1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp quản lý công tác học sinh, sinh viên ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thành phố hồ chí minh

94 1,7K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Học rấtnhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm bên cạnh đó, giáo viên hiện nay chỉ lotruyền thụ kiến thức, học sinh thì cố gắng đạt điểm cao trong học tập nhưngquan hệ thầy trò nhợt nhạt,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN VĂN THANH CẦN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An, năm 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN VĂN THANH CẦN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH, SINH VIÊN

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số : 60.14.01.14

Người hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Văn Tứ

Nghệ An, năm 2015

Trang 3

Với tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc tôi xin kính gửi đến:

Ban Giám hiệu, Khoa Giáo dục, Phòng Đào tạo Sau đại học, các giảng viên của Trường Đại học Vinh và các cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.

Đặc biệt, tôi xin trân trọng và chân thành cảm ơn tới PGS TS Nguyễn Văn Tứ đã trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các đơn vị và cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, cùng với bạn

bè, dồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ chúng tôi tham gia khóa đào tạo trình độ thạc sĩ và hoàn thành luận văn này!

Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng do điều kiện nghiên cứu và khả năng còn hạn chế, chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót, tác giả kính mong nhận được sự góp ý chân thành, sự chỉ dẫn của Quý Thầy, Cô và Quý Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ!

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Phan Văn Thanh Cần

Trang 4

CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4 Giả thuyết khoa học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

8 Cấu trúc của luận văn

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC

HỌC SINH – SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

6

Trang 6

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH –

SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TP

Trang 7

2.2 Thực trạng quản lý công tác học sinh – sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh 41

2.2.1 Thực trạng về công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyệncủa học sinh – sinh viên

2.2.2 Thực trạng về công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú

2.2.3 Thực trạng về công tác quản lý thực hiện chế độ chính sách đốivới học sinh - sinh viên

2.2.4 Thực trạng quản lý học sinh – sinh viên trong việc tham gia cácphong trào ở trường và ngoài trường, quan hệ với môi trường xã hội2.2.5 Thực trạng việc phối hợp giữa nhà trường – gia đình- xã hội trongviệc quản lý học sinh – sinh viên

55

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH

– SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TP

3.2.2 Nâng cao chất lượng việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác

HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

Trang 8

3.2.3 Tổ chức, chỉ đạo chặt chẽ thực hiện công tác HSSV ở TrườngCao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

3.2.4 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

3.2.5 Đảm bảo các điều kiện thực hiện quản lý công tác HSSV ởTrường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

3.3 Tổ chức thực hiện các giải pháp quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

Trang 9

lớn Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo dức như: sống hưởng thụ,chạy theo đồng tiền, xa hoa lãng phí, lười lao động và học tập thiếu ý thức rènluyện, không dám đấu tranh với cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ cũng ngày càngnhiều hơn ở đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường.

Những thói quen, hành vi lệch chuẩn ấy là kết quả của sự giáo dục khôngđồng bộ giữa gia đình nhà trường và xã hội Việc giáo dục đạo đức trong nhàtrường thường chú trọng tới nề nếp kỷ cương với nội quy, như bài học giáohuấn, hình thức chiếu lệ, không chú trọng đến hành vi ứng xử thực tế Chươngtrình sách giáo khoa quá ôm đườm, nặng nề lý thuyết, thiếu kỹ năng sống,không tạo được dấu ấn hình thành nhân cách cho học sinh Trong khi đóchương trình giáo dục đạo đức, giáo dục công dân xuyên suốt từ bậc mầm non,tiểu học, đến trung học và trung học chuyên nghiệp, CĐ-ĐH, có đầy đủ tất cảnhững bài học về các giá trị đạo đức, phẩm chất công dân Nhưng hệ thống lạikhông tấy rõ phẩm chất nào là trọng tâm, chỗ nào cần nhấn mạnh Học rấtnhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm bên cạnh đó, giáo viên hiện nay chỉ lotruyền thụ kiến thức, học sinh thì cố gắng đạt điểm cao trong học tập nhưngquan hệ thầy trò nhợt nhạt, về nhà, cha mẹ bận lo công việc, các em khôngđược trang bị những kỹ năng tối thiểu cũng như cách ứng xử trong cuộc sống.Cách quản lý học sinh – sinh viên của các nhà trường, các cơ sở đào tạo vẫnnặng về mệnh lệnh, quan liêu bao cấp, đồng nhất tất cả mọi đối tượng, hoàncảnh, không phù hợp với tâm lý lứa tuổi của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay.Lứa tuổi học trò là lứa tuổi ước mơ và cuộc sống lý tưởng; nhưng hiện nay, họchưa có một mẫu người lý tưởng; những tác động tiêu cực rình rập một cáchthường trực trong quá trình sinh sống, học tập Chính vì thế những mối tình sétđánh, những nhân vật ăn chơi sành điệu, những sát thủ tàn bạo trên phim ảnh

đã trở thành thần tượng của biết bao cô cậu học trò Những hiện tượng như vậykhông ngững ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của thế hệ trẻ nói chung mà nócòn tác động tới chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện, đào tạo nghề nghiệpcủa các cơ sở đào tạo nghề hiện nay

Trang 10

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/01/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Banchấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêucủa giáo dục – đào tạo là phải tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chấtlượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xâydựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sángtạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làmviệc hiệu quả Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, họctốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xãhội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đạihóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo;giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm

2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực [8]

Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹnăng và trách nhiệm nghề nghiệp Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệpvới nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướngứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệcủa thị trường lao động trong nước và quốc tế [8]

Trước thực trạng nhận thức pháp luật hiện nay của HSSV cho thấy sựcần thiết phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục chính trị tưtưởng cho đối với học sinh, sinh viên Điều này đang đặt ra một thách thứcrất lớn với các trường cao đẳng nói chung và với Trường Cao đẳng Kinh tế -

Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng Trong đó, quản lý công tác quản

lý HSSV cũng cần phải đổi mới để nâng cao nhận thức, hiểu biết của HSSV,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới về việc đào tạo nguồn nhân lực Tuy nhiên, vấn

đề này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống, ngoài một số bài viếtmang tính chất kinh nghiệm, chưa xuất phát từ những cơ sở khoa học của quản

lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo

Trang 11

dục – đào tạo hiện nay [25].

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số giải pháp quản lý công tác học sinh – sinh viên ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt

động quản lý người học, quản lý nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục – đào tạo hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số giảipháp quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thànhphố Hồ Chí Minh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Vấn đề quản lý công tác HSSV ở trường cao đẳng kinh tế – kỹ thuật

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế

-Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Có thể nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng

Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh nếu đề xuất và thực hiện được các

giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý công tác HSSV ở trường

cao đẳng kinh tế – kỹ thuật

- Nghiên cứu thực trạng vấn đề quản lý công tác HSSV ở Trường Cao

đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng

Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 12

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu

- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: phương pháp điều tra, phươngpháp tổng kết giáo dục, phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động,phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được

7 Đóng góp của luận văn

7.1 Về mặt lý luận

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý công tác HSSV ở các trường

ĐH, CĐ nói chung, ở các trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật nói riêng

7.2 Về mặt thực tiễn

Làm rõ thực trạng quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế

-Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh Từ đó đề xuất các giải pháp để nâng caohiệu quả quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành

Phố Hồ Chí Minh

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quản lý công tác HSSV ở trường

cao đẳng

Trang 13

- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý HSSV ở Trường Cao đẳng

Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

- Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác HSSV ở Trường Cao

đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 14

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH – SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề quản lý công tác học sinh – sinh ở các trường học, cơ sở đào tạo

đã được nghiên cứu ở nhiều cấp độ, phương diện với tư cách là những tác độngtới đối tượng được giáo dục, được đào tạo Vì vậy, vấn đề này đã được nhiềunhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý nghiên cứu ở nhiều công trình, bài viếtkhác nhau

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Mặc dù với quan điểm chính trị, tôn giáo, quan điểm giáo dục khác nhau

và với các mức độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, nhưng vấn đề quản lýngười học vẫn được quan tâm, lưu ý Các nghiên cứu về người học (là học sinh

ở phổ thông, là sinh viên ở đại học – cao đăng) chủ yếu tập trung vào việc hìnhthành, phát triển nhân cách phù hợp với mức độ tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹnăng và tính chất của các mối quan hệ của người học đối với xã hội, với giađình

Ở Nhật Bản, công tác quản lý học sinh – sinh được xác định một cách

chặt chẽ trong hệ thống công tác quản lý các cơ sở đào tạo dù là trường cônglập, tư thục, của trung ương hay của địa phương Ngoài các quy định có tínhchất pháp lý đối với người học, công tác quản lý người học được thông qua cácchương trình giáo dục công dân Bằng môn giáo dục công dân, các môn họcđược tích hợp và hoạt động trải nghiệm, hoạt động xã hội, học sinh – sinh viênNhật Bản được giáo dục về ý thức trách nhiệm của công dân, về phẩm chất củangười viên chức, về ý thức công cộng (ý thức chấp hành giao thông, ý thức giữgìn vệ sinh, ý thức đối với những người xung quanh, ) Chính vì HS-SV NhậtBản được rèn luyện, giáo dục từ trong nhà trường, trở thành những công dân,những lao động có tinh thần trách nhiệm với đất nước, với xã hội, với cộngđồng mẫu mực, tiêu biểu nhất thế giới [27]

Trang 15

Ở Anh Quốc, Hoa Kỳ, Otxtrayli,… công tác HSSV được các trường

quan tâm thông qua chương trình giảng dạy và tích hợp để giáo dục nhân cách

có sự đan kết qua những giờ học, thông qua vô số các hoạt động tương táchằng ngày giữa giáo viên và HSSV, các hoạt động tập thể của nhà trường Nhàtrường, gia đình và cộng đồng sẽ tham gia một cách tích cực vào quá trình xâydựng một môi trường an toàn, ở đó HSSV được khuyến khích để tự tin, kiếmsống và tin tưởng thành công là hoàn toàn có thể đạt được Giúp HSSV trongviệc phát triển ý thức trách nhiệm đối với chính bản thân, nhà trường và cộngđồng Đồng thời đáp ứng các như cầu của mỗi cá nhân trong một môi trườngtạo điều kiện thuận lợi để có thể đem lại sự thành công cho tất cả HSSV Côngtác quản lý HS-SV trong hệ thống quản lý con người, quản lý dân sự nên rấtchặt chẽ về mặt luật pháp nhưng lại có những đặc trưng riêng theo quan điểm

tự do cá nhân của chủ nghĩa tư bản

Ở Nga, Trung Quốc, việc quản lý người học theo mô hình quản lýngười học theo quan điểm của các nước của hệ thống xã hội chủ nghĩa trướcđây Tính chất tập trung, hành chính, bao cấp trong quản lý người học nóichung và đối với HS-SV đã phát huy tác dụng trong một giai đoạn lịch sửtương ứng và hiện nay đang được đổi mới để phù hợp sự phát triển của nềnkinh tế - chính trị của mỗi quốc gia, tiệm cận với quá trình hội nhập quốc tế

Nói chung, việc quản lý người học nói chung và HSSV trong các trườngĐH-CĐ của các nước trên thế giới đã có quá trình phát triển từ lâu Những kếtquả nghiên cứu, những giải pháp, cách thức trong quản lý người học của cácnước đó đã thể hiện quan điểm chính trị, bản sắc văn hóa dân tộc, quan niệmtôn giáo cũng như những tập quán, thói quen của xã hội Đó cũng là cơ sở đểtrong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo, chúng ta chọnlọc những bài học kinh nghiệm để nâng cao nhiệu quả công tác quản lý HSSVtrong các trường ĐH-CĐ hiện nay

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Với mục tiêu của giáo dục – đào tạo là đào tạo những con người có đức,trí, thể, mỹ, việc quản lý người học trong nhà trường Việt Nam đã được quan

Trang 16

tâm từ lâu Trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950), lần thứ hai(1956), lần thứ ba (1980) và công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục –đào tạo hiện nay, vấn đề này được coi trọng, bổ sung, phát triển để phù hợp vớitừng giai đoạn Vì vậy, công tác quản lý người học nói chung và quản lý HS-

SV nói riêng, đã được xem xét, nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau

Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ban ngành chủ quản của các trường đạihọc, cao đẳng, các đại học, trường đại học, đã có nhiều văn bản, chủ trương,quy chế về quản lý HS-SV [2], [3], [4] Đó là những văn bản được hình thành

từ các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn của các nhà khoa học, các nhàquản lý

Ngày 29 tháng 11 năm 2012, Bộ GD-ĐT đã ban hành Chương trìnhCông tác học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên

nghiệp giai đoạn 2012-2016, trong đó nhấn mạnh việc đổi mới căn bản và toàn

diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặcbiệt coi trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ý thứcchấp hành pháp luật, chăm sóc sức khỏe, thể chất, giáo dục truyền thống lịch sửcách mạng, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ýthức trách nhiệm xã hội của HSSV Đồng thời phải chuẩn hóa nội dung,phương pháp công tác HSSV ở các đại học, học viện, trường đại học, trườngcao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp; phát huy mạnh mẽ vai trò chủđộng, năng động, sáng tạo của HSSV trong quá trình học tập và rèn luyện

Trong tạp chí Khoa học Giáo dục (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam),

đã có nhiều bài viết từ nhiều góc độ khác nhau về vấn đề quản lý người học ởcác trường ĐH-CĐ [30]

Tác giả Nguyễn Thanh Phú, trong bài viết “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” (số 84, tháng 9-2012) đã đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp

cho sinh viên sư phạm trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục,phân tích về nội dung của đạo đức nghề nghiệp và đề xuất một số định hướng

Trang 17

giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Khi bàn về “Một số vấn

đề lí luận về động cơ học tập của sinh viên” (số 92, tháng 5/2013), tác giả

Dương Thị Kim Oanh đã khẳng định, động cơ nói chung và động cơ học tậpcủa sinh viên nói riêng là những vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn trongviệc nâng cao chất lượng dạy học ở bậc đại học vì động cơ học tập đúng đắnhay lệch lạc không chỉ tác động tới kết quả học tập mà còn tới hiệu quả hoạtđộng nghề nghiệp và chiều hướng phát triển nhân cách của mỗi sinh viên Tácgiả đề cập tới một số vấn đề lí luận về động cơ học tập của sinh viên như kháiniệm động cơ học tập, cấu trúc động cơ học tập và biểu hiện động cơ học tậpcủa sinh viên

Tác giả Phạm Minh Hùng, trong bài viết “Phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ” (số 98, tháng

11/2013) đã khẳng định, đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một phương thức đàotạo tiên tiến, được áp dụng rộng rãi trong các trường đại học trên thế giới, đòihỏi sinh viên sự chủ động, sáng tạo, cũng như năng lực tự học tự nghiên cứu.Tác giả trình bày một số biện pháp nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiêncứu cho sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, bao gồm: giao nhiệm vụ

tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên; có các hình thức phù hợp để sinh viên báocáo kết quả tự học, tự nghiên cứu của mình; bồi dưỡng phương pháp tự học, tựnghiên cứu cho sinh viên; đổi mới phương pháp dạy học; tạo ra một môi trường

tự học tự nghiên cứu thuận lợi cho sinh viên Cũng trong số tạp chí nói trên, tác

giả Nguyễn Thanh Phú, bàn về “Thực trạng nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước”, đã cho rằng, trường sư

phạm là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho giáo dục, hình thành nên nhân cáchgiáo viên “có đức, có tài”, “vừa hồng, vừa chuyên”; trong đó, đạo đức nghềnghiệp cần được hình thành trong suốt quá trình đào tạo ở trường sư phạm vàtiếp tục tu dưỡng trong suốt cuộc đời giáo viên Để giáo dục đạo đức nghềnghiệp cho sinh viên, trước hết cần hiểu thực trạng đạo đức nghề nghiệp của họđang được hình thành như thế nào và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trìnhgiáo dục đó

Trang 18

Tác giả Vũ Lệ Hoa, ở bài viết “Phát triển kĩ năng tự học của sinh viên trong dạy học môn Giáo dục học ở trường sư phạm” (số 99, tháng 12/2013), đã

phân tích về vấn đề phát triển kĩ năng tự học của sinh viên trong dạy học mônGiáo dục học ở trường sư phạm Theo tác giả, giáo viên cần chú ý tăng cường

hướng dẫn hoạt động tự học của sinh viên nhằm phát triển một số kĩ năng tự

học môn Giáo dục học cho sinh viên: kĩ năng xác định mục tiêu học tập mônGiáo dục học; kĩ năng lập kế hoạch học tập môn Giáo dục học; kĩ năng nghiêncứu tài liệu học tập; kĩ năng nghe giảng kết hợp ghi chép ở trên lớp; kĩ năng tựkiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập Việc phát triển kĩ năng này sẽ giúp hìnhthành cho sinh viên ý thức được yêu cầu của việc tự học, rèn luyện phát triểnthói quen học suốt đời

Các tác giả Bùi Minh Hải-Vũ Thị Hà, khi bàn về “Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo năng lực thực tiễn” (số 100, tháng

1/2014 ), đã đề cập đến khái niệm năng lực thực tiễn và kiểm tra, đánh giá theonăng lực thực tiễn, đồng thời chỉ rõ những bất cập trong kiểm tra đánh giá kếtquả học tập của sinh viên hiện nay Tác giả đưa ra các giải pháp đổi mới kiểmtra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo năng lực thực tiễn Theo tác giả,kiểm tra, đánh giá không chỉ là xác định kết quả người học có được mà quantrọng hơn là việc xác định được thực chất những gì sinh viên lĩnh hội được theonhững tiêu chí năng lực thực tiễn Các tác giả Vương Hồng Tâm, Lê Thị Thanh

Sang, khi đưa ra “Một số định hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên các trường cao đẳng và đại học trong đào tạo theo tín chỉ” (số 111, tháng

12/2014), đã phân tích thực trạng việc dạy – học trong các trường cao đẳng, đại

học hiện nay và đưa ra một số định hướng đào tạo theo học chế tín chỉ cho sinhviên các trường cao đẳng, đại học: tạo động cơ, hứng thú học tập cho sinh viên;giáo dục sinh viên ý thức là chủ thể quá trình sáng tạo; đổi mới phương pháp dạyhọc theo hướng phát huy tính tích cực của người học; chú trọng rèn luyện sinhviên phương pháp tự học; tăng cường phương pháp dạy học cá nhân và học hợp

tác; đánh giá và tự đánh giá kết quả đào tạo Trong khi đó, nhằm “Tăng cường quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng mềm cho sinh viên các trường đại học”,

Trang 19

trên cơ sở điều tra, khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng mềm của sinh viên sáutrường đại học và 106 cơ quan, công ti, doanh nghiệp ở khu vực Đồng bằngsông Cửu Long, tác giả Đinh Phước Tường rút ra kết luận rằng kĩ năng mềmcủa sinh viên các trường đại học thuộc khu vực này còn hạn chế, chưa đáp ứngyêu cầu của nhà sử dụng lao động Vì vậy, tăng cường quản lí hoạt động giáodục kĩ năng mềm cho sinh viên là một vấn đề cần thiết đối với giáo dục đạihọc nước ta trong thời gian hiện nay (số 111, tháng 12/2014).

Nhiều bài viết của các tác giả cũng đã được đăng tải ở các tạp chí khoahọc, đã cập đến công tác quản lý HS-SV ở các trường trung cấp chuyên nghiệp,CĐ-ĐH từ nhiều phương diện, góc độ khác nhau Đó là các tạp chí như: Tạpchí Giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Khoa học (Đại học TháiNguyên), Tạp chí Giáo chức Việt Nam (Trung ương Hội Cựu Giáo chức ViệtNam), Tạp chí Quản lý Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) và các tạp chíKhoa học của các đại học quốc gia, đại học vùng, các trường đại học,…

Một số đề tài, luận văn, luận án cũng đã đề cập đến công tác quản lýngười học nói chung và quản lý HS-SV ở trường CĐ-ĐH nói riêng Tác giả

Phan Thanh Tú (2010) đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở Trường Đại học Quảng Nam” Trong đề tài của

mình, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các giải pháp tổng thể từ cơ sở vật chất,công tác nội ngoại trú nhằm giáo dục HSSV có ý thức tự giác chủ động tronghọc tập, tu dưỡng, rèn luyện, không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn nghề

mà còn nâng cao phẩm chất, đạo đức, tư tưởng, tác phong nghề nghiệp phục vụ

có hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [26]

Tác giả Hoàng Thị Thu Hương (2011) đã nghiên cứu đề tài “Quản lý

công tác học sinh tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” Đề tài chủ yếu nghiên cứu về các vấn đề xây dựng mục tiêu công tác HS

theo định hướng nghề nghiệp đồng thời triển khai kế hoạch một cách tối ưunhất trong việc quản lý công tác HS, nhằm giáo dục HS có ý thức tự giác chủđộng trong học tập, tác phong nghề nghiệp phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [12]

Trang 20

Tác giả Tô Văn Sông (2007) đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp quản lý Công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Hải Dương trong giai đoạn hiện nay” Trong đề tài của mình, tác giả đã làm rõ cơ sở lý

luận và thực tiễn của công tác quản lý công tác HSSV ở Trường cao đẳngKinh tế – Kỹ thuật Hải Dương; từ đó đề xuất các biện pháp để nâng caohiệu quả công tác quản lý HSSV [29]

Nhìn chung, đã có nhiều bài viết về vấn đề quản lý HS-SV các trườngĐH-CĐ từ nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, chưa có một đề tài nàonghiên cứu về vấn đề quản lý công tác HS-SV ở Trường Cao đẳng Kinh tế -

Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trường cao đẳng đượcđược Thành phố Hồ Chí Minh chọn làm cơ sở đào tạo nghề trọng điểm củathành phố

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Học sinh - sinh viên và công tác học sinh - sinh viên

1.2.1.1 Học sinh- sinh viên

Theo Luật Giáo dục 2005 (bổ sung 2009) và Quy chế Công tác HSSV

do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 thì những người đang học trong các trườngthuộc hệ đại học cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp được gọi là HSSV Điềunày cũng được khẳng định trong Điều lệ Trường Đại học vừa mới được banhành trong năm 2015 [3]

42/2007/QĐ-Khái niệm này là cơ sở để các trường ĐH-CĐ cụ thể hóa trong các vănbản quản lý người học của đơn vị mình Mối quan nhệ giữa HSSV trong mớiquan hệ với các thành tố liên quan được thể hiện trong sơ đồ sau đây :

Các Phòng,Bộ môn

Môi trường

xã hội Giảng viên

Đoàn TN, Hội SV

Gia đìnhHSSV

Trang 21

HSSV có những đặc điểm chủ yếu sau:

Là những người có trình độ văn hóa tốt nghiệp bậc THCS, trung họcphổ thông hoặc tương đương đã trúng tuyển vào trường Trung cấp chuyênnghiệp, Cao đẳng, Đại học thông qua hình thức xét tuyển, thi tuyển

Ở nhà trường HSSV là lực lượng đông đảo, trong quá trình đào tạo họcần được quản lý và tổ chức chặt chẽ, họ có vai trò, vị trí to lớn và quan trọng.HSSV là nguồn trí tuệ, là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước cho nên HSSV cần phải được chú ý giáo dục, đàotạo tốt nhất trong quá trình đào tạo ở trường Họ là lực lượng trẻ, khỏe có đặctính nhạy bén, tiếp thu nhanh về khoa học kỹ thuật, khả năng giao tiếp rộng,nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội đất nước

Khi đến học tại các cơ sở đào tạo HSSV được tiếp xúc với môi trườnghọc tập rèn luyện mới, không gian hoạt động rộng hơn, HSSV không đơn thuầnchịu sự giám sát quản lý của gia đình, thầy giáo như ở trường phổ thông, màmôi trường ở cao đẳng, đại học rộng, đa dạng phong phú các loại hình hoạtđộng học tập, rèn luyện Với sự trưởng thành về trí tuệ, thể chất cá nhân, xuấthiện những nhu cầu mới về vật chất, nhu cầu về học tập tích lũy kiến thứcchuyên môn cho bản thân

Tóm lại HSSV đang là tuổi thanh niên có nhiều ước mơ hoài bão, tâmsinh lý đang phát triển, là người luôn có tính chủ động hăng say học tập, sángtạo tích cực chủ động trong học tập và rèn luyện Nhiều HSSV đã vượt khó vàđạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, đại bộ phậnHSSV còn thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, đánh giá nhìn nhận các hiệntượng trong cuộc sống còn nông cạn, coi nhẹ, mơ hồ quan điểm ý thức chínhtrị, là lực lượng dễ bị kích động lôi kéo, họ có những hành vi, hành động nhiều

Trang 22

khi mang tính bột phát Đây là những yếu kém HSSV hay mắc phải vì thế trongquá trình GD - ĐT nhà trường cần chú ý khắc phục nhược điểm trên của HSSV

và có biện pháp giáo dục họ đi đúng hướng, đúng mục tiêu đào tạo đề ra

1.2.1.2 Công tác học sinh - sinh viên

Công tác HSSV là một trong những công tác trọng tâm của Hiệu trưởngnhà trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghềnghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hìnhthành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Chức năng: Công tác HSSV giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý các mặt

về học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học cũng như đời sống vật chất và tinhthần của HSSV toàn Trường

- Nhiệm vụ cụ thể:

+ Là đầu mối tập hợp ý kiến phản ánh của HSSV, các phòng, ban, khoa,

bộ môn về các mặt liên quan tới việc học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học

và sinh hoạt nói chung của HSSV Tham gia đánh giá và kịp thời đề xuất cácgiải pháp phù hợp Định kỳ tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, cácphòng ban, khoa, bộ môn với HSSV và là đầu mối trả lời và giải quyết nhữngkhiếu nại của HSSV

+ Phối hợp với phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, phòng Đào tạothực hiện công tác tuyển sinh Tổ chức tiếp nhận HSSV trúng tuyển Tiến hànhlàm mã và làm thẻ cho HSSV Giải quyết các thủ tục hành chính cho HSSVnhập học ra trường, chuyển trường, chuyển về địa phương

+ Phối hợp với Y tế cơ quan tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên hệchính quy khi mới vào trường, giữa khoá học và cuối khoá học theo hướng dẫncủa Thông tư liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo Triển khai thực hiện chế

độ Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể cho HSSV Phối hợp với các phòng chứcnăng liên quan giải quyết các trường hợp HSSV ốm đau, tai nạn, rủi ro

Trang 23

+ Là đầu mối phối hợp với các phòng chức năng để tổ chức tuần sinhhoạt chính trị đầu mỗi năm học cho HSSV; tổ chức cho sinh viên học tập nộiquy, quy chế, quyền lợi và nghĩa vụ của HSSV; tổ chức sinh hoạt chính trị, tưtrưởng thường xuyên cho HSSV trong quá trình học tập tại trường.

+ Phối hợp với các khoa, bộ môn, phòng Đào tạo, các phòng, ban khác

và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiến hành theo dõi việc học tập, nghiên cứu khoahọc và rèn luyện của HSSV, làm căn cứ để đề xuất đánh giá xét tiêu chuẩn thi

và thi tốt nghiệp Tổ chức xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội và mức đóng họcphí cho HSSV, kể cả học bổng do các cá nhân và tổ chức tài trợ cho Trường

Đề nghị Ban Giám hiệu khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích caotrong học tập và rèn luyện; đồng thời kiến nghị hình thức kỉ luật đối với trườnghợp vi phạm nội qui, qui chế

+ Xác nhận chế độ chính sách xã hội cho HSSV theo quy định hiện hành,giới thiệu HSSV liên hệ với các đơn vị ngoài trường nhằm phục vụ trực tiếpcho việc học tập, nghiên cứu khoa học của HSSV

+ Triển khai phần mền quản lý HSSV: Nhập thông tin phiếu HSSV trúngtuyển, kết quả rèn luyện và quá trình rèn luyện thực hiện quy chế học tập, sinhhoạt, khen thưởng, kỉ luật của HSSV

+ Triển khai hoạt động đánh giá sau đào tạo Duy trì mối liên hệ và cáckênh thông tin liên lạc với cựu HSSV Cập nhật thông tin vào phần mền quản

lý hồ sơ của cựu HSSV Phối hợp tổ chức các hoạt động quảng bá, đào tạo,nghiên cứu khoa học liên quan đến cựu HSSV

+ Phối hợp với Y tế cơ quan kiểm tra vệ sinh thực phẩm, vệ sinh chungtại nhà ăn của Trường, giải quyết kịp thời các yêu cầu phục vụ cho sinh hoạtcủa HSSV

+ Phối hợp với Đoàn TNCSHCM, Hội sinh viên, các phòng chức năng

để tạo điều kiện và tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá vănnghệ, thể dục thể thao, các câu lạc bộ và các hoạt động giải trí lành mạnh khác

+ Cùng với Ban quản lý KNT, phòng Quản tri – Đời sống và bộ phậnbảo vệ chủ động phối hợp với chính quyền nơi Trường đóng để giữ gìn an ninh

Trang 24

chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội, mối quan hệgiữa học sinh, sinh viên của Trường với sinh viên các trường khác và với nhândân địa phương.

+ Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ

+ Theo dõi, tổng hợp số liệu, thống kê, báo cáo định kì và đột xuất theoyêu cầu của cấp trên và các đơn vị liên quan

+ Thực hiện nhiệm vụ khác được Hiệu trưởng phân công

1.2.2 Quản lý và quản lý công tác học sinh - sinh viên

1.2.2.1 Quản lý

Hoạt động quản lý (QL) bắt nguồn từ sự phân công hợp tác lao động.Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suấtcao hơn trong công việc, đòi hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểmtra, chỉnh lý , phải có người đứng đầu Đây là hoạt động giúp người thủtrưởng phối hợp nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng, trong

tổ chức đạt được mục tiêu đề ra Nói đến hoạt động này, người ta thường nhắcđến ý tưởng sâu sắc của Các - Mác : "Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiểnmình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng"

Thuật ngữ "Quản lý" lột tả được bản chất hoạt động này trong thực tiễn

Nó gồm hai quá trình tích hợp vào nhau : quá trình "Quản" gồm sự coi sóc, giữgìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định; quá trình "Lý" gồm sự sửa sang, sắp xếp,đổi mới, đưa hệ vào thế "phát triển" Nếu người đứng đầu tổ chức chỉ lo việc

"Quản", tức là chỉ lo việc coi sóc, giữ gìn, thì tổ chức dễ trì trệ Ngược lại, nếuchỉ quan tâm đến việc "Lý", tức là chỉ lo việc sắp xếp tổ chức, đổi mới màkhông đặt trên nền tảng của sự ổn định, thì sự phát triển của tổ chức không bềnvững Trong "quản" phải có "lý", trong 'lý" phải có "quản" để động thái của hệ

ở thế cân bằng động: Hệ vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong mốitương tác giữa các nhân tố bên trong (nội lực) với các nhân tố bên ngoài (ngoạilực)

QL đó là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể(người QL, tổ chức QL) lên khách thể (đối tượng QL) về các mặt chính trị , văn

Trang 25

hoá, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, cácnguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường

và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng Nói một cách khái quát: QL là quátrình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể QL đếnkhách thể QL nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra Mục tiêu QL là trạng thái tươnglai, là cái đích phải đi tới của QL, nó định hướng và chi phối sự vận động củatoàn bộ hệ thống QL Mục tiêu phải xác định trước, để chi phối dẫn dắt cả chủthể và đối tượng QL trong toàn bộ quá trình hoạt động Xác định mục tiêu đúng

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động QL

Mục tiêu QL có nhiều loại, nhiều cấp, nhiều thứ bậc với những khoảngthời gian khác nhau Cụ thể hoá mục tiêu đó là nhiệm vụ của các nhà QL, lãnhđạo Khi đã xác định được mục tiêu người QL còn phải tìm ra động lực trong

QL Động lực là yếu tố quyết định của sự vận động, phát triển của toàn bộ hệthống QL nhằm đạt tới mục tiêu đã xác định Không có động lực thì không có

sự phát triển Động lực có thể là động lực bên trong, bên ngoài, có thể là trựctiếp hoặc gián tiếp Người QL phải biết khơi dậy mọi nguồn động lực để hướngvào mục tiêu chung nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao Mục tiêu và độnglực trong QL có mối quan hệ đặc biệt: Mục tiêu đúng trở thành động lực, mụctiêu sai hoặc không phù hợp sẽ triệt tiêu động lực, không tạo ra sức mạnh tổnghợp

Cũng cần phân biệt hai thuật ngữ: lãnh đạo và QL Cả hai thuật ngữ này

sử dụng cho hệ thống QL con người và xã hội, chúng không đồng nhất và giảithích tuỳ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu; cả hai thuật ngữ đều hàm ý tác động

và điều khiển nhưng khác nhau về mức độ và phương pháp điều hành Lãnhđạo là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi tác động của chủ thể QL, là QLnhững mục tiêu rộng hơn, xã hơn, khái quát hơn

1.2.2.2 Quản lý công tác học sinh - sinh viên

QL là một khoa học, vì có đối tượng nghiên cứu, có một hệ thống lýthuyết, có một hệ thống phương pháp luận và có ứng dụng rộng rãi QL là chứcnăng vốn có của mọi tổ chức, là một khoa học liên ngành vì nó sử dụng tri thức

Trang 26

của nhiều khoa học khác nhau: Tâm lý học, xã hội học, quản trị học, tin học Muốn quản lý CT HSSV tốt thì phải nghiên cứu hệ thống một cách khoa học,xác định rõ chủ thể, đối tượng, mục tiêu, không gian và thời gian…và phải sửdụng kiến thức của rất nhiều kiến thức của nhiều chuyên ngành khác nhau đểtác động.

QL là một nghệ thuật, ai cũng có thể học được nhưng không phải ai cũng

có thể thành công trong lĩnh vực này… Muốn quản lý Công tác HSSV tốt trướctiên phải học, phải được đào tạo về các kiến thức cơ bản về lĩnh vực này mộtcách chu đáo, để từ đó phát hiện chuẩn xác đầy đủ các qui luật khách quan (tâm

lý, sinh lý của HSSV) tuân thủ theo đúng qui luật và một phương pháp QL,nghệ thuật QL phù hợp

Có nhiều loại qui luật khác nhau, nó luôn chi phối, chế ngự lẫn nhau, nhà

QL không biết, không nắm được thì khó thành công Trong quản lý công tácHSSV bên cạnh các qui luật kinh tế, biết sử dụng lợi ích vật chất trong việcđộng viên khuyến khích HSSV, người quản lý công tác HSSV phải thấy đượcvai trò và tác động của các qui luật tâm lý Muốn QL thành công người QLphải biết được tâm lý của bản thân mình, tâm lý của người khác (cấp trên, cấpdưới), đặc biệt là tâm lý của HSSV

Bên cạnh đó người quản lý công tác HSSV còn phải biết và tạo ra và duytrì môi trường sư phạm mà ở đó mọi thành viên tham gia công tác HSSV cùnghợp tác làm việc để hoàn thành mục tiêu đào tạo đã đề ra Quản lý công tácHSSV sẽ khó thành công, QL sẽ không hiệu quả, nếu họ không hiểu cái gì làđộng lực thúc đẩy sự nỗ lực của các nhân viên thuộc quyền hoặc đồng nghiệp.Người QL phải luôn nhớ rằng: Động cơ chi phối hành vi và hoạt động của conngười

Từ cách hiểu QL trên, chúng ta thấy rằng, để quản lý công tác HSSV,hay để tác động đến HSSV nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục, người QLphải sử dung tri thức của QL, hiểu biết và vận dụng các qui luật tâm lý, biết xâydựng kế hoạch và vận dụng tổng hợp các biện pháp một cách khoa học, nghệthuật thì mới đạt được hiệu quả mong muốn

Trang 27

- Chức năng, nhiệm vụ của quản lý công tác học sinh - sinh viên

Quản lý công tác HSSV là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo,kiểm tra các nội dung của CT HSSV để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạochung của nhà trường

Quản lý công tác HSSV là một trong những nhiệm vụ quan trọng củacông tác QLGD Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi các cơ quan tham giahoạt động GD, cụ thể là cán bộ QLGD phải không ngừng học tập, rèn luyện,nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực QL và trách nhiệm

cá nhân

- Công tác quản lý học sinh sinh viên

Công tác HSSV là những công việc có liên quan đến HSSV nhằm giúpHSSV học tập tốt, rèn luyện tốt, hình thành phẩm chất và năng lực công dân.công tác HSSV là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của HSSV theođúng chương trình, kế hoạch đã định và thực hiện đúng các quy chế, quy địnhhiện hành, tổ chức giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho HSSV, tổchức QL đời sống vật chất và tinh thần của HSSV

- Mục đích của công tác quản lý học sinh sinh viên

Công tác HSSV là một trong những công tác trọng tâm của cơ sở dạynghề, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triểntoàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; hình thành

và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Công tác giáo dục HSSV cá biệt của giáo viên chủ nhiệm

Việc GD đối tượng HSSV cá biệt của giáo viên chủ nhiệm trong công tácQLSV là một hoạt động rất khó khăn Vì HSSV cá biệt là những phần tử rấtkhó GD Do đó, để giáo dục HSSV cá biệt, lực lượng giáo viên chủ nhiệm cầnphải kết hợp chặt chẽ với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường để biếtvận dụng các phương pháp GD phù hợp với từng đối tượng, từng trường hợp

cụ thể

Trang 28

- Những yêu cầu của công tác QLSV trong bối cảnh đổi mới giáo dục

- Vị trí, vai trò của cán bộ làm công tác quản lý HSSV

Trong công tác QL nói chung, thường chia CBQL thành 3 loại:

+ Cán bộ lãnh đạo: Là những thủ trưởng của các cơ quan QL nhà nước,các viện, các trường đào tạo v.v đây là những chủ thể QL có thẩm quyền raquyết định QL và chịu trách nhiệm với các quyết định đã đưa ra

+ Các chuyên gia: Là những người công tác ở đơn vị giúp việc cho lãnhđạo trong việc đưa ra những quyết định QL, những chương trình, chính sách lànhững người thực hiện chức năng tham mưu cho bộ máy QL

+ Cán bộ kỹ thuật: Là những người phục vụ trong bộ máy QL, là nhữngngười thực hiện các chức năng nghiệp vụ trong bộ máy QL

Từ những vấn đề trên chúng ta thấy rõ vai trò của đội ngũ CBQL nhàtrường trong sự phát triển của hệ thống GD&ĐT là rất quan trọng Để thực hiệntốt vị trí, vai trò người CBQL trong trường học thì cần phải:

+ Thực sự là cốt cán trong đội ngũ nhân lực GD ở nhà trường, thực sự làhạt nhân trong sự cải tiến, đổi mới phương pháp QL và thực hiện dân chủ hóatrong nhà trường

+ Là người tổ chức các hoạt động của nhà trường theo đúng đường lối,quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác QL nhà trường và chất lượng

GD & ĐT toàn diện đối với HSSV

Trang 29

+ Người CBQL phải nắm vững mục tiêu đào tạo của nhà trường và có kếhoạch thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra Do vậy người CBQL nhà trường là người

tổ chức, điều khiển để mục tiêu đào tạo của nhà trường trở thành hiện thực

+ Trên cương vị công tác của mình người CBQL trường học là ngườiđảm bảo cho bộ máy nhà trường, các bộ phận chức năng trong hoạt động QLthực hiện có hiệu quả, quá trình QL cần biết thiết kế, biết gắn kết các mối quan

hệ các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trở thành cơ cấu thống nhất, hợp lý, chínhnhờ sự thống nhất hợp lý đó mà tạo ra hiệu quả QL, sức mạnh QL, phát huyđược tiềm năng, năng lực của tập thể, cá nhân với mức cao nhất

Đối với người cán bộ làm công tác quản lý HSSV, các văn bản hiện hành

đã xác định vai trò vị trí như sau:

Về tổ chức :

- Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức tiếp nhận HSSV mới; cử cán

bộ lớp, hướng dẫn chỉ đạo công tác kiện toàn tổ chức đầu năm học cho các lớp,phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để tiến hành đại hội liên chi đoàn, chiđoàn, chi hội sinh viên theo đúng quy định

- Thường xuyên theo dõi, giúp đỡ nhiệm vụ chuyên môn cho ban cán sựlớp, chăm lo xây dựng lực lượng nòng cốt trong sinh viên, giữ vững đoàn kếtnhất trí trong từng lớp, trong khoa

Về quản lý giáo dục

- Tiếp nhận, quản lý và bổ sung hồ sơ, lập và quản lý HSSV theo địa chỉchi tiết Phân loại đối tượng chính sách, phối hợp với gia đình và xã hội đểquản lý, giáo dục HSSV

- Phối hợp chặt chẽ với cán bộ giảng dạy, các bộ phận có liên quan, pháthuy vai trò làm chủ của HSSV để nắm vững tư tưởng, thái độ, nhận thức củaHSSV sau mỗi học kỳ, năm học, khoá học

- Đôn đốc, kiểm tra HSSV thực hiện tốt nội quy, quy chế, giữ vững anninh chính trị và trật tự an toàn trong khoa và nhà trường

Trang 30

- Tổ chức, động viên theo dõi các phong trào thi đua trong HSSV, kịpthời khen thưởng những HSSV đạt thành tích cao trong học tập và hoạt độngphong trào đồng thời chấn chỉnh những HSSV vi phạm.

- Quan tâm xây dựng các tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và rènluyện đồng thời có biện pháp QL giáo dục chặt chẽ đối với những HSSV chậmtiến

- Tổ chức các hình thức giáo dục thích hợp để phòng chống các tệ nạn xãhội trong HSSV

- Thường xuyên quan tâm theo dõi các sinh hoạt ngoài giờ của HSSV.Hướng dẫn, giúp đỡ HSSV làm các thủ tục theo quy định

Thực hiện chế độ chính sách, chăm lo đời sống HSSV

- Căn cứ kết quả học tập và rèn luyện của HSSV, đề xuất mức thưởng,phạt và làm thủ tục đề xuất mức học bổng, trợ cấp xã hội

- Nghiên cứu, hướng dẫn HSSV thực hiện tốt các chế độ, chính sách hiệnhành của Nhà nước và nhà trường

- Tổ chức cho HSSV thực hiện các loại hình bảo hiểm, khám sức khỏeđịnh kỳ, quan tâm giúp đỡ, động viên những HSSV có hoàn cảnh đặc biệt khókhăn hoặc gặp rủi ro đột xuất

- Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên

tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao

- Phối hợp với các nhà máy, doanh nghiệp tổ chức cho HSSV tham giathực hành, thực tập tạo mối liên hệ, quan hệ giúp cho HSSV sau khi tốt nghiệp

ra trường có cơ hội tìm kiếm việc làm

1.2.3 Hiệu quả và hiệu quả quản lý công tác học sinh - sinh viên

Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiệncác mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả

đó trong những điều kiện nhất định

Hiệu quả quản lý công tác HSSV có vai trò rất quan trọng để góp phầnnâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục toàn diện HSSV trong các trường Đạihọc, Cao đẳng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự

Trang 31

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Quản lý công tác HSSV đểnâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của các nhà trườngnhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thúc đẩy sự phát triển củađất nước.

1.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý công tác HSSV

1.2.4.2 Giải pháp quản lý công tác HSSV

Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV là một

hệ thống các văn bản pháp lý, là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích

và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người mộttrình độ kiến thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật,tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật

1.3 Một số vấn đề về quản lý công tác HSSV trong các trường cao đẳng hiện nay

1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV trong các trường cao đẳng

Quản lý công tác HSSV là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động của nhàtrường nhằm hỗ trợ, phục vụ HSSV để góp phần nâng cao uy tín của nhàtrường trước xã hội Lý do cần phải nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSVtrong các trường Đại học, Cao đẳng được lý giải qua các phương diện sau:

1.3.1.1 Xét theo yêu cầu xã hội

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng vàlãnh đạo, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, đã đưa đất nướcvượt qua được thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị,giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội

Trang 32

Nhưng một thực tế đáng buồn là cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, đờisống ngày càng được nâng cao, thì tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng tăng

cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng Trong đó, một số lượng không nhỏ các

vụ vi phạm pháp luật do HSSV gây ra Tiến sĩ Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụcông tác HSSV - Bộ GD-ĐT đưa ra tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quảcông tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực trong họcsinh THPT” tổ chức sáng 25/11/2009 tại Hà Nội thì tình trạng học sinh phổthông đã bỏ học, sống lang thang, thông qua mạng Internet để kết thành băngnhóm sử dụng ma túy, gây ra nhiều vụ đánh nhau, gây rối trật tự xã hội, cướptài sản có xu hướng gia tăng hiện nay lên tới 20.000 đối tượng Qua số liệuđược trình bày tại Hội thảo, hành vi vi phạm tập trung nhiều nhất vào các nhómtội; xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dựcon người; gây rối an ninh trật tự, an ninh xã hội; ma tuý, mại dâm

1.3.1.2 Xét từ góc độ giáo dục

Sự xuống cấp về đạo đức thể hiện trong bạo lực học đường không chỉ làvấn đề của riêng ngành GD và không chỉ là chuyện học đường mà là vấn đề cótính chất cảnh báo cho cả xã hội về một xu hướng sống, một xu hướng tâm lý

lạ, đang âm ỉ cháy, đang hình thành một cách tự phát theo hướng tiêu cực, điềunày có thể ảnh hưởng xấu đến việc bảo tồn một nền giáo dục tiên tiến mangđậm bản sắc dân tộc Các nhà QL cần nhận thức thật rõ, hiện tượng này phảnánh một nguy cơ tiềm ẩn về sự thay đổi giá trị và định hướng giá trị của lớp trẻnói riêng và của xã hội nói chung Chỉ có những tấm gương thật tốt của ngườilớn trong cách sống, trong lối sống thì mới có thể giáo dục học trò có hiệu quả.Tuổi trẻ cần được đầu tư, nghiên cứu để nhận thức chính xác về họ trong hoàncảnh cụ thể và cần chủ động hơn nữa trong các tác động GD Một xã hội pháttriển trong tương lai không thể không dựa vào các bạn trẻ, đặc biệt là HSSVngày nay Các tác động giáo dục chỉ có ích khi chúng ta hiểu được đối tượngcủa mình và có những biện pháp xuất phát từ trách nhiệm và lòng yêu thương

Điều chỉnh, thay đổi các hành vi lệch chuẩn là một quá trình hợp tác giữa

cá nhân cộng đồng và nhà trường Ý thức tự giác hay ý thức cộng đồng luôn

Trang 33

được bắt đầu từ một nhận thức đúng kết hợp với một thái độ ủng hộ, hợp táccần thiết, các em HSSV và các bạn trẻ nói chung cần được cung cấp tri thức vềứng xử, sinh hoạt cộng đồng một cách thường xuyên và hệ thống Xã hội địnhhướng, thực hiện những qui tắc ứng xử một cách nhất quán theo một số hìnhthức cụ thể Hãy tập các thói quen tốt từ trường Mầm non cho đến bậc học Đạihọc với những nội dung phù hợp trình độ và lứa tuổi thông qua chương trìnhgiáo dục chính thức Những thói quen tốt được hình thành là cơ hội tích cựccho việc tạo dựng một cung cách ứng xử, hành động văn minh.

Như vậy công tác QL người học, cụ thể là HSSV đồng thời thể hiệntính khoa học và nhân văn của GD

1.3.1.3 Xét từ góc độ văn hóa, chính trị

Hiện nay các giá trị xã hội đang thay đổi, các bạn trẻ lại chưa được GDgiá trị một cách bài bản, đồng bộ và do đó, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻđang có khuynh hướng khủng hoảng giá trị, tiếp thu các giá trị ảo, giá trị khôngphù hợp với chuẩn mực của xã hội Nhiều bạn trẻ đã định vị bản thân không rõràng, đôi khi quá cường điệu hoặc quá mặc cảm về mình mà trở nên mấtphương hướng và hành động một cách thiếu cân nhắc Một bộ phận không nhỏcác bạn trẻ ngày nay chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội sâu sắc, ít hiểubiết về pháp luật và thiếu kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng với tình huống bấtthường nên có thể hành động nông nổi thậm chí quá khích, sự quá khích chính

họ không nhận thức được Trong trường hợp này, xã hội nói chung, nhà trườngnói riêng cần có vai trò đặc biệt trong việc định hướng và giáo dục giá trị…Mặt khác, môi trường xã hội có những tác động nhiều chiều vào nhận thức vàtình cảm của các bạn trẻ, trong đó có một số tác động tiêu cực hình thành nêncách sống “an toàn là trên hết” vì họ cảm thấy thiếu an toàn và do đó họ cónhững phản ứng tự vệ hơi thái quá vì thiếu kỹ năng và điều đó trở thành mộtthói quen ứng xử họ cho là bình thường Trên đường phố ai sẽ bảo vệ HSSVkhi các bạn gặp sự cố hoặc bị ai đó đe dọa? Một khi các bạn HSSV phải tìmmọi cách để có cảm giác an toàn, hoặc lặng thầm chịu đựng, hoặc tìm cáchchống lại kịch liệt thì tâm trạng lo lắng ấy được mang vào tận lớp học và có thể

Trang 34

chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ, các em đã không đủ sức tỉnh táo để “tự vệ chínhđáng” Trong khuôn viên nhà trường, giáo viên không phải và không thể đóngvai của một chiến sĩ công an, không phải là một quan tòa để lúc nào cũng phân

xử một cách lạnh lùng các vụ đánh nhau, nhiều khi đánh nhau mà giáo viênkhông hay biết Ngay chính giáo viên nhiều lúc cũng không thấy an toàn khigiải quyết một mâu thuẫn nào đó của học sinh thì làm sao có thể giải quyếtnhững vấn đề liên quan đến cả hoạt động đào tạo của nhà trường

1.3.1.4 Xét theo yêu cầu của sự phát triển nhà trường

Do nhiều lý do, cho đến nay, áp lực về việc cố gắng hoàn thành chươngtrình vẫn còn gây khó khăn cho giáo viên trong việc đa dạng hóa các hình thứcdạy học nhằm mục tiêu “giáo dục con người”, việc dạy chữ vẫn còn phổ biếnhơn là dạy người Và cũng vì nhiều lý do, môi trường sư phạm một số nơi chưađược bảo đảm có khi gây phản cảm với học sinh như việc buôn bán lẫn lộn,nhiều khi các hình thức giới thiệu sản phẩm chưa phù hợp đến tận sân trườnggây ngộ nhận cho học sinh về môi trường sư phạm Đặc biệt một số giáo viên

đã chưa gương mẫu, tác phong thiếu nghiêm túc, có những hành vi xúc phạmhọc sinh, thậm chí xâm hại học sinh, hiện tượng đối xử không công bằng đốivới các em học sinh đã làm nhiều em bức xúc và do đó quậy phá là mộ hìnhthức “phản kháng” của các em, lâu rồi thành thói quen…phá phách và đánhnhau là một hình thức “cân bằng” căng thẳng

Tóm lại: xét từ nhiều phương diện, việc nâng cao hiệu quả quản lý côngtác HSSV trong các trường đại học, cao đẳng là điều cần thiết và cấp báchtrong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo hiện nay

1.3.2 Mục đích, yêu cầu quản lý công tác HSSV ở trường cao đẳng

1.3.2.1 Mục đích

Công tác HSSV là một trong những công tác trọng tâm của Hiệu trưởngnhà trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngườiViệt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghềnghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình

Trang 35

thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.3.2.2 Yêu cầu của công tác học sinh, sinh viên

- HSSV là nhân vật trung tâm trong nhà trường, được nhà trường bảođảm điều kiện thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập vàrèn luyện tại trường

- Công tác HSSV phải thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng,

pháp luật của Nhà nước và các quy định của BGD&ĐT.

- Công tác HSSV phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, minhbạch, dân chủ trong các khâu có liên quan đến HSSV

1.3.3 Nội dung quản lý công tác HSSV trong các trường cao đẳng

Nội dung công tác HSSV được quy định rõ trong chương III của Quychế HSSV các trường ĐH-CĐ và TCCN hệ chính quy ban hành kèm theoQuyết định số 42/2007/QĐ – BGDĐT ngày 13/8/2007 của Bộ GD-ĐT Cụ thể:

1.3.3.1 Công tác tổ chức hành chính

Tại Điều 7 Công tác tổ chức hành chính gồm các nội dung sau:

- Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của BộGiáo dục và Đào tạo và nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp HSSV; chỉ địnhBan cán sự lớp HSSV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoáhọc; làm thẻ cho HSSV

- Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú

- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV

- Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho HSSV

- Giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho HSSV

1.3.3.2 Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV

Tại Điều 8 Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện củaHSSV như sau:

- Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HSSV; phân loại, xếploại HSSV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen

Trang 36

thưởng cho tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích cao trong học tập và rènluyện; xử lý kỷ luật đối với HSSV vi phạm quy chế, nội quy Tổ chức “Tuầnsinh hoạt công dân - HSSV” vào đầu khoá, đầu năm và cuối khóa học.

- Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thiHSSV giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt độngkhuyến khích học tập khác

- Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sốngcho HSSV; tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ vàcác hoạt động ngoài giờ lên lớp khác; tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệutrưởng nhà trường với HSSV

- Theo dõi công tác phát triển Đảng trong HSSV; tạo điều kiện thuận lợicho HSSV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong trường; phối hợp vớiĐoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị – xã hội khác

có liên quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện choHSSV có môi trường rèn luyện, phấn đấu

- Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp, việc làm cho HSSV

1.3.3.3 Công tác y tế, thể thao

Điều 9 Công tác y tế, thể thao được quy định như sau:

- Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; tổ chức khám sức khoẻ choHSSV khi vào nhập học; chăm sóc, phòng chống dịch, bệnh và khám sức khoẻđịnh kỳ cho HSSV trong thời gian học tập theo quy định; xử lý những trườnghợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để học tập

- Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HSSV luyện tập thể dục, thể thao; tổchức cho HSSV tham gia các hoạt động thể dục, thể thao

- Tổ chức nhà ăn tập thể cho HSSV bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

1.3.3.4 Thực hiện các chế độ, chính sách đối với HSSV

Việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với HSSV được quy định tạiĐiều 10 gồm có:

Trang 37

- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối vớiHSSV về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và cácchế độ khác có liên quan đến HSSV.

- Tạo điều kiện giúp đỡ HSSV tàn tật, khuyết tật, HSSV diện chính sách,HSSV có hoàn cảnh khó khăn

1.3.3.5 Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội

Điều 11 đã quy định rõ:

- Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bànnơi trường đóng, khu vực có HSSV ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo anninh chính trị, trật tự và an toàn cho HSSV; giải quyết kịp thời các vụ việc liênquan đến HSSV

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòngchống tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liênquan đến HSSV; hướng dẫn HSSV chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế

- Tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho HSSV

1.3.3.6 Thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú

Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú theoquy định của Bộ GD-ĐT Cụ thể là: Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế ngoại trú củahọc sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệchính quy; Thông tư số 27/2001/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế nội trú của học sinh, sinh viên các cơ

sở giáo dục thuộc hệthống giáo dục quốc; Quyết định số 5323/QĐ-BGDĐTngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Chương trìnhcông tác HSSV các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chínhquy

1.3.4 Phương pháp quản lý công tác HSSV trong các trường cao đẳng

Trong hoạt động QLGD nói chung và quản lý HSSV nói riêng cần sửdụng có hiệu quả các biện pháp QL vào công tác QL của mình, biết kết hợp và

Trang 38

sử dụng hợp lý làm cho hiệu quả hoạt động QL đạt chất lượng cao hơn Tuynhiên, mỗi phương pháp QL điều hành có mặt tích cực và hạn chế của nó, dovậy cần tùy vào thực tế cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mà vận dụng thích hợp

1.3.4.1 Các phương pháp tổ chức hành chính

Phương pháp này mang tính pháp lệnh bắt buộc đối tượng bị QL thựchiện và được tiến hành thông quan các văn bản hoặc lời nói trực tiếp, bằng cácchỉ thị, nghị quyết từ cấp trên xuống Phương pháp này có ưu điểm là có căn

cứ pháp lý, tạo ra sự thống nhất đồng loạt trong hệ thống, tổ chức tác độngmạnh dứt khoát buộc phải chấp hành Tuy nhiên dễ gây hậu quả, dễ bị lạmdụng, chủ quan, duy ý chí gây tâm lý tiêu cực cho đối tượng quản lý Vì vậy,chủ thể quản lý phải nắm chắc văn bản pháp lý biết rõ giới hạn, sử dụng phảikhoa học, phải có nghệ thuật trong quá trình thực hiện, tích cực kiểm tra nắmbắt thông tin phản hồi

1.3.4.3 Phương pháp tâm lý xã hội

Là chủ thể QL vận dụng các quy luật tâm lý xã hội tác động vào đốitượng QL nhằm tạo môi trường tâm lý tích cực Quá trình thực hiện thông quagiao tiếp chung (nhóm chính thức) các nhóm nhỏ (nhóm bạn bè, nhóm họctập ) trao đổi thông tin thi đua, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thaotạo không khí gắn kết môi trường lành mạnh thoải mái thích thú nhằm phát huytính tự giác của mỗi con người tham gia vào các hoạt động học tập có hiệuquả

1.3.4.4 Phương pháp kinh tế

Trang 39

Phương pháp kinh tế nhằm tác động gián tiếp bằng lợi ích kinh tế vàokhách thể quản lý qua các hình thức thi đua, khen thưởng biểu dương bằng vậtchất để tạo ra hiệu quả hoạt động tối ưu, hình thức này được thông qua cơ chếtiền lương, phụ cấp, thưởng, phạt để tác động lên khách thể QL Tuy nhiênphương pháp này có ưu điểm tác động sức mạnh, điều chỉnh hành vi một cáchnhẹ nhàng, có hiệu lực thực tế nhưng dễ dẫn đến chủ nghĩa thực dụng, dễ xóimòn quan hệ con người, con người và tính nhân văn không công bằng sẽ dẫnđến mất đoàn kết Nên khi thực hiện phải đảm bảo tính nguyên tắc lao độnglàm theo năng lực hưởng theo lao động, phải phân loại, phân tích chính xác kếtquả lao động, hiệu xuất công tác, và phải tính đến tương quan môi trường bênngoài.

1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV trong các trường cao đẳng

Một là, nhận thức về giáo dục tư tưởng, đạo đức, quy chế công tác HSSV

và ý thức trong học tập của HSSV còn mang tính chung chung, mơ hồ, chưahiểu một cách cụ thể hoặc do những tác động không đáng có làm ảnh hưởngtrực tiếp đến quá trình nhận thức của HSSV

Hai là, nhận thức quán triệt và chỉ đạo về công tác giáo dục phòng ngừa

vi phạm Nội quy kỷ luật của cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể trongđơn vị còn quá xem nhẹ, do đó chưa được trở thành một nội dung hoạt độngthường xuyên của nhà trường

Ba là, việc xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động về công tác giáo dục

phòng ngừa vi phạm nội quy, quy chế trong nhà trường chưa được phân công,phân nhiệm rõ ràng, do đó chưa biết triển khai từ đâu, do ai theo dõi, tổ chức,chỉ đạo và thực hiện

Bốn là, thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và đơn vị nên

công tác GD phòng ngừa vi phạm quy chế còn đang bị bỏ ngỏ, do đó chưa có

sự ràng buộc về mặt pháp lý và giao nhiệm vụ cụ thể

Năm là, công tác GD và biện pháp phòng ngừa vi phạm các quy định,

quy chế CT HSSV trong nhà trường chưa được phát động, đăng ký, kiểm tra,

Trang 40

đánh giá thi đua nên hầu hết các đơn vị và đoàn thể chưa đưa vào sơ, tổng kếtđánh giá nhiệm vụ hàng năm của đơn vị mình Đặc biệt là việc, tác động củagiá cả thị trường tăng cao trong thời gian qua đã tác động trực tiếp đến đờisống của HSSV, đặc biệt là HSSV có điều kiện kinh tế khó khăn nhiều em đãphải tăng thời gian đi làm thêm để trang trải các chi phí sinh hoạt, dẫn đến kếtquả học tập suy giảm và không có thời gian tham gia các hoạt động rènluyện

Tiểu kết chương 1

Việc nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV là một yêu cầu thiếtthực cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpGD&ĐT Thông qua việc tìm hiểu sơ lược về vấn đề nghiên cứu các khái niệm

cơ bản, vị trí, vai trò, nội dung, phương pháp của công tác quản lý HSSV vàcác chủ thể liên quan, các yêu cầu của công tác quản lý HSSV trong bối cảnhhiện nay, đã cho thấy rằng : để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lýHSSV, phải xuất phát những quy luật của khoa học giáo dục, khoa học quản lý,những quy luật của quản lý giáo dục, quản lý nhà trường Đó cũng là cơ sở đểchúng tôi đánh giá thực trạng cũng như đề xuất giải pháp quản lý HSSV ởTrường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh hiện nay

Ngày đăng: 22/01/2016, 20:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả (1999), Khoa học tổ chức và quản lý – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học tổ chức và quản lý –Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đặng Quốc Bảo và tập thể tác giả
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1999
4.Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế công tác học sinh, sinh viên nộitrú trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạynghề
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 1997
5.Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lý, trường CBQL GD và ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương về quản lý
Tác giả: Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 1996
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Năm: 2011
9. Phạm Minh Hạc (2002), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, H.2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vàocông nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
10. Phạm Minh Hạc (2002), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI, NXB Chính trị quốc gia, H.2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửathế kỉ XXI
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
11. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1998), Giáo dục học (tập 2), Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học (tập 2)
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ
Nhà XB: NxbGiáo dục
Năm: 1998
12. Hoàng Thị Thu Hương (2011) “Quản lý công tác học sinh tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quản lý công tác học sinh tạiTrường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay
13. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục – lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước về giáo dục – lý luận vàthực tiễn
Tác giả: Đặng Bá Lãm
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
14. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lýluận và thực tiễn
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2004
15. Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường, Nxb thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý nhà trường
Tác giả: Nguyễn Văn Lê
Nhà XB: Nxb thànhphố Hồ Chí Minh
Năm: 1985
16. Nguyễn Bá Minh (2014), Quản lý cơ sở giáo dục trong thời kỳ hội nhập, Bài giảng chuyên đề cho lớp cao học Quản lý giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý cơ sở giáo dục trong thời kỳ hộinhập
Tác giả: Nguyễn Bá Minh
Năm: 2014
17. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khái niệm cơ bản về lý luậnquản lý giáo dục
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Năm: 1989
18. Nguyễn Gia Quý (2000), Quản lý trường học và quản lý tác nghiệp giáo dục, trường CBQLGD và ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý trường học và quản lý tácnghiệp giáo dục
Tác giả: Nguyễn Gia Quý
Năm: 2000
20. Tài liệu “Hội nghị khu vực về đào tạo nghề tại Việt Nam – Đột phá chất lượng dạy nghề, Hà Nội, ngày 10-11/10/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hội nghị khu vực về đào tạo nghề tại Việt Nam – Độtphá chất lượng dạy nghề
21. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Nxb Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
Tác giả: Thái Văn Thành
Nhà XB: NxbĐại học Huế
Năm: 2007
22. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 771/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 về việc ban hành “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 771/QĐ-TTg ngày13/6/2012 về việc ban hành “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 –2020
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2012
24. Trường Đại học Vinh (2014), Kỷ yếu Hội thảo về quản lý cơ sở giáo dục – đào tạo, NXB Trường Đại học Vinh, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo về quản lý cơ sởgiáo dục – đào tạo
Tác giả: Trường Đại học Vinh
Nhà XB: NXB Trường Đại học Vinh
Năm: 2014
25. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (2014), Xây dựng chuẩn đầu ra đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xâydựng chuẩn đầu ra đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng
Tác giả: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2014
26. Phan Thanh Tú (2010) "Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý HSSV ở Trường Đại học Quảng Nam” luận văn thạc sĩ QLGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp nâng cao chất lượngcông tác quản lý HSSV ở Trường Đại học Quảng Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w