1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh nghệ an

101 710 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 14,83 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác can thiệp sớm, đề xuất một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển

Trang 1

1 Ly do chon dé tai

Trải qua trường kỳ chiến tranh khốc liệt, đất nước ta đã chịu vô vàn những

thiệt hại cả về vat chất lẫn tinh thần Một trong những di hại đề lại cho nhân dân ta

nỗi đau sâu sắc từ thế hệ này đến thế hệ khác đó là số người khuyết tật (KT) chiếm

tỷ lệ cao Theo thống kê, hiện nay cả nước có 6,8 triệu người khuyết tật chiếm khoảng 7,8% dân số, trong đó có khoảng 1,1 triệu trẻ khuyết tật, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 300.000 em,

chiếm 24,22% so với trẻ khuyết tật được đi học ở các loại hình trường lớp

Thấu hiểu sâu sắc những khó khăn và thiệt thòi mà trẻ khuyết tật đang phải đối mặt, Chính phủ ta đã hưởng ứng, tham gia các Tuyên bố quốc tế và khu vực đề bảo vệ quyền lợi của người khuyết tật Thông qua các chủ trương, chính sách cùng hành động cụ thể, Đảng và Nhà nước không chỉ quan tâm, chăm lo đến đời sống

vật chất, tinh thần của người khuyết tật mà còn tạo điều kiện cho người khuyết tật

tự lực trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng, phát huy khả năng đóng góp sức mình cho xã hội như lời Bác Hồ đã dạy "tàn nhưng không phế" Đề triển khai chiến

lược phát triển giáo dục hòa nhập (GDHN) trẻ khuyết tật, Bộ giáo dục và đào tạo

chỉ rõ: "Cần làm cho chính quyên địa phương các cấp thấy được việc giáo dục trẻ khuyết tật là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội và cộng đồng Đây không phải

là việc làm mang tính nhân đạo đơn thuần mà là thực hiện các Luật, chính sách Quốc gia, chính sách của Giáo dục - Đào tạo Trẻ khuyết tật có quyên và cơ hội

bình đẳng trong học tập và hòa đồng với trẻ em phát triển bình thường"

Can thiệp sớm (CTS) là một trong những mô hình tích cực hỗ trợ cho trẻ

chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) dưới 6 tuôi Đây là chương trình hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ chậm phat trién tri tuệ ngay khi trẻ được phát hiện là có vấn đề đến tuổi

Trang 2

-2- học đường Hoạt động này được quan tâm va thực hiện từ năm 1998 với sự hỗ trợ

của Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những năm đầu tiên của cuộc đời rất quan trọng cho việc học tập và phát triển Đó

là thời kỳ có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển về các mặt nhận thức, giao

tiếp, xã hội và tình cảm của trẻ Nếu những nhu cầu đặc biệt được phát hiện và đáp

ứng kịp thời trong giai đoạn này, trẻ khuyết tật sẽ có cơ hội tốt hơn để trở nên những người trưởng thành và tháo vát độc lập

Nghệ An là một trong những tỉnh có số trẻ em chậm phát triển trí tuệ có số

lượng cao trong số trẻ khuyết tật Công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát trién tri

tuệ được triển khai và thực hiện trên địa bàn tỉnh suốt nhiều năm nay Tuy nhiên,

đây là lĩnh vực còn rất mới ở Việt Nam nói chung và ở Nghệ An nói riêng chưa được quan tâm đúng mức Đồng thời việc quản lý công tác can thiệp sớm vẫn còn

nhiều tổn tại và bất cập, chưa thật sự đem lại hiệu quả thích đáng Xuất phát từ

những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài "Một số giải pháp quản lý công tác can

thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An"

đề nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và đánh giá thực trạng công tác can thiệp sớm, đề xuất một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Vấn đề quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp quản lý Công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí

tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An.

Trang 3

4 Gia thuyét khoa hoc

Hiệu quả của việc quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí

tuệ nhiều năm qua vẫn còn nhiều tổn tai va bat cập, chưa thật sự đem lại hiệu quả

đích đáng Nếu thực hiện đồng bộ các chức năng quản lý trong công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triên trí tuệ sẽ nâng cao hiệu quả công tác can thiệp sớm cho

trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An, đáp ứng được

những yêu cầu phát triển của giáo dục trong giai đoạn hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận công tác quản lý can thiệp sớm cho trẻ chậm phát

triển trí tuệ

5.2 Nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực trạng công tác can thiệp sớm và thực trạng quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ

em tỉnh Nghệ An

5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát

triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tông hợp, phân loại các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Điều tra, quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm, lấy ý kiến chuyên gia nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng

công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh

Nghệ An

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Nhằm xử lý số liệu điều tra về thực trạng và kiếm chứng tính khả thi cua kết

quả nghiên cứu

Trang 4

7 Đóng góp chú yếu của luận văn

7.1 Về mặt lý luận

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề quản lý công tác can thiệp sớm cho

trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An

- Đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan về thực trạng công tác

quản lý can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh

Nghệ An

7.2 Về mặt thực tiễn

- Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát

triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì luận văn này gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ Chương 2: Thực trạng công tác can thiệp sớm và quản lý can thiệp sớm cho trẻ

chậm phát triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An

Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát

triển trí tuệ tại Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An.

Trang 5

Chuong 1

CO SO LY LUAN VE QUAN LY CAN THIEP SOM CHO

TRE CHAM PHAT TRIEN TRi TUE

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Những quan niệm cũ trước đây cho rằng trí thông minh là do di truyền chiếm

ưu thế, nhưng nay quan điểm đó ngày càng thay đổi dần và được đưa ra xem xét lại Kết quả nghiên cứu mới về quá trình phát triển của trẻ nhỏ cho thấy ảnh hưởng mạnh mẽ của các trải nghiệm đối với quá trình phát triển và khả năng của trẻ Một trong những người đi đầu, khơi nguồn và đóng góp vào sự thay đổi quan

điểm về trẻ khuyết tật chính là Han Marc Gaspard Itard (1774-1836) - một nhà vật

lý kiêm giáo dục (GD) người Pháp Ông là người đầu tiên đưa ra quan điểm và phương pháp giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật vào cuối thế kỷ XVIII, cụ thê là phương pháp dạy cho "cậu bé điên vùng Averyron" bằng một loạt các kỹ thuật huấn luyện giác quan và điều chỉnh hành vi Tuy nhiên, học trò của Itard là Edouard Seguin lại được coi là người tiên phong quan trọng nhất trong lĩnh vực này Seguin là giám đốc một bệnh viện tại Paris, ông phát triển một phương pháp giáo dục (GD) mang tính sinh lý học cho trẻ khuyết tật Seguin đánh giá cao và tin tưởng rất lớn vào công tác can thiệp sớm, ông cho rằng nếu một đứa trẻ điên không

có cơ hội tiếp xúc với những bài học đầu tiên của thời thơ ấu thì sau này sẽ không thể có một quá trình thần kỳ nào có khả năng mở cánh cửa vàng tới trí tuệ cho trẻ Trên thực tế, Seguin chính là một trong những chuyên gia can thiệp sớm đầu tiên Công việc của Seguin tại Paris được khuyến khích và các chương trình giáo dục cho người chậm phát triển trí tuệ đã được mở rộng trên khắp thế giới những năm đầu thế kỷ XIX.

Trang 6

những năm tháng đầu đời giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một

đứa bé kế cả về thể chất lẫn tinh thần Năm 1965, tại hơn 2.500 cộng đồng trên

khắp nước Mỹ người ta đã tiến hành chương trình can thiệp sớm với quy mô đồ sộ mang tên "Người tiên phong" Cơ sở khoa học của những công trình này là sự tin tưởng vào những tác động quyết định trong tuổi thơ ấu đối với cuộc sống sau này của một cá nhân Tuy chương trình "Người tiên phong" chưa đạt được mục đích cao cả loại trừ triệt để những hậu quả của tình trạng nghèo khó, nhưng con đường

mà chương trình này đã mở ra có tính cách mạng sâu sắc, khẳng định mạnh mẽ hướng kết hợp 3 mặt: y tế, giáo dục và cứu trợ xã hội Hướng giải quyết dựa phần

lớn vào sự tham gia tích cực của các bậc cha mẹ; việc thực hiện hỗ trợ được thực

hiện ngay trong gia đình Các chương trình can thiệp sớm ngày nay cũng vẫn sử dụng yếu tố này

Năm 1969, giáo sư Valerie Dmittier của trường Đại học tông hợp Settle (Washington) đã triển khai một chương trình can thiệp sớm với các trẻ nhỏ mắc hội chứng Down Cho tới thời kỳ đó, đa số trẻ nhỏ bị khuyết tật không được giúp đỡ một cách có hệ thống Thông thường các nhà khoa học chỉ khuyến cáo rằng các cha

mẹ nên yêu thương và chăm sóc các trẻ đó về mặt vật chất cho đến khi trẻ đủ tuổi

theo học một chương trình đặc biệt Kết quả chương trình của Settle mang nhiều hứa hẹn Với các can thiệp chu đáo ngay từ khi được chẩn đoán, các trẻ nhỏ trong chương trình này đã có thể học được một phần quan trọng trong số các kỹ năng mà trẻ bình thường vẫn học

Cùng với sự phát triển của can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật nói chung, can

thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ đ ang được phát triển mạnh mẽ và trở thành

Trang 7

một bộ phận không thể thiếu được trong lĩnh vực giáo dục Nhiều nước trên thế

giới có bề dày lịch sử về giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ như Ý, Australia,

Canada, Hà Lan, Mỹ

Tại Ý, bác sỹ Maria Montessori - người đã áp dụng các phương pháp của Seguin vào việc giáo dục trẻ em nghèo học mẫu giáo, đã lập nên trường học Casa Del Bambini tại thành phố Rome Quan điểm của bà là người lớn (giáo viên) nên

quan sát hành vị tự nhiên của trẻ và dựa vào những điều cụ thể đã quan sát được dé

hình thành những bài học thích hợp để trẻ có thể phát triển tốt Quan điểm nay mang tính tiên phong, đặt nền tảng cho lĩnh vực giáo dục sớm

Kế tục của những nhà tiên phong trong lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật, vào cuối những năm 1930 các nghiên cứu mang tên Iowa đã ra đời và được coi là nền tảng của lĩnh vực can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ Các nghiên cứu này nhằm làm rõ thêm mối quan hệ giữa việc nuôi dưỡng trong gia đình, ảnh hưởng của môi trường sống và sự phát triển trí tuệ

Tại Hà Lan chương trình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ được

chính thức bắt đầu vào cuối những năm 80, dành cho những người Hà Lan mắc hội chứng Down, là nơi đầu tiên thực hiện can thiệp sớm Tuy nhiên, chương trình can

thiệp sớm này chỉ nhận được sự quan tâm từ một số cán bộ chuyên môn Đến

những năm đầu của thập niên 90, các nhà chuyên môn đã quan tâm hơn đến can

thiệp sớm, một dự án lớn vé can thiệp sớm đã được tiến hành trên toàn quốc vào

năm 1991 Sau 4 năm triển khai chương trình can thiệp sớm kết hợp theo dõi

nghiên cứu dưới sự hợp tác chặt chế của 4 trường đai học Chính phủ Hà Lan đã

quyết định mở các trung tâm và tiến hành can thiệp sớm cho tất cả các gia đình có trẻ chậm phát triển trí tuệ trên khắp cả nước

Tai Uc "Từng bước nhỏ một" là một chương trình can thiệp sớm cho trẻ

chậm phát triển trí tuệ, dựa trên chương trình nghiên cứu về hội chứng Down do truong Dai hoc Macquarie 6 Sydney thực hiện Đây là chương trình can thiệp sớm

Trang 8

-8- đầu tiên ở Úc, đã và đang có ảnh hưởng lâu đài và sâu sắc trong công tác can thiệp

sớm với trẻ chậm phát triển trí tuệ ở Úc và cả ở ngoài phạm vi nước Uc Mục đích

của chương trình này là nhằm phát huy tối đa khả năng của trẻ thông qua việc dạy trẻ từ những năm đầu của cuộc sống, hay từ lúc chúng ta phát hiện sự chậm phát triển ở trẻ Ngày nay, có nhiều chương trình can thiệp sớm khắp nước Úc, phần nhiều sử dụng chương trình và phương pháp của chương trình Macquarie cũng được phố biến của Hồng Kông và được quan tâm ở các nước Châu Âu khác

Những công trình nghiên cứu về công tác can thiệp sớm trên thế giới cũng đã

thật sự đóng góp lớn lao trong việc khởi xướng và thực hiện công tác này ở nước

ta

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, công tác can thiệp sớm được thử nghiệm đầu tiên tại Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh dành cho các trẻ khiếm thính vào đầu những năm 90 của

thế kỷ XX dựa trên việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nhiều thành công

trong công tác can thiệp sớm, và sự giúp đỡ tận tình của chuyên gia các nước Úc,

Hà Lan Công tác này ban đầu chỉ nhận được sự tham gia của một số ít gia đình và dần tăng lên đến các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam Trước đó trẻ khuyết tật hầu như

không nhận được sự giáo dục, hoặc chỉ có cơ hội học trong các trường chuyên biệt

Trong khi trẻ bình thường trong độ tuôi 6 tháng đến 72 tháng tuổi nhận được sự giáo dục ở bậc mầm non (MN) thì đối với trẻ khuyết tật, trừ một ít trường hợp

ngoại lệ, hầu như không nhận được sự giáo dục hoặc can thiệp nào

Với sự phát triển của công tác can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật, tháng 2 năm

1995 Trung tâm (TT) tư vấn, phát hiện sớm và chăm sóc trẻ tàn tật có tên là Sao Mai được thành lập Trung tâm thực hiện chức năng tư vấn, can thiệp sớm và dạy

trẻ chậm phát triển trí tuệ, trong đó chú trọng nhất là công tác can thiệp sớm cho trẻ

chậm phát triển trí tuệ.

Trang 9

Từ tháng 11 năm 1998 đến tháng 4 năm 2011, một dự án "Phát triển trung tâm can thiệp sớm cho trẻ và gia đình trẻ" được bắt đầu tại TT nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật thành phó Hồ Chí Minh với mục đích phát triển can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triên trí tuệ va gia đình các em Trung tâm bao gồm các hoạt động chân

đoán, đánh giá, thực hiện can thiệp sớm tại nhà hoặc TT, hỗ trợ tại trường mam non

và tô chức tập huấn, đào tạo cho giáo viên Chương trình can thiệp sớm tập trung vào đối tượng trẻ chậm phát triển trí tuệ từ 0 đến 6 tuôi và gia đình các em Đến nay TT đã tư vấn cho 150 gia đình có con chậm phát triển trí tuệ từ 0 đến 6 tuối và bồi dưỡng cho 75 giáo viên (GV) làm công tác can thiệp sớm tại cơ sở can thiệp sớm khác nhau Ngoài ra, TT cũng phối hợp với chuyên gia tiếp tục t6 chức các chuyên để bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, làm việc với trẻ chậm phát triển

và gia đình trẻ cho đội ngũ GV nòng cốt của thành phố Hồ Chí Minh

Tháng 6 năm 1999 dự án "Can thiệp sớm và giáo dục trước tuổi học cho trẻ chậm phát triển trí tuệ tuổi mầm non" được bắt đầu thực hiện tại quận Hoàn Kiếm

Hà Nội Đây là dự án thí điểm về can thiệp sớm và giáo dục trước tuổi học cho trẻ chậm phát triển trí tuệ ở tuổi mẫu giáo được thực hiện bởi phòng giáo dục quận

Hoàn Kiếm Dự án này đã tiến hành điều tra khảo sát thực trạng trẻ chậm phát triển trí tuệ tại khu vực và sau cuộc điều tra này trẻ chậm phát triển trí tuệ được tiếp nhận

vào các trường mầm non của quận Đông thời, các cán bộ, giáo viên cũng đã được

tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện về chuyên môn trong công tác này

Với sự tác động tích cực của công tác can thiệp sớm đến trẻ, Bộ Giáo dục và

Đào tạo (GD&ĐT) cũng đã có chủ trương phát triển trung tâm can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và gia đìnhh trẻ Từ tháng 3 năm 2000 đến tháng 3 năm

2001, hoạt động đầu tiên được bắt đầu là "Chương trình tập huấn các chuyên gia can thiệp sớm", tập trung chủ yếu vào vấn để tâm lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ

và nghiên cứu phát triển trung tâm can thiệp sớm cho trẻ và gia đình trẻ

Trang 10

-10- Các trung tâm giáo dục đặc biệt, chuyên ngành giáo dục đặc biệt đã dần được

thành lập ở các trường Đại học, Cao đẳng ở các thành phố lớn như thành phó Hồ

Chí Minh, Hà Nội và dần mở rộng ra các tỉnh, thành trong cả nước Tại khoa giáo dục đặc biệt, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, chuyên ngành giáo dục đặc biệt cho

trẻ chậm phát triển trí tuệ đã được xây dựng và phát triển từ năm 1998 tới nay, trong đó can thiệp sớm là một môn học bắt buộc Từ năm 2001 đến nay, các Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương trên cả nước đã tiến hành đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật với sự trợ giúp của Ủy ban II Hà Lan, trong chương trình này can thiệp sớm là một bộ môn trọng tâm

Trên cơ sở sự phát triển của công tác can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính và

trẻ chậm phát triển trí tuệ, đến năm 2001 công tác giáo dục hòa nhập ở mam non, tiéu hoc va trung hoc co so da duoc dé cap dén trong tài liệu "Chiến lược phát triển

giáo duc 2001 - 2010"

Từ các quan niệm cô xưa là xem nhẹ sự phát triển của trẻ chậm phát triển trí tuệ, thông qua các chương trình giáo dục đặc biệt, cho đến nay công tác can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ chậm phát triển trí tuệ nói riêng đang được nhiều gia đình tham gia, hưởng ứng tích cực, các trung tâm can thiệp sớm ngày càng mở rộng nhiều ở các tỉnh thành trong cả nước Tuy nhiên, ở nước ta, can thiệp

sớm cho trẻ chậm phát trién trí tuệ còn là một lĩnh vực non trẻ, mới được triển khai

và chưa đồng bộ Tài liệu về can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ ở nước ta còn rất ít, việc thu nhận kiến thức, kinh nghiệm chủ yếu dựa vào các tài liệu nước

ngoài và sự huấn luyện, đào tạo chuyên môn của các chuyên gia nước ngoài Việc tiến hành nghiên cứu, tìm ra những biện pháp quản lý (QL) hiệu quả công tác này

sẽ là tiền đề nhằm đặt nền móng cho sự phát triển của công tác can thiệp sớm trong thời gian sắp tới

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động can thiệp sớm

Trang 11

1.2.1.1 Khai niém can thiép sớm

Có nhiều quan niệm khác nhau về can thiệp sớm:

Can thiệp sớm là những chỉ dẫn ban đầu và các dịch vụ dành cho trẻ khuyết

tật trước tuổi học nhằm kích thích và huy động sự phát triển tối đa ở trẻ, tạo điều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường và cuộc sống sau này

Can thiệp sớm là hướng dẫn sớm (mang tính giáo dục) cho trẻ và gia đình trẻ Can thiệp sớm trong 5 năm đầu có thể làm tăng chất lượng cuộc sống cho trẻ và

gia đình trẻ Đây chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học và tiếp tục học lên

lớp mẫu giáo sau này của trẻ, đồng thời can thiệp sớm cũng chuẩn bị tiền đề để trẻ

có thể học hội nhập tại các trường phố thông

Can thiệp sớm là việc cần thiết, phát hiện, đánh giá, chân đoán loại khuyết tật và xây dựng chương trình can thiệp cho cha mẹ trẻ, nhà trường và giáo viên để giáo dục và điều trị y tế cho trẻ - những công việc này cần phải được thực hiện

càng sớm càng tốt

1.2.1.2 Khái niệm chậm phát triển trí tuệ

Trước đây, ở nước ta thường gọi trẻ chậm phát triển trí tuệ là "trẻ chậm khôn" thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên ở Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em của bác sỹ Nguyễn Khắc Viện

Hiệp hội chậm phát triển trí tuệ Mỹ và các tác giả cuốn Số tay thống kê - chân đoán những rối nhiễu tâm thần IV (DSM - IV) sử dụng thuật ngữ "chậm phát

triển tâm thần" (Mental Retardation)

Trung tâm đào tạo và Phát triển giáo dục đặc biệt thuộc trường ĐHSP Hà Nội sử dụng thuật ngữ "chậm phát triển trí tuệ" từ năm 1999,

Ngày nay, trên thế giới có xu hướng sử dụng những thuật ngữ ít mang tính

kỳ dị hơn đối với trẻ khuyết tật như: chậm phát triển tam than, trẻ có khó khăn về

học, trẻ có nhu cầu đặc biệt, trẻ khuyết tật về phát triển Tuy nhiên hiện nay có hai

Trang 12

-12- thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng phố biến là "Mental Retadation" (chậm phát triển tinh thần) do Hiệp hội chậm phát triển trí tuệ Mỹ và "Intellectual Disability" (khuyết tật trí tuệ) do tổ chức nghiên cứu khoa học quốc tế về chậm phát triên trí

tué (IASSID) G Việt Nam, từ năm 1999 đến nay, Bộ giáo dục và đào tạo cho phép

sử dụng thuật ngữ "chậm phát triển trí tuệ"

Có nhiều quan điểm khác nhau về chậm phát triển trí tuệ, sau đây là một số

quan điểm dựa trên những cơ sở khác nhau:

- Trên cơ sở kết quả trắc nghiệm trí tuệ: Vào năm 1905, hai tác giả người Pháp Alfred Binet và Theodore Simon đã công bố trắc nghiệm trí tuệ để phân biệt

các trẻ bình thường học kém và các trẻ học kém do trí tuệ chậm phát triển Qua

nhiều năm các chuyên gia đã thống nhất rằng người có chỉ số trí tuệ dưới 70 là

chậm phát triển trí tuệ

- Trên cơ sở khiếm khuyết về khả năng điều chỉnh xã hội: Năm 1954, nhà tâm lý học người Mỹ Benda cho rằng: "Người chậm phát triển trí tuệ là người không có khả năng điều khiến bản thân và xử lý các vấn để của riêng mình, hoặc

phải được dạy mới biết phải làm như vậy, họ có nhu cầu về sự giám sát, kiêm soát,

chăm sóc sức khỏe bản thân và sự chăm sóc của cộng đồng"

- Trên cơ sở nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ: Năm 1966, nhà tâm lý học người Nga Luria khái niệm "Trẻ chậm phát triển trí tuệ là những trẻ mắc các bệnh

về não rất nặng từ khi còn trong bào thai hoặc những năm tháng đầu đời, bệnh này cản trở sự phát triển của não Do vậy, nó gây ra phát triển không bình thường về

tinh thần Trẻ chậm phát triển trí tuệ dễ dàng được nhận ra do khả năng lĩnh hội ý tưởng và khả năng tiếp nhận thực tế bị hạn chế" Hạn chế của quan điểm này là

nhiều người chậm phát triển trí tuệ nhưng không phát hiện được khiếm khuyết

trong hệ thần kinh

- Trên cơ sở chấn đoán và thống kê những rỗi nhiéu tam than IV (DSM-IV): Chức năng trí tuệ tông quát là chỉ số trí tuệ (IQ) đo được qua đánh giá bằng một

Trang 13

hoặc hơn một trắc nghiệm trên cá nhân về trí tuệ Người có nhiều khiếm khuyết về hành vi xã hội và có chỉ số trí tuệ dao động từ 70 đến 75 là người chậm phát triển trí tuệ Ngược lại một người có chỉ số trí tuệ thấp hơn 70 nhưng lại ít bị khiếm

khuyết về khả năng thích ứng thì không được xem là chậm phát triền trí tuệ

- Trên cơ sở khả năng thích ứng xã hội của Hiệp hội Chậm phát triển trí tuệ

Mỹ (ALAMR): Theo AAMR năm 1992, chậm phát triển trí tuệ là hạn chế lớn về khả

năng thực hiện chức năng với các đặc điểm là hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về hai hoặc nhiều lĩnh vực thích ứng (giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng xã hội, tự định hướng, sức khỏe và an toàn, kỹ năng học

đường ) và hiện tượng chậm phát triển trí tuệ xuất hiện trước 18 tuôi Trong tuyên

tập "Chậm phát triển trí tuệ " xuất bản năm 2002, AAMR đưa ra khái niệm "Chậm phát triển trí tuệ là loại khuyết tật được xác định bởi những hạn chế đáng kề về hoạt động trí tuệ và hành vi thích ứng thể hiện ở các kỹ năng nhận thức, xã hội và kỹ

năng thích ứng thực tế khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi" [20]

Hiện nay, khái niệm chậm phát triển trí tuệ được Việt Nam sử dụng rộng rãi

là DSM-IV và AAMR với các tiêu chí cơ bản là hoạt động trí tuệ dưới mức trung

bình, hạn chế về các kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuối

1.2.1.3 Khái niệm can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Theo Trần Thị Lệ Thu: Trong cuốn “Đại cương Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ” (2010), can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là sự hướng

dẫn sớm (mang tính giáo dục) cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và gia đình trẻ Sự hướng dẫn không những chú trọng đến trẻ mà cả bố mẹ trẻ và các thành viên khác

trong gia đình của trẻ Nói một cách thực tẾ, can thiệp sớm chính là sự chuẩn bị

quan trọng cho việc học và tiếp tục học lên lớp mẫu giáo sau này cúa trẻ; đồng thời cũng chuẩn bị tiền đề để trẻ có thê học hội nhập tại các trường phổ thông [21] Theo Trần Thị Thiệp trong cuốn “Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật” (2003), can thệp sớm là những chỉ dẫn ban đầu và các dịch vụ dành cho trẻ và gia đình trẻ

Trang 14

-14-

khuyét tật nhằm kích thích và huy động tối đa sự phát triển ở trẻ, tạo điều kiện và

chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường Can thiệp sớm là

việc tro giup nhằm vào tất cả trẻ có nguy cơ hoặc đã bị khuyết tật Việc trợ giúp

này bao gồm toàn bộ phát hiện và chẩn đoán trước khi sinh cho đến lúc trẻ đến tuổi

đi học [19]

Theo Maria Hodes (2001), can thiệp sớm đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ

có thể coi là việc hướng dẫn, dạy dỗ tập trung vào bản thân trẻ, vào cha mẹ và gia

đình trẻ Can thiệp sớm là đưa ra một sự hướng dẫn sớm có tính giáo dục cho trẻ [14]

Những quan điểm nêu trên đều thống nhất trên cùng một phương diện rằng công tác can thiệp sớm gắn liền với hai đối tượng chính là trẻ và gia đình trẻ

- Đối với trẻ, năm năm đầu tiên trong cuộc sống của trẻ là những năm rất quan trọng, đó là thời gian mà nền tảng cuộc sống của trẻ được hình thành Những thành tựu nghiên cứu vẻ tâm lý học trẻ em đã chỉ ra rằng đối với mỗi trẻ nhỏ, đây là những năm tháng đặc biệt quan trọng, ở trẻ chậm phát triển trí tuệ, thì đây là khoảng thời gian có ý nghĩa lớn hơn đối với sự phát triển trong các kỹ năng cơ bản nhằm giúp các em hình thành ý thức và năng lực thích ứng với xã hội và cộng đồng

trong cuộc sống sau này

- Đối với gia đình trẻ, việc giúp nâng cao nhận thức của họ về tác động của can thiệp sớm đến trẻ và tăng cường sự tham gia tích cực và tự nguyện của gia đình

là một trong những yếu tố chính trong công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát trién trí tuệ Bởi lẽ trẻ trong độ tuổi này chú yếu nhận được sự chăm sóc từ phía gia đình cũng như bị tác động từ môi trường xung quanh trẻ, đặc biệt là tại gia đình trẻ 1.2.2 Khái niệm cơ bản về quản lý

1.2.2.1 Khái niệm về quãn lý:

Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng hoạt động quản lý vào việc tổ chức các cộng đồng của mình Từ lao động riêng lẻ đến lao động phức tạp, con người đã biết

Trang 15

phân công, hợp tác với nhau trong quá trình lao động của cộng đồng Những khái niệm về quản lý được đưa ra từ các quan điểm khác nhau:

- Quan điểm triết học coi quản lý như là một quá trình liên kết thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan đề đạt mục tiêu nào đó

- Theo quan điểm chính trị xã hội: "Quản lý là sự tác động liên tục có tố

chức, có định hướng của chủ thê (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách

thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh té, bang mot hé

thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng" [10]

- Theo quan điểm hệ thống, thế giới quan Mác - Lênin khẳng định: Toàn thể

thế giới vật chất đang tồn tại, mọi sự vật, hiện tượng là một chính thể, một hệ

thống Trong công tác điều hành xã hội thì quản lý cũng vậy, tức cũng một hệ thống Theo quan điểm này thì quản lý một đơn vị với tư cách là một hệ thống xã

hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ

thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong qua

trình hoạt động: "Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thé

quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội

của hệ thống để đạt được mục tiêu để ra trong điều kiện biến đổi của môi trường."

[22]

Nói một cách tổng quát, Quản lý Jà quá trình hoạt động có tô chức, có hướng dích gây ảnh hưởng của chủ thê quản lý đến đối tượng quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiểm năng, các cơ hội của tổ chức đề đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường [13]

1.2.2.2 Các chức năng quản lý

Trang 16

-16-

Từ khái niệm trên, chúng ta có thể thấy rằng quản lý là một phạm trù to lớn

và có hệ thống, nó bao gồm 4 chức năng cơ bản là kế hoạch, tô chức, chỉ đạo và

kiểm tra

Kế hoạch: là làm cho việc thực hiện có kế hoạch trên diện rộng, quy mô lớn

Căn cứ vào thực trạng và dự định của tô chức để xác định mục tiêu, mục đích, xác định những biện pháp nhằm đạt mục tiêu dự định

Tổ chức: là quá trình hình thành nên những cấu trúc quan hệ giữa các thành

viên, bộ phận nhằm đạt mục tiêu kế hoạch Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người

quản lý có thê phối hợp, điều phối các nguôn lực, vật lực, nhân lực

Chỉ đạo: là phương thức tác động của chủ thể quản lý Lãnh đạo bao hàm

việc liên kết, liên hệ với người khác, động viên họ hoàn thành nhiệm vụ để đạt được mục tiêu của tô chức

Kiểm tra: thông qua một cá nhân, nhóm hay tổ chức để xem xét thực tế, theo dõi giám sát thành quả của hoạt động, tiến hành uốn nắn, sửa chữa những hoạt động sai Đây chính là quá trình tự điều chỉnh của hoạt động quản lý

Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra là 4 khâu có liên quan mật thiết với nhau tạo thành một quá trình Quá trình này hoạt động một cách tuần hoàn gọi là

chu trình quản lý Trong chu trình quản lý đó, từng chức năng kế tiếp nhau một cách độc lập, nhưng đây là độc lập tương đối Các chức năng này thực hiện đan xen nhau (tức là trong chức năng kế hoạch hóa có chức năng tô chức, chỉ đạo, kiểm tra

việc thực hiện kế hoạch hóa, hoặc kiểm tra đánh giá có thể thực hiện trong các chức

năng khác )

1.2.2.3 Quan lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là việc các chuyên gia, các nhà sư phạm sử dụng các biện pháp, cách thức nhằm chỉ dẫn ban đầu kích thích và huy động sự phát triển tối đa ở trẻ

Trang 17

1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

1.2.3.1 Giải pháp:

Theo Từ điển Tiếng việt, giải pháp là: “phương pháp giải quyết một vấn đề” Nói đến giải pháp là nói đến những cách thức tác động nhằm thay đổi chuyền biến

một quá trình, một trạng thái hoặc hệ thống nhằm đạt được mục đích Giải pháp

thích hợp sẽ giúp cho vấn đề được giải quyết nhanh hơn, mang lại hiệu quả cao hơn

1.2.3.2 Giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Giải pháp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ là việc các nhà quản lý sử dụng cách thức tác động vào các chuyên gia, các nhà sư phạm đề giúp một đứa trẻ chậm phát triển trở thành một đứa trẻ có khả năng tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường sớm

1.3 Vấn đề can thiệp sớm đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ

1.3.1 Những vấn đề cơ bản về công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí

tuệ

1.3.1.1 Mục tiêu can thiệp sớm cho trẻ chậm phái triển trí tuệ

Đối với các trẻ khó khăn đặc biệt như trẻ chậm phát triển trí tuệ dưới 6 tuổi thì mục tiêu can thiệp sớm là nhằm:

- Giảm đến mức tối thiểu sự ảnh hưởng của khiếm khuyết (khuyết tật) đối với sự phát triên của trẻ và phát huy tối đa các cơ hội dé tăng cường các hoạt động bình thường ở tuổi ấu thơ

- Ngăn ngừa (nếu có thể) những nhân tố nguy cơ hay sự phát triển không bình thường dẫn tới khuyết tật

- Ngăn ngừa sự phát triển khuyết tật này hay khuyết tật khác

Ngoài ra mục tiêu can thiệp sớm cũng nhằm:

Trang 18

-18-

- Hỗ trợ gia đình đạt được mục tiêu của họ

- Tạo điều kiện thuận lợi phát triển khả năng vé mặt xã hội cho trẻ khuyết tật

- Phát triển năng lực về nhận thức, vận động giao tiếp, xã hội, những kỹ năng

tự phục vụ

- Chuẩn bị cho trẻ một cuộc sống bình thường thời thơ ấu

Các mục tiêu của giáo dục đặc biệt tuôi ấu thơ rất khác nhau Như Vậy,

chúng ta có thê tông hợp lại mục tiêu của can thiệp sớm là ảnh hưởng một cách tích

cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ về mặt xã hội, tình cảm, thể chất và trí tuệ

Cách tiếp cận trẻ một cách toàn diện như vậy là rất quan trọng vì các mặt này có liên quan và ảnh hưởng qua lại với nhau

1.3.1.2 Phân loại mức độ chậm phát triển trí tuệ

Trong quyền giáo trình Can fhiệp sớm cho trẻ khuyết tật, dành cho sinh viên Đại học sư phạm Đà Nẵng, tác giả Huỳnh Thị Thu Hằng, Lê Thị Hằng, Trần Thị Hòa (2008):

- Theo trắc nghiệm trí tuệ khuôn hình Raven của tác giả J.C.Raven (Anh) sử

dụng cho tất cả đối tượng với năm loại bài trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn Trên

cơ sở sử dụng "Thang bách phân" chuẩn ở mỗi độ tuôi và được chuyền các kết quả

thu được thành IQ với sự hiệu chính theo tuổi mà mức độ chậm phát triển trí tuệ

được phân bổ theo bảng sau:

Trang 19

[21]

1.3.1.3 Nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ Nhiều chuyên gia trong

lĩnh vực chậm phát triển trí tuệ trên thế giới đã nghiên cứu và công nhận số liệu

cũng như tý lệ về nguyên nhân chậm phát triên trí tuệ như sau [11]:

Bảng 1.1: Nguyên nhân gây CPTTT và mức độ CPTTT

Múc độ Di truyền Trước khi Trong khi | Sau khi sinh | Không rõ

(lỗi nhiễm sinh (lây sinh (thiếu (u não, nguyên sắc thé, nhiễm, suy | oxy, đẻ khó, nhiễm độc, nhân

gen ) dinh đẻ non, lây | môi trường,

dưỡng ) nhiễm ) xã hội) Nang va

Nhẹ và

Nguồn: Giáo trình Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tat [11]

13.14 Một số quan niệm, tình cảm và thái độ của cha mẹ dối với trẻ khuyết tật

Các bậc cha mẹ thường không quan tâm và không nghĩ về trẻ khuyết tật cho

đến khi phải đối mặt với sự thật Tất cả sẽ thay đối vào thời điểm các bậc cha mẹ được thông báo về khuyết tật của con mình Cảm giác chu dao của họ khi nghe tin

này có thể coi là "sự đỗ vỡ những mong ước" Các gia đình có thể có rất nhiều phản

Trang 20

-20 - ứng khác nhau, thông thường những phản ứng này gồm các giai đoạn: sốc, không tin và phủ nhận; tức giận và lên án bản thân; thương lượng: suy sụp, buồn nản và cuối cùng là chấp nhận Không thể khẳng định rằng tất cả các bậc cha mẹ phải chịu đựng những cảm xúc phức tạp, thường là "một trận bão của những cảm xúc" và nó

có thể kéo dài trong nhiều năm Nhà trường, các giáo viên phải nhận thức được những điều trên và phải chuẩn bị đề phản ứng phù hợp với các bậc cha mẹ đang trải qua những cảm xúc rất khác nhau đó Sơ đồ dưới đây mô tả những phản ứng có thể xây ra ở các bậc cha mẹ có con khuyết tật và phản ứng nên có của người can thiệp [11]

Lên án những chuyên

gia can thiệp sớm

Trang 21

Phan ứng của cha mẹ Các giai doạn Phản ứng của người can thiệp

thai d6 chan thanh

khi đứa trẻ tiền bộ

Sơ đồ 1.1: Phản ứng có thể xây ra ở các bậc cha mẹ có con khuyết tật và phản ứng

nên có của người can thiệp 1.3.1.5 Những nguyên tắc cơ bản của can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triễn trí

tuệ

* Mọi trẻ em đầu có khả năng học tập

Bất kỳ trẻ nào cũng có khả năng học tập, ngay cả trẻ chậm phát triên trí tuệ như Paula Kluth nhan dinh: "If they can't learn the way we teach them, let's teach them the way they learn", tức là: "Nếu trẻ không thể học theo cách chúng ta dạy thì hãy dạy trẻ theo cách trẻ học" Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có khả năng học tập nhưng chậm hơn so với trẻ bình thường Vấn để là các nhà chuyên môn cần phải

Trang 22

-22- hiểu, đánh giá đúng khả năng của trẻ, đề ra mục tiêu và nội dung thích hợp với từng đặc điểm trẻ, từ đó sẽ tăng cường phát triên kỹ năng học tập tối đa của mỗi trẻ

* Trẻ khuyết tật cũng phải học các kỹ năng mà trẻ bình thường học và sử dụng

Sự phát triển của trẻ khuyết tật cũng tuân theo tiến trình, quy luật như trẻ bình thường, tuy nhiên có chậm hơn ở những khía cạnh nhất định Trẻ khuyết tật càng học được nhiều kỹ năng như trẻ bình thường thì càng có khả năng tham gia nhiều hoạt động hơn trong gia đình cũng như xã hội, đặc biệt là các kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng giao tiếp Chúng càng dễ dàng được chấp nhận hơn trong cộng đồng nếu như những hành động của chúng càng giống trẻ bình thường Vì vậy trẻ khuyết tật cần học các kỹ năng như trẻ bình thường

* Những năm đầu tiên là thời gian quan trọng nhất cho việc học tập

Năm đầu tiên trong cuộc đời của đứa trẻ là rất quan trọng Đây là thời gian

cho nền tảng của cuộc sống được hình thành Các trải nghiệm học hỏi của trẻ trong

giai đoạn này có tác động và ảnh hướng tới của quá trình nhận thức và phát triển ở những kỹ năng tiếp theo của trẻ Một nên tảng tốt tạo cho đứa trẻ cơ hội để có một cuộc sóng hạnh phúc và có ý nghĩa, đồng thời đề chúng trở thành một thành viên có ích cho xã hội Vì vậy, việc bắt đầu với can thiệp sớm càng nhanh càng tốt là rất cần thiết Bắt đầu diễn ra từ khi cha mẹ trẻ cho rằng trẻ có vấn đề Điều này có thể hạn chế những vấn đẻ về giáo dục và cư xử sau này trong cuộc sống của trẻ

* Cha mẹ là những người quan trọng nhất đối với sự phát triễn của trẻ

Năm năm đầu tiên của cuộc đời phân lớn thời gian trẻ gắn bó với gia đình Các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ là người tiếp xúc, là người hiểu trẻ, chăm sóc trẻ bằng cả tình yêu thương ruột thịt của mình Chính vì vậy, người giáo viên hiệu quả nhất của trẻ trong giai đoạn này là cha mẹ và những người thân của trẻ Chuyên gia can thiệp sớm là những người cung cấp, hướng dẫn cha mẹ và người thân dạy, cách kích thích, cách giao tiếp và luyện tập cho trẻ tại gia đình - là

Trang 23

môi trường gần gũi nhất để trẻ em cản thấy an tâm và bộc lộ mình một cách tự nhiên nhất

* Mỗi trẻ và mỗi gia đình đều khác nhau

Mỗi trẻ sinh ra đều có nét đặc thù trong cấu trúc sinh học và tâm lý, được

nuôi dạy trong những gia đình không giống nhau Đồng thời mỗi trẻ có những

khuyết tật và trình độ khác nhau với mức độ khác nhau, nên mỗi trẻ có những nhu cầu đặc biệt riêng Mặt khác trình độ hiểu biết của mỗi gia đình khác nhau, mức độ

quan tâm đến con cái khác nhau và mỗi gia đình có hoàn cảnh về điều kiện khác nhau, do đó chúng ta không thể xây dựng một chương trình can thiệp sớm cho mọi đối tượng Chính vì vậy, mỗi trẻ cần có kế hoạch can thiệp cá nhân riêng để phù

hợp với đặc điểm từng trẻ, sẽ đem lại hiệu quả cao nhất cho trẻ [11]

1.3.2 Quản lý các mô hình can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Thực hiện chương trình can thiệp sớm có triển khai các mô hình sau:

- Can thiệp sớm tại trung tâm

- Can thiệp sớm tại nhà

- Can thiệp sớm tại trường mam non

- Kết hợp các mô hình

1.3.2.1 Can thiệp sớm tại nhà

Đối với mô hình can thiệp sớm tại nhà, dịch vụ được cung cấp tại nhà cho

trẻ, cha mẹ hoặc những người trực tiếp chăm sóc hoặc cùng trong môi trường sinh hoạt của trẻ Cán bộ, giáo viên can thiệp sớm của trung tâm đến gia đình của trẻ và

tiến hành các hoạt động can thiệp cho trẻ Nội dung của các hoạt động can thiệp

sớm tại nhà là hỗ trợ cá nhân trẻ và cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn phụ

huynh cách tiến hành các hoạt động chăm sóc và can thiệp cho trẻ tại nhà Các hoạt

động can thiệp sớm, bao gồm cả các hoạt động do phụ huynh tiến hành, đều phải

được tiến hành dựa trên kế hoạch can thệp sớm/kế hoạch giáo dục cá nhân đã được

thống nhất từ trước

Trang 24

-24-

- Ưu điểm của mô hình này là: gia đình là môi trường quen thuộc với trẻ; các

thành viên trong gia đình có cơ hội được tham gia, được tư vấn và được hướng dẫn;

thuận tiện cho cha mẹ vì không phải đi lại, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ

- Hạn chế của mô hình can thiệp sớm tại nhà: có thể không có hoặc không đủ

cơ sở vật chất phù hợp cho các hoạt động hỗ trợ đặc biệt, không hoặc khó mang

theo những thiết bị chuyên dụng; khó khăn khi cần chuyên gia/giáo viên khác hỗ trợ; trẻ không được tham gia hoạt động cùng với những trẻ khác; phụ huynh không

có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với các phụ huynh khác

1.3.2.2 Can thiệp sớm tại trung tâm

Cha mẹ trẻ hoặc các thành viên trong gia đình hoặc những người chăm sóc

trực tiếp đưa trẻ đến các cơ sở hoặc trung tâm can thiệp sớm Họ sẽ nhận được sự

hướng dẫn cúa chuyên gia can thiệp sớm về việc dạy và cách thức chăm sóc trẻ

Các hoạt động can thiệp sớm cho trẻ diễn ra tại trung tâm có thể thực hiện:

* Với riêng trẻ khuyết tật: trong các giờ hỗ trợ cá nhân, các tiết học cá nhân

* Với riêng phụ huynh: cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn cho phụ huynh

cách tiến hành các hoạt động chăm sóc và can thiệp sớm cho trẻ tại nhà

* Với cả trẻ và phụ huynh cùng lúc: để phụ huynh phối hợp hỗ trợ thêm cho giáo viên và đồng thời để phụ huynh biết được các hoạt động và cách tiến hành các

hoạt động mà giáo viên đang thực hiện với trẻ tại trung tâm

Các hoạt động can thiệp sớm bao gồm cả các hoạt động do phụ huynh tiến

hành tại nhà đều phải được tiến hành dựa trên kế hoạch can thiệp sớm hoặc kế

hoạch giáo dục cá nhân thống nhất từ trước

- Ưu điểm của mô hình: là có cơ sở vật chất phù hợp; người can thiệp có thé

sử dụng được các trang thiết bị chuyên dụng: trẻ có thê tham gia các hoạt động cùng với trẻ khác đề tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác xã hội; phụ huynh

có thể gặp gỡ và trao đối với những phụ huynh khác; có thê huy động được sự hỗ trợ chuyên môn của nhiêu chuyên gia với nhau

Trang 25

- Hạn chế của mô hình: là môi trường ít quen thuộc với trẻ (đặc biệt đối với

trẻ còn rất nhỏ); có thể khó khăn cho gia đình trong việc đi lại, có thê ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

1.3.2.3 Can thiệp sớm tại trường mằm non

Can thiệp tại trường mầm non là chương trình can thiệp cho trẻ khuyết tật

với các hoạt động hỗ trợ trẻ và phụ huynh được thực hiện tại trường mam non noi trẻ học Giáo viên phụ trách lớp hòa nhập có trẻ khuyết tật là người thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ với sự hỗ trợ của giáo viên can thiệp sớm của trung tâm hỗ trợ Các hoạt động hỗ trợ can thiệp sớm cho trẻ diễn ra tại trường mam non

- Ưu điểm của mô hình: là khẳng định được trách nhiệm và vai trò của trường mầm non; trẻ được sinh hoạt và học tập trong môi trường học tập; các giáo

viên trong trường có thể chia sẻ, trao đối và giúp đỡ lẫn nhau

- Hạn chế của mô hình: đôi khi trường mầm non không đủ vật chất, trang

thiết bị chuyên dụng cho các hoạt động hỗ trợ đặc biệt; giáo viên mam non it duoc

dao tao bài bản về can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật sẽ gặp khó khăn nếu không có

sự hợp tác chặt chẽ với chuyên gia

1.3.2.4 Can thiệp kết hợp

Trang 26

-26 -

Can thiệp kết hợp là các hoạt động can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ có kết hợp các loại hình can thiệp khác nhau:

* Kết hợp giữa can thiệp sớm tại trung tâm hỗ trợ với can thiệp sớm tại nhà

* Kết hợp giữa can thiệp sớm tại trường mầm non với can thiệp sớm tại nhà

* Kết hợp giữa can thiệp sớm tại trường mầm non với can thiệp sớm tại trung

tâm hỗ trợ

* Kết hợp giữa can thiệp sớm hỗ trợ, can thiệp sớm tại trường mầm non và

can thiệp sớm tại nhà

- Ưu điểm của mô hình: là trẻ được hỗ trợ toàn điện; thuận tiện cho trẻ và gia

đình; huy động sự tham gia của nhiều nhà chuyên môn; những người thực hiện can

thiệp sớm cho trẻ có thêm cơ hội gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm; thể hiện được tính linh hoạt và khả thi của các hoạt động can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật

- Hạn chế: khi kết hợp các mô hình can thiệp sớm là khó có thể thống nhất

trong cách thức và nội dung các hoạt động hỗ trợ trẻ; cán bộ quản lý có thê gặp khó khăn trong việc theo dõi, giám sát các hoạt động can thiệp sớm vì có nhiều người

tham gia và các hoạt động được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau.[5]

1.3.3 Quản lý nội dung can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng như trẻ bình thường, cac em déu co kha nang học tập, tuy nhiên, với trẻ chậm phát triển trí tuệ trong quá trình học tập có những điểm cần được lưu ý khác so với trẻ bình thường Năm năm đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất của đời người, là giai đoạn các trẻ đang hình thành kỹ năng cơ bản của bản thân để hòa nhập vào cộng đồng, chính vì vậy, can thiệp sớm nhằm đến mục tiêu hình thành những kỹ năng cơ bản cho trẻ chậm phát triển trí tuệ với các nội dung sau:

- Kỹ năng sinh hoạt hằng ngày: là các kỹ năng phục vụ bản thân trong những sinh hoạt hằng ngày như biết và có thé ra dấu khi đói, khát, tự ăn, uống: biết

Trang 27

và ra dấu khi cần sử dụng nhà vệ sinh, mặc quần áo đúng cách; vệ sinh thân thể;

băng qua đường an toàn; sử dụng tiền; giúp một số việc nhà

- Kỹ năng xã hội: là những kỹ năng và hành vi cua cá nhân khi quan hệ với người khác bao gồm các kỹ năng bắt chước những vai tốt, trò chơi nhóm và chơi tự

do như cách chào khi gặp một người; cách hỏi, yêu cầu một điều gì đó; đợi đến

phiên, lượt của mình; biết chia sẻ đồ chơi, đồ ăn cho người khác, biết và tuân theo

các quy tắc, nội quy (gia đình, nhà trường, xã hội), v.v

- Giao tiếp và ngôn ngữ: Trẻ phát triển kỹ năng trí tuệ thông qua các thử nghiệm hằng ngày Đề phát triển kỹ năng trí tuệ trẻ cần học:

* Diéu chỉnh và duy trì sự chú ý

* Hiểu các tình huống, hoạt động, tiến trình và ngôn ngữ

Các nội dung can thiệp này được thê hiện rõ thông qua kế hoạch giáo dục cá

nhân Kế hoạch giáo dục cá nhân là xác định rõ những mục tiêu giáo dục, những

biện pháp giáo dục đề đạt những mục tiêu này

- Kế hoạch giáo dục cá nhân được xây dựng cho từng cá nhân trẻ dựa trên

khả năng phát triển của trẻ đã được đánh giá trước đó bởi các chuyên gia can thiệp sớm, giáo viên, các chuyên viên và thông tin thu thập từ gia đình

- Kế hoạch giáo dục cá nhân được xây dựng với 3 loại:

* Mục tiêu dài hạn: là kế hoạch được đặt ra thực hiện trong ] năm

* Mục tiêu trung hạn: kế hoạch đặt ra theo 3 tháng hoặc 6 tháng

* Mục tiêu ngắn hạn: kế hoạch được đặt ra trong 1 tháng, 1 tuần hoặc 1 ngày

Thực hiện chương trình can thiệp sớm thông qua kế hoạch giáo dục cá nhân được thể hiện ở sơ đồ sau:

Trang 28

* Giai đoạn 1: Phát hiện, chân đoán, giới thiệu trẻ vào chương trình

* Giai đoạn 2: Đánh giá ban đầu, xây dựng chương trình kế hoạch giáo dục

cá nhân, thực hiện chương trình và đánh giá kết quả

* Giai đoạn 3: Kết thúc, tập trung vào các hệ thống chuyển tiếp cho trẻ từ chương trình can thiệp sớm tới những can thiệp tiếp theo

Trang 29

Sơ đồ 1.3: Quy trình can thiệp sớm Chuyến sang môi

trường can thiệp tiếp theo

1.3.4.1 Giai đoạn 1: Phát hiện, chẩn đoán và giới thiệu trẻ vào chương trình

Phát hiện là tìm tòi các dấu hiệu và tín hiệu cho thay su phat triển của trẻ có

nguy cơ hoặc đang tiến triển không bình thường Phát hiện bao gồm việc quan sát các dấu hiệu và tín hiệu nói trên các chương trình khám sàng lọc Kết quả không

phải là một sự chân đoán Trẻ em được sàng lọc ra để kiểm tra tiếp Hiện nay, ở Việt Nam hệ thống dịch vụ khám sàng lọc cho trẻ sơ sinh hoặc chân đoán, phát hiện trẻ có vấn đề hoặc nguy cơ vấn còn thiếu Đây sẽ là một thiệt thòi lớn cho trẻ

khuyết tật Vì những năm tháng đầu tiên trong cuộc đời có ý nghĩa cực kỳ quan

trọng cho sự phát triển

Trang 30

-30 - Chẩn đoán là quá trình thu thập các thông tin liên quan tới tình trạng phát triển, sức khỏe và nguyên nhân gây ra những khó khăn cho trẻ để đưa ra những

phương thức hỗ trợ phù hợp Việc chân đoán được thực hiện theo kết quả của việc

phát hiện các dấu hiệu và tín hiệu cho thấy có sự lệch lạc hay có nguy cơ về phát triển Trong quá trình chân đoán còn cần phải xem xét xem tới mỗi trẻ có những

mặt mạnh nào, nhu cầu đặc biệt của trẻ là gì? Những mặt mạnh và nhu cầu của phụ

huynh và các thành viên trong gia đình là gì? Mối liên hệ giữa trẻ và và các thành viên trong gia đình ra sao? Ai là người chăm sóc chính? Phát hiện và chẩn đoán sớm mới có hy vọng điều trị và ngăn chặn kịp thời tiến hành phục hồi chức năng

Trẻ em được phát hiện qua khám sàng lọc được đưa tới các địa chỉ thích hợp

đề thực hiện các chân đoán toàn diện sâu hơn Mục đích chính của quá trình này là

để xác định trẻ bị khuyết tật như thế nào, và nếu có thể cũng xác định phạm vi va cách thức giáo dục, các dịch vụ cần thiết để can thiệp Quá trình đánh giá đó phải

đa dạng và do nhiều nguồn, phải được kết luận bởi nhóm chuyên gia đa chức năng Các thành viên của nhóm này phải đa dạng tùy theo đặc điểm riêng của mỗi trẻ để giới thiệu chương trình can thiệp phù hợp cho trẻ

1.3.4.2 Giai đoạn 2: Đánh giá khả năng trẻ, lập kế hoạch và thực hiện can thiệp,

đánh giá liệu quả chương trình

- Đánh giá: Đề thấy rõ khả năng hiện tại của trẻ với mục đích định hướng

cho hoạt động can thiệp và đánh giá lại để xác định kết quả tác động của chương

trình

- Giai đoạn can thiệp (thực hiện kế hoạch) là giai đoạn hướng dẫn cha mẹ trẻ cách hỗ trợ, chăm sóc trẻ Giai đoạn này chúng ta sẽ phải hướng dẫn và dạy trẻ

nhằm thực hiện kế hoạch hoàn thành mục tiêu đặt ra ban đầu

* Xác định được mục tiêu của chương trình can thiệp sớm nhằm hỗ trợ gì

cho trẻ và gia đình của trẻ

Trang 31

* Lập kế hoạch can thiệp sớm có nghĩa là giai đoạn quyết định phải làm gì,

hỗ trợ như thế nào, dạy cái gì Dựa trên những thông tin thu thập được trong giai đoạn 1 và đánh giá khả năng Kế hoạch giáo dục cá nhân phải đáp ứng được nhu cầu của trẻ và gia đình

* Thực hiện triển khai kế hoạch: Đây là giai đoạn các chuyên gia can thiệp sớm và cha mẹ cũng như giáo viên trực tiếp hướng dẫn trẻ làm việc với giáo dục cá nhân Tùy theo mỗi trẻ và mức độ tham gia của mỗi chuyên gia trong giai đoạn này

khác nhau

* Đánh giá lại việc can thiệp: Đánh giá nhằm xác định lại xem chúng ta đã

đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu chưa? Kết quả thực hiện như thế nào?

* Điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân là bước tiếp nối của đánh giá ban

đầu trong chuỗi làm việc liên tục của chương trình can thiệp sớm

1.3.4.3 Chuyễn tiếp môi trường can thiệp tiếp theo

Giai đoạn chuyền tiếp là giai đoạn liên quan tới các chương trình can thiệp

sớm Hơn nữa, việc chăm sóc trong thời gian chuyển tiếp có thể tạo ra sự khác biệt:

liệu những đứa trẻ có thành công hay thất bại trong các bước tiếp theo của chúng Phần lớn những chương trình can thiệp sớm thực hiện quy trình chuyền tiếp không chính thức, nhưng cũng có những chiến lược đáng kề phù hợp nhu cầu từng đứa trẻ

Những hệ thống như thế có thể sẽ có ích trong việc lập kế hoạch và thực hiện giai

đoạn chuyên tiếp với cha mẹ và con cái giữa các chương trình

Đây là giai đoạn trẻ trong chương trình can thiệp sớm có khả năng học tập trong môi trường giáo dục hòa nhập hay giáo dục đặc biệt

1.3.5 Quản lý nhân sự

Quản lý giáo viên thực chất là phân công công việc cho giáo viên làm những công việc được giao của đơn vị Đề làm tốt công việc này người làm cán bộ quản lý

Trang 32

-32- phải hiểu rõ tình hình đội ngũ, để sắp xếp công việc phù hợp, hướng họ vào đúng chuyên môn được đào tạo nhằm phát huy năng lực

Chuyên môn là hoạt động trọng tâm, quan trọng nhất của đơn vị và cá nhân

Hoạt động này chiếm nhiều thời gian nhất trong hoạt động giáo dục, nội dung quản

lý chuyên môn bao gồm nhiều hoạt động cụ thể, có quan hệ với nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực Mọi hoạt động quản lý chuyên môn trong nhà trường bao gồm:

- Xây dựng đơn vị và tô chuyên môn vững mạnh

- Quản lý tốt việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy và học tập thông qua lịch báo giảng, kế hoạch giảng dạy, giáo án, giờ lên lớp

- Xây dựng được các tiêu chuân đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên và

đơn vị, kiêm tra giờ lên lớp, tự học, tự bồi dưỡng

- Dự giờ, phân tích sư phạm các tiết giảng của giáo viên ở các tô chuyên môn

để có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các hoạt động: sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, tổ chức các chuyên đề chuyên môn, nghiên cứu chuyên môn theo từng chủ đề, bồi dưỡng chuyên môn hàng năm

- Quản lý việc đánh giá kết quả học tập của học sinh: đánh giá học sinh lên lớp, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập hàng tháng, học kỳ, kiểm tra phỏng vấn học sinh về kiến thức, kỹ năng, thái độ, đánh giá học sinh thông qua giáo viên.[ 13] 1.3.6 Quản lý cơ sở vật chất

Dé phục vụ cho công tác can thiệp sớm, cần có cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục phù hợp Các phòng chức năng phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động

chuyên môn và thiết bị tối thiêu cần có như phòng đón tiếp trẻ và tư vấn cha mẹ, phòng y tế, phòng chân đoán đánh giá, phòng đo thính lực, phòng đo thị lực, phòng can thiệp sớm, các trang thiết bị dạy và học phù hợp với từng nhóm trẻ, phòng phục hồi chức năng vận động, phòng cá nhân, phòng học của trẻ tại trung tâm toàn thời

Trang 33

gian, sân chơi phù hợp và an toàn đối với trẻ khuyết tật, môi trường thân thiết và dé

tiếp cận với mọi đối tượng trẻ khuyết tat.[13]

Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cần phải được hướng dẫn sử dụng với các nguyên tắc sau:

- Đúng chức năng và mục đích

- Đúng thời điểm

- Đúng phương pháp

- An toàn và bền

- Phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ

- Phù hợp với tần suất và khoảng thời gian mỗi lần sử dụng

Cán bộ quản lý cần chỉ đạo cá nhân đơn vị có kế hoạch thường xuyên nắm

vững tình hình về số lượng, tình trạng cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học

Ngoài ra, cần thiết phải lên kế hoạch hằng năm vẻ kinh phí do cấp trên đưa

về dựa trên kinh phí hằng quý, hằng năm, việc mua sắm phục vụ hoạt động dạy và

học cho trẻ chậm phát triển trí tuệ:

* Thông qua kế toán quản lý tài chính

* Qua thư viện, thiết bị bố sung đồ dùng dạy học, kiểm tra hằng quý, học ky

* Kiểm kê tài sản mỗi năm một lần, kiếm tra việc sử dụng tài sản qua các tô

1.3.7 Quản lí hoạt động trong chương trình can thiệp sớm

Hoạt động can thiệp sớm là đa dạng ở mỗi đơn vị khác nhau Tuy nhiên,

trong phạm vi để tài này, chúng tôi xin đề cập đến các hoạt động sau:

- Khám sàng lọc trẻ: Đây là một trong những hoạt động chủ yếu nhằm chọn lọc trẻ vào chương trình Cần phối hợp các bác sỹ khoa nhi, bác sỹ khoa tâm thần

để hoạt động khám sàng lọc được tốt hơn

Trang 34

-34-

- Đánh giá trẻ: Nhằm biết khả năng hiện tại của trẻ để lập kế hoạch can thiệp

phù hợp cho mỗi cá nhân trẻ Việc đánh giá trẻ cần áp dụng 1 thang đánh giá chuẩn

để đưa ra nhận định đúng đắn về khả năng của trẻ

- Tư vấn cha mẹ trẻ: Hoạt động này diễn ra thường xuyên, bất cứ lúc nào cha

mẹ trẻ cần sự tư vấn, đảm bảo quá trình can thiệp sớm được diễn ra thông suốt và

mang lại hiệu quả can thiệp cho cả trẻ và gia đình

- Giờ dạy của giáo viên: là quản lý việc thực hiện nội dung chương trình và

kế hoạch giáo dục cá nhân, giáo án và thời gian dạy của giáo viên Đối với các buổi

đạy tại nhà, cần giám sát việc thực hiện phối hợp giữa giáo viên và cha mẹ trẻ

- Tập huấn giáo viên và cha mẹ trẻ: cán bộ quản lý cần nắm rõ nhu cầu của từng đối tượng đề tổ chức nội dung tập huấn có ý nghĩa nhằm nâng cao kiến thức

và kỹ năng cho giáo viên và phụ huynh, đồng thời bố trí tập huấn viên có trình độ

và kỹ năng tốt nhằm đem lại hiệu quả khóa tập huấn

- Hoạt động ngoài giờ: là hoạt động huy động các đối tượng trong can thiệp

sớm tham gia Đây là cơ hội dé giao luu lẫn nhau trong nhóm, đặc biệt là cha mẹ

trẻ, vì vậy, nhà quản lý làm thế nào để phát huy hiệu quả của hoạt động

- Giám sát: là một trong những hoạt động chủ đạo của cán bộ quản lý nhằm

nắm bắt được tình hình thực hiện chương trình, sự phối hợp giữa các thành viên

nhóm đa chức năng, thời gian lên lớp của giáo viên, tình hình thực hiện hoạt động

và mức độ phát triển của trẻ,v.V

Các hoạt động can thiệp sớm này có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau, công tác can thiệp sớm sẽ đạt nhiều hiệu quả nếu công tác quản lý các hoạt động này

được thực hiện tốt

1.3.8 Quản lý tốt các điều kiện và thông tin can thiệp sớm

Can thiệp sớm còn đang rất mới mẻ ở Việt Nam hiện nay, việc quản lý tốt các điều kiện thông tin can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của công tác can thiệp sớm

Trang 35

Trong thoi dai hién nay voi su phat trién vé cong nghiép hoa, hién dai hoa, viéc tiép nhận công nghệ mới như máy tính, các trang thiết bị hiện đại sẽ là điều

kiện tốt để giúp chúng ta phát triển, đồng thời đây cũng là một trong những nguồn lực chính thúc đây hiệu quả can thiệp sớm

Quản lý tốt các điều kiện và thông tin can thiệp sớm gồm:

- Áp dụng công nghệ mới một cách kịp thời vào hoạt động can thiệp sớm

như đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho thông tin tại các cấp quản lý giáo

dục; xúc tiến việc nối mạng trong toàn ngành

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách thông tin tại các cấp quản

trí tuệ Từ đó nắm rõ mục tiêu và xác định trách nhiệm của cán bộ quản lý trong

công tác quản lý này Tìm hiểu quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng, của các cấp ban ngành trong sự nghiệp quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ Đó chính là những cơ sở lý luận quan trọng đề khảo sát thực trạng công tác quản lý công tác can thiệp sớm cho trẻ CPTTT trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp quản lý của cán bộ quản lý

- Qua chương này để làm công tác quản lý tốt cần phải nắm vững khái niệm can thiệp sớm là: Can thiệp sớm là những chỉ dẫn ban đầu và các dịch vụ dành cho trẻ khuyết tật trước tuổi học nhằm kích thích và huy động sự phát triển tối đa ở trẻ,

Trang 36

- 36 - tạo điều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường và

cuộc sống sau này; và can thiệp sớm cho trẻ CPTTT là: can thiệp sớm cho trẻ chậm phat trién trí tuệ là sự hướng dẫn sớm (mang tính giáo dục) cho trẻ chậm phát triển trí tuệ và gia đình trẻ Sự hướng dẫn không những chú trọng đến trẻ mà cả bố mẹ trẻ và các thành viên khác trong gia đình của trẻ Nói một cách thực tế, can thiệp

sớm chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học và tiếp tục học lên lớp mẫu giáo sau này của trẻ, đồng thời cũng chuẩn bị tiền đề đề trẻ có thể học hội nhập tại các

trường phô thông

Trang 37

Chuong 2

THUC TRANG CONG TAC CAN THIEP SOM VA QUAN LY CONG TAC

CAN THIỆP SOM CHO TRE CHAM PHAT TRIEN TRi TUE

TAI QUY BAO TRO TRE EM TINH NGHE AN

2.1 Khái quát sơ lược về Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An

2.1.1 Qua trình hình thành và phát triển của Quỹ Bảo trợ trẻ em Nghệ An

Quỹ BTTE là Quỹ duy nhất được quy định trong luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, được Quốc hội thông qua ngày 12/8/1991 Quỹ BTTE Nghệ An được thành lập ngày 18/5/1994 theo Quyết định số 443/QĐ-UBND của Chú tịch

UBND tỉnh Nghệ An và kiện toàn thành đơn vị Sự nghiệp thuộc Uỷ ban Dân SỐ,

Gia đình và Trẻ em tỉnh theo Quyết định 1238/2002/QĐ.UBND ngày 17/4/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Quỹ hoạt động theo điều lệ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và quy chế tô chức hoạt động của Hội đồng bảo trợ Quỹ BTTE Nghệ An,

ban hành theo Quyết định 106/2002/QĐ.UBND của UBND tỉnh Căn cứ nghị định

13/2008/NĐ.CP ngày 4/2/2008 cúa Chính phú về việc quy định tô chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1449/2008/QĐ.UBND ngày 24/4/2008 về việc giải thể Uỷ ban Dân số, Gia đình và trẻ em tỉnh Nghệ An, ngày 30/6/2008 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2515/QĐ.UBND vẻ việc chuyển Quỹ BTTE tỉnh về sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Ngày 03/7/2008 UBND tính ban hành Quyết định 2587/2008/QĐ.UBND Quyết định về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ quyên hạn, cơ cấu tô chức bộ máy và biên chế Quỹ BTTE

Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự chỉ đạo của ngành chủ quản, cơ sở

vật chất của Quỹ BTTE từng bước được cải tạo ngày một hoàn thiện hơn Cùng với việc đầu tư về cơ sở vât chất, trong những năm qua mặc dù có nhiêu thay đổi về tô chức nhưng cán bộ viên chức Quỹ BTTE đã giữ vững lập trường, không ngừng khắc phục khó khăn, có gắng vươn lên nhằm góp phần đưa sự nghiệp Bảo vệ

Trang 38

- 38 - chăm sóc và giáo dục trẻ em tỉnh Nghệ An phát triển lớn mạnh hơn và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ngày càng được quan tâm nhiều hơn

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Quỹ Bảo trợ trẻ em Nghệ Án

a) Chúc năng: Quỹ Bảo trợ trẻ em Nghệ An là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, chịu sự quản lý, chỉ đạo toàn diện

các hoạt động của Sở Lao động Thương binh và Xã hội đồng thời chịu sự điều hành của Hội đồng bảo trợ Quỹ BTTE tỉnh, sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Quỹ BTTE Việt Nam Quỹ bảo trợ trẻ em là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động theo quy định tại nghị định 43/NĐ/CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở

riéng

Quỹ BTTE thực hiện chức năng khai thác mọi nguồn lực bằng hình thức huy động sự đóng góp của các cơ quan, tô chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ thực hiện một số mục tiêu Chương trình hành động Vì trẻ em Nghệ An, trong đó

đặc biệt ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tat, nan nhân

chất độc da cam, trẻ em miễn núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và

vùng thiên tai dịch bệnh; tô chức hoạt động trợ giúp trẻ em

khó khăn

Trang 39

- Phối hợp phòng chuyên môn của Sở Lao dộng, Thương binh và Xã hội tỉnh, phòng Lao động, thương binh và xã hội các huyện, thành phó, thị xã, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước triển khai thực hiện

các chương trình, dự án, kế hoạch hoạt động đã được phê duyệt

- Quản lý sử dụng tài chính, tài sản được giao và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật

- Xem xét và trình duyệt các chương trinh, dự án vận động theo đúng trình

tự, thủ tục quy định của pháp luật Tô chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp

vụ cho cán bộ, viên chức làm công tác Quỹ BTTE từ tinh đến cơ sở

- Xây dựng và tô chức thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật

- Định kỳ báo cáo Hội đồng Bảo trợ và Giám đốc sở Lao động, Thương binh

và Xã hội tỉnh về tình hình thu, chị, tích luỹ, quản lý sử dụng vốn, tài sản và các hoạt động của Quỹ BTTE; Phòng chống tham những, tiêu cực trong các hoạt động cua Quy BTTE

- Phối hợp hướng dẫn việc sứ dụng quỹ BTTE ở các cấp

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và

Xã hội tỉnh phân công

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Quỹ Báo trợ trẻ em Nghệ Án

2.13.1 Lãnh đạo: Gồm Giám đốc và Phó giám đốc

Trang 40

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Quỹ BTTE

a) Giám đốc: Giám đốc Quỹ BTTE là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước Sở Lao động TB và XH tỉnh, Hội đồng bảo trợ Quỹ BTTE và trước pháp luật

về toàn bộ hoạt động của Quỹ BTTE Nghệ An và điều hành công việc của tất cả

các phòng ban của Quỹ

b) Phó Giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc theo sự uỷ quyền khi giám đốc đi vắng, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được phân công Trực tiếp phụ trách phòng trợ giúp trẻ em c) Phòng hành chính - kế hoạch - tống hợp: Nghiên cứu hoàn thiện bộ máy

tổ chức của đơn vị, xem xét trình bày với giám đốc các trường hợp biên chế, tuyên dụng, khen thưởng tham gia có vấn với giám đốc Xây dựng phương hướng, kế hoạch hoạt động hàng năm và dài hạn của Quỹ BTTE trình giám đốc

d) Phòng truyền thông vận động: Tổ chức tuyên truyền, khai thác mọi nguồn lực bằng hình thức huy động sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

trong va ngoài nước hỗ trợ thực hiện một số mục tiêu Chương trình hành động Vì trẻ em.

Ngày đăng: 28/08/2014, 06:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w