 Quan hệ của các chức năng quản lý 13

Bảng: Bảng 2.1 Số liệu HSSV trong 2 năm gần đây 38

Bảng 2.2 Cơ cấu cán bộ hành chính 39

Bảng 2.3 Cơ cấu theo ngành đào tạo 40

Bảng 2.4 Cơ cấu tuổi đội ngũ cán bộ quản lý 40

Bảng 2.5 Công tác kế hoạch 44

Bảng 2.6 Công tác tổ chức quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên 49

Bảng 2.7 Thống kê số lượng sinh viên ở nội trú, ngoại trú của trường Đại học Công nghiệp Vinh 54

Bảng 2.8 Công tác quản lý thực hiện các chế độ chính sách của sinh viên 58

Bảng 2.9 Số liệu HSSV bị kỷ luật trong những năm gần đây 61

Bảng 2.10 Bảng tỷ lệ kết quả thăm dò về việc thực hiện một số nội dung sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với công tác quản lý HSSV Trường Đại học Công nghiệp Vinh .63

Bảng 2.11 Nhận thức của CBGV về quản lý công tác sinh viên 66

Bảng 3.1 Kết quả thăm dò tính cần thiết của các giải pháp đề xuất 94

Bảng 3.2 Kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp đề xuất 97

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, GD&ĐT của mỗiquốc gia đóng vai trò then chốt, trọng yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lựcphục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Nghị Quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của đảng đã chỉ rõ:

“Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tậptrung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền Giáo dục quốc dân, gắn kếtchặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, côngnghệ” nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá đểđưa nước ta cơ bản theo hướng hiện đại vào năm 2020

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta sớm thấyđược vai trò to lớn của nguồn nhân lực đối với phát triển KT - XH và việcphát triển nguồn nhân lực thông qua GD&ĐT, do đó đã có các định hướng vàchỉ đạo đúng đắn phát triển GD&ĐT để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,đồng thời Đảng ta coi GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ là quốc sáchhàng đầu, là nền tảng và động lực của CNH, HĐH Cương lĩnh chính trị xâydựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 2011 - 2020 đã định hướng: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược” Chiếnlược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các chủtrương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng lợiNghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh

tế xã hội 2011 - 2020 của đất nước, định hướng GD&ĐT có sứ mệnh nângcao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quantrọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam

Trang 12

Giáo dục Đại học có một sứ mệnh rất to lớn là đào tạo nguồn nhân lực đểphát triển đất nước theo yêu cầu của Đảng Để đào tạo được nguồn nhân lựcđáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục Đại học không chỉ nghiêng về đào tạokiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà phải hết sức chú ý đến giáo dục đạo đức

lý tưởng làm người Muốn vậy nhà trường Đại học phải coi trọng quản lý sinhviên, đây là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, nặng nề có tác dụng mạnhmẽ đối với chất lượng đào tạo của các trường đại học

Trường Đại học Công nghiệp Vinh là một trường Đại học được thànhlập theo quyết định số 920/QĐ - TTg, ngày 12/06/2013 của Thủ tướng Chínhphủ, (trên cơ sở của trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh), làmột trường tư thục, có trụ sở chính tại Thành phố Vinh, Nghệ An, một thànhphố đang ra sức hội nhập, phát triển Trường ra đời muộn và gặp rất nhiềukhó khăn về mọi phương diện, Nhà trường có KTX nhưng rất nhỏ không đápứng được nhu cầu ở nội trú của sinh viên, vấn đề quản lý sinh viên ngoại trúcủa nhà trường là mối quan tâm lớn của lãnh đạo nhà trường Trong nhữngnăm qua quản lý công tác sinh viên của nhà trường đã có những tiến triểnnhất định, tuy nhiên với Với dự kiến quy mô đào tạo ngày càng mở rộng, lưulượng sinh viên ngày càng tăng, do vậy việc đáp ứng tất cả các tiện ích nhằmtạo điều kiện cho sinh viên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình từ khi nhậphọc cho đến khi ra trường; từ hoạt động học tập, thực tập chuyên môn đếnhoạt động rèn luyện đạo đức, nhân cách, tác phong công nghiệp, thể chất; từviệc thực hiện những quy định bắt buộc đến việc chủ động, tích cực thực hiệntrong điều điều kiện cho phép là việc làm quan trọng của đội ngũ cán bộ làmcông tác quản lý sinh viên, trong quá trình thực hiện việc quản lý sinh viên,nhà trường đã áp dụng Quy chế quản lý sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo

và một số văn bản, nội quy của nhà trường để làm chuẩn cho công tác quản lýsinh viên Tuy nhiên, trong quá trình quản lý tổ chức thực hiện còn bộc lộ

Trang 13

nhiều hạn chế như hệ thống tổ chức quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý, nhữnggiải pháp quản lý, mối quan hệ giữa các phòng chức năng trong công tác quản

lý sinh viên Trước những yêu cầu của thực tế đòi hỏi công tác quản lý sinhviên cần đồng bộ hơn, thống nhất hơn trong các giải pháp thực hiện Cần đổimới các giải pháp quản lý sinh viên nhằm giáo dục sinh viên có ý thức tự giácchủ động trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện, không chỉ nắm vững kiến thứcchuyên môn nghề mà còn nâng cao phẩm chất, đạo đức, tư tưởng, tác phongnghề nghiệp phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Là một người trực tiếp làm công tác quản lý sinh viên, với mongmuốn ứng dụng những kiến thức quản lý đã học cũng như với kinh nghiệmcủa bản thân, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý củanhà trường Đây là những vấn đề cấp thiết mà nhà trường đang tìm những giảipháp giải quyết và chưa có đề tài nào của nhà trường nghiên cứu vấn đề này

Vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý sinh viên ở Trường Đại

học Công nghiệp Vinh” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý sinh viên

ở trường Đại học Công nghiệp Vinh nhằm góp phần nâng cao đào tạo củanhà trường

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý sinh viên ở trường Đại học.3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý sinh viên ở trường Đạihọc Công nghiệp Vinh

4 Giả thuyết khoa học

Trong hoàn cảnh thực tế hiện nay của Đại học Công Nghiệp Vinh, việcquản lý sinh viên còn nhiều hạn chế và bất cập, Nếu đề xuất được một số giảipháp có cơ sở khoa học phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi thì sẽ nâng

Trang 14

cao chất lượng công tác quản lý sinh viên ở trường Đại học Công nghiệp Vinh

và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý sinh viên trong quátrình đào tạo

5.2 Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý sinh viên ở trường Đạihọc Công nghiệp Vinh

5.3 Đề xuất, thăm dò tính cần thiết và tính khả thi một số giải phápđổi mới quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo ở trường Đại học Côngnghiệp Vinh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn kiện,nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các tài liệu của Bộ GD&ĐT các tài liệu cóliên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

6.2 Nhóm phương pháp thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phân tích các sốliệu thống kê, tổng kết phân tích tình hình thực tiễn, điều tra bằng phiếu hỏi,nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài và thăm dò tính cần thiết và tính khảthi một số giải pháp đổi mới về vấn đề quản lý sinh viên trong quá trình đàotạo ở trường Đại học Công nghiệp Vinh

6.3 Nhóm các phương pháp bổ trợ: phương pháp thống kê toán học đểxử lý các dữ liệu thu được về mặt định lượng

7 Những đóng góp của đề tài

7.1 Góp phần hệ thống hóa và đề xuất một số ý kiến bổ sung cho cơ sở

lý luận của đề tài nghiên cứu

7.2 Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý sinh viên ở trường Đại họcCông nghiệp Vinh, xác định những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong hoạtđộng sinh viên ở trường Đại học Công nghiệp Vinh

Trang 15

7.3 Đề xuất được các giải pháp quản lý sinh viên trong quá trình đàotạo ở trường Đại học Công nghiệp Vinh.

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục, danh mục tài liệutham khảo Luận văn gồm có 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng quản lý sinh viên ở trường Đại học Công

nghiệp Vinh

Chương 3: Một số giải pháp quản lý sinh viên ở trường Đại học Công

nghiệp Vinh

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người, được thực hiện mộtcách tự giác, vượt qua ngưỡng “tập tính” của các giống loài động vật bậc thấpkhác Cũng như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, sự ra đời của hoạtđộng giáo dục gắn liền với sự ra đời của hoạt động quản lý giáo dục và từ đócũng xuất hiện khoa học về QLGD Là người học, người học vừa là đối tượngđào tạo, vừa là mục tiêu đào tạo Để nâng cao chất lượng đào tạo ngoài việcxem xét các yếu tố người dạy, nội dung, chương trình, cơ sở vật chất thìkhông thể không nghiên cứu trực tiếp là đối tượng người học Xung quanhvấn đề người học có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu trong đó có vấn đềngười học trong quá trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục

Trên thế giới, trải qua nhiều cuộc đấu tranh giai cấp, các nhà lãnh đạonhư C.Mác và Ăngghen cũng cho rằng giáo dục - đào tạo là chìa khoá, làđộng lực đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là đối với quá trình xâydựng chủ nghĩa xã hội của một quốc gia, một dân tộc

Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và đề cao vai tròcủa giáo dục và Đào tạo Hội nghị Trung ương lần VI - khoá IX khẳng định:

“Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học là quốc sách hàng đầu, là nền tảng vàđộng lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước”

Nhận thức rõ vai trò to lớn của giáo dục trong sự phát triển của mỗi dântộc, mỗi quốc gia, nhiều nhà nghiên cứu đã dành nhiều công sức để nghiêncứu các vấn đề quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng Một vài côngtrình nghiên cứu như:

+ M Rađacốp - Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục - Trường cánbộ quản lý GD&ĐT TW1, 1984

Trang 17

+ Phạm Minh Hạc - Một số vấn đề về giáo dục và QLGD - NXB GDTW1 1986.

Về quản lý, Tác giả Nguyễn Bá Minh có ý kiến: “hoạt động quản lý làsự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể và đối tượng quản lý quacon đường tổ chức; là sự tác động, điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành độngcủa các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào việc hoàn thành nhữngmục tiêu nhất định của tập thể và xã hội” [25]

Theo tác giả Thái Văn Thành thì “quản lý là sự tác động có mục đích,

có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mụctiêu đề ra” [32]

Theo tác giả Nguyễn Văn Tứ: "Quản lý là hành động đưa các cá nhântrong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung" [31]

Về quản lý giáo dục, Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, khái niệmQLGD là khái niệm đa cấp (bao hàm cả quản lý hệ GD quốc gia, quản lý cácphân hệ của nó đặc biệt là quản lý trường học): Quản lý giáo dục là hệ thốngnhững tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lýnhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng,thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, màtiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tớimục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất [27]

Theo tác giả Thái Văn Thành thì “Quản lý hệ thống giáo dục có thểxác định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích củachủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từBộ đến Trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế

hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hộicũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực vàtâm lý trẻ em” [32]

Trang 18

Giáo sư Phạm Minh Hạc quan niệm: “Quản lý giáo dục là tổ chức cáchoạt động dạy học Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện đượccác tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản

lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biếnđường lối đó thành hiện thực,…”[19]

Về quản lý nhà trường, tác giả Trần Kiểm (2000) đã viết: “Hiệu quảquản lý nhà trường phụ thuộc nhiều vào chừng mực người Hiệu trưởng sửdụng thông tin khách quan đáng tin cậy, toàn diện, đầy đủ và kịp thời của mỗigiáo viên về chất lượng kiến thức, mức độ được giáo dục và tính kỷ luật củahọc sinh”[21]

Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là lao động củacác cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh

và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáodục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [36]

Với mảng đề tài về quản lý HSSV, đã có nhiều công trình nghiên cứu

về vấn đề nâng cao chất lượng Quản lý HSSV tại các cơ sở đào tạo, quản lýHSSV nội, ngoại trú…như:

- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý HSSV ngoại trútrường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh” - Tác giả Vũ Thị Việt Thái, luận vănthạc sĩ khoa học giáo dục năm 2010

- “Một số Biện pháp nâng cao chất lượng HSSV ở cơ sở đào tạo nghềtrường Đại học công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tại Tỉnh Thanh Hóa” -Tác giả Đồng Thị Kim Thoa, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục năm 2009

- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Sinh viên ởTrường Đại học Công nghệ Thông Tin- Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh -Tác giả Phạm Đào Tiên, luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục năm 2012

Với những thành quả nghiên cứu về lĩnh vực này đã được ứng dụngvào thực tiễn và mang lại hiệu quả nhất định

Trang 19

Tuy nhiên, công tác quản lý HSSV tại các trường đại học, cao đẳng,trung cấp chuyên nghiệp hầu như dựa vào quy chế của Bộ, kinh nghiệm củacác trường Trong những năm qua, công tác HSSV dần đi vào nề nếp và đóngmột vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo Nhà nước đã cóLuật Giáo dục năm 2005; Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều vănbản, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn,… liên quan đến người học.Việc nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ đi vào những vấn đề lý luận khoahọc giáo dục, lý luận về quản lý nhà trường nói chung, chưa đi sâu vào côngtác quản lý HSSV với những đặc trưng riêng biệt của các loại hình trường cụthể Vì vậy, việc áp dụng những kết quả nghiên cứu đó cho những người làmcông tác quản lý HSSV ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyênnghiệp nói chung và ở Trường Đại học Công nghiệp Vinh nói riêng còn gặpnhiều khó khăn, lúng túng.

Trường Đại học Công Ngiệp Vinh (trên cơ sở của trường Đại học Côngnghiệp thành phố Hồ Chí Minh), mặc dầu mới thành lập được 2 năm nhưngtrong những năm qua việc quản lý HSSV đã có những kết quả bước đầu đángkhích lệ, góp phần giáo dục HSSV có phẩm chất, năng lực Công tác quản lýHSSV đã được Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm Tuy nhiên, bêncạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định về nội dung, hình thức, biện phápquản lý HSSV và cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vềvấn đề này Một số báo cáo, tổng kết chỉ dừng lại như những đánh giá củaphòng chức năng qua từng năm học, từng học kỳ hoặc từng khóa đào tạo, mangtính chủ quan, chưa đưa ra được một hệ thống giải pháp có tính hệ thống, khoahọc và khả thi Chính thực tế đó, chúng tôi mong muốn qua đề tài: "Một số giảipháp quản lý sinh viên ở Trường Đại học Công ngiệp Vinh" sẽ đóng góp thêmnhững giải pháp quản lý khoa học, có hiệu quả thiết thực trong công tác quản

lý HSSV ở Trường Đại học Công nghiệp Vinh, tạo động lực để nâng cao chấtlượng, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội

Trang 20

1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

- Huy đông quản lý, sử dụng các nguồn lực;

- Thiết lập bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý, sử dụng đãi ngộnhà giáo, cán bộ, nhân viên;

- Hợp tác với các tổ chức kinh tế giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, y

tế, các nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định củaChính phủ (Điều 60 Luật Giáo dục 2005)

1.2.2 Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

- Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó:Quản lý được hiểu là bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự

Trang 21

biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạngthái mới thích ứng với những hoàn cảnh mới.

- Quản lý là một hệ thống xã hội, là tác động có mục đích đến tập thểngười - thành viên của hệ, nhằm làm cho hệ thống vận hành thuận lợi và đạttới mục đích dự kiến

- Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổchức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động

- Quản lý là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêucủa từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội

- Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có

hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó

Như vậy, chúng ta có thể hiểu: “Quản lý là sự tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu

đề ra” [32]

Hoạt động quản lý là một dạng lao động đặc biệt, gắn với lao động tậpthể và là kết quả của sự phân công lao động xã hội Một số nhà nghiên cứukhoa học cho rằng trong mọi quá trình lao động quản lý có thể phân chiathành một hệ thống các dạng hoạt động xác định mà theo đó chủ thể quản lý

có thể tác động vào đối tượng quản lý Các hoạt động xác định này được gọi

Khi thực hiện chức năng quản lý cần thỏa mãn được 02 nhiệm vụ đólà: xác định đúng mục tiêu để phát triển đơn vị và qui định những biện

Trang 22

pháp có tính khả thi (phù hợp với đường lối, quan điểm ở từng giai đoạnphát triển đất nước).

- Chức năng tổ chức:

Là quá trình hình thành bộ máy, sắp xếp, phân phối hợp lý nguồn lựcvào những bộ phận cụ thể, hình thành các mối quan hệ giữa các thành viên,giữa các bộ phận trong một tổ chức, nhằm đảm bảo việc thực hiện thành côngcác kế hoạch và đạt được mục tiêu chung của đơn vị Nhờ tổ chức có hiệuquả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực, vật lực,tài lực

Tổ chức được xem là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến thànhcông hay thất bại trong hoạt động của đơn vị

- Chức năng chỉ đạo:

Là quá trình tác động ảnh hưởng, liên kết tới hành vi, thái độ củanhững người khác và động viên họ hoàn thành mọi nhiệm vụ để đạt mụctiêu của tổ chức

Chức năng chỉ đạo được xem là cơ sở để phát huy các động lực củacác thành viên tạo nên chất lượng và hiệu quả cao của các hoạt động vàmục tiêu chung

- Chức năng kiểm tra:

Là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt độngcủa đơn vị đạt tới mục tiêu chung của tổ chức

Chức năng kiểm tra được xem là công cụ sắc bén góp phần nâng caohiệu quả quản lý

Các chức năng quản lý có mối liên hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởnglẫn nhau, tạo thành một chu trình quản lý Để thực hiện một chu trình quản lýkhông thể thiếu yếu tố thông tin quản lý

Trang 23

Sơ đồ 1.1 Quan hệ của các chức năng quản lý

1.2.2.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một lĩnh vực mà từ trước đến nay đã được rất nhiềunhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và đưa ra những định nghĩa về khái niệmQLGD khác nhau

+ Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục, quản lý trường học cóthể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích tự giác, hệ thống, có kếhoạch) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên

và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằmhuy động cho họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia mọi hoạt động của nhàtrường, nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu với việc hoàn thànhnhững mục tiêu dự kiến” [21]

+ Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thốngnhững tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý(hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáodục của Đảng thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩaViệt Nam, thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới các mục tiêu dự kiến, tiến tới trạngthái mới về chất” [27]

Thông tin Quản lý

Kế hoạch

Tổ chức

Chỉ đạo Kiểm tra

Trang 24

+ Theo tác giả Nguyễn Gia Quý “Quản lý quá trình giáo dục là quản lýmột hệ thống toàn vẹn bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp,tổ chức giáo dục, người dạy, người học, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chodạy và học, môi trường giáo dục, kết quả giáo dục” [29].

Như vậy, QLGD là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kế hoạch hóa,nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường các cơ quan trong hệ thống giáodục Hệ thống giáo dục là một hệ thống xã hội, QLGD cũng chịu sự chi phốicủa quy luật xã hội và tác động của quản lý xã hội Trong QLGD các hoạtđộng quản lý hành chính nhà nước và quản lý sự nghiệp chuyên môn đanxen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau không tách biệt tạo thành hoạt động quản

lý thống nhất

Từ những khái niệm nêu trên đưa đến cách hiểu chung nhất là: QLGD

là quá trình vận dụng nguyên lý, khái niệm, phương pháp chung nhất củakhoa học quản lý vào lĩnh vực QLGD

Quản lý giáo dục là hoạt động của các chủ thể và đối tượng quản lýthống nhất với nhau trong một cơ cấu nhất định nhằm đạt mục đích đề ra củaquản lý bằng cách thực hiện các chức năng nhất định và vận dụng các biệnpháp, nguyên tắc, công cụ quản lý thích hợp

1.2.2.3 Quản lý nhà trường

Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong xã hội thực hiện chứcnăng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hộibằng các con đường giáo dục cơ bản [17]

Mục đích giáo dục của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển và thờiđại Giáo dục nhà trường, bằng kiến thức và phương pháp khoa học, bằng tổchức các hoạt động giao lưu trong thực tiễn làm cho nhân cách học sinh, sinhviên được hình thành, tạo nên bộ mặt tâm lí cá nhân phù hợp với tiêu chuẩn,giá trị xã hội và thời đại

Trang 25

Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch, hợp quy luật của các cấp quản lý của hệ thống giáo dục nhằm làm chonhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để đạt được mục tiêu giáo dụcđặt ra cho từng thời kỳ phát triển của đất nước [23].

Quản lý nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt,liên quan đến hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi một nhà trường.Các lĩnh vực quản lý của nhà trường

- Quản lý hoạt động giáo dục và dạy học (quản lý quá trình đào tạo)

- Quản lý giáo viên với hoạt động dạy và quản lý sinh viên với hoạtđộng học

- Quản lý các hoạt động mang tính điều kiện cho quá trình đào tạo:Việc thực hiện các chế định: bộ máy tổ chức và nhân lực; tài lực và vật lực;môi trường tự nhiên và xã hội; thông tin; quản lý sinh viên ngoài giờ lênlớp [17]

1.2.3 Học sinh, sinh viên và công tác học sinh - sinh viên

1.2.3.1 Học sinh, sinh viên

Theo quy chế công tác HSSV trong các trường đào tạo ban hành theoQuyết định số 1584/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 1993 thì người đanghọc trong hệ trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề gọi là học sinh chuyênnghiệp (gọi tắt là học sinh), còn người đang học trong hệ đại học và cao đẳnggọi là sinh viên

HSSV là nhân vật trung tâm trong nhà trường, được nhà trường bảođảm điều kiện thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập vàrèn luyện tại trường

HSSV là những người có trình độ văn hóa tốt nghiệp bậc trung học phổthông hoặc tương đương và trung học cơ sở đã trúng tuyển vào trường Trungcấp, Cao đẳng, Đại học thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển Ở đó họ

Trang 26

được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề Quá trình học của họtheo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trunghọc Được xã hội công nhận những bằng cấp đạt được trong quá trình học

Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật giáo dục vàthống nhất cách gọi đối với học sinh - sinh viên như sau: Học sinh là danh từđược gọi chung cho người học từ bậc tiểu học, trung học cơ sở, phổ thôngtrung học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Sinh viên là danh từ đượcgọi chung cho người học ở bậc cao đẳng, đại học

HSSV là lực lượng đông đảo, nòng cốt trong nhà trường HSSV cũng lànguồn trí tuệ, nguồn chất xám quý giá, là nguồn lực quan trọng trong sựnghiệp CNH, HĐH đất nước Do vậy, trong quá trình đào tạo ở trường cầnphải quan tâm giáo dục, đào tạo, rèn luyện tốt nhất cho HSSV Họ là lựclượng trẻ, khỏe có đặc tính nhạy bén, tiếp thu nhanh về khoa học kỹ thuật, khảnăng giao tiếp rộng, nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội đất nước

1.2.3.2 Công tác học sinh - sinh viên

Theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Công tác HSSV là một trong nhữngcông tác trọng tâm của Hiệu trưởng nhà trường, nhằm bảo đảm thực hiện mụctiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất

và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệTổ quốc" [4]

Như vậy, có thể khẳng định rằng công tác HSSV là bộ phận cấu thànhkhông thể thiếu ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp,đây là bộ phận góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đào tạonên những người vừa có đức vừa có tài để phục vụ cho xã hội

Trang 27

1.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý

Theo từ điển Tiếng Việt: "Giải pháp quản lý là phương pháp được sửdụng để tiến hành giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lýnhằm đạt được những mục tiêu quản lý" [34]

Như vậy, giải pháp quản lý là những cách thức cụ thể để thực hiệnphương pháp quản lý Vì đối tượng quản lý phức tạp nên đòi hỏi các giải phápquản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, phù hợp với đối tượng quản lý.Các giải pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống

Trang 28

các giải pháp, giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp quản lýcủa mình, mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu của bộ máy.

1.3 CÔNG TÁC HSSV CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.3.1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ công tác HSSV

1.3.1.1 Vị trí, vai trò công tác học sinh - sinh viên

Học sinh, sinh viên là nhân vật trung tâm trong nhà trường Vì vậy,công tác học sinh - sinh viên có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong tổngthể các mặt hoạt động của nhà trường Ngoài việc đảm bảo thực hiện quyền

và nghĩa vụ của người học, quản lý, tổ chức các hoạt động hỗ trợ, phục vụHSSV, công tác HSSV còn trực tiếp giáo dục về tư tưởng chính trị, đạo đức,lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, thẩm mỹ, thể chất

của HSSV Đây là bộ phận không thể thiếu của giáo dục đại học, cao đẳng và

trung học chuyên nghiệp, góp phần hỗ trợ tích cực cho công tác giáo dục đàotạo của nhà trường, phát huy vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân tàicho xã hội HSSV là nguồn trí tuệ, là những trí thức tương lai của đất nước, lànhững người đóng vai trò chủ chốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Dovậy, HSSV cần phải được quan tâm giáo dục, đào tạo, rèn luyện tốt nhất trongquá trình đào tạo ở trường Họ là những người trẻ tuổi, có trình độ và nănglực sáng tạo cao, tiếp thu nhanh về khoa học kỹ thuật, khả năng giao tiếprộng, có đặc tính nhạy bén, nhạy cảm với các vấn đề chính trị, xã hội của đấtnước Là lực lượng quan trọng tiếp tục thực hiện đường lối của Đảng, gópphần hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Như vậy,công tác quản lý HSSV có vai trò vô cùng quan trọng trong việc góp phầnthúc đẩy sự phát triển của đất nước

1.3.1.2 Chức năng của công tác học sinh - sinh viên

a) Chức năng đào tạo

Một trong những chức năng đầu tiên của công tác HSSV là đào tạo conngười, rèn luyện con người, nâng cao toàn diện tố chất của con người, về đức,

Trang 29

trí, thể, mỹ, quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm về đạođức, quan niệm về giá trị…

b) Chức năng tập hợp

Trong công tác HSSV thì chức năng tập hợp cũng là chức năng hết sứcquan trọng Chức năng tập hợp ở đây thể hiện ở việc tổ chức, xây dựng, đoànkết được tập thể người, tập thể cán bộ giáo viên với HSSV, tập thể HSSV vớiHSSV…tạo nên bầu không khí thân thiện, đoàn kết giữa mọi người với tổchức, giữa tổ chức với xã hội Chức năng tập hợp thúc đẩy mọi người cùngnhau tiến lên, phát huy những mặt tốt, ảnh hưởng lẫn nhau những thói quentốt, phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mọi người, tạo nên bầu không khívăn hóa riêng của một trường

c) Chức năng điều chỉnh

Thông qua chức năng điều chỉnh để hướng HSSV theo quỹ đạo chungcủa nhà trường Chức năng điều chỉnh góp phần giáo dục mọi người, giảm đinhững hiệu ứng phụ, kịp thời phát hiện ra những cái xấu, cái lệch lạc yêu cầu

họ phải làm theo đúng quy chế, quy định của nhà trường mong muốn họ trởthành những con người tốt nhất

1.3.1.3 Nhiệm vụ của công tác học sinh - sinh viên

Nhiệm vụ công tác HSSV bao gồm lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo vàthực hiện, kiểm tra đánh giá, điểu chỉnh bổ sung tất cả các hoạt động liênquan một cách toàn diện đến HSSV khi tham gia học tập tại nhà trường như:

- Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho HSSV.Triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gươngđạo đức, tác phong Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của ngành Giáo dục

- Giúp HSSV tìm hiểu lịch sử và tình hình đất nước, kế thừa và pháthuy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, truyền thống hiếu học, truyền

Trang 30

thống đấu tranh cách mạng, truyền thống đoàn kết…cũng như truyền thốngcủa nhà trường

- Giúp đỡ HSSV nhanh chóng thích ứng với cuộc sống ở trường chuyênnghiệp Giúp đỡ HSSV, khích lệ, cùng HSSV duy trì bảo vệ, tham gia quản

lý, xây dựng nhà trường, bảo vệ sự ổn định của nhà trường

- Xây dựng quan hệ giao tiếp tốt đẹp, ý thức về môi trường tập thể, họccách giải quyết khó khăn các vấn đề, biết cách lựa chọn, biết cách phán đoán

- Khích lệ việc tăng cường liên hệ qua lại giữa CBGV và HSSV; xâydựng và giữ quan hệ tốt với địa phương, xã hội; xử lý tốt mối quan hệ vớiHSSV; khuyến khích các hình thức sinh hoạt lành mạnh của HSSV

- Tổ chức, hướng dẫn và triển khai các hoạt động hỗ trợ chuyên môn:ngoại khóa, thực tập thực tế; các hoạt động tình nguyện vì lợi ích cộng đồng;các hoạt động phục vụ đời sống tinh thần cho HSSV như: VHVN, TDTT…

- Đảm bảo tốt chế độ chính sách ưu đãi cho HSSV

- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học,phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong HSSV và đảm bảo an toàn và cácđiều kiện ăn, ở, sinh hoạt của HSSV tại các khu nội trú, ngoại trú

1.3.2 Mục đích, yêu cầu của nâng cao hiệu quả công tác HSSV

1.3.2.1 Mục đích

Công tác HSSV là một trong những công tác trọng tâm của cơ sở đàotạo, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người ViệtNam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghềnghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hìnhthành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đảm bảo đạt tầm nhìn, sứmạng, mục tiêu của nhà trường

1.3.2.2 Yêu cầu

Công tác HSSV phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Trang 31

- HSSV là nhân vật trung tâm trong nhà trường, được nhà trường đảmbảo điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập, nghiên cứu

và rèn luyện tại trường; giúp sinh viên sớm đạt được chuẩn đầu ra của chươngtrình giáo dục

- Công tác HSSV phải thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước

- Công tác HSSV phải đảm bảo khách quan, công bằng, công khai,minh bạch, dân chủ trong các khâu có liên quan đến HSSV

- Công tác HSSV phải thể hiện tính hệ thống, đảm bảo tính thống nhất

1.3.3 Nguyên tắc quản lý học sinh - sinh viên

Trong cuộc sống cũng như trong công việc muốn đạt hiệu quả cao thìđòi hỏi chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc nhất định Nguyên tắc quản

lý là nhân tố đặc biệt quan trọng của hoạt động quản lý Nó là cơ sở nền tảng

có vai trò chi phối và tác động tới toàn bộ nội dung và phương thức hoạt độngcủa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý Đối với công tác giáo dục đào tạonói chung và công tác quản lý học sinh, sinh viên nói riêng người lãnh đạomuốn đạt được hiệu quả cao trong công việc cần đảm bảo các nguyên tắc cơbản sau:

1.3.3.1 Nguyên tắc giáo dục

Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lýluận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho hoạt động giáo dục nhằmthực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đạt được mục đích giáo dục nhất định Quản

lý HSSV ở các trường chuyên nghiệp phải đảm bảo được nguyên tắc giáo dục

là hàng đầu Phải đảm bảo được tính mục đích của hoạt động, gắn việc quản

lý, giáo dục với cuộc sống lao động Giáo dục trong tập thể hợp phải đảm bảosự đồng tình, tôn trọng của người được quản lý, giáo dục Đồng thời, phảiđảm bảo được sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của người quản lý, giáo dục

Trang 32

và vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người được quản lý, đượcgiáo dục.

1.3.3.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức

và hoạt động của các cơ quan, nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 6 Chương I Hiến pháp 1992

“…Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổchức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” Không những ở nước

ta, các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp

và cũng xác định là nguyên tắc cơ bản trong quản lý, hoạt động của các tổchức cơ quan nhà nước

Mục 2 Điều 1 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhàtrường ban hành kèm theo quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định “thực hiện dânchủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trítuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhàtrường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọihoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội,thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp - với đường lối, chủ trươngcủa Ðảng và luật pháp của Nhà nước”[3]

Có thể nói trong quản lý HSSV để thực hiện chức năng tập hợp thì cầnphải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ Đối với người quản lý phải đưa

ra được những quyết sách được mọi người hưởng ứng và thể hiện sự phụctùng của cấp dưới Đồng thời, phải phát huy được quyền dân chủ của tổchức, cá nhân nhằm thể hiện được sức mạnh tập thể Bên cạnh đó phát huyquyền dân chủ giúp người quản lý gần gũi hơn với người được quản lý mà ởđây là CBGV với HSSV qua đó còn để điều chỉnh các hành vi cho phù hợp

Trang 33

với tổ chức, với môi trường là trường học “Tập trung và dân chủ là hai mặtcủa một thể thống nhất kết hợp hài hòa với nhau Nếu thiên về tập trung màkhông chú trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán tráivới bản chất của Nhà nước ta Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹtập trung sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn làm cho hoạt động của bộ máy nhànước kém hiệu quả” [2]

1.3.3.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính kế hoạch

Bất kỳ hoạt động quản lý nào đều cần phải đảm bảo tính khoa học, xâydựng trên cơ sở tính khoa học, đặc biệt là khoa học quản lý, vận dụng nhữngthành tựu của các khoa học khác như tâm lý học, giáo dục học, tổ chức laođộng khoa học

Hoạt động quản lý HSSV cần phải đảm bảo tính kế hoạch, vì kế hoạch

là cơ sở của quản lý giáo dục Lập kế hoạch hay hoạch định đó là “quá trìnhdự đoán, phân tích nhằm vạch ra các định hướng, lường trước các khả năngbiến động của môi trường để thực hiện chuỗi các mục tiêu mà hệ thống hướngđến trong quá trình biến đường lối dài hạn trở thành hiện thực” [35] Hoạtđộng quản lý HSSV cần phải có các kế hoạch cụ thể, chính xác đảm bảo tính

hệ thống phù hợp với trình độ yêu cầu quản lý thực tế của nhà trường Phải cónhững dự kiến kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện các kế hoạch đề ra

Có thể nói đây là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng quản lý, bởivì nó gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai củamột tổ chức

1.3.3.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả

Công tác quản lý HSSV phải chú ý đến tính thiết thực, hiệu quả củacông việc Trong quản lý phải biết gắn với đối tượng cụ thể ở đây là HSSV,biết phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của HSSV gắn với việc học tập, quántriệt các nghị quyết của Đảng, nội quy, quy định của nhà trường Công tác

Trang 34

quản lý phải tập trung giáo dục HSSV một cách toàn diện về học tập, về nềnếp, lối sống lành mạnh cho HSSV Trong phân công công việc phải đảm bảođúng người, đúng việc, làm việc trong giới hạn phạm vi được cho phép vàphải biết kết hợp với các phòng, ban, các khoa thì mới có thể giải quyết côngviệc một cách nhịp nhàng, đồng bộ tạo nên tính hiệu quả cao nhất.

1.3.4 Các nội dung cơ bản của công tác HSSV

Nội dung công tác học sinh, sinh viên được quy định rõ trong chươngIII của Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấpchuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm Quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐTngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Cụ thể:

1.3.4.1 Công tác tổ chức hành chính

Tại Điều 7 công tác tổ chức hành chính gồm các nội dung sau:

- Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo và nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp HSSV; chỉ địnhBan cán sự lớp HSSV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoáhọc; làm thẻ cho HSSV

- Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú

- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV

- Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho HSSV

- Giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho HSSV

1.3.4.2 Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh - sinh viên

Điều 8 quy định công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rènluyện bao gồm các nội dung sau:

- Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HSSV; phân loại,xếp loại HSSV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua,khen thưởng cho tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích cao trong học tập vàrèn luyện; xử lý kỷ luật đối với HSSV vi phạm quy chế, nội quy

Trang 35

- Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV” vào đầu khoá, đầu năm

và cuối khóa học

- Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thiHSSV giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt độngkhuyến khích học tập khác

- Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống cho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, vănnghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữaHiệu trưởng nhà trường với HSSV

- Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuậnlợi cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường; phối hợp vớiĐoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hộikhác có liên quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiệncho HSSV có môi trường rèn luyện, phấn đấu

- Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho HSSV

1.3.4.3 Công tác y tế, thể thao

Nội dung công tác y tế thể thao được quy định trong điều 9 như sau:

- Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; tổ chức khám sức khoẻcho HSSV khi vào nhập học; chăm sóc, phòng chống dịch, bệnh và khám sứckhoẻ định kỳ cho HSSV trong thời gian học tập theo quy định; xử lý nhữngtrường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để học tập

- Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HSSV luyện tập thể dục, thể thao; tổchức cho HSSV tham gia các hoạt động thể dục, thể thao

- Tổ chức nhà ăn tập thể cho HSSV bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

1.3.4.4 Thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh - sinh viên

Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với HSSV được quy định tạiĐiều 10, gồm:

Trang 36

- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đốivới HSSV về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo vàcác chế độ khác có liên quan đến HSSV.

- Tạo điều kiện giúp đỡ HSSV tàn tật, khuyết tật, HSSV diện chínhsách, HSSV có hoàn cảnh khó khăn

1.3.4.5 Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và trật tự xã hội

Điều 11 đã quy định rõ:

- Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bànnơi trường đóng, khu vực có HSSV ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo anninh chính trị, trật tự và an toàn cho HSSV; giải quyết kịp thời các vụ việcliên quan đến HSSV

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông,phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác

có liên quan đến HSSV; hướng dẫn HSSV chấp hành pháp luật và nội quy,quy chế

- Tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho HSSV

1.3.4.6 Thực hiện công tác quản lý học sinh - sinh viên nội trú, ngoại trú

Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trútheo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Cụ thể là:

Quyết định số 41/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc sử đổi, bổ sung một sốđiểm trong “Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường đạihọc, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” ban hành kèm theoquyết định số 2137/GD-ĐT ngày 28 tháng 6 năm 1997 của Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo và “Quy chế công tác học sinh, sinh viên ngoại trú trongcác trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp”

Trang 37

Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế ngoại trú của học sinh, sinhviên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy

Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế nội trú của học sinh, sinhviên các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Quyết định số 5323/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Công tác học sinh,sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn2012-2016

1.3.5 Hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV

Hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV của trường gồm có Hiệutrưởng, đơn vị phụ trách công tác HSSV, giáo viên chủ nhiệm và lớp HSSV.Căn cứ Điều lệ nhà trường của từng trình độ đào tạo, Hiệu trưởng quy định hệthống tổ chức, quản lý công tác HSSV phù hợp, bảo đảm thực hiện các nộidung công tác HSSV

1.3.5.1 Trách nhiệm của Hiệu trưởng

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động của công tácHSSV

- Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành, địaphương trong công tác HSSV, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch vàdân chủ Tiến hành các biện pháp thích hợp đưa công tác HSSV vào nề nếp,bảo đảm cho HSSV thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình

- Quản lý HSSV về các mặt học tập và rèn luyện, tình hình tư tưởng

và đời sống Hằng năm, tổ chức đối thoại với HSSV để giải thích đường lối,chủ trương của Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin cần thiết của trường cho

Trang 38

HSSV; hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời những thắc mắccủa HSSV.

- Bảo đảm các điều kiện để phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS

Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên ViệtNam trong công tác HSSV; chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị,đạo đức, lối sống cho HSSV

- Quyết định sự tham gia của HSSV mang tính chất đại diện cho trườngkhi có sự huy động của địa phương, các cấp, các ngành hoặc các tổ chức khác

1.3.5.2 Đơn vị phụ trách công tác học sinh - sinh viên

Căn cứ Điều lệ nhà trường của từng trình độ đào tạo, Hiệu trưởng quyđịnh chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phụ trách công tác HSSV Là đơn vị đầumối, tham mưu cho Ban giám hiệu trong chỉ đạo và chịu trách nhiệm chínhtrong tổ chức triển khai công tác HSSV cho toàn trường

1.3.5.3 Giáo viên chủ nhiệm

Căn cứ điều kiện cụ thể của trường, Hiệu trưởng hoặc trưởng khoa, đơnvị phụ trách công tác HSSV theo sự phân cấp của Hiệu trưởng phân công giáoviên chủ nhiệm lớp HSSV hoặc trợ lý khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV

để hướng dẫn các hoạt động của lớp

1.3.5.4 Lớp học sinh, sinh viên

- Lớp HSSV được tổ chức bao gồm những HSSV cùng ngành, nghề,khoá học và được duy trì ổn định trong cả khoá học Đối với HSSV học theohọc chế tín chỉ, ngoài việc sắp xếp vào lớp HSSV để tổ chức, quản lý về thựchiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động đoàn thể, các hoạt độngxã hội, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, những HSSV đăng ký cùng học một họcphần được sắp xếp vào lớp học tín chỉ theo từng học kỳ

- Ban cán sự lớp HSSV gồm: Lớp trưởng và các lớp phó do tập thểHSSV trong lớp bầu, Hiệu trưởng (hoặc trưởng khoa, đơn vị phụ trách công

Trang 39

tác HSSV theo phân cấp của Hiệu trưởng) công nhận Nhiệm kỳ ban cán sựlớp HSSV theo năm học;

- Nhiệm vụ của ban cán sự lớp HSSV:

+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt độngsinh hoạt, đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch của trường, khoa,phòng, ban;

+ Đôn đốc HSSV trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế

về học tập, rèn luyện Xây dựng nề nếp tự quản trong lớp;

+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những HSSV gặp khó khăn trong họctập, rèn luyện Thay mặt cho HSSV của lớp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm

và các giáo viên bộ môn; đề nghị các khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV

và ban giám hiệu nhà trường giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền

và nghĩa vụ của HSSV trong lớp;

+ Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với tổ chức Đoàn TNCS Hồ ChíMinh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam tronghoạt động của lớp;

+ Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình học tập, rèn luyện theo học kỳ,năm học và những việc đột xuất của lớp với khoa hoặc đơn vị phụ trách côngtác HSSV;

- Quyền của ban cán sự lớp HSSV: được ưu tiên cộng điểm rèn luyện

và các chế độ khác theo quy định của trường

1.4 NỘI DUNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HSSV Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC

1.4.1 Quản lý công tác kế hoạch

Công tác kế hoạch là một khâu vô cùng quan trọng đối với tất cả hoạtđộng, lĩnh vực Việc quản lý công tác kế hoạch chính là thể hiện việc quản lý

Trang 40

khoa học Điều đó đặc biệt quan trọng đối với lĩnh vực giáo dục, lĩnh vựctrồng người

- Xây dựng kế hoạch quản lý công tác HSSV theo từng giai đoạn, từngnăm học, từng học kỳ, từng tuần, phù hợp với từng hoạt động, từng đối tượngHSSV hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ mới

- Kế hoạch quản lý công tác HSSV phải nằm trong tổng thể chung củacông tác nhà trường, của các đơn vị, của các tập thể; có sự liên kết, phối hợpvới các lực lượng trong và ngoài nhà trường Phòng công tác HSSV thay mặtHiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý công tác này, là đầu mối xây dựng, tổchức thực hiện, kiểm tra, đánh giá kết quả công tác này

- Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo và nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp HSSV; chỉ địnhBan cán sự lớp HSSV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoáhọc; làm thẻ cho HSSV Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú Giải quyết tất

cả các công việc liên quan đến công tác quản lý người học ở giai đoạn đầu Tổchức học tập chính trị đầu khóa

- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV Giải quyết cáccông việc hành chính có liên quan cho HSSV Xử lý các vấn đề liên quan đếnquyền và nghĩa vụ của HSSV

- Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho HSSV Tham mưu, tư vấn giảiquyết việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp

1.4.2 Quản lý về hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV

Quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV bao gồm các nộidung sau:

- Thường xuyên theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện củaHSSV; phân loại, xếp loại HSSV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học;tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích

Ngày đăng: 22/01/2016, 19:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý Giáo dục, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về quản lý Giáo dục
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
2. Ban chấp hành TW (2004), Chỉ thị về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị về việc xây dựng, nâng cao chấtlượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Tác giả: Ban chấp hành TW
Năm: 2004
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ban hành“Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động trường học", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động trường học
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ban hành“Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấpchuyên nghiệp hệ chính quy”
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 48/2007/QĐ-BGDĐT ban hành“Quy định về việc xử lý người học có liên quan đến tệ nạn ma tuý” ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy định về việc xử lý người học có liên quan đến tệ nạn ma tuý”
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ban hành“Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy” , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sởgiáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy”
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về “tín dụng đối với học sinh, sinh viên”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “tín dụngđối với học sinh, sinh viên”
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 27/2009/TT-BGDĐT Ban hành "Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quychế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng,Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 27/2011/TT-BGDĐT Ban hành "Quy chế nội trú của học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quychế nội trú của học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, Trungcấp chuyên nghiệp hệ chính quy
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 35/2009/TT-BGDĐT Ban hành "Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quychế tổ chức và hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT Ban hành"Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp
14. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về khoa học quản lý, trường Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về khoa học quản lý
Tác giả: Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ
Năm: 1999
15. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Trung ương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1996
16. C. Mác & Anghen (1990), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác & Anghen
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1990
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
18. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và quản lý giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và quản lý giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1986
19. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáodục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 1986
20. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáodục
Năm: 1998
21. Trần Kiểm (2000), Một số vấn đề lý luận về quản lý trường học, Tạp chí Phát triển giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận về quản lý trường học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 2000
22. Trần Kiểm (2004), Khoa học giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học giáo dục, một số vấn đề lý luận và thựctiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w