Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV trong các trường cao đẳng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh, sinh viên ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 34)

- Công tác giáo dục HSSV cá biệt của giáo viên chủ nhiệm

1.3.1.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV trong các trường cao đẳng

đẳng hiện nay

1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSVtrong các trường cao đẳng trong các trường cao đẳng

Quản lý công tác HSSV là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động của nhà trường nhằm hỗ trợ, phục vụ HSSV để góp phần nâng cao uy tín của nhà trường trước xã hội. Lý do cần phải nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV trong các trường Đại học, Cao đẳng được lý giải qua các phương diện sau:

1.3.1.1. Xét theo yêu cầu xã hội

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo, chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, đã đưa đất nước vượt qua được thời kỳ khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề cấp bách về kinh tế - xã hội.

Nhưng một thực tế đáng buồn là cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, đời sống ngày càng được nâng cao, thì tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Trong đó, một số lượng không nhỏ các vụ vi phạm pháp luật do HSSV gây ra. Tiến sĩ Phùng Khắc Bình, Vụ trưởng Vụ công tác HSSV - Bộ GD-ĐT đưa ra tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực trong học sinh THPT” tổ chức sáng 25/11/2009 tại Hà Nội thì tình trạng học sinh phổ thông đã bỏ học, sống lang thang, thông qua mạng Internet để kết thành băng nhóm sử dụng ma túy, gây ra nhiều vụ đánh nhau, gây rối trật tự xã hội, cướp tài sản... có xu hướng gia tăng hiện nay lên tới 20.000 đối tượng. Qua số liệu được trình bày tại Hội thảo, hành vi vi phạm tập trung nhiều nhất vào các nhóm tội; xâm phạm sở hữu; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người; gây rối an ninh trật tự, an ninh xã hội; ma tuý, mại dâm...

1.3.1.2. Xét từ góc độ giáo dục

Sự xuống cấp về đạo đức thể hiện trong bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của riêng ngành GD và không chỉ là chuyện học đường mà là vấn đề có tính chất cảnh báo cho cả xã hội về một xu hướng sống, một xu hướng tâm lý lạ, đang âm ỉ cháy, đang hình thành một cách tự phát theo hướng tiêu cực, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến việc bảo tồn một nền giáo dục tiên tiến mang đậm bản sắc dân tộc. Các nhà QL cần nhận thức thật rõ, hiện tượng này phản ánh một nguy cơ tiềm ẩn về sự thay đổi giá trị và định hướng giá trị của lớp trẻ nói riêng và của xã hội nói chung. Chỉ có những tấm gương thật tốt của người lớn trong cách sống, trong lối sống thì mới có thể giáo dục học trò có hiệu quả. Tuổi trẻ cần được đầu tư, nghiên cứu để nhận thức chính xác về họ trong hoàn cảnh cụ thể và cần chủ động hơn nữa trong các tác động GD. Một xã hội phát triển trong tương lai không thể không dựa vào các bạn trẻ, đặc biệt là HSSV ngày nay. Các tác động giáo dục chỉ có ích khi chúng ta hiểu được đối tượng của mình và có những biện pháp xuất phát từ trách nhiệm và lòng yêu thương.

Điều chỉnh, thay đổi các hành vi lệch chuẩn là một quá trình hợp tác giữa cá nhân cộng đồng và nhà trường. Ý thức tự giác hay ý thức cộng đồng luôn

được bắt đầu từ một nhận thức đúng kết hợp với một thái độ ủng hộ, hợp tác cần thiết, các em HSSV và các bạn trẻ nói chung cần được cung cấp tri thức về ứng xử, sinh hoạt cộng đồng một cách thường xuyên và hệ thống. Xã hội định hướng, thực hiện những qui tắc ứng xử một cách nhất quán theo một số hình thức cụ thể. Hãy tập các thói quen tốt từ trường Mầm non cho đến bậc học Đại học với những nội dung phù hợp trình độ và lứa tuổi thông qua chương trình giáo dục chính thức. Những thói quen tốt được hình thành là cơ hội tích cực cho việc tạo dựng một cung cách ứng xử, hành động văn minh.

Như vậy công tác QL người học, cụ thể là HSSV đồng thời thể hiện tính khoa học và nhân văn của GD.

1.3.1.3. Xét từ góc độ văn hóa, chính trị

Hiện nay các giá trị xã hội đang thay đổi, các bạn trẻ lại chưa được GD giá trị một cách bài bản, đồng bộ và do đó, một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ đang có khuynh hướng khủng hoảng giá trị, tiếp thu các giá trị ảo, giá trị không phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Nhiều bạn trẻ đã định vị bản thân không rõ ràng, đôi khi quá cường điệu hoặc quá mặc cảm về mình mà trở nên mất phương hướng và hành động một cách thiếu cân nhắc. Một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ ngày nay chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội sâu sắc, ít hiểu biết về pháp luật và thiếu kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng với tình huống bất thường nên có thể hành động nông nổi thậm chí quá khích, sự quá khích chính họ không nhận thức được. Trong trường hợp này, xã hội nói chung, nhà trường nói riêng cần có vai trò đặc biệt trong việc định hướng và giáo dục giá trị… Mặt khác, môi trường xã hội có những tác động nhiều chiều vào nhận thức và tình cảm của các bạn trẻ, trong đó có một số tác động tiêu cực hình thành nên cách sống “an toàn là trên hết” vì họ cảm thấy thiếu an toàn và do đó họ có những phản ứng tự vệ hơi thái quá vì thiếu kỹ năng và điều đó trở thành một thói quen ứng xử họ cho là bình thường. Trên đường phố ai sẽ bảo vệ HSSV khi các bạn gặp sự cố hoặc bị ai đó đe dọa? Một khi các bạn HSSV phải tìm mọi cách để có cảm giác an toàn, hoặc lặng thầm chịu đựng, hoặc tìm cách chống lại kịch liệt thì tâm trạng lo lắng ấy được mang vào tận lớp học và có thể

chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ, các em đã không đủ sức tỉnh táo để “tự vệ chính đáng”. Trong khuôn viên nhà trường, giáo viên không phải và không thể đóng vai của một chiến sĩ công an, không phải là một quan tòa để lúc nào cũng phân xử một cách lạnh lùng các vụ đánh nhau, nhiều khi đánh nhau mà giáo viên không hay biết. Ngay chính giáo viên nhiều lúc cũng không thấy an toàn khi giải quyết một mâu thuẫn nào đó của học sinh thì làm sao có thể giải quyết những vấn đề liên quan đến cả hoạt động đào tạo của nhà trường.

1.3.1.4. Xét theo yêu cầu của sự phát triển nhà trường

Do nhiều lý do, cho đến nay, áp lực về việc cố gắng hoàn thành chương trình vẫn còn gây khó khăn cho giáo viên trong việc đa dạng hóa các hình thức dạy học nhằm mục tiêu “giáo dục con người”, việc dạy chữ vẫn còn phổ biến hơn là dạy người. Và cũng vì nhiều lý do, môi trường sư phạm một số nơi chưa được bảo đảm có khi gây phản cảm với học sinh như việc buôn bán lẫn lộn, nhiều khi các hình thức giới thiệu sản phẩm chưa phù hợp đến tận sân trường gây ngộ nhận cho học sinh về môi trường sư phạm. Đặc biệt một số giáo viên đã chưa gương mẫu, tác phong thiếu nghiêm túc, có những hành vi xúc phạm học sinh, thậm chí xâm hại học sinh, hiện tượng đối xử không công bằng đối với các em học sinh đã làm nhiều em bức xúc và do đó quậy phá là mộ hình thức “phản kháng” của các em, lâu rồi thành thói quen…phá phách và đánh nhau là một hình thức “cân bằng” căng thẳng

Tóm lại: xét từ nhiều phương diện, việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV trong các trường đại học, cao đẳng là điều cần thiết và cấp bách trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh, sinh viên ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 34)