Mục tiêu của giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh, sinh viên ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 67)

- Trung cấp chuyên nghiệp chính qu

3.2.1.1.Mục tiêu của giải pháp

24 TRUNG TÂM THÔNG TIN

3.2.1.1.Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ QL các cấp uỷ Đảng, chính quyền và Đoàn thể trong nhà trường, làm cho họ thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản lý CT HSSV, tiến đến đạt được sự nhất quán trong nhận thức của mọi người về mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách huy động tiềm năng của xã hội trong công tác này.

Nhận thức về vị trí, tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của mỗi tập thể, cá nhân trong nhà trường về công tác quản lý HS-SV phải được nâng cao, quán triệt một cách thực chất, bền vững, tránh hiện tượng đối phó, hình thức, chiếu lệ, chạy theo thành tích, không phát huy hiệu quả thiết thực.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Công tác quản lý HSSV có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý HSSV phải thể hiện được trên các mặt: ý thức, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tác phong sinh hoạt, tinh thần trách nhiệm trong công việc cũng như sự rèn luyện trong học tập và ý thức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Để làm tốt điều đó, công tác quản lý HSSV của nhà trường cần phải quán triệt tốt về tư tưởng, vị trí vai trò của công tác quản lý HSSV cho cán bộ lãnh đạo, QL và cán bộ làm công tác quản lý HSSV.

Nâng cao nhận thức về công tác quản lý HSSV cần bám sát những văn bản của Bộ, của Sở, những quy định của nhà trường, kết hợp với các nội dung hoạt động của các đơn vị, tổ chức, đoàn thể liên quan đến việc quản lý người học.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý

Thường xuyên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí công tác quản lý HSSV trong quá trình đào tạo tại trường, lấy công tác chỉ đạo, kiểm tra làm thước đo thường xuyên, không khoán trắng cho các bộ phận, định kỳ theo tuần, tháng nghe báo cáo của các bộ phận để nắm tình hình hoạt động và điều chỉnh những vấn đề còn bất cập, kịp thời nhắc nhở, động viên để công tác quản lý HSSV làm tốt hơn.

Xây dựng kế hoạch hoạt động về công tác quản lý HSSV theo năm học, chỉ đạo các đơn vị phòng, khoa, đoàn thể trong trường phối hợp chặt chẽ trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt, mọi phương diện để HSSV yên tâm học tập và rèn luyên, quan tâm giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến HSSV như: vấn đề tư vấn việc làm, vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học, thi đua-khen thưởng-kỷ luật..., phối hợp với chính quyền địa phương nơi có HSSV cư trú quan tâm giải quyết các vấn đề về an ninh, trật tự, vấn đề tệ nạn xã hội...

Xây dựng cơ chế phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể nhằm định hướng nắm bắt diễn biến tư tưởng, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của HSSV thông qua nhiều kênh thông tin để kịp thời uốn nắn những sai phạm, những tư tưởng lệch lạc. Tích cực tham mưu cho Đảng ủy, Chính quyền nhà trường về phương pháp, biện pháp thiết thực để đáp ứng, giải quyết những nhu cầu chính đáng của HSSV.

- Đối với cán bộ làm công tác quản lý HSSV

Cán bộ làm công tác quản lý HSSV phải là những người nhiệt tình, tâm huyết, có trách nhiệm; là những người gần gũi, hiểu HSSV nhất, thường xuyên đi sâu, đi sát nắm bắt tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng, diễn biến tư tưởng trong HSSV để kịp thời có biện pháp giáo dục hợp lý. Đặc biệt phải luôn quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV để từ đó nêu cao ý thức tự giác trong học tập, chấp hành tốt kỷ luật của nhà trường và tinh thần “Tôn sư trọng đạo” trong HSSV.

Không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức về QL, công tác tổ chức, hành chính, các văn bản, nội quy, quy chế về công tác quản lý HSSV nhằm tăng cường công tác QL; cải tiến, đổi mới cách thức QL theo hướng nêu cao ý thức tự giác, tự chủ của HSSV, phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong quản lý HSSV, phát huy vai trò, ý thức trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm các lớp trong đào tạo, giáo dục HSSV, mở rộng thành phần giao ban công tác HSSV đến các giáo viên chủ nhiệm.

Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong HSSV nhằm nâng cao nhận thức về thời cơ và thách thức trong thời kỳ mới, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của HSSV về vị trí, vai trò và những cống hiến của HSSV nói riêng và của lớp trẻ nói chung trong sự phát triển của nhà trường từ đó nâng cao ý thức tự giác học tập và rèn luyện.

- Đối với nhà trường

Cụ thể hóa quy chế về công tác HSSV, quy chế về công tác HSSV nội trú trên cơ sở Quy chế HSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo thành quy chế phù hợp với đặc điểm HSSV của nhà trường. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản có tính pháp quy, quy định rõ chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ công tác giữa chuyên viên phòng công tác HSSV với bộ phận quản sinh ở các khoa chuyên môn. Xây dựng quy chế làm việc, cơ chế điều hành cán bộ giữa phòng công tác HSSV và Trưởng các bộ môn.

Định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo, sơ kết, giao ban cụm về công tác quản lý HSSV để rút kinh nghiệm, đồng thời trao đổi các hình thức, phương pháp quản lý đạt kết quả hơn; Xây dựng nhận thức đúng từ cấp trên xuống cấp dưới, từ Đảng ủy đến các chi bộ, từ Ban lãnh đạo đến các đơn vị phòng, khoa về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quản lý HSSV từ đó xây dựng hoàn chỉnh bộ máy tổ chức, cơ cấu, bố trí đội ngũ cán bộ trợ lý quản lý HSSV thực sự có năng lực và nhiệt tình với công việc.

Trang bị cơ sở vật chất cần thiết phục vụ công tác quản lý HSSV ở các bộ môn như: phòng làm việc, các trang thiết bị hỗ trợ... tăng cường ứng dụng hiệu quả phần mềm quản lý HSSV.

3.2.2. Nâng cao chất lượng việc xây dựng kế hoạch quản lý công tácHSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác học sinh, sinh viên ở trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 67)