Thực trạng về công tác quản lý hoạt động họctập và rèn luyện của học sinh – sinh viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh, sinh viên ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 50)

- Trung cấp chuyên nghiệp chính qu

24 TRUNG TÂM THÔNG TIN

2.2.1. Thực trạng về công tác quản lý hoạt động họctập và rèn luyện của học sinh – sinh viên

của học sinh – sinh viên

Học tập và rèn luyện là hai mặt vô cùng quan trọng của người học đặc biệt là HSSV các trường chuyên nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay thì một tong những mục tiêu của các trường là đào tạo người học có phần chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kĩ năng thực hành nghề nghiệp; có sức khỏe, có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân. Đó không chỉ là mục tiêu của nhà trường mà còn là yêu cầu cần thiết của một HSSV sau khi ra trường. Muốn đạt được những điều đó ngoài sự nổ lực của bản thân người học thì đòi hỏi nhà trường phải chú trọng đến công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV.

Đối với Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, công tác quản lý học tập và rèn luyện của HSSV luôn được nhà trường quan tâm và chỉ đạo sát sao bởi HSSV sau khi ra trường chính là sản phẩm tạo nên

thương hiệu của nhà trường. Vì vậy, hiện nay quy trình quản lý học tập và rèn luyện của HSSV tương đối đi và nê nếp.

Ngoài việc thực hiện nghiêm túc các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo như QĐ 42/2007/QĐ-BGDĐT và QĐ 60/2007/QĐ-BGDĐT về Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chính quy thì nhà trường còn ban hành nhiều văn bản quy định về việc học tập và rèn luyện của HSSV.

Để quản lý hoạt động học tập của HSSV, phòng Công tác Chính trị HSSV phối hợp với các đơn vị như phòng Đào tạo, Đoàn trường, giáo viên giảng dạy thường xuyên điểm danh sự có mặt của HSSV và kiểm tra việc thực hiện nề nếp học tập của HSSV trên lớp như giờ giấc ra vào lớp, thực hiện đeo biển tên, mặc đồng phục, không hút thuốc là trong khu vực trường. Nhà trường quy định rõ, nếu HSSV đến muộn sau 3 phút khu chuông báo giờ học bắt đầu sẽ không được vào trường, bộ phần bảo vệ sẽ đóng cổng và hết tiết thứ nhất mới cho HSSV vào trường. Các giáo viên giảng dạy sẽ trực tiếp điểm danh sĩ số lớp và ghi lên bảng, cán bộ phòng công tác Chính trị HSSV đến từng phòng học theo thời khóa biểu để ghi nhận sĩ số HSSV có mặt tại lớp học, cuối buổi tổng hợp báo cáo. Sau tiết thứ nhất, Lớp trưởng các lớp nộp danh sách HSSV vắng mặt về phòng CT HSSV. Các lớp tổ chức sinh hoạt 2 lần/tháng dưới sự chỉ đạo của GVCN, CVHT để nhận xét tình hình học tập và rèn luyện của HSSV trong lớp và triển khai hoạt động tháng tới. Các tiết sinh hoạt đều được ghi chép vào Sổ biên bản sinh hoạt lớp và nộp về Phòng Công tác Chính trị HSSV vào cuối tháng. Phòng Công tác Chính trị HSSV chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu, tình hình và ý kiến của các lớp trình BGH.

Học tập và rèn luyện, tham gia công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên là tiêu chí quan trọng, tiên quyết để nhà trường xét cử HSSV đi học các lớp cảm tình Đảng, kết nạp Đảng cũng như trao học bổng. Yêu cầu HSSV phải đạt điểm trung bình các môn học của năm học hoặc học kỳ liền trước phải đạt tử 7,0 trở lên, không thi lại môn nào, không vi phạm quy chế, kết quả rèn luyện đạt loại xuất sắc… Đó không chỉ là cơ sở để xét khen thưởng, thực hiện

chế độ học bổng cho HSSV mà cũng là cơ sở để kỷ luật những HSSV học tập và rèn luyện kém.

Mặt khác, tại thư viện nhà trường cũng đã đầu tư các loại tài liệu, sách báo chuyên ngành, chuyên nghề, Internet miễn phí để HSSV dễ dàng tiếp cận và truy cập tài liệuphục vụ công việc nghiên cứu và học tập. Ngoài ra, hàng năm nhà trường đều tổ chức đối thoại giữ Ban giám hiệu với HSSV; hàng tháng phòng Công tác Chính trị HSSV và Đoàn trường tổ chức họp Lớptrưởng, Bí thư các lớp mời đại diện Ban giám hiệu dự. Thông qua các cuộc họp này, để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các HSSV cũng như kịp thời giải quyết được những kiến nghị hợp lý của HSSV, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh liên quan đến HSSV với các đơn vị phòng ban chức năng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường.

Để góp phần xây dựng tốt đời sống văn hóa trong trường học, nhân các ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm học, Đoàn trường và đơn vị phụ trách công tác HSSV cũng đã tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội tình nguyện nhằm lôi cuốn HSSV tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh. Đây là cơ hội cho HSSV được giao lưu, họctập nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các lớp, chi đoàn trong toàn trường đồng thời, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của HSSV vào các hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện.

Mặc dù, nhà trường đã quan tâm, chỉ đạo sát sao; đơn vị phụ trách công tác HSSV đã nỗ lực hết mình tuy nhiện, công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV vần còn một số khó khăn, chưa thực sự hiệu quả. Cụ thể như:

- HSSV còn chưa chủ động trong việc học tập và rèn luyện, một số chưa xác định được mục tiêu học tập cho bản thân còn có thái độ dựa dẫm, trồng chờ, ỷ lại.

- Việc tham gia các phong trào do nhà trường phát động còn mang tính chiếu lệ, tính sáng tạo chưa cao.

- Số lượng HSSV vi phạm quy chế thi còn nhiều, trog đánh giá rèn luyện còn mang tính chủ quan, chưa thực sự chính xác, số tiền học bổng khuyến khích học tập còn thấp.

- Sự phối hợp giữa đơn vị liên quan, GVCN, CVHT chưa thực sự hiệu quả. Đội ngũ GVCN, CVHT chưa làm việc hết mình, còn phó thác cho đội ngũ Ban cán sự lớp trong việc nắm tình hình chung của lớp mình phụ trách.

* Bảng 2.4. Tỷ lệ xếp loại học tập của HSSV các năm học như sau:

Biểu đồ tỷ lệ xếp loại kết quả học tập của HSSV các năm học như

(Nguồn: Phòng Đào tạo)

* Biểu đồ tỷ lệ xếp loại rèn luyện của HSSV các năm học như sau:

(Nguồn: Phòng Công tác Chính trị HSSV)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh, sinh viên ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w