- Trung cấp chuyên nghiệp chính qu
24 TRUNG TÂM THÔNG TIN
3.2.2. Nâng cao chất lượng việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Lập kế hoạch là khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng QL khác. Nếu không có kế hoạch, nhà trường sẽ không thể biết phải tổ chức nhân lực và các nguồn lực khác như thế nào, thậm chí không biết phải tổ chức cái gì nữa. Không có kế hoạch, các cấp QL của nhà trường sẽ không thể chỉ dẫn, lãnh đạo người thuộc quyền hành động một cách chắc chắn hướng tới những kết quả mong đạt tới được. Ngược lại, nếu không có kế hoạch, cũng không thể xác định được nhà trường hướng tới đúng hay lệch mục tiêu và không biết khi nào đạt được mục tiêu; sự kiểm tra trở thành vô căn cứ.
Chính vì vậy mục tiêu của việc lập kế hoạch là tăng cường công tác xây dựng kế hoạch QL công tác HSSV ngay từ đầu năm học một cách đồng bộ giữa kế hoạch của lãnh đạo và giữa các đơn vị trong nhà trường; cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ và tổ chức thực hiện QL công tác HSSV có hiệu quả nhất; đảm bảo sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch quản lý HSSV một cách thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời gian cụ thể.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Nội dung của giải pháp là: Lập kế hoạch triển khai công tác HSSV từng khóa học và từng năm học tức là cụ thể hóa mục tiêu CT HSSV thành hành động, chỉ rõ các công việc cần làm, thời gian thực hiện, bộ phận thực hiện, các điều kiện và yêu cầu thực hiện công việc đó. Lập kế hoạch triển khai CT HSSV của nhà trường cần bám sát và hướng tới mục tiêu của công tác này. Từ mục tiêu đã xác định, nhà trường lập kế hoạch thực hiện từng nội dung CT HSSV hướng tới hoàn thành mục tiêu đó. Đối với mỗi nội dung của công tác, nhà trường cần chỉ ra những công việc cần làm, và những điều kiện, yêu cầu về mặt thời gian, nguồn lực để thực hiện công việc đó. Gồm các bước như sau:
- Xây dựng kế hoạch trong việc chỉ đạo thực hiện các nội dung công tác học sinh, qua đó phối kết hợp QLCTHSSV đối với sinh viên năm thứ nhất và sinh viên mới nhập học từ đầu năm học. Đối với sinh viên năm thứ 2 nhà trường chỉ đạo phòng công tác quản lý HSSV.
- Các kế hoạch chiến lược về quản lý công tác HSSV cần được nhà trường nghiên cứu và triển khai thực hiện như kế hoạch đào tạo.
- Nội dung kế hoạch quản lý HSSV phải có sự liên thông, liên kết với kế hoạch khác của nhà trường (đào tạo, phát triển đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất,…) tạo nên hoạt động đồng bộ trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và khu vực.
3.2.2.3. Cách thực hiện giải pháp
Hiệu trưởng nhà trường nên giao việc xây dựng dự thảo kế hoạch công tác học sinh cho trưởng bộ phận QL công tác này tổ chức, phối hợp cùng các thành viên khác thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng trường để Hội đồng trường thông qua rồi đưa vào thực hiện. Khi tổ chức xây dựng dự thảo kế hoạch công tác HSSV, cần bám sát mục tiêu công tác HSSV của nhà trường trong suốt quá trình lập kế hoạch. Đồng thời, sử dụng các nội dung công tác HSSV trong nhà trường làm khung sườn cho bản dự thảo kế hoạch. Khi đã có kế hoạch công tác HSSV từng khóa học, xây dựng các kế hoạch công tác HSSV từng năm học để dễ dàng theo dõi, thực hiện và kiểm tra. Gồm các bước như sau:
- Nhà trường có định hướng chỉ đạo các phòng ban chức năng, cá nhân xây dựng kế hoạch hoạt động năm.
- Có kế hoạch trong việc tiếp nhận HSSV mới và tổ chức khai giảng; bế giảng cho HSSV theo các nội dung quy định của BGD&ĐT, của nhà trường.
- Phòng công tác HSSV phối hợp với các phòng ban chức năng, các khoa để tiếp nhận, quản lý HSSV.
- Đội ngũ GVCN đôn đốc sinh viên thực hiện theo kế hoạch hoạt động của nhà trường.