1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp quản lý công tác học sinh sinh viên ở trường trung cấp việt anh, tỉnh nghệ an

114 435 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 15,99 MB

Nội dung

Trang 1

Voi tình cảm trân trọng và chân thành tôi xin được bày tỏ lòng cảm on

sâu sắc tới Tì rường Dai học Vinh, Phong Dao tao Sau Dai hoc, Ban Giam

hiệu và Phịng Cơng tác HSSI' trường Trung cấp Iiệt - Anh đã tạo mọi điêu kiện thuận lợi cho tác giả trong suối quá trình học tập và nghiên cứu

Xin được bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các thây cô giáo, các nhà khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quả trình học

tập, nghiên cứu và hồn thành khóa học

Đặc biệt xin được trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Văn Tứ đã dành

nhiều thời gian và tâm huyết chỉ bảo cho tác giả những kiến thức và hình nghiệm quý báu, giúp tác giả tự tin trong quá trình nghiên cứu đề hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo địtc này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tận tình giúp đỡ tôi trong quả trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa

học

Mặc dù trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, bản thân đã rất nỗ lực và cố gắng, song chắc chắn không thê tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Ï? vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà

khoa học, các nhà giáo, bạn bè và đông nghiệp để luận văn được hoàn thiện

hơn qua đó cũng góp phần nâng cao chất lượng công tác quản by học sinh - sinh viên ở Trường Trung cáp Liệt - Anh

Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, thang 8 năm 2013 Tac gia

Trang 2

ANTT BGH CBGV CBQL CBGV - NV CNVC CNH, HDH CNTT CSVC CT HSSV ĐH GD GD & DT GV GVCN HSSV KTXH KTX QL QLGD TCN TCCN TL TNCS VHVN - TDTT SL XHCN An ninh trat tu Ban giam hiéu

Cán bộ giáo viên Cán bộ quản lý

Cán bộ giáo viên - nhân viên

Công nhân viên chức

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Cơng nghệ thơng tin Cơ sở vật chất

Công tác học sinh - sinh viên Đại học

Giáo dục

Giáo dục và đào tạo Giáo viên

Giáo viên chủ nhiệm Học sinh - sinh viên

Kinh tế xã hội Ký túc xá Quản lý

Quản lý giáo dục Trước Công nguyên Trung cấp chuyên nghiệp Tỷ lệ

Thanh niên cộng sản

Văn hóa văn nghệ, thé duc thé thao Số lượng

Trang 3

Trang

010111 aaa 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA VAN DE QUAN LY CONG 10 TÁC HSSV Ở TRƯỜNG TCCN - eee 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10

1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 13

1.2.1 Trường Trung cấp chuyên nghiệp -.-c c2 c2 cà c2 s22 13 1.2.2 Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 14

1.2.3 Học sinh, sinh viên và công tác học sinh - sinh viên 20

1.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý 26

1.3 Công tác HSSV các trường Trung cấp chuyên nghiệp 27

1.3.1 VỊ trí, vai trò: chức năng: nhiệm vụ công tác HSSV 27

1.3.2 Mục đích, yêu cầu của nâng cao hiệu quả công tác HSSV 30

1.3.3 Nguyên tắc quản lý học sinh - sinh viên . 31

1.3.4 Các nội dung cơ bản của công tác HSSV 34

1.3.5 Hệ thống tô chức, quản lý công tác HSSV 37

1.4 Nội dung quản lý công tác HSSV ở trường TCCN 39

1.4.1 Quản lý về công tác quán triệt nhận thức tư tưởng về vai trò, vị trí 39 của cơng tác HSSV 20.220 2n n nh n nh nh nh kh rà 1.4.2 Quản lý về công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện công tác tổ 4l chức hành chính .- -.-:-. -<-::-: 1.4.3 Quản lý về hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV 42

1.4.4 Quản lý công tác hoạt động xã hội, công tác y tế, văn nghệ, thể dục thé thao của HSSV 2222222122201 22 1n hờn 1.4.5 Quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với HSSV 44

1.4.6 Quản lý việc thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an tồn, 43 phịng chống tội phạm và trật tự xã hội “

1.4.7 Quản lý công tác HSSV nội trú, ngoại trú 45 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HSSV Ở 48 TRUONG TRUNG CAP VIET - ANH, TINH NGHE AN

2.1 Khái quát về Trường Trung cấp Việt - Anh 48

Trang 4

2.1.4 Quy mô đào tạo hiện nay - 2.1.5 Cơ sở vật chất cà cọ S2 nhà nh HH nhớ

2.1.6 Đội ngũ cán bộ c7 222222122 nhàn cày

2.1.7 Tơ chức Đảng, đồn thê .ị2 c2 2222212 se se: 2.2 Thực trạng công tác quản lý học sinh - sinh viên ở Trường Trung cấp Việt - Anh 2.22222212202222 222 HH na 2.2.1 Thực trạng về công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của

2.2.3 Thực trạng về công tác quản lý thực hiện các chế độ, chính sách đối

với học sinh - sinh vIÊn 2-2:

2.2.4 Thực trạng quản lý học sinh - sinh viên trong việc tham gia các phong trào ở trong và ngoài trường, quan hệ với môi trường xã 2.2.5 Thực trạng việc phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong

việc quản lý học sinh - sinh viên .-

2.3 Đánh giá chung 2.3.1 Ưu điểm, hạn chế c2 2.2 nành» Hà

2.3.2 Bài học

CHƯƠNG 3: MỌT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH - SINH VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG CÁP VIỆT - ANH 3.1 Nguyên tắc xác định giải pháp . 5 522 S27 S222 22222522

3.1.1 Nguyên tắc mục tiêu c2 2222 nhe 3.1.2 Nguyên tắc thực tiễn 222222122212 112 12H nh s2 3.1.3 Nguyên tắc khả thi 2222222222222 221 S222 ee 3.1.4 Nguyên tắc hiệu quả 22 S22 S2 S2 nh nhe nh nh He

3.2 Một số giải pháp quản lý công tác học sinh - sinh viên ở Trường

Trung cấp Việt - Anh 3.2.1 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý HSSV và kiện toàn hệ thống mạng lưới tổ chức quản lý HSSV

Trang 5

3.2.4 Tăng cường chất lượng công tác xếp loại đánh giá, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật và đảm bảo quyền lợi cho HSSV 3.2.5 Hoàn thiện nội quy, quy chế về công tác quản lý HSSV

3.2.6 Tăng cường cơ sở vật chất và ứng dụng CNTT trong quản nly HSSV

3.2.7 Phối hợp chặt chẽ với tơ chức Đồn, các cơ quan chức năng, địa

phương và gia đình trong việc quản lý HSSV 3.3 Thăm dị tính cần thiết và khả thi của các giải pháp

3.3.1 Mục đích, phạm vị, đối tượng thăm dò

3.3.2 Nội dung, phương pháp thăm dò 3.3.3 Kết quả thăm dò c22 2222222 sài KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 2 222 222 222 22122 n2 nh na TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 222122 1211211111111 xnxx

Trang 6

Việc chuyên sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra nhiều vẫn đề mới trong phát triển giáo

dục - đảo tạo Mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con

người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tô quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại: phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam có ý thức cộng đồng và phát

huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện

đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật: có sức khoẻ Tại Hội Nghị ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết về: “Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ

đây mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” Đại hội XI của Đảng cũng đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao

dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu: đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển” [36]

Một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

giáo dục, đào tạo của nhà trường là công tác quản lý học sinh, sinh viên (HSSV) Sự nỗ lực học tập và ý thức tu dưỡng, rèn luyện ban than dé phat

triển toàn diện là nghĩa vụ của mỗi HSSV Việc quản lý theo dõi, đánh giá kết

Trang 7

thuận lợi cho quá trình trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn, đồng thời cịn

tạo ra mơi trường tốt cho việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách và tác

phong lối sóng cho HSSV Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của kinh tế thị trường, quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế, sự phân hóa

giàu nghèo trong xã hội, là những nhân tổ làm cho một bộ phận thanh niên,

HSSV xa rời với truyền thống đạo đức, lối sống thuần phong mỹ tục, bị

những cám dỗ của đời sống vật chất, chạy theo những thói hư tật xấu, thậm

chí sa vào tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật Vì vậy, cơng tác quản lý HSSV trở thành vấn đề rất được quan tâm hiện nay của gia đình, nhà trường và xã hội Cùng với đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, việc tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức lối sống của HSSV luôn được các nhà trường quan tâm Từ yêu cầu đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ thực tiễn hoạt động của công tác giáo dục quản lý HSSV cần phải đổi mới các biện pháp quản lý công tác HSSV

Là một cán bộ đang phụ trách công tác quản lý HSSV, một câu hỏi luôn đặt ra trong tôi đó là làm thế nào để công tác HSSV được quản lý một cách

khoa học nhất, xây dựng được nề nếp học tập và rèn luyện cho HSSV, phù

hợp với đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của xã hội

Trường Trung cấp Việt - Anh là một trường mới thành lập được 5 năm,

được đặt trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là nơi có truyền thống

hiếu học, cần cù, chịu khó, nhưng cũng là nơi đang có những van dé bat cap

Trang 8

mình là “ƯM@/ số giải pháp quản lí cơng tác học sinh - sinh viên ở Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An”

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác HSSV ở Trường Trung cấp Việt - Anh nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

3 Khách thể, đối tượng và phạm vị nghiên cứu

3.1 Khách thê nghiên cứu: Công tác quản lý HSSV ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quân lý công tác HSSV ở Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An

3.3 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện, nghiên cứu về đối

tượng là HSSV và công tác quản lý HSSV ở Trường Trung cấp Việt - Anh, tỉnh Nghệ An

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và thực hiện được một số giải pháp có cơ sở khoa học và

có tính khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng quản lý công tác HSSV ở Trường Trung cấp Việt - Anh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề quản lý công tác HSSV ở trường Trung cấp chuyên nghiệp

- Xây dựng cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý công tác HSSV ở Trường Trung cấp Việt - Anh

Trang 9

nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các tài liệu của Bộ GD&ĐT các tài liệu có

liên quan đề xác lập cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, phân tích các số liệu thống kê, tổng kết phân tích tình hình thực tiễn, điều tra bằng phiếu hỏi, lấy ý kiến chuyên gia để xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài

6.3 Phương pháp thống kê: đê xử lý số liệu thu được 7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3

chương:

Chương 1 Co sé lí luận của vấn đề quản lý công tác HS-SV ở trường trung cấp chuyên nghiệp

Chương 2 Thực trạng quản lý công tác HS-SV ở Trường Trung cấp Việt — Anh, tỉnh Nghệ An

Trang 10

CHƯƠNG 1

CO SO Li LUAN CUA VAN DE QUAN LY CONG TÁC

HOC SINH — SINH VIEN O TRUONG TRUNG CAP CHUYEN NGHIEP

1.1 LICH SU NGHIEN CUU VAN DE

Công tác quản lý HSSV là công tác quan trọng trong nhà trường và luôn được lãnh đạo các nhà trường hết sức quan tâm Quản lý HSSV là quản

lý vé con người, bao gồm các mặt như đạo đức, học tập, rèn luyện, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao Vì vậy, đây là một hoạt động phức tạp

đòi hỏi người quản lý và những người làm công tác HSSV phải nỗ lực, phải

am hiểu, có kiến thức ở nhiều lĩnh vực Bên cạnh đó cịn phải có năng lực tô

chức, tập hợp, giải quyết các vấn đề Đối với bậc giáo dục chuyên nghiệp, công tác quản lý HSSV là công việc không mới, tuy nhiên, trong những năm qua công tác này chưa được coi trọng đúng mức chính vì thế chất lượng chưa cao

Phát triển con người một cách toàn diện luôn là mục tiêu xuyên suốt

mọi chính sách của Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, là tư tưởng nhân văn quan trọng trong quản lý xã hội đương đại và là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người Đại hội Đại biêu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: "Xây dựng con

người Việt Nam toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất,

năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, lòng khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng và xã hội" [35] Vì vậy, để đào tạo được những con người phát triển

tồn diện, có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn cao trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi phải

Trang 11

Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý HSSV đã được nhiều người đề cập đến trên các bình diện khác nhau Nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà giáo duc, nha quan ly da dé cập đến vấn đề quản lý và giáo dục thế hệ trẻ, quản lý và giáo dục HSSV trong các cơ sở giáo dục ở các bậc học, cấp học, ngành học khác nhau

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có nhiều văn bản quy định về công tác này và thê hiện những quá trình phát triển, đổi mới trong công tác quản lý HSSV ở các trường ĐH-CĐ, trung cấp chuyên nghiệp Năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số 41/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc sửa đối, bố sung một số điểm trong “Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường đại học, cao đăng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề” ban hành kèm theo quyết định số 2137/GD-ĐT ngày 28 tháng 6 năm 1997 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Năm 2007, Bộ đã ban hành nhiều văn bản

để chỉ đạo công tác này ở các cơ sở giáo dục Đó là quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ban hành “Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy”: Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 về việc “công bố học bồng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”: Quyết định số 48/2007/QĐ-BGDĐT ban hành “Quy định về việc xử lý người học có liên quan đến tệ nạn ma tuý” ngày

25 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Dao tao; Quyết định số

60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2007 về việc ban hành “Quy chế

đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học

Trang 12

Những văn bản nói trên chính là những cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, những tiền đề thực tiễn làm điểm tựa cho quá trình nghiên cứu về công tác quản lý HSSV trong các cơ sở giáo dục

Trong nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến vấn đề giáo dục và quản lý HSSV Đó là những nghiên

cứu của nhà khoa học Phạm Minh Hạc trong cơng trình “Một số vấn đề về giáo dục và quản lý giáo dục”, “Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục”; các tác giả Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ với “Giáo dục hoc”; tac gia

Trần Kiêm với “Một số vấn đề lý luận về quản lý trường học”; “Khoa học giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”: tác giả Nguyễn Văn Lê với “Khoa học quản lý Nhà trường”: tác giả Thái Văn Thành với “Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường”

Tuy nhiên, công tác quản lý HSSV tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hầu như dựa vào quy chế của Bộ kinh nghiệm của các trường Trong những năm qua, công tác HSSV dân đi vào nề nếp và đóng

một vai trị quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo Nhà nước đã có Luật Giáo dục năm 2005: Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều văn bản, tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn liên quan đến người học

Việc nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ đi vào những vấn đề lý luận khoa học giáo dục, lý luận về quản lý nhà trường nói chung, chưa đi sâu vào công tác quản lý HSSV với những đặc trưng riêng biệt của các loại hình trường cụ thé Vi vay, việc áp dụng những kết quả nghiên cứu đó cho những người làm công tác quản lý HSSV ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp nói chung và ở Trường Trung cấp Việt — Anh nói riêng cịn gặp nhiều khó khăn, lúng túng

Trường Trung cấp Việt - Anh mặc dầu mới thành lập được 5 năm

Trang 13

đầu đáng khích lệ, góp phần giáo dục HSSV có phẩm chất, năng lực Công tác quản lý HSSV đã được Chị ủy, Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế nhất định về nội dung, hình

thức, biện pháp quản lý HSSV và cho đến nay chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này Một số báo cáo, tổng kết chỉ dừng lại như những đánh giá của phòng chức năng qua từng năm học, từng học kỳ hoặc từng khóa đào tạo, mang tính chủ quan, chưa đưa ra được một hệ thống giải

pháp có tính hệ thống, khoa học và khả thi Chính thực tế đó, chúng tôi mong

muốn qua đề tài: "Một số giải pháp quản lý công tác Học sinh - Sinh viên ở Trường Trung cấp Việt - Anh tỉnh Nghệ An" sẽ đóng góp thêm những biện pháp quản lý khoa học, có hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý HSSV ở Trường Trung cấp Việt - Anh, tạo động lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả

đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội

1.2 MOT SO KHAI NIEM CO BAN LIEN QUAN DEN DE TAI 1.2.1 Trường trung cấp chuyên nghiệp

Theo Điều lệ Trường trung cấp chuyên nghiệp Ban hành kèm theo Thông tư 54/2011/QĐ-BGDĐT ngay 15 tháng II năm 2011 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Trường TCCN là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc

hệ thống giáo dục quốc dân Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng

Trang 14

1.2.2 Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 1.2.2.1 Quản lý

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội

của lao động Đó là một hoạt động có từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài

người Xã hội loài người xuất hiện thì hoạt động quản lý cũng đồng thời xuất hiện Sự phát triển của xã hội loài người dựa vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố lao động, tri thức và quản lý là ba yếu tố cơ bản Không Tử (551 - 479 TCN) đã đề ra học thuyết Đức trị, dùng phương pháp cai trị bằng chính tài đức của mình làm tắm gương để “giáo hóa” cho dân chúng, khiến họ tự giác tuân theo và hạn chế dùng luật hay hình phạt cưỡng bức, bất đắc đĩ mới dùng hình pháp trừng phạt

Sự cần thiết của quản lý được C Mac viết: “TẤt cả mọi lao động trực

tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều

cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân Một người độc tau vi cam riêng lẻ tự mình điều khiển lay mình, cịn một dàn nhạc

thì cần phải có nhạc trưởng" [17] Như vậy, C Mac đã chỉ ra bản chất quản lý

là một hoạt động lao động đề điều khiến lao động, một hoạt động tất yếu quan

trọng trong quá trình phát triên của xã hội loài người Quản lý trở thành một hoạt động phơ biến, có liên quan đến mọi người đều dựa trên sự phân công và

hợp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung

Quản lý là một hoạt động, một dạng lao động có tính đặc thù, có tổ chức, là một hoạt động đa dạng phức tạp có nhiều cách tiếp cận khác nhau

trên cơ sở phương pháp luận khoa học để nghiên cứu các khía cạnh các yếu

tố, các lĩnh vực quản lý để làm đối tượng của sự nghiên cứu

Do sự đa dạng về các hoạt động quản lý và cách tiếp cận với quản lý, trong quá trình phát triển lí luận dẫn đến sự phong phú các quan niệm, các

Trang 15

- Frederiek Winslow Taylor (1856 -1915), người sáng lập thuyết quản lý theo khoa học cho rằng: Quản lý là hồn thành cơng việc của mình thơng qua

người khác và biết chắc rằng họ đã thực hiện công việc một cách tốt nhất và rẻ

nhất Đó cũng là tư tưởng cơ bản của ông về quản lý

- Henry Fayol (1841-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính, cho rằng: Quản lý hành chính là dự đốn và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra

- Harold Koontz, người được coi là cha đẻ của quản lý hiện đại, đã viet:

Quản lý là điều kiện thiết yếu nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân

nhằm đạt được mục tiêu của tô chức với thời gian, tiền bạc, vật chất và su bat

mãn cá nhân ít nhất

Ở nước ta, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các nhà quản

lý đã có những ý kiến, quan niệm góp phần làm sáng tỏ khái niệm quản lý Nhà nghiên cứu Đặng Quốc Bảo cho rằng “Hoạt động quản lý là hoạt động bao gồm hai quá trình “quản” và “lý” tích hợp vào nhau: trong đó, “quản” có nghĩa là duy trì và ổn định hệ, “lý” có nghĩa là đổi mới hệ” [1] Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc lại nêu ý kiến: “Hoạt động quản lý (Management) là tác động có định hướng có chú đích của chủ thể quản lý đến khách thê quan lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận

hành và đạt được mục đích của tơ chức” [16]

Theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Giáo sư Hà Thế Ngữ thì “Quản lý là một quá trình định hướng, q trình có mục tiêu, quân lý có hệ thống là quá

trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những

mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn” [20] Tác giả Nguyễn Văn Lê cho rằng: “Quản lý là một cơng việc mang tính khoa học song nó cũng mang tính nghệ thuật” Ơng cho rằng

Trang 16

tiéu dé ra Ong viét “Quản lý là một hệ thống xã hội khoa học và nghệ thuật

tác động vào hệ thống đó mà chú yếu là vào những con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra” [24]

Các nhà nghiên cứu ở Trường Đại học Vĩnh cũng đã nêu lên những ý kiến về khái niệm quản lý Tác giả Trần Hữu Cát và Đoàn Minh Duệ cho rằng: “Quản lý là hoạt động thiết yếu nảy sinh khi con người hoạt động tập thể, là sự tác động của chú thể và khách thể, trong đó quan trọng nhất là khách thể con người nhằm thực hiện các mục tiêu chung của tô chức” [15] Theo tác giả Nguyễn Văn Tứ: "Quản lý là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung" [29] Theo

tác giả Thái Văn Thành thì “quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch

của chủ thê quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra” [30] Tác giả Nguyễn Bá Minh có ý kiến: “hoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể và đối tượng quản lý qua con đường tô chức; là sự tác động, điều khiến, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng

quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào việc hoàn thành những mục tiêu nhất định

của tập thê và xã hội” [25]

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu một cách khái quát: Quản lý là một q trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tô

chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra

1.2.2.2 Quan lý giáo đục

Giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát

triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai

Trang 17

tương đối độc lập trong giáo dục đó là cơng tác Quản lý giáo dục dé quan ly các cơ sở giáo dục Quản lý giáo dục là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, trước hết phải xác định quản lý giáo dục thuộc vào hay nằm trong

quản ly van hoa - tinh thần và nó có vi trí, vai trị, chức năng, mục tiêu nhất

định

Các nhà lý luận về QLGD Liên Xô (cũ) đã đưa ra một số khái niệm QLGD, như M.M.Mechti Zade đã cho rằng: tập hợp các biện pháp như tổ

chức, phương pháp, cán bộ, giáo dục, tài chính, nhằm đảm bảo sự vận hành

bình thường, tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng

như về mặt chất lượng

Nhà nghiên cứu MI KONDACOP: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tô chức, phương pháp, cán bộ giáo dục, kế hoạch hố, tài chính nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng cả về mặt số lượng cũng như chất lượng” [26]

Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm QLGD là khái niệm đa cấp (bao hàm cả quản lý hệ GD quốc gia quản lý các phân hệ của nó đặc biệt là quản lý trường học): Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục

đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành

theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất

của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quả trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng

thái mới về chất [27]

Theo tác giả Thái Văn Thành thì “Quản lý hệ thống giáo dục có thể xác

định là tác động của hệ thống có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ

thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ

Trang 18

trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [30]

Tác giả Nguyễn Văn Tứ thì quản lý giáo dục là "Hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật, của chủ thể quản lý giáo

dục tới đối tượng và các yếu tố liên quan đề giáo dục thực hiện tốt nhất mục

tiêu đề ra Bốn yếu tố cơ bản của quản lý giáo duc: chu thé quan lý - đối tượng quản lý - khách thể quản lý - mục tiêu quản lý" [29]

Nhà nghiên cứu Trần Kiểm “Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tơ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động cho họ cùng cộng tác, phối hợp tham gia mọi hoạt động của nhà trường, nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu với việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến” [22]

Giáo sư Phạm Minh Hạc quan niệm: “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động dạy học Có tơ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được

các tính chất của nhà trường phố thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến

đường lối đó thành hiện thực, ”[19]-

Qua những khái niệm trên ta có thê hiểu: QLGD là sự tác động có ý thức, có hệ thống, có kế hoạch, có tơ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt

động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn một cách

hiệu quả nhất

QLGD có tính xã hội cao trong đó nhà trường là đối tượng cuối cùng

Trang 19

động trung tâm của nhà trường Tất cả mọi hoạt động của nhà trường đều hướng vào tiêu điểm này Vì vậy, quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá

trình lao động sư phạm của thầy, hoạt động học - tự giáo dục của trò diễn ra

trong quá trình dạy học - giáo dục 1.2.2.3 Quản lý nhà trường

Vấn đề cơ bản của QLGD là quản lý nhà trường, vì nhà trường là cơ sở

giáo duc, nơi tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục

Căn cứ nhiệm vụ quyền hạn của nhà trường được quy định trong mục 2 điều 58, chương III của Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 2005 thì quản lý trường học trước hết là quản lý dạy và học, quản lý các hoạt động bên trong của nhà trường, đồng thời phải bao gồm việc quản lý các quan hệ giữa nhà trường và xã hội bên ngoài

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục

tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh”

[18]

Theo tác giả Thái Văn Thành thì “Quản lý nhà trường có thể hiểu là

một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, có hệ thống, có kế hoạch)

mang tính tơ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động

họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến

[30]

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: "Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và

Trang 20

xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có Hướng vào việc đây

mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường

tiền lên trạng thái mới" [27]

Nhà nghiên cứu Trần Kiểm: “Quản lý nhà trường là hệ thống những

hoạt động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy

luật) của chủ thể quản lý đến tập thê giáo viên, công nhân viên, tập thê học

sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm

thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [22] Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục đề nâng cao chất lượng giáo duc va dao tạo trong nhà trường” [34]

Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà trường là việc thực hiện đường lối

GD của Đảng, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí GD để tiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng học sinh Và quản lý nhà trường bao gồm sự quản lý các quan hệ nội bộ của nhà trường và quan hệ giữa nhà trường với xã hội Mối quan hệ đó là do quá trình sư phạm trong nhà trường quy định

1.2.3 Học sinh, sinh viên và công tác học sinh - sinh viên

1.2.3.1 Học sinh sinh viên

Trang 21

HSSV là nhân vật trung tâm trong nhà trường, được nhà trường bảo đảm điều kiện thực hiện đầy đủ quyên và nghĩa vụ trong quá trình học tập và

rèn luyện tại trường

HSSV là những người có trình độ văn hóa tốt nghiệp bậc trung học phô thông hoặc tương đương và trung học cơ sở đã trúng tuyển vào trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học thơng qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển Ở đó họ

được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề Quá trình học của họ

theo phương pháp chính quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung

học Được xã hội công nhận những bằng cấp đạt được trong quá trình học

Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa X đã thơng qua Luật giáo dục và

thống nhất cách gol đối với học sinh - sinh viên như sau: Học sinh là danh từ được gọi chung cho người học từ bậc tiểu học, trung học cơ sở, phô thông

trung học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề Sinh viên là danh từ được

gọi chung cho người học ở bậc cao đăng, đại học

Theo Quy chế HSSV ban hành kèm Quyết định số 42/2007/QĐ- BGDĐT thì HSSV có các quyền và nghĩa vụ sau:

* Quyên của HSSI:

1 Được nhận vào học đúng ngành nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ

các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà

trường

2 Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng: được cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường: được nhà trường phổ biến nội quy, quy chế về học tập, thực tập, thi tốt

nghiệp, rèn luyện, về chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến

HSSV

Trang 22

a) Được sử dụng thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao;

b) Được tham gia nghiên cứu khoa học, thi HSSV giỏi, thị Olympic các môn học, thi sảng tạo tài năng trẻ:

ce) Được chăm lo, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ hiện hành của Nhà nước:

đ) Được đăng ký dự tuyển đi học ở nước ngoài, học chuyên tiếp ở các

trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào

tạo;

đ) Được tạo điều kiện hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam: tham gia các tổ chức tự quản của HSSV, các hoạt động

xã hội có liên quan ở trong và ngoài nhà trường theo quy định của pháp luật:

các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao lành mạnh, phù hợp với mục tiêu

đào tạo của nhà trường:

e) Được nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến

độ nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyên trường theo quy định của quy chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo: được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ theo quy định

4 Được hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên theo quy định của Nhà

nước; được xét nhận học bong do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài

trợ: được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thơng, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, cơng trình văn hố theo quy

định của Nhà nước

Trang 23

nguyện vọng và khiếu nại lên Hiệu trưởng giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của HSSV

6 Được xét tiếp nhận vào ký túc xá theo quy định của trường Việc ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc xá theo quy định tại Quy chế công tác HSSV nội

trú của Bộ Giáo dục và Đào tạo

7 HSSV đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp, bảng điểm học tập và rèn luyện, hồ sơ HSSV, các giấy tờ có liên quan khác và giải quyết các thủ tục hành chính

§ Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyến dụng vào các cơ quan Nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi rèn luyện tốt và được hưởng các chính sách ưu tiên khác theo quy định về tuyên dụng cán bộ, công chức, viên chức

* Nghia vu cia HSSV

1 Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, nội quy, điều lệ nhà trường

2 Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường: đoàn kết,

giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện: thực hiện tốt nếp sống văn minh

3 Giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường: góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường

4 Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của nhà trường: chủ động tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và tự rèn luyện đạo đức, lối sống

5 Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khoẻ khi mới nhập học và khám sức khoẻ định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của nhà

trường

Trang 24

7 Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường

phủ hợp với năng lực và sức khoẻ theo yêu cầu của nhà trường

8 Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước khi được hưởng học bồng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do

nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bồng, chỉ phí đào tạo theo quy định

9 Tham gia phòng chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của HSSV, cán bộ, giáo viên: kịp thời bảo cáo với khoa,

phòng chức năng, Hiệu trưởng nhà trường hoặc các cơ quan có thâm quyền

khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thì cử hoặc

những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của HSSV, cán bộ, giáo viên trong trường

10 Tham gia phòng chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác

* Các hanh vi HSSV khong duoc lam

1 Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ,

nhân viên nhà trường và HSSV khác

2 Gian lận trong học tập như: quay cóp, mang tài liệu vào phòng thị,

xin điểm: học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thị,

thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đơ án, khố luận tốt

nghiệp: tổ chức hoặc tham gia tô chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác

3 Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học: say rượu, bia khi đến lớp 4 Gây rối an ninh, trật tự trong trường hoặc nơi công cộng

5 Tham gia đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép

6 Đánh bạc dưới mọi hình thức

Trang 25

cấm sử dụng, các tài liệu, ấn phẩm, thông tin phản động, đồi trụy và các tài

liệu cắm khác theo quy định của Nhà nước: tổ chức, tham gia, truyền bá các

hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo trong nhà trường và các hành vi vị phạm đạo đức khác

8 Thành lập, tham gia các hoạt động mang tính chất chính trị trái pháp luật; tô chức, tham gia các hoạt động tập thê mang danh nghĩa nhà trường khi chưa được Hiệu trưởng cho phép

Như vậy, HSSV là lực lượng đơng đảo, nịng cốt trong nhà trường HSSV cũng là nguồn trí tuệ, nguồn chất xám quý giá, là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Do vậy trong quá trình đảo tạo ở

trường cần phải quan tâm giáo dục, đào tạo, rèn luyện tốt nhất cho HSSV Họ là lực lượng trẻ, khỏe có đặc tính nhạy bén, tiếp thu nhanh về khoa học kỹ

thuật, khả năng giao tiếp rộng nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội đất nước

1.2.3.2 Công tác học sinh - sinh viên

Khái niệm công tác HSSV cho đến nay vẫn chưa được nhiều người quan tâm nghiên cứu Theo tác giả Tất Tiêu Bình ở Trường Đại học Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc thì cơng tác HSSV phải được nhìn nhận ở

3 khía cạnh sau:

- Công tác HSSV là bộ phận tổ thành hữu cơ của tồn thê cơng tác nhà trường, vì vậy, “cơng tác sinh viên nhất thiết phải triển khai xung quanh công tác trọng tâm của nhà trường, phải có những đóng góp cần có cho việc đào tạo người tài, nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội [2]

Trang 26

- Công tác sinh viên là một động lực mới để phát triển nhà trường Theo tác giả Tất Tiểu Bình thì cơng tác sinh viên của chúng ta thường xuyên xa rời công tác trọng tâm của nhà trường tỷ lệ cống hiến cho nhà trường thấp Theo tác giả “muốn thay đối cục diện này, công tác sinh viên của nhà trường đại học cao đẳng phải kết hợp chặt chế xung quanh công tác trọng tâm của dạy và học, nâng cao sự phối hợp, tăng cường chất lượng và trình độ cơng tác” [2]

Theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: "Công tac HSSV là một trong những

công tác trọng tâm của Hiệu trưởng nhà trường, nhằm bảo đảm thực hiện mục

tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức,

tri thức, sức khoẻ, thâm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: hình thành và bồi đưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [5]

Như vậy, có thể khẳng định rằng công tác HSSV là bộ phận cấu thành

không thể thiểu ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, đây là bộ phận góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đảo tạo nên những người vừa có đức vừa có tài để phục vụ cho xã hội

1.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý 1.2.4.1 Giải pháp

Theo Từ điền tiếng Việt thì “Giải pháp là phương pháp giải quyết một van dé cu thé nao đó”[32]

Trang 27

1.2.4.2 Giải pháp quản lý

Để hiểu rõ khái niệm giải pháp quản lý, trước hết chúng ta xét đến phương pháp quản lý

Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu nhất định

Phương pháp quản lý là bộ phận đồng nhất, là yếu tố linh hoạt nhất

trong hệ thống quản lý thể hiện rõ nhất tính chất năng động, sảng tạo của chủ

thể quản lý trong mỗi tình huống, mỗi đối tượng nhất định Người làm công tác quản lý phải biết sử dụng những phương pháp thích hợp đối với mỗi đối tượng quản lý Tính hiệu quả của quản lý phụ thuộc vào việc lựa chọn và áp dụng các giải pháp quản lý

Theo từ điển Tiếng Việt: "Giải pháp quản lý là phương pháp được sử dụng để tiến hành giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được những mục tiêu quản lý" [32]

Như vậy, giải pháp quản lý là những cách thức cụ thê để thực hiện phương pháp quản lý Vì đối tượng quản lý phức tạp nên đòi hỏi các giải pháp quản lý phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, phù hợp với đối tượng quản lý Các giải pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống các giải pháp, giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp quản lý

của mình, mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu của bộ máy

1.3 CONG TAC HSSV CAC TRUONG TRUNG CAP CHUYEN NGHIỆP

1.3.1 Vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ công tac hoc sinh - sinh viên

1.3.1.1 Vi trí, vai trị cơng tác học sinh - sinh viên

Học sinh, sinh viên là nhân vật trung tâm trong nhà trường Vì vậy,

Trang 28

và nghĩa vụ của người học, quản lý, tô chức các hoạt động hỗ trợ, phục vụ

HSSV công tác HSSV còn trực tiếp giáo dục về tư tưởng chính tri, dao đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, thấm mỹ, thể chất của HSSV Đây là bộ phận không thể thiếu của giáo dục đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, góp phần hỗ trợ tích cực cho công tác giáo dục đảo tạo của nhà trường, phát huy vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho xã hội HSSV là nguồn trí tuệ, là những trí thức tương lai của đất nước, là những người đóng vai trị chủ chốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Do vậy, HSSV cần phải được quan tâm giáo dục, đào tạo, rèn luyện tốt nhất trong quá trình đào tạo ở trường Họ là những người trẻ tuổi, có trình độ và năng

lực sáng tạo cao, tiếp thu nhanh về khoa học kỹ thuật, khả năng giao tiếp rộng, có đặc tính nhạy bén, nhạy cảm với các vấn đề chính trị, xã hội của đất

nước Là lực lượng quan trọng tiếp tục thực hiện đường lối của Đảng, góp

phần hồn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Như vậy,

công tác quản lý HSSV có vai trị vô cùng quan trọng trong việc góp phần thúc đầy sự phát triển của đất nước

1.3.1.2 Chức năng của công tác học sinh - sinh viên a) Chức năng đào tạo

Một trong những chức năng đầu tiên của công tác HSSV là đào tạo con người, rèn luyện con người, nâng cao toàn diện tố chất của con người, về đức,

trí, thể, mỹ, quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm về đạo đức, quan niệm về gia tri

b) Chức năng tập hợp

Trang 29

chức, giữa tổ chức với xã hội Chức năng tập hợp thúc đẩy mọi người cùng nhau tiến lên, phát huy những mặt tốt, ảnh hưởng lẫn nhau những thói quen tốt, phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mọi người, tạo nên bầu khơng khí văn hóa riêng của một trường

c) Chức năng điều chỉnh

Thông qua chức năng điều chỉnh để hướng HSSV theo quỹ đạo chung của nhà trường Chức năng điều chỉnh góp phần giáo dục mọi người, giảm đi

những hiệu ứng phụ, kịp thời phát hiện ra những cái xấu, cái lệch lạc yêu cầu

họ phải làm theo đúng quy chế, quy định của nhà trường mong muốn họ trở thành những con người tốt nhất

1.3.1.3 Nhiệm vụ của công tác học sinh - sinh viên

Nhiệm vụ công tác HSSV bao gồm lập kế hoạch tô chức chỉ đạo và

thực hiện, kiêm tra đánh giá, điều chỉnh bố sung tất cả các hoạt động liên quan một cách toàn diện đến HSSV khi tham gia học tập tại nhà trường như:

- Tăng cường giáo dục tư tưởng chính tri, dao đức, lối sống cho HSSV

Triển khai có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tư tưởng, tắm gương

đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011

của Bộ Chính trị gắn với đặc thù của ngành Giáo dục

- Giúp HSSV tìm hiểu lịch sử và tình hình đất nước, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam truyền thống hiếu học, truyền thống đấu tranh cách mạng truyền thống đoàn kết cũng như truyền thống của nhà trường

- Giúp đỡ HSSV nhanh chóng thích ứng với cuộc sống ở trường chuyên nghiệp Giúp đỡ HSSV, khích lệ, cùng HSSV duy trì bảo vệ, tham gia quản

lý, xây dựng nhà trường, bảo vệ sự én định của nhà trường

Trang 30

- Khích lệ việc tăng cường liên hệ qua lại giữa CBGV và HSSV:; xây dựng và giữ quan hệ tốt với địa phương, xã hội: xử lý tốt mối quan hệ với

HSSV: khuyến khích các hình thức sinh hoạt lành mạnh của HSSV

- Tổ chức, hướng dẫn và triển khai các hoạt động hỗ trợ chuyên mơn: ngoại khóa, thực tập thực tế: các hoạt động tình nguyện vì lợi ích cộng đồng: các hoạt động phục vụ đời sống tinh than cho HSSV nhu: VHVN, TDTT

- Đảm bảo tốt chế độ chính sách wu dai cho HSSV

- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong trường học, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong HSSV và đảm bảo an toàn và các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của HSSV tại các khu nội trú, ngoại trú

1.3.2 Mục đích, yêu cầu của nâng cao hiệu quả công tác HSSV 1.3.2.1 Muc dich

Công tác HSSV là một trong những công tác trọng tâm của cơ sở đào

tạo, nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thâm mỹ và nghề

nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc: đảm bảo đạt tầm nhìn, sứ

mạng, mục tiêu của nhà trường

1.3.2.2 Yêu cầu

Công tác HSSV phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- HSSV là nhân vật trung tâm trong nhà trường, được nhà trường đảm

bảo điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập, nghiên cứu

và rèn luyện tại trường: giúp sinh viên sớm đạt được chuân đầu ra của chương

trình giáo dục

Trang 31

- Công tác HSSV phải đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, minh bach, dân chú trong các khâu có liên quan đến HSSV

- Công tác HSSV phải thể hiện tính hệ thống, đảm bảo tính thống nhất 1.3.3 Nguyên tắc quản lý học sinh - sinh viên

Trong cuộc sống cũng như trong công việc muốn đạt hiệu quả cao thì địi hỏi chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc nhất định Nguyên tắc quản lý là nhân tố đặc biệt quan trọng của hoạt động quản lý Nó là cơ sở nền tảng có vai trò chỉ phối và tác động tới toàn bộ nội dung và phương thức hoạt động của chú thể quản lý và đối tượng quản lý Đối với công tác giáo dục đào tạo nói chung và công tác quản lý học sinh, sinh viên nói riêng

người lãnh đạo muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc cần đảm bảo các

nguyên tắc cơ bản sau:

1.3.3.1 Nguyên tắc giáo dục

Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý

luận giáo dục, có tác dụng chỉ đạo, định hướng cho hoạt động giáo dục nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đạt được mục đích giáo dục nhất định Quản

lý HSSV ở các trường chuyên nghiệp phải đảm bảo được nguyên tắc giáo dục là hàng đầu Phải đảm bảo được tính mục đích của hoạt động gắn việc quản lý, giáo dục với cuộc sống lao động Giáo dục trong tập thể hợp phải đảm bảo sự đồng tình, tơn trọng của người được quản lý, giáo dục Đồng thời, phải đảm bảo được sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của người quản lý, giáo dục

và vai trò tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người được quản lý, được

giáo dục

1.3.3.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tô chức

và hoạt động của các cơ quan, nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Trang 32

“ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tô chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” Không những ở nước ta, các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyên tắc cơ bản trong quản lý, hoạt động của các tổ chức cơ quan nhà nước

Mục 2 Điều 1 Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà

trường ban hành kèm theo quyết định số 04/2000/QD-BGDDT ngày

01/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định “thực hiện dân

chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chú và huy động tiềm năng trí

tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà

trường theo luật định, góp phần xây dựng nên nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi

hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội,

thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp - với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp của Nhà nước”[4]

Có thể nói trong quản lý HSSV đề thực hiện chức năng tập hợp thì can phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ Đối với người quản lý phải đưa ra được những quyết sách được mọi người hưởng ứng và thể hiện sự phục tùng của cấp dưới Đồng thời, phải phát huy được quyền dân chủ của tổ chức, cá nhân nhằm thể hiện được sức mạnh tập thể Bên cạnh đó phát huy quyền dân chủ giúp người quản lý gần gũi hơn với người được quản lý mà ở đây là CBGV với HSSV qua đó cịn để điều chỉnh các hành vi cho phù hợp với tổ

chức, với môi trường là trường học “Tập trung và dân chủ là hai mặt của một

thé thống nhất kết hợp hài hòa với nhau Nếu thiên về tập trung mà không chú

trọng đến dân chủ sẽ dẫn đến tập trung quan liêu, độc đoán trái với bản chất của Nhà nước ta Ngược lại, nếu thiên về dân chủ mà coi nhẹ tập trung sẽ dẫn đến

Trang 33

1.3.3.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, tính kế hoạch

Bắt kỳ hoạt động quản lý nào đều cần phải đảm bảo tính khoa học, xây

dựng trên cơ sở tính khoa học, đặc biệt là khoa học quản lý, vận dụng những thành tựu của các khoa học khác như tâm lý học, giáo dục học, tổ chức lao động khoa học

Hoạt động quản lý HSSV cần phải đảm bảo tính kế hoạch, vì kế hoạch là cơ sở của quản lý giáo dục Lập kế hoạch hay hoạch định đó là “q trình dự đốn, phân tích nhằm vạch ra các định hướng, lường trước các khả năng

biến động của môi trường đề thực hiện chuỗi các mục tiêu mà hệ thống hướng

đến trong quá trình biến đường lối dài hạn trở thành hiện thực” [33] Hoạt động quản lý HSSV cần phải có các kế hoạch cụ thể, chính xác đảm bảo tính hệ thống phù hợp với trình độ yêu cầu quản lý thực tế của nhà trường Phải có

những dự kiến kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện các kế hoạch đề ra

Có thể nói đây là chức năng quan trọng nhất trong các chức năng quản lý, bởi vì nó găn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai của

một tổ chức

1.3.3.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả

Công tác quản lý HSSV phải chú ý đến tính thiết thực, hiệu quả của công việc Trong quản lý phải biết gắn với đối tượng cụ thể ở đây là HSSV, biết phát huy vai trị xung kích, sáng tạo của HSSV gắn với việc học tập quán triệt các nghị quyết của Đảng, nội quy, quy định của nhà trường Công tác quản lý phải tập trung giáo dục HSSV một cách toàn diện về học tập, về nề nếp, lối sống lành mạnh cho HSSV Trong phân công công việc phải đảm bảo đúng người, đúng việc, làm việc trong giới hạn phạm vi được cho phép và phải biết kết hợp với các phòng, ban, các khoa thì mới có thể giải quyết công

Trang 34

1.3.4 Các nội dung cơ bản của công tác học sinh - sinh viên

Nội dung công tác học sinh, sinh viên được quy định rõ trong chương III của Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm Quyết định 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Cụ thê:

1.3.4.1 Công tác tổ chức hành chính

Tại Điều 7 cơng tác tổ chức hành chính gồm các nội dung sau:

- Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp HSSV: chỉ định Ban cán sự lớp HSSV lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoá

học: làm thẻ cho HSSV

- Tổ chức tiếp nhận HSSV vào ở nội trú

- Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của HSSV - Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho HSSV

- Giải quyết các cơng việc hành chính có liên quan cho HSSV

1.3.4.2 Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học lập và rèn luyện của học sinh - sinh viên

Điều 8 quy định công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện bao gồm các nội dung sau:

- Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của HSSV: phân loại, xếp

loại HSSV cuối mỗi học kỳ hoặc năm học, khoá học: tổ chức thi đua, khen

thưởng cho tập thể và cá nhân HSSV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện: xử lý kỷ luật đối với HSSV vi phạm quy chế, nội quy

- Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân - HSSV” vào đầu khoá, đầu năm và

Ae L

Trang 35

- Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thị

HSSV giỏi, Olympic các môn học, thi sáng tạo tài năng trẻ và các hoạt động

khuyến khích học tập khác

- Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối

sống cho HSSV: tô chức cho HSSV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác: tô chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng nhà trường với HSSV

- Theo dõi công tác phát triển Dang trong HSSV; tao điều kiện thuận lợi

cho HSSV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thê trong trường: phối hợp với

Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của HSSV, tạo điều kiện

cho HSSV có môi trường rèn luyện, phần đấu

- Tổ chức tư vấn học tập, nghề nghiệp việc làm cho HSSV 1.3.4.3 Công tác y tế, thể thao

Nội dung công tác y tế thê thao được quy định trong điều 9 như sau:

- Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học; tô chức khám sức khoẻ cho HSSV khi vào nhập học: chăm sóc, phịng chống dịch, bệnh và khám sức

khoẻ định kỳ cho HSSV trong thời gian học tập theo quy định: xử lý những trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ đề học tập

- Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho HSSV luyện tập thé duc, thé thao: tô chức cho HSSV tham gia các hoạt động thể dục, thể thao

- Tổ chức nhà ăn tập thể cho HSSV bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm 1.3.4.4 Thực hiện các chế độ, chính sách đối với học sinh - sinh viên

Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với HSSV được quy định tại

Trang 36

- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối

với HSSV về học bồng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến HSSV

- Tạo điều kiện giúp do HSSV tan tật, khuyét tat, HSSV dién chinh sach,

HSSV co hoan canh kho khan

1.3.4.5 Thực hiện céng tac an ninh chính trị, trật tự, an tồn, phịng chống lội phạm và trật tự xã hội

Điều 11 đã quy định rõ:

- Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn nơi trường đóng, khu vực có HSSV ngoại trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho HSSV: giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến HSSV

- Tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thơng,

phịng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác

có liên quan đến HSSV: hướng dẫn HSSV chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế

- Tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho HSSV

1.3.4.6 Thực hiện công tác quản lý học sinh - sinh viên nội trú, ngoại trủ Tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú

theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Cụ thể là:

Trang 37

Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh

viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy Thơng tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế nội trú của học sinh, sinh

viên các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Quyết định số 5323/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Cơng tác học sinh,

sinh viên các trường đại học, cao đăng và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2012-2016

1.3.5 Hệ thống tô chức, quản lý công tác học sinh - sinh viên

Hệ thống tổ chức, quản lý công tác HSSV của trường gồm có Hiệu trưởng, đơn vị phụ trách công tác HSSV, giáo viên chủ nhiệm và lớp HSSV

Căn cứ Điều lệ nhà trường của từng trình độ đào tạo, Hiệu trưởng quy định hệ

thống tổ chức, quản lý công tác HSSV phù hợp bảo đảm thực hiện các nội dung công tác HSSV

1.3.5.1 Trách nhiệm của Hiệu trưởng

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động của công tác

HSSV

- Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành, địa

phương trong công tác HSSV, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và dân chủ Tiến hành các biện pháp thích hợp đưa công tác HSSV vào nề nếp, bao dam cho HSSV thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình

Trang 38

HSSV: hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và giải quyết kịp thời những thắc mắc của HSSV

- Bảo đảm các điều kiện dé phát huy vai trị của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam trong công tác HSSV: chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị,

đạo đức, lối sống cho HSSV

- Quyết định sự tham gia của HSSV mang tính chất đại diện cho trường khi có sự huy động của địa phương, các cấp, các ngành hoặc các tổ chức khác

1.3.5.2 Đơn vị phụ trách công tác học sinh - sinh viên

Căn cứ Điều lệ nhà trường của từng trình độ đào tạo, Hiệu trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phụ trách công tác HSSV Là đơn vị đầu mối, tham mưu cho Ban giám hiệu trong chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính

trong tơ chức triển khai công tác HSSV cho toàn trường

1.3.5.3 Giáo viên chủ nhiệm

Căn cứ điều kiện cụ thể của trường, Hiệu trưởng hoặc trưởng khoa, đơn

vị phụ trách công tác HSSV theo sự phân cấp của Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ nhiệm lớp HSSV hoặc trợ lý khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV đề hướng dẫn các hoạt động của lớp

1.3.5.4 Lớp học sinh, sinh viên

- Lớp HSSV được tổ chức bao gồm những HSSV cùng ngành, nghề,

khoá học và được duy trì én định trong cả khoá học Đối với HSSV học theo

học chế tín chỉ, ngồi việc sắp xếp vào lớp HSSV đề tổ chức, quản lý về thực

hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động đoàn thể, các hoạt động xã hội, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, những HSSV đăng ký cùng học một học

Trang 39

- Ban cán sự lớp HSSV gồm: Lớp trưởng và các lớp phó do tập thể HSSV trong lớp bầu, Hiệu trưởng (hoặc trưởng khoa, đơn vị phụ trách công tác HSSV theo phân cấp của Hiệu trưởng) công nhận Nhiệm kỳ ban cán sự lớp HSSV theo năm học:

- Nhiệm vụ của ban cán sự lớp HSSV:

+, Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập rèn luyện, các hoạt động sinh hoạt, đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch của trường, khoa, phịng, ban;

+ Đơn đốc HSSV trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về học tập, rèn luyện Xây dựng nề nếp tự quản trong lớp:

+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những HSSV gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện Thay mặt cho HSSV của lớp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn: để nghị các khoa đơn vị phụ trách công tác HSSV và ban giám hiệu nhà trường giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của HSSV trong lớp:

+ Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam trong hoạt động của lớp:

+ Bao cao day đủ, chính xác tỉnh hình học tập, rèn luyện theo học kỳ, năm học và những việc đột xuất của lớp với khoa hoặc đơn vị phụ trách công

tac HSSV;

- Quyền của ban cán sự lớp HSSV: được ưu tiên cộng điểm rèn luyện và các chế độ khác theo quy định của trường

1.4 NOI DUNG QUAN LÝ CÔNG TÁC HỌC SINH - SINH VIÊN Ở

TRƯỜNG TRUNG CÁP CHUYÊN NGHIẸP

Trang 40

Một trong những vấn đề quan tâm lớn nhất, đồng thời cũng là tiêu chí quan trọng, ưu tiên hàng đầu để các bậc phụ huynh chọn trường cho con em

minh theo hoc 1a van dé quản lý HSSV của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là

giáo dục chuyên nghiệp Tại Hội nghị tổng kết chương trình cơng tác HSSV các trường ĐH, CĐ, TCCN khu vực phía Nam giai đoạn 2009-2012 và tập

huấn công tác HSSV đầu năm học 2012 - 2013, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo Trần Quang Quý đã đề nghị lãnh đạo các trường, các cơ sở giáo dục

cần đầy mạnh hơn nữa việc triển khai thực hiện tốt một số nội dung trong đó đặc biệt nhắn mạnh việc tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của cơng

tác HSSV trong tình hình mới, mỗi nhà trường cần có sự đầu tư thỏa đáng cả

về nhân lực, vật lực để thực hiện tốt, đầy đủ các nội dung của công tác HSSV

Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay khơng ít các trường trong hệ thông giáo dục nói chung và các trường chuyên nghiệp nói riêng thường chỉ coi

trọng quy mô, chất lượng đào tạo mà chưa nhận thức đúng, đầy đủ vai trò,

tầm quan trọng của công tác HSSV Công tác HSSV chưa được xác định là

một bộ phận hữu cơ trong hoạt động của nhà trường Chưa thật sự xác định

được vai trò của nhà trường trong công tác hỗ trợ, phục vụ HSSV đề góp phần nâng cao uy tín của nhà trường trước xã hội Việc quản lý tác phong, nề nếp

của sinh viên còn thực hiện qua loa, chiếu lệ, chưa đi sâu, đi sát vào thực tế

Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em HSSV, là người đồng hành cùng các em HSSV trong suốt chặng đường học tập tại trường nhưng thường

mức độ quan tâm cũng chỉ đến được với các em có học lực, ý thức tốt dẫn đến

một số em học yếu có tâm lý ngại tiếp xúc, ít chia sẻ, ngày càng xa cách tập

thể, thầy cô, bè bạn và có nguy cơ sa vào các tệ nạn xã hội Một số SV còn thiếu bản lĩnh, đua đòi, tham gia các tệ nạn xã hội, thậm chí có trường hợp

Ngày đăng: 29/08/2014, 03:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w